Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm và che phủ đến khả năng nhân giống bằng giâm hom cây dược liệu giảo cổ lam (gynostemma pubescens) tại huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.08 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÒ HOÀNG TÚ
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ GIÂM VÀ CHE
PHỦ ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG GIÂM HOM CÂY
DƢỢC LIỆU GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PUBESCENS)
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tao

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

:Nông Học

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÒ HOÀNG TÚ
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ GIÂM VÀ CHE
PHỦ ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG GIÂM HOM CÂY
DƢỢC LIỆU GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PUBESCENS)
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tao

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

:K45-TT-N03

Khoa

:Nông Học


Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn :TS. Trần Đình Hà

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình
học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phƣơng châm “học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên củng cố và
hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học và áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt
những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực
tế sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi, rút ra những kinh nghiệm trong thực
tế lao động sản xuất, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau khi ra trƣờng có
thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội.
Đƣợc sự nhất trí của BGH nhà trƣờng, BCN Khoa Nông Học em đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm và che phủ đến khả
năng nhân giống bằng giâm hom cây dược liệu Giảo cổ lam (Gynostemma
pubescens) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
Thật may mắn cho em trong thời gian thực tập e đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và chỉ bảo
của thầy cô trong khoa và bạn bè trong lớp. Đặc biệt e chân thành cảm ơn sâu sắc
nhất đến thầy giáo T.S Trần Đình Hà đã dành nhiều thời gian quý báu và tận tình
chỉ bảo , giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài, em cũng xin chân thành cảm
ơn sâu sắc tới toàn bộ thầy cô giảng dậy trong khoa nông học và các cán bộ các bộ
phân khác trong khoa nông học đã giúp đỡ giảng dạy em trong suốt quá trình học

tập tại trƣờng.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và cũng là công trình nghiên cứu đánh
dấu bƣớc đầu trƣởng thành của em sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng. Mặc
dù em đã cố gắng hết sức nhƣng nhƣng chắc vẫn không tránh khỏi các thiết sót. Em
kính mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể rút ra những kinh
nghiệm quý báu, giúp em có thêm những kinh nghiệm cho công việc, công tác sau
khi ròi khỏi nhà trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5, năm 2017
Sinh viên
Lò Hoàng Tú


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 : Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ trung bình, lƣợng mƣa qua 3 tháng
năm 2017 thực hiện đề tài nghiên cứu tại huyện Văn Chần ........................... 33
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến thời gian nảy mầm và xuất
vƣờn của cành hom Giảo cổ lam..................................................................... 16
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến khả năng nẩy mầm của .... 18
hom giâm cây Giảo cổ lam.............................................................................. 18
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến tăng trƣởng chiều dài mầm
của hom giâm Giảo cổ lam.............................................................................. 20
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến tăng trƣởng đƣờng kính
mầm của hom giâm Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn ................................... 22
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến tăng trƣởng số lá/mầm của
hom giâm Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, Yên Bái .................................... 24
Bảng 4. 7. Ảnh hƣởng của thời vụ, che phủ nilon đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất

vƣờn trong nhân giống bằng giâm hom cây GCL tại huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái ............................................................................................................ 26


iii

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu ....................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Nguồn gốc và phân loại............................................................................... 3
2.1.1.Nguồn gốc ................................................................................................ 3
2.1.2 Phân loại ................................................................................................... 3
2.2. Sinh trƣởng, phát triển phân bố Giảo cổ lam ............................................ 4
2.3. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp giâm hom ............................................. 5
2.3.1. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp giâm hom......................................... 5
2.3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sức sống của cành giâm .......................... 5
2.4. Thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam ................................................. 6
2.5. Công dụng Giảo cổ lam.............................................................................. 7
2.6. Tình hình nghiên cứu Giảo cổ lam ở nƣớc ta ............................................ 7
2.6.1.Các loại Giảo cổ lam ................................................................................ 7
2.6.2. Phân bố .................................................................................................... 8
2.6.3 Yêu cầu về sinh thái ................................................................................. 8
2.7. Các mô hình sản xuất cây dƣợc hiện nay ở Việt Nam ............................. 10
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 12
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 12
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 12

3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 12
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 12
3.4.1. Công thức và phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ................................... 12


iv

3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ............................................................ 13
3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ............................................... 14
3.4.4. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu ............................................. 15
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 16
4.1. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến thời gian nhân giống cây giảo cổ lam tại
huyện Văn Chấn .............................................................................................. 16
4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến đến tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống của hom
cành cây giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn ...................................................... 17
4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến sinh trƣởng mầm hom giâm cây
giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn ..................................................................... 19
4.3.1. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến động thái tăng trƣởng chiều dài mầm.... 19
4.3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến tăng trƣởng đƣờng kính mầm ............... 21
4.3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến số lá mầm hom..................................... 23
4.4. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến khả năng sống và tỷ lệ xuất vƣờn
của cây giảo cổ lam nhân giống bằng giâm hom tại huyện Văn Chấn ........... 25
Phầ n 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 28
5.1. Kết luận .................................................................................................... 28
5.2. Đề Nghị .................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 30


