BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM BIO_FEED
TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Họ và tên sinh viên: TRẦN ĐÌNH TRÍ
Ngành: CHĂN NUÔI
Niên khóa: 2005 – 2009
`
Tháng 09 năm 2009
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM BIO _ FEED TRÊN SỰ
TĂNG TRỌNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Tác giả
TRẦN ĐÌNH TRÍ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Ngành
Chăn Nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG
Tháng 09 năm 2009
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: TRẦN ĐÌNH TRÍ
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Bio_Feed trên sự tăng
trọng của gà Lương Phượng”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của Giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 17 – 18/09/2009.
Giáo viên hướng dẫn
ii
LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị và những người thân trong gia đình
đã cho tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm.
Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Cùng toàn thể quý Thầy, Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
Thành kính biết ơn sâu sắc đến:
TS. Dương Nguyên Khang đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn Cô Võ Thị Hạnh – Viện Sinh Học Nhiệt Đới – Thành Phố Hồ Chí
Minh đã cung cấp chế phẩm và hướng dẫn kỹ thuật cho tôi trong quá trình thí
nghiệm.
Gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong và ngoài lớp Chăn Nuôi 31đã cùng tôi chia sẽ những
vui buồn trong thời gian học tại Trường cũng như đã hết lòng hổ trợ, giúp đở tôi
lúc thực tập tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2009
Trần Đình Trí
TÓM TẮT
iii
Nhằm khảo sát tác động của chế phẩm “Bio_Feed” bổ sung vào thức ăn đến
tăng trọng của gà Lương Phượng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của
việc bổ sung chế phẩm Bio_Feed trên sự tăng trọng của gà Lương Phượng” bằng cách
theo dõi ảnh hưởng của ba mức bổ sung 2; 3 và 4 ‰ chế phẩm Bio_Feed đến tăng
trọng của gà từ 2 đến 10 tuần tuổi.
Đề tài được thực hiện từ tháng 03 năm 2009 đến tháng 06 năm 2009 tại Trại bò
thuộc Trung tâm Nông – Lâm – Ngư Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố CRD (completely
random design) trên 120 gà 2 tuần tuổi không phân biệt giới tính được chia làm 4 lô thí
nghiệm, mỗi lô 30 con. Khẩu phần thức ăn như sau:
Lô I: Cám hỗn hợp Proconco.
Lô II: Cám hỗn hợp Proconco bổ sung 2 ‰ Bio_Feed theo lượng thức ăn (g chế
phẩm/kg TĂ).
Lô III: Cám hỗn hợp Proconco bổ sung 3 ‰ Bio_Feed theo lượng thức ăn (g
chế phẩm/kg TĂ).
Lô IV: Cám hỗn hợp Proconco bổ sung 4 ‰ Bio_Feed theo lượng thức ăn (g
chế phẩm/kg TĂ).
Kết quả khảo sát cho thấy lô III có các chỉ tiêu theo dõi tốt nhất. Trọng lượng
bình quân của lô I; II; III và IV lần lượt là 1804,7 g; 1808,3 g; 1942,7 g và 1896,7 g. Tăng
trọng tuyệt đối theo thứ tự các lô lần lượt là 25,28 g; 25,31 g; 27,27 g và 26,59 g. Tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng theo thứ tự các lô lần lượt là 3 kg; 2,95 kg; 2,48 kg và
2,58 kg. Tỉ lệ móc hàm theo thứ tự các lô lần lượt là 76,32 %; 76 %; 75,77 %; 74,74
%. Tỉ lệ quầy thịt theo thứ tự các lô lần lượt là 69,59 %; 69,7 %; 69,8 % và 68,4 %. Tỉ
lệ ức theo thứ tự các lô lần lượt là 15,53 %; 16,21 %; 17,44 % và 15,94 %. Tỉ lệ đùi
theo thứ tự các lô lần lượt là 17,24 %; 19,22 %; 20,26 %; 18,33 %.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung chế phẩm Bio_Feed vào thức ăn ở 3
‰ cho khả năng sinh trưởng và năng suất tốt nhất ở gà Lương Phượng.
