Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nhóm 5 xay dung chu de halogen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.61 KB, 23 trang )

Chuyên đề .
NHÓM HALOGEN
Bước I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề
Chủ đề halogen là một đơn vị kiến thức khá trọn vẹn về đơn chất và hợp chất
của halogen và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
Tên chủ đề tuy trùng với tên bài trong SGK hiện hành nhưng đã được thiết kế
thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực,
giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng
lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện
các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 11 tiết
Bước II. Nội dung của chủ đề
Chủ đề gồm các nội dung chính sau:
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của
đơn chất halogen.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
- Tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất halogen.
- Phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Bước III. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức:
HS nêu được:
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của
đơn chất halogen.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
- Phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS giải thích được:
- Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh.
- Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Clo, brom, iot còn thể hiện tính khử.
+ Kĩ năng:


- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của
các halogen.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học và điều chế các halogen.
- So sánh tính chất của các halogen. Viết các PTHH để chứng minh.
- Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen,
giải một số dạng bài tập thực tiễn, bài tập tính toán.
+ Thái độ:


- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Bước IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề
Nội dung

Đơn chất
halogen
và hợp
chất
halogen

Loại
câu

hỏi/bài
tập

Câu
hỏi /bài
tập định
tính

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Nêu được
vị trí nhóm
halogen
trong bảng
tuần hoàn;
Sự biến đổi
độ âm điện,
bán kính
nguyên tử.
- Nêu được
tính chất
hóa học, sự
biến đổi tính
chất hóa học
của các đơn
chất trong

nhóm
halogen.
- Nêu được
tính chất vật
lí, trạng thái
tự nhiên,
ứng dụng,

− Viết được cấu
hình lớp electron
ngoài cùng của
nguyên tử các
nguyên tố
halogen (tương
tự nhau).
- Viết được
PTPƯ chứng
minh tính chất
hoá học cơ bản
của các halogen
là tính oxi hoá
mạnh (tác dụng
với kim loại,
hiđro). Clo,
brom, iot còn thể
hiện tính khử.
- Viết được
phương trình
phản ứng điều
chế các halogen

trong PTN và
trong CN.
- Nêu được tính
chất của khí
hiđrohalogenua

- Dự đoán
tính chất
hóa học
của các
halogen.
- Viết được
các PTHH
chứng
minh tính
chất oxi
hoá mạnh
của các
nguyên tố
halogen,
quy luật
biến đổi
tính chất
của các
nguyên tố
trong
nhóm.
- Viết được
các PTHH
chứng

minh tính
chất hoá
học của

Vận dụng
cao
- Dự đoán,
kiểm tra và
kết luận được
về tính chất
hóa học cơ
bản của các
halogen, axit
halogendric.

- Giải được
các bài tập
liên quan hiện
tượng thực
tiễn.
- Giải được
các bài toán
liên quan đến
nồng độ dung
dịch, hiệu


(tan rất nhiều
trong nước tạo
thành dung dịch

axit
halogenhiđric);
- Viết được các
phương trình hóa
học thể hiện tính

Bài tập
định
lượng

axit HX.
- Tính thể
tích hoặc
khối lượng
dung dịch
chất tham
gia hoặc
tạo thành
sau phản
ứng.
- Tính thể
tích
phương
chất hóa học và
khí clo ở
pháp điều
điều chế dung
đktc tham
chế các
dịch axit

gia hoặc
halogen
halogenhidric..
tạo thành
trong PTN, - Phân biệt được trong phản
trong CN.
các halogen, axit ứng.
- Viết được halogenhidric và - Tính
cấu tạo phân muối halogenua nồng độ
tử của khí
với dung dịch
hoặc thể
HX.
axit và muối
tích của
- Nêu được khác.
axit HX
tính chất vật - Cân bằng phản tham gia
lí, trạng thái ứng oxi hóa khử hoặc tạo
tự nhiên,
từ đơn giản đến
thành
ứng dụng,
phức tạp.
trong phản
điều chế
- Viết được các
ứng.
một số hợp
PTHH chứng

- Tính khối
chất
minh tính chất
lượng
halogen.
hoá học của flo, brom, iot
- Mô tả và
brom, iot và tính và một số
nhận biết
oxi hóa giảm dần hợp chất
được các
từ flo đến iot.
tham gia
hiện tượng
- Giải thích được hoặc tạo
TN.
các hiện tượng
thành
thí nghiệm.
trong phản
ứng.
- Giải
thích được
một số

suất phản
ứng, phản
ứng các chất
có dư.
- Sử dụng có

hiệu quả, an
toàn nước Giaven, clorua vôi
trong thực tế.
- Phát hiện
được một số
hiện tượng
trong thực tiễn
và sử dụng
kiến thức hóa
học để giải
thích.


hiện tượng
TN liên
quan đến
thực tiễn.
Bước V. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả
dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
a. Mức độ nhận biết
Câu 1.
Ứng dụng không phải của Clo là:
A. Sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ.
B. Diệt trùng và tẩy trắng.
C.Sản xuất các hóa chất hữu cơ.
D. Sản xuất nhựa Teflon làm nhựa chống dính.
Câu 2. Nguồn chủ yếu dùng để điều chế iot trong công nghiệp là:
A. Nước biển
B. Muối mỏ
C. Rong biển