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Giảo cổ lam còn gọi là Sắp dạ, Phéc dạ, Dền toòng (tiếng Tày), Mangđi-a (tiếng Mông), Cam trà vạn, Thất diệp đởm, Ngũ diệp sâm, Trƣờng sinh
thảo hay Nhân sâm phƣơng nam. Đây là loại thảo dƣợc quý đã đƣợc phát hiện
và sử dụng ở nƣớc ta. Cây Giảo cổ lam (GCL) hiện có nhu cầu sử dụng rất
lớn trong nƣớc, nhất là đối với những ngƣời cao tuổi, cao huyết áp, nhiễm mỡ
máu…, Giảo cổ lam đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến ở Việt Nam, bởi tính
năng và tác dụng tuyệt vời của nó, do vậy đƣợc ngƣời sử dụng hết sức quan
tâm, nhiều công ty trong và ngoài nƣớc chú trọng bào chế và sản xuất ra nhiều
dạng thuốc. Hoạt chất chính trong cây Giảo cổ lam là các nhóm flavonoid và
nhóm saponin. Hàm lƣợng của nhóm saponin trong Giảo cổ lam nhiều gấp 3
– 4 lần so với Nhân sâm. Ngoài ra trong cây Giảo cổ lam còn có một số
vitamin và các khoáng chất nhƣ kẽm, sắt, mangan, photpho…
Về phân bố tự nhiên, cây giảo cổ lam mọc ở các khu vực có độ cao 200
– 2000m trong các khu rừng thƣa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và
một số nƣớc châu Á. Ở nƣớc ta, Giảo cổ lam đƣợc phát hiện tại Lào Cai, Hà
Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang và một số địa phƣơng thuộc vùng núi phía
Bắc. Hiện nay tại một số địa phƣơng nhƣ Quảng Ninh, Cao Bằng và Hòa
Bình cây giảo cổ lam đƣợc các doanh nghiệp và ngƣời dân trồng sản xuất trên
quy mô lớn thành sản phẩm hàng hóa có giá trị.
Tại Yên Bái, huyện Văn Chấn đƣợc coi nhƣ là vùng “khởi tổ” phân bố
của cây Giảo cổ lam trong tự nhiên. Giảo cổ lam mọc tự nhiên trong rừng
dƣới tán cây, ở các vách núi đá nơi có độ ẩm cao và mát phân bố chủ yếu ở
các xã Thƣợng Bằng La, Đồng Khê, Cát Thịnh.. nằm ở sƣờn phía Đông Bắc
của dãy Hoàng Liên Sơn, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển trên 400m.


2


Cây đƣợc ngƣời dân khai thác thu hái đem về phơi khô sử dụng hoặc bán ra
thị trƣờng với giá từ 150.000 – 200.000 đ/1 kg khô. Thực tế cho thấy ngƣời
dân địa phƣơng nơi đây khai thác nguồn cây giảo cổ lam trong rừng mà ít
quan tâm bảo tồn, phát triển làm cho nguồn cây này trong tự nhiên có nguy cơ
cạn kiệt. Do vậy, cần có giải pháp bảo tồn khai thác, thuần hóa nguồn cây
giảo cổ lam qúy này thành cây trồng hàng hóa có giá trị trên nguồn đất đai địa
bàn vƣờn rừng để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Trong việc thuần hóa và
trồng cây giảo cổ lam ở điều kiện vƣờn đồi, khâu nhân giống vai trò rất quan
trọng do cây giảo lam hom cành giảo cổ lam dễ hƣ hỏng và mất sức sống
trong thời gian vận chuyển quá 1 ngày nên việc trồng trực tiếp gặp khó khăn.
Mặt khác do sống trong điều kiện tự nhiên, quá trình thuần hóa cần tiền hành
từ từ và chăm sóc tốt. Thông qua nhân giống sẽ chọn lọc đƣợc những cá thể
thích nghi tốt nhất để đƣa vào sản xuất trong điều kiện mới. Xuất phát từ yêu
cầu thực tế nêu trên, chúng em tiến hành đề tài:“ Nghiên cứu ảnh hưởng của
thời vụ giâm và che phủ đến khả năng nhân giống bằng giâm hom cây
dược liệu Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens) tại huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến khả năng
nhân giống bằng giâm hom của cây giảo cổ lam nhằm xác định thời vụ giâm
hom phù hợp nhất phục vụ cho sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ che phủ đến thời gian giâm hom.
- Theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến tỷ lệ nảy mầm.
-Theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến sinh trƣởng mầm hom.
-Theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến tỷ lệ sống và tỷ lệ cây đủ
tiêu chuẩn xuất vƣờn.



3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân loại
2.1.1.Nguồn gốc
Trên thế giới, Giảo cổ lam đƣợc phát hiện ở độ cao 200 – 2000
m, trong các khu rừng thƣa và ẩm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indo nexia.
Triều Tiên và một số nƣớc châu Á khác.Ở Việt Nam, năm 1997
Giáo sƣ Phạm Thanh Kỳ (Đại học dƣợc Hà Nội) đã phát hiện cây Giảo
cổ lam trên núi Phan-xi-păng (Lào Cai) và đƣợc Giáo sƣ Vũ Văn Chuyên
(Đại học dƣợc Hà Nội) xác định đúng là loạiGynostemma pentaphyllum
Thunb.
Trong đợt nghiên cứu, khảo sát nguồn dƣợc liệu ở các vùng núi
cao phía Bắc, cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Tuệ Linh cùng
với GS-TS Phạm Thanh Kỳ đã phát hiện một quần thể cây Giảo cổ
lam mọc hoang dại với trữ lƣợng lớn tại vùng núi cao thuộc huyện
Mèo Vạc – Hà Giang, Văn Chấn – Yên Bái và huyện Bảo Lạc – Cao
Bằng.Việc phát hiện quần thể cây Giảo cổ lam tại vùng núi Cao Bằng và Hà
Giang đã chứng tỏ sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền
núi nƣớc ta. Cây chủ yếu phát triển trên vùng có núi đá vôi.
2.1.2 Phân loại
*Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum
(Thunb).Cây còn có tên gọi khác là : cây cỏ thần kỳ, cây dền toòng hoặc sâm
phƣơng nam.
Kết quả giám định loài Giảo cổ lam nằm trong hệ thống phân loại thực
vật nhƣ sau:
- Ngành hạt kín: Angiospermae
- Lớp hai lá mầm: Dicotylenodae



