BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG DỪA SÁP TẠO RA
TỪ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY PHÔI
TẠI TRUNG TÂM SẢN XUẤT
GIỐNG TRẢNG BÀNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 194.RD/2009/HĐ-KHCN
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: KS. NGUYỄN ĐĂNG PHÚ
7777
10/3/2010
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2009
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG DỪA SÁP TẠO RA
TỪ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY PHÔI
TẠI TRUNG TÂM SẢN XUẤT
GIỐNG TRẢNG BÀNG
Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 194.RD/HĐ-KHCN ngày 16/03/2009 giữa Bộ Công
Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
Chủ trì thực hiện: KS. Nguyễn Đăng Phú
Tham gia thực hiện:
KS. Trịnh Hưng Quyền
KTV. Phạm Mạnh Đoàn
KTV. Lại Văn Sấm
KTV. Nguyễn Thị Mỹ Linh
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2009
i
LỜI NÓI ĐẦU
Dừa (Cocos nucifera L.) được coi là cây sản xuất dầu quan trọng và trái
dừa cũng là nguồn thực phẩm gần gũi với cuộc sống của con người, các sản
phẩm phụ thân, lá, bẹ, xơ dừa được tận dụng để sản xuất các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ, phụ phẩm sử dụng làm phân bón, giá thể trồng cây vv… Nghề trồng
dừa hiện nay đã giải quyế
t công ăn việc làm và thu nhiều lợi nhuận cho người
nông dân. Sản phẩm dừa ở nước ta chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa là
chính.
Nước ta có điều kiện tự nhiên và đất đai rất thích hợp cho cây dừa phát
triển, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Duyên hải
miền Trung. Diện tích dừa Việt Nam tuy ít hơn các nước trồng dừa trong khu
vực như In-
đo-nê-si-a, Phi-lip-pin. vv… nhưng hiệu quả khai thác, chế biến các
sản phẩm từ cây dừa thì lại đa dạng và có hiệu quả hơn nhiều.
Theo thống kê của Hiệp hội dừa châu Á- Thái Bình Dương (APCC), năm
1991 Việt Nam có 333 ngàn ha dừa, năm 2001 còn 155 ngàn ha và cho đến năm
2005 chỉ còn 132 ngàn ha (FAOSTAT. 2007). Diện tích trồng dừa ở Việt Nam
giảm là do chưa khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây dừa, năng suất và chất
lượng dừ
a còn thấp. Mặc dù đã có một số giống dừa mới có năng suất cao, chất
lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh đã được nghiên cứu và chuyển giao
cho sản xuất, tuy nhiên trong thực tế hầu như nông dân chỉ sử dụng dừa thương
phẩm làm giống và chưa áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật. Vườn dừa ở đa
số các địa phương đều bị thoái hóa, năng su
ất và chất lượng rất thấp.
Tập quán trồng độc canh hoặc trồng xen cây tạp trong vườn dừa, không
đầu tư phân bón cũng là lý do làm giảm hiệu quả kinh tế của cây dừa. Gần đây,
bọ cách cứng hại dừa (Brontispa longgissirna) đã gây thiệt hại nghiêm trọng
không những cho người nông dân trồng dừa mà còn cho cả ngành công nghiệp
chế biến các sản phẩm từ dừa, khiến cho nhiều diện tích dừa phả
i chuyển đổi
sang các cây trồng khác.
Dừa sáp (Makapuno) có giá trị kinh tế cao không chỉ ở Việt Nam mà cả ở
nhiều nước trên thế giới. Với đặc tính cơm (cùi) đặc sệt, dừa sáp có thể dùng
làm thức ăn và giải khát. Hiệu quả kinh tế của dừa sáp có thể cao hơn dừa
thường từ 2 – 3 lần. Tuy nhiên, trong tự nhiên trái dừa sáp rất khó nẩy mầm và
tỷ lệ trái dừa sáp trên cây dừa sáp rất thấp. Vì v
ậy, hiện nay thông qua công
nghệ nuôi cấy phôi các nhà khoa học đã khắc phục được các hạn chế này để
nhân nhanh giống dừa có đặc tính đặc ruột, có chất lượng cao, phục vụ cho sản
xuất.
ii
Ứng dụng nuôi cấy phôi thành công không chỉ dừng lại ở việc tạo ra giống
dừa mới trong phòng thí nghiệm, việc chuyển tiếp ra vườn ươm và khảo sát đặc
tính sinh trưởng phát triển, mức độ thích nghi và độ ổn định của giống ngoài
đồng ruộng có tác dụng duy trì đặc tính cơ bản của giống. Hơn nữa việc xây
dựng quy trình kỹ thuật như: bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh và cỏ
dại vv…. cho giống dừa mới này có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát
triển của giống trong sản xuất thời gian tới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên. Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
thông qua dự án “Phát triển giống dừa giai đoạn 2001-2005”, đã chọn tạo
được giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Vào cuối năm 2002,
những cây giống dừa sáp nuôi cấy phôi đầu tiên được đưa ra v
ườn trồng với tỷ
lệ sống khoảng 80%.
Để đánh giá khả năng phát triển và sự ổn định đặc tính nông học của giống
dừa sáp triển vọng này, đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển
của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi tại Trung tâm Sản
xuất Giống Trảng Bàng” đã được thực hiện.
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1 Cơ sở pháp lý 1
2 Mục tiêu đề tài 1
3 Đối tượng phạm vi và nội dung nghiên cứu 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 4
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIÊM
10
2.1 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 10
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu 10
2.1.1.1 Khảo sát các đặc tính nông sinh học cơ bản và tính đồng nhất của
quần thể dừa sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009 trồng tại
Trung tâm Sản xuấ
t Giống Trảng Bàng
10
2.1.1.2 Nghiên cứu công thức phân NPK thích hợp và các biện pháp kỹ
thuật làm tăng khả năng giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho cây dừa
sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009.
10
2.1.1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân NPK đến khả năng sinh
trưởng của giống dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi
10
2.1.1.2.2 Nghiên cứu một số phụ phẩm cây trồng để phủ g
ốc làm tăng khả
năng giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho vườn dừa sáp nuôi cấy phôi 4
năm tuổi
11
2.1.1.2.3 Nghiên cứu trồng cây phủ đất trong vườn dừa sáp nuôi cấy phôi
4 năm tuổi
11
2.1.1.3 Đánh giá tỉ lệ trái dừa sáp trên cây dừa sáp tạo ra bằng phương
pháp nuôi cấy phôi ở năm thứ 6.
