Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu sử dụng một số thuốc trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau cải bắp tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THẾ

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU THẢO MỘC TRONG SẢN XUẤT
RAU CẢI BẮP TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THẾ

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU THẢO MỘC TRONG SẢN XUẤT
RAU CẢI BẮP TẠI PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các
thông tin trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc trích dẫn. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tác giả

Nguyễn Văn Thế


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Đào tạo
Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Quản lý Đào tạo sau
đại học, các cán bộ & giáo viên Khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông Lâm đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Bùi Lan Anh - người
giáo viên tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian
định hướng và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy Ban nhân dân huyện Đoan Hùng và
Phòng Nông nghiệp huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi tiến hành thực hiện đề tài.
Xin gửi tấm lòng tri ân tới Gia đình của tôi. Những người thân yêu trong Gia
đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn
dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Thế


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .......................................................................... 3
2.1. Mục tiêu...................................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây rau .................................................. 7
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau ................................................................ 7
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây rau ....................................................................... 8
1.3. Tổng quan tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam................... 10
1.3.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ...................................................... 10

1.3.2. Tình hình sản xuất rau ở châu Á và Việt Nam...................................... 12
1.4. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................. 15
1.4.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới ........... 15
1.4.2. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở châu Á và Việt Nam
năm 2014 .............................................................................................. 16


iv

1.5. Tình hình nghiên cứu, sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng
trừ dịch hại cây trồng trên thế giới và Việt Nam ................................ 18
1.5.1. Một số nghiên cứu về thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật trên thế giới ......18
1.5.2. Một số nghiên cứu về thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật ở Việt Nam.......22
1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu sâu hại rau trên thế giới và Việt Nam ...... 25
1.6.1. Sâu tơ (Plutella maculipennis Curtis) (Còn gọi sâu nhảy dù, sâu
kén mỏng) ........................................................................................... 25
1.6.2. Rệp hại rau (Brevicoryne brassicae L.)................................................. 27
1.6.4. Bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta vitata Fabr)......................................... 29
1.6.5. Sâu khoang (Sâu keo) Spodoptera litura Fabicius ................................ 31
1.7. Nhận xét và bài học kinh nghiệm từ tổng quan tài liệu ........................... 33
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 35
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 36
2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất rau, tình hình sử dụng thuốc
BVTV trên rau tại Phú Thọ; ............................................................... 36
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc thảo mộc đến sinh
trưởng của rau cải bắp vụ đông xuân 2016 ......................................... 36
2.2.3. Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện, diễn biến sâu hại rau
cải bắp và hiệu quả của thuốc thảo mộc trong phòng chúng trên

rau cải bắp vụ đông xuân 2016 ........................................................... 36
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc thảo mộc đến năng suất
và các yếu tố cấu thành năng suất rau cải bắp vụ đông xuân 2016 ........... 36
2.2.5. Xây dựng mô hình ứng dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong sản
xuất rau cải bắp tai Phú Thọ ............................................................... 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.3.1. Tình hình sản xuất rau và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trên rau tại Phú Thọ............................................................................. 36


v

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu thảo mộc
đến sinh trưởng ................................................................................... 38
2.3.3. Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện, diễn biến sâu hại rau
cải bắp và hiệu quả của thuốc thảo mộc trong phòng chúng trên
rau cải bắp vụ đông xuân 2016 ........................................................... 40
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu thảo mộc
đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................ 42
2.3.5. Xây dựng mô hình ứng dụng một số thuốc trừ sâu thảo mộc trong
sản xuất rau cải bắp ............................................................................. 43
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 44
2.4.1. Thời gian ............................................................................................... 44
2.4.2. Địa điểm ................................................................................................ 44
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 45
3.1. Tình hình sản xuất rau và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trừ sâu trên rau tại Phú Thọ................................................................. 45
3.1.1. Tình hình sản xuất rau tại Phú Thọ ....................................................... 45
3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên rau tại Phú Thọ ............ 46

3.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu thảo mộc đến sinh trưởng của rau cải bắp........ 52
3.2.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng một số thuốc trừ sâu thảo mộc đến
thời gian sinh trưởng của rau cải bắp .................................................. 53
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu thảo mộc đến khả năng ra
lá và đường kính tán rau bắp cải ......................................................... 56
3.3. Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện, diễn biến sâu hại rau cải
bắp và hiệu quả của thuốc thảo mộc trong phòng chúng trên rau
cải bắp vụ đông xuân 2016 tại Phú Thọ.............................................. 59
3.3.1. Thành phần, tần suất xuất hiện các loài sâu hại trên rau tại Phú Thọ ........ 59
3.3.2. Diễn biến sâu hại chính trên rau tại Phú Thọ ........................................ 62


vi

3.3.3. Nghiên cứu hiệu quả của thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng trừ
sâu hại cải bắp vụ đông xuân 2016 tại Phú Thọ ................................. 68
3.3.3. Hiệu quả của thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng trừ sâu khoang ...... 71
3.3.4. Hiệu quả của thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng trừ bọ nhảy ............ 73
3.3.5. Hiệu quả của thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng trừ rệp.................... 75
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu thảo mộc đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất rau cải bắp ......................................... 77
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
đến khối lượng trung bình bắp ............................................................ 77
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
đến tỷ lệ cuốn bắp của rau cải bắp ...................................................... 79
3.5. Mô hình ứng dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau cải bắp
tại Phú Thọ .......................................................................................... 81
3.5.1. Hiệu quả phòng trừ sâu hại rau cải bắp ở các mô hình ......................... 82
3.5.2. Năng suất bắp cải ở các mô hình .......................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 85