4

- Bộ thực vật: Bầu bí - Curcubitales
- Họ thực vật: Bầu bí - Curcbitaceae
- Loài Giảo cổ lam 5 lá: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.
- Loài Giảo cổ lam 7 lá: Gynostemma pubescens (Gagnep) C.Y.Wu.
- Loài Giảo cổ lam 9 lá: Gynostemma sp.
* Đặc điểm thực vật học của cây giảo cổ lam 7 lá :
- Thân cây Giảo cổ lam: cây thân dạng thảo có 4 cạnh, thƣờng mọc leo
lên trên các cây khác hay vách đá, có tua cuốn để leo.
- Lá cây Giảo cổ lam: lá khép kín hình chân vịt mỗi lá gồm 7 lá chét
mặt trên lá có màu xanh thẫm , mặt dƣới lá có màu xanh lá cây, lá mọc cách
trên thân, đầu lá nhọn, mép lá có rang cƣa, mỗi lá chét có cuống dài khoảng
tầm 2-4 cm.
- Hoa cây giảo cổ lam : hoa nhỏ, màu trắng , hình sao, ống bao hoa
ngắn, cánh hoa rời nhau, cao 2,55mm , có 3 vòi nhụy ra hoa từ tháng 5 – đến
tháng 7 tháng 8. Cỏ quả tháng 9 tháng 10.
2.2. Sinh trƣởng, phát triển phân bố Giảo cổ lam
* Sinh trƣởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận
nghịch của tế bào, mô và toàn cây; kết quả quả dẫn đến sự tăng trƣởng về số
lƣợng, kích thƣớc, thể tích, sinh khối của chúng. Bộ phận thu hoạch của Giảo
cổ lam trong sản xuất là thân lá, do đó nghiên cứu sự sinh trƣởng trong năm
của cây có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở khoa học trong việc tác động các
biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh vật học của cây.
* Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn
cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Nghiên cứu sự
phát triển của các dạng Giảo cổ lam có ý nghĩa quan trọng, giúp ta hiểu đƣợc
các giai đoạn hát triển trong năm, trên cơ sở đó ta có thể chọn thời
điểm thích hợp thu hoạch hạt các dạng Giảo cổ lam để nhân giống.

* Trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển, thực vật chịu
ảnh hƣởng rất lớn từ các điều kiện sinh thái. Đặc biệt là cây thuốc, sự tạo


5

thành và tích lũy các vật chất trong cây phần lớn phụ thuộc vào điều kiện
ngoại cảnh.Nắm vững những yêu cầu cụ thể về điều kiện sinh thái cũng
nhƣ khả năng thích ứng của cây với các điều kiện sinh thái là một t rong
những cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.
Giảo cổ lam chủ yếu phát triển ở Tây Nam Trung Quốc (khu vực phía Nam
sông Dƣơng Tử); ngoài ra Giảo cổ lam còn đƣợc phát hiện ở Ấn Độ, Srilanka, Lào, Myanmar, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở nƣớc ta, Giảo cổ
lam phân bố trên các vùng núi đá vôi thuộc miền Bắc và miền Trung
2.3. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp giâm hom
Dựa vào hiện tƣợng cực tính, khả năng tái sinh của thực vật và tính
độc lập của chúng từ một bộ phận rễ, thân, cành, lá và ngay cả một tế bào nhỏ
bé trong các mô (mô phân sinh) cũng có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh.
2.3.1. Ưu, nhược điểm của phương pháp giâm hom
2.3.1.1. Ưu điểm
- Cây con hoàn toàn đồng nhất với cây mẹ, không có sự thay đổi về di
truyền, giữ đƣợc những đặc tính sinh học và đặc tính kinh tế của giống muốn nhân.
- Cây giống rút ngắn đƣợc thời gian thu hoạch so với nhân giống giâm
thẳng vào đất và cây trồng từ hạt.
- cây con khi thu hoạch dễ dàng vẫn chuyển đi xa với số lƣợng lớn
không lo cây bị bầm . dập…
- Có thể nhân nhiều cây giống mới từ nguồn vật liệu ban đầu, tốc độ
nhân giống nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
2.3.1.1. Nhược điểm
Nhiều giống cây có tỷ lệ ra rễ thấp hoặc khó ra rễ, do đó đòi hỏi phải có
những trang thiết bị cần thiết dể có thể điều chỉnh đƣợc nhiệt độ, ẩm độ và

ánh sáng trong nhà giâm cành.
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của cành giâm
*. Các yếu tố ngoại cảnh có tính tổng hợp ảnh hƣởng đến sức sống của
cành giâm là thời vụ giâm cành. C.J. Hansen (1958); Hartmann, W.H.Griss,


