Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đốn và độ cao đốn đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè trung du tuổi 20 tại ba trại - ba vì - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 100 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN HỒNG SƠN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ ðỐN
VÀ ðỘ CAO ðỐN ðẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CHÈ TRUNG DU TUỔI 20
TẠI BA TRẠI – BA VÌ – HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI - 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



TRẦN HỒNG SƠN


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ ðỐN
VÀ ðỘ CAO ðỐN ðẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CHÈ TRUNG DU TUỔI 20
TẠI BA TRẠI – BA VÌ – HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC BÌNH
2. TS. NGUYỄN VĂN BÌNH



HÀ NỘI - 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Tác giả luận văn


Trần Hồng Sơn
















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hòan thành luận văn, tôi ñã
nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Ngọc
Bình, TS. Nguyễn Văn Bình, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp ñỡ
tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
công nhân viên chức trong Bộ môn Cây công nghiệp, Khoa Nông học, Phòng
quản lý ñào tạo, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh ñạo, cán bộ bộ môn Nông lâm
kết hợp - Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè - Viện Khoa học kỹ thuật
nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới những người thân
trong gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ ñộng viên và khuyến khích tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Tác giả luận văn


Trần Hồng Sơn


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC


Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục hình ix
MỞ ðẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở của việc lựa chọn nghiên cứu kỹ thuật ñốn trong sản xuất chè 4
1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước 5
1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Việt Nam 8
1.2.3 Tình hình sản xuất chè tại Hà Nội 14
1.3 Tình hình nghiên cứu về ñốn chè trong và ngoài nước 18
1.3.1 Cơ sở khoa học của ñốn chè 18
1.3.2 Nghiên cứu kỹ thuật ñốn chè trên thế giới 20
1.3.3 Nghiên cứu kỹ thuật ñốn chè ở Việt Nam 23
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 ðối tượng nghiên cứu 38
2.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 38
2.2.1 ðịa ñiểm nghiên cứu 38
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 38
2.3 Nội dung nghiên cứu 38
2.3.1 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì. 38
2.3.2 Ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 39

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 40
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 43
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến sinh
trưởng, năng suất, chất lượng chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 44
3.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến các chỉ tiêu sinh trưởng 44
3.1.2 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 49
3.1.3 ðánh giá ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến chất lượng chè Trung
du tuổi 20 tại Ba Vì 55
3.1.4 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến mức ñộ phát sinh, gây hại của
bệnh phồng lá chè trên giống chè Trung du tại Ba Vì 61
3.1.5 ðánh giá hiệu quả kinh tế của các thời vụ ñốn khác nhau ñến
giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 62
3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến sinh
trưởng, năng suất, chất lượng chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 64
3.2.1 Ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến sinh trưởng của giống chè Trung
du tuổi 20 tại Ba Vì 64
3.2.2 Ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 69
3.2.3 ðánh giá ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến chất lượng chè Trung du
tuổi 20 tại Ba Vì 72
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.2 ðề nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 83




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CS : Cộng sự
CTV : Cộng tác viên
CTCP : Công ty cổ phần
CT TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
FAO : Food Agriculture Oganization
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
QT : Quy trình
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NXB : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
PP : Phương pháp
PTS : Phó tiến sĩ
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
ThS : Thạc sĩ
Tr : Trang
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
CT : Công thức


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT Tên bảng Trang

1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng chè ở một số nước trồng chè
chính trên thế giới (năm 2010 ) 6
1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2005 – 2010 10
1.3 Thị trường xuất khẩu chè tháng 11 tháng năm 2011 12
1.4 Tình hình sử dụng ñất ñai trồng chè tại 5 huyện ngoại thành Hà Nội 15
1.5 Tình hình trồng chè Hà Nội (2008-2011) 16
1.6 Tình hình sử dụng ñất ñai trồng chè tại các xã trồng chè trên ñịa
bàn Hà Nội 17
2.1 Diễn biến thời tiết khí hậu Ba Vì năm 2012, 2013Error!
Bookmark not defined.
3.1 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến sinh trưởng của chè Trung du
xanh tuổi 20 tại Ba Vì 44
3.2 Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây và ñộ rộng tán của giống chè
Trung du tuổi 20 ở các thời vụ ñốn khác nhau tại Ba Vì 47
3.3 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 49
3.4 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến năng suất chè búp tươi giống
Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 53
3.5 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến phẩm cấp nguyên liệu búp chè
Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 56
3.6 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến thành phần sinh hoá chủ yếu của
các công thức thí nghiệm trong búp chè 1 tôm 2 lá non 58
3.7 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến kết quả thử nếm giống chè Trung du
tại Ba Vì 60