1. Kết luận ....................................................................................................... 85
2. Đề nghị ........................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT = Bộ NNPTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

DT

Diện tích

Đ/C

Đối chứng

ĐXS


Đông xuân sớm

ĐXCV

Đông xuân chính vụ

ĐXM

Đông xuân mộn

FAO (Food and Agriculture

Tổ chức lương thực thế giới

Organization of the United Nations)
FAOSTAT (The Food and

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của

Agriculture Organization Corporate

Liên Hợp Quốc (Tổ chức Nông lương thế

Statistical Database)

giới của Liên Hợp Quốc)

LNL

Lần nhắc lại


LSD (Least significant difference)

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

SL

Sản lượng

NS

Năng suất

QĐ-BNN

Quyết định của Bộ Nông nghiệp

TB

Trung bình

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TN

Thí nghiệm

TV


Thực vật

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.

Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm ............................... 11
Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm ................................... 12
Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á và Việt Nam năm 2014 ..... 14
Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới
qua các năm ......................................................................................... 16

Bảng 1.6.
Bảng 3.1.

Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở châu Á và
Việt Nam năm 2014 ............................................................................ 17
Diện tích rau của tỉnh Phú Thọ năm 2016........................................... 45

Bảng 3.2.


Tình hình sử dụng hóa chất BVTV cho rau tại Phú Thọ .................... 47

Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Dư lượng thuốc BVTV trên rau tại Phú Thọ....................................... 48
Hàm lượng NO3- trong sản phẩm rau sản xuất tại Phú Thọ năm 2016 ..... 49

Bảng 3.5.

Hàm lượng Pb trong sản phẩm rau thương phẩm tại Phú Thọ

Bảng 3.6.
Bảng 3.7.

năm 2016 ............................................................................................. 50
Hàm lượng As trong sản phẩm rau sản xuất tại Phú Thọ năm 2016 ........ 51
Ảnh hưởng của dung dịch ngâm thực vật và chế phẩm thảo mộc

Bảng 3.8.

đến thời gian sinh trưởng của rau cải bắp ........................................... 53
Ảnh hưởng của dung dịch ngâm thực vật và chế phẩm thảo mộc
đến khả năng ra lá và đường kính tán bắp cải ..................................... 56

Bảng 3.12.
Bảng 3.13.

Thành phần, mức độ phổ biến và phổ ký chủ của sâu hại rau họ

hoa thập tự ........................................................................................... 61
Mật độ sâu hại trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển của rau
cải bắp .................................................................................................. 67
Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Thí nghiệm ngoài
đồng ruộng) ......................................................................................... 68
Hiệu lực phòng trừ sâu tơ (Thí nghiệm ngoài đồng ruộng) ................ 70
Hiệu lực phòng trừ sâu khoang ........................................................... 72

Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Hiệu lực tiêu diệt bọ nhảy ................................................................... 74
Hiệu lực phòng trừ rệp ........................................................................ 76
Khối lượng trung bình bắp .................................................................. 78
Tỷ lệ cuốn bắp ..................................................................................... 79

Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.

Năng suất cải bắp ................................................................................ 80
Hiệu quả phòng trừ sâu hại rau cải bắp ở các mô hình thử nghiệm ......... 82
Năng suất bắp cải ở các mô hình ......................................................... 83

Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 3.15.
Hình 3.16.
Hình 3.17.
Hình 3.18.
Hình 3.14.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu thảo
mộc đến sinh trưởng của rau cải bắp ..................................................... 39
Sơ đồ chọn điểm điều tra ....................................................................... 40

Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu hại rau cải bắp ......... 42
Thời gian từ trồng đến trải lá của rau cải bắp vụ Đông xuân năm
2016 tại Phú Thọ ................................................................................... 54
Thời gian từ trồng đến cuốn của rau cải bắp vụ Đông xuân năm
2016 tại Phú Thọ ................................................................................... 54
Thời gian từ trồng đến cuốn trung bình của các công thức thí
nghiệm trong các thời vụ khác nhau...................................................... 55
Thời gian từ trồng đến thu hoạch của rau cải bắp vụ Đông xuân
năm 2016 tại Phú Thọ............................................................................ 55
Thời gian từ trồng đến thu hoạch trung bình của các công thức thí
nghiệm trong các thời vụ khác nhau...................................................... 56
Số lá/cây trung bình của các công thức thí nghiệm trong các thời
vụ khác nhau .......................................................................................... 57
Số lá/cây trung bình của các công thức phun thuốc trừ sâu thảo
mộc ở các thời vụ khác nhau ................................................................. 57
Đường kính tán trung bình của rau cải bắp ở công thức thí nghiệm
phun thuốc trừ sâu thảo mộc trong các thời vụ khác nhau .................... 59
Diễn biến mật độ sâu hại qua các kỳ điều tra ở vụ Đông xuân sớm 2016 .... 63
Diễn biến mật độ sâu hại qua các kỳ điều tra ở vụ Đông Xuân
chính vụ ................................................................................................. 63
Diễn biến mật độ sâu hại qua các kỳ điều tra ở vụ Đông Xuân
muộn 2016 - 2017 .................................................................................. 64
Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng sau phun 5 ngày................... 69
Hiệu lực phòng trừ sâu tơ sau phun 5 ngày ........................................... 71
Hiệu lực phòng trừ sâu khoang sau phun 5 ngày .................................. 73
Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sau phun 5 ngày........................................ 75
Hiệu lực phòng trừ rệp sau phun 5 ngày ............................................... 76
Khối lượng TB bắp của các công thức phun thuốc trừ sâu thảo mộc ....... 79
Tỷ lệ cuốn TB của rau cải bắp ở các thời vụ khác nhau ....................... 80
Năng suất trung bình của cải bắp ở các công thức phun thuốc trừ

sâu thảo mộc .......................................................................................... 81