MỤC LỤC
iv
Trang
TRANG TỰA…………………………………………….……………………………. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN……………………..…………………...ii
LỜI CẢM ƠN ……………………………...………………………………………....iii
TÓM TẮT LUẬN
VĂN……………….……………………………………………....iii
MỤC LỤC
…………………………………………………….……………………….iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………….………………..………………viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG …………………………………………………………..ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH …….………….…………………………...x
Chương I: MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
U
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu...........................................................................................................2
Chương II: TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới ...................................3
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà tại Việt Nam .......................................................3
2.3. Một số mô hình chăn nuôi gà hiện nay ......................................................................4
2.3.1. Mô hình nuôi gà thả vườn ..............................................................................4
2.3.2. Mô hình nuôi gà nhốt hoàn toàn ....................................................................5
2.3.3. Mô hình nuôi gà trong phòng lạnh.................................................................6
2.3.4. Mô hình nuôi gà “Đồi”...................................................................................6
2.4. Giới thiệu về giống gà Lương Phượng ......................................................................7
2.5. Dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm...........................................................................8
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng và tiêu thụ thức ăn ............................8
2.6.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn .....................................................8
2.6.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng với thức ăn......................................9
2.6.3. Yếu tố nhiệt độ môi trường ............................................................................9
2.7. Chất tác động lên đường tiêu hóa để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của gia
cầm .............................................................................................................................................9
v
2.7.1. Enzyme tiêu hoá.............................................................................................9
2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt................................................10
2.8.1. Con giống .....................................................................................................10
2.8.2. Dinh dưỡng...................................................................................................11
2.8.3. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng..................................................................11
2.9. Giới thiệu chế phẩm Bio_Feed .................................................................................12
2.9.1. Khái quát ......................................................................................................12
2.9.2. Thành phần chính.........................................................................................12
2.9.3. Tác dụng.......................................................................................................14
2.9.4. Cách dùng.....................................................................................................14
2.9.5. Bảo quản.......................................................................................................14
2.9.6. Tình hình sử dụng Probiotic ở Việt Nam.....................................................14
2.10. Lược duyệt một số công trình khoa học ................................................................15
Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...................................17
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm .............................................................................17
3.2. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................................17
3.3. Thức ăn thí nghiệm.....................................................................................................17
3.4. Điều kiện thí nghiệm ..................................................................................................18
3.4.1. Chuồng trại chăn nuôi ..................................................................................18
3.4.2. Trang thiết bị chăn nuôi ...............................................................................19
3.4.3. Nuôi dưỡng – chăm sóc ...............................................................................19
3.4.4. Quy trình vệ sinh phòng bệnh ......................................................................20
3.4.5. Thức ăn và bổ sung chế phẩm......................................................................21
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................21
3.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng.................................................................................21
3.5.1.1. Trọng lượng bình quân ..........................................................................21
3.5.1.2. Tăng trọng tuyệt đối ..............................................................................21
3.5.2. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ..........................................................................21
3.5.2.1. Lượng thức ăn tiêu thụ ..........................................................................21
3.5.2.2. Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1kg tăng trọng (FCR)................................21
3.5.3. Chỉ tiêu về sức sống .....................................................................................22
vi
3.5.3.1. Tỷ lệ nuôi sống tích lũy (%)..................................................................22
3.5.3.2. Tỷ lệ chết ...............................................................................................22
3.5.4. Các chỉ tiêu mổ khảo sát quầy thịt ...............................................................22
3.5.5. Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................23
3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................................24
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................25
4.1. Trọng lượng bình quân ..............................................................................................25
4.2. Tăng trọng tuyệt đối ...................................................................................................29
4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ ...............................................................................................31
4.4. Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 kg tăng trọng (FCR) ................................................33
4.5. Tỷ lệ nuôi sống tích lũy .............................................................................................36
4.6. Chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt ....................................................................................37
4.7. Hiệu quả kinh tế ..........................................................................................................38
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................41
5.1. Kết luận ........................................................................................................................41
5.2. Đề nghị .........................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….42
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………..45
vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO
: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Thế Giới)
TĂ
: Thức ăn
G
: Gram
TL
: Trọng Lượng
TT
: Tăng trọng
X
: Giá trị trung bình
SD
: Độ lệch chuẩn
Cv
: Hệ số biến dị
∑
: Tổng
%
: Phần trăm
‰
: Phần ngàn
BT1
: Bình Thắng 1
BT2
: Bình Thắng 2
TLBQ
: Trọng lượng bình quân
TSTK
: Tham số thống kê
TTTĐ
: Tăng trọng tuyệt đối
LTĂTT
: Lượng thức ăn tiêu thụ
TLNSTL
: Tỷ lệ nuôi sống tích lũy
CRD
: Hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Radom Design)
FCR
: Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1kg tăng trọng (Feed Convert Rate)
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm và thịt vịt năm 1991, 2000 và 2002 (triệu tấn). ..........3
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................................17
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng cám Proconco cho gà thí nghiệm (ghi trên bao bì) 18
Bảng 3.2. Lịch chủng vaccine phòng bệnh .........................................................................20
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn (g/con) ....25
Bảng 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) ..........................29
Bảng 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần của gà qua các giai đoạn (g/con/tuần) ....31
Bảng 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 kg tăng trọng của gà qua các giai đoạn (kg) ..34
Bảng 4.5: Tỷ lệ nuôi sống tích lũy của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn (%) .........36
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu mổ khảo sát của gà Lương Phượng lúc 10 tuần tuổi ..................37
Bảng 4.7: Chi phí chăn nuôi cho các lô gà thí nghiệm ......................................................39
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1. Chuồng nuôi gà .............................................................................................18
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của gà qua 10 tuần tuổi (g/con/tuần)..................26
Hình 4.2.1. Gà trống lúc 10 tuần tuổi ................................................................................. 29
Hình 4.2.2. Gà mái lúc 10 tuần tuổi..............................................................................29
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua 10 tuần tuổi (g/con/ngày) .....................30
Biểu đồ 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà qua 10 tuần tuổi (g/con/tuần) ..................32
Biểu đồ 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 kg tăng trọng gà qua 10 tuần tuổi (kg) .....34
Hình 4.6.1. Trọng lượng quầy thịt ................................................................................ 38
Hình 4.6.2. Trọng lượng tim, gan .................................................................................38
Hình 4.6.3. Trọng lượng đùi ................................................................................................ 38
Hình 4.6.4. Trọng lượng ức ..........................................................................................38
x
Chương I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi gia cầm, bên cạnh việc tiêu tốn thức ăn trên gà chiếm tỷ lệ cao
và rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi lớn thì vấn đề tạo ra được sản phẩm trứng, thịt
đạt tiêu chuẩn gà sạch sinh học cũng là một vấn đề cấp thiết đang được giải quyết.
