Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA HEO HẬU BỊ CÁI NHẬP TỪ MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.08 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
CỦA HEO HẬU BỊ CÁI NHẬP TỪ MỸ

Họ và tên sinh viên : PHẠM HIỀN VƯƠNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC 03TYST

Niên khoá

: 2003 - 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
CỦA HEO HẬU BỊ CÁI NHẬP TỪ MỸ

Tác giả

PHẠM HIỀN VƯƠNG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THỊ TUYẾT

Tháng 6/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: PHẠM HIỀN VƯƠNG
Tên khóa luận “Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát dục của heo hậu bị
cái nhập từ Mỹ”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày …..………...

Giáo viên hướng dẫn

TS. VÕ THỊ TUYẾT

ii


LỜI CÁM ƠN
Thành kính tri ân
Kính dâng ba mẹ, người đã cho con cuộc sống, nuôi dưỡng, dạy dỗ, hy sinh tất
để con có được như ngày hôm nay. Những người thân yêu trong gia đình đã động viên,
giúp đỡ con trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm tạ
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.

Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú Y, bộ môn Di truyền Giống và cùng toàn
thể quí thầy cô thuộc khoa Chăn nuôi Thú Y.
Ban giám hiệu trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng.
Đã tận tình dạy dỗ truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi
suốt những năm học vừa qua.
Ban giám đốc xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long.
Cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị em công nhân viên tại xí nghiệp chăn nuôi heo
Phước Long.
Đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
T.S VÕ THỊ TUYẾT đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn
Toàn thể các bạn lớp thú y Sóc Trăng 2003 và những bạn bè thân thiết đã cùng
tôi chia sẻ những vui buồn trong thời gian học tập cũng như đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.

Phạm Hiền Vương

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua thời gian thực tập từ ngày 20/08/2008 đến ngày 20/12/2008 tại xí nghiệp
chăn nuôi heo Phước Long nhằm mục đích khảo sát khả năng sinh trưởng và phát dục
đàn heo cái hậu bị được nhập từ Mỹ về vào tháng 7/2008.
- Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 111 heo hậu bị cái gồm 3 nhóm giống thuần
Yorkshire, Landrace, Duroc. Kết quả được ghi nhận như sau:
+ Tuổi lên giống lần đầu trung bình của quần thể là 198 ± 18 ngày.

+ Tuổi phối giống lần đầu trung bình của quần thể là 235 ± 22 ngày. Trong đó
32,24 % phối giống ở lần lên giống thứ I và 54,1% phối giống ở lần lên giống thứ II.
+ Trọng lượng lúc lên giống trung bình của quần thể là 96,65 ± 11,76 kg.
+ Trọng lượng lúc phối giống trung bình của quần thể là108,74 ± 11,95 kg.
+ Dày mỡ lưng lúc lên giống trung bình của quần thể là 11,67 mm.
+ Dày mỡ lưng lúc phối giống trung bình của quần thể là 13,56 mm.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cám ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iv
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. ix
Danh sách các bảng ....................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................. xii
Danh sách các hình ...................................................................................................... xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................1
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................2
2.1 GIỚI TIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG .......2
2.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................2
2.1.2 Lịch sử hình thành của trại .....................................................................................2
2.1.3 Nhiệm vụ ................................................................................................................3

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp .................................................................................3
2.1.5 Cơ cấu đàn ..............................................................................................................4
2.1.6. Công tác giống.......................................................................................................4
2.1.7 Nguồn gốc và đặc điểm các giống heo ngoại .........................................................6
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................7
2.2.1 Sinh trưởng .............................................................................................................7
2.2.2 Phát dục ..................................................................................................................8
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................12
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..................................................................................12
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT......................................................................................12
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................................................................12
v


3.4 ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT........................................................................................12
3.4.1 Chuồng trại ...........................................................................................................12
3.4.2 Thức ăn .................................................................................................................13
3.4.3 Nước uống ............................................................................................................14
3.4.4 Chăm sóc quản lý .................................................................................................15
3.4.5 Quy trình vệ sinh phòng bệnh ..............................................................................15
3.4.6 Bệnh và điều trị ....................................................................................................16
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT..................................................................................20
3.5.1 Tăng trọng ở 2 giai đoạn (kg/ngày) ......................................................................20
3.5.2 Tăng trọng toàn giai đoạn từ lúc nhập về đến lúc phối giống (kg/ngày) .............20
3.5.3 Tuổi lên giống lần đầu (ngày) ..............................................................................20
3.5.4 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) ............................................................................20
3.5.5 Thời gian nuôi đến phối giống (ngày) ..................................................................20
3.5.6 Trọng lượng lúc lên giống (kg) ............................................................................20
3.5.7 Trọng lượng lúc phối giống (kg) ..........................................................................21
3.5.8 Dày mỡ lưng lúc lên giống lần đầu (mm) ............................................................21