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi
người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã
được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực
trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Hiện nay, nghề trồng rau ở nước ta
với xu thế là một nền sản xuất thâm canh, cùng với mức gia tăng về diện tích, tăng
vụ, tăng năng suất, sản lượng, chủng loại rau phong phú thì việc gia tăng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học trên rau trở lên ngày càng quan trọng. Thuốc
BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh, ngăn
chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm năng suất cây trồng,
giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân.
Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV hóa học trong sản
xuất có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại, điều này để lại những hậu
quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng rau, cũng như môi trường đất, nước, hệ
sinh thái nông nghiệp, trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sứ khỏe con người. Hiện
nay, xã hội phát triển, chất lượng cuộ sống càng được nâng cao, vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm càng trở thành vấn đề được các cấp chính quyền và nhân dân quan
tâm. Sản phẩm nông nghiệp “sạch“ ngày càng được ưa chuộng và sản phẩm “sạch“
có xu hướng trở thành tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, do tầm quan trọng của
rau xanh trong đời sống hàng ngày, sản phẩm rau “sạch“ càng được người dân quan
tâm nhiều hơn.
Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất rau là phải làm sao hạn chế
được dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm. Việc áp dụng những nguyên tắc sử
dụng thuốc BVTV trong sản xuất đã phần nào giảm thiểu được tình trạng trên. Tuy

nhiên do cây rau là cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn, việc đảm bảo thời gian
cách ly khi sử dụng thuốc BVTV hóa học trở lên khó thực hiện. Ở một số nước phát
triển, người ta nghiên cứu và đã áp dụng một số mô hình nông nghiệp bền vững, sử
dụng thiên địch để khống chế dịch hại, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây
trồng, ở Việt Nam, người nông dân ở miền xuôi, các quận, huyện gần khu đô thị


2

không áp dụng biện pháp phòng trừ sâu (Brevicoryne brasicae và Myzus persicae)
hại rau họ hoa thập tự như trên, theo họ thuốc hóa học vừa rẻ tiền hơn so với các
chế phẩm sinh học và thiên địch, lại vừa có hiệu quả cao và nhanh. Việc sử dụng
thiên địch để phòng trừ sâu ở nước ta hiện nay có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu,
nhưng việc ứng dụng vào thực tế sản xuất thì còn nhiều hạn chế, vì phần lớn nông
dân không chấp nhận do giá thành thiên địch quá cao. Mặt khác, việc sử dụng thiên
địch trong phòng trừ sâu hại rau nói chung, sâu (Brevicoryne brasicae và Myzus
persicae) nói riêng chỉ phát huy được hiệu quả khi tất cả các ruộng sản xuất rau
cùng áp dụng biện pháp này hay các biện pháp sinh học khác và tuyệt đối không
được sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Như vậy, biện pháp này chỉ áp dụng được ở
Việt Nam khi Chính Phủ có chính sách hỗ trợ nông dân để họ đồng tâm nhất trí áp
dụng. Đồng thời, các viện nghiên cứu và các cơ quan chuyên sâu phải nghiên cứu
được quy trình nhân nuôi, sản xuất thiên địch theo dây truyền công nghiệp để vừa
giảm giá thành, vừa sản xuất được với số lượng lớn.
Còn đối với nông dân là các dân tộc thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, có
điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá, giao thông đi lại vất vả, cho nên cuộc sống
của họ chủ yếu là tự cung tự cấp. Song, chính cuộc sống đó đã gắn bó họ với tự
nhiên, họ có những kinh nghiệm, những hiểu biết rất tốt về môi trường xung quanh,
họ biết khai thác và sử dụng thiên nhiên để phục vụ cho sự tồn tại, phát triển ổn
định cuộc sống của mình như: Dùng các loài thực vật (củ ấu tàu, quả bồ kết, lá
vông, gừng, lá rận trâu,...) để chữa bệnh cho người và gia súc; dùng quả thàn mát,

bồ hòn, mã tiền, sừng dê, thiên thông... để phòng trừ các loài sâu, bệnh hại cây
trồng. Với biện pháp đơn giản, dễ làm này, họ đã chủ động trong việc bảo vệ cây
trồng trước các loài dịch hại; đồng thời an toàn đối với con người và không gây ô
nhiễm môi trường.
Xuất phát từ thực tế đó, để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thực vật đa dạng, phong phú ở Việt Nam và kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc
miền núi trong việc phòng trừ dịch hại cây trồng nói chung và sâu hại cải nói riêng,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số thuốc trừ sâu
thảo mộc trong sản xuất rau cải bắp tại Phú Thọ“ từ đó phát huy tích cực kiến