D. Dầu mỏ.
Câu 3. Trong tự nhiên, Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng.
A. NaCl trong nước biển và muối mỏ.
B. Khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl)
C. Đơn chất Cl2 có trong khí thiên nhiên.
D. Khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O
Câu 4. Nước Gia–ven dùng để tẩy trắng vải, sợi vì có.
A. Tính khử mạnh
B. Tính hấp thụ màu mạnh
C. Tính axit mạnh
D. Tính oxi hóa mạnh
Câu 5. Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước
flo.
A. Vì flo không tác dụng với nước.
B. Vì flo có thể tan trong nước.
C. Vì flo bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Vì flo không thể oxi hóa được nước.
b. Mức độ thông hiểu
Câu 6. Cho sơ đồ X → Y → nước Gia–ven. Thứ tự X, Y không thể là :
A. NaCl và Cl2.
B. MnO2 và Cl2.
C. Na và NaOH.
D.Cl2và CaOCl2.
Câu 7. Để loại bỏ khí HCl có lẫn trong khí Cl2, dẫn hỗn hợp khí qua.
A. Dung dịch NaOH
B. Nước
C. Dung dịch NaCl đặc
D. H2SO4 đậm đặc
Câu 8. Trong các chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với
dung dịch HCl?

A. Fe, CuO và Cu(OH)2.
B. Fe2O3, KMnO4 và Cu.
C. AgNO3, NaHCO3 và BaSO4.
D. CaCO3, H2SO4 và Mg(OH)2.
Câu 9. Khi cho Fe3O4 tác dụng với HI dư tạo ra.
A. FeI2.
B. FeI3.
C. FeI2 và FeI3.
D. Fe3I8.


c. Mức độ vận dụng thấp
Câu 10. Cho 47,4g KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc dư thu được V lít
khí Cl2 (đktc). Giá trị của V:
A.33,6 lít
B. 2,69 lít
C. 6,72lít
D. 16,80 lit
Câu 11. Dung dịch A chứa 11,7g NaCl tác dụng với dung dịch B chứa 51g
AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m:
A. 28,70g
B. 43,05g
C. 2,87g
D. 4,31g
Câu 12. Khối lượng CaF 2 cần dùng để điều chế 2,5kg dung dịch HF 40%
( Biết hiệu suất phản ứng là 80%).
A. 1,95 kg
B. 2,44 kg
C. 1,56 kg D. 4,88 kg
Câu 13. Cho hỗn hợp A gồm Fe(56) và Mg(24) vào dung dịch HCl vừa đủ thì

được 4,48lít hydro(đktc). Mặt khác A tác dụng vừa đủ với 5,6lít clo (đktc). %
khối lượng Mg trong A là:
A. 57%.
B. 70%.
C. 43%.
D. 30%.
d. Mức độ vận dụng cao.
Câu 14. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y
là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số
hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa.
Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 58,2%.
B. 41,8%.
C. 52,8%.
D. 47,2%.
Câu 15. Cho 200 ml dung dịch HCl aM tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch AgNO 3
8,5%. Giá trị của a:
A. 0,5M
B. 0,125M
C. 0,05M
D. 0,25M.
Câu 16.
Lần lượt cho 3.6g Mg; 2.7gAl; 8.4gFe vào dung dịch HI
dư. Số lít H2(đktc) tương ứng thu được làV1,V2,V3. Kết luận nào sau đây
đúng? (Mg=24; Al=27; Fe=56).
A. V1=V2>V3.
B. V1=V2=V3.
C. V1>V2=V3.
D. V1>V2>V3.
Câu 17. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3

đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư
nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ
giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a + b). B. V = 11,2(a - b).
C.V = 11,2(a + b). D.V = 22,4(a -b).
Câu 18. Cho các phản ứng sau
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là:


A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 19. Trong phản ứng K2Cr2O7 + HCl -> KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
Số phân tử đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản
ứng. Giá trị của k là:
A. 4/7
B. 1/7
C. 3/14
D. 3/7.
Bước VI. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học.
I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của GV và HS
1.1. Chuẩn bị của GV
- Sách giáo khoa, dụng cụ hoá chất để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:

+ Hóa chất: dung dịch HCl, giấy quỳ tím, bột CuO, dung dịch NaOH,
phenolphtalein, bột CaCO3, đinh sắt, vụn đồng, dung dịch NaCl, dd NaF, dd NaBr, dd
NaI, dung dịch AgNO3.
+ Dụng cụ: 2 bộ gồm 20 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 2 kẹp nhíp, 8 ống hút, 2 mặt kính.
- Đĩa hình thí nghiệm thử tính tan của HCl trong nước, tính chất hoá học của HCl.
- Bảng tính tan, tranh sơ đồ điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp, phiếu học tập.
- Bảng hướng dẫn hoạt động học tập ở mỗi góc.
- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ.
- Máy tính, máy chiếu.
1.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung học trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến nội dung học.
II. Phương pháp dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp nhóm (thảo luận nhóm).
- Phương pháp tự học SGK
- PP sử dụng thí nghiệm, TBDH, mô phỏng.
- PP sử dụng câu hỏi bài tập.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung:
Đây là chủ đề đầu tiên về đơn chất và hợp chất vô cơ, vì vậy nên khai thác theo
logic: độ âm điện, dự đoán tính chất của đơn chất.
Nghiên cứu hợp chất: dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9, dựa vào cấu tạo, số oxi
hóa của các halogen trong hợp chất.


