Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG BETA – GLUCAN LÊN SỨC SINH SẢN VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA GÀ ĐẺ ISA BROWN TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG BETA – GLUCAN
LÊN SỨC SINH SẢN VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA
GÀ ĐẺ ISA BROWN TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI

Họ và tên sinh viên: PHAN VĨNH TỶ PHƯỢNG
Ngành:

THÚ Y

Chuyên ngành:

DƯỢC THÚ Y

Niên khóa:

2004 – 2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG β – GLUCAN
LÊN SỨC SINH SẢN VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA
GÀ ĐẺ ISA BROWN TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI

Tác giả

PHAN VĨNH TỶ PHƯỢNG



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
chuyên ngành Dược thú y

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S HỒ THỊ NGA
PGS.TS TRẦN THỊ DÂN

Tháng 09 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa học và quyển luận văn này tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến:
Th.S Hồ Thị Nga, PGS.TS Trần Thị Dân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy, cô trong và ngoài
khoa đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học.
Chú Lâm Thanh Đức, chủ trại gà Thanh Đức, các cán bộ kỹ thuật cùng
toàn thể anh, chị, em công nhân của trại gà Thanh Đức đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tin thần cho tôi trong suốt thời gian thực
tập ở quý trại.
Tôi vô cùng biết ơn bố, mẹ người đã trực tiếp cưu mang và nuôi dưỡng tôi,
cùng toàn thể người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn trong và ngoài lớp Dược Y K.30 đã gắn

bó, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập vừa qua.
Sinh viên thực hiện

PHAN VĨNH TỶ PHƯỢNG

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ‘‘Khảo sát hiệu quả của việc bổ sung β – glucan lên sức
sinh sản và tình trạng sức khỏe của của gà đẻ Isa Brown tại một trại chăn nuôi’’
được tiến hành tại trại gà Thanh Đức tỉnh Đồng Nai, thời gian từ tháng 03/2009
đến tháng 06/2009. Thí nghiệm được tiến hành trên 320 gà chia làm bốn lô (mỗi
lô 80 con gà) giữa các lô có sự đồng đều về lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và khả
năng sinh sản trước khi thí nghiệm.
Kết quả của việc khảo sát sau khi bổ sung β – glucan vào khẩu phần của
gà đẻ giai đoạn từ 51 đến 60 tuần tuổi:
Trọng lượng trứng trung bình ở lô bổ sung mức 20 ppm β – glucan (64,22 g/trứng)
cao hơn các lô khác (63,36; 63,57; 63,59 g/trứng) với P < 0,05.
Tỷ lệ đẻ trứng cao nhất thuộc về lô đối chứng (88,11%), các lô thí nghiệm
là: 87,12; 87,47; 87,57% với P > 0,05.
Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô đối chứng (2,10) thấp hơn các lô có bổ
sung β – glucan (2,11; 2,14; 2,14), với P > 0,05.
Lượng thức ăn tiêu tốn/gà/ngày ở lô đối chứng là 117,44 g/con/ngày
và các lô bổ sung β – glucan lần lượt là 115,95; 119,35; 119,77 g/con/ngày,
với P < 0,05.
Tỷ lệ ngày con sổ mũi ở các lô bổ sung β – glucan (2,36; 2,03 và 1,36%)
đều thấp hơn lô đối chứng (2,45%), với P < 0,05.
Tỷ lệ ngày con bỏ ăn ở các lô bổ sung β – glucan đồng thời có uống kháng
sinh (4,63; 5,12%) thấp hơn các lô còn lại (6,02; 5,72%), với P < 0,01.

Chỉ số hình dạng của lô đối chứng (0,75) thấp hơn các lô có bổ sung
β – glucan (0,76), với P > 0,05.
Chỉ số lòng đỏ của lô bổ sung 40 ppm β – glucan và không cho uống
kháng sinh (0,37) thấp hơn các lô còn lại (0,38), với P > 0,05.
Tỷ lệ vỏ trứng ở lô bổ sung 20 ppm β – glucan thấp nhất (0,77%), với P < 0,01.
Lô bổ sung 20 ppm β – glucan có độ dày vỏ cao nhất (0,52 mm), với P < 0,01.

iii


Lô đối chứng có tỷ lệ trứng khác thường cao nhất (15,95%), với P < 0,01.
Tỷ lệ loại thải gà ở lô đối chứng và lô bổ sung β – glucan ở mức 40 ppm
đều là 0%, thấp hơn hai lô còn lại (1,25; 3,75%).

iv


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ............................................................................................................ i
Tóm tắt

.......................................................................................................... iii

Mục lục

............................................................................................................v

Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................. viii
Danh sách các bảng............................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1

U

1.1.