Hiện nay mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu dưỡng chất cho
bữa ăn ngày càng có sự thay đổi cao hơn và thịt gà là một trong những nguồn thực
phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng, dể chế biến, giá cả phải chăng sẽ được lựa chọn
cũng không có gì lấy làm lạ. Tuy nhiên để khắc phục khuyết điểm tiêu tốn thức ăn trên
gà cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong chăn nuôi và sản xuất thịt gà sạch thì không
phải là đơn giản. Trước đây người ta cũng có sử dụng một vài phương pháp để khắc
phục vấn đề này tuy nhiên hiệu quả chưa cao mà có phương pháp còn gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng, đơn cử như việc dùng
kháng sinh, kích thích tố sinh trưởng trong chăn nuôi là một minh chứng xác thực
nhất.
Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để sản xuất được trứng, thịt đạt tiêu chuẩn
“gà sạch sinh học” tức là sản phẩm không chứa mầm bệnh lây sang người, không
nhiễm khuẩn ở mức gây hại, thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn mức cho phép là một yêu
cầu rất cần thiết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm bớt thiệt hại cho người chăn
nuôi và bên cạnh đó phải đạt được một yêu cầu nữa là giảm tối thiểu chi phí thức ăn
cũng như giảm tối đa nguy cơ bùng phát bệnh trong chăn nuôi.
Để đạt được điều đó thì vấn đề đầu tiên phải nghĩ đến đó là sản phẩm bổ sung
phải có nguồn gốc từ sinh học và đạt chuẩn an toàn. Chế phẩm sinh học là một hỗn
hợp bao gồm những vi khuẩn có lợi trong tiêu hóa như Bacillus subtilis, những acid
1
amin, enzyme protease, amylase, những chất dinh dưỡng sinh học… Chỉ cần bổ sung
bằng cách trộn vào thức ăn theo một tỷ lệ nhất định nào đó để cung cấp cho gà trong
quá trình nuôi dưỡng.
Trên quan điểm về an toàn sinh học thì chế phẩm sinh học đang chiếm thế
thượng phong so với một số phương cách khác. Vì rằng tính hiệu quả của chế phẩm
sinh học là sự điều hoà tự nhiên không làm tồn dư kháng sinh, tồn dư tác hại trong sinh
vật chủ. Xuất phát từ vấn đề trên được sự phân công của Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa,
Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của TS. Dương Nguyên Khang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Bio_Feed trên sự tăng trọng của gà Lương
Phượng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Ảnh hưởng của việc bổ sung các mức độ chế phẩm Bio_Feed đến khả năng sinh
trưởng phát triển của gà Lương Phượng nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao đảm bảo
an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất và mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi mức độ bổ sung từ 0; 2; 3và 4 ‰ chế phẩm Bio_Feed theo lượng thức
ăn được cung cấp hàng ngày đến sinh trưởng và phát triển của gà Lương Phượng với
các chỉ tiêu khảo sát: sức sinh trưởng, khả năng chuyển hóa thức ăn, sức sống, phẩm
chất quầy thịt và hiệu quả kinh tế.
2
Chương II
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Theo báo cáo của Hội nghị gia cầm Châu Âu (tháng 7 năm 1990 tại Barcelona
Tây Ban Nha) thì trên toàn thế giới sản lượng thịt gia cầm tăng 33,7 % trong vòng 10
năm (1980 – 1990), riêng trong khối EEC tăng 12 %. Sản lượng trứng tăng không
đáng kể, tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển và giảm ở các nước phát triển. Theo
Faostat 2001 thì sản lượng thịt gia cầm trên thế giới có mức tăng đều, giai đoạn từ
1995 đến 2000 sản lượng thịt gia cầm tăng 17,68 %, trong đó mức tăng cao nhất là ở
khu vực châu Mỹ (18,67 %). Tại khu vực châu Á số đầu gia cầm tăng nhưng sản lượng
thịt tăng không đáng kể.
Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm và thủy cầm năm 1991, 2000 và 2002 (triệu tấn).