12
2.1.2 Đặc điểm chung của điểm nghiên cứu 12
2.1.2.1 Thời tiết khí h
ậu 12
2.1.2.2 Điều kiện đất đai 13
2.1.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 13
2.1.3.1 Chỉ tiêu nông học của cây dừa 13
2.1.3.2 Chỉ tiêu về cỏ dại 14
2.1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất đai và hàm lượng dinh dưỡng
trong đất và lá dừa
14
2.1.4 Thu thập và xử lý số liệu 14
2.2 Vật liệu nghiên cứu 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
15
3.1 Kết quả khảo sát các đặc tính nông sinh học cơ bản và tính đồ
ng
nhất của quần thể dừa sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009
trồng tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng
15
3.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến sinh trưởng phát 20
iv
triển cây dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi và các biện pháp kỹ
thuật làm tăng khả năng giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho cây dừa
sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009
3.2.1 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến sinh trưởng phát
triển cây dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi
20
3.2.1.1 Ảnh hưởng của của một số tổ hợp phân NPK đến sinh trưởng
phát triển thân lá dừ
a sáp
20
3.2.1.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến sinh trưởng phát
triển lá chét
27
3.2.1.3 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến dinh dưỡng đất sau
3 năm trồng dừa sáp nuôi cấy phôi
31
3.2.1.4 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến dinh dưỡng lá dừa
sáp nuôi cấy phôi sau 3 năm trồng
32
3.2.2 Ảnh hưởng của các phụ phẩm cây trồng phủ gố
c đến sinh trưởng
phát triển cây dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi
34
3.2.2.1 Ảnh hưởng của các phụ phẩm cây trồng phủ gốc đến chỉ tiêu phát
triển thân của dừa sáp 4 năm tuổi
34
3.2.2.2 Ảnh hưởng của các biện pháp phủ gốc đến sinh trưởng phát triển
của lá chét dừa sáp
39
3.2.2.3 Ảnh hưởng của các phụ phẩm cây trồng phủ gốc đến sinh trưởng
phát triển cỏ d
ại trong vườn dừa sáp
41
3.2.2.4 Ảnh hưởng của vật liệu phủ gốc đến khả năng giữ ẩm đất trên
vườn dừa sáp 4 năm tuổi
43
3.2.3 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến các chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển cây dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi
44
3.2.3.1 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến chiều cao cây và
chu vi gốc dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tu
ổi
44
3.2.3.2 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến các chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển lá chét dừa sáp
49
3.3 Quy trình kỹ thuật chăm sóc dừa sáp được tạo ra bằng phương
pháp nuôi cấy phôi thời kỳ kiến thiết cơ bản (xem phụ lục)
52
3.4 Kết quả đánh giá tỉ lệ trái dừa sáp trên cây dừa sáp tạo ra bằng
phương pháp nuôi cấy phôi ở năm thứ 6.
52
KẾT LUẬN VÀ KI
ẾN NGHỊ
55
Kết luận 55
Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Phụ lục 59
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG
B1 Phương pháp chẩn đoán thiếu hụt dinh dưỡng thông qua phân tích
hàm lượng các dưỡng chất chính trong lá dừa
4
B2 Diện tích, sản lượng, năng suất và giá trị xuất khẩu dừa Việt Nam 5
B3 Diện tích và số lượng cây dừa tại một số tỉnh ở Duyên hải
miền Trung và ĐBSCL
5
B4 Diễn biến thời tiết khí hậu trong năm tại điểm nghiên cứu 12
B5 Đặc điểm đất
đai tại điểm nghiên cứu 13
B6 Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển thân, lá dừa sáp nuôi cấy phôi 6
năm tuổi qua các kỳ
15
B7 Số lượng lá chét, chiều rộng và chiều dài lá chét của dừa sáp nuôi
cấy phôi 6 năm tuổi qua các kỳ
17
B8 Tốc độ tăng trưởng thân lá của dừa nuôi cấy phôi 6 tuổi sau 3 năm
theo dõi
18
B9 Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón khác nhau đến chiều cao cây (cm)
của dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ theo dõi
21
B10 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến chu vi gốc (cm) của dừa
sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi trong các kỳ
22
B11 Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón khác nhau đến số lá xanh trên cây
của dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ theo dõi
24
B12 Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến chiều dài lá (cm) của dừa sáp
nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ theo dõi
25
B13 Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá thêm của d
ừa sáp
nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ theo dõi
26
B14 Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón khác nhau đến số lá chét một bên
của dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ theo dõi
27
B15 Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến chiều dài lá chét (cm) của dừa
sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ theo dõi
29
B16 Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến chiều rộng lá chét (cm) của
dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ theo dõi
30
B17 Ảnh hưở
ng của các tổ hợp phân NPK đến mức tăng (+) và giảm (-)
một số chỉ tiêu chất lượng đất sau 3 năm trồng dừa sáp nuôi cấy
phôi
31
B18 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón NPK đến hàm lượng N; P;
K; Ca và Mg tổng số (%) trong lá dừa sáp nuôi cấy phôi
32
B19 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng
đến chiều cao cây (cm) dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổ
i trong
các kỳ
34
B20 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng
đến chu vi gốc (cm) dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các kỳ
35
B21 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng 36
vi
đến tổng số lá của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các kỳ
B22 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng
đến chiều dài lá (cm) của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong
các kỳ
37
B23 Ảnh hưởng nghiệm thức phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng đến tốc
độ ra lá thêm của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi qua các kỳ theo
dõi
38
B24
Ảnh hưởng của các nghiệm thức phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng
đến số lượng lá chét của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các
kỳ
39
B25 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng
đến chiều dài lá chét (cm) của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi
trong các kỳ
40
B26 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phủ gốc bằng phụ
phẩm cây trồng
đến chiều rộng lá chét (cm) của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi
trong các kỳ
41
B27 Khối lượng cỏ tươi một số loại cỏ chính (g/m
2
) ở các nghiệm thức
phủ gốc dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi
42
B28 Độ ẩm tương đối của đất (%) ở các nghiệm thức phủ gốc dừa sáp
nuôi cấy phôi 4 năm tuổi bằng các phụ phẩm cây trồng khác nhau
43
B29 Chiều cao dừa sáp (cm) nuôi cấy phôi 4 năm tuổi ở các nghiệm thức
trồng xen cây che phủ tại các kỳ
45
B30 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đế
n chu vi gốc (cm) dừa sáp
nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các kỳ
46
B31 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến số lá xanh trên cây
của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi qua các năm
47
B32 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến chiều dài lá (cm) dừa
sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các kỳ
48
B33 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến số lá ra thêm của dừa
sáp nuôi cấy phôi 4 năm tu
ổi trong các kỳ
49
B34 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến đến số lượng lá chét
của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các kỳ
49
B35 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến chiều rộng (cm) lá
chét của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các kỳ
50
B36 Ảnh hưởng của cây trồng xen che phủ đất đến chiều dài (cm) lá chét
của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi trong các k
ỳ
51
B37 Khảo sát tình hình ra hoa của dừa sáp nuôi cấy phôi 6 năm tuổi 53
B38 Tỷ lệ trái sáp và một số đặc tính cơ bản của trái dừa sáp nuôi cấy
phôi 6 năm tuổi
54
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
H1 Chiều cao cây và chu vi gốc của dừa sáp nuôi cấy phôi theo dõi qua
các năm
16
H2 Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân đến tăng trưởng chiều
cao và chu vi gốc của dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi qua các kỳ
theo dõi
23
H3 Ảnh hưởng của việc tủ gốc bằng các vật liệu khác nhau đến tăng
trưởng chiều cao và chu vi gốc của dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm
tuổi qua các kỳ theo dõi
36
H4 Ảnh hưởng củ
a vật liệu phủ gốc đến số lá xanh trên cây và chiều dài
lá theo dõi qua các năm trồng
38
H5 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đến độ ẩm trong đất trồng dừa sáp theo
dõi ở các giai đọan khác nhau.