Đặt vấn đề ....................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu .......................................................................................................2

1.3.

Yêu cầu ........................................................................................................2

Chương 2: TỔNG QUAN.......................................................................................3
2.1.

Giới thiệu về giống gà Isa Brown................................................................3

2.2.

Một số tiêu chuẩn về chất lượng trứng ........................................................6

2.3.

Một số bệnh trên gà .....................................................................................6

2.3.1. Một số bệnh ảnh hưởng đến sức sinh sản của gà ........................................6
2.3.2. Một số bệnh gây chảy nước mắt, nước mũi ở gà.........................................7
2.4.


Giới thiệu về β – glucan...............................................................................7

2.4.1. Cấu tạo của β – glucan.................................................................................8
2.4.2. Thành phần cấu tạo của vách tế bào nấm men S. cerevisiae .......................9
2.4.3. Cơ chế hấp thu β – glucan .........................................................................10
2.4.4. Cơ chế tác động, vai trò của β – glucan trong đáp ứng miễn dịch ............11
2.4.5. Những hạn chế khi sử dụng thức ăn nhóm NSP........................................14
2.4.6. Một số nghiên cứu về β – glucan hiện nay ................................................15
2.5.

Giới thiệu về trại gà Thanh Đức ................................................................16

2.5.1. Vị trí địa lý.................................................................................................16
2.5.2. Khí hậu thời tiết .........................................................................................16
2.5.3. Nguồn nước ...............................................................................................16
2.5.4. Chuồng trại ................................................................................................17

v


2.5.5. Cơ cấu tổ chức và tình hình sản xuất.........................................................17
2.5.6. Quy trình thú y...........................................................................................18
2.5.7. Quy trình loại thải gà đẻ ............................................................................18
2.5.8. Giới thiệu một vài kháng sinh trại sử dụng ...............................................20
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................22
3.1.

Thời gian và địa điểm ................................................................................22


3.1.1. Thời gian:...................................................................................................22
3.1.2. Địa điểm: ...................................................................................................22
3.2.

Đối tượng khảo sát.....................................................................................22

3.3.

Phương pháp thí nghiệm............................................................................22

3.3.1. Bố trí thí nghiệm........................................................................................22
3.3.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ................................................................23
3.4.

Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp thực hiện .......................................23

3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh sản .............................................................................23
3.4.2. Các chỉ tiêu về sức khỏe ............................................................................24
3.4.3. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng................................................................25
3.5.

Phương pháp xử lý thống kê......................................................................28

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................29
4.1.

Các chỉ tiêu về sinh sản .............................................................................29

4.1.1 Trọng lượng trứng trung bình....................................................................29
4.1.2. Tỷ lệ đẻ trứng.............................................................................................31

4.1.3. Tiêu tốn thức ăn .........................................................................................32
4.2.

Các chỉ tiêu về sức khỏe ............................................................................35

4.2.1. Tỷ lệ ngày con sổ mũi................................................................................35
4.2.2. Tỷ lệ ngày con bỏ ăn.................................................................................37
4.2.3. Tỷ lệ loại thải .............................................................................................38
4.3.

Các chỉ tiêu về chất lượng trứng................................................................39

4.3.1. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng...........................................................39
4.3.2. Các chỉ tiêu về tỷ lệ các thành phần của trứng và độ dày vỏ ....................41

vi


4.3.2. Tỷ lệ trứng khác thường ............................................................................43
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................46
5.1.

Kết luận.....................................................................................................46

5.2.

Đề nghị.......................................................................................................46

Tài liệu tham khảo ................................................................................................47
Phụ lục


..........................................................................................................49

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CRD

=

Chronic respiratory disease

Ctv

=

Cộng tác viên

ĐC

=

Đối chứng

E.coli

=

Escherichia coli


HU

=

Haugh

I.S.A

=

Institut de sélection animale

IB

=

Infectious Bronchitis

KKS

=

Không kháng sinh

KS

=

Kháng sinh


NS

=

Non-Significant (không có ý nghĩa thống kê)