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

3.8 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến mức ñộ gây hại của bệnh phồng
lá chè trên giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 61
3.9 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến hiệu quả kinh tế trong sản xuất
chè tại Ba Vì - Hà Nội 63
3.10 Ảnh hưởng của các công thức ñốn ñến sinh trưởng giống chè
Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 65
3.11 So sánh ảnh hưởng của các ñộ cao ñốn ñến tăng trưởng chiều cao
cây sau ñốn 1 năm 66
3.12 So sánh ảnh hưởng của các ñộ cao ñốn ñến tăng trưởng ñộ rộng
tán sau ñốn 1 năm 67
3.13 Ảnh hưởng của các mức ñốn ñến tỷ lệ bật mầm trên giống chè
Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 69
3.14 Ảnh hưởng của các ñộ cao ñốn ñến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 69
3.15 Ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến năng suất giống chè Trung du tuổi
20 tại Ba Vì 71
3.16 Ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến phẩm cấp nguyên liệu búp chè
Trung du xanh tuổi 20 tại Ba Vì 73
3.17 Ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến thành phần sinh hoá chủ yếu của
các công thức thí nghiệm trong búp chè 1 tôm 2 lá non (theo %
khối lượng chất khô) 74
3.18 Ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến kết quả thử nếm giống chè Trung du
tại Ba Vì 76





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Ảnh hưởng thời vụ ñốn ñến chiều cao cây và ñộ rộng tán giống
chè Trung du xanh tuổi 20 tại Ba Vì 45
3.2 Ảnh hưởng của các thời vụ ñốn ñến tăng trưởng chiều cao cây và
ñộ rộng tán giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 48
3.3 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến mật ñộ búp chè Trung du tuổi 20
tại Ba Vì 50
3.4 Ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến khối lượng búp giống chè Trung
du tuổi 20 tại Ba Vì 51
3.5 Ảnh hưởng thời vụ ñốn ñến chiều dài búp giống chè Trung du
tuổi 20 tại Ba Vì 52
3.6 Ảnh hưởng của các thời vụ ñốn ñến năng suất giống chè Trung
du tuổi 20 tại Ba Vì 54
3.7 Ảnh hưởng của các ñộ cao ñốn ñến chiều cao cây và ñộ rộng tán
giống chè Trung du tuổi 20 tại Ba Vì 65
3.8 So sánh ảnh hưởng của các ñộ cao ñốn ñến tăng trưởng chiều cao
cây sau 1 năm 66
3.9 So sánh ảnh hưởng của các ñộ cao ñốn ñến tăng trưởng ñộ rộng
tán cây sau 1 năm 68
3.10 Ảnh hưởng của các ñộ cao ñốn ñến năng suất giống chè Trung du
tuổi 20 tại Ba Vì 72




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Trong vòng những năm trở lại ñây, sản xuất chè ở Việt Nam có bước
tăng trưởng khá. Tính ñến hết năm 2012, Việt Nam ñã có 131.500 ha chè,
xuất khẩu chè ñạt 146,7 nghìn tấn, trị giá 224 triệu USD. Kế hoạch ñến năm
2015, sản lượng chè búp tươi ñạt 1,2 triệu tấn, sản lượng chè búp khô ñạt 260
nghìn tấn, trong ñó xuất khẩu 200 nghìn tấn, ñạt kim ngạch xuất khẩu 440
triệu USD. Ở Việt Nam chè ñược trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền
núi như Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La Khác với các
vùng chè khác trong cả nước, vùng chè ngoại thành Hà Nội (chủ yếu là Ba Vì
và Sóc Sơn) mới chỉ ñược biết ñến gần ñây, việc sản xuất chế biến chủ yếu
vẫn theo tập quán của từng vùng từng hộ, chưa có những nghiên cứu sâu về
cây chè. Riêng ñối với huyện Ba Vì, với ñiều kiện ñất ñai khí hậu khá thuận
lợi, từ những năm 80 trở lại ñây cây chè ñã ngày càng chứng tỏ ñược ưu thế
của mình và trở thành một trong những cây trồng thế mạnh của huyện. Số liệu
thống kê ñến năm 2010 diện tích chè toàn huyện có 1.579 ha (kể cả công ty
chè ñóng trên ñịa bàn huyện), năng suất bình quân trên 6 tấn/ha. Các xã có
diện tích chè nhiều là Ba Trại, Minh Quang, Tản Lĩnh, Cẩm Lĩnh…Ngày
1/10/2010 thương hiệu chè Ba Vì ñã ñược Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và
Công nghệ) trao quyết ñịnh chứng nhận. Tuy nhiên năng suất cũng như chất
lượng chè tại ñây chưa cao do có ñến trên 80% diện tích chè hiện có tuổi từ
20 năm trở lên chủ yếu là giống Trung Du xanh gieo hạt. Mặt khác, theo kết
quả ñiều tra phỏng vấn trực tiếp những người nông dân trồng chè cho thấy, họ
chăm sóc chè còn theo thói quen từng nhà, nhiều hộ chưa biết chăm sóc theo

quy trình sản xuất chè an toàn. Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,
chất kích thích sinh trưởng chưa tuân thủ quy trình ñã dẫn ñến hậu quả trước