HĐ luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội
dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài.

HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích
giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi,
bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm và mở rộng kiến thức (HS có thể tham khảo tài
liệu, internet…) và không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động
viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá,
giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến
thức mới của HS về :
- Dự đoán một phần tính chất vật lí, tính chất hóa học của đơn chất và hợp chất
halogen.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV: Chiếu cho Hs xem video về sử dụng vũ khí hóa học trong chiến tranh của IS.
GV: Khai thác học sinh kiến thức về vũ khí hóa học....
GV có thể đặt vấn đề: “Halogen và hợp chất của Halogen có nhiều ứng dụng trong
thực tiễn. Đây là chương đầu tiên nghiên cứu về hợp chất vô cơ vì vậy có thể kết hợp
giữa kiến thức về hợp chất vô cơ của lớp 9 với kiến thức về oxi hóa khử đã học ở lớp
10 để làm cơ sở nghiên cứu các bài đơn chất và hợp chất tiếp theo.
GV có thể cho HS thảo luận nhóm và ghi ý kiến cho HS điền vào mục "Điều đã biết,
điều muốn biết"
Nội dung: Halogen và hợp chất
Hãy trình bày về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế các
chất Cl2, HCl, nước Clo, nước giaven mà em đã được nghiên cứu ở lớp 9.
Điều đã biết

Điều muốn biết

(Know)


(Want)

- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời 1 đại diện nhóm trình bày,
các học sinh khác góp ý, bổ sung và các vấn đề này muốn biết sẽ được giải quyết ở
HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.


Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Dựa vào với kiến thức đã học ở THCS từ đó nêu cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất
hóa học của đơn chất và hợp chất Halogen. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có
thể gợi ý HS xem lại tính chất về đơn chất và hợp chất vô cơ trong chương trình THCS
và phần oxi hóa khử.
Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa
biết” và những điều chưa biết HS sẽ phải có nhu cầu tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình
thành kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS biết rõ nhất về đơn chất và hợp chất Halogen đã học ở lớp 9 nên
biết được tính chât vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế…
Có thể dưới sự gợi ý của giáo viên học sinh có thể xác định được số oxi hóa từ đó
có thể dự đoán một phần tính chất vật lí , tính chất hóa học…
+ Thông qua báo cáo, sự góp ý, bổ sung của các học sinh khác, GV biết được HS đã
có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các
HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (30 phút):
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nội dung 1: Đơn chất halogen ( 5 tiết)
+ Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.
+ Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen.

+ Tính chất hóa học của các halogen.
+ Ứng dụng và phương pháp điều chế các halogen.
- Nội dung 2: Hợp chất halogen (6 tiết)
+ Axit halogenhiđric và muối halogenua.
+ Hợp chất có oxi của các halogen.
B, Phương thức tổ chức hoạt động.

Nội dung 1: ĐƠN CHẤT HALOGEN
1. Mục tiêu
+ Kiến thức:
HS nêu được:
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của
đơn chất halogen.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
- Phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS giải thích được:
- Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh.
- Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.


- Clo, brom, iot còn thể hiện tính khử.
+ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của
các halogen.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học và điều chế các halogen.
- So sánh tính chất của các halogen. Viết các PTHH để chứng minh.
- Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen,
giải một số dạng bài tập thực tiễn, bài tập tính toán.
+ Thái độ:

- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
+ Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ
thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo
luận nhóm).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, TBDH, tranh ảnh
…), SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của GV
+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dụng cụ hoá chất để HS tiến hành thí
nghiệm theo nhóm:
- Hóa chất: bình khí clo; dung dịch nước clo, nước cất; dây Fe, dây Cu, I2, dung
dịch : KI, KBr ; nước brom, nước clo, hồ tinh bột, nước cất, benzen.


- Dụng cụ: đèn cồn, cặp gỗ, diêm, bình tia, tấm bìa cactông, giấy màu, giá sắt, giá
để ống nghiệm, ống nghiệm, bình tia, bông, chén sứ, chậu thủy tinh, ống nhỏ giọt,
miếng kính để đậy chậu thủy tinh.

+ Các movie thí nghiệm:
- Clo tác dụng kim loại: Al, Fe, Cu.
- Clo tác dụng với hiđro.
- Điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
- Brom tác dụng với nhôm.
- So sánh mức độ hoạt động của các halogen.
- Sự thăng hoa của I2.
- Iot tác dụng với nhôm.
+ Mô phỏng sơ đồ sản xuất NaOH và khí Cl2, H2 trong công nghiệp.
+ Các hình ảnh về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của F 2, Cl2, Br2, I2; bệnh nhân mắc
bệnh bướu cổ, cách phòng bệnh bướu cổ, cách sử dụng các sản phẩm có chứa iot hiệu
quả nhất.
+ Máy tính, máy chiếu.
2.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung của chủ đề trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
4. Các hoạt động dạy học phần đơn chất Halogen ( 40 phút).
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen
a, Mục tiêu
-Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của
đơn chất halogen.
b, Phương thức tổ chức hoạt động.
+ GV yêu cầu HS quan sát bảng tuần hoàn và cho biết:
– Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? (Flo, clo, brom, iot, atatin)
– Chúng thuộc nhóm nào, ở vị trí nào trong các chu kì?
+ GV chỉnh lí và bổ sung: Atatin không gặp trong tự nhiên, nó được điều chế nhân
tạo nên xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.
+ GV yêu cầu HS:
– Dựa vào số thứ tự của các halogen, hãy viết cấu hình electron của các nguyên
tử: F, Cl, Br, I và nhận xét đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các

