Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THẾ TÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THẾ TÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Viết Hưng
2. TS. Đặng Văn Thư

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Lê Thế Tùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự
giúp đỡ của cơ quan, các đồng ghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng - Trưởng khoa Nông học - Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên.
TS. Đặng Văn Thư - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Chè - Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc và tập thể lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè.
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài./.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn


Lê Thế Tùng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài ......................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh hóa của cây chè ......................................... 4
1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè ......................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm sinh hóa của cây chè ............................................................. 13
1.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................... 18
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 18
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu trong nước.................................................. 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 28
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 29
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29

2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 29
2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 31


iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất, chất lượng chè
xanh giống chè Kim Tuyên ............................................................................. 35
3.1.1. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến sinh trưởng cây chè
thí nghiệm ....................................................................................................... 35
3.1.2. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất chè................................................................................... 37
3.1.3. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng nguyên liệu
búp tươi giống chè Kim Tuyên ....................................................................... 40
3.1.4. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số thành phần sinh
hóa búp chè nguyên liệu .................................................................................. 43
3.1.5. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến kết quả thử nếm cảm
quan chè thành phẩm ....................................................................................... 46
3.1.6. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số sâu hại chính trên chè ........ 48
3.1.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm chiều cao che sáng trên
giống chè Kim Tuyên ...................................................................................... 51
3.2. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên ......................................................... 53
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến sinh trưởng
cây chè thí nghiệm........................................................................................... 53
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất chè ................................................................. 55
3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến chất lượng
nguyên liệu búp tươi giống chè Kim Tuyên ................................................... 57
3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số thành

phần sinh hóa búp chè nguyên liệu ................................................................. 59


v
3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến kết quả thử
nếm cảm quan chè thành phẩm ....................................................................... 62
3.2.6. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số sâu
hại chính trên chè ............................................................................................ 65
3.2.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm chiều cao che sáng trên
giống chè Kim Tuyên ...................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 77


vi
DANH MỤC CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CT

Công thức

CV%

Coeficient of variation - Hệ số biến động

Đ/C


Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSD0,05

Least Significant Difference - Giá trị sai
khác nhỏ nhất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TS

Tổng số


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến tốc độ sinh trưởng
búp chè vụ xuân .......................................................................... 36

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất chè ................................................... 38

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng nguyên
liệu búp tươi giống chè Kim Tuyên ............................................ 41

Bảng 3.4.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số thành phần
sinh hóa búp chè nguyên liệu...................................................... 44

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến kết quả thử nếm
cảm quan chè thành phẩm........................................................... 47

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số sâu hại
chính trên chè (Mật độ trung bình/năm) ..................................... 48


Bảng 3.7.

Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm chiều cao che sáng trên
giống chè Kim Tuyên ................................................................. 52

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến tốc độ
sinh trưởng búp chè Kim Tuyên vụ xuân ................................... 53

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất chè................................. 56

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến chất
lượng nguyên liệu búp chè.......................................................... 58
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số
thành phần sinh hóa búp chè nguyên liệu ................................... 61
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến kết
quả thử nếm cảm quan chè thành phẩm...................................... 64
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số
sâu hại chính trên chè (Mật độ trung bình/năm) ......................... 65
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm thời gian che sáng trước
khi hái trên giống chè Kim Tuyên .............................................. 68


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Lưới che nắng màu đen được sử dụng trong thí nghiệm............... 29
Hình 3.1. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến tốc độ sinh trưởng
búp chè vụ xuân ............................................................................. 37
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến tốc độ
sinh trưởng búp chè Kim Tuyên vụ xuân ...................................... 54


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm,
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu
ích và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây
trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh
trưởng phát triển. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông
nghiệp của nước nhà, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông
nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc
biệt là nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sản xuất chè Việt Nam
có nhiều lợi thế như đa dạng và phong phú về nguồn giống, đất đai, khí hậu
phù hợp, có nhiều mô hình năng suất cao, nhiều vùng chè có chất lượng cao
như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Các giống chè Shan bản địa năng suất cao, chất lượng tốt có thể chế biến chè
vàng, chè Phổ Nhĩ và sản xuất chè hữu cơ giá trị cao.
Có một nghịch lý là sản lượng chè của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới
nhưng giá trị xuất khẩu lại đứng thứ 10. Tuy có nhiều tiềm năng nhưng ngành
chè của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất,
khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn ở dạng bán thành phẩm
nên giá trị tăng thấp. Thứ hai, chất lượng của sản phẩm chè chưa cao, mặt hàng

chưa đa dạng, do đó giá trị xuất khẩu thấp hơn so với mặt bằng chung của thế
giới. Thứ ba, thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở
nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng việc xuất
khẩu phải tuân thủ theo những yêu cầu khắt khe hơn về vệ sinh an toàn thực
phẩm và đặc biệt là tính đa dạng và chất lượng cao của sản phẩm chè.