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

tiên là chất lượng sản phẩm giảm sút, vườn chè bị suy kiệt, năng suất sụt giảm
và cuối cùng là hiệu quả kinh tế cũng giảm.
ðể nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất chè bên cạnh việc mở rộng
diện tích và thay thế dần các giống cũ kém hiệu quả bằng các giống mới chất
lượng cao thì các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng là một trong những yếu tố
quan trọng. Trong ñó, ñốn chè là biện pháp kỹ thuật làm cho cây chè luôn ở
trạng thái sinh trưởng sinh dưỡng, ức chế sinh trưởng sinh thực, tạo cơ hội
thuận lợi cho ra búp và lá, tạo cho cây chè có nhiều cấp cành trên thân, tăng
ñược mật ñộ và khối lượng búp; mặt khác ñốn chè còn có tác dụng cắt bỏ
những cành già yếu bị sâu bệnh giữ lại những cành tốt và ra thêm những cành
mới tạo cho cây chè có bộ lá thích hợp ñể tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây.
ðốn chè ngoài ý nghĩa tạo bộ khung tán khỏe, còn ñiều chỉnh ñộ cao
thích hợp cho người hái chè, nâng cao hiệu suất lao ñộng. Tùy vào ñộ tuổi và
khả năng sinh trưởng trên nương chè ñể ñiều chỉnh ñộ cao ñốn hợp lý. Thời
vụ ñốn tốt nhất từ tháng 12 ñến tháng 1 năm sau (theo quy trình), khi cây chè
ngừng sinh trưởng.

Tuy nhiên, ở các ñịa phương khác nhau thì tùy thuộc vào
mục ñích kinh tế mà thời vụ ñốn ñược lựa chọn khác nhau: Vùng chè Thái
Nguyên ñốn chè tháng 4 với mục ñích lấy chè tết mặt khác tuân theo quy luật
sinh trưởng của cây chè (ngừng sinh trưởng), tại Ba Vì kết quả ñiều tra cho
thấy, thời vụ ñốn tự phát sau khi thu hoạch chè tết, ña số ñốn vào tháng 7
nhằm thu chè tết có giá trị cao, tuy nhiên ñốn chè quá muộn sẽ ảnh hưởng rất
lớn ñến sinh trưởng của cây chè. Chính vì vậy, thời vụ ñốn chè ñể ñảm bảo về

mặt kinh tế và sinh trưởng cho vùng chè Ba Vì là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ñốn và ñộ cao ñốn ñến sinh trưởng, năng
suất, chất lượng chè Trung Du tuổi 20 tại Ba Trại - Ba Vì - Hà Nội”
ðề tài này là một trong những nội dung của ñề tài khoa học và công

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

nghệ cấp thành phố: Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật xây
dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP tại Ba Vì ngoại
thành Hà Nội do Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
thực hiện.
2. Mục tiêu của ñề tài
Xác ñịnh ñược thời vụ ñốn và ñộ cao ñốn hợp lý, hiệu quả nhất ñối với
giống chè Trung du tuổi 20 tại xã Ba Trại - Ba Vì - Hà Nội.

3. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của thời vụ ñốn ñến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng của giống chè Trung du tuổi 20.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của ñộ cao ñốn ñến ñến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng của giống chè Trung du tuổi 20.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên của của ñề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học, làm cơ sở
bước ñầu ñể xây dựng chế ñộ ñốn hợp lý cho giống chè Trung du tại Ba Vì và
những khu vực có ñiều kiện tự nhiên tương tự.
Kết quả của ñề tài sẽ làm tài liệu phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo
về cơ sở khoa học của kỹ thuật ñốn chè.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của ñề tài sẽ ñược khuyến cáo cho bà con nông dân trồng chè
tại khu vực và các vùng lân cận thực hiện, nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại ñịa phương.



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở của việc lựa chọn nghiên cứu kỹ thuật ñốn trong sản xuất chè
ðốn là biện pháp kỹ thuật ñặc thù, bắt buộc trong canh tác học cây chè.
ðây là biện pháp nhằm mục ñích hạn chế sinh trưởng ñỉnh, kích thích sự sinh
trưởng của các cành bên, các mầm nách và mầm ngủ nhằm tạo ra bộ khung
tán hợp lý, hạn chế sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại, nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu suất lao ñộng trong canh tác chè.
Hiện nay, các hộ nông dân tại Ba Vì không chọn ñốn vào tháng 12-
tháng 1 như quy trình vì ñốn như vậy sẽ không có chè bán vào dịp tết, khi ñó
chè có giá cao nhất. Chính vì vậy mà một số hộ lùi ra sau tết mới tiến hành ñốn
chè, một số hộ ñốn vào tháng 4 (theo cách ñốn của nông dân Thái Nguyên) một
số hộ ñốn tháng 7 vì cho rằng chè tháng 7 không ngon nên ñốn ñi ñể lấy chè
của vụ Thu và vụ ðông chè ngon hơn và giá ñắt hơn. ðây chính là cơ sở ñể ñề
tại chọn 3 công thức về thời vụ ñốn ñó là ñốn vào tháng 12 như quy trình; ñốn
vào tháng 4 trùng vào thời gian ngủ nghỉ của chè; ñốn vào tháng 7 kích thích
cho chè ra lộc, ra búp làm chè vụ ðông phục vụ thị trường dịp tết.
Hàng năm, trên nương chè kinh doanh thường áp dụng kỹ thuật ñốn
phớt nhằm ñiều tiết ñộ cao tạo tán, kích thích sinh trưởng, tăng năng suất chất
lượng chè. Tuy nhiên, nếu thực hiện ñốn phớt liên tục nhiều năm sẽ dẫn ñến
hiện tượng tán chè quá cao gây khó khăn cho việc thu hoạch búp, tán chè xuất