Năm 1991
Năm 2000
Năm 2002
Thịt gia cầm
37,8
66
73,9
Thịt vịt
1,27 (chiếm 3,4 %)
2,77 (chiếm 4,2 %)
3,2 (chiếm 4,33 %)
Thịt ngỗng
0,76 (chiếm 2,0 %)
1,91 (chiếm 2,9 %)
2,7 (chiếm 3,65 %)
Nguồn: FAO (1992, 2001, 2003; Trích dẫn từ Lâm Thị Diệp Quỳnh Trâm, 2007)
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2007) đã cho biết dù
gặp nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh trong những năm gần đây, nhưng chăn nuôi
vẫn tăng trưởng khá. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành Nông Nghiệp đã tăng từ
22 % năm 2005 lên 24 % vào năm 2007. Theo chiến lược vừa được phê duyệt đến năm
2010, tỷ trọng chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 32 %, đến 2015 là 38 % và đạt trên 42 %
vào năm 2020. Như vậy, trong giai đoạn 2008 – 2010, ngành Chăn nuôi tăng bình
3
quân 8 % – 9 %/năm, giai đoạn 2010 – 2015 là 6 % – 7 %/năm và giai đoạn 2015 –
2020 là 5 % – 6 %/năm. Với tốc độ tăng trưởng này, đến 2020, nước ta sẽ đạt sản
lượng khoảng 5.500 nghìn tấn thịt; 14 tỷ quả trứng, hơn 1 triệu tấn sữa. Bình quân,
mỗi người sẽ được sử dụng 56 kg thịt, 140 quả trứng và hơn 10 kg sữa/năm.
2.3. Một số mô hình chăn nuôi gà hiện nay
2.3.1. Mô hình nuôi gà thả vườn
Được áp dụng cho các giống gà như gà Rốt – Ri, gà BT1, BT2, gà Tam Hoàng,
gà Lương Phượng, gà Ta, gà Kabir…
Chuồng nuôi gà
Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: Tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh,
rạ... hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Nuôi 100 gà thả vườn cần
diện tích khoảng 15-20 m2. Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40 – 50 cm so với
nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ
dàng hốt phân. Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh
sáng tự nhiên càng tốt. Có bể cát cho gà tắm trong vườn, có máng sỏi (cát to) cho gà
ăn. Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và gà mổ
trứng.
Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre, gỗ... tùy điều kiện
nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về
chuồng. Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho
đôi chân, tránh nhiễm bệnh do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu).
Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,3 – 0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau,
mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
Dinh dưỡng và chăm sóc gà
Thời gian đầu lúc mới bắt gà về thì việc chăm sóc gà đều giống nhau. Tùy theo
giống gà mà thời gian úm gà có khác nhau. Sau thời gian úm bắt đầu thả gà ra vườn,
thả khi mặt trời đã mọc từ 1 – 2 giờ. Ngày đầu thả gà ra khoảnh 2 tiếng và tăng dần
vào những ngày sau để gà quen dần trong vòng một tuần. Đảm bảo dinh dưỡng cho gà
4
với tỷ lệ protein thô 15 – 16 %. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước
khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất...Trước khi bán 10 – 15 ngày, vỗ béo
cho gà bằng cách cho gà ăn tự do thức ăn hỗn hợp, tấm hoặc ngô vàng. Cần phải có
lịch tiêm phòng bằng vaccine đầy đủ tùy theo vùng an toàn hay là vùng không an toàn.
Đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng kỉ hơn khi cho xuống
nền và thả vườn.
Ưu điểm
Gà tận dụng thêm được nguồn thức ăn tự nhiên như thóc lúa rơi vãi hoặc là
giun đất, giòi…
Do được vận động nhiều nên thịt gà săn chắc, ngon hơn là nuôi nhốt hoàn toàn.
Thích hợp cho cả việc nuôi gà thịt thương phẩm, gà hướng trứng, gà giống bố
mẹ…
Nhược điểm
Tốn khoảng không gian nhiều, nhiều lúc vì trại nuôi lớn quá với số lượng đàn
gà đông cũng có phần khó khăn trong việc kiểm soát số lượng gà cũng như kiểm soát
tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi.
2.3.2. Mô hình nuôi gà nhốt hoàn toàn
Gà sau khi được úm một thời gian sẽ được phân ra các chuồng nuôi với mật độ
thích hợp. Nuôi nhốt hoàn toàn, mật độ nuôi thích hợp 8 con/m2 đối với chuồng sàn, 10
con/m2 đối chuồng nền đất. Gà sẽ được nuôi nhốt như vậy cho đến khi xuất chuồng.
Ưu điểm
Tận dụng được khoảng không gian nhỏ hẹp, thích hợp nuôi ở nhiều gia đình, dể
quản lý được số lượng gà cũng như tình hình dịch bệnh.
Nhược điểm
Chi phí tiêu tốn thức ăn cao, không tận dụng được thức ăn tự nhiên, phụ phẩm
Nông Nghiệp.
Thịt gà mềm, nhão hơn so với mô hình nuôi thả vườn.
Chỉ thích hợp cho nuôi gà thịt thương phẩm.
5
2.3.3. Mô hình nuôi gà trong phòng lạnh
Giữa cơn bão cúm gia cầm và dịch bệnh trong chăn nuôi ngày càng khó kiểm
soát như hiện nay thì mô hình nuôi gà trong phòng lạnh là một lựa chọn rất khả quan.
