Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NUKLOSPRAY K53 TRONG THỨC ĂN CHO HEO CON SAU CAI SỮA Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ THANH HƯƠNG Ngành : Thú y Lớp : DH04TY Niên khóa : 2004 2009 THÁNG 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.99 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NUKLOSPRAY K53
TRONG THỨC ĂN CHO HEO CON SAU CAI SỮA

Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ THANH HƯƠNG
Ngành
: Thú y
Lớp
: DH04TY
Niên khóa
: 2004 - 2009

THÁNG 9/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NUKLOSPRAY K53 TRONG
THỨC ĂN CHO HEO CON SAU CAI SỮA

Tác giả

PHAN THỊ THANH HƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn


TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 9 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Con xin gởi về gia đình lòng biết ơn vô hạn. Gia đình đã hết lòng lo lắng, dạy
dỗ con nên người, luôn là điểm tựa vững chắc để con có được ngày hôm nay và sẽ
luôn vững bước trong tương lai. Bên cạnh đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến những người quanh tôi đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này:
♣ Chân thành cảm tạ đến
Ban Giám hiệu, cùng toàn thể quí thầy cô trong khoa Chăn Nuôi – Thú Y và
toàn thể cán bộ công nhân viên trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
quá trình học tập.
Công ty Diethelm và anh Trần Phước Bảo Tùng đã hỗ trợ các nguyên vật liệu
cần thiết cho thí nghiệm.
Ban giám đốc và các cô chú, anh chị em Công Ty Chăn Nuôi Heo Phú Sơn, đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại.
♣ Chân thành nhớ ơn
TS. Dương Duy Đồng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời
gian thực tập và hoàn thành bài luận văn này.
♣ Chân thành cảm ơn đến
Bạn bè trong lớp TY30, cùng toàn thể bạn bè thân quen, đã động viên, ủng hộ
và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
Phan Thị Thanh Hương


ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Ảnh hưởng của việc sử dụng Nuklospray K53 trong thức ăn cho heo
con sau cai sữa” được tiến hành từ 15/03/2009 đến 15/07/2009, tại trại chăn nuôi heo
Phú Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai trên 220 heo con thương phẩm lai 3 máu, từ 38 ngày
tuổi và theo dõi đến 69 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu một yếu tố hoàn
toàn ngẫu nhiên, gồm 2 lô, lặp lại 5 lần, mỗi lần lặp lại có 22 heo con.
Lô đối chứng (ĐC): trong giai đoạn 1 (15 ngày đầu) sử dụng thức ăn căn bản tại
trại, có chứa 5% bột váng sữa và 10% đậu nành ép đùn; ở giai đoạn 2 (15 ngày tiếp
theo) sử dụng thức ăn căn bản tại trại không có bột váng sữa và có 5% đậu nành ép
đùn. Lô thí nghiệm (TN): trong giai đoạn 1 dùng thức ăn có 10% Nuklospray K53 thay
cho 5% bột váng sữa và 5% đậu nành ép đùn; và ở giai đoạn 2 sử dụng 5% Nuklospray
K53 thay cho 5% đậu nành ép đùn.
Về trọng lượng thì trọng lượng bình quân khi kết thúc, tăng trọng bình quân,
tăng trọng tuyệt đối của heo ở lô thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng, khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê (22,69 kg so với 21,27 kg; 14,37 kg/con so với 12,76 kg/con; và
478,33 g/con/ngày so với 425,45 g/con/ngày).
Về thức ăn thì tiêu thụ thức ăn bình quân, hệ số chuyển biến thức ăn của lô thí
nghiệm đều thấp hơn so với lô đối chứng, khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
(P > 0,05) (690 g/con/ngày so với 700 g/con/ngày; 1,43 kg TĂ/kg tăng trọng so với
1,62 kg TĂ/kg tăng trọng).
Chi phí thức ăn cho tăng trọng ở lô thí nghiệm (14.043 đồng) thấp hơn so với
chi phí thức ăn cho tăng trọng ở lô đối chứng (14.407 đồng), với mức chi phí này
người chăn nuôi chi ra ít hơn so với lô đối chứng là gần 3%, có nghĩa là lô thí nghiệm
tiết kiệm được 364 đồng cho mỗi kg tăng trọng của heo so với lô đối chứng.
Như vậy, việc bổ sung sữa bột Nuklospray K53 vào trong khẩu phần cho heo
con sau cai sữa đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.


iii


MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng .......................................................................................................vii
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................ix
Danh sách các hình ..........................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
1.2.1. Mục đích........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO CON CAI SỮA .................................3
2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO PHÚ SƠN .............................................6
2.2.1.Vị trí địa lý................................................................................................6
2.2.2. Quá trình thành lập trại............................................................................6
2.2.3. Nhiệm vụ của trại ....................................................................................6
2.2.4. Cơ cấu đàn ...............................................................................................6
2.2.5. Công tác giống.........................................................................................7
2.2.6. Chuồng trại ..............................................................................................8
2.2.7. Thức ăn ....................................................................................................8
2.2.8. Qui định vệ sinh phòng bệnh...................................................................8
2.2.9. Qui trình tiêm phòng một số bệnh ở trại .................................................9
2.3. GIỚI THIỆU VỀ SỮA NUKLOSPRAY K53 DO SLOTEN B.V SẢN XUẤT ....10