hiện nhiều cành tăm hương, vết ñốn thường có nhiều u bướu, mép tán hình
thành nhiều búp mù…Ngoài ra, ñối với những nương chè tuổi lớn còn có hiện
tượng khô ñầu cành, rêu và bệnh tóc ñen phát triển mạnh. Việc hạ thấp tán
chè là một biện pháp có ý nghĩa nhằm khắc phục các hiện tượng trên. Qua
ñiều tra cho thấy hiện nay trên ñịa bàn huyện 100% hộ trồng chè tiến hành
ñốn bằng máy ñốn chè và ña số là ñốn lửng, hầu hết ñều chưa quan tâm ñến

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

ñộ cao ñốn phù hợp với từng tuổi chè. ðộ cao ñốn chè tại ñây dao ñộng trong
khoảng 50 – 70 cm, ñây là cơ sở ñể ñưa ra các công thức về ñộ cao ñốn.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới

Chè hiện chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị trường ñồ uống
nóng trên thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường này. ðiều
này cho thấy chè là loại ñồ uống rẻ nhất trong các loại ñồ uống nóng. Theo
ñánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè
thuộc Tổ chức Nông Lương thực của Liên hiệp quốc (FAO), ñến những năm
cuối thế kỷ 20 ñã có trên một nửa dân số thế giới uống chè.
Trong những năm gần ñây, diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên
không ñáng kể. Trong khi một số nước có mức ñộ tăng trưởng diện tích cao
như Trung Quốc (10,8%), Việt Nam (70,1%) thì diện tích trồng chè ở một số
nước lại bị giảm ñi như Srilanka, Nhật Bản [11].
Diện tích trồng chè trên thế giới ñược phân bổ như sau: Châu Á với 12
nước chiếm khoảng 92%, Châu Phi với 12 nước chiếm khoảng 4%, Nam Mỹ
với 4 nước chiếm khoảng 2%, các nước còn lại chiếm khoảng 2%. Tuy nhiên
sản lượng chè Châu Phi trong những năm gần ñây có xu hướng tăng lên do
các nước Châu Phi có tiềm năng lớn trong việc phát triển chè. Ba nước có

diện tích lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn ðộ, Srilanka [11].
Mặc dù diện tích trồng tăng không ñáng kể, nhưng sản lượng chè trên
thế giới tăng mạnh, chủ yếu do năng suất ñược cải thiện. Trước nhu cầu tiêu
thụ chè chất lượng cao ngày càng tăng lên, các nước sản xuất và xuất khẩu
chè buộc phải ñầu tư chiều sâu cho các vùng chè như cải tiến giống, thực hiện
nghiêm ngặt hơn nữa các kỹ thuật canh tác, thu hái khiến cho năng suất chè
tăng lên rõ rệt. Năng suất bình quân của các nước sản xuất chè chủ yếu trong
hơn 10 năm trở lại ñây trung bình tăng 48%.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Sản xuất chè trên thế giới tập trung ở một số nước sản xuất chính.
Trong ñó, Ấn ðộ là quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, chiếm khoảng
26,4% tổng sản lượng chè trên thế giới. Tiếp ñó là Trung Quốc với thị phần là
25,6% và Srilanka 9,4%. Với 3 quốc gia sản xuất chè khổng lồ này, Châu Á
chiếm vị trí chủ ñạo trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm chè
trong vài trăm năm trở lại ñây. Vì vậy, thị trường chè thế giới chịu ảnh hưởng
chi phối bởi một số quốc gia sản xuất chính, chủ yếu ở Châu Á [3].
Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước nhập khẩu chè, bình quân
1,1 - 1,3 triệu tấn/năm. Tuy thị trường chè không biến ñộng mạnh như cà phê
song những biến ñộng của nó cũng khiến các nhà sản xuất - xuất khẩu chè
phải lo ngại. Thương mại chè thế giới bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thay ñổi, do
nhiều nước nhập khẩu chè ñứng trước những cuộc suy thoái kinh tế, khủng
hoảng chính trị liên tục.
Diện tích, năng suất và sản lượng của một số nước trồng chè chính năm
2010 ñược thể hiện qua bảng sau ñây:
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng chè ở một số nước trồng chè
chính trên thế giới (năm 2010 )
Tên nước

Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Trung Quốc
943.100 8.705 821.000
Ấn ðộ
445.000 18.989 845.000
SriLanka
210.600 14.387 303.000
Indonesia
116.200 13.670 158.843
Kenya
140.000 20.710 290.000
Việt Nam
119.000 9.510 97.000
Các nước khác
487.082 - 779.083
(Nguồn: Theo thống kê của FAO 2013) [42]
Tuy có nhiều nước trồng và sản xuất chè nhưng tập trung chủ yếu ở
một số nước, trồng nhiều và nổi tiếng thế giới về sản phẩm chè như: Ấn ðộ,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

Srilanca, Trung Quốc,… Theo Hiệp hội khoa học chè Trung Quốc, tính ñến
năm 2010 Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới (943.100 ha).
Ấn ðộ ñứng ñầu về sản lượng chè khô (845.000 tấn).

