Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch quả đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống bí đỏ goldstar 998 trong vụ thu đông năm 2016 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

LÕ VĂN DUY
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH QUẢ ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG BÍ ĐỎ GOLDSTAR 998
TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chinh quy

Chuyên ngành

:Trồng Trọt

Khoa

: Nông Học

Khóa học

:2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

LÕ VĂN DUY
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH QUẢ ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG BÍ ĐỎGOLDSTAR 998
TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chinh quy

Chuyên ngành

:Trồng Trọt

Khoa

: Nông Học

Khóa học

:2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Hoàng Kim Diệu


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn

nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có
hiệu quả vào thực tiễn mỗi sinh viên trƣớc khi hoàn thành chƣơng trình đào
tạo của nhà trƣờng đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá
trình nghiên cứu đề tàiem đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô
và các bạn ở trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trƣờng và Ban chủ
nhiệmKhoa Nông học trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em
vô cùng biết ơn cô giáo TS. Hoàng Kim Diệuđã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo
tận tình cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng
nhƣng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bƣớc đầu làm
quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 03 năm 2017
Sinh viên

Lò Văn Duy


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ trên thế giới giai đoạn 2012 2014 ................................................................................................................. 16
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của các châu lục trên thế giới
giai đoạn 2012 - 2014 ...................................................................................... 17
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của một số quốc gia trên thế
giới giai đoạn 2012 - 2014 .............................................................................. 19
Bảng 4.1. Chiều dài thân chính và chiều dài ra hoa và chiều dài đậu quả của
giố ng bí đỏ Goldstar 998 ................................................................................. 30
Bảng 4.2. Kích thƣớc lá của giống bí đỏ Goldstar 998 ................................... 32
Bảng 4.3. Đánh giá mƣ́c đô ̣ nhi ễm sâu bệnh của giống bí đỏ Goldstar 998 ở
các công thức thí nghiệm ................................................................................ 33
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến thời gian kết thúc thu
hoạch của giố ng bí đỏ Goldstar 998................................................................ 35
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến số hoa cái, số quả đâ ̣u
và tỷ lệ đậu quả của giống bí đỏ Goldstar 998 ................................................ 36
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến chiều dài quả , đƣờng
kính quả và khối lƣợng quả của giống bí đỏ Goldstar 998 ............................. 38
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến năng suất của giố ng bí
đỏ Goldstar 998 ............................................................................................... 40
Bảng 4.8. Bảng hoạch toán kinh tế giống bí đỏ Golstar998 tại thời điểm thu
hoạch quả......................................................................................................... 42


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Sơ đồ phân loại bộ bầu bí ................................................................... 7
Hình 4.1. Số hoa cái trên cây, Số quả đậu trên cây, tỷ lệ đậu quả ở các thời
điểm thu hoạch quả khác nhau ........................................................ 37
Hình 4.2. Chiều dài quả, đƣờng kính quả và khối lƣợng quả trung bình ở các

công thức có thời điểm thu hoạch quả khác nhau........................... 38
Hình 4.3. Số quả trung bình trên cây, năng suất lý thuyết và năng suất thực
thu tại thời điểm thu hoạch quả khác nhau ..................................... 40
Hình 4.4. Lãi thuần ở các công thức tại các thời điểm thu hoạch quả khác
nhau ................................................................................................. 43


iv

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CV

:

Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

DT

:

Diện tích

FAOSTAT

:

The Food and Agriculture Organization Corporate
Statistical Database: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
của Liên hợp quốc


LSD

:

Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NS

:

Năng suất

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

P

:

Xác suất


SL

:

Sản lƣợng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

USD

:

Đô la Mỹ


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iiiv
PHẦN 1.MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1

1.1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2
1.2. Yêu cầu ................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của bí đỏ ......... 4
2.2.1. Nguồn gốc ......................................................................................... 4
2.2.2. Phân loại bí đỏ .................................................................................. 5
2.2.3. Một số đặc tính sinh vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây bí đỏ 9
2.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam ......... 15
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí đỏ trên thế giới ......................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 25
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................... 25
3.3.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 25
3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 25


vi

PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 30
4.1. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch qủa đến thời gian kết thúc thu
hoạch của giố ng bí đỏ Goldstar 998tại thời điểm thu hoạch khác nhau ...... 34
4.2. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giố ng bí đỏ Goldstar 998 ...................................... 36
4.2.1. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến số hoa cái, số quả đâ ̣u
và tỷ lệ đậu quả của giống bí đỏ Goldstar 998 ......................................... 36
4.2.2. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến chiều dài quả , đƣờng