3

thức bản địa và có sự kết hợp với những kiến thức khoa học sẽ góp phần quan trọng
trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thực vật trong việc quản lý dịch hại cây
trồng; đồng thời an toàn với con người và không gây ô nhiễm môi trường.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định được loại thuốc trừ sâu thảo mộc có hiệu quả cao trong phòng trừ
các loại dịch hại để sử dụng trong sản xuất rau cải bắp.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá tình hình, diễn biến sâu bệnh hại trên rau tại Phú Thọ
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây rau tại Phú Thọ
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc và
dung dịch ngâm gừng, tỏi, ớt.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của rau cải bắp giống KKcross
tại các vụ ĐMX, ĐXCV và ĐXM.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được hiệu quả trừ sâu của 03 loại

thuốc trừ sâu thảo mộc thương phẩm và của 01 thuốc trừ sâu thảo mộc tự chế, góp
phần làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ đối kháng giữa những loài thực vật với một số
dịch hại cây trồng;
- Cung cấp một số dẫn liệu khoa học mới về hiệu lực của một số thuốc trừ sâu
thảo mộc và của hỗn hợp dung dịch ngâm thực vật (tỏi, ớt, gừng) trong phòng trừ
những loài sâu phổ biến hại rau họ hoa thập tự (sâu xanh bướm trắng, sâu khoang,
sâu tơ, bọ nhảy, rệp muội). Từ đó, làm cơ sở cho việc nghiên cứu xác định các hoạt
chất, cơ chế tác động của các hoạt chất đó lên dịch hại cây trồng.
- Kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện được quy trình sản xuất rau cải bắp vừa đạt
được năng suất, vừa an toàn với người sử dụng. Kết quả này góp phần thay đổi thói
quen của người nông dân trong việc sử dụng hóa chất BVTV có nguồn gốc hóa học
để sản xuất nông nghiệp nói nói chung và rau cải bắp nói riêng; đồng thời góp phần
giảm thiểu việc sử dụng và nhập khẩu hóa chất bảo vệ thực vật để phát triển nông
nghiệp theo hướng an toàn bền vững.


4

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu trong các lĩnh vực: Trồng trọt, nông nghiệp hữu cơ, cây rau, bảo vệ thực
vật, côn trùng, sinh thái nông nghiệp và lĩnh vực hóa học các hợp chất tự nhiên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đã hoàn thiện quy trình sản xuất rau cải bắp bằng việc sử dụng một số loại
thuốc trừ sâu thảo mộc và của dung dịch ngâm hỗn hợp thực vật. Từ đó, ứng dụng
kết quả này trong sản xuất rau an toàn tại tỉnh Phú Thọ và các vùng lân cận, góp
phần giảm thiểu việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, cải tạo tạo sinh cảnh và môi
trường sống; đồng thời nâng cao ý thức của mọi người (đặc biệt là người nông dân)
về nền nông nghiệp sinh thái bền vững.



5

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Rau họ hoa thập tự Brassicae (Cruistacae) là loài cây trồng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, nó không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người mà
còn là dược phẩm quý trong y học. Thời kỳ Hypocates đã sử dụng món rau bắp cải
luộc với muối để chữa bệnh tiêu chảy. Cổ sử La Mã và Hy Lạp đã dùng rau cải để
chữa bệnh đau đầu, bệnh goute, chữa vết bầm, vết thương, nhiễm trùng da, mụn
nước, nước ăn chân, chữa sưng, bệnh trĩ và tiêu độc. Binh sĩ Roman đã dùng lá bắp
cải để chữa trị vết thương bằng cách giã nhỏ lá bắp cải rồi đắp vào vết thương, thay
1-3 lần/ngày.
Ngày nay, ở các nước phát triển đã dùng bắp cải để chữa bệnh đau cơ, đau
thần kinh tọa, đau dây thần kinh, chữa bệnh viêm khớp bằng cách hơ nóng lá bắp
cải rồi chườm lên chỗ bị đau; chữa bệnh viêm loét vì trong bắp cải có vitamin U.
Ngoài ra, trong rau họ cải rất giàu thành phần beta carotene, canxi, tốt cho xương,
răng và chữa bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Vitamin C và vitamin A trong rau cải có tác
dụng giải độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, tăng cường khả năng trao đổi
chất và tăng sức đề kháng, chữa cảm lạnh. Đặc biệt, trong rau cải có các chất có tác
dụng giảm nguy cơ đau tim, giảm nguy cơ ung thư phổi của người hút thuốc lá 5070% và phòng chống các bệnh ung thư khác như: carotenoid, sulforaphane,
isothiocyanates, indole 3 carbinol, glucosinolates indolyl, dihiolthines,…Nhiều tác
giả đã khẳng định được, rau họ hoa thập tự có tác dụng ngăn ngừa 40-70% ung thư .
Chính vì vậy, diện tích và chủng loại rau họ hoa thập tự ở Việt Nam ngày
càng tăng lên mạnh mẽ. Theo FAOSAT (2017), năm 2015 diện tích rau họ hoa thập
tự ở Việt Nam là 39.900 ha; đến năm 2016 đạt 42.435 ha, tăng 6,35% so với năm
2015 và cao hơn diện tích trung bình 5 năm (2010 - 2014 đạt 42.526,6 ha) 2.270,4
ha. Chính sự gia tăng về diện tích, cùng với việc thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu
cây trồng và quy hoạch vùng sản xuất rau chuyên canh làm cho tình hình sâu hại
diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới. Để phòng trừ

dịch hại, người nông dân ở miền xuôi, các quận huyện gần khu đô thị sử dụng nhiều