3.5.9 Dày mỡ lưng lúc phốigiống lần đầu (mm) ...........................................................21
3.5.10 Rộng mông lúc lên giống lần đầu (cm) ..............................................................21
3.5.11 Rộng mông lúc phối giống lần đầu (cm) ............................................................21
3.5.12 Rộng ngực lúc lên giống lần đầu (cm) ...............................................................21
3.5.13 Rộng ngực lúc phối giống lần đầu (cm) .............................................................21
3.5.14 Cao vai lúc lên giống lần đầu (cm).....................................................................21
3.5.15 Cao vai lúc phối giống lần đầu (cm) ..................................................................21
3.5.16 Dài thân lúc lên giống lần đầu (cm) ...................................................................21
3.5.17 Dài thân lúc phối giống lần đầu (cm) .................................................................21
3.5.18 Vòng ngực lúc lên giống lần đầu (cm) ...............................................................21
3.5.19 Vòng ngực lúc phối giống lần đầu (cm).............................................................22
3.5.20 Vòng ống lúc lên giống lần đầu (cm) .................................................................22
3.5.21 Vòng ống lúc phối giống lần đầu (cm)...............................................................22
3.5.22 Số vú trái.............................................................................................................22
3.5.23 Số vú phải ...........................................................................................................22
vi


3.5.24 Chỉ số to xương ..................................................................................................22
3.5.25 Chỉ số nở mông...................................................................................................22
3.5.26 Tình trạng sức khỏe ............................................................................................22
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................22
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................23
4.1 Tăng trọng ngày.......................................................................................................23
4.1.1 Tăng trọng giai đoạn mới nhập về và giai đoạn nuôi đến phối giống..................23
4.1.2 Tăng trọng toàn giai đoạn nuôi đến lúc phối giống..............................................24
4.2 Tuổi lên giống, tuổi phối giống lần đầu, thời gian nuôi đến phối giống.................24
4.2.1 Tuổi lên giống lần đầu..........................................................................................24
4.2.2 Tuổi phối giống lần đầu........................................................................................25
4.2.3 Thời gian nuôi đến phối giống. ............................................................................26

4.3 Trọng lượng lúc lên giống, trọng lượng lúc phối giống ..........................................26
4.3.1 Trọng lượng lúc lên giống ....................................................................................26
4.3.2 Trọng lượng lúc phối giống..................................................................................27
4.4 Dày mỡ lưng lúc lên giống và phối giống ...............................................................28
4.4.1 Dày mỡ lưng lúc lên giống ...................................................................................28
4.5 Rộng mông lúc lên giống, lúc phối giống. ..............................................................29
4.5.1 Chiều đo rộng mông lúc lên giống. ......................................................................29
4.5.2 Rộng mông lúc phối giống ...................................................................................30
4.6 Rộng ngực lúc lên giống và phối giống...................................................................31
4.6.1 Rộng ngực lúc lên giống.......................................................................................31
4.6.2 Rộng ngực lúc phối giống ...................................................................................32
4.7 Dài thân lúc lên giống, phối giống ..........................................................................33
4.7.1 Chiều đo dài thân lúc lên giống............................................................................33
4.7.2 Chiều đo dài thân lúc phối giống..........................................................................34
4.8 Vòng ngực lúc lên giống, phối giống ......................................................................35
4.8.1 Chiều đo vòng ngực lúc lên giống........................................................................35
4.8.2 Chiều đo vòng ngực lúc phối giống .....................................................................36
4.9 Cao vai lúc lên giống và phối giống........................................................................37
4.9.1 Cao vai lúc lên giống............................................................................................37
vii


4.9.2 Cao vai lúc phối giống..........................................................................................37
4.10 Vòng ống ...............................................................................................................38
4.10.1 Vòng ống lúc lên giống ......................................................................................38
4.10.2 Vòng ống lúc phối giống ....................................................................................39
4.11 Số vú của các hậu bị cái ........................................................................................40
4.12 Chỉ số nở mông lúc lên giống và phối giống.........................................................41
4.12.1 Chỉ số nở mông lúc lên giống.............................................................................41
4.12.2 Chỉ số nở mông lúc phối giống ..........................................................................42

4.13 Chỉ số to xương lúc lên giống và phối giống ........................................................43
4.13.1 Chỉ số to xương lúc lên giống ............................................................................43
4.13.2 Chỉ số to xương lúc phối giống ..........................................................................43
4.14 Thời điểm phối giống ở lần lên giống ...................................................................44
4.15 Khả năng thích nghi...............................................................................................45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................46
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................46
5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47
PHỤ LỤC .....................................................................................................................49