2
Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương năng suất chè thế giới.
Tuy nhiên, sản xuất chè chưa phát huy tiềm năng cây chè Việt Nam, giá bán
bình quân sản phẩm chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của sản
phẩm chè thế giới, do sản phẩm chè Việt Nam chưa đa dạng hoá sản phẩm,
mẫu mã sản phẩm chưa thu hút và sức cạnh tranh thấp, sản phẩm chưa đạt
tiêu chuẩn an toàn.
Vì vậy vấn đề đặt ra cho ngành chè Việt Nam là tạo ra nguyên liệu chất
lượng để sản xuất ra các mặt hàng chè chất lượng cao và đa dạng hóa sản
phẩm. Để giải quyết vấn đề đó ngoài việc nghiên cứu để tạo ra các giống chè
mới có chất lượng cao thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tạo
điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt tạo nên năng suất cao và nâng
cao chất lượng nguyên liệu là cần thiết
Từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng
giống chè Kim Tuyên tại Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được biện pháp che sáng thích hợp nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng giống chè Kim Tuyên.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài xác định biện pháp kỹ thuật che sáng thích
hợp cho giống chè Kim Tuyên. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu đối với những giống

chè khác, góp phần làm tăng chất lượng nguyên liệu và tăng giá trị sản phẩm chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thành công sẽ đưa ra được biện pháp kỹ thuật che sáng thích hợp áp
dụng trên giống chè Kim Tuyên góp phần tăng năng suất, chất lượng chè. Kết quả
nghiên cứu của đề tài cũng là cơ sở để bổ sung và hoàn thiện biện pháp kỹ thuật
canh tác đối với giống chè Kim Tuyên nói riêng và các giống chè nói chung.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây chè nguyên là một cây rừng mọc trong điều kiện ẩm ướt, râm mát
của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Về nhu cầu ánh sáng,
cây chè là một cây trung tính, trong giai đoạn cây con, cây chè ưa bóng râm,
lớn lên ưa ánh sáng.
Cường độ ánh sáng có quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng và phát triển
của cây chè, nó ảnh hưởng lớn đến việc hình thành lên chất lượng nguyên liệu
để góp phần tạo lên sản phẩm chè chất lượng cao.
Hiện nay do diễn biến bất thường của thời tiết, có những thời điểm
nhiệt độ thường xuyên lên đến 38-400C, nắng nóng kéo dài nhiều ngày đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
Khi nhiệt độ từ 300C trở lên, cây chè mọc chậm và trên 400C cây chè sẽ
bị khô xám nắng ở bộ phận non. Bên cạnh đó, do chè là cây ưa ánh sáng tán
xạ, không chịu ánh nắng trực tiếp nên nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến chè
khó phát triển. Vì vậy để giảm bớt tác hại do thời tiết ở các nương chè nên
trồng các loại cây che bóng, thường lựa chọn các loại cây có độ che phủ rộng,
lá nhỏ như muồng lá kim, xoan vừa tạo độ râm mát đồng thời vẫn đảm bảo
ánh sáng cho cây chè sinh trưởng.
Trồng cây che bóng có nhiều tác dụng: vừa tạo vùng tiểu khí hậu cho

vùng chè, điều hòa được chế độ nước và không khí trong vùng chè, làm giảm
sự bốc thoát hơi nước trong vườn chè, đặc biệt nếu chọn những cây trồng họ
đậu còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi sinh vật hữu ích trong đất hoạt
động. Nếu trồng với mật độ hợp lý sẽ hạn chế được sự phát triển của một số
sâu bệnh hại trên cây chè như rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi….
Ngoài ra, trồng cây che bóng còn có tác dụng chống rửa trôi xói mòn và cải
tạo lý hóa tính của đất.