6

C.J. Hansen (1963) cho rằng: Đối với các loại cây rụng lá, cây gỗ cứng
thƣờng lấy cành giâm vào mùa rụng lá; các loài cây gỗ mềm, nửa cứng,
không rụng lá thì lấy cành giâm vào mùa sinh trƣởng
*. Yếu tố nội sinh: Khả năng ra rễ của cành giâm phụ thuộc rất lớn vào
bản chất của từng giống và chất lƣợng của hom giống đem giâm. Hom giống
phải đảm bảo đƣợc dự trữ một lƣợng dinh dƣỡng đầy đủ, do đó phải xác định
đƣợc loại cành lấy hom giâm, vị trí hom trên cành, độ lớn hom, chiều dài hom
*. Sử dụng chất kích thích sinh trƣởng trong kỹ thuật giâm cành: Để
nâng cao khả năng nhân giống của cành giâm, ngƣời ta đã sử dụng các chất
kích thích sinh trƣởng để xử lý cành giâm. Việc sử dụng chất điều hòa sinh
trƣởng là một phƣơng pháp khá phổ biến trong nhân giống, do vậy ứng dụng
phƣơng pháp này vào nhân giống Giảo cổ lam sẽ tạo đƣợc nguồn cây giống
phong phú cung cấp cho các mục đích phát triển trồng Giảo cổ lam. Một số
nghiên cứu cho thấy sử dụng chất điều hòa sinh trƣởng α-NAA hay IBA để
kích thích ra rễ của cành giâm cho hiệu quả nhân giống cao. Vấn đề quan
trọng là xác định đƣợc nồng độ thích hợp và thời gian cần thiết xử lý trong
điều kiện cụ thể
2.4. Thành phần hóa học của cây Giảo cổ lam
Từ thân lá của các loài thuộc chi Gynostemma đã phân lập đƣợc một
số lớp chất nhƣ tecpenoit, tecpenoit – glycosit và flavonoit.
Nghiên cứu hóa học thực vật tiến hành trên cây Giảo cổ lam
(Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)) tại Bắc Cạn đã thu đƣợc 3 hợp

chất phytosterol, 2 hợp chất flavonoit và thu đƣợc 5 hợp chất sạch là:
stigmasterol

(GyH1);

dimethoxyflavon

(GyE1);

β-sitosterol

(GyH2),

3,3’5-trihydroxy-4’,7-

sigmasta-5,22-dien-3β-yl-β-D-glycopyranosis

(GyE2) và 3,5-dihydroxy-4’,7-dimethoxyflavon-3’-O-[α-L-rhamnopyranosyl(16)]-O-β-D-glycopyranosit GyM1) [23].


7

Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen
kiểu damaran, trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với Saponin có
trong Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm, Sâm nam). Giảo cổ
lam còn chứa nhiều flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và có tác dụng
chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn trong Giảo cổ lam còn có các Acid amin
tan trong nƣớc, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Zn, Fe, Se. Đã
có nhiều nghiên cứu thử độc tính cấp, trƣờng diễn, bán trƣờng diễn và
xác định cây không có độc [30].

2.5. Công dụng Giảo cổ lam
-Làm hạ mỡ máu, nhất là hạ Cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa
mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng
tim mạch, não.
- Chống lão hóa, chống khối u,chống lão hóa, giảm căng thẳng, mệt
mỏi, giảm béo, giúp tăng sức mạnh, tăng khả năng làm việc.
- Tăng cƣờng sự miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành khối u.
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc,khỏe mạnh, tiêu hóa tốt. tăng cƣờng
máu lên não, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ ở ngƣời già.
- Giúp ăn ngon cơm, nhuận trang, ngủ đƣợc, tăng khả năng làm việc,
kéo dài tuổi thanh xuân, mau lại sức.
- Tăng cƣờng chức năng giải độc gan [28].Từ những tác dụng lâm sàng
và công dụng dƣợc liệu của Giảo cổ lam đã khẳng định rằng đây là cây thuốc
quý. Sử dụng Giảo cổ lam không những nâng cao sức khỏe mà còn có tác
dụng phòng và chữa bệnh cho con ngƣời.
2.6. Tình hình nghiên cứu Giảo cổ lam ở nƣớc ta
2.6.1.Các loại Giảo cổ lam
Hiện nay ở nƣớc ta đã phát hiện 4 loại giảo cổ lam: loại 9 lá, 7 lá, 5 lá, 3
lá. Hình thái lá của mỗi loại có những đặc điểm khác nhau:


8

Theo một số tác giả (Nguyễn Thị Minh Huệ và cộng sự, 2013; Nguyễn
Minh Khởi và cộng sự, 2013) và nhu cầu thị trƣờng hiện tại cho thấy: Trong
các loại Giảo cổ lam, chỉ có 2 loại có tác dụng chữa bệnh đó là Giảo cổ
lam 5 lá và Giảo cổ lam 7 lá. Vì vậy, khi gây trồng để cung cấp cho các cơ sở
sản xuất dƣợc liệu chúng ta chỉ trồng 2 loại này.
2.6.2. Phân bố
Tại Việt Nam, Giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn,

Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc, Hà Tây (cũ), Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa
Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai (Nguyễn Thị Minh Huệ và cs, 2013 và thông
tin cập nhật) [4].
2.6.3 Yêu cầu về sinh thái
- Khí hậu: Là cây ƣa ẩm và ánh sáng tán xạ, là cây ƣa bóng điển hình,
vì vậy ánh sáng là yếu tố quan trọng đầu tiên cần đƣợc cân nhắc trong quá
trình trồng trọt. Cây giảo cổ lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu,
nhƣng tốt nhất là ở các vùng khí hậu mát, ẩm, thích hợp ở vùng núi cao (từ
300 – 3.000 m so mặt nƣớc biển). Khu phân bố tự nhiên có nhiệt độ bình
quân là 16,1 độ C, nhiệt độ cao nhất là 28,80C, nhiệt độ thấp nhất là 3,60C.
Tuy nhiên cây có thể chịu đƣợc nhiệt độ cao nhất là 39,70C, thấp nhất là 9,600C.
- Đất đai: Cây có thể sinh trƣởng, phát triển trên rất nhiều loại đất nhƣ
đất cát, đất mùn, đất thịt. Đất trồng cần thoát nƣớc tốt nhƣng phải giữ đƣợc
ẩm, đất giàu dinh dƣỡng, đặc biệt là đạm. Đất có độ PH thích hợp 6,0 – 7,0.
(Nguyễn Thị Minh Huệ và cs, 2013; Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013) [1,2].
2.6.4. Nhân giố ng
Theo Viện cây dƣợc liệu (Nguyễn Minh Khởi và cộng sự, 2013), cây
Giảo cổ lam có thể nhân giống bằng 2 phƣơng pháp vô tính (giâm hom) và