43
H6 Ảnh hưởng của các cây trồng xen đến tăng trưởng chiều cao và chu
vi gốc của dừa sáp nuôi cấy phôi 3 năm tuổi sau các năm theo dõi
46
H7 Số hoa cái/ phát hoa, tỷ lệ đậu trái và số trái/ quầy của dừ
a sáp nuôi
cấy phôi 6 năm tuổi, năm 2009
53
viii
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
APCC: Hiệp hội dừa Châu Á- Thái Bình Dương.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
ĐH : Đại học
FAOSTAT: thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới.
KC: mức phân bón cho dừa theo khuyến cáo.
Kỳ: kỳ theo dõi thí nghiệm 3 tháng/ 1 kỳ; Kỳ 1: tháng 3; Kỳ 2: tháng 6; Kỳ 3:
tháng 9; Kỳ 4: tháng 12.
T3,T6,T9 và T12: tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.
TTSX Giống Trảng Bàng: Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng
ix
TÓM TẮT NHIỆM VỤ
Nhằm đánh giá khả năng phát triển của giống dừa sáp nuối cấy phôi
ngoài đồng ruộng, đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của
giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi tại Trung tâm Sản xuất
Giống Trảng Bàng” với mục tiêu đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát
triển của dừa sáp nuôi cấy phôi trồng tại Trung tâm Sản xuất Gi
ống Trảng Bàng,
xác định tỷ lệ trái dừa sáp trồng bằng cây nuôi cấy phôi và bước đầu đánh giá
ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc đến sinh trưởng và phát triển
của cây dừa sáp nuôi cấy phôi. Các thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ
ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, với từ 4-5 nghiệm thức. Thời gian theo dõi định kỳ 3
tháng/ lần (tháng 3,6, 9, và 12 trong thời gian từ 2007 đến 2009). K
ết quả cho
thấy:
- Đặc tính nông sinh học cơ bản của giống dừa sáp nuôi cấy phôi 6 năm
tuổi tại vùng đất xám (Trảng Bàng, Tây Ninh) với chiều cao cây bình quân đạt
600cm; chu vi gốc 123cm; số lá/cây 23; chiều dài lá 338cm; số lá chét 1 bên
103; chiều dài lá chét 103cm và chiều rộng lá chét là 6,3cm và tốc độ tăng
trưởng ở các chỉ tiêu trên sau 3 năm khảo sát có trị số tăng tương đương là 71,9;
61,8; 109; 46,9; 41,1; 45,1 và 43,2%.
- Mức độ đồng đều giữa các cá thể trong quần th
ể chưa cao, các chỉ tiêu
nông học còn biến động, cần tiếp tục theo dõi, khảo sát và chọn lọc cá thể ngoài
đồng ruộng, đặc biệt là khi cây vào giai đoạn ra trái.
- Sau 6 năm trồng, cây bắt đầu ra hoa, đậu trái đầu tiên với tỷ lệ trái sáp
cao, 65-75% với các đặc tính cơ bản của trái chưa ổn định giữa các đợt ra trái,
cần tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo.
- Bước đầu đề tài cũng
đã xây dựng được quy trình kỹ thuật chăm sóc
dừa sáp nuôi cấy phôi thời kỳ kiến thiết cơ bản với mức bón 1,5 (160N
+60P
2
0
5
+ 215 K
2
0/ha) đến 2 lần khuyến cáo (220N +80P
2
0
5
+ 290K
2
0/ha); tận
dụng phụ phẩm cây trồng để phủ gốc, nhất là rơm rạ và trồng xen cây họ đậu
như đậu phủ, đậu dại và cỏ stylo để duy trì ẩm độ đất, hạn chế cỏ dại, giúp tăng
trưởng thân, lá.
1
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở pháp lý
Đề tài được thực hiện theo Quyết định số 6363/QĐ – BCT ngày 02/12/2008
của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ năm 2009 cho Viện Nghiên cứu Dầu và Cây Có Dầu, được cụ
thể bằng Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngày 16/03/2009 s
ố
194.RD/2009/HĐ-KHCN giữa Vụ khoa học Công nghệ - Bộ Công Thương và
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây Có Dầu và Hợp đồng giao khoán nội bộ số
01/HĐGK-VD v/v đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ năm 2009 ngày 07/04/2009.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của dừa sáp nuôi cấy phôi
trồng tại Trung tâm Sản xu
ất Giống Trảng Bàng.
- Xác định tỷ lệ trái dừa sáp trồng bằng cây nuôi cấy phôi.
- Quy trình chăm sóc dừa sáp nuôi cấy phôi.
3. Đối tượng phạm vi và nội dung nghiên cứu
Để xác định khả năng phát triển và mức độ thích nghi của giống dừa sáp nuôi
cấy phôi trên vùng sinh thái đất xám. các nghiên cứu được thực hiện ở Trung
Tâm Sản xuất Giống (TTSXG) Trảng Bàng thuộc xã Đôn Thuận, huyện Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh, trên giống dừa sáp nuôi cấ
y phôi sau 2- 4 năm trồng (2-4
năm tuổi).
Do số lượng cá thể cây dừa sáp nuôi cấy phôi có hạn và vườn dừa vào thời
kỳ kiến thiết cơ bản, nên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức khảo nghiệm nhằm
đánh giá một số đặc tính nông học, mức độ phát triển của giống dừa sáp nuôi
cấy phôi ở một số giai đọan nhất định.
Các biện pháp kỹ thuậ
t chính được đề cập trong đề tài như kỹ thuật bón phân
và chăm sóc (phủ gốc bằng phụ phẩm cây trồng và trồng cây phủ gốc), gia tăng
khả năng giữ ẩm đất, khả năng hạn chế cỏ dại đến sinh trưởng phát triển của dừa.
Các thí nghiệm xác định lượng phân bón cho giống dừa sáp nuôi cấy phôi
dựa trên mức phân khuyến cáo chung cho cây dừa thực hiện trên giống dừa sáp
4 năm tuổi.
Xác định khả năng giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho cây dừa thực hiện trên vườn
dừa có 2 năm tuổi.
Vườn dừa nghiên cứu đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, kết quả các nghiên
cứu chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát hoặc so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng và phát
triển mà chưa xác định được chỉ tiêu về
năng suất và chất lượng của giống.
Ngoài ra dừa là cây lâu năm, trong khi đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi 1-3
năm do vậy những nhận xét chỉ là đánh giá bước đầu.
2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cây dừa (Cocos nucifera L.) là loại cây được trồng chủ yếu ở các nước thuộc
vùng nhiệt đới do thích nghi với nhiều loại đất và sinh thái nhiệt đới. Diện tích
trồng dừa trên thế giới trong năm 2005 là 12,06 triệu ha, phân bố trên 93 quốc
gia. Trong đó, các nước thành viên của Hiệp hội dừa châu Á – Thái Bình Dương
(APCC) đã chiếm đến gần 90% diện tích (10,62 triệu ha) và gần 85% tổng sản
lượng dừa (10,30 tri
ệu tấn) của toàn thế giới. Riêng 3 quốc gia là In-đô-nê-si-a,
Phi-lip-pin và Ấn Độ, diện tích trồng dừa trong năm 2005 chiếm hơn 75% diện
tích dừa thế giới với hơn 8,85 triệu ha. So với năm 2000, diện tích dừa thế giới
năm 2005 tăng 348 ngàn hecta, và sản lượng tăng hơn 1,6 triệu tấn cơm dừa khô.