4
Dưới bóng râm, lá chè có màu xanh đậm, lóng chè dài, búp non lâu,
hàm lượng nước cao nhưng búp thưa, sản lương thấp vì quang hợp kém vì vậy
ở những vùng trồng chè của Liên Xô cũ, Nhật Bản và Trung Quốc không
trồng cây bóng mát. Trái lại ở Ấn Độ, Srilanka và Đông Phi đều trồng cây che
bóng cho chè ở những vùng thấp nắng nóng.
Ở Việt Nam ở các vùng chè cũng tiến hành trồng cây bóng mát cho chè
nhằm tạo ánh sáng tán xạ giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Việc trồng cây che bóng cho chè mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng vẫn
còn nhiều vấn đề cần tính đến như tranh chấp chất dinh dưỡng và nước với
cây chè, vấn đề bất tiện khi thu hoạch bằng máy, hoặc lá cây che bóng rụng
xuống sẽ lẫn với chè... Vì vậy vấn đề trồng cây che bóng cho nương chè vẫn
còn nhiều vấn đề cần giải quyết
Che sáng là một biện pháp làm giảm cường độ ánh sáng cho nương chè
bằng hình thức dùng lưới để giúp cho cây chè sinh trưởng tốt. Tạo điều kiện
tốt hơn cho việc tích lũy các hợp chất hóa học có lợi cho quá trình chế biến để
tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao. Cường độ ánh sáng trên nương chè khi
che nắng phụ thuộc vào độ cao che nắng và mức độ che khác nhau (che dày
hay mỏng). Thời gian chè nắng dài hay ngắn cho nương chè sẽ tạo khả năng
quang hợp tốt hơn, tạo năng suất và chất lượng sản phẩm tốt sẽ là vấn đề cần
giải quyết khi nghiên cứu về che bớt ánh sáng cho nương chè.

1.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh hóa của cây chè
1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè
Nghiên cứu về đặc điển sinh vật học của các giống chè ở Việt Nam
cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm:
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [10] trong điều kiện tự nhiên cây chè
có từ 3 -5 đợt sinh trưởng trong một năm gọi là sinh trưởng tự nhiên. Trong
điều kiện có chăm sóc và thu hái búp liên tục, một năm cây chè sẽ có từ 6-7
đợt sinh trưởng gọi là đợt sinh trưởng trong điều kiện có đốn hái. Thời gian
hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi cây,
đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác.


5
1.2.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè
* Điều kiện đất đai, địa hình
- Độ chua: Là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến đời sống cây chè. Các
nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: độ pH < 3,5 cây chè có màu xanh sẫm,
chết dần trong điều kiện pH > 7,5 cây chè ít lá, lá vàng, chết. Các nhà khoa học
cũng xác định rằng giới hạn pH của đất trồng chè là 4,5 và giới hạn trên là 6,5.
- Tầng dày, kết cấu đất thành phần cơ giới và chế độ nước: Cây chè
sinh trưởng tốt ở tầng dày ≥ 1 m, giới hạn cuối cùng về đất trồng chè là 0,5 m.
Về thành phần cơ giới chè ưa các loại đất từ cát pha đến thịt nặng.
Cây chè sinh trưởng tốt trên đất có kết viên, tơi xốp. Trên các loại đất này
bộ rễ chè phát triển tốt, hệ sinh vật hoạt động mạnh, cây chè có tuổi thọ cao.
Chè là cây cần nước, tuy nhiên không có khả năng chịu úng, chỉ nên
trồng chè ở những nơi có mực nước ngầm ở dưới độ sâu 1 m.
- Độ cao so với mực nước biển của đất trồng chè có ảnh hưởng tới
phẩm chất chè; chè trồng trên núi cao thường có chất lượng tốt.
* Các yếu tố khí hậu đối với sự sinh trưởng của cây chè
- Lượng mưa và độ ẩm không khí. Hàm lượng nước trong rễ chè là 48 54,5%, trong thân cành là 48 - 75%, trong lá là 74 - 76%.

Lượng mưa trung bình hàng năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè là
1500 - 2000 mm.
Số ngày mưa có ảnh hưởng lớn đến việc hái chè cũng như chế biến chè:
Khó làm héo, tốn nhiên liệu và công sấy chè.
Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp là 80 - 85%. Ẩm độ cần thiết
cho cây chè là 70 - 90%. Lượng mưa phân bố đều, xen kẽ ngày mưa, ngày
nắng rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Lượng mưa tập trung
phân bố không đều ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây chè, gây xói mòn
đất trồng chè. Ẩm độ không khí thấp, chè cằn cỗi, búp chè chóng già, tỷ lệ mù
xòe cao, sức chống chịu sâu bệnh giảm.