Theo giải thích của anh Ngọc, một đại gia nuôi gà công nghiệp ở Đồng Nai “khí hậu”
trong trại chăn nuôi được vận hành bằng cảm ứng nhiệt. “Tùy theo từng độ tuổi của
con gà, người quản lý trại sẽ nhập nhiệt độ thích hợp vào hệ thống. Dù nhiệt độ bên
ngoài có thay đổi, tăng hay giảm, hệ thống cảm ứng sẽ tự động điều chỉnh máy để đảm
bảo nhiệt độ bên trong không thay đổi...” Xung quanh trại nuôi là một không gian
trong lành và yên tĩnh, không tìm thấy bóng dáng của các đàn... ruồi, không khí cũng
chẳng “đậm đặc” mùi phân gà như ở những trại chăn nuôi gà công nghiệp qui mô lớn
từng được biết đến. Đó là đặc trưng của nuôi gà trong phòng lạnh. Mô hình chăn nuôi
lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay là trang trại chăn nuôi gà An Thịnh Phát
(Long Thành, Đồng Nai), do một nhóm doanh nghiệp đầu tư, với sự hậu thuẫn của tập
đoàn chăn nuôi CP Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư lên tới 30 tỉ đồng, qui mô đàn gần 1
triệu con mỗi năm, trang trại này không chỉ nuôi gà trong phòng lạnh mà hệ thống
chăn nuôi từ quản lý trại đến cho gà ăn đều hoàn toàn tự động.
Ưu điểm
Có thể nuôi gà bất kì thời điểm nào trong năm vì tiểu khí hậu chuồng nuôi là
thuận lợi và ổn định, tất cả đều do con người khống chế.
Đảm bảo được vệ sinh, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt hơn
nữa là đảm bảo được vấn đề an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Đó là điểm đặc thù của
mô hình này.
Nhược điểm
Vốn đầu tư ban đầu quá cao, không thích hợp để phổ rộng mô hình cho hộ gia
đình nuôi và có thể nói rằng mô hình này chỉ thích hợp cho những nhà chăn nuôi
“liều” vì nó quá mạo hiểm khi bỏ ra một số vốn ban đầu quá lớn.
2.3.4. Mô hình nuôi gà “Đồi”
Mô hình nuôi gà đồi tức là nuôi gà thả trên đồi. Giống gà nuôi ở đây chủ yếu là
gà ta như gà ri, gà tre, gà chọi... được tuyển chọn từ các nơi cung cấp giống gà có uy tín,
6
được cơ quan chuyên môn công nhận như Gia Lộc (Hải Dương), Hưng Yên (cũ), Yên
Thế – Bắc Giang, Thái Nguyên...Mỗi lứa gà nuôi tính từ khi nhập đến khi xuất chuồng
từ 3 – 3,5 tháng, cho trọng lượng từ 1,5 – 1,7 kg. Tháng đầu nuôi úm, rồi nuôi nhốt, đến
khi gà được khoảng 25 ngày bắt đầu thả dần mỗi ngày 1 tiếng, rồi 2 tiếng. Đến khi gà
được khoảng 35 – 40 ngày thì thả cả ngày ngoài đồi rừng. Những ngày gà còn bé, cho ăn
thức ăn công nghiệp kết hợp với rau xanh thái nhỏ, sau khi gà lớn dần cho ăn thêm thóc,
ngô, kết hợp với cám công nghiệp và rau xanh.
Theo ông Vi Văn Ba, Trưởng phòng Khuyến nông huyện Yên Thế, chăn thả gà
đồi có rất nhiều ưu điểm: “Gà dễ chăm sóc,tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, tăng
trưởng khá nhanh, chống chịu được bệnh tật tốt. Đặc biệt, phân gà có thể tận dụng bón
cho cây trồng, giữ được vệ sinh môi trường...”Ông Ba còn cho biết thêm: “Do được
nuôi tự nhiên, vận động nhiều nên gà đồi cho thịt thơm ngon, săn chắc, rất được thị
trường ưa chuộng”.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm như vậy thì vẫn còn những nhược điểm khó
giải quyết như: Gà nuôi thả như vậy dể tiếp xúc với nguồn bệnh đặc biệt là cúm từ
chim hoang. Khi điều kiện thời tiết thay đổi như nóng, lạnh, mưa, nắng quá mức thì sẽ
thiệt hại không nhỏ cho đàn gia cầm và rất khó kiểm soát số lượng của đàn gia cầm.
2.4. Giới thiệu về giống gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc. Xuất
phát từ khu Lương Phượng, Giang Nam Ninh (thuộc Quảng Tây Trung Quốc), được
lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, nhập vào nước ta từ sau
năm 1997. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ
có màu vàng pha ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm
đen, cánh sẽ là chủ yếu. Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt đốm – đen. Chân
màu vàng, màu đơn, đỏ tươi, thân hình cân đối. Gà có thân hình chắc, thịt ngon. Khối
lượng cơ thể lúc mới sinh 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3 g. Khối lượng gà lúc 20
tuần tuổi con trống 2,0 – 2,2 kg, gà mái 1,7 – 1,8 kg/con, tuổi đẻ đầu tiên 140 – 150
ngày, sản lượng trứng 150 – 170 quả/mái/năm.
