Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Ý nghĩa của phê bình sinh thái trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.04 KB, 18 trang )

Ý nghĩa của phê bình sinh thái trong giảng dạy và
học tập ở trường phổ thông hiện nay

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
1. Thực tiễn : Trong các nhà trường hiện nay việc giáo dục bảo vệ môi
trường sinh thái hiện nay đang bị coi nhẹ. Việc giáo dục bảo vệ môi trường sinh
thái chưa có một tiết học cụ thể hay một môn học về sinh thái học mà chỉ thông
qua kiến thức tích hợp ở một số bộ môn. Chính vì vậy hiện nay học sinh còn có
cách hiểu rất mơ hồ về môi trường sinh thái và tác động của môi trường sinh
thái đối với đời sống con người. Phê bình văn học sinh thái ra đời từ gợi ý của
sinh thái học, khoa nghiên cứu mối quan hệ tương sinh, tương tác giữa các sinh
thể cùng mối quan hệ của chúng với môi trường vật chất xung quanh. Song phê
bình sinh thái thịnh hành ở nhiều nước phương Tây hiện nay tập trung vào vấn
đề dùng tư tưởng sinh thái để đánh giá văn học trong việc biểu hiện vấn đề sinh
thái, khẳng định vài trò của tự nhiên, xét lại quan điểm con người là trung tâm
từ thời Khai sáng
2. Khoa học:Phê bình sinh thái (tiếng Anh: ecocriticism) là ngành nghiên
cứu về văn học và môi trường từ quan điểm liên ngành, ở đó các học giả văn
học phân tích các văn bản minh họa cho các mối quan tâm về môi trường và
khảo sát các cách thức khác nhau qua đó văn học giải quyết chủ đề tự nhiên.
Một số nhà phê bình sinh thái tập trung hướng đến những cách giải quyết khả
hữu dành cho sự sửa chữa các thực trạng môi trường hiện nay, mặc dù không
một nhà phê bình sinh thái nào đồng thuận về mục đích, phương pháp luận và
phạm vi của phê bình sinh thái. Ở Mỹ, phê bình sinh thái thường được gắn liền
với Hội Nghiên cứu văn học và môi trường (ASLE), đây là nơi gặp gỡ và trao
đổi giữa các học giả quan tâm đến các vấn đề về môi trường ở trong văn học.


ASLE ấn hành tạp chí liên ngành Nghiên cứu về văn học và môi trường (ISLE).
Chủ nghĩa phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với
2


thiên nhiên. Đây là một trường phái phê bình khảo sát sự tác động giữa con
người và thế giới tự nhiên và ngược lại.
3. Giáo dục : Sinh thái đang là câu chuyện toàn cầu. Con người cần nhận
diện được phương thức chúng tồn tại và ứng xử với hệ thống môi trường. Để
hình thành nên ứng xử hợp lý với môi trường thiên nhiên, cần phải có những lý
giải sâu hơn từ trong chiều sâu văn hóa. Những tiếp cận liên ngành từ góc độ
văn học là tiếp cận rất cần thiết. Đặc biệt, dạy học trong trường phổ thông, giáo
dục thế hệ tương lai của thế giới bảo vệ môi trường là một việc làm vô cùng ý
nghĩa và quan trọng. Trong các nhà trường hiện nay sự phát triển của giáo dục
hướng đến giáo dục các kĩ năng giá trị cuộc sống của con người đặc biệt là mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Về sinh thái trong nhà trườnjg phổ
thông đã được đề cập đến trong các bộ môn như : Địa lí, Sinh học, Công nghệ.
Tuy nhiên trong văn học vấn đề sinh thái chưa được đề cập đến nhiều mà chỉ
nặng về kiến thức chưa rèn luyện nhiều về kĩ năng trong học sinh. Chính vì vậy
yêu cầu đặt ra hiện nay là giáo dục ý thức về môi trường sinh thái là ở tất cả các
bộ môn chứ không chỉ bó hẹp trong một vài môn dặc biệt là trong văn học.
II. Lịch sử vấn đề
Phê bình sinh thái với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và
văn học được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ 20, tiếp đó
xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trong số rất nhiều giới định về thuật ngữ
“phê bình sinh thái”, định nghĩa được nhiều người tiếp nhận là định nghĩa của
một trong những người chủ chốt trong việc khởi xướng và phát triển phê bình
sinh thái Mĩ – Cheryll Glotfelty: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn về mối
quan hệ giữa văn học và tự nhiên”. Phê bình sinh thái manh nha vào những năm
70 của thế kỉ 20. Năm 1974, học giả người Mĩ Joseph W. Meeker cho xuất bản

chuyên luận Sinh thái học của văn học đề xuất thuật ngữ “sinh thái học văn
học” (literary ecology). Năm 1978, William Rueckert trên tạp chí Bình luận
3