6
Các loại chè núi cao có chất lượng tốt vì độ ẩm cao và ánh sáng tán xạ
và biên độ nhiệt ngày đêm lớn.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng cây chè là 22 - 280C.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Liên Xô thì cây chè ngừng sinh trưởng ở
100C, từ 15 - 180C cây chè sinh trưởng chậm, từ 220C đến 250C cây chè sinh
trưởng mạnh, trên 300C cây chè sinh trưởng chậm lại, ở nhiệt độ 400C các bộ
phận non của chè bị cháy.
Biên độ nhiệt ngày - đêm rộng có lợi cho chất lượng chè. Biên độ nhiệt
độ các mùa thấp thì thời gian thu hoạch búp chè càng dài.
- Ánh sáng: Ở giai đoạn cây con, cây chè ưa bóng râm. Cây chè trưởng
thành ưa ánh sáng. Yêu cầu của cây chè với ánh sáng có sự khác nhau giữa
các tuổi chè, giống chè. Chè con cần ánh sáng ít hơn chè lớn, các giống chè lá
to cần ít ánh sáng hơn các giống chè lá nhỏ.
Dưới bóng râm cây chè lóng dài, búp non lâu, hàm lượng nước cao
nhưng búp thưa, quang hợp kém nên năng suất thấp.
Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè. Sương mù
nhiều ẩm ướt, nhiệt độ thấp ở vùng núi cao là nơi sản xuất chè có chất lượng cao.

- Không khí: Sự lưu thông không khí, gió nhẹ và có mưa rất có lợi cho
sinh trưởng của cây chè. Gió nhẹ làm cho CO2 phân bố đều, có lợi cho quá
trình quang hợp, gió nhẹ có tác dụng điều hòa nước trong cây. Để giảm tác
hại của gió bão người ta tiến hành trồng các đai rừng chắn gió cho chè.
1.2.1.2. Thân và cành
Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là chỉ
có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Mỗi giống chè có những đặc
điểm và khả năng phân cành khác nhau, có giống phân cành thấp (thân bụi,
nửa bụi) có giống phân cành cao, cành thưa hơn (thân gỗ, bán gỗ). Khả năng
phân cành của mỗi giống có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao, độ rộng
tán, mật độ cành, mật độ búp của tán chè và qua đó có ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất, chất lượng chè.


7
Theo Nguyễn Hữu La (1999) [12] khi nghiên cứu một số đặc điểm hình
thái của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ thời kỳ kiến thiết cơ bản đã khẳng
định, chiều cao cây có tương quan thuận rất chặt với chiều rộng tán chè (r =
0,72 ± 0,09) và số cành cấp 1 (r = 0,75 ± 0,090), tương quan chặt với diện tích
lá (r = 0,58 ± 0,11), nhưng không có mối tương quan thuận với chiều dài đốt
cành, trọng lượng búp và mật độ búp.
Chu Xuân Ái (1988) [1] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm
hình thái, điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè, cho rằng: Năng suất chè có
mối tương quan thuận chặt với mật độ búp (r=0,8564) và diện tích lá
(r=0,7752), những giống có mật độ búp cao, diện tích lá lớn cho năng suất
cao. Giống có chiều rộng lá (r= 0,7542) lớn có năng suất cao hơn những
giống có chiều dài lá lớn.
1.2.1.3. Mầm chè
Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực.
Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ

hoa và quả.
Mầm dinh dưỡng gồm có:
- Mầm đỉnh
- Mầm nách
- Mầm ngủ
- Mầm bất định (mầm ở cổ rễ)
Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển
trên trục chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và
thường có tác dụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế
sinh trưởng ngọn). Trong một năm, mầm đỉnh hình thành búp sớm nhất cùng
với thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mùa xuân của cây. Búp được hình thành từ
các mầm đỉnh là các búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù.