nguyên tố halogen.
– Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
+ GV nêu vấn đề: Vì sao các nguyên tử của nguyên tố halogen không tồn tại ở dạng
nguyên tử riêng rẽ mà hai nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử X 2?
Gợi ý: Vì có 7e lớp ngoài cùng, còn thiếu 1e để đạt cấu hình e bền như khí hiếm,
nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một đôi e để tạo ra phân tử
X2.
+ GV yêu cầu HS :
– Viết sơ đồ hình thành phân tử các halogen.


– Nhận xét về đặc điểm liên kết của phân tử X 2 và dự đoán khả năng hoạt động
hoá học của các halogen.
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn về tìm hiểu cấu tạo nguyên tử và phân tử của các
halogen, khi đó GV nên lưu ý HS là: Liên kết hóa học, khả năng nhận electron của
halogen.
Hoạt động 2: ( 20 phút) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen
a, Mục tiêu
+ GV yêu cầu HS quan sát bảng 11 trong SGK, nhận xét các quy luật của sự biến
đổi:
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khi đi
từ flo đến iot.
- Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi đi từ flo đến iot.
- Sự biến đổi độ âm điện khi đi từ flo đến iot.
b, Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động Tạo tình huống xuất phát.
Mục tiêu: Tạo hứng thú bài học, không khí học tập sôi nổi từ đó khuyến khích HS
khám phá kiến thức
Phương thức

GV: Chiếu cho HS xem video yêu cầu HS xem video về chiến tranh tại syria
GV: Khai thác học sinh : tại sao vũ khí hóa học sử dụng trong chiến tranh của lực
lượng IS lại có sức hủy diệt lớn, bị cả thế giới lên án?
Sau đó GV cho HSHĐ chung sau đó mỗi nhóm mời đại diện trình bày, các nhóm
khác lắng nghe, nhận xét.
Dự kiến khó khăn: HS không biết được cơ chế gây độc của clo, GV gợi ý HS kết
hợp sinh học để giải thích.
Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Sản phẩm: HS trìnhcá nhân/ nhóm, bày kết quả nghiên cứu vào trong vở.
+ Đánh giá kết quả họạt động:
Thông qua quá trình HSHĐ cá nhân/ nhóm, GV chú ý quan sát, đánh giá sự
tham góp ý kiến.
Hoạt động Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS nhận xét được quy luật biến đổi
- Trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khi đi từ flo đến iot.
- Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi đi từ flo đến iot.
- Sự biến đổi độ âm điện khi đi từ flo đến iot.
Phương thức
GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí clo, dung dịch brom, iot kết hợp quan sát bảng
mô tả TCVL các đơn chất halogen và hoàn thành phiếu học tập.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Dựa vào bảng 11 sách giáo khoa trang 95. Em hãy nhận xét về sự biến đổi về bán
kính nguyên tử, trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ âm
điện. Giải thích?.
Trả lời:
Bán kính nguyên tử:
……………………………………………………….......... Trạng thái tập
hợp:…..……………………………………………………………. Màu:

……………………………………………………………………………
0
0
… Nhiệt độ t nc ………………..và t s ……………Độ âm điện:
……………
Dự kiến khó khăn:
HS đã học định luật tuần hoàn dễ dàng giải thích sự biến đổi độ âm điện, bán kính
nguyên tử.
HS khó khăn trong việc giải thích nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
GV: hỗ trợ do trạng thái đông đặc tăng dần.
Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Sản phẩm: HS trìnhcá nhân/ nhóm, bày kết quả nghiên cứu vào trong vở.
+ Đánh giá kết quả họạt động:
Thông qua quá trình HSHĐ cá nhân/ nhóm, GV chú ý quan sát, đánh giá sự tham góp
ý kiến.
Hoạt động Luyện tập
Mục tiêu: So sánh được tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, bán kính
nguyên tử, độ âm điện của các halogen).
Phương thức tổ chức HĐ:
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ
cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong
phiếu học tập số 2.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS
khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn
hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên
phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các
câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu



hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các
câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Chọn câu đúng trong các câu sau đây?
A. Tất cả các nguyên tố halogen đều có đồng vị trong tự nhiên
B.Tất cả các nguyên tố halogen đều không có đồng vị trong tự nhiên.
C. Chỉ có F và I có đồng vị trong tự nhiên
D. Chỉ có F và I không có đồng vị bền trong tự nhiên
Câu 2. Sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là:
A. I, Cl, Br, F
B. Cl,I,F,Br.
C. I,Br,Cl,F
D. I,Cl,F,Br
Câu 3. Tỉ khối của clo so với flo là giá trị nào sau đây?
A..0,53
B. 1,78
C. 1,87
D.2,3
Câu 4. Halogen có tỉ khối hơi so với không khí bằng 5,52. Halogen đó là chất nào?
A.Flo
B.Brom
C.Clo
D.Iot
Câu 5. Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tính khử của các ion halogenua tăng dần?
A..F-A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.