7
2.5. Dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm
Trong ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng thức ăn
chiếm một tỷ lệ rất lớn. Tùy theo giống, đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật, chuồng trại…
khác nhau mà chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ khác nhau, thường thì dao động từ 70 % – 80
% trong tổng chi phí chăn nuôi. Do nhu cầu protein cho tăng trưởng và mọc lông cao
hơn so với các loại gia súc khác nên giá thành để sản xuất ra 1 kg thức ăn hỗn hợp cho
gia cầm cao hơn, từ đó việc nghiên cứu để tiết kiệm thức ăn tạo ra một đơn vị sản
phẩm trở nên rất bức xúc. Những hướng chính trong việc nghiên cứu thức ăn gia cầm
như:
- Nghiên cứu kỹ đặc tính sinh lý tiêu hóa của gia cầm để chế biến thức ăn phù
hợp, làm cho gia cầm ăn được nhiều, tiêu hóa thức ăn tốt để tận dụng triệt để các chất
dinh dưỡng trong thức ăn. Từ những biện pháp tác động vật lý như cho gà ăn sỏi, xay
nghiền và nén viên thức ăn đến những biện pháp hóa học như bổ sung enzyme, men
tiêu hóa vào thức ăn để cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột nâng cao khả năng tiêu hóa
hấp thu thức ăn từ đó làm giảm tiêu hóa thức ăn cho một đơn vị sản phẩm.
- Nghiên cứu nhu cầu các chất dinh dưỡng cho gia cầm theo từng giai đoạn sinh
lý sản xuất khác nhau để chế tạo thức ăn hỗn hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối
theo nhu cầu, vì vậy tiết kiệm được thức ăn trong chăn nuôi gia cầm.
- Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có rẻ tiền thông qua chế biến bổ sung hay thay
thế chất dinh dưỡng còn thiếu để trở thành thức ăn tốt hơn góp phần làm giảm giá
thành.
- Phải bảo quản thức ăn tốt để tránh nhiễm độc tố nấm gây thiệt hại cho gia
cầm, tránh sự hư hỏng chất dinh dưỡng của thức ăn.
- Phải luôn luôn chú ý quản lý đàn gia cầm thật tốt tránh rơi vãi thức ăn gây
lãng phí, giữ chuồng trại sạch sẽ để tránh các bệnh truyền nhiễm, bệnh đường
ruột… làm giảm sự hấp thu và chuyển hóa thức ăn ở gia cầm.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng và tiêu thụ thức ăn
2.6.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn
- Màu sắc và ánh sáng: Gia cầm có thị giác rất phát triển, nó có khả năng phát
hiện phân biệt được thức ăn bởi màu sắc, hình dạng và độ lớn của thức ăn. Sự phát
8
hiện thức ăn còn phụ thuộc vào ánh sáng, ánh sáng màu vàng, đỏ, da cam và ánh sáng
trắng là gà phát hiện thức ăn tốt nhất.
- Độ lớn, độ cứng mềm của thức ăn cũng có ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn.
Gà phân biệt thức ăn nhờ vào các nụ thần kinh xúc giác ở trong xoang miệng, nhờ đó
mà nó có thể lựa chọn thức ăn có độ cứng mềm, hình dạng thích hợp, tạo nên tính
ngon miệng với thức ăn.
Thành phần hoá học của thức ăn:
- Thức ăn hỗn hợp được pha trộn với nhiều loại theo tỷ lệ sao cho đảm bảo
được sự cân bằng các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của gia cầm không thừa không
thiếu, đây là cách tốt nhất để duy trì tính ngon miệng, chỉ có vậy gà mới ăn nhiều, lớn
nhanh, sản xuất tốt và thể chất khỏe mạnh.
2.6.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng với thức ăn
Khả năng vị giác của gia cầm:
- Sự ngon miệng thức ăn còn chịu ảnh hưởng bởi khả năng vị giác của gia cầm.
Do lưỡi của gia cầm được bao bọc bởi một lớp keratin dày ở trên mặt nên sự phân bố
nụ thần kinh vị giác rất thưa thớt vì thế khả năng vị giác của gia cầm rất kém.
Tình trạng sức khỏe và sức sản xuất của gia cầm:
- Gia cầm khỏe mạnh không mắc các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, không
bị nghẽn mề do ăn dây thun, ăn lông…Thì có tính ngon miệng cao hơn. Gia cầm có
sức sản xuất cao thì tính ngon miệng càng cao và ngược lại.
2.6.3. Yếu tố nhiệt độ môi trường
Môi trường khí hậu mát mẻ ở vùng nhiệt độ trung hoà không quá nóng, không
quá lạnh thì gia cầm có tính ngon miệng cao nhất. Nên cho gà ăn lúc trời mát, trưa
nắng nên phun sương để hạ nhiệt độ chuồng nuôi.