6

loại thuốc hóa học có độ độc cao, thời gian cách ly dài. Các thuốc hóa học này
không chỉ gây độc đối với người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm, để lại dư lượng thuốc BVTV, làm giảm đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng
sinh thái.
Để giảm thiểu tác hại của thuốc hóa học gây ra đối với con người và môi
trường nhằm, việc nghiên cứu và ứng dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng ngày càng được quan tâm: Ở Việt
Nam, ngay từ năm 1960 Lê Trường và cs đã đề cập đến hiệu lực trừ sâu của một số
cây độc chính ở dạng đơn giản, nhưng ngay sau đó thuốc trừ sâu hóa học tràn vào,
thuốc thảo mộc bị quên dần. Cho đến năm 1980, thuốc thảo mộc lại được đề cập
đến. Trong các loài thực vật được nghiên cứu, cây ruốc cá được nghiên cứu đầy đủ
nhất. Lúc đó, cây ruốc cá được dùng nhiều để trừ cá dữ ở những vùng nuôi tôm cá.
Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn trong việc chế biến bảo quản sản phẩm vì sản
phẩm rotenone mất hiệu lực nhanh.
Sau đó nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của thuốc thảo
mộc như: thí nghiệm thăm dò tính độc của cây đối với sâu hại của Bùi Văn Ngạc
(1979); Đinh Xuân Hưởng và cs (1987); Trần Minh Tâm (1992); Trương Thị Ngọc
Chi (1992); Vũ Quang Côn và cs (1994); Đào Văn Tiến và cs (1994); Nguyễn Duy
Trang (1990, 1993, 1995), các công trình đã bước đầu xác định được một số loài
thực vật có thể sử dụng để phòng trừ dịch hại. [15], [16], [17], [18].
Từ năm 2004 - 2006, TS. Phan Phước Hiền - Trường Đại học Nông Lâm
TPHCM đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và sử dụng các hoạt chất
thứ cấp từ một số cây cỏ Việt Nam phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và y
dược”. Đề tài đã khảo sát thu thập, nghiên cứu đặc điểm sinh hoá của cây Dewis
trifoliata, Hibercus sabda. Đồng thời ngâm chiết, chưng cất, cô đặc, tinh sạch một

số hợp chất hữu cơ phục vụ cho sản xuất các chế phẩm sinh học trong y dược.
Cũng tương tự như vậy TS. Nguyễn Hữu Hồng, Trường Đại học Nông Lâm
thuộc Đại học Thái Nguyên đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng
một số loài thực vật vào việc phòng trừ cỏ dại cho lúa nước ở vùng miền núi phía
Bắc Việt Nam”. Kết quả đề tài đã thu thập đánh giá được vai trò và khả năng trừ cỏ


7

dại cho lúa nước của 7 loài cây (cây cứt lợn, cây đơn kim, cây guột, cây cỏ lào, cây
đậu ma, cây keo dậu và cây xoan).
Từ năm 2010 - 2014, TS. Bùi Lan Anh, Trường đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên, đã nghiên cứu sử dụng dung dịch ngâm thân lá cà chua; dung dịch
ngâm quả ớt chỉ thiên, dung dịch ngâm quả cà độc dược, dung dịch ngâm củ tỏi,
dung dịch ngâm hạt thàn mát, dung dịch ngâm quả bồ hòn và dung dịch ngâm hỗn
hợp ớt + tỏi để phòng trừ sâu hại rau cải bắp. Kết quả cho thấy, các dung dịch ngâm
thực vật đều có hiệu quả trừ sâu cao (đạt trên 50 - 90%). Trong đó dung dịch ngâm
quả bồ hòn có hiệu quả phòng trừ cao nhất (đạt 88,61 - 100% đối với từng loài sâu hại).
Tuy có một số ít đề tài đã và đang nghiên cứu lựa chọn một số thuốc trừ sâu
thảo mộc, một số loài thực vật để phòng trừ dịch hại cây trồng nhưng với số lượng
được nghiên cứu là rất khiêm tốn so với tiềm năng số lượng loài thực vật có thể
nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đó, để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thực vật đa dạng, phong phú ở Việt Nam và một số thuốc trừ sâu thảo mộc trong
việc phòng trừ dịch hại cây trồng nói chung và sâu hại rau cải bắp nói riêng, chúng
tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số thuốc trừ sâu thảo mộc trong
sản xuất rau cải bắp tại Phú Thọ”.
1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây rau
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau
Chỉ một câu nói truyền miệng: “Cơm không rau như đau không thuốc”,

chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của rau đối với sự tồn tại, cân bằng, duy trì
và phát triển cuộc sống của con người. Ngày nay, khi các ngành khoa học hiện đại
phát triển, con người càng khẳng định được, rau xanh là loại thực phẩm không thể
thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con người, vì rau là nguồn cung cấp các
vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự duy trì, phát triển và bảo vệ cơ thể. Các
loại vitamin (A, B, C, E,..) trong rau có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống
ôxy hóa, giảm huyết áp, giảm cholesterol trong máu, phòng chống bệnh tim mạch
và đột quỵ, hạn chế sự phát triển của một số tế bào ung thư; đồng thời, có tác dụng
làm đẹp cơ thể và kéo dài tuổi xuân [30]. Các muối khoáng (kali, canxi, magiê,…)