2.3.1.Đặc điểm ......................................................................................................10
2.3.2. Thành phần..................................................................................................11
iv


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................13
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................13
3.1.1. Thời gian .....................................................................................................13
3.1.2. Địa điểm .....................................................................................................13
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...........................................................................13
3.2.1. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................13
3.2.2. Đối tượng thí nghiệm ..................................................................................15
3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ...................................................................................15
3.3.1. Chuồng trại..................................................................................................15
3.3.2. Vật liệu thí nghiệm......................................................................................15
3.3.3. Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc .................................................................15
3.4. CHỈ TIÊU – PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI ...........................................................16
3.4.1. Trọng lượng.................................................................................................16
3.4.1.1. Trọng lượng bình quân .......................................................................16
3.4.1.2. Tăng trọng bình quân (TTBQ)............................................................16
3.4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ)..............................................................17
3.4.2. Khả năng tiêu thụ thức ăn ...........................................................................17
3.4.2.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân (TĂTTBQ)..............................................17
3.4.2.2. Hệ số biến chuyển thức ăn (HSBCTĂ) ..............................................17
3.4.3. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC) ...........................................................17
3.4.4. Tỉ lệ nuôi sống (TLNS) ...............................................................................18
3.4.5. Chi phí thức ăn cho tăng trọng ....................................................................18
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................19
4.1. TĂNG TRỌNG ......................................................................................................19

4.1.1. Trọng lượng bình quân................................................................................19
4.1.2. Tăng trọng bình quân ..................................................................................21
4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối ...................................................................................23
4.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC ĂN.....................................................................25
4.3. TỶ LỆ TIÊU CHẢY VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG ....................................................29
4.4. CHI PHÍ THỨC ĂN CHO TĂNG TRỌNG ..........................................................30
v


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .........................................................................32
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................32
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................34
PHỤ LỤC ......................................................................................................................36

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực của enzyme tuyến tụy trên heo cai sữa lúc
28 ngày tuổi (mmol cơ chất được thủy phân/phút) (Jensen et al, 1997) .........................4
Bảng 2.2. Mức tăng trưởng của heo con cai sữa có trọng lượng khoảng 6 – 20 kg
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2002).................................................5
Bảng 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con cai sữa (NRC, 1998) .................................5
Bảng 2.4. Quy trình tiêm vacxin đối với đàn heo thương phẩm .....................................9
Bảng 2.5. So sánh cấu trúc acid béo của sữa Nuklospray K53 và sữa heo mẹ .............10
Bảng 2.6. So sánh thành phần của sữa Nuklospray K53 và bột váng sữa đang được sử
dụng tại trại ...................................................................................................11
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................................14
Bảng 3.2. Thành phần công thức thức ăn cho heo cai sữa dùng trong thí nghiệm .......14

Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai đoạn
thức ăn của 5 lần lặp lại ................................................................................19
Bảng 4.2. Tăng trọng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai đoạn thức
ăn của cả 5 lần lặp lại....................................................................................21
Bảng 4.3. Tăng trọng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai đoạn thức
ăn của 5 lần lặp lại ........................................................................................23
Bảng 4.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn của heo ở lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai
đoạn thức ăn của lần lặp lại 1 và 2................................................................25
Bảng 4.5. Khả năng tiêu thụ thức ăn của heo ở lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai
đoạn thức ăn của lần lặp lại 3, 4 và 5............................................................26
Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của heo ở lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai
đoạn thức ăn của toàn thí nghiệm. ................................................................27
Bảng 4.7. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai đoạn
thức ăn của cả 5 lần lặp lại............................................................................29
Bảng 4.8. Tỷ lệ nuôi sống chung cho 5 lần lặp lại ........................................................29
Bảng 4.9. So sánh hiệu quả kinh tế giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm qua 2 giai đoạn
thức ăn của cả 5 lần lặp lại............................................................................30
Bảng 4.10: Đơn giá .......................................................................................................30
vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. So sánh trọng lượng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2
giai đoạn thức ăn của cả 5 lần lặp lại .....................................................20
Biểu đồ 4.2. So sánh tăng trọng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai
đoạn thức ăn của cả 5 lần lặp lại ............................................................22
Biểu đồ 4.3. So sánh tăng trọng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua 2 giai
đoạn thức ăn của cả 5 lần lặp lại ............................................................24
Biểu đồ 4.4. So sánh lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của lô thí nghiệm và lô đối
chứng qua 2 giai đoạn thức ăn của cả 5 lần lặp lại.................................27