kính quả và khối lƣợng quả của giống bí đỏ Goldstar 998 ....................... 37
4.2.3. Ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến năng suất của giống bí
đỏ Goldstar 998 ......................................................................................... 39
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm........................ 42
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 44
5.1. Kết luận ................................................................................................. 44
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô có tên khoa học là Cucurbita pepo L, có tên
tiếng Anh là Pumpkin là một loại cây thuộc chi Cucurbita và họ bầu bí
Cucurbitaceae. Đây là loài cây dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên
nhiều loại đất khác nhau từ ruộng vƣờn ở vùng đồng bằng đến đất đồi núi và
cả đất mặn vùng ven biển, đƣợc trồng ở khắp mọi miền của Việt Nam, có mặt
ở nhiều vùng sinh thái trong cả nƣớc [2].
Cây bí đỏ có thể trồng vào tất cả các vụ trong năm. Bí đỏ đƣợc sử dụng
làm thực phẩm có thể là nụ, hoa, ngọn và lá non, tuy nhiên thƣờng thấy nhất
là sử dụng phần thịt của quả. Quả bí đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất
tốt cho sức khỏe nhƣ: xenlulo, chất xơ, đƣờng tự nhiên, sắt, kẽm, caroten,
gluxit...[22]
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ thâm canh cây
trồng ngày càng cao đã giúp cho năng suất cây trồng nói chung và cây bí đỏ
nói riêng không ngừng tăng lên. Cùng với cơ sở vật chất, các tiến bộ khoa

học, các loại giống tốt không ngừng đƣợc lai tạo và phát triển, cùng với việc
trồng trọt hợp lý, quản lý dịch bệnh hại tốt…đã làm năng suất bí đỏ tăng
mạnh. Trong đó, thời điểm thu hoạch quả là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh
hƣởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Cây bí đỏ là cây trồng đƣợc
quanh năm nhƣng để cây đạt năng suất và chất lƣợng cao nhất thì phải thu
hoạch vào khoảng thời gian thích hợp nhất.
Để đa ̣t năng suấ t và hiệu quả kinh tế cao chúng ta cầ n chú trọng tới thời
điểm thu hoạch quả của bí. Thời điểm thu hoạch quả ảnh hƣởng rấ t lớn tới
năng suấ t và ch ất lƣợng bí, ở mỗi thời điểm thu hoạch quả khác nhau thì sự
tích lũy hàm lƣợng chất dinh dƣỡng và chất khô khác nhau nên sẽ mang nhiều


2

giá trị thị yếu khác nhau nhƣng cho tới nay chƣa có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học về thời điểm thu hoạch bí có chất lƣợng và năng suất cao nhất.
Xuất phát từ những yêu cầu và cơ sở thực tiễn nêu trên em tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch quả đến năng suất và
hiệu quả kinh tế của giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Thu Đông năm
2016 tại Thái Nguyên”.
1.1.2.Mục tiêu của đề tài
Xác định đƣợc thời điểm thu hoạch thích hợp nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bí đỏ, góp phần nâng cao đời sống cho
ngƣời sản xuất
1.2. Yêu cầu
- Khả năng sinh trƣởng của giống bí đỏ Goldstar 998 ở các công thức
thí nghiệm
- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống bí đỏ Golstar 998 ở các công
thức thí nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến thời gian kết

thúc thu hoạch của giống bí đỏGoldstar 998.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất giống bí đỏ Goldstar 998
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch quả đến hiệu quả
kinh tế của giống bí đỏ Goldstar 998
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Thực hiện đề tài giúp
sinh viên tiếp cận đƣợc với công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng những
kiến thức đã học vào thực hiện đề tài một cách có hiệu quả. Qua đó giúp sinh
viên nâng cao trình độ chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài là cơ sở để xác định thời điểm thu
hoạch thích hợp cho cây bí đỏ sinh trƣởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và


3

đảm bảo chất lƣợng. Thay đổi thành phần tập quán canh tác của nông dân tại
địa phƣơng. Tạo điều kiện phát triển tốt hơn về cây bí đỏ nói riêng và cây rau
có quả nói chung tại trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên từ đó mở rộng
sang các vùng lân cận