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTKS

: Chỉ tiêu khảo sát

D

: Duroc

Y

: Yorkshire

L

: Landrace


TĂHH

: Thức ăn hỗn hợp

XNCNH

: Xí nghiệp chăn nuôi heo

CSTXLG

: Chỉ số to xương lên giống

CSTXPG

: Chỉ số to xương phối giống

CSNMLG

: Chỉ số nở mông lên giống

CSNMPG

: Chỉ số nở mông phối giống

RMLG

: Rộng mông lên giống

RMPG


: Rộng mông phối giống

RNLG

: Rộng ngực lên giống

RNPG

: Rộng ngực phối giống

DTLG

: Dài thân lên giống

DTPG

: Dài thân phối giống

VNLG

: Vòng ngực lên giống

VNPG

: Vòng ngực phối giống

VOLG

: Vòng ống lên giống


VOPG

: Vòng ống phối giống

CVLG

: Cao vai lên giống

CVPG

: Cao vai phối giống

DMLLG

: Dày mỡ lưng lên giống

DMLPG

: Dày mỡ lưng phối giống

TUOILG

: Tuổi lên giống

TUOIPG

: Tuổi phối giồng

TLLG


: Trọng lượng lên giống

TLPG

: Trọng lượng phối giống
ix


VT

: Vú trái

VP

: Vú phải

PG

: Pregnant Gonadotropin

LH

: Lutenizing Hormone

FSH

: Follicle Stimulating Hormone

GnLH


: Gonadotropin Release Hormone

X

: Trung bình

FMD

: Foot and Mouth Disease

SD

: Standard Deviation (độ lệch chuẩn)

ctv

: Cộng tác viên

STT

: Số thứ tự

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Mục tiêu khuyến cáo về trọng lượng và thể trạng hậu bị cái..........................9

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH........................................................14
Bảng 3.2 Định mức thức ăn cho các loại heo................................................................14
Bảng 3.3 Quy trình tiêm phòng của XNCHH Phước Long ..........................................16
Bảng 4.1 Tăng trọng ở 2 giai đoạn và toàn giai đoạn nuôi ...........................................23
Bảng 4.2 Tuổi lên giống, tuổi phối giống lần đầu, thời gian nuôi đến phối giống .......24
Bảng 4.3 Trọng lượng lúc lên giống, trọng lượng lúc phối giống ................................26
Bảng 4.4 Dày mỡ lưng lên giống và phối giống ...........................................................28
Bảng 4.5 Chiều đo rộng mông lúc lên giống, lúc phối giống........................................30
Bảng 4.6 Chiều đo rộng ngực lúc lên giống, lúc phối giống.........................................31
Bảng 4.7 Chiều đo dài thân lúc lên giống, phối giống ..................................................33
Bảng 4.8 Chiều đo vòng ngực lúc lên giống và phối giống ..........................................35
Bảng 4.9 Chiều đo cao vai lúc lên giống và phối giống................................................37
Bảng 4.10 Chiều đo vòng ống lúc lên giống và phối giống ..........................................38
Bảng 4.11 Số vú trái, vú phải ........................................................................................40
Bảng 4.12 Chỉ số nở mông lúc lên giống và phối giống ...............................................41
Bảng 4.13 Chỉ số to xương lúc lên giống, phối giống...................................................43
Bảng 4.14 Thời điểm phối giống ở lần lên giống..........................................................44
Bảng 4.15 Tình trạng sức khỏe của từng nhóm giống ..................................................45

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tuổi lên giống lần đầu ...............................................................................25
Biểu đồ 4.2 Tuổi phối giống lần đầu .............................................................................26
Biểu đồ 4.3 Trọng lượng lúc lên giống .........................................................................27
Biểu đồ 4.4 Trọng lượng lúc phối giống .......................................................................28
Biểu đồ 4.5 Dày mỡ lưng lúc lên giống ........................................................................29
Biểu đồ 4.6 Dày mỡ lưng lúc phối giống ......................................................................29

