Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua các sáng tác mới dựa trên thể loại đồng dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON
THÔNG QUA CÁC SÁNG TÁC MỚI
DỰA TRÊN THỂ LOẠI ĐỒNG DAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON
THÔNG QUA CÁC SÁNG TÁC MỚI
DỰA TRÊN THỂ LOẠI ĐỒNG DAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua các sáng tác mới
dựa trên thể loại đồng dao tại trường Mầm non Trưng Nhị” là nội dung tôi
chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, ban giám hiệu trường Mầm non Trưng Nhị, các thầy cô giảng
viên khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị
Quỳnh Mai - Giảng viên âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi được sự quan tâm của các thầy cô
khoa Giáo dục Mầm non, đặc biết là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Th.S
Nguyễn Thị Quỳnh Mai.
Trong khi nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tôi đã tham khảo một số
tài liệu được ghi trong phần tài liệu tham khảo.

Tôi xin cam đoan dây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong
bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


DANH MỤC VIẾT TẮT

ÂN

: Âm nhạc

ĐHSP

: Đại học Sư phạm

NXB

: Nhà xuất bản

CMT8

: Cách mạng tháng 8

GV

: Giáo viên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Những đóng góp của đề tài........................................................................ 5
7. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ......................................... 6
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm âm nhạc .......................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm đồng dao ......................................................................... 6
1.1.3. Bài hát đồng dao.............................................................................. 9
1.2. Vai trò của âm nhạc đối với trẻ em ...................................................... 10
1.3. Vai trò của bài hát đồng dao trong giáo dục âm nhạc cho trẻ .............. 11
1.4. Thực trạng tại trường mầm non Trưng Nhị.......................................... 13
1.4.1. Vài nét về nhà trường .................................................................... 13
1.4.2. Cơ sở vật chất ................................................................................ 14
1.4.3. Khả năng tiếp nhận âm nhạc của trẻ từ 3 - 6 tuổi tại trường
Mầm non Trưng Nhị ................................................................................ 14
1.4.4. Thực trạng dạy các bài hát đồng dao tại trường Mầm non
Trưng Nhị ................................................................................................. 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 20
Chương 2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI ĐỒNG DAO SỬ DỤNG VÀO
GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO .......................................... 21



2.1. Những tiêu chí của việc áp dụng một số bài hát đồng dao vào giáo
dục âm nhạc cho trẻ mầm non ..................................................................... 21
2.1.1. Tính vừa sức................................................................................... 21
2.1.2. Tính cân đối giữa thời lượng và hàm lượng kiến thức .................. 21
2.1.3. Tính trình tự ................................................................................... 22
2.1.4. Tính thực tiễn ................................................................................. 22
2.2. Yếu tố ca từ........................................................................................... 23
2.2.1. Lời ca đồng dao dễ nhớ, dễ phát âm ............................................. 23
2.2.2. Lời ca đồng dao mang tính giáo dục cao ...................................... 25
2.3. Một số yếu tố về âm nhạc của đồng dao .............................................. 27
2.3.1. Yếu tố về tiết tấu ............................................................................ 27
2.3.2. Yếu tố về nhịp điệu......................................................................... 29
2.3.3. Thang âm trong bài hát đồng dao ................................................. 31
2.3.4. Sự kết hợp giữa lời ca và giai điệu ................................................ 32
2.3.5. Yếu tố trò chơi................................................................................ 33
2.3.6. Không gian trình diễn bài hát đồng dao ....................................... 34
2.4. Một số bài hát đồng dao kết hợp trong giáo dục âm nhạc cho trẻ ....... 35
2.4.1. Bài hát đồng dao giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ
cho trẻ ...................................................................................................... 36
2.4.2. Bài hát đồng giao phát triển về khả năng cảm thụ âm nhạc
của trẻ ...................................................................................................... 38
2.4.3. Bài hát đồng dao phù hợp với sinh hoạt vui chơi, hát múa đồng
thời phát triển thể chất cho trẻ ................................................................ 39
2.5. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 41
2.5.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 41
2.5.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 41
2.5.3. Nội dung thực nghiệm.................................................................... 41



