Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề số 05 hóa có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.81 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH

TRƯỜNG THPT QUẢNG HÀ

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên- Môn Hóa Học
Thời gian làm bài : 50 phút
Mã đề thi 101 78910

Họ, tên học sinh:………………………………………………………..
Số báo danh:…………………………………………………………….
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K =
39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại
polisaccarit là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 2: Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch cacbon không phân nhánh.
Tên gọi của Y là
A. glucozơ.
B. amilozơ.
C. amilopectin.
D. saccarozơ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? Saccarozơ và glucozơ đều
A. có chứa liên kết glicozit trong phân tử.
B. bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
C. có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. có tính chất của ancol đa chức.
Câu 4: Amin nào sau đây là amin bậc hai?


A. propan-1-amin.
B. propan-2-amin.
C. phenylamin.
D. đimetylamin.
Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. Glyxin.
B. Alanin.
C. Anilin.
D. Metylamin.
Câu 6: Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp các amin sau phản ứng thu được 26,88 lít CO2 (đktc) 37,8 gam H2O
và 6,72 lít N2. Gái trị cuả m?
A. 26,8
B. 27
C. 27,5.
D. 32.
Câu 7: Cho 200ml dung dịch glyxin 1M vào 100 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng
vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Nồng độ của dung dịch HCl là
A. 2M
.B. 3M.
C. 2,5M.
D. 1M
Câu 8: Cho các dung dịch chất sau, (X1) C6H5NH2; (X2)CH3NH2 ; (X3) H2NCH2COOH;
(X4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Dung dịch nào làm quỳ tím
chuyển sang màu xanh?
A. X1, X2, X5
B. X2, X3,X4
C. X2, X5
D. X1, X5, X4
Câu 9: Hỗn hợp M gồm Lys-Gly-Ala, Lys-Ala-Lys-Lys-Lys-Gly-, Gly-Ala trong đó oxi chiếm 21,318% về
khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 86,16.
B. 90,48.
C. 83,28.
D. 93,26.
Câu 10: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng
A. Xà phòng hóa.
B. Tráng gương.
C. Este hóa.
D. Hiđro hóa
Câu 11: Hai chất đều không tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, nóng) là
A. tristearin và etyl axetat.
B. phenylamoni clorua và alanin.
C. anilin và metylamin.
D. axit stearic và tristearin.
Câu 12: Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, a mol X tác
dụng được với tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
A. a mol.
B. 2a mol.
C. 3a mol.
D. 4a mol.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức Y trong 145 mL dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được ancol etylic và 10 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của Y là
A. CH3COOC2H5.
B. C2H3COOC2H5.
C. C2H5COOC2H5.
D. HCOOC2H5.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được glixerol;
13
15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
1



A. 884.
B. 886.
C. 888.
D. 890.
Câu 15: Đun sôi hỗn hợp X gồm 12 gam axit axetic và 11,5 gam ancol etylic với xúc tác H2SO4 đặc. Kết thúc
phản ứng thu được 11,44 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50,00%
B.66,67%.
C. 65,00%.
D. 52,00%.
Câu 16: Cho 0,01 mol một este tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,2M,đun nóng. Sản phẩm tạo
thành gồm một ancol và một muối có số mol bằng nhau và bằng số mol este. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn
toàn 1,29 gam este đó bằng một lượng vừa đủ 60ml dung dịch KOH 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được 1,655 gam muối khan. Công thức của este đó là
A.C2H4(COO)2C4H8.
B. C4H8(COO)2C2H4
C. C2H4(COO)2C4H8
D. C4H8(COO)2C3H6
Câu 17: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả cho gần 90% ánh sáng truyền
qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy
tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poli(acrilonitrin).
B. poli(metyl metacrylat).
C. poli(etylen terephtalat).
D. poli(hexametylen ađipamit).
Câu 18: Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỉ
19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu để sản xuất cao su
tự nhiên. Polime tạo ra cao su tự nhiên có tên gọi là

A. Polistiren.
B. Poliisopren.
C. Polietilen.
D. Poli(butađien).
Câu 19: Kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân là
A. Mg.
B. Na.
C. Al.
D. Cu.
Câu 20: Hai kim loại đều tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường là
A. Li và Mg.
B. K và Ca.
C. Na và Al.
D. Mg và Na.
Câu 21: Khi không có không khí, hai kim loại nào sau đây đều tác dụng với HCl trong dung dịch theo cùng tỉ
lệ số mol?
A. Na và Mg.
B. Fe và Al.
C. Na và Zn.
D. Fe và Mg.
+
3+
2+
2+
Câu 22: Cho dãy các ion kim loại: Na , Al , Fe , Cu . Ở cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong
dãy là
A. Cu2+.
B. Fe2+.
C. Na+.
D. Al3+.