Biểu đồ 4.5. So sánh hệ số chuyển biến thức ăn của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua
2 giai đoạn thức ăn của cả 5 lần lặp lại ..................................................28

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Chất béo thông thường ................................................................................. 11
Hình 2.2. Chất béo được làm nhỏ và đều hạt ...............................................................11
Hình 2.3. Bao bì sản phẩm ...........................................................................................11

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy và phát triển không ngừng trên
mọi lĩnh vực. Những năm gần đây, nghành chăn nuôi đã góp phần quan trọng trong sự
nghiệp phát triển của đất nước, trong đó chăn nuôi heo chiếm một vị trì khá quan
trọng. Chăn nuôi heo cung cấp thịt cho con người và là nguồn lợi tức quan trọng trong
hoạt động nông nghiệp. Cũng chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi heo
nhằm giảm bớt chi phí, đồng thời giảm bệnh tật của heo trong từng giai đoạn là mục
tiêu hàng đầu mà các nhà chăn nuôi rất quan tâm, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng
cao của con người.
Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi heo, người chăn nuôi cần quan tâm
đến các vấn đề về công tác giống, thức ăn, chuồng trại, thuốc thú y, chăm sóc nuôi
dưỡng, quản lý dịch bệnh.... Trong đó việc sử dụng thức ăn là một yếu tố quan trọng
cần được chú trọng vì nó ảnh hưởng đến sức tăng trọng và sinh trưởng của heo, thức

ăn có chất lượng kém sẽ làm cho heo tăng trọng chậm, dễ mắc bệnh và giá thành sản
xuất cao làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Do vậy các nhà dinh dưỡng gia súc luôn tìm
các khẩu phần có đầy đủ dưỡng chất cho từng giai đọan heo nhất là heo con cai sữa. Vì
trong giai đoạn này heo chịu nhiều bất lợi do việc thay đổi môi trường và việc chuyển
từ thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, và giàu chất dinh dưỡng là sữa mẹ sang thức ăn hỗn
hợp thức ăn thô khó tiêu hóa. Đồng thời cũng mới tách mẹ nên dễ dẫn đến heo bị
stress, rối lọan dinh dưỡng làm cho heo chậm lớn, tiêu chảy và có sức khỏe kém.
Chính vì thế khâu chăm sóc nuôi dưỡng heo con cai sữa cần chú ý đến khẩu phần thức
ăn sao cho phù hợp với đặc điểm tiêu hóa và khả năng hấp thu của heo con.
Trong giai đoạn này, người ta thường bổ sung sữa trong khẩu phần thức ăn của
heo con với mục đích là cung cấp một lượng đạm, chất béo chất lượng cao, dễ tiêu hóa
gần như sữa mẹ nhằm nâng cao khả năng chống chịu với các tác động bất lợi bên
1


ngoài. Tuy nhiên việc sử dụng sữa trong khẩu phần thức ăn của heo con có một số hạn
chế như giá thành khá cao, thành phần của sữa bổ sung có tương tự như sữa của heo
mẹ,…
Từ thực tiễn trên, người ta đã đưa ra giải pháp có giá trị dinh dưỡng, sử sụng
sữa Nuklospray K53, giúp heo con tiêu thụ thức ăn tốt, tránh các bệnh về đường ruột
đồng thời đạt hiệu quả tăng trưởng cao.
Với mục đích kiểm nghiệm hiệu quả của sữa Nuklospray K53, được sự đồng ý
của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường ĐH Nông Lâm,
cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, và được sự cho phép của Ban Giám
Đốc trại chăn nuôi heo Phú Sơn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của việc sử dụng Nuklospray K53 trong thức ăn của heo con
sau cai sữa”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng sữa bột Nuklospray K53 trong khẩu phần

thức ăn cho heo con cai sữa nuôi từ 38 đến 69 ngày tuổi, dựa trên các chỉ tiêu về tăng
trưởng, sử dụng thức ăn và sức khỏe của heo.
1.2.2. Yêu cầu
Thử nghiệm trên heo cai sữa 38 ngày tuổi cho đến kết thúc lúc 69 ngày tuổi.
Theo dõi và thu thập chính xác số liệu của các chỉ tiêu tăng trưởng, thức ăn tiêu thụ, hệ
số chuyển biến thức ăn và tỉ lệ heo tiêu chảy. Đồng thời cũng đánh giá sơ bộ hiệu quả
về mặt kinh tế của việc sử dụng sữa bột Nuklospray K53.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO CON CAI SỮA
Sau cai sữa, heo con chịu sự thay đột ngột về chế độ ăn từ sữa mẹ, từ thức ăn dễ