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã tạo ra rất nhiều các
loại giống mới ƣu việt hơn, kết hợp với trình độ thâm canh tiến bộ và khoa

học, đã giúp cho năng suất và phẩm chất cây trồng đƣợc tăng lên đáng kể.
Các giống mới đƣợc nghiên cứu ra ngày càng nhiều để nhằm phục vụ nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng. Các giống mới cho năng suất cao khi đƣợc thu hoạch
quả trong thời gian thích hợp, qua đó mỗi giống khác nhau thì thích hợp thu
hoạch quả trong thời gian các vụ khác nhau. Thời điểm thu hoạch quả có ảnh
hƣởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây trồng, khi một giống tốt
đƣợc thu hoạch quả trong một thời điểm thích hợp, các điều kiện thời tiết
thích hợp, sẽ giúp cây trồng ít bị sâu bệnh qua đó nâng cao đƣợc năng suất và
phẩm chất.
Bí đỏ là một loại cây tƣơng đối dễ trồng và chăm sóc, không kén đất,
cây có thể chịu đƣợc hạn tốt vì vậy trồng bí đỏ tƣơng đối dễ dàng. Nhƣng
muốn nâng cao năng suất và phát triển bí đỏ theo hƣớng hàng hóa, ngoài việc
giống tốt và kỹ thuật thâm canh hợp lý thì thời điểm thu hoạch quả là yếu tố
hết sức quan trọng.
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của bí đỏ
2.2.1. Nguồn gốc
Bí đỏ gồm 25 loài nhƣng phát triển phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới là các loài Cucurbita pepo và Cucurbita moschata, còn loài
Cucurbita maxima và Cucurbita mixta thích hợp ở vùng ôn đới có khí hậu
mát. Trong một thời gian dài, nguồn gốc của bí đỏ là chủ đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy, bí đỏ có nguồn


5

gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng: Loài
Cucurbita pepo phân bố rộng khắp ở các vùng bắc Mexico và Tây Nam Hoa
Kỳ từ 7000 năm trƣớc Công nguyên. Các loại bí hỗn hợp đã đƣợc ghi chép lại
ở các thời kỳ tiền Columbus. Loài Cucurbita moschata đã xuất hiện ở Mexico
và Peru từ hàng ngàn năm nay. Ở Peru các nhà khảo cổ đã tìm đƣợc các mẫu

hạt bí đỏ có niên đại 4000 năm trƣớc Công nguyên. Loài Cucurbita mixta
cũng đƣợc tìm thấy bởi các nhà khảo cổ khi khai quật ở Peru có niên đại
khoảng 1200 năm trƣớc Công nguyên [12]. Bí đỏ đƣợc những ngƣời dân ở
Bắc Mỹ thuần hóa trồng và sử dụng nhƣ một nguồn thức ăn chính. Đến thế kỷ
XVI, khi những ngƣời da trắng đến định cƣ và từ đó bí đỏ đƣợc chuyển qua
các nƣớc châu Âu và dần trở thành phổ biến nhƣ ngày nay. Một số tài liệu
khác cho rằng bí đỏ cũng nhƣ các cây bầu bí khác có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới châu Phi, châu Mỹ, Nam châu Á (Ấn Độ, Malacca, Nam Trung Quốc) do
vậy yêu cầu về nhiệt độ để sinh trƣởng và phát triển cao hơn các loại rau ăn
quả khác nhƣ cà chua...[6].
Ở nƣớc ta bí đỏ đƣợc trồng ở các tỉnh nhƣ: Hà Nội, Hải Dƣơng, Vĩnh
Phúc cho sản lƣợng khá lớn, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân ở các
tỉnh này. Do vậy, việc chọn bí đỏ làm nguyên liệu trong đề tài nghiên cứu này
sẽ góp phần làm tăng giá trị sử dụng của bí đỏ đồng thời tạo ra một sản phẩm,
thực phẩm mới đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng [2].
2.2.2. Phân loại bí đỏ
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dƣa hấu
(Citrullus), dƣa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí
ngô (Cucurbita), mƣớp (Luffa), mƣớp đắng (Momordica)… Bí đỏ hay
bí ngô

là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài Cucurbita

pepo, Cucurbita mixta, Cucurbitamaxima và Cucurbita moschata[8]. Họ
bầu bí là một trong những họ quan trọng nhất cung cấp thực phẩm trên thế