Năng suất chè trên thế giới cũng rất biến ñộng, phụ thuộc vào trình ñộ
canh tác chế biến của mỗi nước. Nhật Bản là nước có năng suất chè cao nhất
thế giới, ñạt 85 – 97 tạ/ha.
Về tiêu thụ chè trên thế giới cũng luôn biến ñộng và có xu hướng ngày
càng tăng. Một số nước châu Âu, vùng Trung ðông có mức tiêu thụ tương ñối
lớn: Anh nhập khoảng 134.000 tấn/năm, Mỹ khoảng 89.000 tấn/ năm,
Pakistan khoảng 112.000 tấn/năm…Mức tiêu thụ ở Anh tính theo bình quân
ñầu người là lớn nhất (khoảng 6,5 kg/người/năm) trong khi ñó các nước khác
chỉ ñạt khoảng 4kg/người/năm [44].
Thị hiếu dùng chè trên thế giới hiện nay chủ yếu là chè ñen (chiếm
80%) tập trung ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Trung ðông. Sản
phẩm tiêu dùng có nhiều hình thức và cách thức khác nhau, phụ thuộc vào
khẩu vị và tập quán từng dân tộc. Ở châu Á lại ưa chuộng mặt hàng chè xanh
(chè lục) hơn. Nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt cũng như
chế biến, hiện nay chè xanh cũng ñang ñược sự tiếp nhận cao ở các thị trường
tiêu thụ trên thế giới.
Sản phẩm chè ñược tiêu thụ tại 115 nước trên thế giới, trong ñó: Châu
Âu có 28 nước, Châu Á có 29 nước, Châu Phi có 34 nước… Theo số liệu thống
kê năm 2008, 5 nước có giá trị kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới là:
Nga (510,6 triệu USD), Anh (364,0 triệu USD), Mỹ (318,5 triệu USD), Nhật
Bản (182,1 triệu USD) và ðức (181,4 triệu USD). ðây ñồng thời cũng là
những nước có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong các năm 2006 và 2007.
Tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè thế giới ñạt gần 3,5 tỷ USD, trong
ñó 3 nước dẫn ñầu là Srilanca (1,2 tỷ USD), Trung Quốc (682,3 triệu USD) và
Ấn ðộ (501,3 triệu USD) [31].

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Theo thống kê của Hiệp hội chè xanh thế giới, có khoảng 65% sản

lượng chè ñược tiêu thụ hàng năm là chè ñen, 25% là chè xanh, 10% còn lại
là các loại chè khác. Sản phẩm chè ñen ñược tiêu thụ mạnh tại thị trường
Châu Âu, Châu Phi, Mỹ và Úc. Chè xanh ñược tiêu thụ mạnh tại thị trường
Châu Á, ñặc biệt là Nhật Bản (trung bình nhu cầu tiêu thụ chè xanh tại Nhật
là 100 nghìn tấn/năm). Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2009, tổng lượng
tiêu thụ chè thế giới ñạt 3.812,5 nghìn tấn, trong ñó lượng tiêu thụ chè tại các
nước phát triển: 809,5 nghìn tấn, tại các nước ñang phát triển: 3.002,9 nghìn
tấn. Nhìn chung lượng chè tiêu thụ của thế giới ổn ñịnh qua các năm.
Theo ñánh giá của FAO, ñến cuối những năm của thế kỷ XX, tỷ lệ người
uống chè chiếm trên 1/2 dân số thế giới, mức tiêu thụ chè bình quân ñầu người
là 0,5 kg/người/năm. Những nước có mức tiêu dùng chè bình quân ñầu
người/năm cao là: Quata 3,2 kg, Ailen 3,09 kg, Việt Nam hiện có mức tiêu
thụ chè thấp (0,36 kg/người/năm). Các nước Ấn ðộ, Trung Quốc, Mỹ tuy có
mức tiêu dùng bình quân ñầu người thấp (tương ứng 0,55 kg, 0,30 kg, 0,45 kg)
nhưng dân số ñông nên nhu cầu tiêu dùng hàng năm rất lớn.
Thị hiếu tiêu dùng chè ở các nước có sự khác nhau về chủng loại, phụ
thuộc vào tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế của mỗi nước. Các nước phát
triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán uống chè với ñường, sữa nên rất coi trọng
các loại chè có màu nước ñỏ tươi, sáng, vị mạnh ñậm, ngọt mát, hàm lượng
chất tan > 32 %. Ngoài ra, do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích
các loại chè tan nhanh, chè mảnh, chè bột, chè túi nhúng
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng chè từ rất lâu nhưng mới ñược chú ý trồng và
phát triển trên quy mô lớn khoảng 100 năm trở lại ñây. ðiều kiện ñất ñai và
khí hậu nước ta rất thích hợp cho cây chè phát triển, 2/3 diện tích là ñất ñồi
núi, ñặc biệt ở những vùng núi cao và có ñiều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9