Biểu đồ 4.7 Chiều đo rộng mông lúc lên giống.............................................................30
Biểu đồ 4.8 Chiều đo rộng mông lúc phối giống ..........................................................31
Biểu đồ 4.9 Chiều đo rộng ngực lúc lên giống..............................................................32
Biểu đồ 4.10 Chiều đo rộng ngực lúc phối giống..........................................................33
Biểu đồ 4.11 Chiều đo dài thân lúc lên giống ...............................................................34
Biểu đồ 4.12 Chiều đo dài thân lúc phối giống .............................................................34
Biểu đồ 4.13 Chiều đo vòng ngực lúc lên giống ...........................................................35
Biểu đồ 4.14 Chiều đo vòng ngực lúc phối giống.........................................................36
Biểu đồ 4.15 Chiều đo cao vai lúc lên giống.................................................................37
Biểu đồ 4.16 Chiều đo cao vai lúc phối giống ..............................................................38
Biểu đồ 4.17 Chiều đo vòng ống lúc lên giống .............................................................39
Biểu đồ 4.18 Chiều đo vòng ống lúc phối giống...........................................................39
Biểu đồ 4.19 Vú trái ......................................................................................................40
Biểu đồ 4.20 Vú phải.....................................................................................................41
Biểu đồ 4.21 Chỉ số nở mông lúc lên giống ..................................................................42
Biểu đồ 4.22 Chỉ số nở mông lúc phối giống................................................................42
Biểu đồ 4.23 Chỉ số to xương lúc lên giống..................................................................43
Biểu đồ 4.24 Chỉ số to xương lúc phối giống................................................................44

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Phương thức phối giống của trại......................................................................5
Hình 3.1 Chuồng nuôi heo nái mang thai và nái khô (chờ phối)..................................22
Hình 5.1 Heo hậu bị cái Mỹ đẻ lứa đầu ........................................................................46

xiii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu hướng đổi mới của đất nước, trong những năm gần đây, ngành
chăn nuôi nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là chăn nuôi heo đã đem lại hiệu
quả rất đáng kể về mặt kinh tế cũng như cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao cho con người.
Trước những nhu cầu trên thì nhà chăn nuôi cần quan tâm đến các mặt như: con
giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, kỹ thuật,….Trong đó con giống là vấn đề hết sức
quan trọng mà nhà chăn nuôi không ngừng cải thiện và nâng cao phẩm chất con giống
nhằm tạo ra những quần thể có khả năng sinh trưởng cao, đồng đều đạt hiệu quả tốt.
Do đó, công tác giống đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, là một chiến lược lâu dài,
tỉ mỉ và chính xác, theo từng mục đích sử dụng chủ yếu là tạo ra những dòng giống
mới và thực hiện những công thức lai hữa hiệu. Vì thế trong những năm vừa qua xí
nghiệp chăn nuôi heo Phước Long đã nhập một số nhóm giống heo hậu bị từ Mỹ về
nhằm làm lai tạo đàn heo hạt nhân và làm tươi máu đàn heo.
Được sự đồng ý của bộ môn Di Truyền Giống – Khoa chăn Nuôi Thú Y, trường
Đại Học Nông Lâm – Tp.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Võ Thị
Tuyết cùng với Ban giám đốc xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát dục của heo hậu bị
cái nhập từ Mỹ”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát đánh giá khả năng sinh trưởng và phát dục của heo hậu bị cái mới
nhập thuộc một số nhóm giống heo hiện đang nuôi ở trại.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập ghi nhận ngày lên giống, phối giống và đo lường các chỉ tiêu
sinh trưởng của một số nhóm giống heo hậu bị mới nhập được nuôi tại trại.


1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI TIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long nằm ở ấp 3, xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ
Chi, TP.HCM.Cách lộ trục giao thông 500 m. Xí nghiệp có tổng diện tích 25 ha, được
xây dựng trên vùng đất cao thuộc nông trường Phạm Văn Cội. Xung quanh xí nghiệp
là rừng cao su và cánh đồng trồng cỏ cho bò sữa.
Nhìn chung, vị trí của xí nghiệp hiện nay thuận lợi hơn so với vị trí trước đây ở
phường Phước Long B, quận 9 về mặt cách ly phòng bệnh và không gây ô nhiễm môi
trường cho khu dân cư.
2.1.2 Lịch sử hình thành của trại
- Xí nghiệp được thành lập vào năm 1957 có tên là Trại Heo Phước Long do tư
nhân quản lý, có địa chỉ tại phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM.
- Sau năm 1975, xí nghiệp được nhà nước tiếp quản và phát triển dần quy mô.
- Từ năm 1984 xí nghiệp hoạt động theo cơ chế hoạch toán độc lập.
- Từ năm 1995 đến nay, xí nghiệp là thành viên của Tổng Công Ty Nông Nghiệp
Sài Gòn.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường, và
cũng để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi.
- Năm 2003 xí nghiệp đã khởi công xây dựng trang trại mới tại huyện Củ Chi,
TP.HCM.
- Đầu năm 2008, xí nghiệp đã hoàn thành việc di dời về Củ Chi.
- Ngày 31/10 /2008 Xí nghiệp đã hoàn tất công trình xây dựng và cắt băng khánh
thành.

