Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHÁNG THỂ TỪ TRỨNG GÀ CHO HEO CON TỪ LÚC SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.08 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHÁNG THỂ
TỪ TRỨNG GÀ CHO HEO CON TỪ LÚC SƠ SINH
ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ NAM PHƯƠNG
Ngành học: THÚ Y
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHÁNG THỂ TỪ
TRỨNG GÀ CHO HEO CON TỪ LÚC SƠ SINH
ĐẾN 60 NGÀY TUỔI.

Tác giả

VŨ THỊ NAM PHƯƠNG

Khóa luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành thú y.

Giáo viên hướng dẫn:
PGS-TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC

Tháng 09 năm 2009
 



ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: VŨ THỊ NAM PHƯƠNG
Tên khóa luận văn: “ Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng
gà cho heo con từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi.”
Đề tài được tiến hành tại trại chăn nuôi heo tư nhân, thời gian từ 26/1/2009 đến
26/5/2009, đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa Chăn nuôi –
Thú Y ngày 13/09/2009.
Giáo viên hướng dẫn

PGS-TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC

 

iii


LỜI CẢM TẠ
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi người.
Trước tiên, em gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình em, những
người đã luôn động viên, giúp đỡ và quan tâm em trong suốt quá trình học tập
lẫn thời gian làm đề tài, đặc biệt em gửi riêng lời cảm ơn sâu sắc nhất đến mẹ
em, người đã hy sinh suốt đời cho con có được như ngày hôm nay, người luôn
tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho em học tập và làm đề tài, cũng là người
luôn ở bên cạnh em suốt thời gian thực tập và chính là người đã truyền đạt cho

em về những kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật thú y thực tế nhất.
Kế đến, em xin gửi đến cô PGS-TS Bùi Huy Như Phúc những lời cảm ơn
chân thành nhất, cô đã nhiệt tình, tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời
gian làm đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
TP.Hồ Chí Minh và tất cả qúy thầy cô Khoa Chăn nuôi Thú Y đã hết lòng truyền
đạt kiến thức và dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập, đồng thời gửi đến các
bạn lớp TY30 đã giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học tập cũng như trong thời gian
thực tập.

 

iv


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành tại trại chăn nuôi tư nhân của Bà
Đặng Thị Định, địa chỉ ¼ đường Bà Triệu, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn,
TP. Hồ Chí Minh. Thời gian thực tập từ ngày 26/01/2009 đến ngày 26/05/2009.
Đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng gà
cho heo con từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi”.
Thí nghiệm của chúng tôi được thực hiện ở 2 giai đoạn với tổng số heo là
179 con .
• Giai đoạn 1: từ lúc sơ sinh đến 28 ngày tuổi: 179 heo con được chia ra
làm 2 lô
™ Lô 1: 91 heo con không có bổ sung kháng thể từ trứng gà.
™ Lô 2: 88 heo con được bổ sung kháng thể từ trứng gà. Cho heo con
uống trong vòng 7 ngày đầu sau khi sanh với liều 0,50 g/con/ngày. Sau 7
ngày, kháng thể từ trứng gà được bổ sung vào thức ăn với liều 1 kg kháng
thể từ trứng gà/2 tấn thức ăn.

• Giai đoạn 2: từ 28 – 60 ngày tuổi
™ 91 heo con trong lô 1 của giai đoạn 1 tiếp tục chia làm 2 lô
Lô 1: 47 heo con không có bổ sung kháng thể từ trứng gà.
Lô 2: 44 heo con có bổ sung kháng thể từ trứng gà vào thức ăn (với
lượng 1 kg kháng thể từ trứng gà/2 tấn thức ăn).
™ 88 heo con trong lô 2 của giai đoạn 1 tiếp tục chia làm 2 lô
Lô 3: 44 heo con có bổ sung kháng thể từ trứng gà vào thức ăn (với
lượng 1 kg kháng thể từ trứng gà/2 tấn thức ăn) .
Lô 4: 44 heo con không có bổ sung kháng thể từ trứng gà.