tạo nên những giống chè ñặc sản nổi tiếng.
Quá trình phát triển cây chè ở nước ta biến ñộng qua các giai ñoạn khác
nhau có thể tóm lược như sau:
Trước năm 1890, cây chè chủ yếu mọc tự nhiên và trồng phân tán. Sử
dụng chè của người dân và tầng lớp trung lưu các ñô thị chủ yếu dùng dưới
dạng chè tươi, chè nụ, chè chỉ … Sau khi Thực dân Pháp chiếm ñóng ðông
Dương làm thuộc ñịa, cây chè mới ñược chú ý khai thác và ñầu tư phát triển
về theo hướng ña dạng các loại hình sản phẩm (xuất hiện thêm hai loại chè:
Chè ñen và chè xanh mới) cùng với nâng cao sản lượng ñể xuất khẩu sang
Tây Âu và Bắc Phi [17].
Giai ñoạn 1890 - 1945, hầu hết các vùng chè ñều do các chủ tư bản
Pháp và ñịa chủ quản lý. Thực dân Pháp thành lập ñồn ñiền chè Tĩnh Cương
(60 ha) ñầu tiên ở Phú Thọ, năm 1918 thành lập trại khảo cứu Phú Hộ – Phú
Thọ. Tính ñến năm 1938 tổng diện tích chè ở Việt Nam là 13.405 ha, hàng
năm sản xuất 6.100 tấn chè khô. Giai ñoạn này trình ñộ canh tác lạc hậu nên
năng suất thấp, tổng sản lượng chè ñạt cao nhất là năm 1939 ñạt 10.900 tấn,
ñứng hàng thứ sáu trên thế giới.
Giai ñoạn 1945 – 1954 cây chè ít ñược ñầu tư chăm sóc, phần lớn các
vườn chè bị bỏ hoang, diện tích và sản lượng giảm ñi rõ rệt.
Từ 1954 – 1990, chủ trương của ðảng và Chính phủ là ñẩy mạnh phát
triển cây chè nhất là ñối với vùng trung du và miền núi – trở thành chiến lược
phát triển kinh tế quan trọng. Hàng loạt các Nông trường quốc doanh và Hợp
tác xã trồng chè ñược thành lập. Diện tích chè phát triển nhanh nhất là giai
ñoạn những năm 1958 – 1964. Các vấn ñề như: Giống, kỹ thuật canh tác,
công nghệ chế biến,…ñược ñầu tư sâu hơn. ðến năm 1975 cây chè phát triển
mạnh trên cả hai miền Nam, Bắc. Theo con số thống kê từ năm 1980 – 1990
diện tích chè tăng từ 46,9 nghìn ha lên 60 nghìn ha (tăng 53,2%) [6].

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10


Từ năm 1990 ñến nay, giai ñoạn ñầu của thời kỳ này thị trường chè có
nhiều biến ñộng, sản phẩm chè Việt Nam chưa ñáp ứng ñược nhu cầu một số
thị trường các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Do vậy thời ñiểm này ngành
chè phát triển chững lại, cũng do ñầu tư kém nên năng suất có xu hướng giảm.
Trong những năm gần ñây cây chè ñược quan tâm hơn, ñầu tư phát
triển trên mọi phương diện nhằm khuyến khích người trồng chè, tăng thu
nhập cho người sản xuất và kim ngạch xuất khẩu Nhà nước. Năm 1998 diện
tích chè trên cả nước ñạt 66.879 ha, sản lượng ñạt 56.500 tấn chè khô. Năm
1999 – 2001 trong tổng diện tích chè cả nước phát triển ñạt 70% diện tích chè
kinh doanh, xuất khẩu 60 – 70 nghìn tấn (tương ñương 50 - 80 triệu USD).
Trong kế hoạch phát triển kinh tế những năm tới của nhà nước, chúng ta phải
ñưa diện tích trồng chè lên 70 – 110 nghìn ha, năng suất phải ñạt 50 tạ/ha.
Chú ý ñẩy mạnh ñầu tư và nghiên cứu khoa học nhằm phát triển ngành chè có
giá trị kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc dân [7].
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam
từ năm 2005 – 2010
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(ta khô/ha)
Sản lượng
(tấn khô)
Xuất khẩu
(tấn khô)
2005
69.500 10,105 70.300 36.440
2006
70.300 9,943 69.900 55.660

