Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.68 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG
MẠI HÀ NỘI
Ngành

:

Kế toán

Thời gian thực tập

:

T04/2017-T07/2017

Giảng viên hướng dẫn

:

TS. Nguyễn Đức Dũng

Hà Nội - Tháng 05 năm 2017


MỤC LỤC
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI......i
3.2. Hạn chế......................................................................................................................25
3.3. Những nguyên nhân của hạn chế..............................................................................26


3.4. Giải pháp hoàn thiện..................................................................................................27

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BTC
CT
CN
ĐKKD
LĐTL
MST
SXKD
TMCP
TNDN
TSCĐ
TT

Tên đầy đủ
Bộ Tài chính
Công trình
Chi nhánh
Đăng kí kinh doanh
Lao động tiền lương
Mã số thuế
Sản xuất kinh doanh
Thương mại cổ phần
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định

Thông tư

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI......i
3.2. Hạn chế......................................................................................................................25
3.3. Những nguyên nhân của hạn chế..............................................................................26
3.4. Giải pháp hoàn thiện..................................................................................................27

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI......i
3.2. Hạn chế......................................................................................................................25
3.3. Những nguyên nhân của hạn chế..............................................................................26
3.4. Giải pháp hoàn thiện..................................................................................................27

iv


LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản là các công trình
có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên có ý nghĩa về mặt kinh tế - vật
chất. Bên cạnh đó, sản phẩm của ngành xây dựng còn thể hiện giá trị thẩm
mỹ, phong cách kiến trúc nên cũng mang ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần,
văn hóa xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sau hơn mười năm thực hiện
đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước nhảy khá vững
chắc.Việc mở rộng thị trường, thực hiện chính sách đa phương hóa các quan
hệ kinh tế đã tạo điều kiện tiền đề cho nền kinh tế phát triển. Hòa nhịp cùng
với chuyển biến chung đó của nền kinh tế, các doanh nghiệp xây dựng trên
cương vị là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân đã
góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển của đất nước. Nhưng để có thể
hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta phải có một cơ sở hạ tầng vững
chắc là nền tảng cho các ngành khác phát triển. Do đó, với mục tiêu đẩy
nhanh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vốn đầu tư cho hiện
đại hóa cơ sở hạ tầng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong vốn đầu tư của Nhà
nước. Đó là thuận lợi cho các doanh nghiệp xây lắp. Bên cạnh những thuận
lợi đó, còn gặp phải những khó khăn như lạm phát, giá nhân công ngày càng
cao, đối thủ cạnh tranh…
Trong thời gian vừa qua được nhà trường tạo điều kiện để đi thực tập
về chuyên ngành kế toán. Em đã đến thực tập tại Công ty cổ phần Xây lắp và
Thương mại Hà Nội. Trong quá trình thực tập em đã được các anh chị tại
công ty, đặc biệt là các anh chị ở phòng kế toán giúp đỡ rất nhiều, em đã hoàn
thành quá trình thực tập rất thuận lợi.

v


Báo cáo thực tập tổng hợp của em ngoài lời nói đầu và kết luận sẽ gồm ba
chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Xây lắp và Thương
mại Hà Nội
Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty
cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội

Chương 3: Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội
Qua đây em muốn cảm ơn các anh chị tại Công ty cổ phần Xây lắp và
Thương mại Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Và sau thời gian
thực tập tại công ty em đã tìm hiểu về công ty, về công tác kế toán tại công ty,
em đã tổng kết và hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Do trình độ còn hạn
chế nên bài viết của em còn nhiều điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô giáo mà đặc biệt là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em là
thầy giáo TS. Nguyễn Đức Dũng.
Em xin chân thành cảm ơn!

vi


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Xây lắp và
Thương mại Hà Nội
1.1.1. Thông tin khái quát về công ty
Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội được thành lập theo
quyết định số: 0103004122 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
lần đầu ngày 12/04/2004.
MST: 0101483434
Tên giao dịch: HA NOI CONSTRUCTION AND TRADING JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: XLAP.HN.,JSC
Trụ sở giao dịch: Số 9 – Ngõ 119/63 – đường Giáp Bát – Phường Giáp
Bát – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội.