 

v


Kết quả cho thấy
Việc bổ sung kháng thể từ trứng gà (1 kg kháng thể từ trứng gà/2 tấn
thức ăn) đã làm tăng trọng lượng từ đó mức tăng trọng tuyệt đối được cải thiện
nhất là ở lô bổ sung thuốc cả 2 giai đoạn có trọng lượng tăng 7,45% và có trọng
lượng tuyệt đối tăng 8,49% so với lô không bổ sung thuốc.
Việc bổ sung kháng thể từ trứng gà vào thức ăn đã làm giảm tỷ lệ tiêu
chảy ở lô bổ sung kháng thể giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi là 42,85% và ở
giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi là 92,5%, giúp heo con hấp thu chất dinh dưỡng tốt
hơn, thức ăn sử dụng không bị hao phí và làm giảm hệ số biến chuyển thức ăn
là 5,88% ở giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
Ngoài ra việc bổ sung kháng thể từ trứng gà đã làm giảm tỷ lệ chết là
3,1% và tỷ lệ bệnh khác của heo con là 37,93%.
Như vậy việc bổ sung kháng thể từ trứng gà đã mang lợi nhuận kinh tế
cho nhà chăn nuôi.


 

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... iii
Tóm tắt............................................................................................................................ iv
Mục lục ........................................................................................................................... vi
Danh sách các bảng và sơ đồ........................................................................................... x
Danh sách các hình ........................................................................................................ xii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu................................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................. 3
2.1.1. Tổng quan về sinh lý heo con................................................................................ 3
2.1.2. Kháng thể............................................................................................................... 3
2.1.2.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 3
2.1.2.2. Phân loại kháng thể theo cấu trúc....................................................................... 3
2.1.2.3. Sự hấp thu kháng thể .......................................................................................... 4
2.1.3. Sơ lược về kháng thể từ trứng gà (Globigen®)...................................................... 5
2.1.3.1. Globigen® là gì? ................................................................................................. 5
 


vii


2.1.3.2. Nguyên tắc chế tạo Globigen® ........................................................................... 5
2.1.3.3. Thành phần và công dụng của Globigen® ......................................................... 7
2.1.3.4. Lợi ích của Globigen® ....................................................................................... 8
2.1.3.5 Tính đặc hiệu và tác dụng của Globigen® ........................................................... 8
2.1.3.6. Sự hấp thu, tính ổn định của IgY trong sự hấp thu đường ruột Sự tăng cường.................................................................................................................. 9
2.1.3.7. Kỹ thuật tăng cường tính bền vững của IgY trong ruột ................................... 10
2.2. Lược duyệt những nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 11
2.3. Bệnh tiêu chảy trên heo con ................................................................................... 12
2.3.1. Nguyên nhân........................................................................................................ 12
2.3.2. Cơ chế của tiêu chảy............................................................................................ 15
2.3.3. Hậu quả sinh lý của tiêu chảy.............................................................................. 16
2.4. Giới thiệu về trại chăn nuôi tư nhân của bà Định................................................... 17
2.4.1. Sự hình thành và vị trí địa lý của trại .................................................................. 17
2.4.2. Nhiệm vụ và phương hướng phát triển của trại................................................... 17
2.4.2.1. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 17
2.4.2.2. Phương hướng .................................................................................................. 18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 20
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm........................................................................... 20
3.2. Nội dung ................................................................................................................. 20
3.3. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................... 20
3.4. Điều kiện thí nghiệm .............................................................................................. 21
3.4.1. Chuồng trại thí nghiệm........................................................................................ 21
3.4.1.1. Chuồng nái sinh sản.......................................................................................... 21
 

viii



3.4.1.2. Chuồng nuôi heo cai sữa .................................................................................. 22
3.4.2. Thức ăn ................................................................................................................ 22
3.4.3. Nước uống ........................................................................................................... 23
3.4.4. Vệ sinh thú y........................................................................................................ 24
3.4.4.1. Vệ sinh chuồng trại........................................................................................... 24
3.4.4.2. Tiêm phòng....................................................................................................... 24
3.4.4.3. Vệ sinh công nhân, phương tiện vận chuyển và khách tham quan .................. 25
3.4.5. Quá trình chăm sóc.............................................................................................. 25
3.4.5.1. Heo nái.............................................................................................................. 25
3.4.5.2. Heo sơ sinh ....................................................................................................... 25
3.4.5.3. Heo cai sữa ....................................................................................................... 26
3.5. Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................................... 26
3.5.1. Tăng trọng heo con.............................................................................................. 26
3.5.2. Tiêu tốn thức ăn................................................................................................... 27
3.5.3. Bệnh..................................................................................................................... 27
3.5.3.1. Bệnh tiêu chảy .................................................................................................. 27
3.5.3.2. Bệnh khác ......................................................................................................... 27
3.5.4. Chết...................................................................................................................... 27
3.5.5. Hiệu quả kinh tế................................................................................................... 28
3.6. Xử lý thống kê ........................................................................................................ 28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 29
4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng lên tăng trọng của heo con trong
thời gian thí nghiệm....................................................................................................... 29