Câu 7. : Các dãy chất nào sau đây mà các nguyên tử nguyên tố halgen có số oxi hoá
tăng dần :
A. HBrO,F2O,HClO2,Cl2O7, HClO3.
B. F2O, Cl2O7, HClO2, HClO3, HBrO.
C. F2O, HBrO, HClO2, HClO3, Cl2O7.
D. HClO 3, HBrO, F2O, Cl2O7,
HClO2.
Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
-

Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.

-

Kiểm tra, đánh giá HĐ:

+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện
những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập
trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều
chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động vận dụng và tìm tòi /mở rộng


a) Mục tiêu hoạt động:
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích
giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi,
bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều
phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say
mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:
1. Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết cách sử dụng iot an toàn và
hiệu quả đối với con người?
2. Hiện nay clo thường dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, vận dụng kiến thức đê
giải thích ứng dụng này của clo?
3. Khi làm thí nghiệm chẳng may rơi brom vào da em nào thế nào để sơ cứu người
bị nạn?
Phương thức tổ chức HĐ:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo
(internet, thư viện, góc học tập của lớp...).
Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể
sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS
đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong
nhà trường.
Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS
Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:
GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ
của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
Hoạt động 3: ( 120 phút) Tính chất hóa học của các halogen
a, Mục tiêu
+ GV yêu cầu HS giải thích:
– Vì sao trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1, các nguyên tố còn lại, ngoài
số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7?
Gợi ý: Flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá –1. Các nguyên tố còn lại
ở trạng thái bị kích thích có thể chuyển 1, 2, 3 electron sang phân lớp d, nên có thể có
số oxi hoá +1, +3, +5, +7 khi kết hợp với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như oxi.
– Vì sao các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành
phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành?
– Vì sao đi từ F đến I, tính oxi hoá giảm dần? (Từ F đến I, bán kính nguyên tử
tăng → khả năng hút e giảm → tính oxi hoá giảm)

+ GV yêu cầu HS:


– Nhắc lại tính chất hố học của clo (đã học ở lớp 9) và viết các PTHH minh hoạ.
– Dự đốn khái qt về phản ứng của các halogen với kim loại, với hiđro, với
nước.
+ GV chỉnh lí, bổ sung và sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ
thuật mảnh ghép để tổ chức dạy học nội dung này.
b, Phương thức tổ chức hoạt động.

F2

haloge
n
Phản ứng

Với
Kim
loại

Oxi
hoá hầu
HO
hết kim loại
2

Cl2
Na+ Cl2 2NaCl
2Fe + 3Cl2
2FeCl3


Br2

I2

3Br2 + 2Al  2AlBr3
3I2 + 2Al ---> 2AlI3

Với
hidro
Tính
chất
axit

Với
H 2O
Tínhox
i hoá

c, Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.

Hoạt động 4: Ứng dụng và phương pháp đều chế các halogen
GV u cầu HS quan sát các hình ảnh về ứng dụng của các halogen trong thực tế,
kết hợp với quan sát một số mơ phỏng, movie thí nghiệm và SGK trả lời các câu hỏi
sau:
– Hãy nêu ứng dụng của các halogen?
– Trình bày phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí nghiệm (nếu có) và
phương pháp sản xuất các halogen trong cơng nghiệp?
Gợi ý: Khi dạy về ứng dụng và điều chế các halogen GV có thể tổ chức dạy học
theo dự án: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm tìm hiểu về ứng dụng và

phương pháp điều chế (bằng hình ảnh) một halogen cụ thể, sau đó tổ chức cho các
nhóm báo cáo sản phẩm, GV tổng kết)..

Nội dung 2: HỢP CHẤT HALOGEN (HX và muối halogenua)


1. Mục tiêu
+ Kiến thức:
HS nêu được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro halogenua (tan rất nhiều trong nước tạo
thành dung dịch axit halogenhiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit halogenhiđric trong phòng thí nghiệm và trong
công nghiệp.
- Tính chất, ứng dụng của một số muối halogenua, phản ứng đặc trưng của ion X-.
HS giải thích được:
- Dung dịch HX là dung dịch axit mạnh, có tính khử (trừ HF).
- Nguyên tắc điều chế HX trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
+ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học, điều chế axit HX.
- Đọc và thu thập thông tin trong SGK.
- Quan sát biểu bảng, thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính axit của HX và tính khử của
X.
- Phân biệt dung dịch HX và muối halogenua với dung dịch axit và muối khác.
- Giải các bài tập có liên quan, tính nồng độ hoặc thể tích HX tham gia hoặc tạo
thành sau phản ứng, bài tập thực tiễn…
+ Thái độ:
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

+ Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ
thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Học theo góc, học tập hợp tác (kỹ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, TBDH, tranh ảnh
…), SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của GV và HS