2.7. Chất tác động lên đường tiêu hóa để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của
gia cầm
2.7.1. Enzyme tiêu hoá
Bằng con đường công nghệ sinh học, từ một số vi sinh, nấm người ta có thể chế
tạo ra các enzyme để tiêu hóa protein, tinh bột, cellulose và pectin. Người ta hy vọng
9
rằng nếu được bổ sung các enzyme này thì quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ tốt hơn, từ đó
mà sự tiêu hao thức ăn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Trong quá trình
sống của gia cầm, chúng lấy thức ăn và tiêu hoá thức ăn rất khoa học. Nếu ta bổ sung
enzyme tiêu hoá cho chúng trong khi chúng có khả năng tiêu hóa thức ăn tốt là không
cần thiết vì vậy sẽ làm thoái hóa các tuyến sản xuất enzyme của cơ thể. Nếu ta dùng
enzyme nhân tạo để thủy phân cơ chất sản sinh ra các hợp chất đơn giản để hòa tan và
hấp thu thì chính những sản phẩm tạo thành này lại có tác dụng ức chế quá trình tổng
hợp, phân tiết enzyme của các tuyến tiêu hóa của cơ thể.
Những trường hợp sử dụng enzyme tiêu hóa có hiệu quả:
- Các enzyme tiêu hóa nhân tạo phải có khả năng hoạt động tốt trong đường tiêu
hoá với môi trường pH thay đổi theo từng giai đoạn của ống tiêu hóa.
- Sử dụng enzyme bổ sung vào thức ăn cho gia cầm ở những giai đoạn còn non
khi hệ men tiêu hóa tinh bột chưa hoàn chỉnh hay những khi thay đổi thức ăn về công
thức hoặc nguyên liệu một cách đột ngột làm cho gia cầm không tổng hợp và phân tiết
kịp enzyme do không có sự dự trữ trước trong các tuyến tiêu hoá.
- Do thức ăn có những chất mà cơ thể gia cầm không có men tiêu hóa như:
cellulose, pectin, hemicellulose, hay protein biến tính.
2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt
2.8.1. Con giống
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng, yếu tố đầu tiên quyết
định năng suất vật nuôi chính là con giống, chọn những con gà loại một khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, bóng lông, mắt sáng, không khèo chân, hở rốn, nặng bụng, không khô
chân, không dị tật và chân vững chắc. Gà nuôi thường chọn con giống từ các tổ hợp lai
2, 3, 4 máu để đạt kết quả tốt nhất.
Sự tăng trọng nhanh trong những tuần đầu là ưu thế của sức sản xuất thịt, hơn
nữa có sự tương quan nghịch rất lớn giữa thể trọng và năng suất trứng. Người ta
thường sử dụng dòng trống nặng cân với những tính trạng tốt về sinh trưởng (tốc độ
tăng trọng nhanh, tỷ lệ quầy thịt cao, khả năng chuyển hóa thức ăn cao, phẩm chất thịt
tốt...) và dòng mái có thể trọng trung bình với những tính trạng tốt về sức sản xuất
10
trứng lai tạo với nhau để tạo ra con lai thương phẩm đạt được những phẩm chất mong
muốn.
2.8.2. Dinh dưỡng
Với đặc điểm lớn nhanh, các giống gà hướng thịt có nhu cầu rất khắt khe về
thức ăn bổ sung, đặc biệt là các khoáng vi lượng, nếu thiếu, gà rất dễ mắc bệnh thiếu
khoáng (Hội chăn nuôi Việt Nam,2002).
2.8.3. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
Nhiệt độ
Gà thương phẩm trong 2 tuần đầu tiên gà cần được sưởi ấm. Nhu cầu nhiệt độ
thích hợp cho gà trong 2 tuần tuổi đầu như sau :
+ Tuần thứ nhất : >30 – 32 0C
+ Tuần thứ hai : 28 – 30 0C
Nhiệt độ chuồng nuôi cần ổn định trong suốt ngày đêm. Đây là yếu tố quan
trọng đối với gà con, đặc biệt là tuần tuổi thứ nhất. Nếu tuần đầu không đủ ấm cho gà
về sau đàn gà phát triển không đều, dễ cảm nhiễm bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm sút
(Hội chăn nuôi Việt Nam,2002).
Ẩm độ
Ẩm độ cao sẽ gây ra khó thoát nhiệt nếu thời tiết nóng, sự bốc hơi của màng
nhầy đường hô hấp gặp khó khăn. Ẩm độ không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65 –
70 %. Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển (Đào Đức
Long,2004).
Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng của gà thay đổi theo tuổi. Gà con từ mới nở đến 10 tuần
tuổi chiếu sáng liên tục 23 giờ một ngày đêm, với cường độ 5 W/m2. Mỗi đêm vào một
giờ nhất định tắt đèn trong một tiếng đồng hồ để giúp cho chúng quen với bóng tối,
phòng khi mất điện về đêm chúng không hoảng sợ (Đào Đức Long,2004).
11
Nước uống
Gà là loại sống trên cạn nên nhu cầu về nước uống là rất cần. Nước uống là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển cơ thể của chúng.
2.9. Giới thiệu chế phẩm Bio_Feed
2.9.1. Khái quát
Cũng là một dạng chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản.
