TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
VÕ THẾ LÂM
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ðỊNH LƯỢNG VÀ
TÁCH CHIẾT DITERPEN LACTON TRONG CÂY
XUYÊN TÂM LIÊN
(Andrographis
paniculata (Burm.f.) Nees)
Khoá luận tốt nghiệp
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: TRẦN THỊ DÂN
TS: TRẦN CÔNG LUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gởi lòng biết ơn sâu sắc ñến:
Ban giám hiệu trường ðại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy, cô giảng dạy tại khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý thầy, cô giảng dạy tại khoa Dược trường ðại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh
Cùng tất cả những thầy, cô truyền ñạt những kiến thức quý báu
trong những năm học vừa qua, giúp cho em hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Quý thầy, cô cùng tập thể các anh, chị cán bộ tại Trung tâm Sâm và
Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh ñã tạo ñiều kiện hết sức thuận lợi, giúp
ñỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
ðặc biệt, em xin trân trọng gởi lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy Trần Công
Luận, anh Vương Nam Trung, cô Trần Thị Dân ñã ñịnh hướng, tận tuỵ hướng
dẫn, giúp ñỡ em suốt quãng thời gian làm ñề tài tốt nghiệp.
Bên cạnh ñó, xin cảm ơn những người bạn, anh, chị ñã nhiệt tình giúp ñỡ
em trong những ngày vừa qua.
Cảm ơn anh Nguyễn Sen, người anh-người cộng sự của tôi trong suốt thời
gian vừa qua.
Cảm ơn tập thể lớp DH04DY ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi vượt qua những
ngày tháng khó khăn.
Xin kính tặng ba mẹ và hai em thành quả này.
Tháng 6 năm 2009
Võ Thế Lâm
ii
TÓM TẮT
ðề tài “Hoàn thiện quy trình ñịnh lượng, tách chiết diterpen lacton toàn phần
trong cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees)” ñược thực
hiện tại Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2008
ñến tháng 6 năm 2009.
Sử dụng kỹ thuật chiết xuất ñể tách chiết hoạt chất diterpen lacton từ cây
Xuyên tâm liên trong cồn 96 % ở quy mô phòng thí nghiệm. Tiến hành ñịnh lượng
hàm lượng diterpen lacton, khảo sát và so sánh các phương pháp chiết trong mẫu
Xuyên tâm liên thu hái từ vùng nguyên liệu ðồng Tháp Mười (Mộc Hoá, Long An)
bằng phương pháp ño mật ñộ quang.
• Kết quả thu ñược: ðã xây dựng phương pháp ñịnh lượng bằng ño
quang không loại màu bằng than hoạt với dịch chiết Xuyên tâm liên.
Xác ñịnh ñược hàm lượng diterpen lacton của mẫu dược liệu là 8,82%
(mẫu chiết quy mô lớn) so với khối lượng thô bằng phương pháp ño
quang.
• ðưa ra ñược quy trình tách chiết diterpen lacton từ cây Xuyên tâm
liên trên quy mô pilot, áp dụng phương pháp chiết ngấm kiệt không
liên tục, chiết 6 lần với hiệu suất 98,234 %, hàm lượng
andrographolide ñược kiểm tra dịch chiết bằng thiết bị HPLC là
1,83 %.