Câu 23: Ở thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hoá học?
A. Cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch HCl.
B. Cho đinh Fe vào dung dịch AgNO3.
C. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
D. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
Câu 24: Cho 7,68 gam hỗn hợp Fe2O3 và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 3,2 gam
Cu. Khối lượng Fe2O3 ban đầu là
A. 2,3 gam.
B. 3,2gam.
C. 4,48 gam.
D. 4,42 gam.
Câu 25: Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hốn hợp khí
X gồm CO và H2 dư đi qua đến khí phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể tích khí
X (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 5,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 22,4 lít.
D. 8,4 lít
Câu 26: Điện phân 10 ml dung dịch AgNO3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 10 phút 30 giây với cường độ
dòng điện I= 2A, thu được m gam Ag. Giá trị của m là (giả sử hiệu suất của phản ứng điện phân là 100%).
A. 2,16.
B.1,544.
C. 0,432.
D. 1,41.
Câu 27: Dẫn khí CO (dư) đi qua hỗn hợp gồm Al2O3, FeO, CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, thu
được chất rắn X. Để hòa tan hết X có thể dùng dung dịch (loãng, dư) nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3.
B. NaOH.
C. HNO3.
D. H2SO4.

Câu 28: Cho sơ đồ sau : X  dpnc
  Na + ……. Hãy cho biết X có thể là chất nào sau đây ?
A. NaCl, NaNO3
B. NaCl, NaOH
C. NaCl, Na2SO4
D. NaOH, NaHCO3
Câu 29: Cho một mẩu Na kim loại dư vào dung dịch chứa ZnCl2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
A. có khí bay lên
B. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện
2


C. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
Câu 30: Cho hỗn hợp gồm 1,3 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 2 mol Ag sau phản ứng
hoàn toàn, lọc bỏ phần dung dịch thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Giá trị của x có thể là
A. 1,5.
B.2.
C. 1,8.
D. 2,2.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gòm Mg,Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng
kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) và khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4
gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 1,8.
B. 1,9.
C. 1,81.
D. 1,95.
Câu 32: Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung
dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của dung dịch Y là
A. 152 gam.

B. 146,7 gam.
C. 175,2 gam.
D. 151,9 gam.
Câu 33: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo
(2) đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có không khí)
(3) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3
(4) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư
(5) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư
(6) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (III)?
A.3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 34: Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4
và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí
(đktc). Dung dịch sau khi điện phân có thêt hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là
A. 11,94.
B. 9,6.
C. 5,97.
D. 6,4.
Câu 35: Cho lần lượt từng hỗn hợp bột (chứa hai chất có cùng số mol) sau đây vào lượng dư dung dịch HCl
(loãng, không có không khí):
(a) Al và AlCl3; (b) Cu và Cu(NO3)2; (c) Fe và FeS; (d) Cu và Fe2O3; (e) Cu và CuO.
Sau khi kết thúc phản ứng, số hỗn hợp tan hoàn toàn là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.

Câu 36: Cho m gam Fe để ngoài không khí thu được 24,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit. Hòa tan hoàn
toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thu được 2,016 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy
nhất. Vậy khối lượng Fe ban đầu là :
A. 19,6 gam
B. 17,36 g
C. 16,8 gam
D. 18,48 gam
Câu 37: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít
NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y.
Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Giá trị của m là:
A. 11,2 g.
B. 16,24 g.
C. 16,8 g.
D. 9,6 g.
Câu 38: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt SO2 và CO2?
A. Dung dịch KMnO4
C. Dung dịch Ba(OH)2

B. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch Ca(OH)2

Câu 39: Kim loại nào được sử dụng để chế tạo pin dùng trong các thiết bị điện tử, như: máy tính xách
tay, điện thoại, máy ảnh, xe điện....?
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Cs.
Câu 40: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch X và một phần kim loại không tan. Thêm NaOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa Y
gồm

A. Fe(OH)2, Cu(OH)2
B. Fe(OH)3, Cu(OH)2
C. Fe(OH)2
D. Cu(OH)2

3


Đáp án Đề 101
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

Đáp án
A
B
D
D
D
B
B
C

B
A
C
C
A
C
C
B
B
B
D
B
D
A
D
B
B
C
C
B
D
A
B
D
A
A
A
D
B
A

D
A

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×