8
Mầm nách: Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở
trạng thái nghỉ do sự ức chế của mầm đỉnh. Khi hái các búp đỉnh, mầm nách
phát triển thành búp mới. Tùy theo vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát
triển thành búp và chất lượng búp ở các nách lá rất khác nhau. Những mầm
ở nách lá phía trên thường hoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó cho búp
có chất lượng tốt hơn các mầm ở nách lá phía dưới. Những búp được hình
thành từ mầm nách của các lá năm trước gọi là búp đợt 1, có thể là búp bình
thường hoặc búp mù.
Mầm ngủ: Là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một
năm hoặc già hơn. Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại
mầm trên, cho nên sự hình thành búp sau khi đốn đòi hỏi một thời gian dài hơn.
Kỹ thuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo
nên những cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Búp
được hình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình thuờng hoặc búp mù.
Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè

thường ở sát cổ rễ. Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn
trẻ lại. Trong trường hợp ấy cành chè tựa như mọc ở dưới đất lên. Búp được
hình thành từ các mầm bất định cũng có hai loại: búp bình thường và búp mù.
Mầm sinh thực: Mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách
lá có hai mầm sinh thực nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều
hơn và khi đó ở nách lá có một chùm hoa. Các mầm sinh thực cùng với mầm
dinh dưỡng phát sinh trên cùng một trục, mầm dinh dưỡng ở giữa, mầm sinh
thực ở hai bên, vì vậy, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh
thực thường có những mâu thuẫn nhất định. Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2003) [19]
khi mầm sinh thực phát triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trình sinh trưởng
của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho việc
hình thành nụ hoa và quả. Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biện pháp
kỹ thuật thích đáng để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh thực.


9
1.2.1.4. Búp chè
Búp chè là đoạn non của một cành chè. Búp được hình thành từ các
mầm dinh dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra)
và hai hoặc ba lá non. Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của nó. Kích thước của búp
thay đổi tùy theo giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh
tác khác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.
Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các loại chè, vì vậy nó quan hệ
trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè.
Búp chè gồm có hai loại: búp bình thường và búp mù. Búp bình thường
(gồm có tôm và 2, 3 lá non), có trọng lượng bình quân 1 búp từ 1g đến 1,2g
đối với giống chè Shan, từ 0,5 đến 0,6 g đối với giống chè Trung du, búp càng
non phẩm chất càng tốt. Hệ số tương quan giữa tỷ lệ phần trăm búp bình
thường với hàm lượng tanin và cafein trong lá chè là r = 0,67 và r = 0,48 .

Búp mù là búp phát triển không bình thường, trọng lượng bình quân của một
búp mù thường bằng khoảng 1/2 trọng lượng búp bình thường và phẩm chất
thì thua kém rõ rệt. Nguyên nhân xuất hiện búp mù rất phức tạp. Một mặt do
đặc điểm sinh vật học của cây trồng, mặt khác do ảnh hưởng xấu của các điều
kiện bên ngoài hoặc do biện pháp kỹ thuật không thích hợp.
Trên một cành chè nếu để sinh trưởng tự nhiên, một năm có 4 - 5 đợt
sinh trưởng, nếu hái búp liên tục thì có 6 - 7 đợt và trong điều kiện thâm canh
có thể đạt 8 - 9 đợt sinh trưởng.
Lê Tất Khương (1999) [8] khi nghiên cứu số đợt sinh trưởng của các
giống chè trong điều kiện có đốn hái và điều kiện tự nhiên, cho rằng: Tuỳ
điều kiện tự nhiên mà các giống chè sinh trưởng khác nhau, nhưng giữa các
giống ít có sự sai khác về số đợt sinh trưởng, số đợt sinh trưởng tự nhiên của
các giống biến động từ 3,4 - 3,6 đợt/năm. Tuy nhiên, trong điều kiện có đốn,
hái ở các giống sẽ có sự sai khác đáng kể về số đợt sinh trưởng và biến động
từ 5,5- 6,2 đợt/năm tuỳ thuộc vào điều kiện và phương thức thu hái.


10
Lê Tất Khương (2006) [9] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của
các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên, kết luận: Trong điều kiện không đốn
hái, 7 giống có số đợt sinh trưởng cao hơn giống đối chứng (Trung du) từ 0,10,4 đợt (cao nhất là giống PT95 4,2 đợt), 2 giống có số đợt sinh trưởng thấp
hơn đối chứng, thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim 3,6 đợt.
Thời gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào
giống, tuổi cây chè, điều kiện thời tiết khí hậu và các biện pháp kỹ thuật.
Nguyễn Hữu La (2015) [14] cho rằng: Đối với cây chè Shan trồng phân
tán vùng cao, thông thường hàng năm chỉ hái từ 4-5 lứa. Đây cũng trùng với
các đợt sinh trưởng tự nhiên mỗi năm chỉ có 4-5 đợt sinh trưởng. Nhưng khi
trồng tập trung, số lứa hái búp có thể tăng lên tới trên 20 lứa búp mỗi năm.
Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [3] khi nghiên cứu về mối tương quan
giữa năng suất chè với một số chỉ tiêu sinh học, kết luận: Năng suất của các