6

giới. Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với

hoa khá lớn và có màu sắc sặc sỡ [2].
Bộ bầu bí (Cucurbitales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh
hoa Hồng (Rosids) của thực vật 2 lá mầm thực sự (Eudicotyledoneae). Bộ
này chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới và một lƣợng rất ít tại khu vực
cận nhiệt đới và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân
gỗ còn chủ yếu lá cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trƣng đáng
chú ý của bộ bầu bí (Cucurbitales) là hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với
các cánh hoa nhọn và dày[9].Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhƣng cũng
có thể nhờ gió nhƣ các họ Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng
2.300 loài trong 7 họ và 129 chi [23]. Các họ lớn nhất là họ thu hải đƣờng
(Begoniaceae) với 1400 loài trong 2-3 chi và họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với
285-845 loài trong 118 chi [10].
Các họ lớn của bầu bí (Cucurbitales) chứa một số loài có tầm quan
trọng kinh tế, đặc biệt là họ bầu bí (Cucurbitaceae). Họ bầu bí chủ yếu là thực
vật thân thảo bao gồm khoảng 120 chi và 1.000 loài, ở Việt Nam có 53 loài
[16]. Đặc trƣng của họ bầu bí là thân có tua cuốn, lá mọc cách và thƣờng có
hình dạng chân vịt hoặc xẻ thùy. Hoa có 5 cánh đối xứng tỏa tia và gần nhƣ
đơn tính. Có một bao hoa kéo dài và đính trên bầu.Quả là loại quả mọng.
Trong họ bầu bí một số loài chƣa đƣợc biết đến nhiều nhƣ bầu (Lagenaria
siceraria), bí ngô (chiCucurbita), mƣớp (chi Luffa), dƣa hấu (Citrullus
vulgaris), dƣa vàng Cucumis melo) và dƣa chuột (Cucumis sativus). Họ thu
hải đƣờng (Begoniaceae) đƣợc biết đến vì có trên 130 loài đƣợc trồng làm
cảnh [9].Hệ thống phân loại thực vật của Angiosperm Phylogeny Group
(APG) đƣợc các nhà thực vật học sử dụng rộng rãi và đã đƣợc cập nhật thành
APG II năm 2003 để thêm vào các nghiên cứu gần đây.Hệ thống phân loại


7

APG II đã phân loại bầu bí thành 7 họ khác nhau. Dƣới đây là phân loại bộ

bầu bí đƣợc lấy theo APG II:

Anisophylleaceae

Corynocarpaceae

Coriariaceae

Cucurbitaceae

Tetramelaceae

Datiscaceae

Begonniaceae
Hình 2.1.Sơ đồ phân loại bộ bầu bí
Họ bất đẳng diệp (Anisophylleaceae): Khoảng 34 loài trong 4 chi, họ
này chứa các loài cây từ cây bụi tới các cây gỗ kích thƣớc trung bình hoặc
tƣơng đối lớn, sinh sống trong các vùng rừng nhiệt đới ẩm ƣớt và đầm lầy.
Các lá với gân lá hình chân vịt với kết cấu nhƣ da, mép lá nguyên, thƣờng là
bất đối xứng ở phần gốc lá, vì thế mà có tên gọi bất đẳng diệp.Chúng hoặc có
các lá kèm nhỏ hoặc không có.Các lá mọc so le; xoắn hoặc xếp thành 2 dãy.
Các cặp lá có thể khác biệt rõ nét về kích thƣớc hay hình dáng. Các hoa
nhỏ,đều và thuộc dạng chia 3 tới 5 phần. Chúng thƣờng kết hợp lại thành tổ
hợp


8

chum hay cành hoa ở nách lá. Hoa chủ yếu là đơn tính cùng gốc, ngoại trừ chi

Combretocarpus có hoa lƣỡng tính (hoa hoàn hảo). Bầu nhụy hạ, 3 tới 4 ngăn,
phát triển thành quả hạch hay quả cánh ở chi Combretocarpus thƣờng với 1
hạt, nhƣng ở chi Poga là 3-4 hạt. Phân bổ tại khu vực miền bắc Nam Mỹ,
Trung Phi, miền nam Ấn Độ, Malaysia và Indonesia [9].
Họ thu hải đƣờng (Begoniaceae): Họ này có khoảng 1400 loài sinh
sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phân bổ chủ yếu ở Trung Mỹ,
Nam Mỹ, châu Phi (khu vực Sahara), Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
Họ mã tang (Coriariaceae): Họ này gồm khoảng 5-24 loài trong 1 chi.
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, phân bổ rời rạc trong khu vực ôn đới ấm trên thế
giới, lá của chúng là dạng lá đơn, mọc đối thành vòng xoắn, dài 2-9 cm,
không có lá kèm. Hoa mọc thành cụm hoa, dạng cành, dài 2-30cm, mỗi hoa
đơn lẻ nhỏ, màu ánh lục, với 5 cánh hoa.Quả là dạng quả mọng nhỏ màu đen
bóng (đôi khi màu vàng hay đỏ), rất độc ở vài loài. Phân bố chủ yếu tại các
đảo nam Thái Bình Dƣơng, bán đảo Iberia, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản,
Trung và Nam Mỹ, dọc theo dãy Andes [9].
Họ Corynocarpaceae: Khoảng 6 loài trong 1 chi, phân bổ tại Papua New
Guinea, hạn chế ở miền đông Australia.
Họ bầu bí (Cucurbitaceae): Phân bổ rộng khắp trên thế giới tuy nhiên
tập trung chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và ôn đới.
Họ tục đoạn (Datiscaceae): Với chỉ 2 loài trong 1 chi Datisca, họ này là các
loài cây thân thảo mảnh dẻ, không lông, với các lá mọc so le, dạng lá kép
lông chim, mép lá có khía răng cƣa. Các loài này là dạng đơn tính khác gốc
(dioecious) hay dạng có hoa đực + lƣỡng tính (androdioecious). Bao hoa
dạnglá đài 3-9, đài hoa: 3-9 (hoa đực) hay 3-8 (hoa cái + lƣỡng tính). Bộ nhị
3-5
(hoa lƣỡng tính) hoặc 8-25 (hoa đực).Bộ nhụy dạng quả tụ, 3-5 lá noãn.Bầu
nhụy 1 ngăn.Quả nang nẻ ra, không cùi thịt, chứa 30-100 hạt.Phân bổ tây nam