tiêu hóa và giàu dinh dưỡng sang thức ăn khô chứa các thành phần khó tiêu hóa hơn và
cũng kém ngon miệng hơn.
Màng nhầy ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa lúc 3-4 tuần tuổi.
So với trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình
trạng ngắn này vẫn tiếp tục giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa. Mào ruột, là nơi
mà tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột
trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài enzyme tiêu hóa (lactase,
glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất
dinh dưỡng cùa ruột cũng giảm (Trần Thị Dân, 2004).
Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần
thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giải thích tại sao heo cai sữa tăng
nhạy cảm đối với bệnh E.coli. Ngoài ra, thức ăn thay sữa mẹ thường khó tiêu hóa hơn

sữa. Do đó heo con giảm khả năng tiêu hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên men làm giảm
hấp thu nước ở đường ruột. Hậu quả là heo bị tiêu chảy.
Nhìn chung, trọng lượng cơ thể của heo con càng cao thì hệ tiêu hóa và khả
năng miễn dịch của heo con càng lớn, heo con càng có thể chịu đựng và vượt qua các
stress trong khi cai sữa và có mức độ tăng trưởng cao hơn sau cai sữa (Hội Đồng Hạt
Cốc Hoa Kỳ, 2000).
Ở trong giai đoạn này, bộ máy tiêu hóa của heo con phát triển nhanh về kích
thước, dung tích và hoạt động sinh lý tiêu hóa. Sự phát triển bộ máy tiêu hóa ở heo con
ngoài việc gia tăng về kích thước, trọng lượng và dung tích mà còn gắn liền với sự
phát triển và hoàn thiện sự tiết acid chlorhydric (HCl) trong dịch vị và hệ thống
enzyme tiêu hóa để có thể hấp thu được nhiều hơn lượng sữa mẹ cung cấp, cũng như
tiêu hóa một cách hữu hiệu các nguồn thức ăn ngoài sữa mẹ.
3


Nhiều nghiên cứu cho rằng: Heo con 20-25 ngày tuổi thiếu HCl trong dịch vị,
vì lượng HCl tiết ra ít và chúng lại nhanh chóng kết hợp với dịch nhầy nên các vi sinh
vật có điều kiện phát triển gây bệnh đường ruột làm heo con bị tiêu chảy. Khả năng
tiêu hóa của dịch vị heo con tăng dần theo tuổi rõ rệt. Lipase cao lúc sơ sinh cho đến 5
tuần tuổi giảm đi chút ít rồi ổn định. Amylase, protease, maltase tăng dần theo tuần
tuổi nhưng múc độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thành phần thức ăn. Maltase có
hoạt tính thấp lúc sơ sinh và tăng nhanh đến 8 tuần tuổi, hoạt lực của lactase đạt đỉnh
cao lúc 1 tuần tuổi một cách nhanh chóng và giảm nhanh đến 7 tuần tuổi, lúc sơ sinh
không tìm thấy enzyme saccharase (trích dẫn của Đặng Minh Phước, 2005).
Ở heo con sau cai sữa, pH dạ dày cao (> 6) làm cho phản ứng pepsinogen hình
thành pepsin khó xảy ra. Hậu quả là protein không được tiêu hóa tốt trong dạ dày, từ
đó tạo chất nền tốt cho vi khuẩn phát triển, pH cao còn gây cản trở cho việc hòa tan để
hấp thu chất khoáng. Điều này dễ gây bệnh đường ruột nhất là tiêu chảy.
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực của enzyme tuyến tụy trên heo cai
sữa lúc 28 ngày tuổi (mmol cơ chất được thủy phân/phút) (Jensen et al, 1997)

Ngày tuổi

Trysin

Chymotripsin

Amylase

3

14,6

0,94

2,076

7

22,0

3,52

14,666

14

33,8

4,91


21,916

21

32,1

6,99

26,165

28

55,6

9,49

65,051

35

42,1

3,90

24,730

42

150,0


7,79

54,516

49

349,0

17,40

159,516

56

515,0

14,30

182,106

Nói chung, do hệ thống enzyme tiêu hóa ở giai đọan này chưa phát triển kịp với
lượng thức ăn đưa vào nên khó tiêu hóa hết thức ăn và đã tạo điều kiện cho các vi sinh
vật phát triển, chúng sinh ra độc tố và sinh hơi mạnh không phù hợp với đường tiêu
hóa cùa heo con gây tiêu chảy làm heo con còi cọc, chậm lớn.