2.5.4. Thời gian thực nghiệm, địa chiến thực nghiệm ............................. 42
2.5.5. Tiến hành thực nghiệm .................................................................. 42
2.5.6. Kết quả thực nghiệm ...................................................................... 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 45
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa ông cha ta đã lao động và sản xuất để đảm bảo sự tồn tại trong
thế giới quan loài người. Do nhu cầu và phát triển, thế hệ trước không ngừng
hệ thống hóa, khái quát hóa tri thức, kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt cộng đồng
và rất nhiều kho tàng tri thức khác nữa. Chính vì vậy ngày nay chúng ta - thế hệ
sau đã học hỏi được rất nhiều từ nguồn tri thức đó. Bằng chứng đó là những bài
đồng dao, ca dao, tục ngữ được lưu truyền đến ngày nay.
Giáo dục âm nhạc là một nội dung quan trọng trong nhà trẻ và trường
mẫu giáo. Bằng ngôn ngữ đặc thù của riêng mình là những âm thanh biểu
cảm, âm nhạc không chỉ mang lại những cảm giác, những xúc động mạnh mẽ,
niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần của trẻ nhỏ mà còn giúp các em biết
yêu cái đẹp, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới, con người…Ngày nay di
sản văn hóa dân tộc là tài sản vô cùng quý hóa của đất nước, là chất liệu gắn
kết cộng đồng dân tộc. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa
thiêng liêng của cha ông là góp phần bảo vệ “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng dao là sản phẩm lao
động của nhân dân, là tiếng nói tình cảm, là sản phẩm tinh thần, nó gắn chặt
với đời sống nhân dân lao động và có sức sống mãnh liệt qua ngàn đời.
Chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ từ 3 - 6 tuổi rất phong phú với
các hoạt động như: Ca hát, nghe hát, trò chơi âm nhạc và múa vận động theo

nhạc. Trong chương trình quy định rất nhiều bài hát cho từng độ tuổi mầm
non đồng thời cũng có rất nhiều bài đồng dao được đưa vào. Thời thơ ấu, ai
trong mỗi chúng ta cũng đã từng chơi một trò chơi dân gian, hát những bài
đồng dao, ca những bài vè…. Đó chính là nguồn tri thức dân gian quý báu
được gọt giũa và truyền từ đời này qua đời khác. Nội dung của nó phản ánh

1


về cuộc sống xã hội con người và mang tính giáo dục cao. Ngay từ khi còn lọt
lòng mẹ, trẻ đã được tiếp xúc với âm nhạc, những câu hát à ơi của bà, của mẹ.
Từ 3 tuổi trở đi, trẻ không còn trực tiếp nghe những câu hát của bà của mẹ
nữa mà thay vào đó là các hoạt động mang tính chất cộng đồng, vui chơi,
cùng nhau hát những khúc đồng dao. Khi trẻ hát những bài đồng dao kết hợp
với các trò chơi trong khi chơi sẽ rất sinh động và mang tính tập thể cao. Hoạt
động này giúp cho trẻ luyện tai nghe, tính nhanh nhậy kết hợp nhịp nhàng với
các động tác của trò chơi, quá trình vừa hát vừa chơi trẻ sẽ đoàn kết, vui vẻ,
giúp đỡ nhau. Những bài hát đồng dao với tiết tấu sôi nổi, lôi cuốn, gần gũi sẽ
kích thích mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngày nay, trong điều kiện
xã hội ngày càng phát triển, trẻ em càng ít được biết đến các bài hát đồng dao.
Chúng ta khó có thể nghe thấy tiếng râm ran mỗi trưa hè những đứa trẻ tụm
năm tụm bảy “nu na nu nống” “dung dăng dung dẻ”…..thay vào đó là trẻ hoạt
động ở trường lớp. Vì vậy việc kết hợp các bài hát đồng dao vào giáo dục âm
nhạc tại trường mầm non là vô cùng hữu ích.
Trường mầm non Trưng Nhị Thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc là một
trong những trường có đầy đủ những thiết bị dạy học, chất lượng giảng dạy
luôn đạt kết quả cao trong toàn tỉnh. Các hoạt động học tập luôn được trường
quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng dạy để các giờ
dạy đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong giáo dục âm nhạc tại trường còn
gặp nhiều bất cập, đặc biệt là dạy hát các bài hát dân gian, đồng dao. Đa số

giáo viên chưa nắm vững về các bài hát dân gian, khó khăn trong việc giảng
giải để học sinh hiểu cái hay, cái đẹp của âm nhạc dân gian. Chính vì vậy,
chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ở Trường mầm non Trưng Nhị
còn hạn chế.
Là sinh viên khoa Giáo dục mầm non của trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội 2 tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