9


Hoa Kỳ, Kavkaz, Trung Á [9].
Họ thung (Tetramwlaceae): Hai loài trong 2 chi, phân bổ Đông Nam Á
và Papua New Guinea.
2.2.3. Một số đặc tính sinh vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây bí đỏ
2.2.3.1. Đặc tính thực vật học
- Rễ bí đỏ
Hệ thống rễ của bí đỏ phát triển rất mạnh. Rễ chính có thể ăn sâu tới
2m, khả năng tái sinh của rễ chính kém. Rễ phụ ăn lan rộng và phát triển
mạnh ở tầng đất mặt, rễ phụ có khả năng ăn rộng tới 6 mét đƣờng kính. Cây
có nhiều rễ bất định đƣợc mọc ra ở các đốt trên thân. Do có hệ thống rễ phát
triển mạnh nên bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên lại chịu úng kém.
Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn [17].
- Thân bí đỏ
Thân leo hoặc bò có tua cuốn, thân dài từ 2-10m. Độ dài ngắn, tròn hay
có gốc cạnh của thân tùy thuộc vào đặc điểm của giống.Thân có khả năng ra
rễ bất định ở đốt.Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân.Thân mọc chậm ở giai
đoạn đầu khoảng ba tuần sau khi gieo.Bên trong thân rỗng và xốp, bên ngoài
thân có nhiều lông tơ.Các nhánh đƣợc sinh ra từ đốt trên thân.Các lóng trên
thân phát triển rất nhanh [3].
- Lá bí đỏ
Lá mầm to có dạng hình trứng.Trong điều kiện chăm sóc tốt, các lá
mầm có thể kéo dài tuổi thọ đến hết thời gian sinh trƣởng của cây. Lá đơn,
mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay góc cạnh, có xẻ thùy sâu hay
nông tùy giống, màu xanh hoặc lốm đốm trắng… Diện tích mặt lá lớn nên có
khả năng quang hợp mạnh.Trên bề mặt lá có nhiều lông tơ bao phủ nên hạn
chế khả năng tiêu thụ nƣớc [17].


10



11

- Hoa bí đỏ
Hoa đơn tính cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Số
lƣợng hoa đực nhiều hơn hoa cái từ 10-30 lần. Hoa nằm đơn độc ở nách lá.
Hoa có cánh màu vàng đậm, có bầu noãn hạ, cuống hoa dài, phần lớn hoa nở
vào buổi sáng. Quả phát triển nhanh sau khi hoa cái nở.Khi nở hoa hƣớng lên
trên nhƣng quả phát triển hƣớng xuống.Trong điều kiện khí hậu không thuận
lợi cây sinh ra hoa lƣỡng tính hoặc hoa đực bất thụ[3].
- Quả bí đỏ
Quả bí đỏ thuộc loại phì quả, có 3 tâm bì. Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc
quả thay đổi tùy thuộc theo giống. Đặc điểm của cuống quả là một đặc tính dùng
để phân biệt các loài bí trồng.Cuống quả mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy
cuống phình hay không.Vỏ trái cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc vỏ
trái thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng.Hình dạng quả rất thay đổi từ tròn,
oval tới dài.Thịt quả dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tƣơi.Quả càng to thì
ruột quả càng nhiều. Ruột chứa nhiều hạt nằm ở giữa quả [10]
- Hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ đƣợc hình thành bên trong giữa quả do quá trình thụ phấn thụ
tinh của hoa đực và hoa cái. Hạt bí đỏ có hình dạng dẹt, hơi dài, một đầu nhọn
và một đầu tròn.Kích thƣớc hạt từ 5-12mm. Trong một quả có thể chứa 500600 hạt.Hạt chứa nhiều chất béo nên rất dễ mất sức nảy mầm. Một số loại bí
trong hạt chứa chất cucurbitacin[17].
Khi tiến hành phân tích các thành phần trong hạt bí đỏ ngƣời ta thấy
trong hạt bí đỏ chứa nhiều vitamin và chất khoáng kể cả kẽm, cùng những
amino acid cần thiết nhƣ alanin, glycin, glutamin có thể giảm bớt các triệu
chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ dùng để chế tạo một loại dầu
chứa nhiều carotenoid nhƣ beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein là
những chất tiền vitamin. Các carotenoid là những chất chống oxy hóa mạnh