Từ khoá: Xuyên tâm liên, diterpen lacton, kỹ thuật ño quang, chiết xuất, quy mô
lớn
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ðỒ.................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................x
DANH SÁCH CÁC SƠ ðỒ.................................................................................... xi
Chương 1.....................................................................................................................1
MỞ ðẦU ....................................................................................................................1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ..................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2....................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................................3
2.1. MÔ TẢ THỰC VẬT, PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI XUYÊN TÂM LIÊN .3
2.1.1. Thành phần các hoạt chất trong Xuyên tâm liên........................................7
2.1.2. Tác dụng dược lí của Xuyên tâm liên. .......................................................9
2.2. Các phương pháp chiết xuất, phân lập và ñịnh lượng hợp chất diterpen
lacton. ....................................................................................................................11
2.2.1. Các phương pháp chiết xuất, phân lập hợp chất diterpen lacton. ............11
2.2.2. Các phương pháp ñịnh lượng diterpen lacton ..........................................12
2.2.3. Các nghiên cứu gần ñây về Xuyên tâm liên.............................................13
Chương 3..................................................................................................................17
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................17
iv
3.1. VẬT LIỆU .....................................................................................................17
3.1.1. Nguyên vật liệu ........................................................................................17
3.1.2. Dung môi và hoá chất...............................................................................18
3.1.3. Thiết bị .....................................................................................................18
3.2. PHƯƠNG PHÁP...........................................................................................19
3.2.1. Thử tinh khiết nguyên liệu .......................................................................19
3.2.2. Hoàn thiện quy trình ñịnh lượng diterpen trong Xuyên tâm liên.............23
Quy trình xử lý mẫu trong ño quang trước khi loại màu. ..................................24
Phương pháp chiết Soxhlet:................................................................................27
Phương pháp ngấm kiệt:.....................................................................................27
Chương 4..................................................................................................................31
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................31
4.1. TIÊU CHUẨN HOÁ NGUYÊN LIỆU........................................................31
4.1.1. ðộ ẩm .......................................................................................................31
4.1.2. ðộ tro của dược liệu .................................................................................32
4.1.3. Cao toàn phần...........................................................................................33
4.1.4. Sự tồn tại của Andrographolid trong mẫu dược liệu................................33
4.2. ðỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ðO QUANG............................36
4.2.1. Xây dựng ñường tuyến tính......................................................................36
4.2.2. Khảo sát phương pháp ñịnh lượng ño quang ...........................................38
4.3. KHẢO SÁT 2 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT....................................................42
4.3.1. ðịnh tính với thuốc thử Kedde.................................................................42
4.3.2. ðịnh tính trên sắc kí lớp mỏng .................................................................44
4.3.3. Kết quả ñịnh lượng bằng phương pháp ño quang. ...................................46
4.4. QUY TRÌNH CHIẾT PILOT ......................................................................48
4.4.1. ðịnh tính trên sắc ký lớp mỏng. ...............................................................48
4.4.2. ðịnh tính với HPLC .................................................................................49
4.4.3. ðịnh lượng ño quang................................................................................51
v
Chương 5..................................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .....................................................................................56
5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................56
5.1.1. ðịnh lượng................................................................................................56
5.1.2. Tách chiết .................................................................................................57
5.2. ðỀ NGHỊ .......................................................................................................57
vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ACN
:
Acetonitril
AP
:
Andrographolid
CHCl3
:
Cloroform
cm
:
Centimet
DP
:
Deohydroandrographolid
EtOH
:
Etanol
g
:
Gam
ha
:
Hecta
HPLC
:
High Performance Liquid Chromatography
HPTLC
:
High Performance Thin Layer Chromatography
IR
:
Infra Red
kg
:
Kilogam
LC
:
Liquid Chromatography
µg
:
Microgam
mg
:
Miligam
m
:
Mét
MeOH
:
Metanol
mm
:
Milimet
µl
:
Microlit
ml
:
Mililit
nm
:
Nanomet
NP
:
Neoandrographolid
OD
:
Optical density
PDA
:
Photodiod Array
PRRS
:
Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome
Rf
:
Ratio of flow
RSD
:
Relative standard deviation.
SKLM
:
Sắc ký lớp mỏng
vii
TB
:
Trung bình
tl/tt
:
Trọng lượng/thể tích
TNHH & TM :
Trách nhiệm Hữu hạn và Thương mại.
tR
:
Retention time
TT
:
Thuốc thử
UV
:
Ultra Violet
WTO
:
Word Trade Organizaton
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ðỒ
Bảng 2.1: Một vài nghiên cứu về chiết xuất và ñịnh lượng diterepen lacton trong
Xuyên tâm liên trong nước và trên thế giới ..............................................................14
Bảng 3.1: Cách pha giai mẫu....................................................................................24
Biểu ñồ 3.1: ðộ bền của phản ứng màu ...................................................................26
Bảng 4.1: ðộ ẩm của mẫu dược liệu ........................................................................30
Bảng 4.2: ðộ tro toàn phần và tro không tan trong acid HCl...................................31
Bảng 4.3: Hàm lượng cao toàn phần trong mẫu dược liệu.......................................32
Bảng 4.4: Mật ñộ quang của các mẫu chuẩn ............................................................36
Biểu ñồ 4.1: ðường tuyến tính nồng ñộ andrographolid..........................................37
Bảng 4.5: Hàm lượng diterpen lacton toàn phần, mẫu Domesco loại màu..............37
Bảng 4.6: Hàm lượng diterpen lacton toàn phần, mẫu Domesco không loại màu..38
Biểu ñồ 4.2: So sánh 2 quy trình ñịnh lượng ............................................................38
Biểu ñồ 4.3: ðộ bền của phản ứng màu theo thời gian .......................................... 41
Bảng 4.7: Hàm lượng diterpen lacton toàn phần của mẫu chiết.............................. 41
Bảng 4.8: Hàm lượng diterpen lacton toàn phần theo phương pháp chiết ngấm kiệt ..