4


Cùng với sự thay đổi sinh lý tiêu hóa còn có các yếu tố khác có ảnh hưởng đến
sự phát triển của heo cai sữa. Các yếu tố khác như: tuổi cai sữa; trọng lượng cai sữa;

khả năng tăng trưởng do di truyền; chăm sóc và môi trường nuôi; chế độ dinh dưỡng
và bệnh là các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của heo cai sữa (Nguyễn Ngọc
Tuân và Trần Thị Dân, 1999). Do đó, để đảm bảo sự tăng trưởng của heo nhà chăn
nuôi cần chú ý đến các yếu tố trên, đặc biệt về mặt dinh dưỡng cần chú ý cung cấp cho
heo con một khẩu phần ăn dễ tiêu, phù hợp với đặc điểm tiêu hóa, khả năng hấp thu và
nhu cầu dinh dưỡng của heo con ở giai đoạn này.
Mức tăng trưởng của heo con cai sữa được ghi nhận trong bảng dưới đây là
mức tối thiểu mà nhà chăn nuôi cần đạt được để có hiệu quả tốt trong chăn nuôi.
Bảng 2.2: Mức tăng trưởng của heo cai sữa có trọng lượng khoảng 6 – 20 kg
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999).
Chỉ tiêu

Khá

Tốt

Tốt nhất

Tăng trọng bình quân (gram/con/ngày)

340

455

545

Lượng thức ăn bình quân (gram/con/ngày)

705


770

770

Hệ số tiêu tốn thức ăn

2,0

1,7

1,4

Tỉ lệ chết (%)

2,5

1,5

0,5

Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng của heo con cai sữa (NRC, 1998).
Trọng lượng heo (kg)
5 - 10

10 - 20

20 - 50

500


1.000

1.855

Năng lượng trao đổi trong khẩu phẩn (kcal/kg)

3.265

3.265

3265

Ước tính năng lượng trao đổi ăn vào (kcal/kg)

1.620

3.265

6.050

Đạm thô (%)

23,7

20,9

18,0

Ca (%)


0,80

0,70

0,60

Ptổng số (%)

0,65

0,60

0,50

Phữu dụng (%)

0,40

0,32

0,23

Na (%)

0,20

0,15

0,10


Cl (%)

0,20

0,15

0,08

Lượng thức ăn ăn vào ước tính (g/ngày)

5


2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO PHÚ SƠN
2.2.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Phú Sơn thuộc ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh. Trại được xây dựng với diện tích khoảng 11 ha, cách
ngã ba Trị An khoảng 3 km. Trại có địa thế cao ráo với độ dốc tự nhiên, phía Đông và
phía Tây giáp một số xí nghiệp chăn nuôi khác.
2.2.2. Quá trình thành lập trại
Công ty chăn nuôi Phú Sơn được thành lập vào tháng 3/1976 theo Quyết định số
41/UBT của UBND Tỉnh Đồng Nai trên cơ sở trại heo tư nhân có tên KYCANOCO.
Khi mới thành lập, Công ty có tên là Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn - đơn vị hạch
toán độc lập thuộc Công ty Nông nghiệp Đồng Nai.
Năm 1984, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn sát nhập vào Công ty chăn nuôi
Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 7/1994, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn được tách khỏi Công ty chăn
nuôi Đồng Nai, thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí nghiệp chăn nuôi
heo Phú Sơn.
Tháng 12/1994, Công ty tiếp nhận xí nghiệp chăn nuôi heo Long Thành.

Tháng 1/1997, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi heo Đông Phương.
Tháng 11/ 2005, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi gà Đồng Nai.
Đến nay Công ty chăn nuôi heo Phú Sơn có 04 cơ sở: trại heo Phú Sơn (ấp Phú
Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai); trại heo Đông Phương (phường
Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; trại heo Long Thành (xã Long An, huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai); trại gà Phú Sơn (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai).
2.2.3. Nhiệm vụ của trại
Trại họat động chăn nuôi khép kín từ khâu con giống, thức ăn. Lai tạo nhân
giống để tăng đàn nái sinh sản nhằm ổn định quy mô trại và cung cấp con giống cho
các hộ chăn nuôi xung quanh. Sản xuất heo thương phẩm.
2.2.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 04/07/2009 cơ cấu đàn của trại như sau:
Thương phẩm: tổng 17.419 con.
6


- Đực: 4

- Heo thịt: 7.424

- Nái sinh sản: 2.033

- Heo cai sữa: 4.447

- Hậu bị cái: 92

- Heo con theo mẹ: 3.325

- Hậu bị lớn: 94

Giống gốc: tổng 6.306
- Đực: 185

- Hậu bị lớn: 33

- Nái sinh sản: 844

- Hậu bị nhỏ: 2.391

- Hậu bị đực: 23

- Cai sữa: 1.610

- Hậu bị cái: 57

- Thịt: 2

2.2.5. Công tác giống
Công tác chọn giống tại trại được tiến hành qua 4 giai đoạn:
* Giai đoạn mới sinh:
Xem lý lịch của nái có khả năng sinh sản tốt để chọn heo con làm giống.
Đếm vú: heo phải có hơn 12 vú trở lên mới được chọn, các vú phải đều nhau,
núm vú phải lộ rõ.
Cơ quan sinh dục phát triển bình thường và lộ rõ các đặc điểm giới tính.
Cân trọng lượng sơ sinh, chọn những con có trọng lượng sơ sinh lớn hơn 700gr,
khỏe mạnh, linh hoạt.
Bấm lỗ tai tất cả heo con để thuận lợi cho việc quản lý.
* Giai đoạn cai sữa: tiến hành cân trọng lượng, căn cứ vào ngoại hình, sự tăng
trưởng và sức khỏe để chọn heo đạt 4,5 kg trở lên và không mắc bệnh.
* Giai đoạn heo 60 ngày tuổi: heo có trọng lượng 10 kg trở lên, ngoại hình tốt,