2007
80.000 9,463 75.700 68.217
2008
98.000 9,612 94.200 74.812
2009
99.000 9,545 94.500 62.000
2010
119.000 9,510 97.000 99.371
(Nguồn: Theo thống kê của FAO 2013) [42]
Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam ñã có mặt trên 110 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, trong ñó thương hiệu “CheViet” ñã ñược ñăng ký bảo
hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

ðài Loan là thị trường số một về tiêu thụ chè Việt Nam với kim ngạch
xuất khẩu ñạt 15,4 nghìn tấn với trị giá 18,4 triệu USD, tuy giảm nhẹ 2,05%
về lượng song lại tăng 24,26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007 [22].
Theo Hiệp hội chè Việt Nam: Hiện nay, tiêu thụ chè trong nước rất ña
dạng và phong phú về chủng loại. Sản phẩm chè nội tiêu khoảng 37 nghìn
tấn/năm, chiếm 32% tổng sản lượng, mức tiêu thụ bình quân ñầu người khoảng
0,36 kg/người/năm (thấp so với các nước khác).
Do ñặc ñiểm kinh tế, văn hoá, xã hội của từng vùng mà hình thức và
mức ñộ tiêu dùng chè khác nhau:
- Sản phẩm chè chế biến thủ công chất lượng cao, cung cấp cho thị
trường người tiêu dùng có thu nhập cao ở các ñô thị lớn, những người uống chè
sành ñiệu theo phương pháp cổ truyền. Hiện nay, trong sản xuất trồng một số
giống chè mới (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, PH8, PH10…) chất lượng cao,
dùng ñể chế biến chè cao cấp, giá thường ñạt 100 - 200 nghìn ñồng/kg.

- Sản phẩm chè xanh nội tiêu chất lượng trung bình, cung cấp cho thị
trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình ở các vùng nông thôn tập
trung, vùng ñồng bằng, các thị trấn, thị tứ, những người uống chè theo
phương pháp truyền thống. Chè ñược chế biến từ nguyên liệu có chất lượng
trung bình, chế biến theo công nghệ truyền thống, ñóng gói hoặc ñể rời, giá
30 - 50 nghìn ñồng/kg.
- Sản phẩm chè nội tiêu cấp thấp, chế biến thủ công, cung cấp cho thị
trường người tiêu dùng có thu nhập thấp ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa,
các vùng nghèo, vùng duyên hải. Chè ñược chế biến từ nguyên liệu có chất lượng
thấp, chế biến theo công nghệ truyền thống, giá bán 15 - 30 nghìn ñồng/kg [25].
Trong những năm gần ñây, do nhịp sống khẩn trương nên chè túi lọc
ngày càng ñược ưa chuộng, nhất là ở khu vực ñô thị. Tuy nhiên, sản phẩm chè
túi lọc hiện nay hầu hết là nhập ngoại của Lipton và Tetley. Chè túi lọc của

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

Việt Nam do còn quá ít nên chưa chiếm lĩnh ñược thị trường, chất lượng và
thương hiệu chưa hấp dẫn, hơn nữa người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý thích
dùng các thương hiệu nổi tiếng ñảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn của
sản phẩm.
Bảng 1.3: Thị trường xuất khẩu chè tháng 11 tháng năm 2012
ðVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
KNXK T11/2012 KNXK T11/2012
% tăng giảm so
với T10/2012 Thị trường
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng KN 10.878