Iowa số mùa đông, đã đăng một bài viết với tiêu đề Văn học và sinh thái
học: một thực nghiệm phê bình sinh thái. Năm 1985, Hội ngôn ngữ học hiện đại
cho xuất bản một cuốn sách do Frederick O. Waage chủ biên mang tên Dạy văn
học môi trường: tài liệu, phương pháp và nguồn tư liệu.Năm 1989 trong Đại hội
“Hội văn học miền Tây” nước Mĩ, có hai vị học giả đề xướng phê bình sinh
thái. Một vị là Cheryll Glotfelty với báo cáo Hướng tới phê bình văn học sinh
thái. Năm 1998, tại Luân Đôn, tuyển tập Viết về môi trường: phê bình sinh thái
và văn học do nhà phê bình người Anh R. Kerridge và N. Sammells chủ biên
được xuất bản. Năm 2002, Tạp san nghiên cứu văn học uy tín Nghên cứu văn
học liên ngành năm đó cũng liên tục giới thiệu hai kì đặc san về phê bình sinh
thái: Thi học sinh thái và Phê bình văn học sinh thái. Roosendaal chủ biên
tuyển tập Xanh hóa nghiên cứu văn học: văn học, luân lí và môi trường, Dries
cho xuất bản chuyên luận Phê bình sinh thái: sáng tạo tự ngã và hoàn cảnh
trong văn học Indian Mĩ và môi trường.
III. Đối tượng, nhiệm vụ
1. Đối tượng : Là những văn bản văn học sinh thái. Phê bình sinh thái
thông qua nghiên cứu văn bản văn học nhìn nhận lại quan niệm văn hóa, mô
hình phát triển xã hội, phương thức sống của nhân loại đã ảnh hưởng như thế
nào đến quan hệ giữa con người và tự nhiên, đã làm cho trái đất đứng trước
nguy cơ sinh tồn nghiêm trọng như thế nào, đồng thời hướng tới việc xây dựng
một mô hình con người chung sống hài hòa với môi trường tự nhiên. Như vậy,
Phê bình sinh thái đã đặt văn học vào vấn đề gốc rễ của tồn tại văn hóa nhân
loại, tìm hiểu, đánh giá giá trị của văn học trong cái nhìn nhân văn rộng lớn, tìm
kiếm bản chất văn hóa xã hội và nội hàm tâm lí văn hóa dân tộc.
2. Nhiệm vụ: Phê bình sinh thái có nhiệm vụ chủ yếu mang giá trị đặc

thù và đặc trưng bản thể luận của nó, đó là thông qua văn học để thẩm định lại
văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán – nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, mô hình
4


phát triển xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành
vi của nhân loại đối với tự nhiên, đã dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và
nguy cơ sinh thái như thế nào. Chính vì sự tác động của con người đến thiên
nhiên làm cho thiên nhiên đã tác động xấu đến con người và làm tổn hại cuộc
sống của con người. Đó là hiện tượng bão tố, lũ lụt, sạt lở đát xảy ra và làm thay
đổi cuộc sống của con người khắp mọi nơi trên trái đất, có những nơi hiện
tượng nắng nóng gia tăng đột biến như ở châu Phi có khu vực Xahara hay châu
Á là khu vực Tây Nam Á… và nhiều nơi khác hiện tượng nắng nóng cục bộ
xảy ra khiến cho hàng nghìn người già bị đột tử. Hay hiện tượng lũ lụt ngày
càng gia tăng ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á khiến cho hàng nghìn người
chết, nhà cửa bị lũ cuốn trôi…
IV. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu văn học sinh thái, diễn tiến của phê
bình sinh thái thời gian gần đây ở Việt Nam, nhiều bài nghiên cứu, những ý kiến
thiết thực đã được đưa ra để bàn luận theo các nhóm vấn đề cụ thể tại Hội thảo.
Tuy nhiên, trong phạm vi thảo luận tại Hội thảo, mặc dù nhiều học giả, nhà
nghiên cứu trong nước và thế giới quan tâm gửi tham luận và trình bày các
nghiên cứu của mình nhưng những vấn đề được đưa ra vẫn chưa thể bao quát
đầy đủ mọi khía cạnh của hướng nghiên cứu mới mẻ này.
Xuất phát từ nguyên lý của văn hóa đọc xanh, trên cơ sở lĩnh hội những phạm
trù có liên quan đến thẩm mỹ sinh tồn, thẩm mỹ cuộc sống và thẩm mỹ sinh thái
chỉnh thể của con người, tiến hành làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa
đọc xanh và xây dựng tâm thức xanh, tầm quan trọng của tâm thức xanh đối với
thẩm mỹ sinh thái chỉnh thể, tính chất riêng biệt của xây dựng tâm thức xanh,
chuẩn mực xây dựng tâm thức xanh, xác định và chỉ ra những khái niệm liên

quan đến xây dựng tâm thức xanh và ý nghĩa thực tiễn của nó. Giáo dục môi
trường trong dạy học nghị luận xã hội thuận lợi bao nhiêu thì trong dạy đọc hiểu
5