NSP

=

non – starch polysaccharides

PRRS

=

Porcine reproductive and respiratory syndrome

PRRSV

=

Virus porcine reproductive and respiratory syndrome

S. cerevisiae =

Saccharomyces cerevisiae

S/P


=

Sample / positive

TNF

=

Tumor necrosis factor

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng của giống gà Isa Brown của
A Hendrix Genetics Company ............................................................ 5
Bảng 2.2: Thành phần cơ bản của vách tế bào nấm men S.cerevisiae ................ 10
Bảng 2.3: Hàm lượng β – glucan trong vài thực liệu .......................................... 14
Bảng 2.4: Lịch sử dụng kháng sinh của trại trong thời gian thí nghiệm………..19
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng của trại ............................................................. 20
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 22
Bảng 4.1: Trọng lượng trứng trung bình ............................................................ 29
Bảng 4.2: Tỷ lệ đẻ ............................................................................................... 31
Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn trung bình của gà trên ngày ..................................... 32
Bảng 4.4: Hệ số chuyển biến thức ăn .................................................................. 34
Bảng 4.5: Tỷ lệ ngày con sổ mũi ........................................................................ 35
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày con bỏ ăn .......................................................................... 37
Bảng 4.7: Tỷ lệ loại thải ..................................................................................... 38
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................... 39

Bảng 4.9: Các chỉ tiêu về tỷ lệ các thành phần của trứng và độ dày vỏ .............. 41
Bảng 4.10: Tỷ lệ trứng khác thường ................................................................... 43

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Hình gà Isa Brown ............................................................................... 4
Hình 2.2. Cấu trúc của β – glucan ....................................................................... 9
Hình 2.3. Thành phần cấu tạo của vách tế bào nấm men S.cerevisiae ................ 9
Hình 2.4. Cơ chế hấp thu β – glucan…………………………………………..13
Hình 2.5. Sự gắn của β 1,3 - 1,6 glucan lên thụ thể bề mặt đại thực bào .......... 13
Hình 2.6. Đại thực bào được hoạt hóa sau khi gắn β 1,3 – 1,6 glucan ............ 13
Hình 2.7. Sơ đồ trại gà Thanh Đức.................................................................... 18
Hình 3.1. Cách đo đường kính lòng đỏ, đo dộ dày vỏ ............................. . ……27
Hình 3.2. Các chất chứa trong quả trứng khi trứng đập vỏ và đổ ra ngoài ...... 28
Hình 4.1. Trứng vỏ nhăn nheo…………………………………………………45
Hình 4.2. Trứng vỏ mỏng, nhạt màu…………………………………………...45
Hình 4.3.

Trứng trên vỏ có các đám vôi nhỏ…………………………………45

Hình 4.4.

Trứng vỏ lụa………………………………………………………..45

Hình 4.5.

Trứng vỏ mỏng, sần sùi.…………………………………………...45


Hình 4.6.

Trứng vỏ nhăn nheo, móp méo……………………………………45

Biểu đồ 2.1. Trọng lượng trứng trung bình, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống của giống .....
gà Isa Brown ........................................................................................ 4
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng trứng trung bình ......................................................... 30
Biểu đồ 4.2. Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày ................................................................ 33
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ ngày con sổ mũi ..................................................................... 37
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ ngày con bỏ ăn ....................................................................... 38
Biểu đồ 4.5.Tỷ lệ vỏ............................................................................................. 43
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ trứng khác thường.................................................................. 44

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
An toàn thực phẩm luôn là vấn đề cấp thiết của toàn xã hội. Việc sử dụng
kháng sinh để phòng và chữa bệnh trong chăn nuôi chưa được kiểm soát, dẫn đến
sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm chăn nuôi là khá phổ biến. Sự tồn dư
kháng sinh đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và liên quan rất lớn đến
sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, tác hại của nó còn kéo dài về sau và không
thể lường hết được.
Vấn đề đặt ra là cần phải có những chế phẩm, hoặc các loại thực phẩm chức
năng từ các nguyên liệu trong tự nhiên, nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của vật
nuôi để hạn chế phần nào việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
Nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu, ứng dụng trong chăn nuôi
nhằm tăng cường, đáp ứng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi. Một trong những chế

phẩm được đề nghị bổ sung trong khẩu phần của gà đẻ là β – glucan, chất này
được ly trích từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae, có khả năng
hoạt hóa đại thực bào, kích thích tiết lysozyme, cytokine, tăng hoạt tính lympho
T và B,…
Được sự chấp thuận của khoa Chăn Nuôi Thú Y, sự hướng dẫn của Th.S
Hồ Thị Nga, PGS.TS Trần Thị Dân, sự hỗ trợ của trại gà Thanh Đức chúng tôi
thực hiện đề tài:
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG β – GLUCAN LÊN
SỨC SINH SẢN VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA GÀ ĐẺ ISA
BROWN TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI.