giống chè tương quan thuận, chặt với số lượng búp (r = 0,8901) và hệ số
diện tích lá (r = 0,7128), tương quan thuận nhưng không chặt với khối lượng
búp (r = 0,1022) và diện tích lá (r = 0,1009)
1.2.1.5. Lá chè
Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá. Lá thường có nhiều thay
đổi về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và trong các điều kiện
ngoại cảnh khác nhau. Lá chè có gân rất rõ. Những gân chính của lá chè
thường không phát triển ra đến tận rìa lá. Rìa lá chè thường có răng cưa, hình
dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo giống. Số đôi gân lá là một trong
những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè.
Theo Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994) [27] khi nghiên cứu
cấu trúc lá chè, cho rằng các giống chè có sản lượng búp cao thường có góc lá
từ 40 - 60o, khoảng cách giữa 2 lá lớn. Nghiên cứu tương quan về khoảng
cách giữa 2 lá của các giống chè với sản lượng búp chè các tác giả cho rằng:
Khoảng cách giữa 2 lá có tương quan thuận với sản lượng búp chè


11
Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994) [27], Lê Tất Khương (2006)
[9] khi nghiên cứu kích thước lá của các giống chè khác nhau, đều cho rằng:
Các giống khác nhau có kích thước lá khác nhau, do vậy các giống khác nhau
sẽ có khả năng cho năng suất khác nhau.
Nguyễn Văn Toàn (1994) [26] khi nghiên cứu quan hệ giữa hệ số diện
tích lá với khả năng cho năng suất của các giống, cho rằng: Đặc điểm giống
chè có năng suất cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều)
và kích thước lá lớn (có khối lượng búp lớn).
Đỗ Văn Ngọc (2006) [17] khi nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ
giữa hệ số diện tích lá với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, cho
biết: Hệ số diện tích lá có tương quan thuận với tổng số búp/ tán chè. Khi
nghiên cứu hệ số diện tích lá của các giống chè tác giả chỉ rõ những giống chè

có năng suất cao thường có hệ số diện tích lá từ 4-6.
1.2.1.6. Rễ chè
Cây chè sống nhiều năm trên một mảnh đất cố định, do đó việc nghiên
cứu đặc điểm của bộ rễ có ý nghĩa rất quan trọng để đặt cơ sở cho các biện
pháp kỹ thuật trồng trọt. Rễ chè phát triển tốt tạo điều kiện cho các bộ phận
trên mặt đất phát triển.
Hệ rễ chè gồm có: rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu. Quá trình sinh
trưởng và phát triển của bộ rễ có những đặc điểm:
- Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất nhanh. Vào khoảng 3 - 5
tháng sau khi trồng thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ bên phát triển mạnh.
- Thời kỳ cây chè còn nhỏ, rễ trụ luôn luôn phát triển dài hơn phần thân
trên mặt đất. Đến năm thứ 2 và thứ 3 thì tốc độ sinh trưởng giữa phần thân
trên đất và phần rễ mới cân bằng. Rễ bên và rễ phụ trong thời kỳ này rất phát
triển, tốc độ lớn lên và phân cấp của chúng cũng rất nhanh. Đặc điểm này có
quan hệ rất lớn đến chế độ làm đất ban đầu khi trồng chè mới.


12
- Sự phát triển của rễ chè và thân chè có hiện tượng xen kẽ nhau, khi
thân lá phát triển mạnh thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại. Theo kết quả
nghiên cứu của Trung Quốc, trong điều kiện của Chiết Giang, một năm có 3,
4 lần phát triển xen kẽ nhau giữa thân, lá và rễ. Đặc điểm sinh trưởng đó thay
đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ canh tác cụ thể ở mỗi nơi.
- Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1 mét, ở những nơi đất
xốp, thoát nước nó có thể ăn sâu tới 2 - 3 mét. Rễ hấp thu được phân bố tập
trung ở lớp đất từ 10 - 40 cm thời kỳ cây chè lớn, rễ tập trung ở gữa hai hàng
chè, tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần.
Nguyễn Đình Vinh (2002) [29] khi nghiên cứu về quan hệ giữa bộ rễ và
tán cây cho rằng: Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 rễ bắt đầu sinh trưởng, và chỉ
sau khi hình thành nên một đợt sinh trưởng rễ nhất định, bộ phận trên mặt đất