Sản lượng dừa trên thế giới tăng mạnh chủ yếu do năng suấ
t dừa bình quân của
các quốc gia tăng, nhờ việc cải tiến giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh
tác vào sản xuất (FAOSTAT, 2007).
In-đô-nê-si-a là nước có diện tích dừa lớn nhất thế giới (3,883 triệu ha) chiếm
1/3 diện tích dừa thế giới. Trong đó, 98% diện tích dừa tập trung trong các vườn
của dân. do ít được chăm sóc, bón phân nên năng suất dừa ở đây chỉ đạt từ 0,99
tấn – 1,03 t
ấn cơm dừa khô/ha/năm, trừ một số ít vườn dừa được bón phân,
chăm sóc, năng suất đạt 2,0 tấn – 3,0 tấn cơm dừa khô đối với giống dừa cao địa
phương và từ 3,0 tấn – 5,0 tấn cơm dừa khô/ha/năm đối với giống dừa lai
( Muldjodi hardjo, 1993). Năm 2005, In-đô-nê-si-a có sản lượng 3,9 triệu tấn
cơm dừa khô và được xác định là quốc gia có sản lượng dừa cao nhấ
t Châu Á –
Thái Bình Dương và hầu hết sản phẩm dừa của họ được tiêu thụ trong nước
(Rethinam P, 2005 ).
Sau In-đô-nê-si-a, Phi-lip-pin có diện tích dừa đứng thừ 2 với hơn 3,124 triệu
hecta, gần 1/3 diện tích đất trong nước ở Phi-lip-pin được sử dụng để trồng dừa.
Dừa là cây trồng quan trọng chính yếu của nền kinh tế Phi-lip-pin. Về đời sống,
với 1/3 dân số phụ thuộc vào ngành trồng dừa và doanh thu từ xu
ất khẩu là một
trong những nguồn thu ngoại tệ chính. Năm 1979, ngành công nghiệp dừa thu
được 1,03 tỷ USD thông qua xuất khẩu (J.G.Ohler,1984), đến năm 2005, giá trị
xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đã mang lại cho quốc gia này 750 triệu USD
(APCC, 2003).
Cây dừa được xem như là một bộ phận gắn bó mật thiết đối với nhiều cộng
đồng dân cư trên khắp thế giới. Tại nhiều nước, dừ
a đã được gọi là cây của cuộc
sống “tree of life”. Do tính hữu dụng hầu hết các bộ phận của nó đều có thể làm
ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho con người hơn bất kỳ loại cây nào trên
thế giới.
Trước hết, tầm quan trọng của cây dừa gắn bó hết sức mật thiết với tính năng
cung cấp thực phẩm và nguyên vật liệu xây dựng nhà ở cho ngườ
i nông dân.
Bên cạnh đó phải kể đến cơm dừa, dầu dừa và những sản phẩm có giá trị khác
3
để trao đổi, mua bán và xuất khẩu. Một số vùng như quần đảo và đảo san hô
Thái Bình Dương, dừa là cây trồng duy nhất có thể chịu đựng được loại đất khô
cằn mà không một loại cây trồng nào có thể sống nổi, vì vậy nó là nguồn sống
duy nhất của hàng triệu cư dân nơi đây (Lê Minh Thanh, 2003).
Theo số liệu thống kê, có đến 70% sản lượng dừa được tiêu thụ ngay trong
những nước sản xu
ất dừa, và chỉ có 30% sản lượng còn lại là xuất khẩu. Dừa
được dùng hàng ngày trong các bữa ăn của người dân địa phương tại các xứ dừa.
Ước tính có đến hơn 100 sản phẩm được làm trực tiếp hay gián tiếp từ dừa (Lê
Minh Thanh, 2003).
Bên cạnh những sản phẩm hết sức đa dạng trên, dừa còn được dùng để sản
xuất ra các sản phẩm cao cấp như hóa chất, than hoạt tính,
điện, đất sạch phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, nhiều nghiên cứu chiết xuất dầu
từ dừa dùng cho động cơ ô tô được xem là nguồn năng lượng sinh học Biodiesel,
tuy nhiên chi phí cho hình thức sử dụng này còn khá cao.
Từ những giá trị về dinh dưỡng, tính hữu dụng, kinh tế nổi trội và có nhiều
triển vọng trong lĩnh vực nhiên liệu sạch đã càng khẳng
định thêm tính ưu việt
của cây dừa.
Nguồn gốc dừa sáp hay gọi là dừa đặc ruột (Makapuno coconut) lần đầu tiên
được phát hiện vào năm 1914 ở một số tỉnh của Phi-lip-pin như Laguana,
Tayabas (nay là tỉnh Quenzon).
Dừa sáp có giá trị kinh tế cao bởi có đặc tính cơm dừa đặc sệt. Nó được dùng
làm thức ăn giải khát rất được ưa chuộng trong công nghiệp thực phẩm.
Thái Lan là quốc gia có trình độ cao về
công nghệ sản xuất các cây ăn trái,
trong đó những nghiên cứu về dừa và giống dừa dứa đã được thực hiện từ rất lâu
và đạt được nhiều thành tựu. Viện nghiên cứu cây ăn quả Thái Lan đã lai tạo
thành công tổ hợp dừa lai sáp (Maphrao Kathi) x Dứa (Nam hom) để tạo ra
giống lai mới có quả đặc ruột đồng thời thơm mùi dứa. Giống mới này đang
được khảo nghi
ệm tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Chumphon. (Nguyễn
Thị Lệ Thủy, 2005).
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây
dừa. Phần lớn vùng đất trồng dừa tại In-đô-nê-si-a đều thiếu hụt N, K, Mg
(Mahmud và Allorerung, 1988 - trích dẫn bởi Magat. S.S, 1989). Ở Sri Lanka,
bón phân cho dừa đã làm tăng năng suất từ 16 lên đến 72 trái/cây/năm
(Jayasekera. K.S, 1988). Ở Ấn Độ, các nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây dừa
trưởng thành ở vùng đấ
t cát ven biển miền Tây trên các giống lai, đã làm tăng
năng suất trái khoảng 50 trái/cây/năm.
IRHO ( Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu của Pháp) đã thực hiện nhiều
công trình nghiên cứu về dinh dưỡng cây dừa từ năm 1949, thực hiện ở 9 quốc
gia và trên 4 Châu lục và căn cứ trên phương pháp chẩn đoán mạch lá đã cho
phép xác định những nhu cầu cần thiết cho cây, đo lường được ảnh hưởng của
4
phân bón và xác định được nồng độ cực trọng (mức khủng hoảng dinh dưỡng)
(FREMOND và DENUCE DE LAMOTHE. 1968) trong lá dừa, Bảng 1:
Bảng 1. Phương pháp chẩn đoán thiếu hụt dinh dưỡng thông qua phân tích
hàm lượng các dưỡng chất chính trong lá dừa
Tuổi cây Lá
N
(%)
P
(%)
K
(%)
Mg
(%)
1
2
3
4
5
1
4
9
14
14
1,7
2,2
2,2
2,2
2,2
0,16
0,14
0,13
0,12
0,12
3,0
2,0
1,7
1,5
1,4
0,27
0,24
0,23
0,21
0,20
Đối với cây trồng phủ đất, trên thế giới đã tổng kết có khoảng 200 loại
cây phân xanh có đặc điểm sinh trưởng, phát triển thích nghi với vùng nhiệt đới,
có khả năng cho năng suất sinh vật học cao và được sử dụng chủ yếu làm thức
ăn gia súc, trong đó có khoảng 30 lọai vừa được sử dụng để làm thức ăn cho gia
súc và vừa có thể trồng phủ đất, có tác dụng c
ải thệin độ phì, chống xói mòn, rửa
trôi đất góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng (Siegfried Legel, 1988).