8

trong rau có tính kiềm, những chất này cần thiết để trung hòa các sản phẩm axít do
thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành để chống thiếu máu, tăng thêm sức
dẻo dai và khả năng chống đỡ với bệnh tật [3], [13]. Ngoài ra, rau còn cung cấp cho
con người một lượng lớn chất xơ, làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa
táo bón, ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, làm giảm ung thư trực tràng, giảm nguy
cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ bệnh đái tháo
đường [26], [27], [37].
Qua đó ta thấy, rau quả có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con
người. Ở Việt Nam, rau là nguồn thức ăn dồi dào, phòng phú, chúng ta nên biết
cách chọn, sử dụng các loại rau quả một cách hợp lý để nâng cao sức khỏe, phòng
tránh bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây rau
Ngoài giá trị dinh dưỡng rất cao rau xanh còn là một cây trồng mang lại hiệu
quả kinh tế khá lớn cho người nông dân.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến rau hoa quả là một
trong 10 nhóm mặt hàng đứng đầu cả nước, trong đó có 85 - 90% là sản phẩm chế
biến [11].

Theo số liệu chính thức của tổng cục hải quan kim ngạch xuất khẩu rau quả
của Việt Nam tháng 6/2009 đạt 46,02 triệu USD tăng 30% sơ với tháng trước và
tăng đến 73,8% so với tháng 6/2008. Tính chung 6 tháng đầu năm tổng kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường đạt 209,61 triệu USD, tăng 13,69% so
với cùng kỳ năm 2008 [24].
Trong 8 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
đạt 424 triệu USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 83% so với cùng kỳ
năm 2010. Dự kiến, năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 500 triệu
USD, tăng 10% so với năm 2010 và tăng 12% so với năm 2009 [25].
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu của gần 60 quốc gia trên thế giới về các sản
phẩm rau hoa quả của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong 8 tháng đầu
năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang các nước tăng 9,0 - 74,0% so với 8 tháng đầu
năm 2010. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm


9

chế biến, xuất khẩu tươi rất ít, chiếm tỷ trọng 2,5%. Trong đó, chủ yếu là xuất khẩu
Thanh Long tươi đến các nước trong khu vực; còn các mặt hàng rau củ quả khác ở
Việt Nam mặc dù còn dư thừa rất nhiều, nhưng chưa đủ khả năng đáp ứng tiêu
chuẩn cung cấp cho các nhà máy chế biến để xuất khẩu và cho xuất khẩu vì: chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại
nặng, …), chất lượng bao bì,… của các sản phẩm chưa đảm bảo. Cho nên, đa số các
nhà máy chế biến đều thiếu nguyên liệu, hầu hết các vùng nguyên liệu mới chỉ cung
cấp được 60% sản phẩm cho các dây chuyền chế biến hoạt động. Dự báo đến cuối
năm 2011, xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng mạnh [25]. Để đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu, chế biến xuất khẩu và nội tiêu ngày càng tăng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Diệp Kinh Tần đã phê duyệt quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 06/6/2007 về
định hướng quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn
2020. Trong đó, diện tích trồng rau năm 2010 phấn đấu đạt 700 nghìn ha (trong đó

rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha), sản lượng 14 triệu tấn [14].
Ngoài ra, rau là nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm như:
- Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau…)
- Công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây…)
- Công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt…)
- Công nghiệp chế biến thuốc, dược liệu (tỏi, hành, rau, gia vị…)
- Làm hương liệu (hạt, mùi, ớt…)
Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như ngành chăn nuôi (rau là
nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi).
Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều vùng
sinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng được
nhiều vụ trong năm. Do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Mặt khác, rau
có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen hay gối vụ với
những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đa dạng
hóa sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế [8]. Trồng rau có hiệu quả hơn so với các cây
trồng khác về khả năng khai thác năng suất/một đơn vị diện tích/một đơn vị thời


10

gian, vì chúng có đặc điểm là sinh trưởng và phát triển nhanh trong một thời gian
ngắn. Theo Cẩm nang trồng rau, cứ 1 ha khoai tây có thể cung cấp lượng calo nhiều
hơn 1 - 1,5 lần trong 5 - 6 tháng, chỉ trong 20 - 30 ngày năng suất rau muống đạt tới
10 tấn/ha [10].
Theo Tô Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Hiền (2005), tại vùng ven đô Hà Nội, thu
nhập của việc trồng rau cao gấp 4 lần so với các cây lương thực, trong khi chi phí chỉ
gấp 2 lần. Điều này dẫn tới lãi thuần của cây rau cao hơn 14 lần so với cây lương thực [7].
Cây rau đã góp phần cải thiện được đời sống của người nông dân trong những
năm gần đây, góp phần xóa đói giảm nghèo điển hình:

Xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là một vùng thuần nông, trước
đây người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nên đời sống hết sức khó khăn. Vài
năm gần đây, nhiều người nông dân đã chuyển diện tích trồng lúa sang trồng rau, đậu các
loại năng suất 3,5 tấn/sào mang lại thu nhập cao hơn trồng lúa 6 - 7 lần [20].
Người dân xóm 7 xã Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã thành công trong phát
triển rau trái vụ với gần 100 hộ tham gia, bình quân các hộ trong xã đều đạt thu
nhập từ 20 - 30 triệu đồng nhờ trồng rau trái vụ.
Như vậy, so với các cây trồng khác, cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, cho
thu nhập vượt trội so với lúa và một số loại cây trồng khác, điều này đã được thực
tiễn chứng minh và công nhận.
1.3. Tổng quan tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích
rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân [1]. Năm 1961 1965, tổng lượng rau của thế giới là 200.234 tấn; từ năm 1971 - 1975 tổng lượng
rau đạt 293.657 tấn và từ năm 1981 - 1985 là 392.060 tấn; đến năm 1996 tổng
lượng rau đã lên đến 565.523 tấn. Sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh,
điều đó chứng tỏ nhu cầu rau của con người ngày càng tăng. Trên thế giới, những
nước có sản lượng rau tăng nhanh nhất là Ý, năm 1961 đạt 9.859 nghìn tấn; đến
năm 1996 sản lượng tăng đạt 13,555 nghìn tấn. Ở Hà Lan, năm 1985 bình quân 84
kg/người/năm; đến năm 1990 đạt 202kg/người/năm. Ở Canada, mức tiêu thụ rau
bình quân là 70 kg/người/năm [5].


11

Cho đến nay, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát triển cả về
diện tích và sản lượng thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm
2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích (ha)
Năng suất (kg/ha)
16.483.351
141.467
16.865.707
143.636
17.047.205
143.533
17.885.221
139.697
18.486.658
140.943
18.499.192
142.495
19.142.314
143.306
16.483.351
141.467
19.875.416
142.021

20.119.345
144.035
(Nguồn: FAOSTAT, 15/07/2017)[31]

Sản lượng (tấn)
233.184.334
242.251.555
244.683.524
249.487.864
260.556.443
263.603.527
274.331.455
233.184.334
282.271.951
289.788.862

Qua bảng 1.1 cho thấy: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2005 trở lại
đây có tăng về diện tích; nhưng năng suất và sản lượng thì tăng giảm bấp bênh, cụ thể:
- Về diện tích: Từ năm 2005 - 2010 diện tích trồng rau trên thế giới biến động
từ 16.483.351 - 18.499.192 ha; đến năm 2014 diện tích rau đạt 20.119.345 ha, tăng
1,08% so với năm 2010 [28].
- Về năng suất: Trong giai đoạn 2005 - 2013, năng suất rau tăng giảm từ
139.697 kg/ha đến 143.636 kg/ha. Trong đó, năng suất rau năm 2006 cao nhất, đạt
143.136 kg/ha; sau đó năng suất rau giảm dần ở những năm tiếp theo và thấp nhất
vào năm 2008 (đạt 139.697 kg/ha), giảm 2,74% so với năm 2006 và thấp hơn năng
suất trung bình giai đoạn 2005 - 2013 (đạt 142.062 kg/ha). Tuy nhiên đến năm
2014, năng suất rau lại tăng, năm 2014 (đạt 144,035 kg/ha) tăng trên 100% so với
năm 2006 [28].
- Về sản lượng: Trong vòng 8 năm (2005 - 2012), sản lượng rau cao nhất ở
năm 2011 (đạt 274.331.455 tấn). Tuy năm này không phải là năm có năng suất rau

cao nhất, nhưng do có diện tích rau lớn nhất so với các năm khác trong giai đoạn
này, cụ thể: Năm 2006 năng suất rau lớn nhất, đạt 143.636 kg/ha; nhưng diện tích
sản xuất năm này thấp, chỉ đạt 16.865.707 ha, thấp hơn năng suất cao nhất (năm
2011 đạt 19.142.314 ha) 2.276.607 ha. Còn năm 2011 là năm có năng suất rau tuy
không phải là lớn nhất (đạt 143.306 kg/ha), ít hơn so với năng suất rau năm 2006 là


12

330 kg/ha; nhưng diện tích sản xuất năm này đạt 19.142.314 ha. Do đó, sản lượng
năm 2011 cao đạt cao nhất trong giai đoạn, đáng chú ý trong giai đoạn này là năm
2012 do diện tích sản xuất rau giảm bất thưởng so với các năm trong giai đoạn (từ
19.142.314 ha năm 2011 xuống còn 16.483.351 ha năm 2012) giảm 2.658.963 ha
nên sản lượng rau năm 2012 cũng giảm mạnh (từ 274.331.455 tấn xuống
233.184.334 tấn) giảm 41.147.121 tấn. Đến năm 2013, 2014 do tăng về cả diện tích
và năng suất nên sản lượng rau trong hai năm tăng mạnh, năm 2013 đạt
282.271.951 tấn tăng 2,9% so với năm 2011 [28].
+ Năm 2014 là năm có năng suất rau lớn nhất trong vòng 10 năm qua (đạt
144.035 kg/ha); diện tích rau năm này cũng đạt mức cao nhất (đạt 20.119.345 ha)
dẫn đến sản lượng rau năm 2014 đạt 289.788.8623 tấn, sản lượng cao nhất trong 10
năm trở lại đây [28].
1.3.2. Tình hình sản xuất rau ở châu Á và Việt Nam
Nghiên cứu tình hình sản xuất rau ở châu Á qua các năm kết quả thu được ở
bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)