tác phẩm văn chương lại khó khăn bấy nhiêu, bởi, trong chương trình ngữ văn
hiện hành vắng bóng những tác phẩm đề cập trực diện đến những hiểm họa,
nguy cơ về môi trường, sinh thái; và thiếu hẳn tri thức về lý thuyết phê bình
sinh thái nên giáo viên sẽ lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác
những chủ đề liên quan tới vấn đề này.
Phê bình sinh thái lấy chủ nghĩa Mác Lên nin làm cơ sở lí luận. Bên cạnh đó,
dẫn nhập những quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái-đạo đức sinh thái
vào đọc văn học. Cơ sở lý luận dựa vào thiên nhiên. Nghĩa là đối với những
mẫu thích hợp, không cần phải lý luận, phân tích gì nhiều, chỉ cần lấy cách thiên
nhiên để đánh giá một bản chất đúng/sai, tốt/xấu.
Chính vì những lí do trên mà em chọn đề tài " ý nghĩa của chủ nghĩa
phê bình sinh thái trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông".

B. NỘI DUNG

I. Khái niệm phê bình sinh thái:
6


Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp cổ là nhà ở, nơi cư trú, bất
kì một sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình. Thuật ngữ sinh thái học
(ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi sinh sống) và
logos (học thuyết, khoa học).
Thuật ngữ “sinh thái học” chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học
người Đức Ernst Haecker đưa ra. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho môn

khoa học sinh thái về mối tương quan giữa động vật với các thành phần môi
trường vô sinh. Trải qua hàng trăm năm phát triển, sinh thái học đã có rất nhiều
định nghĩa nhưng chung nhất vẫn là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của
sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể sinh vật sống và môi trường xung quanh.
Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là khoa học
của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn. Nếu như ở Anh
người ta thường sử dụng thuật ngữ “phê bình xanh” (green criticism) thì ở Mỹ
lại thích sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái” (ecocritism). Nhiều thuật ngữ
khác cũng thường được sử dụng như “thi pháp sinh thái” (ecopoetics), “phê
bình văn học môi trường” (environmental literary criticism), “nghiên cứu xanh”
(green study) hay “nghiên cứu (văn hóa) xanh” (green (cultural) studies), sáng
tác tự nhiên (nature writing), sinh thái học lãng mạn (Romantic Ecology)…
Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình sinh
thái được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX, đã hấp thu tư
tưởng cơ bản của sinh thái học vào nghiên cứu văn học “dẫn nhập quan niệm cơ
bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học”. Trong các định nghĩa về
phê bình sinh thái, định nghĩa của Cheryll Glotfelty được xem là ngắn gọn và dễ
hiểu hơn cả:
Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi
trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn
học từ góc độ giới tính, phê bình Marxist mang lại ý thức của phương thức sản
7


xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương
pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth-centered approach) để nghiên cứu văn
học
II. Phê bình sinh thái trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông
Chủ nghĩa phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên. Đây là một trường phái phê bình khảo sát sự tác động giữa con

người và thế giới tự nhiên và ngược lại.
Sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên làm cho tự nhiên biến
đổi sự biến đổi đó là tốt hoặc xấu đi. Ví dụ con người chặt phá rừng bừa bãi làm
cho sự biến đổi khí hậu tăng lên hiện tượng hạn hán lũ lụt ngày càng tăng cao,
hay sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính khiến cho băng ở hai cực tan chảy làm cho hiện tượng nước biển dâng
cao gây lũ lụt và ngập ở những vùng đất trũng trên Trái Đất. Mới đây nhất là sự
quy hoạch không tính toán kĩ càng của hệ thống thủy điện ở nước cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào đã khiến đập thủy điện bị vỡ làm ngập chìm hàng nghìn ngôi
nhà trong nước tác động xấu đến đời sống người dân. Bên cạnh những tác động
xấu của con người đến thế giới tự nhiên con người cũng đã có những tác động
tích cực đến thế giới tự nhiên làm cho cuộc sống của con người ngày càng tươi
đẹp hơn. Ví như con người trống cây gây rừng làm cho tự nhiên thay đổi tăng
lượng oxi trong không khí làm giảm xói mòn đất hạn chế lũ lụt…hay con người
quy hoạch hệ thống thủy lợi khơi thông dòng chảy làm thoát nước ở những
vùng ngập úng, tiến hành thau chua rửa mặn…
Chính vì sự tác động của con người đến thiên nhiên làm cho thiên nhiên đã tác
động xấu đến con người và làm tổn hại cuộc sống của con người. Đó là hiện
tượng bão tố, lũ lụt, sạt lở đát xảy ra và làm thay đổi cuộc sống của con người
khắp mọi nơi trên trái đất, có những nơi hiện tượng nắng nóng gia tăng đột biến
như ở châu Phi có khu vực Xahara hay châu Á là khu vực Tây Nam Á… và
8


nhiều nơi khác hiện tượng nắng nóng cục bộ xảy ra khiến cho hàng nghìn
người già bị đột tử. Hay hiện tượng lũ lụt ngày càng gia tăng ở khu vực Nam Á
và Đông Nam Á khiến cho hàng nghìn người chết, nhà cửa bị lũ cuốn trôi…
Trong các nhà trường hiện nay sự phát triển của giáo dục hướng đến giáo dục
các kĩ năng giá trị cuộc sống của con người đặc biệt là mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên. Về sinh thái trong nhà trường phổ thông đã được đề cập