2.1. Chuẩn bị của GV
- Sách giáo khoa, dụng cụ hoá chất để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
+ Hóa chất: dung dịch HCl, giấy quỳ tím, bột CuO, dung dịch NaOH,
phenolphtalein, bột CaCO3, đinh sắt, vụn đồng, dung dịch NaCl, dd NaF, dd NaBr, dd
NaI, dung dịch AgNO3.
+ Dụng cụ: 2 bộ gồm 20 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 2 kẹp nhíp, 8 ống hút, 2 mặt kính.
- Đĩa hình thí nghiệm thử tính tan của HCl trong nước, tính chất hoá học của HCl.
- Bảng tính tan, tranh sơ đồ điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp, phiếu học tập.
- Bảng hướng dẫn hoạt động học tập ở mỗi góc.

- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ.
- Máy tính, máy chiếu.
2.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung học trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến nội dung học.
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Chuẩn bị cho việc học tập theo góc. Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động ở
các góc.
Thời
Hoạt động
Hoạt động
Đồ dùng,
gian
của giáo viên
của học sinh
TBDH
8’
- Ổn định tổ chức.
- Ngồi theo nhóm.
- Máy chiếu hoặc giấy
- Giới thiệu các góc và nhiệm
- Quan sát và lắng nghe.
A0 (thể hiện các nhiệm
vụ cụ thể ở mỗi góc (3 góc).
vụ ở mỗi góc).
- Hướng dẫn HS nghiên cứu và - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ
lựa chọn các góc.
thể và lựa chọn góc theo tổ.
Hoạt động 2. Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc.
Thời

Hoạt động
Hoạt động
gian
của giáo viên
của học sinh
39’
- Yêu cầu các tổ thực hiện các
- Thực hiện nhiệm vụ theo
nhiệm vụ ở các góc, mỗi góc
nhóm tại các góc học tập. Sử
trong thời gian 13’ rồi luân
dụng kỹ thuật “khăn trải
chuyển sang góc khác.
bàn”.
- Hướng dẫn các tổ thực hiện
-Trưng bày sản phẩm của
nhiệm vụ và trưng bày sản
nhóm tại góc học tập.
phẩm.
Hoạt động 3. Báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở các góc.
Thời
Hoạt động
Hoạt động
gian
của giáo viên
của học sinh
15’
- Hướng dẫn HS báo cáo kết
- Đại diện các nhóm lên báo
quả.

cáo kết quả.

Đồ dùng, TBDH
- SGK hoá học 10.
- Các hướng dẫn nhiệm
vụ ở các góc.
- Bút dạ, băng dính,
giấy A0.
- Dụng cụ thí nghiệm,
hoá chất.

TBDH
Giấy A0, băng dính.
Máy chiếu, đáp án.


- Gọi đại diện tổ 1 trình bày kết
quả ở góc Phân tích. Yêu cầu tổ
2,3 nhận xét, phản hồi.
- Gọi đại diện tổ 2 trình bày kết
quả ở góc Trải nghiệm. Yêu cầu
tổ 1,3 nhận xét, phản hồi.
- Gọi đại diện tổ 3 trình bày kết
quả ở góc Áp dụng. Yêu cầu tổ
2,4 nhận xét, phản hồi.
- Công bố đáp án trên màn chiếu
và kết luận chung về kết quả
thực hiện nhiệm vụ ở các góc.
- Yêu cầu các tổ quan sát đáp án
của nhiệm vụ này trên màn

chiếu.

- Lắng nghe, so sánh với câu
trả lời của tổ mình và đưa ra
ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Quan sát sản phẩm và lắng
nghe phần trình bày của tổ
bạn.
- Đưa ra ý kiến nhận xét, bổ
sung.
- Lắng nghe và đánh giá câu
trả lời của bạn.
- Lắng nghe và ghi nhớ kết
luận mà giáo viên chốt lại.
- Học sinh ghi vở những nội
dung đã được giáo viên kết
luận và chốt lại.

Hoạt động 4: Tính chất của các hợp chất HX và muối halogenua (10’).
GV tổ chức cho HS hoàn thành Phiếu học tập số 4.
Hoạt động 5. Ghi tóm tắt nội dung.
Thời
Hoạt động
Hoạt động
gian
của giáo viên
của học sinh
Cho học sinh ghi vở những nội Học sinh ghi vở những nội
10’
dung đã được giáo viên kết luận dung đã được giáo viên kết

và chốt lại.
luận và chốt lại.

TBDH
Máy chiếu

Hoạt động 6. Củng cố kiến thức.
Thời
Hoạt động
Hoạt động
TBDH
gian
của giáo viên
của học sinh
8’
Giáo viên chiếu ô chữ trống. Tổ Tích cực tham gia tìm hiểu ô Máy tính, máy chiếu
chức cho HS giải ô chữ và tìm từ chữ.
projector.
khóa của ô chữ.
GÓC PHÂN TÍCH
1. Mục tiêu
Từ việc nghiên cứu SGK HS rút ra kết luận về kiến thức mới.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu SGK thảo luận theo nhóm, rút ra kết luận về:
- Tính chất vật lý của khí HCl và axit HCl.
- Tính chất hóa học của khí HCl.