2


thông qua các sáng tác mới dựa trên thể loại đồng dao”. Với mong muốn xây
dựng những tiết học âm nhạc mang lại sự hứng thú, giáo dục trẻ một cách tự
nhiên và đặc biệt hơn nữa đó là trẻ biết đến những bài đồng dao mà ngày nay
đang dần bị mai một.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đồng dao có lịch sử từ rất lâu đời, nó được hình thành và phát triển
cùng với sự phát triển của xã hội. Đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu về đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh.
Trước CMT8 (1945) tác giả Nguyễn Văn Vĩnh viết tập “Trẻ con hát trẻ
con chơi” nói về các trò chơi kèm lời hát. Trẻ con hát trẻ con chơi đúng như
tên gọi của nó có cả phần hát và phần chơi: Một phần tập hợp những trò chơi
quen thuộc của trẻ em kèm những hướng dẫn cụ thể, đơn giản để các em có
thể chơi được ngay; một phần là một bản tinh tuyển những bài đồng dao phổ
thông thú vị vẫn được hát, vẫn được ru trên miền đất Việt.
Năm 1967, tác giả Võ Văn Trực viết cuốn “Gọi nghé” trong đó đã giới
thiệu một số bài đồng dao của trẻ chăn trâu. “Tùng dinh” (1969) của Hoàng
Trung Thông hay cuốn “Tập tầm vông” vào năm 1979 (16 trang). Tác giả
Huy Hà cũng đã sưu tầm và ghi chép các trò chơi dân gian của trẻ em trong
cuốn “Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
phát hành năm 1972.

Cùng thời gian này Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Văn học dân gian, xuất
bản năm 1972 cũng đã dành 17 trang viết cho hai mục: Hát vui chơi trẻ em và
hát ru em (trang 277 - 293) bao gồm các trò chơi của trẻ em lứa tuổi thiếu nhi
và một số bài hát ru dành cho trẻ nhỏ. Tác giả Trần Gia Linh cũng đã sưu tầm
và giới thiệu “Chuyển thể” (đồng dao), Nxb Kim Đồng, năm 1973.
Trong cuốn “Trò chơi xưa và nay” (Nhà xuất bản Thể dục thể thao,
1989) của Chu Quang Trứ tác giả cũng chỉ ghi chép và mô tả về các trò chơi
dân gian.

3


Tác giả Nguyễn Thu Thủy trong cuốn “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua
truyện và thơ” NXB Giáo dục 1995 đã đưa ra một số ý kiến về đồng dao và
khẳng định đồng dao có tác dụng tốt trong việc giúp trẻ cảm nhận nhịp điệu,
gợi cảm xúc vui chơi, hòa hợp, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ.
Đặc biệt phải kể đến cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin (1997) nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan,
Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng và Trần Hoàng, đây là một công trình
khá quy mô trong việc sưu tầm, ghi chép về đồng dao và trò chơi của trẻ em.
Nhóm tác giả đã phân loại và đánh giá khá đầy đủ về đồng dao và trò chơi
cho trẻ em Việt cùng với việc giới thiệu một số bài viết mang tính chất tổng
kết về lý luận và thực tiễn của thể loại đồng dao.
Năm 2010 tác giả Hoàng Công Dụng với cuốn “Đồng dao và trò chơi
dân gian cho trẻ mầm non” NXB Giáo dục, cung cấp các bài đồng dao, trò
chơi phù hợp với độ tuổi mầm non, bước đầu trẻ tiếp cận với loại hình nghệ
thuật dân gian này một cách gần gũi, vui vẻ.
Qua các nghiên cứu về đồng dao của các nhà sáng tác nổi tiếng, đã chỉ
ra được nhiều thể loại đồng dao của trẻ em, phân tích tác dụng của đồng
dao…nhưng cũng chưa có một tác giả nào nói về các sáng tác mới dựa trên