đến trong các bộ môn như : Địa lí, Sinh học, Công nghệ. Tuy nhiên trong văn
học vấn đề sinh thái chưa được đề cập đến nhiều mà chỉ nặng về kiến thức chưa
rèn luyện nhiều về kĩ năng trong học sinh. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra hiện nay
là giáo dục ý thức về môi trường sinh thái là ở tất cả các bộ môn chứ không chỉ
bó hẹp trong một vài môn dặc biệt là trong văn học. Sự thể hiện của văn học
sinh thái trong văn học được thông qua một số luận điểm:
Các nhân vật trong tác phẩm văn học có thể hiện tinh thần sinh thái hay
không. Điều này thể hiện trong mối quan hệ gần gũi gắn bó với thiên nhiên, mỗi
con người trong chúng ta được bao bọc bởi mẹ thiên nhiên. Ngay từ khi con
người xuất hiện mẹ thiên nhiên đã bao bọc và che chở cho chúng ta, mẹ thiên
nhiên đã cung cấp cái ăn thức uống cho chúng ta, từ những sản vật từ mẹ thiên
nhiên con người đã không ngừng biến đổi và tiến hóa đến ngày nay. Chính vì
không thể tách rời được mẹ thiên nhiên ngày nay con người chúng ta vẫn khai
thác và sử dụng các giá trị mà mẹ thiên nhiên mang lại cho chúng ta. Chính vì
vậy mỗi nhân vật trong các tác phẩm văn học được nói đến cho chúng ta thấy
tính cách bản năng lối sống có phù hợp với thiên nhiên hay không hay là các
nhân vật mang tính cách phá phách trả thù thiên nhiên. Ví dụ như Nguyễn Tuân
ông là một nhà văn đi nhiều nơi trong các tác phẩm của ông viết về thiên nhiên
như tùy bút “ Tờ hoa”, hay tùy bút “ Người lái đò sông Đà” cho thấy Nguyễn
Tuân là người rất yêu quý thiên nhiên và cuộc sống của con người thật đẹp giữa
thiên nhiên, con người trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân thật nhỏ bé
giữa thiên nhiên. Khi khai thác khía cạnh nhân vật chúng ta khai thác tính cách
9


nhân vật trong tâm thế của một người nhỏ bé trong tự nhiên làm cho thiên nhiên
trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Các nhân vật trong các tác phẩm cần được khai
thác đi sâu vào khía cạnh tâm hồn hòa đồng hay mâu thuẫn đối lập với thế giới
tự nhiên. Điều này tác đông sâu sắc tới học sinh làm cho học sinh có thể hiện
thái độ yêu ghét hay oán hận với thế giới tự nhiên một cách sâu sắc. Càng đi sâu

vào thế giới nội tâm nhân vật thì chủ nghĩa phê bình sinh thái càng hiện rõ lên
trong tác phẩm đồng thời nó cũng thế hiện thái độ của nhà văn đối với thiên
nhiên. Chính thái độ của nhà văn đã là người xây dựng nên hình tượng nhân vật.
Không những thông qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm chủ nghĩa phê
bình sinh thái trong văn học còn thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong tác phẩm văn học. Mối quan hệ đó chính là tác động qua lại của con
người với thế giới tự thiên. Sự tác động này là tốt hoặc xấu nhưng mỗi sự tác
động là biểu thị thái độ tốt hoặc xấu, đi cùng với tác động là hậu quả mà nó
mang lại. Ở đây phê bình sinh thái quan tâm đến các giá trị cốt lõi mà mẹ thiên
nhiên mang lại cho con người. Các giá trị này thể hiện qua việc làm và hành
động của con người đến thế giới tự nhiên. Đó chính là sự hòa đồng gắn bó hay
là sự mâu thuẫn thù ghét, chính điều này làm phát sinh mâu thuẫn trong mối
quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên. Trong các công trinh nghiên cứu
khoa học hay trong các sáng tác văn học của các nhà văn mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên được xác lập qua hệ thống thái độ biểu thị cảm xúc của nhân
vật, thông qua xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm thể hiện ý thức của
người viết đối với thiên nhiên đồng thời thể hiện các giá trị của tác phẩm. Hầu
như các tác phẩm văn học ở nước ta hay phương Tây đều nói đến mối quan hệ
của con người với tự nhiên thông qua cách này hay cách khác, thể hiện một
cách trực tiếp hay gián tiếp. Tất cả các sáng tác thông qua mối quan hệ giữa các
thành phần với tự nhiên như : đất , nước, khí hậu….đều ảnh hưởng đến sáng tác
văn học thông qua cả ảnh hưởng từ tự nhiên đến xã hội và từ xã hội ảnh hưởng
đến tinh thần và đời sống nhà văn.
10