2.9.2. Nguồn gốc chế phẩm
Phòng Vi sinh thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới xa lộ Hà Nội Phường Linh
Trung Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.9.3. Thành phần chính
* Bacillus spp
109 CFU/g
* Tổng acid amin
60mg/g
* N tổng
30%
* α – amylase
600 UI/g
* Protease
150 UI/g
Bacillus spp
Các chủng Bacillus spp bao gồm: B. subtilis, B. licheniformis, B. megaterium là
các chủng có dạng hình que, gram dương di động, có bao nhầy và sinh bào tử, sinh
trưởng hiếu khí thích hợp ở nhiệt độ 30 – 350C nhưng cũng phát triển ở nhiệt độ 25 –
450C. Ngoài ra các chủng trên còn có khả năng sinh ra các enzyme tiêu hóa, các chất
kháng sinh…nên được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
• B. subtilis: Sinh tổng hợp subtilisin, protease, amylase và kháng sinh. Ức chế vi
khuẩn gây bệnh gram dương và các mầm bệnh khác.
• B. licheniformis L: Có khả năng sinh amylase, protease kiềm cellulase và kháng
sinh bacitracin ức chế vi khuẩn gây bệnh gram dương (Staphylococus aureus, Bacillus
cereus, Streptococus sp).
12
• B. megaterium: tế bào xếp thành chuỗi, sinh tổng hợp β – amylase, protease,
phytase, Vitamin D12.
Protease
Protease còn được gọi là các proteolytic enzyme, là các enzyme có khả năng
thủy phân các liên kết peptid (-CO-NH-)n trong phân tử protein, polypeptit thành các
đoạn peptid ngắn hơn và các acid amin. Ngoài ra, nhiều protease cũng có khả năng
thuỷ phân liên kết este và vận chuyển acid amin. Các protease thủy phân các liên kết
peptid bên trong chuỗi polypeptid được gọi là các endoprotease và được chia thành 4
loại trên cơ sở các nhóm hóa học tham gia vào quá trình xúc tác: Serin proteinase
(EC3.4.21), Cystein proteinase (EC3.4.22), Aspartic proteinase (EC3.4.23) và
Metalloproteinase (EC3.4.24). Trong cơ thể người và động vật các protease đảm
nhiệm nhiều chức năng sinh lý như: hoạt hóa zymogen, đông máu và phân hủy sợi
fibrin của cục máu đông, giải phóng hormone và các peptid có hoạt tính sinh học từ
các tiền chất, vận chuyển protein qua màng... Ngoài ra, các protease có thể hoạt động
như các yếu tố phát triển tế bào, là tăng sự phân chia tế bào, sinh tổng hợp ADN...
Protease được phân loại một cách đơn giản hơn thành ba nhóm:
-Protease acid: pH 2 – 4.
-Protease trung tính: pH 7 – 8.
-Protease kiềm: pH 9 – 11.
Trong các chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp mạnh protease là Bacillus
subtilis, B. mesentericus, B. thermorpoteoliticus và một số giống thuộc chi
Clostridium. Trong đó, B. subtilis có khả năng tổng hợp protease mạnh nhất. Các vi
khuẩn thường tổng hợp các protease hoạt động thích hợp ở vùng pH trung tính và kiềm
yếu.
α – amylase
Các enzyme α – amylase của tuyến tụy thủy phân các liên kết α – 1,4 giữa các
phân tử đường tạo thành các oligosaccharides (maltodextrins) mạch thẳng. Nhưng các
enzyme α – amylase không thủy phân liên kết 1,6 linkages, chính vì thế isomaltose
cũng là sản phẩm của hoạt động thủy phân của enzyme này.
13
Sau đó maltodextrins và isomaltose tiếp tục bị các enzym disaccharidase liên
kết màng là maltase và isomaltase phân giải thành glucose.
Enzyme α – amylase phối hợp với protease và vi khuẩn tạo thành hỗn hợp
enzyme dùng làm thức ăn gia súc có độ tiêu hóa cao, có ý nghĩa lớn trong chăn nuôi
gia súc và gia cầm.
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn cần một số enzyme xúc tác các phản ứng phân
giải các chất dinh dưỡng như thủy phân tinh bột cần có enzyme amylase, tiêu hóa
protein cần các protease… Các enzyme tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra theo nhu
cầu tiêu hóa chất dinh dưỡng của cơ thể. Với gia cầm năng suất cao, nuôi ngắn ngày
và khi gia cầm còn non, nếu bổ sung thêm enzyme từ nuôi cấy vi sinh hoặc chế phẩm
sinh học thì sẽ cải thiện được khả năng tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn
(Lâm Minh Thuận, 2002). Bio_Feed là một dạng Probiotic có vai trò tương tự như vậy
cần được bổ sung để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo được vấn đề môi
trường và sức khỏe con người.
2.9.4. Tác dụng
- Tăng trọng nhanh.
- Giảm FCR.
- Phòng bệnh đường ruột.
2.9.5. Cách dùng
- Sử dụng 1 – 2 kg chế phẩm Bio_Feed/100 kg TA tôm.
- Sử dụng 2 – 3 kg chế phẩm Bio_Feed/1000 kg TA chăn nuôi.
2.9.6. Bảo quản
- Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Thời gian bảo quản: 12 tháng.
2.9.7. Tình hình sử dụng Probiotic ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam đang đẩy mạnh việc nghiên cứu để sản xuất Probiotic
dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên sản phẩm tinh chế thì giá
thành còn cao nên ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là các
loại phụ phẩm của ngành Nông Nghiệp. Do đó giá thành của Probiotic giảm xuống
14