chân khỏe mạnh và bộ phận sinh dục phát triển bình thường.
* Giai đoạn heo 6 tháng tuổi:
Đo vòng ngực, vòng ống chân, vòng xương bàn chân trước và độ dày mỡ lưng.
Kiểm tra lại vú.
Heo mang đặc điểm của giống, da lông bóng mượt, chân thẳng, cứng cáp, lanh
lợi, khỏe mạnh, không mắc các bệnh mãn tính, đã tiêm phòng các bệnh đầy đủ.
Lập phiếu cho từng cá thể nái hậu bị và sinh sản, theo dõi tránh sự đồng huyết.

7


2.2.6. Chuồng trại
Chuồng được xây theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tận dụng được ánh sáng buổi
sáng và tránh được mưa tạt, gió lùa. Chuồng được phân thành nhiều khu khác nhau và
sắp xếp theo mẫu chữ cái A, B, C,…(đối với dãy chuồng nái) và 1, 2, 3,…(đối với dãy
chuồng heo cai sữa và heo thịt). Các dãy chuồng cách nhau 2 m, mỗi dãy chuồng đều
có hố sát trùng ở hai đầu dãy. Mỗi dãy chuồng được gắn 4-6 quạt thông gió.
Mái chuồng được làm theo kiểu nóc đôi, lợp bằng tole. Đối với heo cai sữa, vách
giữa các gian được xây bằng gạch biệt lập hẳn với gian bên cạnh. Nền chuồng được đổ
bêtông và có độ dốc thấp, hệ thống nước thải tập trung tại hố phân. Khu vực xung
quanh dãy chuồng được trồng cây tạo bóng mát, cỏ mọc tự nhiên và được cắt thường
xuyên. Chuồng heo cai sữa được trang bị bạt kéo tay, được hạ xuống vào buổi chiều để
giữ ấm cho heo con.
2.2.7. Thức ăn
Nguồn thức ăn tập ăn cho heo con theo mẹ được mua từ công ty ANCO, đối với
heo cai sữa, heo nái, heo đực đều sử dụng nguồn thức ăn do chính công ty sản xuất.
2.2.8. Qui định vệ sinh phòng bệnh
Sau mỗi lần bán hay chuyển hết heo thì chuồng trại được tẩy rửa sạch sẽ; phun
thuốc sát trùng NaOH 2% lần 1, phơi chuồng 1 ngày; phun nước vôi 20% sát trùng lần
2, phơi chuồng 2 ngày.

Tất cả bao bố ủ ấm cho heo con (kể cả bao mới nhận) được giặt sạch và đem
phơi khô trước khi sử dụng.
Công nhân và khách tham quan ra vào đều tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt
của trại: mặc quần áo đồng phục, ủng, nón, khẩu trang. Đồ bảo hộ lao động của công
nhân phải được để ở trại không được mang ra khỏi trại, không được mặc quần áo bên
ngoài trại vào khu vực chăn nuôi. Trước khi vào khu chăn nuôi công nhân phải đi qua
vào hố sát trùng. Các phương tiện khi ra vào trại đều được rửa sạch bụi bẩn bằng nước
trước khi đi qua hố sát trùng và được phun thuốc sát trùng lên toàn bộ phương tiện.
Phân xưởng thức ăn nằm tách biệt với khu quản lý và khu chuồng trại. Được sát
trùng định kỳ, vệ sinh và diệt chuột. Thức ăn dự trữ phải khô ráo và được chống mốc.
Máy trộn thức ăn được vệ sinh định kỳ bằng chổi và giẻ khô. Máng ăn được vệ sinh
hàng ngày để tránh tồn đọng thức ăn.
8


Nước giếng được sử dụng cho việc vệ sinh và nước uống cho heo. Nước được
bơm lên bồn chứa sau đó cung cấp đến các ô chuồng. Bồn chứa được chà rửa cặn bã,
tẩy rong rêu định kỳ hàng tháng bằng bàn chải. Mẫu nước được kiểm tra định kỳ 2 lần
trong năm về chỉ tiêu hóa lý và vi sinh để có hướng giải quyết kịp thời.
2.2.9. Qui trình tiêm phòng một số bệnh ở trại
Bảng 2.4: Quy trình tiêm vacxin đối với đàn heo thương phẩm
Loại vaccin
Lọai heo