9

phƣơng pháp hữu tính (gieo hạt). Tuy nhiên, hiện nay biện pháp giâm hom
đang đƣợc áp dụng phổ biến do có một số ƣu điểm nhƣ cung cấp đƣợc số
lƣợng cây lớn trong thời gian ngắn, cây con có chất lƣợng đồng đều, kỹ thuật
đơn giản, dễ thực hiện, tỷ lệ cây sống cao. Hom giống có thể giâm vào bầu
hoặc trực tiếp vào luống đất, tuy nhiên để thuận lợi chăm sóc, vận chuyển xa
và tăng tỷ lệ sống thì nên giâm cành vào bầu. Thời vụ ra giâm hom cho kết
quả tốt nhất từ tháng 2 - 4 và chọn hom bánh tẻ có từ 2 - 3 mắt là phù hợp cho

tỷ lệ sống cao và đảm bảo hệ số nhân giống. Theo một số tác giả, chất kích
thích ra rễ có vai trò quan trọng sử dụng trong nhân giống vô tính nói chung
và giâm cành Giảo cổ lam nói riêng. Dùng Pisomix – Y15 (ra rễ cực mạnh), hòa
loãng 10g cho 1 bình ô doa 10 lít tƣới đều cho 5 – 7 m2 vƣờn ƣơm và cứ 5 ngày
tƣới lại 1 lần, tƣới từ 3 – 4 lần (Nguyễn Minh Khởi và cộng sự, 2013) [2].
Tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, sử dụng α-NAA và IAA ở các
nồng độ 25 ppm và 50 ppm có ảnh hƣởng tốt đến tỷ lệ nảy mầm, sinh
trƣởng của mầm; trong đó α-NAA ở nồng độ 50 ppm tốt nhất, tỷ lệ hom đủ
tiêu chuẩn xuất vƣờn đạt 88,89%. Nề n giâm 75% đấ t thiṭ + 25% đấ t cát sông
tốt nhất trên nền giâm này hôm giâm đạt tỷ lệ xuấ t vƣờn là 85,56%. Các hom
bánh tẻ lấy ở vị trí giữa thân với độ dài 15cm có khả năng nhân giố ng tố t nhấ t
, tỷ lệ hom đủ tiêu chuển xuất vƣờn đạt
90,56% (Phạm Ngọc Khánh, 2013) [3].
Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Giảo Cổ Lam (Gynostemma
pentaphyllum) đƣợc thực hiện với môi trƣờng MS - 1962 cải tiến; độ pH 5,8;
khử trùng hơi ở nhiệt độ 1210C trong 18 phút. Kết quả cho thấy môi trƣờng
MS bổ sung Kinetine với nồng độ 0,4mg/L và BA 0,5mg/L cho hệ số nhân
nhanh chồi đạt 4,36 lần, chồi nhỏ, xanh đậm sau 4 tuần nuôi cấy. Ở giai đoạn
ra rễ sử dụng môi trƣờng MS kết hợp với chất kích thích sinh trƣởng IBA từ
0,1 – 0,4mg/L. Kết quả ở nồng độ IBA ở nồng độ 0,1mg/L cho tỷ lệ ra rễ của


10

cây Giảo Cổ Lam đạt 100%, số rễ /chồi đạt 4,16 rễ, rễ đạt tiêu chuẩn ra cây
(Bùi Đình Lãm và cs, 2015) [4].
2.6.5. Sơ chế, bảo quản và một số sản phẩm từ Giảo cổ lam
Cây thu hoạch về, rửa nhanh bằng nƣớc sạch, loại bỏ đất cát, tạp chất,
để ráo nƣớc, cắt đoạn nhỏ sau đó có thể phơi nắng hoặc sấy khô đạt đổ ẩm
dƣới 12%. Tiêu chuẩn dƣợc liệu có màu xanh, mùi thơm, tạp chất không quá

5%. Hàm lƣợng saponin toàn phần trong dƣợc liệu không ít hơn 4,5% tính
theo dƣợc liệu khô kiệt. Dƣợc liệu có thể bảo quản kín trong các túi nilon,
đựng ngoài bao ngoài để tránh rách nát, tránh hút ẩm. Bảo quản nơi thoáng
má, sạch sẽ, khô ráo. Tại tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh, Thái Nguyên.... có sản phẩm nhƣ trà túi nhúng, gói hút chân
không, gói nguyên liệu thô… Trong thời gian sắp tới, một số đề tài, dự án tại
Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh sẽ tiến hành nghiên cứu sản xuất một số sản
phẩm từ Giảo cổ lam nhƣ là trà túi lọc, nƣớc uống đóng chai, cao mềm.
2.7. Các mô hình sản xuất cây dƣợc hiện nay ở Việt Nam
- Mô hình 1: Giảo cổ lam đƣợc gây trồng tại Công ty TNHH nuôi
trồng sản xuất và chế biến dƣợc liệu Đông Bắc, Cẩm phả - Quảng Ninh. Công
ty đã triển khai dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi
trồng và chế biến cây dƣợc liệu tại tỉnh Quảng Ninh”. Dự án thuộc
Chƣơng trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015” và
đƣợc thực hiện tại xã Cộng Hoà, TP Cẩm Phả. Để thực hiện dự án này, Công
ty đã ứng dụng khoa học công nghệ vào di thực thành công giống cây dƣợc
liệu quý giảo cổ lam từ Tam Đảo về vùng đất Cộng Hoà, Cẩm Phả. Hiện
nay, Công ty đã sản xuất, gây trồng thành công giống cây giảo cổ lam
và có sản phẩm bán ra thị trƣờng.