Sản lượng (tấn)

2005

13.081.504

152.240

199.152.809

2006

13.394.683

155.426

208.188.712

2007

13.640.985

155.467

212.072.905

2008

13.894.118


155.255

215.712.655

2009

14.200.564

150.735

214.051.789

2010

14.643.686

153.320

224.516.339

2011

14.687.703

154.156

226.419.396

2012


15.337.309

154.421

236.840.582

2013

15.992.882

152.542

243.958.929

2014

16.170.580

155.091

250.791.694

(Nguồn: FAOSTAT, 15/07/2017) [28]


13

Qua bảng 1.3. ta thấy: Trong vòng 10 năm qua, diện tích rau ở Châu Á cao
nhất vào năm 2014 (đạt 16.170.580 ha); năng suất rau cao nhất vào năm 2007 (đạt

155.467 kg/ha) và sản lượng rau cao nhất vào năm 2014 (đạt 250.791.694 tấn). Ở
châu Á, năm 2014 là năm có năng suất rau không phải là cao nhất, nhưng sản lượng
rau đạt cao nhất trong vòng 10 năm qua là do: diện tích rau của năm 2014 đạt cao
nhất và năng suất cũng không thấp hơn nhiều so với năng suất lớn nhất của châu Á
trong thời gian qua [28], cụ thể:
Năng suất rau của châu Á cao nhất vào năm 2007 (đạt 155.467 kg/ha), nhưng
diện tích rau năm đó lại ít (đạt 13.640.985 ha), ít hơn so với năm 2014 là 2.529.595
ha và ít hơn diện tích rau trung bình 10 năm qua (đạt 14.504.401 ha) là 863.416 ha
nên sản lượng rau năm 2007 không cao [28].
Cây rau phân bố không đều giữa các nước trong khu vực, qua nghiên cứu tình
hình sản xuất rau ở một số nước châu Á và Việt Nam năm 2014, chúng tôi thu được
kết quả ở bảng 1.4.
Qua bảng 1.4. ta thấy: Trung Quốc là nước có diện tích (đạt 10.070.876 ha,
chiếm 62,27% tổng diện tích rau châu Á) và sản lượng (đạt 163.446.379 tấn, chiếm
65,17% tổng sản lượng rau châu Á) lớn nhất châu Á [28].
Hàn Quốc là nước có năng suất rau lớn nhất (đạt 461.492 kg/ha) cao hơn năng
suất trung bình của châu Á là 306.401 kg/ha. Maldives là nước có diện tích (đạt
1.737 ha, chiếm 0.01074% diện tích rau châu Á) và sản lượng rau (đạt 2.349 tấn,
chiếm 0.00937% sản lượng rau châu Á) thấp nhất châu Á [28].
Brunei là nước có năng suất rau đạt 8.168 kg/ha, thấp hơn năng suất trung
bình của châu Á 146.923 kg/ha và là nước có năng suất thấp nhất châu Á [28].


14

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á và Việt Nam năm 2014
Khu vực

Diện tích (ha)


Năng suất

Sản lượng (tấn)

(kg/ha)
Châu Á

16.170.580

155.091

250.791.694

Ấn Độ

2.623.000

140.442

36.838.000

4.290

8.168

3.504

Hàn Quốc

70.654


461.492

3.260.621

Maldives

1.737

13.521

2.349

Philippin

593.091

83.410

4.946.983

Thái Lan

85.984

114.952

988.402

7.773


28.716

22.320

10.070.876

162.316

163.446.379

881.712

175.349

15.460.695

Brunei Darussalam

Timor
Trung Quốc
Việt Nam

(Nguồn: FAOSTAT, 15/07/2017) [28]
Nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời. Ngay từ đời vua Hùng, người ta đã
phát hiện thấy bầu, bí được trồng trong vườn gia đình. Theo sổ sách ghi chép thì cây
rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ X. Thế kỷ thứ XVIII, Lê Quý Đôn đã tổng kết
các vùng phân bố rau trong cả nước. Vào giữa thế kỷ IXX, nhân dân ta đã biết trồng
cải trắng, cải bẹ và cải đông dư. Cuối thế kỷ IXX, nhân dân đã biết trồng rất nhiều
loại rau có nguồn gốc từ Châu Âu như: cải bắp, su hào, súp lơ, cà rốt, hành tây,…

Đến thế kỷ XX ở nước ta hình thành và phát triển các vùng chuyên canh. Mặc dù,
nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước nhưng sản
xuất rau còn manh mún, các chủng loại rau còn nghèo nàn, diện tích và sản lượng
thấp so với tiềm năng đất đai, khí hậu Việt Nam [5].
Theo Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân, (2000): cho đến nay chúng ta có khoảng
70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc chế biến thành rau. Riêng rau trồng có
hơn 30 loài trong đó có 15 loài là rau chủ lực. Trong số này có hơn 80% là rau ăn lá [8].
Theo kết quả đánh giá của FAO ở bảng 1.4. ta thấy: Việt Nam là nước có
diện tích rau (881.712 ha, chiếm 5,45% tổng diện tích rau châu Á và có diện tích
rau lớn thứ 3 trong khu vực (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Năng suất rau trung bình


×