Cho đến nay con người chúng ta là một sinh thể nhỏ bé trong vũ trụ và
thế giới tự nhiên, mỗi sinh thể nhỏ bé này làm sao chống lại được sức mạnh từ
thiên nhiên điều này cho thấy loài người vẫn phải phụ thuộc vào tự nhiên như:
khai thác rừng, lấy nước, khai thác dầu mỏ , khí tự nhiên….Điều này cho thấy

dù xã hội loài người có tiến bộ và phát triển đến đâu con người chúng ta vẫn tác
động trong mối quan hệ tác động qua lại với thế giới tự nhiên. Trong dạy học
hiện nay đối với mỗi môn học không chỉ là môn Ngữ Văn mỗi giáo viên cần
giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn thế giới tự nhiên trong mỗi học sinh. Nhà
trường và các lực lượng xã hội khác cần tham gia vào nhiệm vụ chung là thức
tỉnh nâng cao ý thức giáo dục của mỗi thành viên trong cộng đồng về lối sống ,
quan hệ hòa đồng với thế giới tự nhiên góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp
hơn.
Với mỗi một quan điểm khác nhau của các trường phái văn học, trường
phái văn học sinh thái luôn quan tâm ý thức của nhà văn đối với môi trường
sống được thể hiện trong các sáng tác văn học qua việc : xây dựng hình tượng
nhân vật, mô tả thiên nhiên thông qua tình cảm với thiên nhiên và các khát vọng
của nhà nhà văn nhà thơ. Chúng ta thường nói đến các nhân vật mang bóng
dáng kì vĩ có nhiều chiến công vĩ đại bên cạnh đó có những con người nhỏ bé
trước thiên nhiên, nhưng con người luôn thể hiện khát vong làm chủ thiên
nhiên. Như ở trong chương trình cấp 2 hiện hành có rất nhiều tác phẩm thể hiện
khát vọng và sự hòa đồng làm chủ với thiên nhiên như: Sơn Tinh Thủy Tinh,
Cây tre trăm đốt,….Ngay từ xa xưa con người tuy sống dựa vào thiên nhiên
nhưng vẫn phải phụ thuộc vao thiên nhiên như lấy nước trồng trọt hay vào rừng
tìm kiếm các sản vật phục vụ cho đời sống hay xuống biển mà các sản vật cho
đến hiện nay con người vẫn phải khai thác và phụ thuộc vào môi trường tự
nhiên: lấy dầu mỏ, khí đốt, cát sỏi than đá… Với sự khai thác quá mức hiện nay
thiên nhiên đã quá sức chịu đựng và môi trường sinh thái đang dần bị hủy hoại
đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống của mỗi con người chúng ta. Xã hội
11


ngày nay ngày càng xuất hiện các căn bệnh hiểm nghèo nan y khó chữa, thức ăn
và nước uống ngày càng bị ô nhiễm cùng với đó là sự trả thù của thiên nhiên đối
với cuộc sống con người. Chính sự hủy hoại sinh thái đó dẫn tới những hậu quả

làm cho môi trường sinh thái xuống cấp , vì thế trong văn học ngày nay đã nhấn
mạnh đến vai trò ý thức cá nhân trong việc bảo vệ giữ gìn môi trường sinh thái.
Và ở nước ta hiện nay có một số tác giả đã nhận thức rõ và đi sâu vào mối quan
hệ văn học và sinh thái. Năm 2017 có một tác phẩm nghiên cứu phê bình văn
chương không gây ồn ào nhưng lại được dư luận chú ý và được tái bản, và điều
này cũng có thể xem như một hiện tượng xuất bản trong lĩnh vực vốn được coi
nặng tính hàn lâm và thường khô khan, khó hiểu. Một điều lạ là tên gọi của nó
nghe qua lại quá ư báo chí nhưng tựu trung vẫn là thời sự văn chương, hay ít ra
cũng nhắc nhở về một thời sự mà văn chương nước ta cần hướng đến. Đó là
cuốn “Rừng khô, suối cạn, biển độc... và văn chương”, phê bình sinh thái của
TS Nguyễn Thị Tịnh Thy.Cuốn sách hơn 500 trang với 4 chương chính. Chương
một: “Các khái niệm tiền đề”, chương 2: “Văn học sinh thái”, chương 3: “Phê
bình sinh thái” và chương 4: “Thực hành nghiên cứu”.
Các tác phẩm văn học này có ý nghĩa lớn trong việc thức tỉnh nhân tâm
của mỗi con người trong bối cảnh thực tại của nước ta hiện nay: lũ lụt thiên tai
ngày càng xảy ra nhiều hơn, thực phẩm bẩn ngày càng nhiều, môi trường ngày
càng ô nhiễm …Điều này làm cho chúng ta suy nghĩ làm thế nào để nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học trong cuộc sống. Vì
vậy mỗi con người và đặc biệt là văn học cần nâng cao ý thức thức tỉnh nhân
tâm của mỗi con người trong xã hội chúng ta hiện nay.
Như vậy sinh thái có vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội của
loài người nhiệm vụ của mỗi giáo viên hiện nay ở trong trường phổ thông rất
quan trọng đặc biệt là các giáo viên dạy bộ môn khoa học xã hội trong đó có bộ
môn ngữ văn. Khi dạy học chúng ta cần giáo dục dục ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái thông qua các bài học cụ thể đặc biệt là bộ môn văn học, bộ môn mở
12