11

- Mô hình 2: Giảo cổ lam đƣợc gây trồng trong dự án “Xây dựng mô hình
ứng dụng tiến bộ KHCN trồng và chế biến cây giảo cổ lam tỉnh
Cao Bằng thành hàng hóa” thuộc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN
Cao Bằng. Các cán bộ của trung tâm đã đến làm việc và chuyển giao
giống cây Giảo cổ lam cho bà con tham gia dự án tại xã Bình Dƣơng,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

- Mô hình 3: Từ việc phát hiện ra Giảo cổ lam có trên núi Ba Tri, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Tùng đã nhân
giống, trồng và cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở dƣợc liệu. Hiện
nay, công ty chuyên cung cấp giống và nguyên liệu Giảo cổ lam cho tập
đoàn Tuệ Linh để sản xuất các sản phẩm từ Giảo cổ lam. Ông Bùi Đắc
Quang, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tùng đang chuẩn bị cho hợp đồng
xuất khẩu Giảo cổ lam Ba Tri sang châu Âu để sản xuất thuốc viên nén
Curpennin có tác dụng giảm mỡ máu.
- Mô hình 4: Giảo cổ lam đƣợc gây trồng và chế biến tại Công ty dƣợc liệu
Sông Đà, Hòa Bình. Tại đây, Giảo cổ lam đƣợc trồng dƣới tán tại vƣờn hộ gia
đình, trồng bán tự nhiên trên núi sau đó đƣợc thu hái và chế biến thành trà túi
lọc (Nguyễn Thị Minh Huệ và cộng sự, 2013) [1].


12

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Cây dƣợc liệu Giảo cổ lam

7 lá chét

(Gynostemma pentaphyllum, pubescens) đƣợc thu thập mọc tự nhiên trên núi
tại địa phƣơng và trồng nhân giống trong điều kiện vƣờn hộ năm 2016
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu từ tháng 12/2016 đến tháng 5/ 2017.
- Địa điểm: Xã Thƣợng Bằng La – huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến thời gian giâm hom

giảo cổ lam.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến tỷ lệ nảy mầm.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến sinh trƣởng mầm hom
giảo cổ lam.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến tỷ lệ sống và tỷ
lệ xuất vƣờn.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm
* Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm 2 nhân tố
- Nhân tố che phủ nhân tố chính: gồm che phủ lƣới đen và không che.
- Nhân tố thời vụ nhân tố phụ: Giâm vào 3 thời vụ khác nhau: Thời vụ giâm
1 vào ngày 1/1/2017, các thời vụ sau cách nhau 1 tháng.
Công thức 1: Thời vụ giâm: 01/1/2017 + 30 ngày đầu che phủ lƣới đen
Công thức 2: Thời vụ giâm: 01/01/2017 + Không có chê phủ Công thức
3: Thời vụ giâm: 01/02/2017 + 30 ngày đầu che phủ lƣới đen


13

Công thức 4: Thời vụ giâm: 01/02/2017 + Không có che phủ
Công thức 5: Thời vụ giâm: 01/03/2017 + 30 ngày đầu che phủ lƣới đen
Công thức 6: Thời vụ giâm: 01/03/2017 + Không có che phủ
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm 2 nhân tố gồm 6 công thức, bố trí theo
kiểu ô chính ô phụ với 3 lần nhắc lại. Hom cây giảo cổ lam đƣợc giâm vào bầu
đất có kích thƣớc 6 x 11 cm đƣợc xếp trên luống rộng 1 – 1,2 m. Mỗi ô thí
nghiệm có kích thƣớc 1 – 1,2 m2 khoảng 500 bầu). Xung quanh vƣờn ƣơm có
nilon bảo vệ.
Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
TV2


Dải
bảo vệ

TV1
TV3
TV2
TV1
TV3
Luống bầu 1
(NL1)

TV1

TV3

TV3
TV2
TV2
TV1
TV1
TV3
TV3
TV2
TV2
TV1
Luống bầu 2
Luống bầu 3
(NL2)
(NL3)

Dải bảo vệ

Chú thích : Có che phủ lưới đen

Dải
bảo vệ

Không che phủ

3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
Trên cây mẹ sinh trƣởng phát triển tốt, không sâu bệnh, tiến hành cắt
hom vào lúc thời tiết râm mát, chọn và cắt phần bánh tẻ của thân dài từ 10 –
15 cm có ít nhất 2 mắt, cắt bỏ lá ở đốt phần gốc cách mắt 0,5 - 1cm. Hom
đƣợc cắt ngâm trong dung dịch dung dịch Viben C 0,03% hoặc Benlate C
0,03% (3g thuốc pha trong 10 lít nƣớc sạch) từ 5 ÷ 7 phút, sau đó vớt hom để
ráo nƣớc. Ngâm phần gốc hom trong dung dịch chất điều tiết sinh trƣởng
αNAA 50 ppm trong thời gian 15-20 phút, sau đó tiến hành giâm hom vào