...................................................................................................................................45
Bảng 4.9: Hàm lượng diterpen lacton toàn phần theo phương pháp chiết Soxhlet..45
Bảng 4.10: So sánh các chỉ tiêu giữa 2 phương pháp chiết ......................................45
Bảng 4.11: Thống kê hàm lượng diterpen lacton toàn phần trong các dịch chiết trên
quy mô Pilot ..............................................................................................................50
Biểu ñồ 4.4: So sánh hàm lượng diterpen lacton giữa các lần chiết.........................52
Bảng 4.12: Hiệu suất các mẫu chiết .........................................................................53
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Xuyên tâm liên tại vườn dược liệu.............................................................3
Hình 2.2: Hoa Xuyên tâm liên...................................................................................4
Hình 2.3: Biểu bì trên lá .............................................................................................4
Hình 2.4: Biểu bì dưới lá ............................................................................................4
Hình 2.5: Gân và phiến lá Xuyên tâm liên .................................................................5
Hình 2.6: Các công thức nhóm diterpen lacton..........................................................7
Hình 2.7: Các công thức nhóm flavonoid ..................................................................8
Hình 3.1: Mẫu Xuyên tâm liên .................................................................................17
Hình 3.2: Bình ngấm kiệt .........................................................................................27
Hình 4.1: Trước khi thêm thuốc thử Kedde .............................................................32
Hình 4.2: Sau khi thêm thuốc thử Kedde .................................................................32
Hình 4.3: Trước khi thêm thuốc thử Kedde, ñã loại màu.........................................33
Hình 4.4: Sau khi thêm thuốc thử Kedde .................................................................33
Hình 4.5: Trước khi loại màu ...................................................................................33
Hình 4.6: Sau khi loại màu .......................................................................................33
Hình 4.7: Bước sóng hấp thu của dịch chiết Xuyên tâm liên trước khi loại màu ....34
Hình 4.8: Bước sóng hấp thu của dịch chiết Xuyên tâm liên sau khi loại màu .......35
Hình 4.9: Dịch chiết ngấm kiệt trước khi thêm thuốc thử Kedde ............................42
Hình 4.10: Dịch chiết ngấm kiệt sau khi thêm thuốc thử Kedde .............................42
HÌnh 4.11: Dịch chiết Soxhlet trước khi thêm thuốc thử Kedd ...............................43
Hình 4.12: Dịch chiết sau khi thêm thuốc thử Kedde ..............................................43
Hình 4.13: SKLM của 7 dịch chiết ngấm kiệt..........................................................44
Hình 4.14: SKLM dịch chiết Xuyên tâm liên trong bộ dụng cụ Soxhlet.................44
Hình 4.15: SKLM dịch chiết 6 lần của mẫu Xuyên tâm liên ...................................48
Hình 4.16: Sắc ký ñồ mẫu Xuyên tâm liên...............................................................49
x
DANH SÁCH CÁC SƠ ðỒ
Sơ ñồ 3.1: Phản ứng màu của dịch chiết Xuyên tâm liên.........................................22
Sơ ñồ 3.2: Phản ứng màu của dịch chiết Xuyên tâm liên ñã loại than .....................23
Sơ ñồ 3.3: Quy trình ño quang không loại màu........................................................25
Sơ ñồ 3.4: Quy trình ño quang có loại màu bằng than hoạt .....................................26
Sơ ñồ 3.5: Quy trình xử lí mẫu ñể ñưa vào máy HPLC ...........................................28
Sơ ñồ 4.1: Quy trình ñịnh lượng ño quang ...............................................................40
Sơ ñồ 4.2: Chiết ngấm kiệt với quy mô Pilot ...........................................................47
xi
Chương 1
MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Trong ñiều kiện hiện nay, Việt Nam ñã gia nhập WTO, cùng với các ngành
nghề, lĩnh vực, ngành chăn nuôi Việt Nam ñang ñứng trước những thời cơ và thách thức
to lớn. Việc lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ñã và ñang làm cho sản phẩm
của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo, gà nói riêng ñang gặp những
phản ứng bất lợi của cộng ñồng tiêu dùng quốc tế. Yêu cầu cấp thiết là tìm ra một hợp
chất có thể sử dụng ñể hạn chế hoặc thay thế cho kháng sinh ñã sử dụng trong thức ăn
chăn nuôi.