mới bắt đầu sinh trưởng. Về mùa Thu sau khi kết thúc đợt sinh trưởng của phần
trên mặt đất, bộ rễ chè mới bắt đầu sinh trưởng. Sinh trưởng của bộ rễ mạnh
hay yếu ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng búp chè ở vụ Xuân năm sau.
Đỗ Văn Ngọc (1991) [16] khi nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng đốn
đến sự phân bố của bộ rễ đã kết luận: Khối lượng bộ rễ tập trung phân bố chủ
yếu ở tầng 0-40cm (chiếm 80% khối lượng bộ rễ).
Sự phân bố của rễ chè trong đất phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều
kiện đất đai và chế độ canh tác. Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của bộ rễ, nhất là lượng đạm.
Rễ chè kỵ vôi, do đó yêu cầu đất có phản ứng chua. Canxi cần cho cây
chè, nó có mặt ở những nơi phân bào và sinh trưởng như mút rễ, ngọn cây, là
thành phần của màng tế bào v.v... Hàm lượng canxi trong lá chè khoảng
0,55%. Nếu nhiều canxi quá rễ chè không phát triển được. Chè yêu cầu đất có
phản ứng chua là do cây chè yêu cầu một số nguyên tố hiếm và nguyên tố vi
lượng mà phần lớn những nguyên tố này bị kết tủa trong môi trường kiềm. Vì
vậy, chè trồng ở những nơi đất có phản ứng kiềm dễ bị hại và không sinh
trưởng được.


13
1.2.1.7. Hoa và quả chè
Cây chè sau khi trồng tuỳ điều kiện sinh trưởng mà có khả năng ra hoa
đậu quả khác nhau. Nếu cây trồng bằng hạt thường sau 2 năm sẽ có hoa và
quả lần thứ nhất, cây trồng bằng cành giâm sẽ cho quả sớm hơn.
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [10] hoa chè là loại hoa lưỡng tính,
đài hoa có 5-7 cánh. Trong một hoa có rất nhiều nhị đực (từ 200-400), noãn
sào thượng có 3-4 ô. Phương thức thụ phấn của cây chè chủ yếu là thụ phấn
khác hoa, tự thụ phấn chỉ đạt 2-3%. Khả năng ra nụ, ra hoa của cây chè
thường rất lớn nhưng tỷ lệ đậu quả lại rất thấp khoảng 12%.
Lê Tất Khương (1987) [7] khi nghiên cứu số lượng nụ, hoa và khả năng

đậu quả của các giống chè trong điều kiện Thái Nguyên, cho rằng: Trong điều
kiện sinh trưởng tự nhiên cây chè ra nhiều nụ hoa hơn so với trong điều kiện
có đốn, hái. Các giống chè thuộc thứ chè Assam, Shan có số nụ hoa ít hơn so
với các giống thuộc thứ chè Trung Quốc lá to. Theo tác giả các giống chọn
lọc có nguồn gốc thuộc thứ chè Shan, Assam có thời gian nở hoa chậm hơn
giống Trung du (thuộc thứ chè Trung Quốc lá to) từ 10 - 25 ngày và có quả
chè chín muộn hơn giống Trung Du từ 5 - 10 ngày.
1.2.2. Đặc điểm sinh hóa của cây chè
Thành phần sinh hóa của chè biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào
giống, tuổi chè, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch...
Trên cơ sở nắm được những đặc điểm chủ yếu về mặt sinh hóa của nguyên
liệu sẽ đặt cơ sở cho một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao sản lượng đồng
thời giữ vững và nâng cao chất lượng của chè. Những thành phần sinh hóa
chủ yếu trong búp chè gồm có:
* Nước
Nước là thành phần chính của lá chè, chiếm 75 - 82%, có liên quan đến
quá trình biến đổi sinh hóa trong búp chè và đến sự hoạt động của các men, là
chất quan trọng không thể thiếu được để duy trì sự sống của cây. Hàm lượng