12

giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa, suy nhƣợc cơ thể, đục thủy
tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thƣ.Một số thành phần trong
hạt bí đỏ:
Magnesium: Góp phần vào việc khoáng hóa xƣơng, cấu trúc protein,
gia tăng tác động biến dƣỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền
luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.
Acid linoleique (omega 6): Một acid béo cần thiết mà ngƣời ta phải
đƣợc cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn
nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.
Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập
hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng
cƣờng khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.
Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xƣơng, là thành phần
của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo ADN, là thành phần của
các phospholipid, dùng trong việc chuyển vận năng lƣợng và cấu tạo nên
thăng bằng acid-baze của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp phần
làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Kẽm: Tham gia vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di
truyền, mau lành vết thƣơng, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trƣởng
của thai nhi.
2.2.3.2. Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ
- Thời kỳ nảy mầm
Là thời kỳ từ khi gieo hạt đến khi có hai lá mầm.Nhiệt độ thích hợp cho
hạt nảy mầm là từ 25-300C.Bí đỏ có khả năng nảy mầm mạnh[1].
- Thời kỳ cây con
Là thời kỳ khi cây đƣợc hai lá mầm đến khi cây xuất hiện 4-5 lá

thật.Thời kỳ này thân lá tăng trƣởng chậm, lóng ngắn, lá nhỏ, chƣa phân


13

cành.Rễ phát triển mạnh theo chiều sâu và chiều rộng, đặc biệt là rễ phụ phát
triển mạnh. Thời kỳ này cần vun gốc, bón thúc, tƣới nƣớc để giữ độ ẩm cho
cây sinh trƣởng và kích thích ra rễ [2].
- Thời kỳ tăng trưởng
Là thời kỳ khi cây đƣợc 4-5 lá đến khi ra hoa. Ở thời kỳ này thân
chuyển sang dạng bò, phát triển nhanh, tốc độ ra lá nhanh, kích thƣớc lá lớn.
Hoa đực nhiều, hoa cái đầu tiên xuất hiện.Cũng có nhiều giống hoa cái xuất
hiện trƣớc hoặc cùng với hoa đực.Ở thời kỳ này bộ rễ phát triển nhanh hơn
thân lá nên rất dễ xảy ra hiện tƣợng lốp, khi đó cây sinh trƣởng mất cân đối,
thân lá nhiều, hoa và quả ít. Vậy nên cần chăm sóc đúng kỹ thuật [1] .
- Thời kỳ ra hoa, kết quả
Thời kỳ ra hoa và đậu quả ở bí đỏ khá tập trung. Thân, lá, rễ phát triển
tối đa. Thân vƣợt hơn rễ và cho quả lứa đầu.Đây là thời kỳ mà cây yêu cầu
nhiều nƣớc và dinh dƣỡng nhất.Vậy nên việc giữ đƣợc độ ẩm và cung cấp đủ
dinh dƣỡng có vai trò quyết định đến năng suất[11].
- Thời kỳ già cỗi
Thời kỳ này sinh trƣởng về thân, lá giảm mạnh, cây tàn. Thời kỳ này cây
vẫn tiếp tục ra hoa, quả nhƣng ít và bị dị dạng nhiều, chất lƣợng thấp.Nếu chăm
sóc tốt có thể kéo dài đƣợc tuổi thọ lá và quả ra sau cũng ít bị dị dạng hơn [1].
2.2.3.3. Điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở
đồng bằng cho đến cao nguyên có độ cao 1.500m.Cây bí đỏ sinh trƣởng ở giới
hạn nhiệt độ 10-400C.Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trƣởng và phát triển là
28-300 C. Nhiệt độ và độ dài ngày đều ảnh hƣởng đến sự hình thành tỉ lệ hoa

đực và cái trên cây.Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn thì hoa cái