14

bầu có độ ẩm từ 80 - 90%. Mỗi hom đƣợc dâm vào một bầu sâu 2 – 3 cm, thời
gian từ khi cắt hom từ cây mẹ đến lúc dâm vào bầu không quá 4 h.
Giá thể ruột bầu: 90% đất thịt nhẹ sạch + 10% trấu hun. Bầu đƣợc xếp
vào luống rộng 1,2 m trong dàn che nắng, xung quanh vƣờn ƣơm đƣợc bảo vệ
bằng nilon trắng. Trên luống nghiên cứu điều kiện che phủ đƣợc che phủ kín
thƣờng xuyên bằng vòm nilon trắng có chiều cao khoảng 1,2 m liên tục trong
thời gian 30 ngày đầu sau giâm hom (Trừ trƣờng hợp cần bỏ che phủ nilon
khi chăm sóc). Sau 30 ngày bỏ vòm che nilon để huấn luyện cây.
Sau giâm khoảng 15 - 20 ngày, hom xuất hiện mầm, tƣới bổ sung dinh

dƣỡng bằng NPK pha loãng 0,4-0,5%. Ngừng bón phân vô cơ và giảm nƣớc
tƣới trƣớc khi đƣa cây con ra trồng khoảng 10 ngày. Các biện pháp khác thực
hiện theo quy trình hƣớng dẫn.
Tiêu chuẩn cây giống xuất vƣờn: Cây hom ra chồi dài từ 10 cm, có từ 2
lá trở lên, sinh trƣởng tốt, không sâu bệnh.
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Theo dõi 20 cây/ ô TN (60 cây/công thức) trên 5 điểm của đƣờng chéo
(mỗi điểm 4 cây) tính các chỉ tiêu sau.
+ Thời gian bắt đầu nảy mầm sau giâm: Quan sát thời gian (ngày) từ
khi giâm cho đến khi xuất hiện hom đầu tiên này mầm.
+ Thời gian kết thúc nảy mầm sau giâm: Tính từ khi giâm đến khi hom
nảy mầm tối đa.
+ Thời gian xuất vƣờn: Đƣợc tính khi giâm đến có từ 50% cây đạt tiêu
chuẩn xuất vƣờn (Tiêu chuẩn cây xuất vƣờn: mầm cao 5 -10 cm, từ 2 lá trở lên).
+ Động thái tỷ lệ nảy mầm sau giâm vào bầu 7, 14, 21 đến khi hom kết
thúc nảy mầm.
Số hom nảy mầm
Tỷ lệ hom nảy mầm= --------------------------------× 100%
Tổng số hom giâm


15

+ Tỷ lệ hom giâm sống:
Số hom giâm sống
Tỷ lệ hom sống = ----------------------------------- × 100
Tổng số hom giâm
Trong 20 hom theo dõi ban đầu chọn10 hom sống (2 hom/điểm) 5 điểm
theo đƣờng chéo theo dõi các chỉ tiêu sau:
+ Động thái tăng trƣởng chiều dài mầm (mm/tuần): Chọn 1 mầm phát

triển đầu tiên trên thân. Bắt đầu đo định kì 7 ngày/lần tại các thời điểm:sau
hom giâm vào bầu 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày 28 ngày và đến khi hom giâm đạt
tiêu chuẩn xuất vƣờn.
+ Động thái tăng trƣởng đƣờng kính mầm (mm/tuần): Bắt đầu đo định
kì 7 ngày/lần tại các thời điểm:sau hom giâm vào bầu 7 ngày, 14 ngày, 21
ngày 28 ngày và đến khi hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn.
+ Động thái tăng trƣởng số lá (lá/mầm): Bắt đầu đo định kì 7 ngày/lần
tại các thời điểm:sau hom giâm vào bầu 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày 28 ngày và
đến khi hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn.
+ Tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn:Tính trong 20 cây/nhắc lại
theo dõi ban đầu. (Tiêu chuẩn cây xuất vƣờn: mầm cao từ 10 cm, từ 2 lá trở
lên không bị sâu bệnh hại).
Số hom giâm đạt tiêu chuẩn
Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn = ----------------------------------- × 100
Tổng số hom giâm
3.4.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
- Thu thập và tính toán số liệu đƣợc tiến hành xử lí trên phần mềm
Excel 2007.
- Phân tích thống kê đƣợc tiến hành theo hƣớng dẫn của giáo trình
Phƣơng pháp thí nghiệm đồng ruộng (Đỗ Thị Ngọc Oanh và cs, 2004) và sử
dụng phần mềm thống kê SAS 6.12 (Phân tích Anova 2 nhân tố).


16

PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến thời gian nhân giống cây giảo cổ lam tại
huyện Văn Chấn

Theo dõi thời gian các giai đoạn tái sinh trong vƣờn ƣơm của cành giảo
cổ lam trong điều kiện có che phủ nylon và không che phủ thu đƣợc kết quả
bảng 4.1.
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến thời gian nảy mầm và
xuất vƣờn của cành hom Giảo cổ lam
Dàn che
Có che phủ
nylon
(1)

Thời vụ giâm
hom
Ngày 1/1/2017
Ngày 1/2/2017
Ngày 1/3/2017

Trung bình
Ngày 1/1/2017
Không che phủ Ngày 1/2/2017
nylon
Ngày 1/3/2017
(2)
Trung bình
Ngày 1/1/2017
(CP nylon +
Ngày 1/2/2017
Không CP)/2
Ngày 1/3/2017

Thời gian sau giâm hom...... (ngày)

Bắt đầu
Kết thúc
Xuất vƣờn
nảy mầm
nảy mầm
14
24
35
13
21
32
9
15
26
12
16
14
10
14
15
14
10