Văn phòng đại diện số 54/640 – Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội.
Điện thoại: 04 668 337 18

Fax: (84.4) 3875 7335

Email:
Vốn điều lệ của công ty :
Mức vốn điều lệ: 7.500.000.000 đồng (bằng chữ: Bảy tỷ, năm trăm
triệu đồng chẵn)
Cấp lại lần 5 ngày 11/05/2013
Giấy chứng nhận ĐKKD: 0101483434 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội.
MST: 0101483434

1


Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (bằng chữ: mười năm tỷ đồng chẵn)
Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Đỗ Đức Quyền
Chức danh: Giám đốc công ty
Tài khoản 1: 1506 20101 7682 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn - CN Tây Hồ, Hà Nội.
Tài khoản 2: 170 114 851 009 930 Ngân hàng TMCP Eximbank - CN
Long Biên, Hà Nội.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội là một đơn vị có năng
lực tài chính lành mạnh, có bề dày kinh nghiệm trong quản lý thi công các
công trình đường dây và trạm biến áp, thi công Cầu, Đường và các công trình
công nghiệp lớn,...có đội ngũ công nhân lành nghề, năng động nhiệt tình trong
thi công, với mục tiêu chất lượng – tiến độ Công ty cổ phần Xây lắp và

Thương mại Hà Nội đã và đang được nhiều Chủ đầu tư trong nước đánh giá
cao.
- Lao động: Khi mới thành lập số lượng công nhân viên của công ty là
40 người, trình độ tay nghề còn thấp. Để tiến hành xây lắp cho kịp tiến độ,
bàn giao công trình cho chủ đầu tư đúng thời gian trong hợp đồng quy định
hàng năm công ty đã tuyển thêm công, nhân viên. Hiện nay số lượng công,
nhân viên của công ty là 150 người.
- Tài sản: Số lượng máy móc, thiết bị lúc đầu chưa nhiều, chủ yếu là
máy cũ, lạc hậu, trong quá trình xây lắp cần sử dụng thì thuê ngoài. Công ty
nhận thấy việc đầu tư thêm máy móc, thiết bị mới là cần thiết, do vậy hàng
năm công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Tính tới thời
điểm này số máy móc, thiêt bị công ty đang sử dụng là do mua mới, đa dạng
về chủng loại. Ban đầu công ty có 1 cần cẩu, 5 máy ủi, máy xúc, cần trục và
hang chục các máy móc khác đủ tiêu chuẩn để xây dựng

2


Cho tới năm 2016 thì tài sản tăng lên đáng kể, với 4 cẩn cẩu 8 máy ủi, 5
máy xúc , 5 ô tô tải và các loại dụng cụ khác...
- Thị trường: Thời gian mới đi vào hoạt động chưa có nhiều khách hàng
nên công ty chỉ hoạt động trên địa bàn nhỏ, giá trị công trình còn thấp. Sau
nhiều năm hoạt động công ty đã tạo được thương hiệu, uy tín nên địa bàn xây
dựng của công ty bây giờ đã mở rộng trên các nước, thi công nhiều dự án lớn
của Nhà nước, tỉnh giao.
Công ty đã trải qua nhiều năm trực tiếp chỉ đạo thi công các công trình
xây dựng quan trọng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Đến nay công ty đã và
đang trên đà phát triển rất lớn mạnh. Công ty đang nắm giữ một đội ngũ lãnh
đạo trẻ năng động và sáng tạo. Các cán bộ chuyên môn trong công ty hầu hết
đã tốt nghiệp bậc Cao đẳng và Đại học. Công nhân kĩ thuật của công ty đều là