14

ra càng nhiều.Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực
[11].
- Ánh sáng
Cây bí đỏ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn 10-12 giờ chiếu sáng trong
ngày. Cây sinh trƣởng tốt trong điều kiện cƣờng độ chiếu sáng mạnh. Quang
chu kỳ ngắn kết hợp với cƣờng độ ánh sáng mạnh thúc đẩy ra hoa cái nhiều,
tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao. Trời mƣa nhiều, âm u, thiếu
ánh nắng cây sẽ sinh trƣởng kém, ít đậu quả, dễ nhiễm sâu bệnh [2].
- Nước
Cây yêu cầu nhiều nƣớc vì có bộ lá to và nhiều lá.Ẩm độ đất 70-80% là
thích hợp.Ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát sinh bệnh
trên lá. Cây bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, ƣa khô nhƣng nếu khô hạn quá dễ
bị rụng hoa và quả non. Cây bí đỏ thuộc nhóm hút nƣớc mạnh, tiêu hao ít
[15].
- Đất và dinh dưỡng
Cây không kén đất nhƣng đòi hỏi phải thoát nƣớc tốt, vì cây chịu úng
kém nhƣng chịu khô hạn tốt.Khả năng thích nghi rộng, trồng đƣợc cả trên đất
bãi và đất trồng cây màu khác.Yêu cầu đất tơi xốp và có tầng canh tác sâu.
Thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ. Độ pH thích hợp nhất cho cây bí đỏ
phát triển là 5,5-6,6. Nếu thiếu hụt canxi trong các bộ phận của cây sẽ là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tƣợng quả non bị thối.Tuy nhiên so với các
loại cây họ bầu bí thì bí đỏ có thể chịu đƣợc pH thấp hơn. Bí đỏ sinh trƣởng
mạnh, ở giai đoạn từ khi bắt đầu ngả ngọn đến khi đậu quả: Thân lá phát triển
nhanh, có nhiều ngọn nhánh, nụ ra nhiều và tập trung, tỷ lệ đậu quả cao. Ít bị
sâu bệnh phá hoại.Cây yêu cầu nhiều dinh dƣỡng và nƣớc, nhất là ở giai đoạn

ra hoa rộ và đậu quả[15].


15

2.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí đỏ trên thế giới
2.3.1.1.Tình hình nghiên cứu bí đỏ trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các loại giống bí khác nhau, mỗi
giống bí đều có các ƣu điểm vƣợt trội.
- Bí đỏ Nhật.Là giống F1 nên cây sinh trƣởng phát triển khỏe, kháng
bệnh virus rất tốt, trồng đƣợc quanh năm. Năng suất rất cao, 4-5 quả/cây, quả
nặng 1,5-1,8 kg. Quả đặc ruột, thịt dày, có đồng đều cao. Chất lƣợng ăn ngon.
Thu hoạch sau gieo 80-85 ngày. Tiềm năng năng suất 30-35 tấn/ha [17].
- Bí đỏ lai F1 Va.999:Bí đỏ có màu vàng , trái tròn dẹt, ăn rất dẻo. Cây
bí lai sẽ có sức sinh trƣởng và phát triển mãnh liệt, chống chịu cao hơn với
điều kiện môi trƣờng bên ngoài, dễ dàng thích nghi và cho năng suất cao.
Chất lƣợng hƣơng vị của bí sẽ thơm ngon đậm đà , màu sắc bắt mắt hấp dẫn.
- Bí khổng lồ BIG F1. Có nguồn gốc từ đất nƣớc Hà Lan, thời gian thu
hoạch từ 90-150 ngày sau trồng, cây sinh trƣởng khỏe, trái khổng lồ (2040kg)[19].
-

Giống bí rợ thái lan F1 TN-151. Sinh trƣởng mạnh, kháng bệnh tốt,

khả năng đậu trái tốt. Trái tròn có khía, da láng, màu xanh có đốm vàng rơm.
Thịt dày màu vàng đậm, ăn ngon, dẻo. Thời gian bắt đầu thu hoạch: 85-90
ngày sau khi gieo. Một cây cho 1-2 trái. Trái nặng 4-6kg[20].
Một nghiên cứu về yêu cầu về nhiệt độ đối với cây bí đỏ cho thấy, nhiệt
độ yêu cầu để hạt nảy mầm tối thiểu là 100C và tối ƣu là 21-350C.Ở nhiệt độ
150C thì phải mất khoảng 15 ngày để hạt nảy mầm, trong khi nhiệt độ tối ƣu

thì chỉ khoảng 4-5 ngày. Trong giai đoạn tăng trƣởng thân lá thì nhiệt độ ban
ngày tối ƣu để cây bí đỏ sinh trƣởng là từ 24-300C và ban đêm là 15–180C.
Giai đoan ra hoa thì nhiệt độ tối thiểu là từ 12-150C và tối đa là 400C.Ngoài