Xuyên tâm liên (Andrographolis paniculata (Burm.f.) Nees) có vị ñắng là
dược liệu ñược nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và sử dụng, nhất là ở các nước
châu Á: Ấn ðộ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…. Xuyên tâm liên
cũng ñược ghi vào dược ñiển các nước như Trung Quốc, Thái Lan…Thảo dược này
với các hợp chất chủ yếu là diterpen lacton và flavonoid ñược dùng ñể chữa các
bệnh liên quan ñến viêm ñường hô hấp, tiêu hóa, giảm ñau, kháng viêm..ñồng thời
mở ra những khả năng to lớn trong việc ñiều trị các bệnh thời ñại như ñái tháo
ñường, ung thư, HIV..
Ở nước ta, Xuyên tâm liên ñược sử dụng nhiều trong chiến tranh và trong những
năm sau chiến tranh (1978-1985). Tuy nhiên, trong một thời gian dài sau ñó thì Xuyên
tâm liên không ñược sử dụng nhiều mà thay vào ñó là các tân dược chuyên biệt. Gần
ñây, dược liệu này ñang dần ñược phục hồi trở lại ñể cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
thuốc thuộc chương trình “Nghiên cứu khoa học công nghệ trọng ñiểm quốc gia phát
triển công nghiệp hoá dược ñến năm 2020”.
Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện ñề tài “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
ðỊNH LƯỢNG VÀ TÁCH CHIẾT DITERPEN LACTON TOÀN PHẦN TỪ
1
CÂY XUYÊN TÂM LIÊN (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees)” ñể tiến hành
tách chiết hợp chất diterpen lacton từ cây Xuyên tâm liên ở quy mô lớn và tạo tiền ñề
cho việc tiêu chuẩn hoá sản phẩm thu ñược nhằm ñưa vào sử dụng bổ sung trong thức
ăn chăn nuôi.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu
Hoàn thiện quy trình ñịnh lượng bằng phương pháp ño quang.
Hoàn thiện quy trình tách chiết, từ ñó ñưa ra quy trình áp dụng trên quy mô pilot.
1.2.2. Yêu cầu
Quy trình ñịnh lượng bằng ño quang phải ñáp ứng các yêu cầu; dễ thực hiện,
nhanh, chính xác, ổn ñịnh.
Phương pháp tách chiết phải phù hợp với ñiều kiện hiện tại của các ñơn vị có
khả năng, có thể áp dụng rộng rãi ñể tách chiết hoạt chất diterpen lacton phục vụ cho
nhu cầu của xã hội nhưng vẫn ñảm bảo có ñủ các hoạt chất chính trong nhóm diterpen
lacton với hiệu suất cao.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MÔ TẢ THỰC VẬT, PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI XUYÊN TÂM
LIÊN
Tên Việt Nam: Xuyên tâm liên
Tên khoa học: Andrographolis
Paniculata (Burm.f.) Nees.
Tên khác: Cây công cộng, lãm
hạch liên, hùng bút, khổ ñảm thảo.
Tên nước ngoài: Chirette, creat,
kirayat, mahatita, king of bitters,
sinta, halviva (Anh), roi des amers
(Pháp).
Phân loại khoa học:
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophita
Lớp (class): Magnoliospsida
Bộ (ordo): Lamiales
Họ (familia): Acanthaceae
Chi (genus): Andrographolis
Loài (species): Paniculata
Hình 2.1: Xuyên tâm liên tại vườn
dược liệu
Cây Xuyên tâm liên là loại
cây nhỏ, thân thảo, mọc thẳng ñứng, có thể cao ñến 1 m, có nhiều ñốt và cành.
Thân: Thân vuông, có lông thưa ở các mấu.
Lá: ðơn, mọc ñối, cuống ngắn, phiến lá thuôn hay hơi hình mác, hai ñầu nhọn,
dài 4 - 6 cm. Mặt trên của phiến lá xanh ñậm hơn mặt dưới và có lông thưa. Mép lá gợn
3
sóng. Gân lá lông chim nổi rõ ở mặt duới, có 5 cặp gân phụ, cuống lá dài khoảng
0,2 cm.
Hoa: Màu trắng, ñiểm hồng, mọc thành từng chùm ở nách lá hay ở ñầu cành.
ðài hoa: 5 lá ñài ñều, rời dạng dải hẹp, dài khoảng 0,3 cm, có lông thưa, tiền
khai hoa liên mảnh.
Tràng hoa: 5 cánh hoa dài
khoảng 1, 3 cm, màu trắng có ñốm
hồng, dính nhau bên dưới thành
một ống. Môi trên màu trắng. Thuỳ
giữa của môi dưới có màu tím
hồng, hai thuỳ bên màu trắng có sọc
tím. Tiền khai hoa kết hợp.
Quả: Quả nang dẹp, hai ñầu
Hình 2.2: Hoa Xuyên tâm liên
nhọn, dài khoảng 16 mm, rộng 3,5
mm.