1


1.2. Mục tiêu
Đánh giá tác động của việc bổ sung β – glucan lên sức sinh sản và sức
khỏe của gà đẻ.
1.3. Yêu cầu
Bố trí 4 lô thí nghiệm bổ sung 4 mức β – glucan (0, 20, 40 ppm và 40 ppm
kết hợp không bổ sung kháng sinh trong nước) trong khẩu phần của gà đẻ; theo
dõi một số chỉ tiêu về sinh sản như: chỉ tiêu về số lượng, chất lượng trứng, hệ số
chuyển biến thức ăn. Đồng thời theo dõi một số chỉ tiêu về sức khỏe như: tỷ lệ bỏ
ăn, tỷ lệ mắc bệnh trên đường hô hấp, đường tiêu hóa, tỷ lệ loại thải, tỷ lệ chết.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về giống gà Isa Brown

Gà Isa Brown là sản phẩm của tổ hợp lai các dòng đẻ trứng nâu của Viện
chọn giống súc vật (Institus de sélection animale) viết tắt là I.S.A, ở Pháp. Isa
Brown được nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới. Nó phù hợp với khí hậu nóng
lạnh, khô ráo, ẩm ướt và những phương pháp nuôi khác nhau trong lồng, sàn hay
nền đất có lót trấu. Gà có sức đề kháng với bệnh tật cao, đẻ trứng màu nâu đỏ khá
đậm và dày, trứng có chất lượng tốt.
Đặc điểm của gà bố có lông màu nâu và gà mẹ có lông màu trắng. Gà con
tự phân biệt giới tính bằng màu lông với con mái lông nâu (hung hung) dùng
nuôi đẻ, con trống lông trắng, bị loại bỏ sau khi đẻ. Gà mái trưởng thành có bộ
lông nâu đỏ pha một ít lông trắng sát thân và ở chóp cánh, chóp đuôi.
Tỷ lệ nuôi sống từ 20 đến 80 tuần tuổi là 92,5%. Số trứng bình quân trên
số gà đầu kỳ là 308 quả. Số trứng bình quân trên số đầu gà có mặt là 320 quả.
Tuần tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% là 23 tuần. Khẩu phần hàng ngày: 115 - 120 g/gà, với
thức ăn 2800 Kcal/kg. Hệ số trao đổi thức ăn giữa ngày tuổi thứ 141 và 532 là
2,4 - 2,5 tùy theo sự điều chỉnh khẩu phần. Trọng lượng con mái lúc bắt đầu đẻ
(20 tuần): 1,64 kg/con (Võ Bá Thọ, 1995).

3


Hình 2.1: Hình gà Isa Brown

Biểu đồ 2.1: Trọng lượng trứng trung bình, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống của giống gà
Isa Brown

4


Bảng 2.1: Tiêu chuẩn tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng của giống gà Isa Brown của
A Hendrix Genetics Company (Nguồn: www. Hendrix – genetics.com).

Tuần tuổi

Tỷ lệ đẻ
(%)

Trọng lượng
trứng (g)

Tuần tuổi

Tỷ lệ đẻ
(%)

Trọng lượng trứng
(g)