những công nhân lành nghề, có kinh nghiệm. Kèm theo đó, các phương tiện
máy móc thi công công trình của công ty đều hiện đại, có thể đáp ứng được
nhu cầu của thị trường về xây dựng.
Một số công trình Công ty thi công đã đạt chất lượng cao như :
+ Xóa bán tổng 02 công tơ tổng thị trấn Lương Sơn – huyện Lương
Sơn - Hòa Bình
+ Công trình Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện Khu đô thị mới Đông
Sài Gòn.
+ ĐZ35KV & cấy Thêm trạm biến áp xã Tân Phong - Huyện Cao
Phong -Tỉnh Hoà Bình.
+ Công trình xây lắp điện xã Bảo Hiệu và xã Yên Nghiệp - Lạc Sơn
thuộc dự án năng lượng nông thôn II –Hoà Bình .
+ Công trình xây lắp điện xã Kiên Lao - Huyện Lục Ngạn thuộc dự án
năng lượng nông thôn II - Tỉnh Bắc Giang.

3


+ NPC-KFW-VP-W09 Xây lắp đường dây và TBA các xã Đạo Tú, An
Hòa và Đồng Tĩnh huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Thi công xây lắp công trình điện hạ áp Xã Tống Trân và xã Minh
Tiến - huyện Phù Cừ- tỉnh Hưng Yên. Thuộc dự án năng lượng nông thôn II
tỉnh Hưng Yên.
+ NPC-KFW-BG –W13 Xây lắp đường dây và TBA các xã Yên Lư,
Lão Hộ, Tư Mại, Đồng Phúc, Tân Liễu, TT Tân Dân, Quỳnh Sơn và Đức
Giang, huyện Yên Dũng...
+ Xây lắp các hạng mục cầu BTCT công trình Đường thị trấn Mường
Khến – Quy Hậu – Mỹ Hòa – Tân Lạc Tỉnh Hòa Bình.
+ Nhà May Thủy Điện Tân Quang Tuyên Quang.
+ Dự án xây lắp cầu đường bộ Sông Sỏi huyện Yên Thế - tỉnh Bắc

Giang….
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây
lắp và Thương mại Hà Nội
1.2.1. Nhiệm vụ, chức năng của công ty
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Xây lắp và
Thương mại Hà Nội đã thi công nhiều công trình trên tất cả các lĩnh vực của
ngành xây dựng ở nhiều quy mô, đạt được chất lượng cao.
Chức năng:
- Công ty chuyên thi công xây lắp, cung cấp và lắp đặt thiết bị cấp thoát nước
công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, hệ thống công trình
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đê đập hồ chứa, xây dựng trạm bơm, cống
dưới đê.
- Khảo sát xây dựng công trình, thiết kế quy hoạch xây dựng công trình, thiết
kế xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội và các loại hình xây dựng cơ bản khác.

4


Nhiệm vụ :
- Thực hiện đúng các chế độ chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan
đến hoạt động của công ty.
- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty theo quyết định hiện hành.
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tự tạo ra nguồn vốn đảm
bảo tự trang trải, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhà nước giao, phục vụ phát
triển kinh tế.
- Đối với công nhân viên: công ty thực hiện tốt các chính sách do pháp luật
quy định,có các chính sách đãi ngộ tốt, tổ chức hoạt động vui chơi giải trí

khuyến khích họ làm việc lâu dài cho công ty.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do vậy về cơ bản, điều kiện tổ chức hoạt
động sản xuất của công ty có sự khác biệt lớn so với những ngành sản xuất
vật chất khác. Nguyên nhân chính dẫn đến những khác biệt này là do sự phức
tạp trong quy trình công nghệ thi công cũng như việc phân hóa các giai đoạn
xây lắp, từ khâu thăm dò, thiết kế đến khi hoàn thành, bàn giao công trình.
1.2.2.1. Đặc điểm về sản xuất (Yếu tố đầu vào)
- Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Do đặc điểm của công ty là công ty xây dựng nên vật liệu thường cồng
kềnh, khối lượng lớn, chủng loại đa dạng, phong phú.
Vật tư chính của công ty bao gồm: Cát, đá, xi măng, sỏi, sắt, thép, bê
tông, ống nhựa, ống ghen, cọc thép, phụ gia,…
Do các công trình thường ở xa công ty và do đặc tính của cát, đá, sỏi dễ
hao hụt nên khi mua không nhập kho công ty mà chuyển thẳng tới chân từng