16.350.131


120.616

183.347.658

-14,73

-12,02

Indonesia 1.798

1.663.135

10.833

10.629.209

-9,28

-2,48

Pakistan 1.427

2.587.873

15.723

29.179.260

-0,70


-0,40

ðài Loan 1.351

1.828.588

18.553

23.682.503

-13,51

-8,06

Trung Quốc 716

882.722

11.808

13.905.856

-37,47

-27,68

Nga 691

1.019.920


13.530

20.200.474

-52,86

-53,99

Hoa Kỳ 523

589.510

4.025

4.398.214

-0,38

4,42

ðức 398

602.287

3.191

4.967.908

-1,73


-20,25

Ba Lan 196

281.469

2.353

2.718.136

-9,68

-2,89

Ấn ðộ 40

46.957

955

1.358.257

-68,50

-67,99

Tổng KN 10.878

16.350.131


120.616

183.347.658

-14,73

-12,02

Indonesia 1.798

1.663.135

10.833

10.629.209

-9,28

-2,48

Philipin


330

836.461




(Nguồn: Theo thống kê của FAO 2013) [42]
Chè xanh (nội tiêu) chủ yếu sản xuất vào 2 vụ chính: Chè xuân, hái vào
ñầu xuân (tháng 3-4), chất lượng thơm ngon. Chè cuối vụ có hương thơm ñậm
ñà, thường thu hoạch vào tháng 9-10, dùng cho dịp tết và lễ hội cuối năm. Tại
Thái Nguyên thường có sản xuất chè ñông xuân, cung cấp chè vào dịp tết
Nguyên ðán, có giá trị cao hơn các vụ chè khác trong năm.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Việt Nam tham gia xuất khẩu nhiều loại sản phẩm chè, trong ñó chè
ñen vẫn chiếm chủ yếu (76 –80%), còn lại là chè xanh và các loại sản phẩm
chè khác (20%-24%). Thị trường chè xanh chủ yếu là các nước thuộc Châu
Á: ðài Loan, Nhật Bản, Pakistan, Singapore, Trung Quốc…Thị trường chè
ñen chủ yếu vùng trung cận ñông, Châu Âu và vùng Tây Á.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè chưa hề
giảm nên có sự cạnh tranh khá khốc liệt trên thị trường, ảnh hưởng ñến giá
chè xuất khẩu. Kế hoạch ñến năm 2015, sản lượng chè búp tươi ñạt 1,2 triệu tấn,
sản lượng chè búp khô ñạt 260.000 tấn, trong ñó xuất khẩu 200.000 tấn, ñạt kim
ngạch xuất khẩu 440 triệu USD với giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế
giới (2.200 USD/ tấn) [33].
Hiện nay, Việt Nam có gần 132.000 ha chè, sản lượng trên 165.000 tấn
chè khô, XK ñạt trên 133,1 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho 400.000
hộ sản xuất của 35 tỉnh trong cả nước, trong ñó tập trung chủ yếu ở Thái
Nguyên, Lâm ðồng, Tuyên Quang, Phú Thọ…. Cả nước hiện có gần 700 nhà
máy chế biến chè, ngoài ra còn có vô số cơ sở chế biến chè thủ công của hộ
gia ñình.
Hiện nay, các tỉnh có năng suất chè bình quân cao so với năng suất
trung bình chung cả nước phải kể ñến là: Thái Nguyên: 100,58 tạ/ha; Nghệ
An: 90,0 tạ/ha; Lai Châu: 88,0 tạ/ha; Lâm ðồng: 82,0 tạ/ha Phú Thọ: 80,0

tạ/ha. Theo ñó, Thái Nguyên là tỉnh có năng suất chè cao nhất nước. Công ty
chè Mộc Châu (Sơn La) có năng suất bình quân cao nhất nước, ñạt 19,76
tấn/ha (số liệu năm 2009), ñặc biệt có vườn chè ñạt năng suất 20 - 25 tấn/ha.
Kết quả ñiều tra ở Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu và một số tỉnh khác
cho thấy: Năng suất bình quân của các hộ dân thường chỉ bằng 50 - 70% so
với năng suất chè bình quân của các doanh nghiệp. Vì vậy trong tương lai,
khi người làm chè có ý thức thâm canh hơn, có sự hỗ trợ về nguồn lực tài

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

chính của Nhà nước, chắc chắn năng suất chè của chúng ta còn cao hơn hiện
nay rất nhiều.
1.2.3. Tình hình sản xuất chè tại Hà Nội
Hà Nội là thủ ñô - Trung tâm Chính trị, Hành chính, Văn hóa, Kinh tế
của cả nước, ñời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố ngày càng
ñược nâng cao. Bên cạnh ñó Hà Nội cũng có những vùng trồng chè truyền
thống có năng suất, sản lượng lớn, hiệu quả kinh tế khá tập trung ở các huyện
như: Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất. Những năm gần ñây,
do yêu cầu của thị trường, bên cạnh các giống chè truyền thống cũ như PH1,
Trung Du lá xanh, Hà Nội còn phát triển một số loại giống chè mới như: LDP1,
LDP2, PH9, Shan, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên,… nhưng diện tích không ñáng
kể. Theo kết quả ñiều tra các huyện về diện tích trồng chè thì Ba Vì có diện
tích trồng chè nhiều nhất chiểm tỷ lệ 4,2% sau ñó ñến huyện Sóc Sơn chiếm
tỷ lệ 2,1%. Qua ñiều tra sơ bộ của 5 huyện thì thấy diện tích trồng ít nhất là
Thạch Thất chiếm 0,7% [35].

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15


Bảng 1.4: Tình hình sử dụng ñất ñai trồng chè
tại 5 huyện ngoại thành Hà Nội

ðất nông nghiệp (ha) ðất lâm nghiệp (ha) ðất trồng chè (ha) ðất trồng cây khác (ha)

TT Tên huyện
DT ñất tự
nhiên (ha)
DT(ha) Tỷ lệ (%) DT(ha) Tỷ lệ (%) DT(ha) Tỷ lệ (%) DT(ha) Tỷ lệ (%)
1 Ba Vì 30.650,0 13.270,9 43,1 4.436,0 14,5 650,0 2,1 25.564,0 40,3
2 Sóc Sơn 42.402,0 17.143,0 40,4 10.901,0 25,7 1790,0 4,2 29.711,0 29,6
3 Thạch Thất 14.700,0 7.324,0 49,8 1.470,0 10,0 181,5 1,2 13.048,5 38,9
4 Quốc Oai 23.240,9 12.998,0 55,9 303,7 1,3 326,0 1,4 22.611,2 41,4
5 Chương Mỹ 18.459,1 6.265,0 33,9 2.468,0 13,4 121,6 0,7 15.869,5 52,0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả ñiều tra của huyện Ba Vì) [35]

×