14
nước trong búp chè thay đổi tùy theo giống, tuổi cây, đất đai, kỹ thuật canh
tác, thời gian hái và tiêu chuẩn hái v.v... Trong búp chè, hàm lượng nước
thường có từ 75 - 82 %. Để tránh khỏi sự hao hụt những vật chất trong búp
chè qua quá trình bảo quản và vận chuyển, phải cố gắng tránh sự giảm bớt
nước trong búp chè sau khi hái.
* Tanin
Bên cạnh thành phần chính là nước thì thành phần và hàm lượng các
chất hòa tan trong chè là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các
nhà nghiên cứu về chè xanh. Trong đó nhóm chất tanin được xem như thành

phần chính, chiếm khoảng 27 - 34 % chất khô trong chè. Theo Vũ Thy Thư và
cộng sự (2001) [24] cho rằng: Tanin là một trong những thành phần chủ yếu
quyết định đến phẩm chất chè, giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo màu sắc,
hương vị chè (nhất là đối với chế biến chè đen), vì vậy quá trình trồng trọt cần
chú ý nâng cao hàm lượng tanin trong nguyên liệu.
Tanin còn gọi chung là hợp chất phenol thực vật bao gồm các polyphenol
đơn giản và các polyphenol đa phân tử, bên cạnh đó chúng còn kèm theo các
hợp chất phenol thực vật phi tanin có màu và vị rất đắng. Tỷ lệ các chất trong
thành phần hỗn hợp của tanin chè không giống nhau và tùy theo từng giống.
Tuy nhiên, người ta đã xác định được trong chè tanin gồm có 3 nhóm chủ
yếu là nhóm chất catechin, flavon và alcaloid. Trong đó 90% là các dạng catechin.
* Protein và amino acid
Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp có chứa nitơ, được tạo thành từ các
hợp chất amino axit. Phân bố không đều ở các phần của búp chè và thay đổi
tùy theo giống, thời vụ, điều kiện canh tác và các yếu tố khác.
Khi thuỷ phân nó lại phân giải thành các amino axit khác nhau. Đối
với quá trình chế biến chè đen thành phẩm, nếu hàm lượng protein trong
nguyên liệu chè quá cao, trong khi hàm lượng tanin thấp quá thì sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng chè đen thành phẩm vì trong giai đoạn lên men,


15
protein kết hợp với tanin chè và các hợp chất poliphenol khác tạo thành các
chất không tan, làm giảm hàm lượng tanin và các chất hoà tan khác, làm cho
quá trình lên men khó khăn.
Đối với quá trình chế biến chè xanh, do đặc điểm của việc chế biến là
diệt men ngay từ đầu nên hàm lượng tanin trong chè ít bị thay đổi và còn quá
cao làm cho chè có vị đắng. Tuy nhiên protein trong chè kết hợp với một phần
tanin làm cho vị đắng và chát giảm đi. Vì vậy, trong một chừng mực nào đó
thì protein lại có lợi cho phẩm chất của chè xanh. Nguyên liệu chè chứa càng

nhiều protein càng có lợi vì góp phần điều hoà vị chè xanh, dễ vò xoăn, làm
cho mặt chè càng đẹp, có màu sắc càng tươi.
Những amino axit có trong nguyên liệu chè đều có tác dụng tốt đối với chất
lượng chè đen và chè xanh. Amino axit góp phần tạo nên hương vị màu sắc riêng
của chè đen (qua phản ứng kết hợp với tanin tạo thành các andehyt thơm). Đối với
chè xanh, chúng góp phần điều hoà vị chè, làm cho vị chè thuần hoá, đượm.
Ngày nay, người ta đã tìm thấy trong chè có 17 acid amin, các acid
amin này kết hợp với đường và tanin tạo thành aldehyd có mùi thơm của chè
đen và làm cho chè xanh có dư vị tốt.
* Glucid và pectin
Trong lá chè chứa rất ít glucid hòa tan, trong khi đó các glucid không
hòa tan lại chiếm tỷ lệ lớn. Cellulose và hemicellulose cũng tăng lên theo tuổi
của lá, vì vậy nguyên liệu càng già chất lượng càng kém. Hàm lượng đường
hòa tan ở trong chè tuy ít nhưng rất quan trọng đối với hương vị chè. Đường
tác dụng với protein hoặc acid amin tạo nên các chất thơm, có giá trị lớn trong
việc điều hòa vị chè và tham gia trong quá trình caramen hóa dưới tác dụng
của nhiệt độ, để tạo thành hương thơm vị ngọt (mùi mật ong dậy lên trong khi
sao chè, hay mùi hương đọng lại trong chén chè khi uống).
Pectin thuộc về nhóm glucid và nó là hỗn hợp của các polysaccharid khác
nhau và những chất tương tự chúng. Ở trong chè, pectin thường ở 3 dạng: dạng


×