5


công trình và lập định mức tiêu hao cho chúng. Còn các vật liệu khác được
nhập kho. Khi nào có nhu cầu sử dụng, có lệnh xuất kho thì sẽ xuất từ kho ra
để sản xuất.
Vật tư phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, nhưng có thể kết hợp với vật
liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng
của sản phẩm hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản phục
vụ cho quá trình thi công như: que hàn, thép buộc, ga, oxy, nhựa đường, xăng
dầu,...
Vật tư phụ có thể nhập kho công ty hoặc nhập kho ở các công trình.

Vật tư luân chuyển là các loại vật tư có thể sử dụng luân chuyển cho
nhiều hạng mục thi công hay nhiều công trình. Vật tư luân chuyển bao gồm:
ống vách, cọc ván thép, ván khuôn trượt, tôn tấm kê bãi thi công,...
Công cụ sản xuất là những máy móc có giá trị dưới 10 triệu đồng
không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ như: máy đầm dùi, máy bơm, máy cắt, máy
cưa, máy duỗi sắt, máy hàn, máy mài, máy khoan, máy nén khí, máy vặn ốc,
palăng xích, máy phát điện, máy tiện, quốc xẻng,...
Công cụ dụng cụ chủ yếu được nhập kho công ty.
- Đặc điểm lao động:
Do đặc điểm của xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng thường là
ở những địa bàn khác nhau, điều kiện làm việc thường khá vất vả với môi
trường làm việc chịu ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết. Vì vậy, các công trình
của công ty được giao cho các tổ đội công trình trực tiếp thực hiện. Tại công
ty có 3 đội thi công trực tiếp với tổng số lao động là 100 người trong đó có
mỗi đội có ít nhất là 2 kỹ sư có trình độ đại học trở lên, 1 đội trưởng và kế
toán công trường, còn lại là công nhân kỹ thuật lành nghề. Mặt khác các công
trình xây dựng thường là những công trình lớn vì vậy cần phải có số lượng lao

6


động lớn nên nguồn lao động trực tiếp là số công nhân từ các đội xây dựng,
đội cơ giới. Khi có công trình nào gấp rút thì công ty thuê ngoài, số công nhân
này chủ yếu trên địa bàn nơi thi công công trình làm việc dưới sự chỉ đạo của
các đội trưởng đội thi công. Đây là lao động có chuyên môn không cao, đa số
là lao động phổ thông và chủ yếu là nam giới, tuổi từ 18 đến 35 là chủ yếu.
- Đặc điểm về tài sản cố định:
Do công ty là doanh nghiệp tư nhân nên đa số máy móc thiết bị của
công ty là mua, mỗi năm công ty đầu tư thêm 1 sồ máy móc thiết bị để phục
vụ cho quá trình xây dựng, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Các loại máy móc

bao gồm: máy xúc, máy cẩu, máy lu, ô tô, máy ủi, máy vận thăng,…Ngoài ra
còn một số máy móc thiết bị không sử dụng nhiều trong xây dựng công ty đi
thuê ngoài.
1.2.2.2. Đặc điểm sản phẩm xây dựng
Sản phẩm của công ty là những công trình xây dựng và chúng không
được sản xuất tập trung mà phân tán trên các địa bàn khác nhau tùy theo yêu
cầu của khách hàng hoặc chủ đầu tư. Sản phẩm xây lắp của công ty có quy
mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài và sản phẩm mang tính
riêng lẻ, đơn chiếc. Mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế kỹ thuật, kết
cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Quá trình từ khi khởi công cho
đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài.
Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.
Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại
chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài
trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ,
lụt... đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này để
hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó.