Hạt: Hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.
Cây ra hoa từ tháng 9-12, ra quả từ tháng 1-2.
Tu8
Hình 2.4: Biểu bì dưới của lá
Hinh 2.3: Biểu bì trên của lá
4
Hình 2.5: Gân lá và phiến lá Xuyên tâm liên
1. Lớp biểu bì trên
5. Lục mô khuyết
9. Lớp biểu bì
2. Lông che chở
6. Libe
10. Khí khổng
3. Giao mô
7. Mộc
11. Lông tiết
4. Lục mô hình dậu
Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn ðộ, sau ñó lan sang nhiều nước nhiệt ñới
khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc,
Philippine, Pakistan, Sri Lanka…Cây mọc hoang dại và ñược trồng chủ yếu ở các
nước Châu Á.
Ở Việt Nam, cây ñược trồng ở nhiều ñịa phương. Vào những năm 80, cây
ñược trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, sau ñó giảm xuống, gần ñây lại tiếp tục ñược
khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều ñịa phương trồng Xuyên tâm liên với quy mô
khác nhau như: vùng dược liệu ðồng Tháp Mười, Lâm ðồng, Phú Yên..v.v..
Xuyên tâm liên mọc vào khoảng tháng tư hoặc ñầu tháng năm, cây mọc từ hạt.
Cây sinh trưởng nhanh trong mùa xuân-hè, mùa ñông tàn lụi. Khi cây sắp ra hoa, lá nhỏ
dần và rụng sớm.
5
Quả Xuyên tâm liên lúc già tự mở cho hạt thoát ra ngoài. Hạt có tỉ lệ nẩy mầm
cao (khoảng 70-80 %). Thời gian nẩy mầm thường là sau 7 ngày kể từ ngày gieo hạt.
Xuyên tâm liên là cây ưa sáng hoặc có thể bị che bóng một phần trong ngày.
Cây ưa mọc trên ñất ẩm, khi mưa không bị ñọng nước.
Nhiệt ñộ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 22-26 °C, với lượng mưa
thích hợp là 1500-2500 mm/năm.
Hoa Xuyên tâm liên nở từ cành phía dưới trước, sau dần lên các cành ở ngọn.
Ngược lại, khi tàn úa và tàn lụi lại bắt ñầu từ các cành ở ngọn trước.
Cây ưa ñất nhẹ, cát pha, thoát nước, không chịu úng. ðặc biệt, Xuyên tâm liên là
cây duy nhất có thể mọc trên ñất Xecpentin - loại ñất chứa nhiều kim loại nhôm, ñồng
và kẽm.
Cây ñược nhân giống bằng hạt, có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn uơm.
Hạt mọc sau 7 – 10 ngày.
ðất trồng cần ñược cày bừa, ñập nhỏ, lên luống cao 20 - 25 cm, rộng
0,9 –1 m, mỗi ha bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng hoai rồi trồng với khoảng cách
(20 x 30) cm hoặc (30 x 30) cm. Nếu trồng lấy hạt nên trồng thưa hơn, khoảng (30 x
40) cm ñến (40 x 40) cm.
Thời gian ñầu cần tưới nước cho ñủ ẩm, làm cỏ, vun gốc thường xuyên. Mỗi
tháng bón thúc 80 – 100 kg ñạm cho 1 ha.
Sâu bệnh ñối với Xuyên tâm liên không nghiêm trọng lắm, thường là do một
số sâu thông thường hại lá. Do vậy cần chú ý ñể phòng tránh kịp thời.
Lá ñược thu hoạch khi cây bắt ñầu ra nụ, thu hoạch toàn cây khi cây bắt ñầu
nở hoa. Có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy nhẹ cho khô rồi ñể dùng dần.
6
2.1.1. Thành phần các hoạt chất trong Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên chứa hai nhóm hoạt chất chính là diterpen lacton và
flavonoid.
Ba chất chính thuộc nhóm diterpen lacton trong Xuyên tâm liên gồm có
andrographolid,
aeoandrographolid,
deoxyandrographolid.
Hàm
lượng
andrographolid ở lá là 2,6 %, ở thân là 0,1 – 0,4 %. Lá chứa hơn 2 %
andrographolid trước khi cây ra hoa, sau ñó chỉ còn dưới 0,5 %.
- Công thức phân tử: C20H30O5
- Khối lượng phân tử : 350,449 g/mol.
- Tinh thể hình phiến, không màu, vị ñắng.
- Ít tan trong nước; tan trong aceton,
metanol, etanol, cloroform, eter.