18

2

43

49

88,8

64,2

19


17,2

45,5

50

88,3

64,3

20

40

49

51

87,8

64,4

21

65

52

52


87,3

64,5

22

84

54,5

53

86,8

64,6

23

91

56,5

54

86,3

64,7

24


93

57,7

55

85,8

64,7

25

94

58,8

56

85,3

64,8

26

95

59,6

57


84,8

64,8

27

95

60,2

58

84,3

64,9

28

95

60,7

59

83,8

64,9

29


94,7

61,1

60

83,3

65

30

94,5

61,5

61

82,7

65

31

94,3

61,9

62


82,1

65,1

32

94,1

62,2

63

81,6

65,1

33

93,9

62,4

64

81

65,1

34


93,6

62,6

65

80,5

65,2

35

93,3

62,8

66

79,7

65,2

36

93

63

67


78,9

65,3

37

92,7

63,2

68

78,2

65,3

38

92,5

63,3

69

77,4

65,4

39


92,2

63,4

70

76,6

65,4

40

91,9

63,5

71

75,8

65,5

41

91,6

63,6

72


75

65,5

42

91,3

63,7

73

74,3

65,6

43

91

63,7

74

73,5

65,6

44


90,7

63,8

75

72,7

65,6

45

90,4

63,9

76

71,9

65,6

46

90

64

77


71,1

65,7

47

89,6

64,1

78

70,4

65,7

48

89,2

64,2

79

69,6

65,8

80


68,4

65,8

5


2.2. Một số tiêu chuẩn về chất lượng trứng
Trứng đạt yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn:
Độ đậm màu lòng đỏ: 1 – 6 (không đạt), 7 – 12 (đạt yêu cầu), 13 – 15 (tốt).
Độ dày vỏ trên 0,4 mm là trứng tốt, trứng ấp phải có vỏ dày tối thiểu 0,35 mm.
Chỉ số Haugh: nhỏ hơn 55 (xấu), 55 – 64 (trung bình), 65 – 79 (tốt), 80 – 100
(rất tốt). Chỉ số hình dạng nhỏ hơn 65 (trứng dài), 65 – 75 (trứng tốt) hình dạng đặt
trưng là hình elip, lớn hơn 75 (trứng ngắn).
Chỉ số lòng đỏ khoảng 0,45 – 0,5 là trứng tốt, chỉ số lòng trắng khoảng
0,09 – 0,11 là trứng tốt. Chỉ số lòng đỏ và chỉ số lòng trắng càng lớn thì tỷ lệ ấp
nở càng cao (Võ Bá Thọ, 1996).
Tỷ lệ phần trăm lòng đỏ (31,6%), lòng trắng (56,8%), vỏ trứng (11,6%)
(Wirtchaftsgeflúgél, 1978).
2.3. Một số bệnh trên gà
2.3.1. Một số bệnh ảnh hưởng đến sức sinh sản của gà
1) Hội chứng giảm đẻ (Egg drop syndrome - EDS)
Căn bệnh học: vi rút EDS, họ Adenoviridae.
Dịch tễ học: gà ở mọi lứa tuổi đều mẩn cảm với bệnh. Gà giống hướng thịt
và gà hướng trứng đẻ trứng màu nâu dễ bị nhiễm bệnh hơn gà đẻ trứng màu trắng.
Triệu chứng: trứng không bình thường, vỏ mỏng, mềm hoặc không có vỏ
canxi. Sản lượng trứng giảm hoặc mất hẳn. Con vật bị nhiễm vi rút vẫn khỏe mạnh.
2) Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis – IB)
Căn bệnh học: vi rút IB, họ Coronaviridae, vi rút này có nhiều serotýpe và
tính kháng nguyên khác nhau.

Dịch tễ: gà ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh. Bệnh lây lan nhanh từ đàn
này sang đàn khác nhưng tỷ lệ chết thấp. Bệnh có thể xảy ra ở cả đàn đã được
phòng bệnh bằng vacxin.
Triệu chứng: triệu chứng hô hấp với tiếng ran khí quản. Chất lượng và sản
lượng trứng giảm. Bệnh tạo ra trứng non, vỏ mềm hoặc những trứng nhăn nheo,
móp méo một phần hoặc toàn bộ, tạo ra những trứng bị nhạt màu hoặc màu trắng.

6


Ở vài ổ bệnh, tiêu chảy rất nhiều nhưng triệu chứng hô hấp lại nhẹ (Viện thú y
quốc gia, 2002).
3) Bệnh tạo trứng dị hình
Sự phá hủy (dù chỉ tạm thời) hoạt động của buồng trứng, đặc biệt là chức
năng nội tiết và vận động của ống dẫn trứng là nguyên nhân trực tiếp đẻ ra những
trứng không bình thường. Những sự phá hủy ấy trong quá trình tạo trứng bị gây
ra do việc cho ăn và chế độ nuôi không hợp lý đối với gà mái tơ đẻ trứng cũng
như bởi các bệnh khác khác nhau của cơ quan tạo trứng. Trứng không bình
thường hoặc trứng bệnh gồm: trứng quá nhỏ, quá to, trứng đôi, trứng biến dạng.
Trứng biến dạng có nhiều hình dạng khác nhau như:
Trứng hình tròn, dài – hình trụ, xoắn, lõm, trứng có hình xoắn ốc hoặc
đinh vít được tạo ra trong tử cung ống dẫn trứng do kết quả chèn ép của thành
ống dẫn trứng lên trứng vào giai đoạn ban đầu khi tạo vỏ.
Trứng có vỏ sần sùi, trên vỏ có các cục, đám vôi nhỏ và các u lồi được tạo
thành trong giai đoạn sinh chất vôi của ống dẫn trứng, do kết quả phá hủy sự hoạt
động các tuyến bài tiết lớp vỏ và sự co bóp ống dẫn trứng không bình thường (co
giật). Sự tổn thương và viêm ống dẫn trứng ở mức độ khác nhau cũng tạo khả
năng hình thành các trứng dị hình (F.M.Orlov, 1975).
2.3.2. Một số bệnh gây chảy nước mắt, nước mũi ở gà
Bệnh sổ mũi lây nhiễm ở gà, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm,

bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh viêm đường hô hấp mãn tính.
2.4. Giới thiệu về β – glucan
Năm 1940, Louis Pillemer đã nghiên cứu trên Zymosan và cho biết đây là
một dược phẩm có khả năng kích thích và điều khiển hệ thống miễn dịch không
đặc hiệu, thành phần của nó là một hỗn hợp thô của những vật liệu từ thành tế
bào nấm men chứa đựng những protein, lipid và đường đa.
Năm 1960, Nicholas DiLuzio của Trường Đại học Tulane khám phá ra hợp
chất hoạt hóa miễn dịch chủ động trong phạm vi thành phần dược phẩm của Zymosan
là β-1,3-D-glucan (một chuỗi đường đa dài không có tác dụng phụ của Zymosan).

7


Năm 1975, vai trò của β-glucan trong điều trị ung thư đã được chứng
minh bởi thạc sĩ Peter W.Mansell và những cộng sự. Vào những năm 80, tại đại
học Harvard, giáo sư bác sĩ Jouyce Czop đã nghiên cứu về β-glucan và đã tìm ra
được vị trí thụ thể đặc biệt cho β-1,3-glucan trên bề mặt đại thực bào, vị trí đó có
kích cỡ khoảng 1 micron.
Năm 1985, thạc sĩ D.Patchen và cộng sự thuộc viện nghiên cứu bức xạ
sinh học của lực lượng vũ trang, thông báo kết quả của những cuộc thí nghiệm
của họ và công bố những hiệu quả phòng chống bức xạ của β-1,3-glucan.
Năm 1987, bác sĩ William Browder, giám đốc của trường đại học Tulane
ở NewOrleans, đã báo cáo những lợi ích của việc sử dụng β-1,3-glucan để kích
thích đáp ứng miễn dịch và ngăn ngừa sự nhiễm trùng ở những bệnh nhân đã trải
qua phẫu thuật do chấn thương cơ thể.
2.4.1. Cấu tạo của β – glucan
Beta – glucan là một polisaccharide được tạo nên từ các phân tử glucose,
nó khác các loại đường thông thường khác là được liên kết bởi những nối mắc
xích khác nhau bởi sự sắp xếp khác nhau ở vị trí β-1,3; β-1,4; β-1,6 glucoside.
Dựa vào tính chất của nó ta có thể phân loại β – glucan làm 2 loại: β – glucan tan

và β – glucan không tan.
Beta-glucan không tan là những β-1,3-1,4-glucan (có nhiều trong đại
mạch và yến mạch) chỉ là chất xơ không đóng vai trò gì trong miễn dịch. Beta –
glucan tan là những β-1,3-1,6-glucan có nhiều trong các loại cây nấm và vi sinh
vật, nguồn nhiều nhất là trong vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae
(S.cerevisiae). Nó là một chuỗi gồm nhiều glucose kết hợp với nhau tại các vị trí
β-1,3 và β-1,6. Chuỗi gồm những glucose liên kết với nhau tại vị trí β-1,3 được
xem như là mạch chính. Các glucose liên kết với mạch chính tại vị trí
β-1,6-glucan được xem như là mạch nhánh. Chính những mạch nhánh này góp
phần nâng cao khả năng kích thích sinh miễn dịch của β-1,3-1,6-glucan.
Chất β-1,3-glucan hay β-1,3-1,6-glucan đều có khả năng kích thích miễn
dịch, tuy nhiên, mạnh nhất vẫn là β-1,3-1,6-glucan.

8


Hình 2.2: Cấu trúc của β – glucan
2.4.2. Thành phần cấu tạo của vách tế bào nấm men S. cerevisiae
Vách tế bào nấm men S.cerevisiae chiếm 15 – 30% vật chất khô với đa
phần là β-1,3-glucan, β-1,6-glucan, manoprotein và kitin. Beta 1,3-glucan giữ vai
trò trọng tâm trong tổ chức vách tế bào, nó liên kết với β-1,6–glucan,
mannoprotein và kitin (Kollar và ctv, 1997; dẫn liệu bởi Hồ Thị Nga, 2007).
Những thành phần này đã tạo thành một mắt xích với hình dáng đại phân tử phức
tạp. Trong thực tế, thành
phần vách tế bào chiếm
10 – 20 % thể tích vách tế
bào, nó có thể so sánh như
một lưới rào hơn là một
cấu trúc đặc (Lipke và
Ovalle, 1998; dẫn liệu bởi