7


Công ty luôn đảm bảo chất lượng công trình cũng như thực hiện thi
công đúng tiến độ công trình tạo niềm tin cho người sử dụng và uy tín đối với
chủ đầu tư.
1.2.2.3. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Do sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là xây dựng các công trình dân
dụng,san lấp mặt bằng, xây dựng hồ chứa nên đối tượng khách hàng của
doanh nghiệp chủ yếu là các dự án của nhà nước, của các tỉnh và thành phố.
Phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển khoản.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Quy trình công nghệ của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có
thể được khái quát như sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ của quá trình sản xuất
Nhận hồ sơ
mời thầu

Lập hồ sơ dự
thầu

Nghiệm thu bàn
giao công trình,
quyết toán

Tiến hành xây
lắp

Tham gia đấu
thầu (trúng
thầu)

Lập dự toán nội
bộ

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật)
Quá trình sản xuất của Công ty là quá trình thi công, sử dụng các yếu tố
vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên các hạng
mục công trình theo trình tự sau:
- Tham gia đấu thầu và nhận thầu các công trình, hạng mục công trình
- Lập dự toán nội bộ cho công trình, hạng mục công trình
- Tiến hành tổ chức thi công xây lắp các công trình, hạng mục công trình


8


- Các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
- Thanh toán khối lượng sản phẩm hoàn thành
Sơ đồ 1.2: Quy trình tiến hành xây lắp
Giải phóng mặt bằng
Phá dỡ công trình cũ
San nền, lấp nền

Thi công phần thô:
- Làm cống
- Làm móng
- Làm mặt

Hoàn thiện công trình:
- Bó vỉa
- Trang trí

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật)
Phòng kỹ thuật sẽ thực hiện các công việc: nhận hồ sơ dự thầu, lập hồ
sơ dự thầu, tham gia đấu thầu (trúng thầu), lập dự toán nội bộ. Trưởng phòng
kỹ thuật sẽ cử nhân viên làm các công việc trên. Trưởng phòng sẽ là người
kiểm tra hồ sơ trước khi mang hồ sơ đi đấu thầu tránh những sai sót. Các đội
thi công và đội xây lắp tiến hành tổ chức thi công xây lắp các công trình, hạng
mục công trình. Giám đốc sẽ nghiệm thu bàn giao công trình.
Phòng tổ chức sẽ ký quyết định điều động người. Tùy từng hạng mục
công trình lớn hay nhỏ sẽ có kế hoạch điều người cho phù hợp.
Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ các tổ trưởng,

đội trưởng sẽ gửi yêu cầu xin xuất vật tư về công ty. Kế toán trưởng duyệt
xuất,sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp lập phiếu xuất kho, thủ kho xuất
kho, cuối cùng kế toán tổng hợp sẽ tiến hành ghi sổ.
Khi tiến hành xây lắp công ty huy động con người, tập kết nguyên vật
liệu về từng công trình để tiến hành thi công. Thành lập ban chỉ huy công
trường để chỉ đạo công việc, giám sát công nhân làm việc. Các đội xây lắp và
cơ giới tiến hành phá dỡ công trình, giải phóng mặt bằng, thi công, hoàn thiện
thiện theo đúng hồ sơ dự thầu dưới sự chi huy của cán bộ kỹ thuật và các tổ
trưởng, đội trưởng.