lời ca đồng dao dành riêng cho trẻ tại trường mầm non. Hầu hết các công
trình nêu trên chỉ mang tính chất nặng về sưu tầm, rất ít phân loại và khảo cổ.
Như vậy, hiện nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống
về sự kế thừa phát huy từ các chất liệu của đồng dao, trò chơi - đồng dao vào
hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại trường Mầm non.
Đề tài “Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua các bài hát đồng
dao tại trường Mầm non Trưng Nhị” sẽ nêu ra được đặc điểm về lời ca, giai
điệu, ý nghĩa của bài hát đồng dao đối với trẻ mầm non,… và đặc biệt hơn đó
là nêu ra và phân tích một số bài hát dựa trên lời ca đồng dao được kết hợp và
trong chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế, đề tài đưa ra một số bài hát
đồng dao kết hợp với hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu một số bài hát đồng dao trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi phù
hợp với đặc điêm tâm sinh lí của trẻ.
+ Đề xuất các biện pháp trong việc đưa những bài đồng dao vào giảng
dạy trong bộ âm nhạc tại trường Mầm non Trưng Nhị. Nghiên cứu cơ sở lí
luận liên quan đến đề tài.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những bài hát đồng dao sử dụng trong chương trình dạy trẻ mẫu giáo
từ 3 - 6 tuổi ở trường Mầm non.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nằm trong phạm vi những vấn đề liên quan tới dạy trẻ hát bài

hát đồng dao cho trẻ 3 - 6 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị.
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 11 tháng 10 năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
+ Phân tích, tổng hợp, so sánh.
+ Điều tra, thực nghiệm sư phạm.
6. Những đóng góp của đề tài
Nếu khóa luận nghiên cứu thành công sẽ góp phần cải thiện chất lượng
dạy học bộ môn âm nhạc trong trường mầm non Trưng Nhị.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa
luận gồm 02 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng.
Chương 2: Nghiên cứu một số bài đồng dao sử dụng vào giáo dục âm
nhạc cho trẻ mầm non.

5


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm âm nhạc
ÂN là nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tâm tư và tình
cảm của con người [tr7.14]
ÂN là một bộ môn nghệ thuật có sức mạnh vô cùng to lớn và phong
phú trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người và đời
sống xã hội. Nó phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có
sức biểu cảm của âm thanh. ÂN vui hay buồn, hùng tráng hay sâu lắng, … sẽ
dấy lên những cảm xúc tương ứng ở con người.[tr2.10]

ÂN là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng
những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phương tiện
diễn tả âm nhạc như: Giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, âm sắc, âm khu,…
bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động
của các ý tưởng và tình cảm trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. [tr1.10]
ÂN được định nghĩa một cách hết sức đơn giản, chính là sự sắp đặt có
nghệ thuật của các âm thanh. Âm nhạc là một phần không thể tách rời của tất
cả các nền văn hoá trên thế giới và trong mỗi nền văn hoá đó, nó lại được biến
đổi hết sức rõ rệt về phong cách và cấu trúc, tạo nên sự đa dạng đến tuyệt vời.
1.1.2. Khái niệm đồng dao
1.1.2.1. Đồng dao
Qua các công trình sưu tầm và nghiên cứu của nhiều tác giả, chúng ta
thấy đồng dao là một bộ phận của văn hóa dân gian dành cho trẻ em, đã xuất
hiện rất sớm. Tuy nhiên cho đến nay chưa có sự thống nhất giữa các nhà
nghiên cứu về cách hiểu khái niệm đồng dao.
Đồng dao - một sản phẩm văn hóa tinh thần quan trọng với trẻ nhỏ, là
tiếng nói lời ca tuổi thơ được ông cha sáng tạo, đúc kết và lưu truyền qua

6


nhiều thế hệ. Đồng dao xuất hiện từ rất sớm và phát triển gắn liền với từng
giai đoạn lịch sử xã hội loài người. Khúc đồng dao có lời thơ vần điệu nhí
nhảnh vui vẻ nhưng ẩn chứa nhiều giá trị giáo dục.
Có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về khái niệm Đồng dao như: Trong
cuốn Từ điển tiếng Việt của Phan Canh, xuất bản 1999 NXB Mũi Cà Mau
định nghĩa: “Đồng dao là câu hát của trẻ con”.
Cuốn Từ điển văn học Việt Nam định nghĩa về Đồng dao:
“Đồng dao là loại dân ca sinh hoạt đặc thù hầu như chỉ dùng cho trẻ
em hát. Tuy có khi người lớn cùng hát và bao giờ cũng do người lớn đặt ra