 

ix



4.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng gà lên lượng thức ăn hằng ngày
và hệ số biến chuyển thức ăn......................................................................................... 33
4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng gà lên tỷ lệ ngày tiêu chảy của
heo con trong thời gian thí nghiệm................................................................................ 37
4.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng gà lên tỷ lệ ngày bệnh khác của
heo con trong thời gian thí nghiệm................................................................................ 40
4.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng gà lên tỷ lệ chết của heo con
trong thời gian thí nghiệm ............................................................................................. 41
4.6. Hiệu quả kinh tế trong thời gian thí nghiệm........................................................... 43
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 46
5.1. Kết luận................................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

 

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Hàm lượng globulin miễn dịch ....................................................................... 6
Sơ đồ 2.3: Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy .......................................................................... 16
Bảng 3.1: Bố trí heo con thí nghiệm.............................................................................. 20
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho heo nái nuôi con................................. 22
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho heo con tập ăn .................................... 23
Bảng 3.4: Lịch tiêm phòng cho heo............................................................................... 24
Bảng 4.1: Trọng lượng heo con ở thời điểm sơ sinh, 28 ngày tuổi............................... 29
Bảng 4.2: Tăng trọng của heo con ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi................................. 31

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể cho heo con từ lúc sơ sinh đến 60
ngày tuổi lên sự tăng trọng ............................................................................................ 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể cho heo con từ lúc sơ sinh đến 60
ngày tuổi lên tăng trọng tuyệt đối.................................................................................. 33
Bảng 4.5: Lượng thức ăn hằng ngày và hệ số biến chuyển thức ăn trong giai đoạn sơ
sinh đến 28 ngày tuổi..................................................................................................... 34
Bảng 4.6: Lượng thức ăn hằng ngày và hệ số biến chuyển thức ăn trong giai đoạn 28 60 ngày tuổi. .................................................................................................................. 35
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể cho heo con từ lúc sơ sinh đến 60
ngày tuổi lên hệ số biến chuyển thức ăn........................................................................ 36
Bảng 4.8: Tỷ lệ ngày tiêu chảy của heo con ở giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi....... 37
Bảng 4.9: Tỷ lệ ngày tiêu chảy của heo con ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi.................. 38
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể cho heo con từ lúc sơ sinh đến 60
ngày tuổi lên tỷ lệ ngày tiêu chảy.................................................................................. 39
Bảng 4.11: Tỷ lệ ngày bệnh khác của heo con ở giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi... 40
 

xi


Bảng 4.12: Tỷ lệ chết của heo con ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi ................................ 41
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể cho heo con từ lúc sơ sinh đến 60
ngày tuổi lên tỷ lệ chết................................................................................................... 42
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ở giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi ...... 43
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi .................. 44
Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế của cả thí nghiệm............................................................. 44

 

xii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Nguyên tắc chế tạo Globigen® ....................................................................... 6
Hình 2.2: Tính đặc hiệu của Globigen®........................................................................... 8
Hình 2.3: Tác dụng của kháng thể lên kháng nguyên là virus ........................................ 9
Hình 2.4: Tác dụng của kháng thể từ trứng lên vi khuẩn E. coli..................................... 9

 

xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng heo con ở thời điểm sơ sinh, 28 ngày tuổi........................... 29
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng heo con ở thời điểm 28, 60 ngày tuổi..................................... 31
Biểu đồ 4.3: Hệ số biến chuyển thức ăn ở thời điểm sơ sinh, 28 ngày tuổi .................. 34
Biểu đồ 4.4: Hệ số biến chuyển thức ăn giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi ........................... 35
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ ngày tiêu chảy của heo con ở giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi .. 37
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ ngày tiêu chảy của heo con ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi.............. 38
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ ngày bệnh khác của heo con ở giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi. 40
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ chết của heo con giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi ................................. 42

 