cửa tâm hồn của mỗi học sinh để làm được điều này mỗi giáo viên cần tăng
cường sử dụng kiến thức tích hợp liên môn, tăng cường phối hợp giữa các bộ

môn học. Cùng với việc đó là bảo vệ động thực vật và bảo vệ môi trường sống
của các loài động thực vật và giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên : cỏ cây,
hoa lá, chim muông. Muốn làm được điều này cần cho học sinh tham gia thực tế
địa phương như tham quan, dã ngoại, cắm trại….Cần giáo dục cho học sinh sự
đa dạng sinh học thấy được các giá trị sinh học trong đời sống của mỗi cá nhân.
Nghiêm cấm học sinh làm những việc hủy hoại môi trường sinh thái.
Cùng với đó là phải bảo vệ môi trường bảo vệ bầu không khí bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, phải đổi mới không như
trước kia: “rừng vàng, biển bạc nữa”. Muốn làm được những điều to lớn trên
chúng ta cần phải rèn luyện cho học sinh trong nhà trường cách làm sạch môi
trường sống : để rác đúng nơi quy định không vứt rác bừa bãi, không đổ nước
thải trực tiếp vào các nguồn nước như sông suối, ao hồ và đặc biệt là môi trường
biển hiện nay do sự phát triển kinh tế xã hội đã và đang mất đi sự cân bằng sinh
thái và nguồn lợi sinh học.
Trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường, sinh thái mới chỉ tồn
tại với tư cách là một vấn đề chứ chưa được hình dung là một đối tượng thẩm
mĩ. Việc giảng dạy ngữ văn cũng như văn chương học đường dường như vẫn
chưa theo kịp những thành tựu của lý luận, đòi hỏi của đời sống. Để phê bình
sinh thái thực sự hỗ trợ được cho người giảng viên thì lý thuyết về phê bình sinh
thái phải trở thành một mảng tri thức cần thiết của giáo viên ngữ văn. Khi người
giáo viên ngữ văn không thể né tránh những vấn đề nóng bỏng của dân tộc và
nhân loại là vấn đề môi trường, thì việc tiếp cận với những nội dung cơ bản của
phê bình sinh thái sẽ giúp họ chủ động hơn trong công việc giảng dạy.
III. Phương pháp khai thác văn bản văn học sinh thái trong nhà trường.
Phê bình sinh thái trước hết tập trung vào phân tích văn bản văn học, tìm ra
những nhân tố thể hiện ý thức sinh thái. Do vậy, đối với những tác phẩm miêu tả
13


phản ánh vẻ đẹp tự nhiên và quan hệ giữa con người và tự nhiên, mặc dù người

viết đương thời không chủ đích đứng từ lập trường sinh thái như hiện nay, thì
chúng ta vẫn có thể đứng trên lập trường của mình để phát hiện và tìm ra ý
nghĩa hiện đại trong những văn bản xa xưa.. Mặc dù phần lớn hình tượng thiên
nhiên trong thơ ca trung đại đều được dùng như một ẩn dụ, một phương tiện để
kí thác tâm trạng, cái cớ để thể hiện tình cảm chủ quan của nhà thơ, nhưng ý
thức sinh thái hàm ẩn trong đó là một thực tế khách quan không thể phủ nhận.
Có không ít tác phẩm coi thiên nhiên là đối tượng thẩm mĩ độc lập, nhà thơ
chiêm nghiệm vẻ đẹp tự nhiên của nó. Trong những vần thơ của những nhà Nho
ở ẩn sống với cảnh điền viên, với chốn lâm tuyền như Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm chúng ta dễ dàng tìm thấy tư tưởng ca ngợi quan hệ hài hòa thân
thiết giữa con người và tự nhiên. Sự giao cảm giữa con người và vũ trụ trong
văn học trung đại Việt Nam và Trung Quốc đã tạo nên cảnh giới tươi đẹp. Như
vậy, trong văn học trung đại, tư tưởng sinh thái chưa được hình thành một cách
tự giác và có hệ thống, nhưng họ đã thể hiện ra niềm tôn kính, ngưỡng mộ, tình
yêu đối với tự nhiên. Ngay thời hiện đại cũng có rất nhiều tác phẩm văn học
không phải văn học sinh thái theo đúng nghĩa của nó, nhưng lại bao hàm trong
đó ý thức sinh thái rất mạnh mẽ, chẳng hạn như Ông già và biển cả của
Hemingway hay Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Những tác phẩm như
vậy hoặc ít hoặc nhiều đều có cống hiến nhất định cho việc thức dậy ý thức sinh
thái trong người đọc. Đối với những tác phẩm này, chúng ta có thể tạm thời
không sử dụng mô hình đọc truyền thống và những kết luận đã có, mà đọc lại
nó từ góc độ sinh thái.
Khi phân tích văn bản văn học, Phê bình sinh thái chú ý đến hai loại cảm hứng:
cảm hứng ngợi ca và cảm hứng phê phán. Hiển nhiên văn học sinh thái thường
phản ánh mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, và thường là thông qua phản tư
và phê phán quan hệ mâu thuẫn này để thức tỉnh ý thức sinh thái, chỉ ra nguy cơ
của việc con người chiếm đoạt tự nhiên, khai thác vô độ tự nhiên chính là tự đào
14