2



2.1.3 Nhiệm vụ
Sản xuất heo giống thuần và lai, heo thương phẩm và heo hậu bị cung cấp cho
thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Thực hiện các dịch vụ: hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo, gieo tinh nhân tạo,
quy trình tiêm phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên heo.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của XNCNH
Được trình bày qua sơ đồ:

Ban Giám Đốc

Phòng Nghiệp vụ

Tổ Giống

Tổ Nái

Phòng Kỹ Thuật

Tổ Thịt

Tổ Bảo Vệ

Tổ Cơ khí, phục vụ

Sơ đồ bố trí mặt bằng xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long được trình bày như sau:

3



2.1.5 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 1/12/2008, tổng đàn heo của xí nghiệp là 6045 con, trong đó
gồm:
- Heo thịt: 1280 con
- Heo hậu bị đực: 68 con
- Đực làm việc: 22 con
- Nái sinh sản: 1425 con, bao gồm:
+ Nái khô: 59 con
+ Nái mang thai: 1230 con
+ Nái nuôi con:136 con
- Hậu bị cái: 473 con
- Heo con theo mẹ: 1083 con
- Heo con cai sữa: 1694 con
(Nguồn phòng kỹ thuật xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long)
2.1.6. Công tác giống
Nguồn gốc con giống
Các giống heo thường có của xí nghiệp là Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain,
SP và các con lai của chúng.
Ngoài ra xí nghiệp thường xuyên nhập đực giống từ các trại trong và ngoài
nước nhằm nâng cao phẩm chất, làm tươi máu đàn heo cũng như tránh sự đồng huyết
trong cơ cấu đàn
+ Phương thức phối giống của trại
Trại đã sử dụng phương thức gieo tinh nhân tạo là chủ yếu để phối cho heo nái.
Thời gian phối của trại là sáng 9 giờ đến 10 giờ, chiều 15 giờ đến 16 giờ. Tinh heo
trước khi gieo phải được kiểm tra và pha chế.

4



Hình 2.1 Phương thức phối giống của trại
Quy trình chọn hậu bị:
- Giai đoạn 1: chọn heo lúc sơ sinh
Dựa vào gia phả: nguồn gốc của cha mẹ, thành tích sinh sản của heo mẹ.
Dựa vào ngoại hình thể chất của heo con: heo con đẻ ra khoẻ mạnh, trọng lượng
từ 0.8 kg trở lên, không có dị tật, có trên 12 vú và 2 hàng vú phải đều nhau, cơ quan
sinh dục bình thường.
Những con được chọn sẽ được bấm số tai để chọn tiếp ở những giai đoạn sau.
- Giai đoạn 2: chọn heo lúc chuyển đàn 56 – 60 ngày tuổi
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống.
Heo khoẻ mạnh, linh hoạt, có ngoại hình đẹp, chân khoẻ, mông vai nở nang, da
lông bóng mượt, bộ phận sinh dục phải lộ rõ.
Những con được chọn sẽ được chuyển qua chuồng nuôi heo hậu bị, những con
còn lại chuyển qua nuôi thịt.
- Giai đoạn 3: chọn heo lúc 6 tháng tuổi
Heo được chọn lần cuối dựa vào trọng lượng, khả năng tăng trọng, có ngoại
hình đẹp, cân đối, không mắc bệnh mãn tính hay truyền nhiễm, cơ quan sinh dục phải
phát triển cân đối, bình thường.
Những heo không đạt yêu cầu sẽ được bán thịt, những heo được chọn nuôi một
phần bán giống cho người chăn nuôi, phần còn lại dùng để thay đàn.

5


Mỗi nái sinh sản và hậu bị đều có phiếu theo dõi riêng về lý lịch, ngày phối
giống, ngày đẻ, đực phối, kết quả sinh sản và nuôi con của nái đó. Các chỉ tiêu này
được cập nhật hằng ngày vào máy tính theo quy trình của trại.
2.1.7 Nguồn gốc và đặc điểm các giống heo ngoại
+ Giống Yorkshire
Nguồn gốc nước Anh, heo có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt

thường có bớt đen nhỏ, lông đuôi dài, lông trên thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông
xoắn dài. Đuôi heo dài, khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong, tai đứng, lưng
thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật. Bốn chân khỏe đi trên ngón.
Khung xương vững chắc.
Heo đạt trọng lượng 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi khi trưởng thành có thể đạt từ
250 - 300 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 8 - 9
con.
+ Giống Landrace
Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch, với đặc điểm là giống heo nhiều nạc. Sắc lông
trắng tuyền, đầu nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ che phủ cả mặt, dài đòn, lưng thẳng, nhìn
ngang giống hình tam giác.
Heo 6 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 90 - 100 kg. Heo trưởng thành đạt trọng
lượng từ 200 - 250 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 – 2,2 lứa, mỗi năm đẻ từ 8 –
10 con. Đây là giống heo cho nhiều sữa, nuôi con tốt tỷ lệ sống cao.
+ Giống Duroc
Heo Duroc xuất xứ từ vùng đông bắc nước Mỹ, được hình thành vào khoảng
1960, có sự tham gia của hai dòng heo địa phương là dòng heo Duroc ở vùng
NewYork và dòng heo đỏ Jersey cùng một số giống heo nhập nội như heo màu đỏ
Guinea và heo màu đỏ từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Màu lông heo Duroc thay đổi
từ vàng nhạt , vàng đỏ, đỏ hung và đỏ sẫm, thân hình chắc chắn, mặt hơi gãy, hai tai
xụ nhưng gốc tai đứng, lưng cong ngắn đòn, bốn móng chân màu đen. Đây là một
giống heo nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt từ 65 – 85 kg. Nọc nái trưởng thành
đạt trọng lượng 200 – 250 kg. Nái đẻ từ 1,8 – 2 lứa trên năm, mỗi lứa đẻ trung bình
khoảng 8 con. Đây là giống có thành tích sinh sản kém hơn giống Yorkshire và

6


Landrace thường được sử dụng trong công thức lai kinh tế tạo heo thương phẩm 3 máu
nuôi thịt.

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1 Sinh trưởng
Là sự biến đổi khối lượng từ một trứng được thụ tinh qua quá trình phát triển sẽ
dần dần tăng lên về khối lượng đạt đỉnh cao sau đó giảm một phần trước khi chết.
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữa cơ do tiến trình đồng hoá và dị
hoá trong tế bào, là sự tăng trưởng về khối lượng, chiều dài, chiều ngang, chiều cao,
chiều sâu của các cơ quan, bộ phận cơ thể, cũng như toàn thể con vật trên cơ sở đặc
tính di truyền từ đời trước (Phạm Trọng Nghĩa, 2002).
Nói cách khác đơn giản hơn, sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể, của các cơ
quan bộ phận cho đến khi hoàn thiện, khi thú đã phát triển thì vẫn còn sinh trưởng lớn
lên tiếp theo đó.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng:
- Sinh trưởng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Điều này được thể hiện bằng
trọng lượng và tuổi thành thục khác nhau giữa các giống, loài.
Theo Henderson và ctv (1983), đã chỉ ra rằng những giống heo cải tiến có khả
năng tích luỹ nạc nhanh hơn những giống heo chưa cải tiến ngay cả khi cho ăn tự do
hoặc cho ăn hạn chế (trích dẫn bởi Lê Hoàng Vũ, 2004).
Tuy nhiên năng suất giữa các cá thể heo dù cùng cha mẹ vẫn có sự khác nhau là
do di truyền và biến dị, trong sự hình thành giao tử có sự bắt chéo, sự trao đổi đoạn
nhiễm sắc thể và cuối cùng là sự tổ hợp thụ tinh (Đặng Quang Điện,1996).
- Các kích thích tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng. Đó là kích
thích tố tuyến giáp trạng, kích thích tố tăng trưởng Somatotropin sẻ ảnh hưởng lên sự
tăng trưởng qua trung gian của hệ thống các enzyme kiểm soát sự phản ứng đồng hoá
hay dị hoá các chất dinh dưỡng.
- Tốc độ sinh trưởng từng bộ phận không giống nhau trong cùng một cơ thể do
hiện tượng đa gen và đa hiệu của gen. Theo Touchberry (trích dẫn bởi Trần Đình
Miên,1980) cho rằng hệ thống gen ảnh hưởng đến xương thì tác động vào cao vai, dài
thân, sâu ngực, và trọng lượng nhưng không ảnh hưởng đến vòng ngực và vòng bụng.
Nhóm gen ảnh hưởng đến cơ thì tác động vào sâu ngực, vòng bụng và cả trọng lượng.
7