9


1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phù hợp với điều kiện
và quy mô hoạt động, các phòng ban trong công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Kế hoạch – kỹ
thuật

Đội thi
công số
1

Phòng Hành chính –
Tổ chức


Đội thi
công số
2

Đội thi
công số
3

Phòng Kế toán – Tài
chính

Đội cơ
giới

(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức)

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
Ban Giám đốc công ty:

10

Xưởng
gia
công cơ
khí


- Giám đốc: là chủ tài khoản của đơn vị, phụ trách chung, nắm bắt và
điều hành toàn bộ công việc trong Công ty. Đồng thời là người tìm kiếm, mở

rộng thị trường công việc nhằm đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho
cán bộ, công nhân viên trong đơn vị; bảo toàn và phát huy vốn của doanh
nghiệp.
- Phó Giám đốc: giúp giám đốc điều hành công việc chung và một số
công việc khác.
Phòng Hành chính – Tổ chức: Tổ chức quản lý thực hiện công tác nhân
sự; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nội quy quản lý, sắp xếp
lao động; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương; điều chỉnh định mức lao
động, phương án trả lương, thưởng; xây dựng kế hoạch đào tào cho phù hợp
với doanh nghiệp.
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc điều phối chung
công tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giám sát tiến độ thi công công trình;
quản lý về chất lượng kỹ thuật công trình, đảm bảo đúng đồ án thiết kế và dự
toán công trình.
Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức và phản ánh chính xác, đầy đủ
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, lập báo
cáo quyết toán theo quy định của cấp trên.
Quản lý về mặt tài chính toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty
theo đúng pháp luật và quy chế chung của công ty.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả, an toàn các nguồn lực về con người,
tài sản, công cụ, dụng cụ và trang thiết bị.
Các đội sản xuất và thi công: Chịu sự chỉ đạo chung của Giám đốc và
bộ phận chức năng, bao gồm 1 đội trưởng và 1 kế toán công trường. Trong
mỗi đội có từ 2 – 4 cán bộ kỹ thuật là kỹ sư xây dựng. Các đội sản xuất và thi
công thực hiện công việc theo nhiệm vụ, được phân công cụ thể các công
trình thi công xây lắp; đảm bảo thi công đúng tiến độ, đạt chất lượng theo yêu
cầu đề ra.

11



1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Xây
lắp và Thương mại Hà Nội
Sau nhiều năm hoạt động và sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Xây
lắp và Thương mại Hà Nội có tình hình tài chính khá ổn định và hoạt động
sản xuất kinh doanh rất tốt, được thể hiện qua các chỉ tiêu trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của công ty
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng tài sản

Triệu đồng

297,055

371,318

386,171

Tài sản ngắn hạn

Triệu đồng


178,743

223,428

232,366

Tài sản dài hạn

Triệu đồng

118,312

147,890

153,805

Vốn chủ sở hữu

Triệu đồng

90,000

90,000

99,000

Tổng doanh thu

Triệu đồng


366,302

457,877

476,192

Tổng lợi nhuận

Triệu đồng

63,179

78,974

82,133

Nộp ngân sách

Triệu đồng

11,005

13,757

14,307

55

65


78

6,855

7,025

7,450

Số lượng lao động
Thu nhập bình quân

Người
Trđ/Tháng

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
- Về tình hình tài sản: Công ty có sự biến động tương đối lớn, có thể do lúc
đầu mới đi vào hoạt động cho nên chưa mạnh dạn đầu tư nhiều để tăng quy
mô SXKD. Công ty cần sự thận trọng trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị
trường, tìm hướng đầu tư phát triển đúng nhất. Tổng tài sản tăng dần, năm
2015 tăng 21,286,926,124 đồng so với năm 2014, tức là tăng 269.5%; sang
năm 2016 tăng nhẹ 1,721,900,115 đồng so với năm 2015, tức là tăng nhẹ
5.90%. Trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với
tài sản dài hạn.