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam có điều kiện tự nhiên và đất đai rất thích hợp cho cây dừa phát
triển, đặc biệt là ở ĐBSCL và vùng Duyên hải miền Trung. Theo thống kê của
Hiệp hội dừa châu Á- Thái Bình Dương (APCC), năm 1991 Việt Nam có 333
ngàn, năm 2001 còn 155 ngàn ha, và cho đến năm 2005 chỉ còn 132 ngàn ha
(FAOSTAT, 2007). Sự giảm diện tích trồng dừa là do hiệu quả kinh tế cây dừa
còn thấp so với một số cây trồng khác, công tác giống, kỹ thuật canh tác ít được
nghiên c
ứu và triển khai. Nông dân vẫn còn tập quán trồng độc canh hoặc trồng
xen cây tạp trong vườn dừa, không đầu tư phân bón và chưa áp dụng các biện
pháp kỹ thuật phù hợp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Gần đây, bọ cánh
cứng hại dừa (Brontispa longgissirna) đã gây thiệt hai hàng trăm ngàn hécta dừa
tại các Tỉnh phía Nam.
Tính từ giai đọan 2001 tới 2005, sản lượng dừa (copra) của Việt Nam tăng
nhẹ
trung bình gần 100 ngàn tấn/năm (từ 892 lên đến 977 ngàn tấn/năm) mặc dù
diện tích dừa lại giảm 22 ngàn ha. Lý do là do năng suất dừa đã tăng khá mạnh
từ 5,7 tấn/ha (2001) lên đến 7,4 tấn/ha (2005). Điều này càng khẳng định những
đóng góp rất có ý nghĩa của các nhà khoa học, nông dân và các doanh nghiệp
5
trong ngành hàng sản xuất, chế biến dừa ở Việt Nam. Giá trị xuất khẩu dừa Việt
Nam trong năm 2005 đã đạt hơn 3,5 triệu USD (FAOSTAT, 2007) (Bảng 2).
Bảng 2. Diện tích, sản lượng, năng suất và giá trị xuất khẩu dừa Việt Nam
ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
Diện tích 1.000 ha 155,8 140,4 120,7 133,1 132,0
Sản lượng 1.000 tấn 892,0 915,2 893,3 960,1 977,2
Năng suất kg/ha 5.725,3 6.518,5 7.401,0 7.213,4 7.403,0
Giá trị xuất khẩu 1.000USD 2.076,7 1.157,3 903,6 433,4 3.529,5
Nguồn: FAOSTAT, 2007
Các tỉnh phía Nam có diện tích trồng dừa chiếm tỷ lệ lớn. Theo số liệu thống
kê của Bộ NN & PTNT (2002). Tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất khu vực
Duyên hải miền Trung là Bình Định với hơn 33 ngàn ha và hơn 1 triệu cây dừa.
Ở vùng ĐBSCL có tỉnh Bến Tre với diện tích trồng dừa lớn nhất, xấp xỉ 37,8
ngàn ha, với gần 6,8 triệu cây dừa (Bảng 3).
Bảng 3. Diện tích và số lượng cây dừa tại một số tỉnh ở Duyên hải
miền Trung và ĐBSCL
Tỉnh Diện tích
(1)
(ha)
Tổng số cây
(2)
(ngàn cây)
Bình Định 13.033 2.345,94
Phú Yên 5.570 1.002,6
Khánh Hoà 3.120 561,6
Bến Tre 37.758 6.796,44
Tiền Giang 10.377 1.867,86
Trà Vinh 10.630 1.913,4
Nguồn: (1): Số liệu thống kê –Bộ NN&PTNT, Nhà XB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002
(2): Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các Tỉnh, Thành.
Như vậy, để nghề trồng dừa phát triển một cách bền vững, đem lại lợi nhuận
cao hơn nữa cho người trồng dừa, đây là vấn đề cần phải được tính toán. Hàng
thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu khoa học trong nghiên cứu phát
triển cây dừa đáng được ghi nhận. Các kết quả chọn tạo giống, hệ thống canh tác
trồng xen trong vườn dừa, phân bón và công tác qu
ản lý sâu bệnh, cỏ dại… được
6
xem là những biện pháp canh tác hữu hiệu nhằm gia tăng thu nhập cho người
trồng dừa.
Hiện nay việc phát triển các giống dừa quý như dừa sáp và dừa dứa đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với giống dừa thông thường. Trong đó
giống dừa sáp (dừa đặc ruột) rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước, khách
du lịch và thị trường xuấ
t khẩu tới một số nước trên thế giới. Tuy vậy trong cơ
cấu giống dừa ở nước ta, dừa sáp chỉ chiếm tỷ lệ rất ít do việc nhân giống gặp
nhiều khó khăn, tỷ lệ nẩy mầm của trái dừa sáp trong tự nhiên rất thấp.
Dừa sáp đặc ruột được phân bố nhiều nhất ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.
Dừa sáp này tập trung thành một qu
ần thể, năng suất bình quân là 70
trái/cây/năm, trọng lượng trái trung bình 1.770 gam. Mỗi quày chỉ có 2-3 trái
ruột đặc, 70% số trái còn lại là dạng trái có cơm dừa bình thường (Nguyễn Thị
Bích Hồng, 2006).
Theo kết quả điều tra thực địa cây dừa sáp tại Trà Vinh cho thấy số trái/ quày
bình quân 4,7 trái, số trái/cây bình quân là 22,4 trái. Hầu hết dừa sáp trồng trên
vùng đất có điều kiện sinh thái nước ngọt (Vũ Thị Mỹ Liên, 2006).
Kết quả phân tích của Vi
ện Nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu năm 2003, giống
dừa đặc ruột có 51,8% hàm lượng dầu, cứ trong 100 gam cơm dừa thì có 4 gam
protid, 82,3 kgcalo/100g, đạt 543g trọng lượng cơm/trái, tỷ lệ cơm /trái không
vỏ là 52,2%, không có nước trong trái.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Trà Vinh, tại đây đã
có khoảng 700 cây dừa sáp được trồng. Tuy nhiên, do các hộ nông dân có dừa
sáp chủ yếu chọn nhân giống theo cách truyền thố
ng, nên số lượng cây tồn tại
đến khi có trái cũng rất hạn chế. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu
đã thử nghiệm thành công nhân giống dừa vô tính (dừa sáp). Đây là cơ hội cho
các nhà vườn không những ở Trà Vinh mà ngay cả những “xứ dừa” khác trong
cả nước.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, giống dừa sáp cần phải được đầu tư
nghiên cứu. Song song đó, việ
c khảo sát tập đoàn dừa sáp nuôi cấy phôi ngoài
đồng ruộng cũng cần phải tiến hành chặt chẽ nhằm tạo ra quần thể dừa sáp ổn
định về năng suất mà vẫn giữ được phẩm chất quý.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dừa, trong đó biện
pháp bón phân và chăm sóc, phủ gốc, tưới nước v.v. giữ vai trò quan trọng và
hơ
n thế nữa cần thiết phải hình thành một quy trình riêng phù hợp với giống dừa
sáp trên vùng sinh thái nhất định.