huyệt chôn mình. Hành động đó không chỉ làm cho môi trường sinh tồn xấu đi,
mà còn tác động xấu đến đời sống tinh thần của con người, đến nhân tính.
Nguyễn Huy Thiệp cảnh tỉnh rằng, nếu vô cảm với muôn loài sẽ có thể làm con
người vô cảm trước đồng loại (Con thú lớn nhất), còn Nguyễn Bình Phương lại
phát hiện ra mối liên hệ giữa việc con người thích tàn sát động vật với hành vi
giết người (Thoạt kì thủy). Bên cạnh đó, Phê bình sinh thái cũng chú ý đến cảm
hứng ngợi ca vẻ đẹp của tự nhiên, ngợi ca quan hệ hài hòa giữa con người và tự
nhiên. Tìm ra những biểu hiện này trong văn học cũng chính là tìm mẫu lí tưởng
cho thái độ ứng xử với tự nhiên.
Một vấn đề đặt ra cho chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học là khi
tiến hành nghiên cứu văn hóa vẫn phải tôn trọng nguyên tắc thẩm mĩ. Phê bình
sinh thái cũng vậy, nếu xa rời nguyên tắc thẩm mĩ thì sẽ đánh mất tính văn học
và sẽ không còn là phê bình văn học nữa. Do đó, trong quá trình phân tích văn
bản văn học, tìm ra những nhân tố sinh thái, nhân tố thể hiện quan hệ giữa con
người và tự nhiên, Phê bình sinh thái có thể vận dụng các phương pháp của
nghiên cứu nội tại. Chẳng hạn tìm kiếm những biểu tượng nghệ thuật về sinh
thái như biểu tượng sói, biểu tượng thảo nguyên, cánh đồng, sa mạc, biểu tượng
nước, biểu tượng thiên tai, nạn dịch… Có thể nói những biểu tượng kiểu như
vậy là linh hồn của văn học sinh thái, chúng đóng vai trò quan trọng trong tự sự
văn học sinh thái. Phê bình sinh thái cũng chú ý đến phân tích kết cấu mang tính
đối thoại giữa con người và tự nhiên trong văn bản văn học; chú ý phân tích
nhân vật trần thuật, điểm nhìn trần thuật (điểm nhìn của trẻ thơ, điểm nhìn
tương lai); hoặc các cách thức nghệ thuật hóa những tri thức về sinh thái
(Khương Nhung, Tô tem sói)…
Môi trường sinh thái làm thay đổi hệ thống thể loại văn học. Văn học
trung đại chỉ có thể là văn học từ chương, sáng tác theo câu chữ có sẵn, mỗi tác
giả chỉ có thể biến đổi tí chút, khó có biến đổi lớn so với truyền thống. Văn học
cận đại chyển sang tuyên truyền và trữ tình, , nhưng phải đến phong trào thơ
15



mới mới thật sự thay đổi thi pháp cũ đề trở thành một thể thơ hiện đại, vừa có
hình thức tự do vừa thể hiện cá tính. Văn học 1932 – 1945 đã thay đổi căn bản
hệ thống thể loại văn học theo quỹ đạo văn học hiện đại của thế giới. Sau năm
1945 việc chuyển đổi cả nền văn học sang văn học tuyên truyền là đặc điểm nổi
bật nhất của văn học cách mạng Việt Nam sau 1945. Các thể loại văn học bề
ngoài vẫn là thơ ca, tiểu thuyết, nhưng tính chất đã khác. Từ trong nền văn học
tuyên truyền ấy Tố Hữu nổi lên như một mẫu mực của văn học tuyên truyền,
thơ trữ tình chính trị sử thi. Suốt ba mươi năm chiến tranh không có một hiện
tượng đổi mới thơ. Tiểu thuyết trở thành sử thi. Phóng sự biến thành kí sự. Thể
loại tản văn biến mất.Tùy bút là thể loại dễ bị phê phán. Tùy bút của Nguyễn
Tuân kí sự hóa. Tập thơ Xuân Diệu phần “riêng” gây tranh cãi, phần “chung”
thường sống sượng, ít thành công.