- Dự đoán tính chất hóa học của axit HCl, viết các PTHH minh họa. Cho biết Fe tác
dụng với axit HCl tạo muối FeCl2 hay FeCl3? Chất oxi hóa mạnh tác dụng với axit HCl

đặc tạo ra sản phẩm trong đó clo có số oxi hóa bao nhiêu? (0, +1,+3 hay +5).
- Cách nhận biết ion clorua.
2.2. Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào phiếu học tập số 1 trên giấy A0, dán lên
tường ở vị trí góc Phân tích.
Phiếu học tập số 1
Câu hỏi 1:
a) Khí HCl khô có những tính chất vật lý gì?
....................
b) Axit HCl có những tính chất vật lý gì?
...........................
Câu hỏi 2:
a) Cho biết tính chất hóa học của khí HCl.
.........................................................................
b) Dựa vào tính chất hóa học chung của axit hãy dự đoán tính axit của dung dịch HCl.
Hoàn thành bảng sau và kết luận về tính chất hóa học của axit HCl.
Tính chất hoá học
Tác dụng với chất ....
Tác dụng với....
Tác dụng với ...
Tác dụng với...
Tác dụng với...
Kết luận

Thí dụ và viết PTHH
Làm ......... giấy quỳ tím
HCl + ...
HCl + ...
HCl + ...
HCl + ...
Dung dịch HCl là một

axit ..............

Rút ra nhận xét
Dung dịch HCl làm giấy quỳ tím hoá......
HCl tác dụng với.........tạo thành.....và..........
HCl tác dụng với.........tạo thành.....và..........
HCl tác dụng với.........tạo thành.....và..........
HCl tác dụng với.........tạo thành.....và..........

Câu hỏi 3 : Cho biết thuốc thử để nhận biết ion clorua? Dự đoán hiện tượng? Viết
PTHH?
GÓC ÁP DỤNG
1. Mục tiêu
Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của GV (nội dung tóm tắt kiến thức của bài học), HS có thể
áp dụng để giải bài tập.
2. Nhiệm vụ
2.1. HS nghiên cứu (cá nhân) nội dung trong phiếu hỗ trợ kiến thức.
2.2. Hoàn thành phiếu học tập số 2 vào giấy A3,A4.
Phiếu học tập số 2
Trắc nghiệm
Bài 1: Chọn phát biểu sai.
A. Khí hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí.
B. Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.


C. Dung dịch axit clohiđric đặc là một chất lỏng không màu, mùi xốc, dung dịch HCl
đặc nhất có nồng độ 37%.
D. Dung dịch axit clohiđric đặc là một chất lỏng không màu, mùi xốc, dung dịch HCl
đặc nhất có nồng độ 73%.
Bài 2: Khí hiđro clorua có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Làm đỏ giấy quỳ tím.
B. Tác dụng được với CaCO3.
C. Dễ dàng tác dụng với kim loại.
D. Làm đỏ giấy quỳ tím tẩm ướt.
Bài 3 : Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với axit HCl ?
A. CuO, NaOH, K2SO4, KMnO4.
B.CaO, Ba(OH)2 , MnO2, Cu.
C.FeO, NaOH, K2CO3, Zn.
D.CuO, NaOH, KClO3, Ag.
Bài 4 : Có các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaCl, NaNO3. Nhóm thuốc thử nào sau
đây có thể phân biệt được các dung dịch riêng biệt trên?
A. Quỳ tím, dd BaCl2.
B. Quỳ tím, dd AgNO3.
C. Phenolphtalein, dd AgNO3.
D. Quỳ tím, dd NaOH.
Tự luận
Bài 5 : Viết PTHH của dung dịch HCl (cả 2 trường hợp đặc và loãng, các điều kiện coi
như có đủ) tác dụng với các chất sau (nếu có), phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá trong mỗi phản ứng: Ag, Cu, Fe, MnO 2, KMnO4.
Rút ra kết luận về tính oxi hóa – khử của axit HCl.
Bài 6 :
a) Cho các chất sau: tinh thể NaCl, khí clo, dung dịch H 2SO4 đậm đặc, khí hiđro. Đem
trộn hai chất với nhau, các điều kiện có đủ. Trộn như thế nào để tạo thành hiđro
clorua? Viết PTHH các phản ứng đã dùng. Rút ra kết luận về cách điều chế axit HCl.
b) Quan sát bảng tính tan, nhận xét tính tan của muối clorua. Cho biết muối clorua nào
không tan?
GÓC QUAN SÁT
1. Mục tiêu
Từ dự đoán về tính chất hóa học của axit HCl, HS xem các movie thí nghiệm trên
máy tính để kiểm chứng.
2. Nhiệm vụ

2.1. Dự đoán tính chất hóa học của axit HCl.
2.2. Quan sát movie thí nghiệm trên máy tính. Tiến hành ghi kết quả thí nghiệm, giải
thích hiện tượng theo mẫu hướng dẫn.
2.3. Ghi kết quả vào phiếu học tập số 3 trên giấy A0 rồi dán ở góc quan sát.
Phiếu học tập số 3
Câu hỏi 1:
a) Dự đoán và viết các phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của axit
HCl? ..................................................
b) Quan sát các thí nghiệm minh họa cho tính chất hóa học của axit HCl và điền vào
bảng sau:


Tính chất hoá học
Tính axit (tác dụng quỳ tím, oxit bazơ,
bazơ, muối).