Dinh dưỡng cho cây dừa là rất cần thiết, nhất là đối với giống dừa sáp nuôi
cấy phôi, nhằm tăng khả năng sinh trưởng, từ đó gia tăng số lượng trái dừa sáp
trên cây, và tăng năng suất, tăng cường khả năng chống chịu những điều kiện
bấ
t thuận.
7
Hầu hết các vùng đất trồng dừa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
là nghèo dinh dưỡng, vì vậy cần thiết phải bón phân cho dừa. Theo Tôn Thất
Trình (1974) thì trong số các dưỡng chất cần thiết cho cây dừa, các nguyên tố N,
P, K, Mg, Na, Cl, Ca, Fe, Mn thường thiếu trong vườn dừa. Nếu bón các loại
phân này đúng liều lượng và cân bằng cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao.
Phân lân dạng tự nhiên sau 2 năm bón cho dừa ở giai đoạn trưởng thành có
tác dụng tốt
đến sự tăng trưởng chu vi thân, tỷ lệ ra hoa cũng như hàm lượng
dinh dưỡng tập trung trong lá (Nguyễn Thị Liên Hoa, 1989).
Phân đạm (N) ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của dừa lai PB121
1
trên
vùng đất phèn Bến Lức, tỉnh Long An. Với công thức phân bón 1,5kg Urea +
2kg KCl /cây/năm cho năng suất trái cao nhất, đạt 71 trái/cây/năm (Diệp Thị Mỹ
Hạnh, 1997).
Lượng phân bón cho cây dừa năm thứ nhất, với 0,2kg urea + 0,2kg kali +1kg
super lân/cây và có bồi bùn đã gia tăng các chỉ tiêu sinh trưởng như chu vi gốc,
tổng số lá, chiều dài lá thứ nhất cao gấp 2 lần so với đối chứng không bón phân
và không bồi bùn tại vùng đất Đồng Gò tỉnh Bến Tre (Nguyễn Thị
Bích Hồng,
2005).
Trên vùng đất phù sa Bến Tre, bón phân và có bồi bùn đã ảnh hưởng tốt đến
sinh trưởng của cây dừa năm thứ 3. Hai tổ hợp phân bón (300g Urea + 750g
Super lân + 150g Kali) và (400g Urea + 1000g Super lân + 200g Kali) và có bồi
bùn đã làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng từ 30- 40% so với đối chứng (không
bón phân + không bồi bùn) (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2006).
Cùng với nghiên cứu về bón phân cho cây dừa, trồng xen cây che phủ đất
cũng như phủ gốc cây dừa trong giai đoạn đầu là các biện pháp canh tác thích
hợp cho sự phát triển cây dừa. Hạn chế cỏ dại, tăng độ ẩm đất vào mùa khô. Đây
là biện pháp canh tác bền vững mà nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề
cập.
Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1998) khẳng định rằng vai trò cây phân
xanh phủ đất đối với nông nghiệp sinh thái bền vững trên đất dốc thể hiện ở một
số khía cạnh:
9 Tạo một lớp phủ nhanh chóng b
ảo vệ đất chống xói mòn và dòng chảy bề
mặt.
9 Giữ dinh dưỡng khỏi trôi theo chiều sâu và kéo dinh dưỡng dưới sâu lên
tầng canh tác.
9 Bổ sung vào chất lượng dinh dưỡng cây trồng đáng kể, đặc biệt là đạm (từ
200-300kg N/ha) và kali (300-500kg K
2
O/ha), chống giữ chặt lân và giải
phóng lân dễ tiêu.
9 Nâng cao dung tích hấp thu và thành phần kim loại kiềm trong dung tích
hấp thu.
9 Tạo cấu trúc đất và làm cho đất tơi xốp, tăng độ thấm nước, giữ nước.
9 Điều hòa tiểu khí hậu và môi trường đất xung quanh bộ rễ.
1
PB121 là giống lai giữa dừa lùn vàng Mã Lai và dừa cao Tây Phi
8
Đầu tư phân bón và trồng băng cây xanh theo đường đồng mức trên đất dốc
có tác dụng chống xói mòn, tăng năng suất và ổn định độ phì nhiêu đất. Trồng
băng cây phân xanh, bón phân cho cây trồng trên đất dốc đã làm giảm lượng đất
xói mòn từ 20 – 60% và làm tăng năng suất từ 30 -90% đối với đậu phộng và từ
25 – 102% đối với sắn so với canh tác độc canh. Vừa bón phân vừa trồng băng
cây phân xanh chống xói mòn lại là bi
ện pháp kỹ thuật cho năng suất cây trồng
và hiệu quả kinh tế cao nhất (Thái Phiên và ctv, 1998).
Cỏ dại, nhất là loại thân ngầm như cỏ tranh là mối đe dọa thường xuyên
trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng diệt trừ cỏ
dại bằng thuốc hóa học chỉ là biện pháp tình thế, tốn kém và gây ô nhiễm môi
trường. Trong khi đó có nhiều cây tr
ồng phủ đất tốt thuộc loại thân bò, lá rộng,
cạnh tranh và kiềm chế cỏ dại hữu hiệu mà lại khắc phục được những vấn đề
trên như: đậu ván dại, cỏ stylo, đậu mèo v.v (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên,
2002).
Cây phân xanh trồng thuần cũng như trồng xen và cày vùi thân lá đều có tác
dụng tốt đối với độ phì nhiêu của đất đỏ vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Cụ thể là làm tăng pH đấ
t, giảm lượng Al
3+
di động, góp phần làm tăng độ hữu
dụng của lân trong đất, từ đó giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho
năng suất cao (Phan Thị Công, 2005).
Có rất nhiều cây trồng che phủ đất, tuy nhiên để chọn cây trồng che phủ phù
hợp cho từng loại cây trồng và từng loại đất là công việc hết sức cần thiết đối
với vườn dừa trồng mới.
Nghiên cứu cây phân xanh phải dựa trên c
ơ sở về các đặc tính chịu hạn, ít
sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất chất xanh cao (trên
10tấn/ha/năm) và ổn định, tạo thảm phủ xanh và dày, khả năng chống xói mòn
bề mặt tốt, hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá cao, cải tạo độ phì của đất. Tôn
Nữ Tuấn Nam (1982) và Lương Đức Loan (1996) đã chọn lọc một số cây phân
xanh có triển vọng cho vùng Tây Nguyên như: sắn dây dại, trinh n
ữ không gai,
đậu lông, đậu mèo, đậu săng, đậu hồng đào, cốt khí, quì dại, muồng ngủ, muồng
lá dài, muồng dùi đục, đậu kiếm, đậu bướm vv.
Kết quả thử nghiệm của Trung tâm khuyến nông Quốc gia (2007) cho thấy
sử dụng các vật liệu che phủ đất khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngô.
Các biện pháp canh tác ngô có che phủ đất đều cho năng suất cao hơn không che
phủ t
ừ 18,9 tạ/ha – 25tạ/ha. Cụ thể, năng suất bắp lai CP888 đạt 7,78 tấn/ha và
7,13 tấn/ha ở hai nghiệm thức che phủ vỏ hạt cà phê và che phủ rơm rạ, cỏ khô,
cây thân ngô, cao hơn so với đối chứng không che phủ (5,24 tấn/ha) tại Chư sê –
Gia Lai. (khi áp dụng công thức phân bón như nhau: 150kg N + 90kg P
2
O
5
+
90kg K
2
O).