xiv


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề

Nước Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp và người dân Việt Nam luôn sống bằng
nghề trồng trọt, chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi heo. Ngành chăn nuôi heo đã trở thành
một tập tục truyền thống của người dân chúng ta và đã mang lại hiệu quả kinh tế, cải
thiện cuộc sống cho người dân. Ngành chăn nuôi heo đã tạo ra một lượng sản phẩm
thịt lớn phục vụ cho nhu cầu xã hội và góp phần giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội của
đất nước. Hiện nay, ngành chăn nuôi heo đã và đang được quan tâm phát triển, đang là
ngành chiếm tỷ trọng cao trong các ngành chăn nuôi của nước ta. Tuy nhiên, để ngành
chăn nuôi heo đạt được năng suất cao và tạo ra phẩm chất tốt, ngoài việc chú trọng đến
công tác chọn lọc giống tốt, tạo điều kiện môi trường thích hợp thì việc cân bằng dinh
dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn heo là rất cần thiết.
Ngày nay, người chăn nuôi heo thường gặp nhiều khó khăn trong việc phòng và
điều trị bệnh cho đàn heo. Heo ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh cao nhất là
đối với heo con từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Vì giai đoạn này heo con tăng trọng
rất nhanh nhưng heo con lại mhận rất ít lượng kháng thể từ mẹ truyền sang (kháng thể
thụ động) và khả năng miễn dịch tạo kháng thể kém (kháng thể chủ động) vì thế heo
con dễ mắc bệnh do E. coli, Samonella, Rotavirus… gây ra rất cao. Nếu người chăn
nuôi không phát hiện và điều trị sớm, heo con sẽ chết và từ đó làm thiệt hại đến kinh tế
cho người chăn nuôi. Để khắc phục tình trạng trên đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
tế, người chăn nuôi đã áp dụng kỹ thuật nhằm tăng sức đề kháng cho heo con bằng
cách bổ sung các loại kháng thể chủ động cho heo con ngay từ lúc sơ sinh đến 60 ngày
tuổi và một trong số kháng thể đó thì có một loại là kháng thể từ trứng gà. Nhiều kết
quả cho thấy việc bổ sung kháng thể từ trứng gà rất tốt, làm tăng trọng lượng, giảm hệ
số biến chuyển thức ăn, giảm tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết và có hiệu quả kinh tế.
Được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Huy Như

 

1


Phúc với sự chấp thuận và tạo điều kiện của chủ trại tư nhân – Bà Đặng Thị Định, tôi
đã thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng gà
cho heo con ngay từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi”.
1.2

Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung kháng thể từ trứng gà cho heo con ngay từ
lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi để phòng ngừa bệnh cho heo con.
1.2.2

Yêu cầu

Thu thập số liệu của các chỉ tiêu theo dõi như: tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số
biến chuyển thức ăn, tỷ lệ con tiêu chảy, tỷ lệ ngày tiêu chảy, tỷ lệ bệnh khác, tỷ lệ
ngày bệnh khác và tỷ lệ chết.

 

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Tổng quan về sinh lý của heo con
Heo con sinh ra có bộ máy tiêu hóa phát triển rất nhanh nhưng chức năng chưa
hoàn thiện và chỉ hoàn thiện khi heo con ở 3 tuần tuổi. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch
của heo con còn yếu, không có khả năng tạo miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Vì vậy, heo
con sinh ra rất dễ mắc nhiều bệnh về tiêu hóa, bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.
Dựa vào các đặc điểm về bộ máy tiêu hóa của heo con, người chăn nuôi có những
biện pháp kỹ thuật giúp cho bộ máy tiêu hóa của heo con nhanh chóng hoàn thiện chức
năng, hệ enzyme tiêu hóa thức ăn và đồng thời tăng khả năng miễn dịch cho heo con
để thích nghi với đời sống độc lâp mới.
2.1.2 Kháng thể
2.1.2.1 Định nghĩa
Kháng thể hay còn gọi là globulin miễn dịch (Ig = Immunoglobulin) có trong
huyết thanh của động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích
sinh ra nó.
2.1.2.2 Phân loại kháng thể theo cấu trúc
IgG chiếm 80% tổng số Ig của huyết tương, có trọng lượng phân tử khoảng
150.000 và hằng số lắng là 7s. IgG có thể qua được màng nhau thai, để từ cơ thể mẹ
truyền qua cơ thể con. Lượng kháng thể IgG chủ yếu có trong sữa đầu (từ huyết thanh
của heo mẹ và tùy thuộc vào nguồn kháng nguyên mà heo mẹ gặp phải). Tuy nhiên, vi
sinh vật trên heo con sơ sinh thường hiện diện ở bề mặt nhầy ruột, đó là nơi mà IgG
hiếm được thấy và không hữu hiệu.
IgM là globulin miễn dịch lớn nhất, có trọng lượng phân tử 90.000 và hằng số sa
lắng là 19s. IgM là loại kháng thể xuất hiện đầu tiên, tiếp sau đó IgG xuất hiện và thay
thế IgM.
IgA trong huyết thanh có phân tử lượng 150.000, hằng số sa lắng 7s và IgA tiết
có trong nước bọt, nước mắt, trong dịch tiết của phế quản, hốc mũi, dịch tiết ở ruột,
 