Andrographolid
Deoxyandrographolid
Neoandrographolid
Andrographosid
14 - Deoxyandrographosid
Hình 2.6: Các công thức nhóm diterpen lacton
7
Ngoài ra còn có homoandrographolid, 14-deoxy-11-oxoandrographolid, 14deoxy-11,12-didehydroandrographolid, andrographosid, 14-deoxyandrographosid,
deoxyandrographolid-19-β-D-glucosid,
14-deoxy-12-methoxyandrographolid,
andrograpanin, andropanosid…
Các flavonoid là 7-O-methylwogonin, wogonin, oroxylin A, andrographin,
paniculin, apigenin 7 – 4’ -dimethyl ethe, mono-O-methylwithtin. Hai flavonoid
mới ñược xác ñịnh là 5, 7, 2’, 3’-tetramethoxyflavanon, và 5-Hydroxy-7, 2’, 3’ –
trimethoxyflavon.
Trong rễ có một flavanon glycosid là andrographidin, các flavon glycosid là
andrographidin B, C, D, E và F.
Wogonin
Paniculin
Apigenin dimethylete
Eugenol
Hình 2.7: Các công thức nhóm flavonoid
8
Xuyên tâm liên chứa một tỷ lệ tanin khá cao, chủ yếu ở vỏ thân, vỏ cành và vỏ rễ.
Ngoài ra còn có các chất khác như: Andrographan, andrographon, panicolid,
eugenol, acid cafeic, nhựa, ñường khử, tinh bột…
Tóm lại, có hai hợp chất ñáng lưu ý nhất trong cây Xuyên tâm liên ñó là hợp
chất diterpen lacton trong lá, thân và flavonoid trong rễ.
2.1.2. Tác dụng dược lí của Xuyên tâm liên.
Y học cổ truyền Ấn ðộ và Trung Quốc ñã nghiên cứu và sử dụng Xuyên tâm
liên ñể chữa rất nhiều loại bệnh. Bốn tác dụng tiêu biểu của nó ñã ñược chứng minh
trong các nghiên cứu lâm sàng cũng như theo kinh nghiệm y học cổ truyền trên thế
giới là: kháng viêm, thải ñộc, nâng cao sức ñề kháng, kháng vi khuẩn và vi-rút. Ở
Việt Nam, trong những năm chiến tranh và những năm sau chiến tranh, khi thuốc
kháng sinh tổng hợp còn rất khan hiếm, Xuyên tâm liên ñược dùng thay thế thuốc
kháng sinh cho nhiều bệnh kèm theo sốt do vi khuẩn và vi-rút, ñặc biệt là các bệnh
liên quan ñến ñường hô hấp, tai mũi họng.
Xuyên tâm liên có vị ñắng, tính hàn. Theo Dược ñiển Trung Quốc xuất bản
năm 1995, Xuyên tâm liên ñược dùng trong ñiều trị cảm cúm với sốt, viêm họng,
viêm thanh quản, loét miệng, loét lưỡi, ho cấp tính hay mãn tính, viêm ruột kết, ỉa
chảy, lỵ, nhiễm khuẩn ñường tiết niệu, mụn nhọt, lỡ loét, rắn ñộc cắn.
Tháng 5 năm 2009, tổ chức y tế thế giới (WHO) ñưa ra liệu pháp phòng và
ñiều trị cúm H1N1 có sử dụng Andrographolid, với liều dùng là 400 mg cao chiết
của Xuyên tâm liên, trong ñó có 4-6 % andrographolid, ngày dùng 3 lần.
( />&btnG=Recherche+Google&meta=&aq=f&oq=)
Theo tài liệu công bố từ báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 29 tháng 9 năm
2007, trong chương trình phòng chống bệnh PRRS trên heo, công ty TNHH TM &
SX thuốc thú y Minh Dũng cũng ñã ứng dụng những tác dụng dược lí của Xuyên
9
tâm liên và một số thảo dược khác ñưa ra phác ñồ ñiều trị PRRS, ñã mang lại những
hiệu quả tích cực, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ñã xác nhận kết quả này.
Rễ và lá Xuyên tâm liên ñược dùng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn ðộ
và nhiều vùng ở ðông Nam Á, Trung Mỹ và vùng Caribe. Nước sắc lá hay rễ dùng
ñể trị ñau dạ dày, lỵ, tả, cúm, viêm phế quản, làm thuốc tẩy giun và lợi tiểu.