Tuổi

DỊCH
TẢ

Theo mẹ


AUJESZKY

FMD

PARVO

14 ngày tuổi
21 ngày tuổi

x

Hậu
bị nhỏ

x
x

x

x

12 tuần tuổi

x

13 tuần tuổi

x


16 tuần tuổi

x

185 ngày tuổi

x

190 ngày tuổi
Hậu

195 ngày tuổi

bị lớn

200 ngày tuổi
205 ngày tuổi

CIRCO

x

49 ngày tuổi
56 ngày tuổi

PRRS
x

42 ngày tuổi
Cai sữa


MYCO

x
x

x

x
x

x

210 ngày tuổi

x

65 ngày tuổi
70 ngày tuổi
Mang
thai

75 ngày tuổi

x
x

80 ngày tuổi

x

x

85 ngày tuổi

x

90 ngày tuổi

x

95 ngày tuổi

x

10 ngày tuổi
Nuôi con

x

15 ngày tuổi
21 ngày tuổi

x
x

25 ngày tuổi

x

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại Phú Sơn)

9


2.3. Giới thiệu về sữa Nuklospray K53 do Sloten B.V sản xuất
2.3.1. Đặc điểm
Nuklospray K53 là sữa dạng bột mịn, giúp tối đa hóa năng suất tăng trưởng của
heo con bằng khả năng tiêu hóa tối đa chất béo. Hạt béo được bao bọc bởi protein và
lactose, được làm nhỏ và đều hạt, có cấu trúc lý tưởng tương tự như acid béo của heo
mẹ nên rất dễ tiêu hóa.
Nuklospray K53 có lượng chất béo, lactose và đạm chất lượng cao dùng để chế
biến thức ăn tập ăn và thức ăn cho heo con cai sữa.
Bảng 2.5: So sánh cấu trúc acid béo của sữa Nuklospray K53 và sữa heo mẹ
Acid béo

Nuklospray

Sữa heo mẹ

≤ C 6:0

0,2

0,0

C 8:0

2,0

0,0


C 10:0

1,5

0,2

C 12:0

13,5

0,4

C 14:0

5,7

4,3

C 16:0

20,2

33,0

C 16:1

0,1

12,2


C 17:0

0,1

0,3

C 17:1

0,0

0,3

C 18:0

4,3

4,0

C 18:1

20,0

31,2

C 18:2

28,1

11,0


C 18:3

3,7

1,6

C 20:0

0,3

0,1

C 20~24

0,3

1,4

10


Hình 2.1: Chất béo thông thường Hình 2.2: Chất béo được làm nhỏ và đều hạt

Ø 20 micron

Ø 2 micron

Chất béo được làm nhỏ và đều hạt => 95% hạt béo < 2µm

Hình 2.3: Bao bì sản phẩm


2.3.2. Thành phần
Bảng 2.6: So sánh thành phần của sữa Nuklospray K53 và bột váng sữa đang
được sử dụng tại trại
Nuklospray K53

Bột váng sữa

Đạm thô :

20,0%

Protein :

11 – 15%

Béo thô :

24,0%

Béo :

3%

Lactose :

35%

Lactose :


72%

Tro :

8,0% max

Tro :

7 – 10%

Độ ẩm :

3,5%

Ẩm độ :

4,5%

Xơ thô :

1% max

Năng lượng : 5100 kcal/kg

11


Nhìn chung trong thành phần sữa Nuklospray K53 hàm lượng chất béo và hàm
lượng protein cao hơn hàm lượng chất béo và protein có trong bột váng sữa đang được
sử dụng tại trại.

Nuklospray K53 có hàm lượng chất béo khá cao, vì chất béo có giá trị năng
lượng cao nên khi bổ sung vào trong khẩu phần thức ăn sẽ giúp nâng cao được khả
năng sinh trưởng của heo con. Ngoài ra, chất béo còn giúp tăng khẩu vị thức ăn, là
dung môi để hòa tan các vitamin (A, D, E, K) và sắc tố giúp cơ thể hấp thu thuận tiện.
Bên cạnh đó, trong Nuklospray K53 còn chứa hàm lượng protein cao giúp heo con
sinh trưởng tốt. Sự chuyển hóa lactose thành acid lactic giúp acid hóa đường ruột, tiêu
hóa protein, và tạo ra môi trường chống lại vi khuẩn gây bệnh. Lactose còn giúp duy
trì sự nguyên vẹn của lông nhung ruột non tăng sự hấp thu dinh dưỡng, hiệu quả thức
ăn và tăng miễn dịch đề kháng đối với bệnh tật.

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Thí nghiệm (TN) đã được tiến hành từ ngày 15/03/2009 đến ngày 15/07/2009.
3.1.2. Địa điểm
Trại chăn nuôi heo Phú Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu một yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 2 lô,
mỗi lô thí nghiệm có 22 heo con, được lập lại 5 lần, tổng số heo toàn thí nghiệm là 220
con.
* Lô đối chứng (ĐC):
Trong giai đoạn 1 (15 ngày) ở heo 38 ngày tuổi cho đến 53 ngày tuổi: sử dụng
thức ăn căn bản tại trại, có chứa 5% bột váng sữa và 5% đậu nành ép đùn.
Trong giai đoạn 2 (15 ngày tiếp theo) từ 54 cho đến 69 ngày tuổi: sử dụng thức
ăn căn bản tại trại, không có bột váng sữa và có 10% đậu nành ép đùn.