16

khoảng nhiệt độ trên cùng với thời gian nhiệt độ kéo dài ngƣời ta thấy có sự
thay đổi tỷ lệ giữa hoa đực và hoa cái, khả năng đậu quả kém[10].
Các mẫu giống bí lai đƣợc lấy ở các giai đoạn 28, 42, 56, 70, 84, 98
ngày sau gieo để xác định khối lƣợng của lá, thân, hoa, quả, gốc rễ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự tăng trƣởng chậm cho tới giai đoạn 56 ngày sau gieo,
sau đó khả năng tăng trƣởng nhanh và đƣợc tăng cƣờng vào cuối chu kỳ.
Lƣợng vật chất khô đƣợc tích lũy cao nhất ở thời kỳ 89 ngày sau gieo và đạt
1.657,92 g/cây. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quả tích lũy vật chất khô
nhiều hơn tất cả các bộ phận khác.Việc tích lũy chất dinh dƣỡng giảm trong
giai đoạn đầu đến 42 ngày sau gieo, sau đó các chất dinh dƣỡng bắt đầu đƣợc
tích lũy dần. Ở các bộ phận của cây, kali là chất đƣợc hấp thu nhiều nhất, tiếp
theo là nitơ và canxi. Thứ tự các chất dinh dƣỡng đƣợc tích lũy là
K>N>Ca>P>Mg>S và các chất vi lƣợng là F>Mn>Zn>Cu. Thời điểm thu
hoạch 98 ngày sau gieo: 69% vật chất khô tích lũy trong quả, 19% trong lá,
8% trong thân cây, 4% trong hoa và rễ. Các chất N, K, S, và Cu tích lũy nhiều
hơn ở trong quả, trong khi các chất P, Ca, Mg, Zn, Fe, và Mn tập trung ở các
cơ quan sinh dƣỡng[2].
2.3.1.2. Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới
Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới đƣợc thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ trên thế giới
giai đoạn 2012 - 2014
Năm


Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2012

1.778,499

136,576

2.428,960

2013

1.814,337

137,471

24.941,869

2014


2.004,058

125,729

25.196,723

Nguồn: FAOSTAT, 2017[7]


17

Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng bí đỏ trên thế giới có sự biến động qua
các năm. Nhìn chung từ năm 2012 đến năm 2014, diện tích trồng bí đỏ trên
thế giới có xu hƣớng tăng. Năm 2014, diện tích trồng bí đỏ là cao nhất
trong 3 năm, đạt 2.004,058 nghìn ha.
Về năng suất: năm 2013 có năng suất cao nhất trong 3 năm, đạt
137,471 tạ/ha. Năm 2014, năng suất thấp nhất (125,729 tạ/ha) và giảm 11,679
tạ/ha so với năm 2013.
Về sản lƣợng: từ năm 2012 đến năm 2014, sản lƣợng bí đỏ trên thế giới
có xu hƣớng tăng. Năm 2014, sản lƣợng bí đỏ là cao nhất trong 3 năm, đạt
25.196,723 nghìn tấn
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của các châu lục
trên thế giới giai đoạn 2012 - 2014
Châu lục

Châu Á

Châu Âu


Châu Phi

Châu Mỹ
Châu Đại
Dƣơng

Năm
2012
2013
DT (nghì ha)
1.423,52
1.151,727
NS (tạ/ha)
137,774
138,693
SL (nghìn tấn)
15.738,606 15.973,679
DT (nghìn ha)
1.364,60
1.677,10
NS (tạ/ha)
244,561
232,457
SL (nghìn tấn)
3.396,376
3.898,540
DT (nghìn ha)
2.878,48
2.861,20
NS (tạ/ha)

71,513
70,739
SL (nghìn tấn)
2.058,480
2.023,976
DT (nghìn ha)
1.948,47
1.921,71
NS (tạ/ha)
147,247
143,562
SL (nghìn tấn)
2.869,064
2.758,833
DT ( nghìn ha)
1.699,2
1.660,9
NS (tạ/ha)
168,636
172,699
SL (nghìn tấn)
2.865,43
2.868,41
(Nguồn: FAOSTAT, 2017[7])
Chỉ tiêu

2014
1.339,973
119,967
16.075,283

1.705,88
231,495
3.949,035
2.895,88
67,698
1.960,458
1.877,82
155,692
2.923,611
1.612,6
178,803
2.883,35


×