- Giới tính: nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi heo thịt ở giai đoạn dưới 45 kg, sự
khác biệt về tăng trọng giữa các giới tính chưa đáng kể. Sau khi đạt trọng lượng trên
45 kg, cùng lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày thì heo đực nguyên sẽ có trọng lượng
cao nhất kế đến heo cái và thấp nhất là đực thiến.
- Dinh dưỡng: là yếu tố quan trọng. Để heo sinh trưởng tốt nhất cần có một chế
độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ năng lượng, các acid amin, vitamin, khoáng.
Dinh dưỡng thiếu không những làm thú không tăng trọng mà còn giảm trọng. Tuy
nhiên nếu dinh dưỡng đầy đủ mà tăng trọng không cao thì ngoài bệnh tật ra yếu tố làm
chậm tăng trưởng là do hệ số chuyển hoá thức ăn khác nhau giữa các giống, loài, thú.
- Nhiệt độ: ở một mức trọng lượng nhất định heo cần có một nhiệt độ thích hợp
nhất cho quá trình biến dưỡng mới được hiệu quả tốt cho tăng trọng.
Theo Whittemore và ctv (1998), cho rằng ở điệu kiện ôn đới với heo từ 10 – 15
kg nhiệt độ thích hợp nhất cho sự tăng trưởng là 220C, heo 15 – 30 kg là 200C, từ 30 60 kg là 180C và từ 60 - 120 kg là 160C so với các điều kiện nhiệt độ khác.
Tiêu chuẩn về môi trường chuồng trại chăn nuôi heo.
Nhiệt độ: 22 - 260C
Ẩm độ: 65 - 75 %
Sức gió: 0,2 - 0,7 m/giây
Số giờ chiếu sáng trong ngày: 12 giờ
Cường độ chiếu sáng: 250 lux
(Trích dẫn bởi Lê Hoàng Vũ, 2004)
2.2.2 Phát dục
Là quá trình thay đổi về chất lượng tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính
chất, chức năng của các bộ phận cơ thể gia súc.
Nói cách khác là sự biến đổi toàn diện về hình thù các bộ phận, các hoạt động
sinh lý, sinh hoá tuần hoàn, bài tiết thần kinh, nội tiết, sinh dục qua một quá trình chứ
không phải là một sự việc đơn lẻ.
Theo Singleton (2005), khi lợn cái trưởng thành và lớn, cấu tạo dưới đồi bắt đầu
trưởng thành và sinh ra GnRH, GnRH sẽ kích thích sản sinh ra LH và FSH từ tuyến

yên đến buồng trứng, kích thích phát triển nang và tiết ra estradiol. Estradiol lại kích

8


thích hơn nữa tới vùng cấu tạo dưới đồi. Khi hệ thống này đủ trưởng thành thông
thường khi con cái khoảng 6 - 7 tháng tuổi thì xảy ra động dục lần đầu.
Theo Diehl (1996), thời gian thông thường của thành thục, động dục là:
Tuổi thành thục: 5 - 8 tháng.
Thể trọng lúc thành thục: 125 - 250 lb (56,63 - 113,25 kg)
Thời gian động dục: 5 ngày (trung bình 2 ngày)
*Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát dục: bao gồm có tuổi, trọng lượng, kiểu
di truyền, dinh dưỡng, mùa sinh, chuồng trại, sự có mặt của con đực.
- Tuổi:
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục trước tiên là tuổi. Heo hậu bị cái giống
ngoại thành thục trung bình khoảng 6 - 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, heo hậu bị cái lai thì
biểu hiện lên giống sớm hơn hậu bị cái thuần từ 1- 4 tuần (Phạm Hữu Doanh và Lưu
Kỷ, 2003). Nên thường trong thực tế chăn nuôi người ta thường kết hợp hai yếu tố tuổi
và trọng lượng để quyết định lúc phối lần đầu.
- Trọng lượng:
Theo Singleton (2005), hậu bị cái phải đạt được trọng lượng và dày mỡ lưng
nhất định trước khi chúng có thể đưa vào phối giống. Mục tiêu khuyến cáo về trọng
lượng và thể trạng hậu bị cái được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Mục tiêu khuyến cáo về trọng lượng và thể trạng hậu bị cái
P2 mỡ lưng lúc 22 - 24 tuần tuổi

0,5 - 0,55 inches (12,7- 14 mm)

P2 mỡ lưng lúc lên giống lần đầu


0,6 - 0,65 inches (15,24 - 16,5 mm)

P2 mỡ lưng khi phối

0,7- 0,8 inches (17,78 - 20,32 mm)

Trọng lượng 22 - 24 tuần tuổi

200 - 210 lb (90,8 - 95,34 kg)

Trọng lượng lúc lên giống lần đầu

240 lb (108,96 kg)

Trọng lượng khi phối giống lần đầu

285 lb (129,39 kg)

- Di truyền:
Theo Singleton (2005), tính di truyền về tuổi thành thục là 35 - 55%. Không giữ
hậu bị cái từ con theo mẹ mà không có biểu hiện động dục khi đã đạt 225 ngày tuổi
(7,5 tháng).
9