rồi dạy cho trẻ em. Ở dạng thông thường mỗi bài đồng dao gắn với một trò
chơi, mỗi câu ứng với một hành động trong trò chơi, vừa giống phần thanh
âm đệm theo và cầm nhịp cho phần diễn xướng, vừa giống như lời chỉ dẫn
cho động tác”.
Theo cuốn Tìm hiểu về Đồng dao người Việt: “Đồng dao là thể loại
văn học dân gian, thuộc phương thức diễn đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần
lời của những bài hát dân gian trẻ em”.
Theo định nghĩa của nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu văn hóa thì:
“Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và
thiếu nhi. Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tác giả, về sau từ sau vần
điệu của loại hình này, một số sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát có tên tác
giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao”.
Nhìn chung, các tác giả trên có quan điểm khác nhau về đồng dao
nhưng họ có chung nhận định: Đồng dao là những bài hát dân gian được trẻ
em hát nơi cửa miệng từ bé và được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Cũng có khi chúng là những câu đố giản dị mà ý nhị, lý thú hoặc nó có
thể chỉ là vần điệu hát của đám trẻ, câu hò vè trong các trò chơi dân gian, bài
đồng dao như có nhạc và thơ hiện diện trong trò chơi dân gian và tại các
hoạt động vui chơi của trẻ.

7


1.2.1.2. Đặc điểm chung
Với trẻ em ở lứa tuổi mầm non, đồng dao như là trò chơi. Trẻ em hát
cho vui mồm vui ta không cần biết đến ý nghĩa. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu
giáo nhỡ và mẫu giáo lớn thì không chỉ đơn thuần đọc, hát những khúc đồng
dao như trẻ em bé nữa mà chúng vừa hát, vừa chơi những trò chơi lý thú.
Đồng giao là bài hát truyền miệng của trẻ em, phù hợp với thế giới quan, tâm
lí của trẻ em và do trẻ em trực tiếp lưu truyền, diễn xướng. Đồng thời cũng là

bài của người lớn, do người lớn sáng tác và sử dụng. Trong đồng dao, các em
nhân cách hóa các sự vật vô tri vô giác làm cho chúng cựa quậy, sống động,
có linh hồn và thân thiết với con người, nhiều khi các em nhân hóa đến mức
phi thường để phù hợp với thế giới tâm hồn của các em.
Đồng dao việt nam là một bộ phận rất phong phú và đa dạng cả về số
lượng và thể loại theo tác giả Trần Gia Linh đồng dao được chia làm năm chủ
đề lớn:
Đồng dao về thiên nhiên đất nước (Trăng mọc, ông trẳng ông trăng,
mèo trèo cây cau…)
Đồng dao gắn liền với những trò chơi ở lưa tuổi nhỏ (Truyền quẻ, rồng
rắn lên mây, thả đỉa ba ba, nu na nu nống…)
Đồng dao mô phỏng các hoạt động sản xuất tập cho trẻ thành người lao
động (Nghé bầu nghé bạn, ta bảo trâu này..)
Đồng dao chứa đựng những tư tưởng ngộ nghĩnh và trí thông minh của
trẻ (Chim ri, sáo sậu; đậu nành; lúa ngô…)
Đồng dao hát ru (Cái ngủ mày ngủ cho lâu, thằng cuội ngồi gốc cây đa,
cái bống là cái bống bang, bà còng đi chợ…)
Đồng dao có thể nói là một kho tang học thức binhd dị nhưng vô cùng
vĩ đại. Theo quan điểm của mình tác giả Nguyễn Nghĩa Nhân đã chia đồng
dao thành bốn bộ phận sau:

8


Đồng dao trẻ em hát
Đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi
Đồng dao hát ru
Trẻ em đố vui
Mỗi nhà nghiên cứu lại có sự phân chia khác nhau về đồng dao dựa vào
hình thức và nội dung mà nó phản ánh.