Hồ Thị Nga, 2007).
Hình 2.3: Thành phần cấu tạo của vách tế bào nấm
men S.cerevisiae

9


Bảng 2.2: Thành phần cơ bản của vách tế bào nấm men S.cerevisiae
Thành phần

Phân tử khối (kDa)

Tỷ lệ so với tế bào (%)

β -1,3-glucan

240

35 - 50

β -1,6-glucan

24

10

Manoprotein

100 - 200


25 - 50

25

1-3

Chitin

(Lipke và Ovalle, 1998; dẫn liệu bởi Hồ Thị Nga, 2007)
2.4.3. Cơ chế hấp thu β – glucan
Ruột non cũng tham gia bảo vệ cơ thể nhờ những nang bạch huyết nằm ở
vách ruột và những tế bào biểu mô đặc biệt gọi là tế bào M (Lâm Thị Thu
Hương, 2005). Sự hấp thu kháng nguyên xảy ra chủ yếu trong đoạn hồi tràng.
Kháng nguyên xuyên qua tế bào biểu mô đặc biệt được gọi là tế bào M và trên
những nang bạch huyết hay còn gọi là mảng payer. Sự bao phủ của các nang giúp
cho việc mã hóa bắt giữ những mảng nhỏ xung quanh trung tâm dạng vòm của tế
bào M. Tế bào M chấp nhận cho những kiểu hình đặc thù xuyên qua, thông qua
quá trình cơ học gọi là hiện tượng ẩm bào. Đây là sự bắt giữ vật lý và kéo chúng
thông qua thành ruột non. Khi kháng nguyên vừa qua khỏi thành tế bào ruột non
thì ngay lập tức một lượng lớn tế bào T, tế bào B, đại thực bào và tế bào hình cây
tiến tới và nhanh chóng thực bào các kháng nguyên và trình diện kháng nguyên.
Sau đó các tế bào nhớ kháng nguyên sẽ làm việc và kháng thể đặc hiệu chống lại
kháng nguyên đó nhanh chóng được sinh ra. Người ta cũng tìm thấy ở vùng này
một lượng lớn kháng thể, những kháng thể này rất quan trọng trong việc giúp làm
ngưng hoạt động của độc tố vi khuẩn, những thứ làm trở ngại quá trình thực bào.
Quá trình này xảy ra càng nhanh thì càng tốt cho cơ thể, nhanh chóng khống chế
được kháng nguyên và giảm thiểu nhất tác hại của kháng nguyên gây bệnh.
Tế bào M có khả năng nhận biết, bắt giữ và vận chuyển những phân tử
rắn rất nhỏ ở sát vách ruột non. Kích cỡ của những vật này có thể chỉ vài
micromet đường kính và chiều dài. β-1,3-1,6-glucan có tính kháng acid nên khi

cấp bằng đường uống nó qua được dạ dày mà không bị biến tính, ngoài ra nó còn

10


là chất hòa tan nên không bị kết tụ khi gặp nước. Hơn nữa, đường ruột thú thiếu
men đặc hiệu β-1,3-1,6-glucanase là men phân cắt β-1,3-1,6-glucan thành
glucose hoặc di-glucose là đường có thể bị hấp thu qua thành ruột non như là một
chất dinh dưỡng. Do đó, khi cấp β-1,3-1,6-glucan bằng đường miệng nó sẽ xuyên
qua đường tiêu hóa đến được hồi tràng mà không bị biến tính. Khi đến hồi tràng
nó được hấp thu như một kháng nguyên bởi tế bào M và phân bố đến các mảng
payer trong hệ thống mạch bạch huyết để hoạt hóa một cách hiệu lực những thụ
thể β – glucan trên đại thực bào hoặc một tế bào hình cây để tạo tiềm lực và nâng
cao hiệu quả đáp ứng miễn dịch.

Hình 2.4: Cơ chế hấp thu β – glucan
2.4.4. Cơ chế tác động và vai trò của β – glucan trong đáp ứng miễn dịch
β – glucan kích thích miễn dịch, hoạt hóa đại thực bào bằng cách gắn kết
với các thụ thể thu nhận thông tin đặc hiệu trên màng đại thực bào để kích hoạt
các đại thực bào hoạt động trực tiếp sản xuất ra các phức hợp diệt khuẩn, hoặc
chúng sẽ trở nên mẫn cảm hơn trong các đáp ứng miễn dịch. Sau khi được gắn
kết, chuỗi phản ứng miễn dịch sẽ khởi động và hoạt hóa tạo thành chuỗi hệ thống
phòng thủ chủ động.