3



trong nước tiểu và sữa. IgA tiết có nhiều hơn IgA trong huyết thanh. IgA ít bị hủy ở
đường ruột nên hàm lượng IgA cao trong sữa sẽ bảo vệ niêm mạc ruột khỏi phải sự tấn
công của vi sinh vật có hại. Tuy nhiên, khi heo con chưa có miễn dịch chủ động, khả
năng bảo vệ của IgA cũng tùy thuộc loại kháng thể nguyên mà heo mẹ đã tiếp xúc.
IgD có trong máu với hàm lượng thấp 30 mg/100 ml, bản chất là glycoprotein có
trọng lượng phân tử là 170.000 – 200.000 và hằng số lắng là 7s.
IgE có nồng độ trong huyết thanh thấp 0,025 mg/100 ml, trọng lượng phân tử
khoảng 180.000, hằng số lắng 8s. IgE là kháng thể ái tế bào (Lâm Thị Thu Hương,
2007 và Lê Văn Hùng, 2002).
2.1.2.3 Sự hấp thu kháng thể
Heo con nhận kháng thể từ mẹ truyền qua sữa đầu. Trong sữa đầu (sữa được tiết
ra trong 2 – 3 ngày đầu sau khi sanh), có đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt chứa kháng
thể chống bệnh cho heo con. Thành phần chất dinh dưỡng trong sữa đầu gồm 11,29%
protein huyết thanh và 5% casein. Trong protein có prealbumin 13,17%, albumin
11,48%, α - globulin 12,74%, β - globulin 11,29% và γ - globulin 45,29% thực hiện
chức năng miễn dịch. Sữa đầu có hàm lượng chất khô và chất hữu cơ gấp 1,3 lần,
protein gấp 3,5 lần, vitamin A, D, B12 cao gấp 5 lần, khoáng gấp 2 lần sữa thường. Vì
vậy, heo con sinh ra phải được bú sữa đầu sớm để hấp thu được α - globulin miễn dịch.
Các kháng thể này được hấp thu hoàn toàn (99,80%) vào trong máu heo con
trong vòng 18 – 36 giờ đầu sau khi sanh. Sau thời gian này, khả năng hấp thu kháng
thể trực tiếp sẽ giảm. Heo con nhận đủ lượng kháng thể từ mẹ truyền sang qua sữa
trong 5 tuần đầu tiên sau đó khả năng tự tổng hợp kháng thể của heo con bắt đầu hoàn
thiện. Nếu heo sơ sinh được bú sữa đầu tốt và nuôi tốt thì hàm lượng γ-globulin trong
máu của heo sơ sinh là 0,30 mg/ml, sau 24 giờ tăng đến 20,30 mg/ml. Cần chú ý rằng
ruột non sẽ ngưng hấp thu kháng thể sau 24 – 36 giờ sau khi sinh do vậy cần cho heo
con bú sớm để lượng kháng thể được hấp thu tốt. Đồng thời trong khi heo mẹ đang đẻ,
động tác bú của heo con kích thích quá trình đẻ của heo mẹ sớm.
Theo quy luật tiết sữa của heo nái, lượng sữa của heo nái tiết ra tăng dần từ tuần

lễ thứ nhất đến đỉnh cao nhất là tuần thứ 3, sau đó giảm dần. Vì thế, trong thời gian
 

4


này heo con nhận rất ít lượng kháng thể từ sữa và hệ thống miễn dịch của heo con lại chưa
hoàn chỉnh. Do đó heo con rất dễ mắc bệnh do vi sinh vật gây ra như E. coli, Rotavirus,...
Để khắc phục tình trạng trên, người chăn nuôi cần tăng cường khả năng miễn dịch cho
heo con bằng cách bổ sung kháng thể ngay ban đầu (Trần Thị Dân, 2003).
2.1.3 Sơ lược về kháng thể từ trứng gà (Globigen®)
2.1.3.1 Globigen® là gì?
Globigen® Jump Start do GHEN Corporation Nhật Bản sản xuất, là kết quả sau
gần 30 năm nghiên cứu.
Globigen® ứng dụng nguyên lý đơn giản là sản phẩm cung ứng kháng thể giúp
heo con sơ sinh và heo sau cai sữa phòng vệ chống lại các yếu tố gây bệnh và hấp thu
dinh dưỡng tốt.
Globigen® không phải là dược phẩm hoặc trụ sinh và nó không kích hoạt hệ miễn
dịch nhiễm của heo con. Đây là chất bổ trợ thức ăn hoàn toàn tự nhiên, giúp heo khỏe
mạnh hơn, hiệu quả dinh dưỡng cao hơn, hiệu quả chăn nuôi vượt trội.
Globigen® được công nhận đặc quyền sáng chế tại Hoa Kỳ (5050985), Canada
(1306946), Australia (600240), South Korea (45618), EC (0225254), Mexico
(171572), Japan (2034005), Taiwan (048434), Thái Lan (11376).
2.1.3.2 Nguyên tắc chế tạo Globigen®
Globigen® được chế tạo chủ yếu bằng bột trứng của gà mái khỏe mạnh, được
tiêm chủng vào bắp cơ hoặc trong da với những vi khuẩn và vi sinh đặc chủng được
pha chế có số lượng thấp. Gà sau khi được tiêm chủng tạo ra kháng thể đặc trưng
tương ứng với những chủng kháng nguyên đó. Kháng thể được tạo ra là IgG và IgM có
trong huyết thanh. Sau đó IgG huyết thanh được chuyển vào trong trứng gà (IgY) và
tạo ra sự miễn dịch tương tự như IgG của loài động vật có vú. Kháng thể được trích từ