* Lô thí nghiệm (TN):
Trong giai đoạn 1: 5% bột váng sữa và 5% đậu nành ép đùn trong thức ăn căn
bản được thay thế bằng 10% Nuklospray K53.
Trong giai đoạn 2: 5% đậu nành ép đùn trong thức ăn căn bản được thay thế
bằng 5% Nuklospray K53.

13


Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Giai đoạn
Thức

1

ăn

Lô ĐC

Lô TN

Cơ bản, có 5% bột váng sữa
và 10% đậu nành ép đùn

10% Nuklospray K53 thay
cho 5% bột váng sữa và 5%
đậu nành ép đùn

Cơ bản, có 10% đậu nành ép


5% Nuklospray K53 thay

đùn

thế 5% đậu nành ép đùn

Số heo TN/ô chuồng

22

22

Số lần lặp lại

5

5

Tổng số heo thí nghiệm

110

110

2

Bảng 3.2: Thành phần công thức thức ăn cho heo cai sữa dùng trong thí nghiệm
Thực liệu (kg)

Giai đoạn 1 (6A1)


Giai đoạn 2 (6A2)

Đối chứng

Nuklospray K53

Đối chứng

Nuklospray K53

Tấm gạo

300

320

300

308

Bắp ép đùn

200

200

150

150


Bắp

0

0

134

134

Bột váng sữa

50

0

0

0

Nuklospray K53

0

100

0

50


Đậu nành ép đùn

100

50

100

50

Khô dầu đậu nành

188

188

162

162

Cám gạo

0

0

50

50


Bột cá Peru

50

50

40

40

Dầu đậu nành

44

24

18

10

Bột sò

16

16

14

14


Biofos

8

8

8

8

Muối ăn

2

2

2

2

Đường cát

20

20

0

0


Chất bổ sung*

22

22

22

22

1000

1000

1000

1000

9.483

10.672

8.303

8.922

Tổng cộng
Giá thức ăn (VNĐ/kg)


14


* Các chất bổ sung bao gồm premix vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng, kháng sinh,
hấp thụ độc tố nấm mốc, hỗ trợ tăng trưởng…
3.2.2. Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng TN là 220 heo con thương phẩm lai 3 máu Yorshire, Landrace và
Duroc được nuôi từ 38 đến 69 ngày tuổi.
Lúc bắt đầu TN heo được chọn ngẫu nhiên và phân lô sao cho heo ở các lô TN
tương đối đồng đều nhau về lứa tuổi, trong lượng, giới tính, và tình trạng sức khỏe tốt.
3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.3.1. Chuồng trại
Chuồng nuôi đảm bảo đồng đều giữa các lô để ít ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm.
Mái chuồng được làm theo kiểu nóc đôi, lợp bằng tole. Có cách giữa các gian được
xây bằng gạch biệt lập hẳn với gian bên cạnh. Nền chuồng được đổ bêtông và có độ
dốc thấp, hệ thống nước thải tập trung tại hố phân. Khu vực xung quanh dãy chuồng
được trồng cây tạo bóng mát, cỏ mọc tự nhiên và được cắt thường xuyên.
Chuồng nuôi heo TN là chuồng sàn, mỗi ô chuồng có diện tích 1,8m × 3,0m =
5,4m2 nhốt 20 heo cai sữa. Nền chuồng làm bằng các tấm nhựa đan vào nhau, được
bao bọc bởi các thanh sắt vây quanh. Hệ thống máng ăn được thiết kế dễ dàng cho ăn
và làm vệ sinh. Mỗi ô chuồng đều có hệ thống núm uống tự động cho heo uống theo
nhu cầu.
Chuồng heo cai sữa được trang bị bạt kéo tay, được hạ xuống vào buổi chiều để giữ
ấm cho heo con.
3.3.2. Vật liệu thí nghiệm
Nước uống: sử dụng từ giếng khoan.
Thức ăn: sử dụng thức ăn tại trại sản xuất.
3.3.3. Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc
Heo thí nghiệm được nuôi dưỡng và chăm sóc ở cùng một điều kiện tương đồng.

Heo được cho ăn bằng máng ăn bán tự động, heo được ăn tự do, khi đói chúng dùng
mõm thúc vào cổ máng ăn, khi cổ máng ăn động đậy thức ăn rơi ra do đó heo luôn
được ăn tự do theo nhu cầu của chúng. Thức ăn được đổ vào máng hằng ngày, thức ăn
được đổ vào máng tùy thuộc vào sức tiêu thụ thức ăn của heo. Do thức ăn được lưu trữ
15


×