Trên thực nghiệm, Xuyên tâm liên có tác dụng chống viêm và ức chế phù
chân chuột trong mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng với caragenin. Có tác
dụng giảm ñau nhẹ trên chuột ñược kẹp ñuôi. Cao nước thô Xuyên tâm liên và các
phân ñoạn n-butanol và nước gây giảm ñáng kể huyết áp ñộng mạch ở chuột cống
trắng Sprague-Dawly gây mê. Andrographolid và neoandrographolid với liều
100 mg/kg khi tiêm vào phúc mạc chuột nhắt trắng có tác dụng bảo vệ gan, chống
nhiễm ñộc gan do carbon tetrachlorid.
Trên nghiên cứu lâm sàng, tại khoa nhi bệnh viện Quân Y 175 ñã tiến hành
ñiều trị cho 20 bệnh nhân tuổi từ 16 – 18 tháng bị tiêu chảy cấp tính. Liều lượng
thuốc cần dùng cho một bệnh nhân là 1 – 1,5 g/ngày cho trẻ em dưới một tuổi và
1,5 – 2 g/ngày cho trẻ một tuổi trở lên. Kết quả ñiều trị cho thấy có 17/20 trường
hợp hết bệnh trong vòng 7 ngày.
Tác dụng bảo vệ gan và tác dụng chống oxy-hoá: cao nước Xuyên tâm liên,
hợp chất andrographolid và nhiều diterpen chiết từ Xuyên tâm liên có tác dụng bảo
vệ tế bào gan chuột nhắt không bị hư hại bởi các ñộc chất như: tetraclorua carbon,
paracetamol, hexacyclohexan hay terbutylhydroperoxid. Ngoài ra, cao chiết Xuyên
tâm liên còn có tác dụng kích thích hoạt ñộng của men chuyển hoá và tăng lưu
lượng mật. Cao cồn 80 % Xuyên tâm liên có tác dụng tăng cường các enzym chống
oxi-hoá như: Superoxid dismutase, catalase, glutathione peroxidase, cytochrom
P-450 reductase và giảm LHD, giảm malonyl dialdehyd trong mô hình gây ung thư
tế bào gan. (Thuốc và sức khoẻ, số 236, 15/5/2003)
10
Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn và nấm như:
Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Shigella dysenteriae, Shigella shigae,
Mycobacterium tuberculosis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Candida
albicans…
Dẫn xuất dehydroandrographolid succinic acid monoester từ andrographolid
có tác dụng ức chế vi-rút gây bệnh HIV ở người. Andrographolid khi dùng phối hợp
với thuốc AZT, loại thuốc chống HIV quen thuộc trước ñây, có thể giảm liều dùng
AZT xuống còn một nửa mà hiệu quả ñiều trị chống HIV vẫn như cũ.
Cao chiết Xuyên tâm liên ñược dùng thay thế cho Streptomycin hoặc
Pyrazinamid trong liệu pháp ISP phối hợp 3 thuốc Streptomycin, Isoniazid và
Pyrazinamid ñể ñiều trị lao phổi và cho kết quả tốt trong ñiều trị lâm sàng.
Ngoài ra, các nghiên cứu gần ñây cho thấy Xuyên tâm liên có tác dụng chống
ung thư, chống oxi hóa, sốt rét và bệnh tiểu ñường.
2.2. Các phương pháp chiết xuất, phân lập và ñịnh lượng hợp chất diterpen
lacton.
2.2.1. Các phương pháp chiết xuất, phân lập hợp chất diterpen lacton.
Có rất nhiều phương pháp chiết xuất và phân lập diterpen lacton từ Xuyên
tâm liên ñã ñược công bố. Theo các nghiên cứu của Chan W.R, Taylor D.R và các
cộng sự diterpen lacton ñược tách chiết bởi cloroform và kế tiếp là etanol 95 %.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường và Trần Văn Sung, dung
môi chiết là metanol.
Theo nhóm nghiên cứu của Nguyễn Viết Tựu và các cộng sự, bột lá Xuyên
tâm liên ñược ngâm kiệt trong cồn 95 %, cô thu hồi bớt cồn, rồi loại tạp bằng than
hoạt. Hỗn hợp lacton này ñược ñem chiết hồi lưu lần lượt với benzen, cloroform,
cồn 95 % thu ñược 3 phân ñoạn chiết. Các phân ñoạn này qua tinh chế và kết tinh
nhiều lần thu ñược 3 loại tinh thể của 3 diterpen lacton chính trong Xuyên tâm liên
là andrographolid, neoandrographolid, deoxyandrographolid.
11
Một công trình ñược công bố gần ñây nhất vào năm 2000 của nhóm tác giả
M. Rajani , Neeta Shrivastava và M.N. Ravishankara thì phương pháp ñơn giản và
nhanh chóng nhất ñể tách andrographolid - diterpen lacton chính trong Xuyên tâm
liên là dùng hệ dung môi chiết diclorometan : metanol với tỉ lệ 1:1. Andrographolid
kết tinh ngay trong dịch chiết ñược thu lại, tái kết tinh nhiều lần ñể có tinh thể
Andrographolid tinh khiết.