Hát đồng giao và chơi trò chơi luôn có sự kết hợp chặt chẽ, hầu hết mỗi
bài hát đồng dao sẽ gắn liền với một trò chơi của trẻ. Không ai là người biết
chính xác giữa đồng giao - trò chơi cái nào có trước hay cả hai xuất hiện song
hành bên nhau. Theo một số nghiên cứu cho rằng đồng dao là động lực giúp
trẻ hào hứng hơn khi chơi, nhưng nhiều người lại cho rằng đồng dao thuần túy
là những bài thơ có tính nhạc mà trẻ tự nghĩ ra khi chơi các trò chơi tập thể.
1.1.3. Bài hát đồng dao
1.1.3.1. Khái niệm
“Bài hát đồng dao” là tên gọi về một loại hình ca nhạc của trẻ em, nó
có rất nhiều những ý kiến khác nhau khi tác giả nêu ra khái niệm về Bài hát
đồng dao. Trong cuốn “Đồng dao và ca dao cho trẻ em” tác giả Nguyễn Nghĩa
Dân cho rằng: “Bài hát đồng dao là một thể loại kết hợp văn hóa, văn nghệ
dân gian gồm trò chơi, lời ca và âm nhạc”. Tác giả Trần Gia Linh lại có cách
định nghĩa khác về Bài hát đồng dao: “Bài hát đồng dao là những bài hát dân
gian phù hợp với trẻ em và một số bài gắn với trò chơi nhất định, các em vừa
làm trò vừa hát”. Tác giả Nguyễn Văn Vũ từ nghiên cứu thực tiễn đã nêu lên:
“Bài hát đồng dao là trẻ em hát gắn liền với trẻ em chơi”
Theo Wikipedia Tiếng Việt định nghĩa thì Bài hát đồng dao là thơ dân
gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu
hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em…
Tổng hợp các ý kiến vừa nêu trên về bài hát đồng dao, có thể khái quát
chung định nghĩa về Bài hát đồng dao như sau: “Bài hát đồng dao là những

9


lời mộc mạc, hồn nhiên có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau hoặc hát
đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò
chơi dân gian của lứa tuổi thiếu nhi.”
Bài hát đồng dao là một hệ thống gồm những bài hát vui, những câu đố

vui của trẻ em, khi là những lời hát ru em … Những bài hát đồng dao thường
là những câu hát ngắn của trẻ em thường gồm những câu bốn chữ, có vần có
khi mỗi câu có một ý không liên tục từ ý này chuyển sang ý khác chỉ nối nhau
bằng một vần, truyền cho các em một số hiểu biết về những sự vật xung
quanh hoặc những nhận xét về con người hoặc đời sống xã hội có thể nói: Bài
hát đồng là những bài hát rất vui tươi, nhí nhảnh và ngộ nghĩnh, dí dỏm, dễ
nhớ và rất hợp với tâm lí trẻ em, đặc biệt rất dễ thuộc.
1.1.3.2. Nội dung của bài hát đồng dao
Nêu lên các hiện tượng tự nhiên, miêu tả thiên nhiên tươi đẹp, sinh
động dưới đôi mắt trẻ thơ, hay miêu tả những con vật, đồ vật gần gũi cuộc
sống đời thường,…
Miêu tả xã hội gần gũi thân thuộc với trẻ em, là những cảnh làm việc
sản xuất, hình ảnh bác nông dân, hình ảnh con trâu, cái tôm cái tép…
Có nhiều bài hát dạy các em biết về cách tưới cây, các loài vật, các
ngành nghề: Kéo gỗ, may vá… nó giống như những bài học thường thức có
vấn đề.
“Có những khi những bài đồng dao không có đề tài tập trung, gần như
chỉ có những đoạn chắp vá, gặp đâu có đó, còn ý nghĩa thì rời rạc, có nhiều
nét nghộ nghĩnh đôi khi phi lý ngược đời” theo nhận xét của tác giả Vũ Ngọc
Thanh trong bài “Thi pháp đồng dao”.
1.2. Vai trò của âm nhạc đối với trẻ em
ÂN gắn bó với trẻ em ngay từ khi sinh ra, đó là những lời ru êm dịu tha
thiết của mẹ đưa trẻ vào giấc ngủ ngon lành. Có thể lứa tuổi này trẻ chưa hiểu

10


hết được âm nhạc là gì? Nhưng những lời ru ngọt ngào, những bài hát vui tươi
ngộ nghĩnh, những điệu múa trò chơi sinh động đã mở ra cho trẻ một thế giới
âm thanh tràn đầy thú vị, một nguồn sữa nuôi dưỡng và làm giàu cảm xúc

