Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

5.3.1.Ý nghĩa của việc dùng lời nói trong giảng dạy hoá học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.45 KB, 1 trang )

5.3.1.Ý nghĩa của việc dùng lời nói trong giảng dạy hoá học.
Khi trình bày những phương pháp biểu diễn thí nghiệm và các phương tiện trực quan đã có
nêu lên các hình thức kết hợp lời giảng của giáo viên và bài viết trong sách giáo khoa với
các phương tiện trực quan và với hoạt động thực hành của học sinh. Trong các phương
pháp dạy học đó, lời nói có vai trò hướng dẫn sự tổ chức quan sát, thực hiện các thí
nghiệm, trong sự điều khiển hoạt động trí óc của học sinh có liên quan tới quan sát và thực
nghiệm.
Trong dạy học Hoá học, có nhiều trường hợp lời giáo viên hoặc sách có thể là
nguồn duy nhất cung cấp kiến thức mới. Do đó không nên đánh giá thấp vai trò của lời nói
trong dạy Hoá học.
Những nghiên cứu về tâm lí và sinh lí cho thấy: lời nói (và chữ viết), được tiếp thu
bằng tai nghe và mắt nhìn, có thể gây ra trong vỏ não của học sinh những phản ứng giống
như phản ứng xuất hiện khi khái niệm trong Hoá học thường được tiến hành thuần tuý
quan việc mô tả bằng lời nói chỉ các vật thể và hiện tượng mà không dùng chính các vật
thể, quá trình ấy. Hơn thế bước chuyển từ cảm giác đến tư duy, từ cụ thể đến trừu tượng thì
chỉ có thể thực hiện được dưới hình thức lời giảng. Không tư duy trừu tượng thì không có
thể nhận thức sâu sắc thực tiễn và cũng không thể dạy học Hoá học được. Những nghiên
cứu về tâm lí cho thấy rằng một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho kĩ năng vận
dụng kiến thức của học sinh PT bị yếu kém là trình độ khái quát kiến thức còn thấp.
Tuy nhiên, những điều trình bày trên đây về vai trò của lời nói chỉ đúng đắn trong
điều kiện mà lời nói như một sự khái quát hoá xuất hiện trên cơ sở tri giác các vật thể hoặc
những yếu tố của chúng. Trong trường hợp ngược lại, lời nói chỉ còn là những yếu tố của
chúng. Trong trường hợp ngược lại, lời nói chỉ còn là những tiếng trống rỗng. Nếu học
sinh chỉ thuộc lòng những lời giáo viên nói hoặc câu chữ trong sách, nhưng không có biểu
tượng và sự hiểu chính xác cụ thể các vật thể và hiện tượng của thực tiễn khách quan mà
các lời nói, câu chữ ấy diễn tả, thì đó là học vẹt, một điều cực kì nguy hiểm.
Học sinh có thể thu được kiến thức trong khi nghe giáo viên thuyết trình, kể chuyện
hoặc phát biểu của các bạn bè trong lúc đàm thoại, hoặc đọc sách. Do đó khi nghiên cứu tài
liệu mới thường dùng các phương pháp dùng lời sau: thuyết trình (bao gồm giảng thuật),
kể chuyện (diễn giảng), vấn đáp và dùng sách.

×