2.2.2. Các phương pháp ñịnh lượng diterpen lacton
Có nhiều phương pháp ñã ñược áp dụng trong ñịnh lượng hợp chất diterpen
lacton:
• Phương pháp cân khối lượng: nguyên liệu ñược chiết bằng cồn, loại
tạp chất rồi cho bay hơi dung môi, sấy ñến trọng lượng không ñổi,
ñem cân ñể tính phần trăm.
• Phương pháp thể tích ñịnh phân: phương pháp này dựa trên nguyên
tắc các hợp chất có vòng lacton 5 cạnh không bão hòa dưới tác dụng
của kiềm nóng sẽ mở vòng tạo thành muối kim loại kiềm. Bằng phản
ứng acid – baz, tính lượng kiềm ñã mất ñi trong quá trình phản ứng, từ
ñó suy ra tỉ lệ phần trăm hợp chất lacton.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như : Phương pháp so màu, ño
quang phổ, thực hiện phản ứng màu rồi ño quang, sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
(HPTLC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký lỏng (LC), …
• Phương pháp ño quang: là phương pháp có ñộ nhạy cao và ñặc hiệu,
hiện ñang ñược ứng dụng nhiều trong việc xác ñịnh hàm lượng các
chất.
Tạo ra phức màu của chất cần xác ñịnh rồi quan sát quang phổ của hệ. Phương
pháp này dựa trên sự hấp thụ bức xạ ñiện từ bởi các dung dịch của chất phân tích ở cùng
một ñiều kiện, ñộ hấp thu hay mật ñộ quang sẽ tỉ lệ thuận với nồng ñộ chất hấp thụ.
Mật ñộ quang của một dung dịch phụ thuộc vào nồng ñộ của chất ñó [D=f(C)] và trong
những ñiều kiện nhất ñịnh thì D = kC và tuân theo ñịnh luật Lambert-Beer.
12
• Sắc
ký
lỏng
hiệu
năng
cao
(High
performance
Liquid
Chromatography)
Các ứng dụng của phương pháp HPLC trong ñịnh lượng dược liệu
Phương pháp quy về 100 % diện tích (Correction normalization): trong
trường hợp không có chất chuẩn tương ứng, có thể xác ñịnh hàm lượng hợp chất tự
nhiên bằng HPLC dựa vào nguyên tắc quy về 100% diện tích ñỉnh. phương pháp
này ñòi hỏi tất cả các chất hoà tan trong hỗn hợp ñều phải phân tích và rửa giải và
phát hiện.
Phương pháp dùng chất chuẩn ngoại (External standardlization): nguyên tắc
của phương pháp này là so sánh trực tiếp chiều cao hoặc diện tích ñỉnh của mẫu thử
với chiều cao hoặc diện tích ñỉnh của một dung dịch mẫu chuẩn tương ứng có nồng
ñộ ñã biết. ñây là phương pháp ñược ứng dụng phổ biến trong HPLC.
Phương pháp dùng chất chuẩn nội (Internal standardlization): nhằm giảm sai
số và ñạt ñộ lặp lại cao trong phương pháp ñịnh lượng bằng HPLC, một chất chuẩn
thứ hai-ñược gọi là chất chuẩn nội-ñược thêm vào chất chuẩn ngoại và mẫu thử.
Nhược ñiểm của phương pháp dùng chuẩn nội là sự phân tách sẽ khó hơn và khó
tìm ñược chất chuẩn nội thích hợp.
Phương pháp thêm chất chuẩn (Standard additive method): phương pháp
thêm chất chuẩn ñược áp dụng trong ñịnh lượng bằng HPLC khi có ảnh hưởng của
các chất phụ. Ưu ñiểm của phương pháp này là loại bỏ ñược yếu tố ảnh hưởng (Các
thay ñổi về nhiệt ñộ áp suất ñược bù trừ trong ñường chuẩn ñộ và không ảnh hưởng
ñến kết quả ñịnh lượng), ñộ chính xác cao. Tuy nhiên ñây là phương pháp khá tốn
thời gian vì phải chuẩn hoá với từng mẫu mà không chuẩn hoá ñịnh kỳ như khi áp
dụng phương pháp chuẩn ngoại.
2.2.3. Các nghiên cứu gần ñây về Xuyên tâm liên
Một vài nghiên cứu về chiết xuất và ñịnh lượng diterpen lacton trong xuyên
tâm liên trong nước và trên thế giới:
13