trong tâm hồn trẻ. Việc giúp trẻ ngay từ thuở ấu thơ được tận hưởng một cách
đúng đắn cái hay cái đẹp chứa đựng trong những âm thanh nhịp điệu, thỏa
mãn nhu cầu - khát vọng vui chơi và thể hiện chính bản thân mình, từ đó tập
tái tạo làm quen với cách biểu hiện cái hay cái đẹp của âm nhạc, hình thành
nên cơ sở ban đầu của những cảm xúc, thị hiếu âm nhạc lành mạnh. ÂN sẽ
giúp trẻ hướng tới cái đẹp, cái thiện, những cảm xúc chân thực. Đặc biệt
những khúc đồng dao mang ý nghĩa giáo dục cao, trẻ vừa học vừa chơi mà
không bị nặng kiến thức như những lời dạy dỗ khô khan. Trẻ thơ là niềm vui,
niềm hạnh phúc và niềm tin hi vọng của mọi người, mọi nhà. Với những giai
điệu trầm bổng, sự phong phú của các tiết tấu, âm nhạc đưa đến cho trẻ cảm
giác hấp dẫn và thú vị, ÂN cũng là một phương tiện hiệu quả nhất để góp
phần phát triển toàn diện ở trẻ.
Chính vì vậy chương trình giáo dục ÂN cho trẻ mầm non vô cùng quan
trọng, cần được bổ sung, cân nhắc sao cho phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi và
từng vùng miền.
1.3. Vai trò của bài hát đồng dao trong giáo dục âm nhạc cho trẻ
Đồng dao là bài hát truyền miệng của trẻ con. Đồng dao cũng có thể là
bài hát của người lớn, do người lớn sáng tác, sử dụng, song chủ yếu phải phù
hợp với thế giới quan, tâm lý của trẻ con và do trẻ con trực tiếp lưu truyền,
diễn xướng.
Các nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian chia đồng dao thành
bốn loại đó là
- Đồng dao gắn liền với công việc mà trẻ em phải đảm nhiệm hàng
ngày, như việc chăn trâu, bò, việc giữ em, như những bài ca gọi bê, gọi nghé,
các bài hát ru.

11


- Đồng dao gắn liền với các trò chơi của trẻ em như trò đánh ô, trò rồng

rắn, trò dung dăng dung dẻ…
- Đồng dao gắn liền với nhu cầu hiểu biết, học hỏi, mở mang trí tuệ của
trẻ em.
- Đồng dao sấm ký, sấm truyền do trẻ em hát.
Đối với trẻ em, thế giới xung quanh đối với trẻ em đều nên thơ, hồn
nhiên; thiên nhiên đối với trẻ như một người bạn, gần gũi và trong trẻo. Dù xa
dù gần, dù trong đời sống hàng ngày hay trong truyện cổ tích thần tiên, hiện
thực đối với các em đều được nhân hóa. Bản chất tâm hồn của trẻ là thích
lộng lẫy, cái phi thường. Đâu phải chỉ trong các truyền thuyết, thần thoại mới
có yếu tố phi thường. Ngay trong đồng dao, các em đều nhân hóa các sự vật
vô tri vô giác, làm cho chúng cựa quậy, sống động, có linh hồn và thân thiết
với con người; nhiều khi các em nhân hóa đến phi thường để phù hợp với tâm
hồn các em. Yếu tố lộng lẫy phi thường cũng sẽ gắn bó suốt đời các em ngay
cả trong giấc ngủ, cơn chiêm bao.
Nói đến tuổi thơ là nói đến vui chơi, ca hát. Từ sau CMT8 trở lại đây
đã có rất nhiều bài hát viết về trẻ em mang những nội dung hết sức phong
phú. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi những câu hát cổ truyền của trẻ
em. Những câu hát mà trước Cách mạng tháng 8 đã là tất cả những gì không
thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của các em: Đó là hát đồng dao,
một sự kết hợp của trò chơi ÂN và lời ca. Các em đã hát đồng dao trong lúc
vui chơi, giải trí. Có thể nói so với một số loại dân ca khác như lý, hò, vè, hát
giao duyên, … đồng dao chưa được quan tâm và tìm hiểu sâu sắc. Bằng
chứng đó là những sáng tác từ những làn điệu đồng dao là vô cùng ít.
Đồng dao xét trong phương diện ÂN, Tô Ngọc Thanh đã khẳng định
trong công trình nghiên cứu của mình: “Đồng dao là một thể loại âm nhạc”,
thông qua cuốn sách nhỏ “Vấn đề đồng dao là một thể loại âm nhạc”.
Từ lâu nhân dân ta nhận thấy giáo dục trẻ em là một việc làm hết sức