- Dinh dưỡng:
Theo Zimmerman (1981), sau khi heo đạt 4,5 - 6 tháng mà sự thành thục tính
dục không bị chậm trễ, có thể khống chế mức năng lượng ăn vào. Bấy giờ mỗi ngày
cho mỗi lợn hậu bị cái ăn 4 - 5 lb (1,8 - 2,3 kg) có 14% protein với khẩu phần đã được
cân bằng. Việc khống chế này nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn tránh được tăng trọng

không cần thiết có thể rút ngắn thời gian sinh sản. Nhưng cần cho ăn đủ vì không cẩn
thận chế độ dinh dưỡng thiếu cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục. Bên cạnh đó cần chú
ý đến hoạt động của heo và thời tiết lạnh trong việc cho ăn hạn chế. Heo cái hậu bị
nuôi nhốt cần lượng thức ăn thấp khoảng 10% (0,5 lb/con/ngày) hơn so với lợn hậu bị
cái nuôi thả trong khoảng rào rộng. Trong mùa đông giá lạnh, nhu cầu thức ăn nhiều
hơn khoảng 25% (1 lb/con/ngày) so với các mùa khác.
-Mùa sinh:
Theo Võ Văn Ninh (2004), thời điểm tuyển heo nái làm giống tốt nhất tháng 2,
3, 4, 5 dương lịch để có heo nái đẻ và nuôi con lứa đầu vào tháng 12, 1, 2, 3, 4 dương
lịch năm sau. Nên chọn heo nái làm giống sau cai sữa tháng 2, 4 dương lịch là tốt. Sau
lứa đẻ đầu tiên nái được phối giống vào tháng 3, 4, 5 dương lịch để đẻ lứa thứ hai vào
mùa thu 7, 8, 9 dương lịch trời mát, khí hậu ít khắc nghiệt.
- Chuồng trại:
Theo Singleton (2005), chuồng trại ngoài trời giúp thành thục sớm. Nhốt cái
hậu bị ngoài 9 tháng tuổi trong chuồng có thể tăng chu kỳ động dục. Cái hậu bị nuôi
nhốt trong chuồng kín thường phản ứng lại việc di chuyển chuồng và tiếp xúc với con
đực khi chúng được gần 170 ngày tuổi.
Nhưng khoa học chứng minh được nhân tố nào làm ức chế thành thục tính dục
trong việc nuôi nhốt. Ánh sáng không đủ là một nhân tố trong tình trạng nuôi nhốt
nhưng điều này lại không giải thích được những tác động ức chế của việc nuôi nhốt
khi có chiếu sáng bổ sung (Zimmerman, 1981).
- Sự có mặt của con đực:
Theo Zimmerman (1981), và Hugle (1993), việc nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ
chậm thành thục hơn so với cho tiếp xúc với đực. Tuy nhiên, nếu heo hậu bị cái tiếp
xúc với heo đực quá sớm trong thời gian phát triển (trước 125 ngày tuổi) thường chậm
đạt được sự thành thục hơn, trong khi lợn hậu bị cái lúc 135 - 165 ngày tuổi được tiếp
10


xúc con đực sẽ đạt được thành thục tính dục vào lúc sớm nhất của độ tuổi. Sau 165

ngày tuổi mới cho tiếp xúc với con đực làm cho tuổi bình quân động dục lần đầu chậm
lại so với lúc 135 - 165 ngày nhưng sự động dục sau sẽ nhanh hơn và đồng loạt hơn.
* Những biểu hiện động dục:
- Giai đoạn đầu: chịu cho con đực hoặc cho con cái khác nhẩy lên hoặc cho
kiểm tra bằng cách đè lưng.
- Giai đoạn sau: âm hộ sưng đỏ, nước nhầy tiết ra từ âm hộ, tìm kiếm con đực,
tiếng kêu đặc trưng, trèo lên hoặc hít ngửi những con khác, vểnh tai lên khi bị kích thích.
* Hiện tượng không động dục là do:
- Phát hiện động dục không chính xác.
- Stress do trời nóng.
- Động dục thầm lặng (rụng trứng nhưng không có biểu hiện động dục).
- Bệnh.
- Dinh dưỡng thiếu (thiếu protein hoặc năng lượng).
- Stress bầy đàn.
* Các sản phẩm điều chỉnh động dục đối với hậu bị cái thường được sử
dụng ở xí nghiệp:
- PG-600 (itervet): Pregnant Gonadotropin là dạng tiêm.
Thành phần gồm:
+ 400 IU PMSG (Pregnant Mares Serum Gonadotropin): là kích thích tố sinh
dục huyết thanh ngựa chửa có tác dụng kích thích sinh ra kích thích tố FSH.
+ 200 IU HCG (Human Chorionic Gonadotropin): là kích thích tố sinh dục
màng đệm ở người có tác dụng kích thích ra LH.
Tác dụng: kích thích động dục.
Sử dụng: phải đúng và trước khi dậy thì, thường là heo 5,5 tháng tuổi và cân
nặng 240 pounds (108,96 kg).

11



×