Thí dụ và viết PTHH

Rút ra nhận xét

Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại).
Tính khử (tác dụng với chất oxi hóa
mạnh như: MnO2, KMnO4...)
Kết luận
Câu hỏi 2: Dự đoán trả lời các câu hỏi sau rồi quan sát băng hình về nhận biết ion
clorua, rút ra các kết luận:
Thuốc thử:……...........
Hiện tượng:.................
Viết PTHH:..................
GÓC TRẢI NGHIỆM

1. Mục tiêu
Từ các thí nghiệm HS kết luận được tính axit, tính khử, tính oxi hóa của axit HCl.
2. Nhiệm vụ
2.1. Dựa vào tính chất hóa học chung của axit đã học ở lớp 9 và phản ứng oxi hóa –
khử đã học ở chương 4 lớp 10 hãy dự đoán tính chất hóa học của axit HCl.
2.2. Với các dụng cụ và hóa chất có sẵn hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm để chứng
minh các dự đoán của mình là đúng. Từ đó rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit
HCl (Có thể sử dụng phiếu hướng dẫn thí nghiệm để kiểm tra cách tiến hành thí
nghiệm của nhóm mình).
2.3. Ghi báo cáo tường trình thí nghiệm trên giấy A0 theo mẫu báo cáo dưới đây, dán
lên tường ở vị trí góc Trải nghiệm.
PHIẾU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM
TN 1: (HS 1 thực hiện) Lấy 1 mẩu giấy quỳ tím đặt lên mặt kính. Nhỏ 1 giọt dung
dịch HCl lên mẩu giấy quỳ tím. Quan sát, ghi lại sự đổi màu của quỳ tím. Rút ra kết
luận.
TN 2: (HS 2) Dùng thìa thủy tinh lấy bột CuO khoảng bằng hạt đỗ đen cho vào ống
nghiệm. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng hòa tan và
thay đổi màu sắc của dung dịch. Ghi lại hiện tượng, giải thích hiện tượng hòa tan, thay
đổi màu sắc và viết PTHH xảy ra. Rút ra kết luận.
TN3: (HS 3) Lấy khoảng 1ml dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm, thêm 1 giọt
thùc
d·ytrong
biÕn
sau:
phenolphtalein. Viết
Quan PTHH
sát màu sắc
của hiÖn
dung dịch
ống ho¸

nghiệm.
Nhỏ từ từ dung
dịch HCl vào ống nghiệm, lắc đều. Quan sát, ghi lại hiện tượng và giải thích. Viết
NaCl
PTHH xảy ra. Rút
ra kết luận.
TN4: (HS 4) Dùng thìa thủy tinh lấy bột CaCO 3 bằng hạt đỗ đen cho vào ống nghiệm.
↓↑
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH.
Rút ra kết luận.

CuCl2← HCl → Cl2→ Níc Giaven

+Fe↓

?

CO


TN5: (HS 5) Cho vào 2 ống nghiệm lần lượt 1 đinh sắt, 1 mẩu vụn đồng. Nhỏ khoảng
1-2ml dung dịch HCl vào lần lượt từng ống. Quan sát hiện tượng, giải thích, viết
PTHH. Rút ra kết luận về tính chất của axit HCl (tính oxi hóa của H +).
TN6: (HS 6) Lấy vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch AgNO 3 rồi nhỏ tiếp từ từ
dung dịch HCl vào. Quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH, rút ra kết luận về cách
nhận biết ion clorua.
Ghi báo cáo theo mẫu :
Tên nhóm.....
Tên TN
Hiện tượng - Giải thích

PTHH
Kết luận
TN1
......
Phiếu học tập số 4
1. Cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử của các HX và tên gọi của chúng ở thể khí và
trong dung dịch. Lấy ví dụ minh hoạ.
2. Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử của các HX và tính chất của HCl đã nghiên
cứu ở trên hãy khái quát tính chất chất chung của các HX.
2. So sánh tính axit của các HX, tính khử của các ion X- và giải thích.
3. Trình bày cách phân biệt các ion F –, Cl–, Br–, I– trong dung dịch. Sau đó tiến
hành thí nghiệm để kiểm chứng.
4. Để điều chế hiđro clorua trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho dung dịch
H2SO4 đặc tác dụng với muối natri clorua, nhưng không dùng phương pháp này để
điều chế hiđro bromua hay hiđro iotua. Hãy giải thích và viết các PTHH (nếu có).
Các câu gợi ý để giải ô chữ
1. Axit có trong dạ dày.
2. Axit hòa tan được thủy tinh.
3. Một dung dịch chứa hợp chất clo có tính tẩy trắng.
4. Tên gọi của khí đầm lầy.
5. Tên gọi của khí chứa 4/5 trong không khí.
6. Axit làm bỏng nặng khi rơi vào da.
7. Nguyên tố halogen có nhiều trong rong biển.
8. Một đơn chất halogen là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
9. Tên của một nguyên tố hóa học có số hiệu nguyên tử là 16.

Từ khóa: CHEMISTRY





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×