IV. Ý nghĩa của phê bình văn học sinh thái trong nhà trường
Phê bình văn học sinh thái, đề cập đến việc xây dựng tâm thức trong văn hóa
đọc xanh. Văn hóa đọc xanh là tôn chỉ cốt yếu của thẩm mỹ hóa đời sống, văn
hóa đọc xanh và xây dựng tâm thức xanh là hai mặt của một chỉnh thể thẩm mỹ
hóa cuộc sống. Xuất phát từ nguyên lý của văn hóa đọc xanh, trên cơ sở lĩnh hội
những phạm trù có liên quan đến thẩm mỹ sinh tồn, thẩm mỹ cuộc sống và thẩm
mỹ sinh thái chỉnh thể của con người, tiến hành làm rõ mối quan hệ biện chứng
giữa văn hóa đọc xanh và xây dựng tâm thức xanh, tầm quan trọng của tâm thức
xanh đối với thẩm mỹ sinh thái chỉnh thể, tính chất riêng biệt của xây dựng tâm
thức xanh, chuẩn mực xây dựng tâm thức xanh, xác định và chỉ ra những khái
niệm liên quan đến xây dựng tâm thức xanh và ý nghĩa thực tiễn của nó.
Tóm lại sinh thái là sự tác động qua lại của con người với thế giới tự
nhiên nhằm thể hiện một mục đích nào đó của con người. Chủ nghĩa phê bình
16



sinh thái trong văn học đó là cách thức xây dựng cốt truyện, hệ thống nhân vật
và thông qua cách thể hiện của nhân vật để nói lên ước muốn khát vọng của nhà
văn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Văn học sinh thái rất quan trọng
trong đời sống xã hội hiện nay nó giúp chúng ta hiểu biết những giá trị và tác
động của môi trường sinh thái đối với đời sống xã hội loài người. Nhờ chủ
nghĩa sinh thái trong văn học mà con người có thái độ nhân văn đối với môi
trường sinh thái và có ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của con người.
Đối với mỗi người giáo viên mỗi nhà trường cần nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường sinh thái cho mỗi cá nhân. Mỗi việc làm của chúng ta đang tác động
đến sinh thái trên Trái Đất vì vậy hãy chung tay để Trái Đất của chúng ta trở
thành một hành tinh xanh. Để làm những điều trên chúng ta cần phải phối hợp
giữa các lực lượng giáo dục để thực hiện được mục tiêu trên.

C. KẾT LUẬN

17


Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện nay môi trường đang là vấn đề
được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt cụm từ “ô nhiễm môi trường” có tần
suất xuất hiện trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng với mức
độ khá thường xuyên. Cùng đó là các vấn đề khác của xã hội như quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa, nạn phân biệt chủng tộc, sự dịch chuyển dân cư, chiến
tranh… Những hậu quả nặng nề nhất của các vấn đề này chính là cuộc sống của
loài người chúng ta bị đe dọa. Những vấn đề này được phản ánh, đi vào nhận
thức của con người qua nhiều cách thức, trong đó có sáng tác văn học, ngày
càng nhiều văn nghệ sĩ phản ánh những gì liên quan tới môi trường vào trong
tác phẩm. Qua đó cũng phần nào thức tỉnh, cảnh tỉnh được con người khi tác
động làm biến đổi môi trường.Phê bình sinh thái tinh thần đòi hỏi xem tinh thần
như một yếu tố quan trọng hàng đầu trong toàn bộ hệ thống sinh thái xã hội,

trong đó tinh thần vừa là môi trường nuôi dưỡng mọi sá0ng tạo vật chất và tinh
thần, lại vừa là sản phẩm của chính môi trường văn hóa tinh thần do con người
tạo ra. Trên cơ sở đó rà soát các hệ thống giá trị nội tại của con người, sự xung
đột của các giá trị truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, các giá trị thật và
giả tạo, cao cả và tầm thường, chân thực và hư ảo. Phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là phương pháp xã hội học, phương pháp ghiên cứu văn hóa, kết hợp
với phương pháp nghiên cứu nội tại, bởi vì sinh thái tác động lên chỉnh thể, làm
đổi thay cả chỉnh thể văn học nói chung cũng như chỉnh thể của tác phẩm, thể
loại, phong cách văn học nói riêng.
Vận dụng quan điểm phê bình sinh thái trong giảng dạy là giáo dục cho
học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật, thực vật, thương yêu cỏ
cây, hoa lá, chim muông. Bảo vệ nước, cây cối, động thực vật. Đồng thời, giáo
dục học sinh ý thức, thói quen làm sạch môi trường sống cảu bản thân, gia đình,
xã hội.

18



×