20
26
22
17
22
25
22

16

31
38
35
28
34
37
34
27

Giá trị trung bình của che phủ nilon và không che phủ được đánh chữ cái
in hoa A, B thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Giá trị của thời
vụ trồng nằm trong cùng cột có cùng chữ cái a, b, c khác nhau thể hiện sự sai
khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
Nhìn vào bảng 4.1 ta thầy :
Thời vụ giâm hom khác nhau ảnh hƣởng rõ rệt đến thời gian xuất vƣờn
của giâm hom cây giảo cổ lam. Thời gian từ giâm hom đến lúc bắt đầu nảy
mầm biến động từ 10 – 15 ngày, kết thúc nảy mầm từ 16 -25 ngày và xuất


17

vƣờn là 27 – 37 ngày. Trong đó thời gian kéo dài nhất là thời vụ giâm hom
vào ngày 1/1/2017 và ngắn nhất là tháng 3/2017.
Che phủ nylon làm rút ngắn thời gian giâm hom của cây giảo cổ lam.
Cụ thể che phủ nylon giúp cây nảy mầm sớm hơn với 12 ngày sau giâm, kết
thúc nảy mầm 20 ngày và cho thời gian xuất vƣờn trung bình 31 ngày. Trong
khi không che phủ nylon cho tỷ lệ tƣơng ứng là 14 ngày, 22 ngày và 34 ngày.
Kết quả số liệu cũng cho thấy trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thấp nhƣ

tháng 1 và tháng 2 việc che phủ nylon thể hiện sự ảnh hƣởng có hiệu quả hơn
so với tháng 3.
4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến đến tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống của hom
cành cây giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn
Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến tỷ lệ nảy mầm của cành
hom giảo cổ lam thể hiện qua bảng 4.2.


18

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến khả năng nẩy mầm của
hom giâm cây Giảo cổ lam
Tỷ lệ (%) hom nảy mầm sau giâm
….(ngày)

Thời vụ giâm

Dàn che

hom

Có che phủ
nylon
(1)

Không che
phủ nylon
(2)

(CP nylon +

Không CP)/2

Kết thúc

14

21

Ngày 1/1/2017

5,00

43,33

93,33

Ngày 1/2/2017

18,33

53,33

93,33

Ngày 1/3/2017

38,33

76,67


96,67

Trung bình

20,6 a

57,8 a

94,4a

Ngày 1/1/2017

0,00

35,00

86,67

Ngày 1/2/2017

5,00

46,67

90,00

Ngày 1/3/2017

31,67


70,00

91,67

Trung bình

12,2 b

50,6 b

89.4b

Ngày 1/1/2017

2,5 c

39,2c

90,0

Ngày 1/2/2017

11,7 b

50,0b

91,7

Ngày 1/3/2017


35,0 a

73,3a

94,2

CP

<0,05

<0,05

<0,05

TV

<0,05

<0,05

>0,05

CP*TV

>0,05

>0,05

>0,05


CP

5,0

6,4

3,5

TV

6,2

7,8

4,3

29.8

11,2

3,7

P

LSD
CV(%)

nảy mầm

Giá trị trung bình của che phủ nilon và không che phủ được đánh chữ cái

in hoa A, B thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Giá trị của thời
vụ trồng nằm trong cùng cột có cùng chữ cái a, b, c khác nhau thể hiện sự sai
khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.


19

Kết quả xử lý thống kê PCPxTV>0,05 chứng tỏ chứng tỏ ảnh hƣởng của thời
vụ đến tỷ lệ nảy mầm trong điều kiện có che phủ nylon và không che là nhƣ
nhau, điều này cho phép ta so sánh và đánh giá ảnh hƣởng riêng của từng nhân
tố thí nghiệm.
- So sánh giữa các thời vụ giâm hom: Nhìn vào kết quả số liệu cho thấy:
sau giâm hom 14 ngày và 21 ngày, tỷ lệ nẩy mầm của các thời vụ khác nhau.
Tỷ lệ này mầm đạt cao nhất tại thời điểm giâm ngày 1/3/2017 ( đạt 35,0 % sau
14 ngày và 73,3% sau 21 ngày), tiếp đến là giâm ngày 1/2/2017 (đạt 11,7%
sau 14 ngày và 50,0% sau 21 ngày), và thấp nhất là giâm vào ngày 1/1/2017
(đạt 2,5 % sau 14 ngày và 39,2 % sau 21 ngày ). Tuy nhiên các thời vụ có tỷ lệ
nảy mầm tối đa tƣơng đƣơng nhau biến động 90 - 94,2 %.
- So sánh giữa che phủ và không che phủ: Che phủ nylon làm tăng rõ rệt
tỷ lệ nẩy mầm hom giâm của cây giảo cổ lam ở tất cả thời điểm từ sau giâm 14
ngày đến kết thúc nảy mầm. Cụ thể, trong điều kiện che phủ tỷ lệ nảy mầm của
hom giâm sau 14 ngày là 20,6 %, sau 21 ngày là 57,8 % và kết thúc nảy mầm là
94,4 %. Trong khi đó không che phủ nylon tỷ lệ này tƣơng ứng là 12,2% , 50,6
% và kết thúc nảy mầm là 89,4%.
* Như vậy với kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nảy mầm cành giâm giảo cổ lam
đạt cao và không có sự khác biệt lớn giữa các thời vụ. Tuy nhiên điều kiện che
phủ nylon làm tăng tỷ lệ nảy mầm cao hơn không che phủ.
4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ và che phủ đến sinh trƣởng mầm hom giâm cây
giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn
4.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến động thái tăng trưởng chiều dài mầm

Theo dõi khả năng tăng trƣởng chiều dài mầm của hom giâm Giảo cổ
lam trong thí nghiệm, kết quả thu đƣợc ở bảng 4.3.


×