12


- Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn tăng là do công ty đã đầu tư tăng vào
các khoản đầu tư ngắn hạn. Trong 3 năm 2014, 2015, 2016 mặc dù tình hình

tài chính trong nước và thế giới có những khó khăn, tình trạng lạm phát ở
nước ta cũng tăng cao làm giá cả hàng hóa đầu vào tăng rất mạnh dẫn đến chi
phí đầu vào tăng cũng mạnh nhưng công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận khá.
Như vậy chứng tỏ công ty đã có những chiến lược kinh doanh rất phù hợp.
- Về tài sản dài hạn: có sự biến động lớn, vì Công ty là công ty sản xuất nên
Công ty đã đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị hàng năm. Tài sản dài hạn
năm 2015 tăng 2.733.056.470 đồng tương ứng với tốc độ tăng 14,07% so với
năm 2014. Năm 2016 tăng 6.648.369.210 đồng tương ứng với tốc độ tăng
30,01% so với năm 2015.
- Về vốn chủ sở hữu: 03 năm thì ít có sự biến động và được giữ ổn định. Năm
2016 tăng 1,445,478,216 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 101.05% so với năm
2015, năm 2015 tăng 411,553,127 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,2% so với
năm 2014.
- Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2015 đạt 457,877 triệu đồng tăng
lên so với năm 2014 là 91,575 triệu đồng tương ứng với 25.6%, còn Tổng
doanh thu của năm 2016 có tăng hơn so với năm 2015 nhưng không nhiều, cụ
thể là đạt 476,192 triệu đồng tăng lên 18,315 triệu đồng tương ứng với 4%.
- Về tổng lợi nhuận: có tốc độ tăng trưởng tương đương cùng với tốc độ của
tổng doanh thu nhưng giá trị khá nhỏ, lợi nhuận chưa cao, cụ thể là năm 2015
so với năm 2014 tăng 15,195 triệu đồng tương ứng 25%. Năm 2016 so với
năm 2015 tăng 3,159 triệu đồng, tương ứng với 4%.
- Về nộp ngân sách nhà nước: Do công ty làm ăn có lãi nên công ty thường
xuyên thực hiện đầy đủ trách nhiệm nộp thuế TNDN cho nhà nước và số tiền
nộp thuế đều qua các năm. Cụ thể, năm 2014 là 11,005 triệu đồng, năm 2015
là 13,757 triệu đồng và năm 2016 là 14,307 triệu đồng.

13


- Về số lượng lao động: Năm 2014 là 55 người trong đó 34 người là lao động

trực tiếp, 21 người là lao động gián tiếp. Đến năm 2016 là 78 người trong đó
47 người là lao động trực tiếp, 31 người là lao động gián tiếp. Trong giai đoạn
2014-2016, tổng số lượng lao động của công ty tăng đều đặn. Điều này, là do
trong thời gian vừa qua Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng kinh tế vì vậy
công ty đã tăng thêm số lượng lao động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh đảm
bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng.
- Về thu nhập bình quân: năm 2014 là 6,855 triệu đồng/tháng, năm 2015 là
7,025 triệu đồng/tháng và năm 2016 là 7,450 triệu đồng/tháng. Đó là nguồn
khích lệ rất lớn để người lao động luôn tận tâm gắn bó với công ty, hăng say
làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

14


CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại
Hà Nội
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán ở bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đóng vai trò quan
trọng. Đây là trung tâm xử lý thông tin đầu vào từ cơ sở sản xuất kinh doanh
cung cấp thông tin đầu ra cho quản lý. Hiệu quả của bộ máy kế toán thể hiện
ở chất lượng thông tin cung cấp cho nhà quản lý, thông tin có đầy đủ chính
xác, kịp thời làm cho tính tối ưu của quản lý càng cao. Muốn vậy bộ máy kế
toán phải tổ chức phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh xây lắp, công tác kế toán của Công
ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội đang áp dụng theo hình thức tập
trung, cụ thể toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng Kế toán – Tài
chính của công ty từ việc lập, xử lý, luân chuyển, lưu giữ chứng từ, tổng hợp

báo cáo, phân tích, kiểm tra, cung cấp số liệu cho các đối tượng liên quan. Ở
các công trình xây lắp đều có nhân viên kế toán, nhưng chỉ giới hạn ở khâu
hạch toán ban đầu về các nghiệp vụ phát sinh sau đó gửi toàn bộ chứng từ đã
thu thập kiểm tra về phòng Kế toán – Tài chính của công ty để hạch toán.
Điều này xuất phát từ đặc điểm của công ty có quy mô trải rộng, các chi phí
có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành.