11


Hoạt động dược học của β – glucan là tăng cường sức đề kháng của vật
chủ đối với sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng (Diluzio, 1983; dẫn
liệu bởi Hồ Thị Nga, 2007 ).

Beta – glucan làm tăng đáp ứng miễn dịch thông qua việc kích thích tăng
số lượng, kích thước và chức năng của đại thực bào, kích thích đại thực bào tiết
lysozyme, TNF (tumor necrosis factor) và sản xuất một số cytokine, (Meria at al,
1997). Beta-1,3-glucan kích hoạt hệ thống miễn dịch không đặc hiệu thông qua
việc kích thích tăng sự thực bào, tăng hoạt tính của tế bào lympho, kích thích hệ
thống lưới nội mô, kích hoạt tế bào diệt tự nhiên bao gồm cả những sự phân bào
được lựa chọn và bổ thể, tăng cường sản xuất kháng thể. Thêm vào những tác
dụng quan trọng này, β – glucan là một chất chống oxy hóa hiệu quả và loại thải
chất cặn bã trong cơ thể, có thể làm giảm cholesterol trong máu (Meria và ctv,
1996 ). β-glucan còn được cho là có vai trò thiết yếu trong việc điều trị ung thư
(W.Mansell at al, 1975), phòng chống bức xạ ( D.Patchen at al, 1985). Ngoài ra,
người ta còn chứng minh được β – glucan có thể làm giảm lượng kháng sinh
thông thường được yêu cầu mà hiệu quả điều trị vẫn được đảm bảo (trích dẫn bởi
Hồ Thị Nga, 2007)
Hiện nay, những nghiên cứu về β – glucan chưa nhiều và cũng chưa có
nghiên cứu nào cho thấy β – glucan có độc tính hoặc có khả năng gây bệnh, nó là
một trong những chất kích thích sinh học đối với sự đáp ứng miễn dịch không
đặc hiệu có triển vọng hiện nay.

12


Hình 2.5: Sự gắn của β 1,3-1,6 glucan lên thụ thể bề mặt đại thực bào
(Engstad và Robertsen, 1993;1994; dẫn liệu bởi Hồ Thị Nga, 2007)

Hình 2.6: Đại thực bào được hoạt hóa sau khi gắn β 1,3 – 1,6 glucan
(Engstad và Robertsen, 1993;1994; dẫn liệu bởi Hồ Thị Nga, 2007)

13



2.4.5. Những hạn chế khi sử dụng thức ăn nhóm NSP (non – starch
polysaccharides) trong khẩu phần chăn nuôi
Dù là β – glucan tan hay không tan thì nó đều có bản chất là NSP do đó nó
cũng có một số hạn chế mà một NSP có thể gây ra khi sử dụng.
NSP được xem như một chất kháng dinh dưỡng, không có hiệu quả trong
tiêu hóa và hấp thu tinh bột, protein và lipid trong ruột thú dạ dày đơn. NSP hòa
tan có thể làm gia tăng độ nhớt trong đường tiêu hóa tạo nên một lớp phủ vách
ruột, ngăn cản sự hấp thu và làm giảm tỷ lệ khuếch tán của cơ chất và các
enzyme tiêu hóa (Ikegami và ctv, 1990).
Theo Lecterme và ctv (1998) NSP hòa tan có khả năng giữ nước cao nên
ngăn chặn sự tiêu hóa và hấp thu protein trên heo, trong khi NSP không hòa tan
có khả năng giữ nước cao nhưng không ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu
protein.
Selvendran và ctv (1987) cho rằng NSP có thể không ảnh hưởng nhiều
đến khả năng tiêu hóa thức ăn ở ruột non, bởi vì hoạt tính enzyme có trong chất
tiết tuyến tụy là rất lớn. Ngoài ra, qua thực nghiệm Jensen và ctv (1998) không
tìm thấy sự khác biệt của hoạt tính enzyme tuyến tụy ở heo 28 ngày tuổi được
cho ăn khẩu phần căn bản lúa mạch với có hoặc không bổ sung β-glucanase
(trích dẫn bởi Hồ Thị Nga, 2007).
Bảng 2.3: Hàm lượng β – glucan trong vài thực liệu
Thực liệu

TT

Hàm lượng β – glucan (%)

1

Bắp


0

2

Lúa mì

1

3

Cám gạo

0

4

Cám mì

1,9

5

Lúa đại mạch

3,5 – 4,5

TT: thứ tự

14



×