lòng đỏ trứng gà bằng phương pháp ly tâm và được sử dụng tương tự như kháng thể đã
thấy trong huyết thanh cho cả gia súc gia cầm kể cả cho con người.

 

5


Hình 2.1: Nguyên tắc chế tạo Globigen®
Bảng 2.1: Hàm lượng globulin miễn dịch
IgY hoặc IgG (mg/ml)
Huyết thanh gà

6

Lòng đỏ trứng gà

25

Lòng trắng trứng

<0.003

(Nguồn: Bùi Huy Như Phúc, 2007)
Từ bảng trên cho thấy, lượng globulin miễn dịch trong lòng đỏ trứng gà gấp 4 lần
lượng globulin miễn dịch trong huyết thanh và trong lòng trắng trứng. Chính vì thế,
người ta thu hoạch globulin từ lòng đỏ trứng gà.
IgY được tách từ trứng bằng cách hòa tan với nước theo phương pháp với sự cải
tiến như sau:
Đầu tiên, tách lòng đỏ trứng khỏi lòng trắng bằng cách rửa với nước cất rồi tách

albumin. Sau đó, lòng đỏ được thêm vào 9 thể tích nước cất và điều chỉnh pH từ 5 –
5,2. Sau khi ủ với nhiệt độ 4oC trong 6 – 8 giờ đem ly tâm. Lấy phần nước mặt, phần
nước hòa tan chứa immunoglobin (Bùi Huy Như Phúc, 2007).
2.1.3.3 Thành phần và công dụng của Globigen®
Sản phẩm Globigen® chứa những kháng thể từ trứng với các kháng thể hiện diện
như sau:

 

6


• Kháng thể cho heo chống lại
E. coli K88
E. coli K99
E. coli 987P
E. coli F18
Salmonella
Rotavirus
Porcine Epidemic Diarrhoea (PED) virus
Transmissible gastroenteritis (TGE) virus
• Hình thức sản phẩm: bột trứng mịn màu vàng sáng.
• Thành phần phân tích
Protein thô: 48%
Chất béo thô: 33%
Chất khô: 95%
• Công dụng
Globigen® chống ETEC K88, K99 và 987P bảo vệ heo con chống lại bệnh
tiêu chảy gây bởi E. coli sinh ra độc tố từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe tổng
thể, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp giảm chi phí thức ăn và tránh được

stress sau cai sữa.
• Cách bổ sung
Hòa tan bột trứng vào nước hoặc trộn với thức ăn.
2.1.3.4 Lợi ích của Globigen®
Mục tiêu chủ yếu của miễn nhiễm thụ động của immuno- từ lòng đỏ trứng gà là
để cung cấp kháng thể bảo vệ chống lại bệnh truyền nhiễm và để duy trì sức khỏe của
thú. Tuy nhiên việc bổ sung kháng thể trong thức ăn cần thực hiện đều đặn để có hiệu
quả tốt.
Sự gia tăng mối đe dọa từ môi trường và sự đòi hỏi an toàn thực phẩm đã đưa đến
người chăn nuôi chấp nhận các phương pháp chăm sóc sức khỏe thú, ít lệ thuộc vào
 

7


hóa chất, thuốc, kháng sinh và cũng nhờ sự phát triển kỹ thuật chủng ngừa mới dựa
trên sinh học phân tử và di truyền để tăng cường mức độ bảo vệ thú. Bổ sung Globigen
cho heo từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi để cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể, cải
thiện hiệu quả thức ăn, giúp giảm chi phí thức ăn và tránh được stress sau cai sữa từ đó
tăng tốc độ tăng trưởng của thú. Do đó việc sử dụng kháng thể từ trứng gà có lợi thực
tiễn hơn là kháng thể chế tạo từ huyểt tương hay sữa đầu. Với kỹ thuật sản xuất đơn
giản nên người chăn nuôi có thể dùng Globigen® để trị liệu số lượng thú hay cho ăn
với liều phòng ngừa hàng ngày.
2.1.3.5 Tính đặc hiệu và tác dụng của Globigen®