15


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán vật liệu

Kế toán TSCĐ
Kế toán Ngân hàng

Thủ quỹ, thủ kho

Các nhân viên kế toán
ở các Đội, Xưởng trực
thuộc

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng:
Là người chịu trách nhiệm cao nhất về các hoạt động kế toán trong

công ty; là người phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời chế độ, thể lệ tổ
chức kế toán nhà nước, những quy định của cấp trên; người trực tiếp ký các
báo cáo, các thông tin kế toán cho giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền,
chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty cũng như trước pháp luật.
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán, kế toán vật liệu: tổ chức
ghi chép số liệu về nhập xuất nguyên vật liệu, số liệu về các loại vốn, các loại
quỹ, các khoản thanh toán với ngân hàng, với khách hàng và nội bộ trong
công ty.

16


Ghi chép sổ cái, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, giúp kế toán trưởng
tổ chức thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế nội bộ, tổ chức lưu giữ bảo quản
sổ sách kế toán.
- Kế toán tài sản cố định và ngân hàng: có nhiệm vụ phản ánh số liệu
và tình hình tăng, giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố
định, khấu hao tài sản cố định và theo dõi, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán, đi
thuê và cho thuê tài sản cố định.
Theo dõi tình hình tăng, giảm tiền gửi ngân hàng.
- Thủ quỹ, thủ kho: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm nguyên
vật liêu, cuối tháng; cuối tháng, cuối quý tổng hợp số phát sinh, số tồn đối
chiếu với kế toán nguyên vật liệu.
Giữ, quản lý tiền mặt tại quỹ công ty.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần Xây lắp và Thương
mại Hà Nội
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N,

- Kỳ kế toán áp dụng là từng tháng.
- Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ở công ty tiến hành theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Xác định giá trị hàng tồn kho của công ty theo giá thực tế đích danh, giá vốn
hàng bán là giá thực tế đích danh, giá vốn hàng bán là giá thực tế dựa trên
những chi phí bỏ ra trong quá trình thực hiện dịch vụ được tính vào giá thành
sản phẩm.
- Đơn vị tiền tệ áp dụng trong ghi chép là Việt Nam đồng. Đối với các nghiệp
vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá do
Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm hạch toán.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

17


2.2.2 .Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ
Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được áp dụng theo Thông tư
số 200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014
bao gồm:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: bảng chấm công (01a-LĐTL), bảng thanh toán
tiền lương (02-LĐTL), bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL),
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (11-LĐTL),...
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu xuất kho (01-VT), phiếu nhập kho (02-VT),
biên bản kiểm nghiệm (03-VT), bảng phân bổ vật tư (07-VT),...
+ Chỉ tiêu tiền tệ: phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT), giấy đề nghị tạm ứng
(03-TT), giấy đề nghị thanh toán (05-TT),...
+ Chỉ tiêu TSCĐ: bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06-TSCĐ), biên bản

giao nhận TSCĐ (01-TSCĐ),...
Lập chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tinh phản ánh nhiệm vụ
kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở
đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan vào
chứng từ kế toán. Chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của người lập, duyệt,
những người có liên quan cũng như đầy đủ những yếu tố khác theo quy định
của Nhà nước. Bất cứ nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh đều phải tiến hành lập
chứng từ để xác định thời gian, giá trị kinh tế của nghiệp vụ đó. Tùy theo nội
dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng chứng từ thích hợp.
Hiện tại ở Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Hà Nội lập chứng
từ theo 2 loại đó là chứng từ mệnh lệnh và chứng từ thực hiện.

18


×