Ngoài ra, kết quả thử nghiệm cũng chỉ ra rằng dùng các vật liệu che phủ đất
đã giúp hạn chế xói mòn đất một cách đáng kể. Che phủ đất bằng vỏ cà phê (3
tấn/ha) và rơm rạ, thân cây ngô, cỏ khô (3 - 4 tấn/ha) thì lượng đất xói mòn là
9
1,21 tấn/ha/vụ so với canh tác bình thường không có che phủ là 23,1 tấn/ha/vụ.
Kết quả này được áp dụng ở nhiều mô hình tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông,
Sơn La….
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu đã nghiên
cứu chọn tạo giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Giống dừa sáp
nuôi cấy phôi này có nhiều đặc tính tốt tương tự như giống dừ
a sáp địa phương.
Để đánh giá khả năng phát triển và tính ổn định về đặc tính nông học của giống
dừa sáp triển vọng này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi
tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng”.
10
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1.1 Khảo sát các đặc tính nông sinh học cơ bản và tính đồng nhất của
quần thể dừa sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009 trồng tại Trung tâm
Sản xuất Giống Trảng Bàng
- Khảo sát được thực hiện trong năm 2009 trên 30 cây dừa sáp nuôi cấy phôi 6
năm tuổi (thời gian trồng ngày 27/9/2004).
- Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần (tháng 3,6, 9, và 12/2009 tương ứng với kỳ 1,2,3,
và 4).
- Các chỉ tiêu theo dõi: chiều cao cây, chu vi gốc, tổng số lá, chiều dài lá, số lá
chét một bên, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, và tỷ lệ cây chết, thời gian ra
hoa, số phát hoa/ cây, số hoa cái/ phát hoa, và tỷ lệ đậu trái.
2.1.1.2 Nghiên cứu công thức phân NPK thích hợp và các biện pháp kỹ
thuật làm tăng khả năng giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho cây dừa sáp nuôi cấy
phôi giai đoạn 2007-2009
2.1.1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân NPK đến khả năng sinh
trưởng của giống dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi
- Thực hiện trên giống dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi (trồng vào ngày
5/10/2005).
- Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại,
theo dõi 5 cây/ô.
- Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:
+ Nghiệm thức 1: không bón phân NPK (đối chứng).
+ Nghiệm thức 2: bón ½ lượng khuyến cáo.
+ Nghiệm thức 3: bón theo khuyến cáo.
+ Nghiệm thức 4: bón 1,5 lượng khuyến cáo.
+ Nghiệm thức 5: bón 2 lượng khuyến cáo,
(Lượng phân khuyến cáo: 1,5 kg Urea + 1,5 kg Super lân + 1,5 kg KCl/cây;
(110N-38P
2
O
5
-144K
2
O/ha) (Theo QĐ 1639 QĐ/BNN – KNKL ngày 6/05/2002
của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn).
- Thí nghiệm được theo dõi định kỳ 3 tháng/lần (tháng 3,6, 9, và 12/2009 – Kỳ
1,2,3, và 4).
- Phương pháp bón phân, lấy mẫu đất và cây phân tích:
+ Lượng phân được bón 2 lần/năm, bón vào đầu và cuối mùa mưa.
11
+ Mẫu đất được lấy theo phương pháp định vị theo hình chiếu của tán dừa. Độ
sâu lấy mẫu đất là 30cm. Mỗi lô lấy 3 điểm, sau đó, trộn đều thành một mẫu
phân tích.
+ Mẫu lá: mỗi nghiệm thức lấy lá trên 3 cây. Lá lấy phân tích là lá chét của lá số
14 (theo phương pháp của IRHO), lấy lá chét ở đoạn giữa lá. Thời gian lấy mẫu
lá từ 8 -10 giờ sáng, trước và sau ngày lấy lá trời không mưa. Mẫ
u lá lấy về
được lau sạch bằng nước cất, và sấy ngay ở nhiệt độ 70-80
0
C trong vòng 48 giờ
rồi đem nghiền để phân tích.
- Các chỉ tiêu theo dõi: chiều cao cây, chu vi gốc, tổng số lá, số lá mọc/3 tháng,
chiều dài lá, số lá chét, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, tỷ lệ cây chết, chỉ
tiêu đánh giá chất lượng đất đai và thành phần dinh dưỡng trong lá.
2.1.1.2.2 Nghiên cứu một số phụ phẩm cây trồng để phủ gốc làm tăng khả
năng giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho vườn dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi
- Thực hiện trên giống dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi (trồng vào ngày
23/6/2006).
- Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, các nghiệm
thức thí nghiệm bao gồm:
+ Nghiệm thức 1: không phủ gốc (đối chứng).
+ Nghiệm thức 2: phủ gốc dừa bằng rơm rạ.
+ Nghiệm thức 3: phủ gốc dừa bằng dây đậu phộng.
+ Nghiệm thức 4: phủ
gốc dừa bằng bụi xơ dừa.
- Các phụ phẩm cây trồng để phủ gốc là 10 kg khô/gốc, phủ theo đường kính là
2m.
- Các chỉ tiêu theo dõi: theo dõi 5 cây/ô thí nghiệm, định kỳ 3 tháng/lần (tháng 3,
6, 9, và 12/2009 – Kỳ 1, 2, 3, và 4).
+ Chỉ tiêu nông học: chiều cao cây, chu vi gốc, tổng số lá, số lá mọc/3 tháng,
chiều dài lá, số lá chét, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, và tỷ lệ cây chết.
+ Chỉ tiêu về cỏ dại: mật số cây (cây/m
2
) và khối lượng tươi của một số loại cỏ
dại chính (g/m
2
).
2.1.1.2.3 Nghiên cứu trồng cây phủ đất trong vườn dừa sáp nuôi cấy phôi 4
năm tuổi
- Thực hiện trên giống dừa sáp nuôi cấy phôi 4 năm tuổi (trồng vào ngày
23/6/2006).
- Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại, các
nghiệm thức thí nghiệm gồm:
+ Nghiệm thức 1: không trồng che phủ (đối chứng).
+ Nghiệm thức 2: trồng xen đậu phủ (Pueraria phaseoloides).
12
+ Nghiệm thức 3: trồng xen cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis).
+ Nghiệm thức 4: trồng xen cây đậu dại (Arachis pintoi).
- Các chỉ tiêu theo dõi: Số cây/ô thí nghiệm định kỳ 3 tháng/lần (tháng 3, 6, 9,
và 12/2009 – Kỳ 1, 2, 3, và 4): chiều cao cây, chu vi gốc, tổng số lá, số lá mọc/3
tháng, chiều dài lá, số lá chét, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, và tỷ lệ cây
chết
2.1.1.3 Đánh giá tỉ lệ trái dừa sáp trên cây dừa sáp tạo ra bằng phương
pháp nuôi cấy phôi ở năm thứ 6
- Khảo sát được thực hiện trong năm 2009 trên 30 cây dừa sáp nuôi cấy phôi 6
năm tuổi (thời gian trồng ngày 27/9/2004).
- Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần (tháng 3,6, 9, và 12/2009 tương ứng với kỳ 1,2,3,
và 4).