Hình 2.2: Tính đặc hiệu của Globigen®
Qua hình trên cho thấy, một ổ khóa chỉ có một chìa khóa mới gắn vào và mở ra
được cũng giống như một chủng kháng nguyên có một kháng thể đặc biệt tương ứng.
Một loại kháng thể chỉ phù hợp kết dính với một loại kháng nguyên nhất định mà thôi.
Điều này nói lên kháng thể từ trứng gà có tính đặc hiệu. Tính đặc hiệu của kháng thể

từ trứng gà còn được biểu hiện qua hình 2.3 và 2.4

(Nguồn: Bùi Huy Như Phúc, 2007)
Hình 2.3: Tác dụng của kháng thể lên kháng nguyên là virus
 

8


Kháng thể từ trứng gà sẽ bám dính chặt vào kháng nguyên virus từ đó ngăn cản
sự hoạt động của virus đồng thời virus được loại thải ra ngoài.

(Nguồn: Bùi Huy Như Phúc, 2007)
Hình 2.4: Tác dụng của kháng thể trứng gà với vi khuẩn E. coli
Bệnh tiêu chảy gây bởi E. coli sinh độc tố được xem là phổ biến ở heo sơ sinh.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy E. coli lập khóm trong ruột non kết dính vào
biểu bì gây xáo trộn trong đường tiêu hóa. Do đó, kháng thể từ trứng gà sẽ chống lại sự
nhiễm E. coli và bảo vệ cho heo con chống lại cái chết gây bởi vi sinh vật đường ruột
như: E. coli dòng K88, K99, 987P nhờ nó kết dính độc tố E. coli không cho chúng
bám trên ruột gây bệnh.
2.1.3.6 Sự hấp thu, tính ổn định của IgY trong sự hấp thu đường ruột - Sự
tăng cường.
Vai trò của kháng thể là chống lại với kháng nguyên và bảo vệ động vật từ sự tấn
công bởi kháng thể do cơ chế tác động của kháng thể đối với kháng nguyên. Như vậy,
kháng thể phải được tồn tại với sự phân cắt của các enzyme trong dạ dày và ruột và
phải đến vùng đích với cấu trúc và chức năng đầy đủ. Tuy nhiên, những yếu tố trong
đường ruột như pH thấp trong dạ dày và hoạt tính enzyme trong ruột non có thể phá
hủy kháng thể.
Heo con lẻ bầy uống kháng thể tinh khiết để chống lại dòng vi khuẩn E. coli
(K88) sau 2 giờ cho thấy rằng, nồng độ cao của kháng thể trứng gà được phát hiện

trong dạ dày, tá tràng và không tràng. Sáu giờ sau khi uống, kháng thể đã đi qua không
tràng và đến gần phần ruột già và sau 24 giờ phần kháng thể còn lại đã đến ruột già
trước khi được thải ra ngoài. Ở heo nhỏ hơn 4 tuần, đã được báo cáo rằng có nhiều
 

9


thay đổi lượng kháng thể trong các phần của đường tiêu hóa. Tuy nhiên sau 28 ngày
tuổi, có sự mất đáng kể trong đường tiêu hóa. Hàm lượng kháng thể từ trứng gà sau
khi đi qua dạ dày là 4 µg/ml so với 100 µg/ml lòng đỏ trước khi cho ăn. Chỉ có vết IgY
được tìm thấy đi qua đường tiêu hóa trong nhóm heo này. Lòng đỏ trứng phát hiện
trong ruột của heo sơ sinh do dạ dày chưa có đầy đủ các dịch dạ dày. Ở heo lẻ bầy do
IgY có thể bị phá hủy bởi pepsin trong dạ dày (pH 2 – 3) ở heo lớn và chỉ có ít kháng
thể có thể đi qua ruột mà có giữ nguyên cấu trúc và chức năng của nó (Bùi Huy Như
Phúc, 2007).
Mặc dù khả năng phá hủy của pH acid và sự phân hủy của các enzyme protease,
hoạt tính của kháng thể vẫn có thể phát hiện trong dạ dày với tỷ lệ thay đổi từ mức rất
thấp đến mức cao là 50% của lượng ăn vào. Nghiên cứu cho thấy một phần của kháng
thể còn giữ nguyên trong sự tiêu hóa của pepsin, trypsin, một lượng đáng kể khác của
những đoạn kháng thể vẫn có khả năng kết dính với kháng nguyên (antigen) vẫn thể
hiện hoạt tính trung hòa, đã không được phát hiện trong phân tích, do các phương pháp
phân tích chỉ dựa trên đoạn khác của cấu tạo kháng thể. Đây là lý do cho thấy kháng
thể từ trứng gà bổ sung vẫn còn hoạt tính trong đường ruột (Bùi Huy Như Phúc, 2007).
2.1.3.7 Kỹ thuật tăng cường tính bền vững của IgY trong ruột
Kỹ thuật thêm 50% sorbitol có thể ngăn chặn được hầu hết sự hư hại do acid ở
pH 3 hoặc thêm dung dịch kiềm (sodium bicarbonate) hay dung dịch giàu protein
(lòng trắng trứng, lòng đỏ) làm gia tăng sự đề kháng của IgY với acid hay sự vô hoạt
của proteolytic. Ngoài ra có thể tăng mức chịu đựng lên 70oC bằng cách thêm đường
như 30% sucrose, trehalose hay lactose. Điều này thể hiện tính bền với nhiệt của