- Các chỉ tiêu theo dõi: Số cây ra hoa, số phát hoa / cây, số hoa cái trung
bình/phát hoa, tỉ lệ đậu trái/ quày mỗi kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng), khối lượng
nước (gr), khối lượng cơm dừa tươi (gr), khối lượng gáo (gr), chu vi trái theo
chiều dọc (cm), chu vi trái theo chiều ngang (cm), tỷ lệ trái sáp. ( % ).
Hàng năm, tất cả các thí nghiệm
đều được bón thêm 20 kg phân chuồng/
cây và tưới nước bổ sung vào mùa khô.
2.1.2 Đặc điểm chung của điểm nghiên cứu
2.1.2.1 Thời tiết khí hậu: (Bảng 4).
Bảng 4. Diễn biến thời tiết khí hậu trong năm tại điểm nghiên cứu
Số đặc trưng Năm Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ không
2008 26,2 26,3 27,4 28,7 27,3 27,2 27,4 26,8 26,5 27,1 26,4 25,9
khí trung bình (%)
2009 24,6 26,2 27,9 27,7 27,2 27,6 26,9 27,6 26,3 26,8
Độ ẩm ( % )
2008 78 71 75 77 82 82 85 88 86 88 84 77
2009 75 82 80 84 87 86 87 86 90 88
Bốc hơi Piche
2008 131,6 145,6 120 118,9 72,4 60,5 72,4 54,2 46 51,9 92,2 121,8
( mm)
2009 120,4 69,1 91 69,2 50 49,5 57,7 61,6 45,5 54,7
Mưa
2008 1 7 137,2 33 305,6 137,9 177,7 233,5 369,9 383,2 270,5 68,4
( mm)
2009 55 62,3 245 388,7 149,1 333,3 206,6 318,9 264,8
Nhiệt độ tối cao
2008 31,7 32,3 33,2 35 33,1 32,8 33,4 32,1 32,1 32 31,8
2009 30,5 34,2 33,7 31,9 33,3 32,4 33 31 30,2
Nguồn số liệu: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, tỉnh Tây Ninh, trạm Dầu tiếng.
13
2.1.2.2 Điều kiện đất đai:
Thí nghiệm thực hiện tại Trung Tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng, xã Đôn
Thuận, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, trên vùng đất xám bạc màu, nghèo dinh
dưỡng, hàm lượng N, P và K tổng số rất thấp, nghèo mùn và các nguyên tố vi
lượng Ca
++
, Mg
++
thấp, đất chua pH (H
2
O): 4,21 (Bảng 5).
Bảng 5. Đặc điểm đất đai tại điểm nghiên cứu
Các chỉ tiêu phân
tích
Kết quả
Phương pháp phân
tích
pH (H
2
O) 4,21 – chua vừa (4,5 – 5) TCVN 5979-1995
N tổng số (%) 0,041 – Nghèo (<,01)
Lân tổng số (%) 0,039 – Nghèo (<0,06)
Ka li tổng số (%) 0,012 – Nghèo (<0,1)
TCVN 6445-2000
N dễ tiêu (mg/100g) 2,32 – Trung bình <2-6) TCVN 6445-2000
P dễ tiêu (mg/100g) 13,76 – Giàu (>15)
K dễ tiêu (mg/100g) 2,88 – Nghèo (<4)
AOAC 2000
C /N (%) 11,95 - Rất nghèo
Ca
2+
(meq/100g) 0,394 - Thấp (<2)
Mg
2+
(meq/100g) 0,082 – Thấp (<1)
Cl
-
(mg/100g) 1,73
AOAC 2000
SO
4
2+
(mg/100g) 1,16 TCVN 6656-2000
Cát (%) 67,8
Sét (%) 6,1
Sa cấu
Thịt (%) 26,1
AOAC 2000
Nơi phân tích: Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường & tài nguyên, trường ĐH
Nông Lâm-TPHCM
2.1.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
2.1.3.1 Chỉ tiêu nông học của cây dừa
- Chiều cao cây (cm) :
+ Cây chưa có thân thật: Đo từ mặt đất đến chót lá, đo lá gần lá mũi tên.
+ Cây có thân thật: Đo từ mặt đất tới bẹ lá gần nhất, (chiều cao thân)
- Chu vi gốc: Đo chu vi thân cách mặt đất 20 cm
- Tổng số lá: Đếm tất cả các lá xanh trên cây.
14
- Số lá mọc/3 tháng: Đánh dấu sơn trên lá số 1 (tức lá đã mở hoàn toàn, hoặc ít
nhất cũng mở được 2/3), đến lần sau cũng đánh dấu sơn trên lá số 1, đếm tổng số
mọc cách giữa 2 lần đo, cứ như thế sẽ đếm được tổng số mọc sau 3 tháng.
- Số lá chét một bên: Đếm tổng số lá chét mọc 1 bên mang nhiều lá chét hơn.
- Chiều dài lá chét: Đo từ cu
ống lá đến đỉnh của lá chét dài nhất được chọn từ
phần giữa của tàu lá.
- Chiều rộng lá chét: đo bề rộng lá chét ở nơi phiến lá to nhất.
- Tỷ lệ cây chết: tỷ lệ (%) của số cây chết/ tổng số cây trồng.
- Chiều dài lá: Đo từ mép cuống lá phần tiếp xúc với thân dừa đến phần đỉnh của
tàu lá phần xa nhất mang lá chét.
+ Tổng số lá xanh nhỏ
hơn 9, lấy lá số 4 để đo.
+ Tổng số lá xanh nhiều hơn 9,lấy lá số 9 để đo.
+ Tổng số lá xanh nhiều hơn 15, lấy lá số 14 để đo.
2.1.3.2 Chỉ tiêu về cỏ dại:
Nhổ các loại cỏ gây hại chính bao gồm cỏ Tràng Đồng (Cleome
rutidosperma); cỏ gấu (Cyperrus rotundus), cỏ chỉ (Paspalum distichum) cỏ
chân vịt (Dactyloctenium aegyptium) trên khung có diện tích 0,25 m
2
= 0,5 x 0,5
m rửa và vẩy sạch nước và cân trọng lượng tươi.
2.1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất đai và hàm lượng dinh dưỡng
trong đất và lá dừa:
- Hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu.
- Độ pH đất, hàm lượng các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Ca
2+
, Mg
2+
,
SO
4
2+
, Cl
-
và thành phần cơ giới (sa cấu đất).
- Độ ẩm đất tương đối (%); phân tích theo phương pháp TCVN 5979-1995;
6656-2000 và AOAC-2000
- Hàm lượng N, P, K, Ca; Mg tổng số có trong mẫu lá dừa, phân tích theo
phương pháp AOAC-2000.
2.1.4 Thu thập và xử lý số liệu:
- Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel, IRRISTAT và
MSTATC.
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Giống dừa sáp nuôi cấy phôi từ 4 – 6 năm trồng tại Trung Tâm Sản xuất
Giống Trảng Bàng được bố trí cho từng thí nghiệm tương ứng, khoảng cách
trồng (8,5m x 8,5 m): cây cách cây 8,5m và hàng cách hàng 8,5m.
Trước khi thí nghiệm cây phát triển bình thường.
Các loại phân bón sử dụng: Urea, Super lân và Clorua kali.
Áp dụng lượng phân khuyến cáo cho cây dừa ở mức: Lượng phân khuyến
cáo: 1,5 kg Urea + 1,5 kg Super lân + 1,5 kg KCl/cây