kháng thể từ trứng gà. Hoặc kỹ thuật xử lý lòng đỏ trứng với hydroxypropyl
methylcellulose phthalate (HMCP), một chất bọc thuốc để chống với các loại vi khuẩn
Escherichia coli (ETEC) (Bùi Huy Như Phúc, 2007).
2.2 Lược duyệt những nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nguyễn Bình Luận (2004) đã thử nghiệm ảnh hưởng của Globigen trên heo con
trước và sau khi lẻ bầy kết quả cho thấy lô bổ sung Globigen (2 kg/tấn thức ăn) có
trọng lượng bình quân heo lúc 60 ngày tuổi tăng 1,69%. Tỷ lệ tiêu chảy (TLTC) giai
đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi ở lô có bổ sung Globigen thấp hơn lô không bổ sung
 

10


Globigen là 3,69% và giai đoạn từ 28 – 60 ngày tuổi TLTC ở lô có bổ sung Globigen
thấp hơn lô không bổ sung là 3,56%.
Theo Nguyễn Chí Thức (2004), kết quả của việc bổ sung Globigen (2 kg/tấn
thức ăn) trên heo con trước và sau khi lẻ bầy là lô bổ sung Globigen có trọng lượng
bình quân heo lúc 60 ngày tuổi tăng 5,90%. Tỷ lệ tiêu chảy (TLTC) giai đoạn sơ sinh
đến 28 ngày tuổi ở lô có bổ sung Globigen thấp hơn lô không bổ sung Globigen là
5,80% và giai đoạn từ 28 – 60 ngày tuổi TLTC ở lô có bổ sung Globigen thấp hơn lô
không bổ sung là 0,70%.
Trần Anh Duy (2004) đã thử nghiệm ảnh hưởng của Globigen trong thức ăn heo
con sau cai sữa (28 – 60 ngày tuổi) trên năng suất giai đoạn nuôi thịt kết quả cho thấy
lô bổ sung Globigen (2 kg/tấn thức ăn) có TLTC ở lô có bổ sung Globigen thấp hơn lô
không bổ sung là 0,69%.
Nguyễn Tuấn Lâm (2006) đã thử nghiệm ảnh hưởng của Globigen trên heo con
trước và sau khi lẻ bầy kết quả cho thấy lô bổ sung Globigen (2 kg/tấn thức ăn) có
trọng lượng bình quân heo lúc 60 ngày tuổi tăng 9,56%. Tỷ lệ tiêu chảy (TLTC) giai
đoạn sơ sinh đến 24 ngày tuổi ở lô có bổ sung Globigen thấp hơn lô không bổ sung
Globigen là 17,85% và giai đoạn từ 25 – 60 ngày tuổi TLTC ở lô có bổ sung Globigen

thấp hơn lô không bổ sung là 13,33%.
Nguyễn Thị Đỗ Thuý (2008) cũng có kết quả của việc thử nghiệm ảnh hưởng của
Globigen trên heo con trước và sau khi lẻ bầy là lô bổ sung Globigen (2 kg/tấn thức
ăn) có trọng lượng bình quân heo lúc 53 ngày tuổi tăng 13,13%. Tỷ lệ tiêu chảy
(TLTC) giai đoạn sơ sinh đến 23 ngày tuổi ở lô có bổ sung Globigen thấp hơn lô
không bổ sung Globigen là 8,19% và giai đoạn từ 23 – 53 ngày tuổi TLTC ở lô có bổ
sung Globigen thấp hơn lô không bổ sung là 0,97%.

 

11


×