12



quan trọng. Đồng dao là một trong những thể loại ÂN có tác dụng không nhỏ
đến việc giáo dục trẻ mẫu giáo hiểu biết cuộc sống và con người xung quanh,
hình thành cho các em những cảm xúc,thẩm mĩ tốt đẹp. Nhưng thật đáng tiếc,
ngày nay các bài hát đồng dao của người việt ở miền bắc phần lớn đã bị mai
một đi,các em chỉ chơi trò chơi và đọc lời ca, chứ không phải vừa hát vừa
chơi. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ thơ
trong hát đồng dao, nhạc sĩ Phạm Tuyên, một trong các nhạc sĩ rất gấn gũi và
yêu mến trẻ thơ đã có công sưu tầm và lựa chọn một số bài thơ đồng dao điển
hình và sau đó phổ nhạc cho nó, để giúp trẻ phát huy tốt tác dụng giáo dục
của hát đồng dao bên cạnh các ca khúc mới.
Trong khi phổ nhạc cho bài hát đồng dao, nhạc sĩ Phạm Tuyên luôn
quan tâm đến việc bảo lưu ngôn ngữ cổ truyền của nó.
Ngày nay nhu cầu hát của trẻ càng cao, vì thế những sáng tác mới chưa
đủ đáp ứng với những đòi hỏi đó. Do vậy việc phổ nhạc cho những bài hát
đồng dao của nhạc sĩ Phạm Tuyên là một việc làm cần thiết có tác dụng giáo
dục toàn diện của âm nhạc. Đồng thời góp phần cho sự phát triển chung về cả
thể chất và tinh thần cho trẻ.
1.4. Thực trạng tại trường mầm non Trưng Nhị
1.4.1. Vài nét về nhà trường
Trường Mầm non Trưng Nhị nằm trên địa bàn Phường Trưng Nhị Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Đây là một vùng có kinh tế khá phát triển, người dân
nơi đây chủ yếu là công nhân, ngoài ra còn buôn bán nên nhìn chung kinh tế
so với các vùng nông thôn khác có thể nói là tương đối khá giả.
Trường mầm non Trưng Nhị được thành lập từ tháng 6 năm 2006,
trường được xây dựng khang trang đầy đủ thiết bị cho các hoạt động của nhà
trường. Đến nay trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo
viên của trường bao gồm 24 giáo viên, trong đó 18 giáo viên đạt trình độ Đại

13



học, 4 giáo viên trình độ Cao đẳng và 3 giáo viên trình độ trung cấp. Có 3 lớp
5 tuổi, 2 lớp 4 tuổi, 2 lớp 3 tuổi, 2 lớp nhà trẻ. Tuy nhiên giáo viên có chuyên
môn sâu về ÂN thì chưa có. Nhìn chung họ là những người có tâm huyết với
nghề, hết lòng vì trẻ và ham học hỏi. Điều đó là những thuận lợi cho việc
giảng dạy hoạt động ÂN của trường. Ngoài công tác giảng dạy, giáo viên
trong trường còn nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, giao
lưu, hoạt động, phong trào của phường cùng như của thành phố. Tổ chức cho
trẻ các cuộc thi, hội thi, giao lưu tiếng hát cô và trẻ, thi hát dân ca cho trẻ
mầm non,…. Tất cả các hoạt động đều được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.
1.4.2. Cơ sở vật chất
Trong những năm qua được sự đầu tư về cơ sở vật chất của Tỉnh Vĩnh
Phúc, nhà trường có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị dạy học. Những thiết bị
dạy học âm nhạc như: Đàn organ, xắc xô, phách, trống, trang phục biểu
diễn… được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, phòng học còn hạn chế, chưa có
phòng năng khiếu để thực hiện các giờ âm nhạc, giờ vẽ. Với điều kiện cơ sở
vật chất như hiện nay thì việc thực hiện nội dung chương trình và đảm bảo
yêu cầu bộ môn giáo dục ÂN vẫn chưa đạt được kết quả. Trường sẽ chuyển
sang khu trường mới vào tháng 6/2018 với cơ sở vật chất đầy đủ hơn, hứa hẹn
sẽ là môi trường tuyệt vời để cho cô và trò trường Mầm non Trưng Nhị thể
hiện được hết khả năng của mình.
1.4.3. Khả năng tiếp nhận âm nhạc của trẻ từ 3 - 6 tuổi tại trường Mầm
non Trưng Nhị
Tại trường mầm non Trưng Nhị, ÂN đã trở thành nhu cầu của trẻ, một
số trẻ đã có khả năng biểu diễn, thể hiện tình cảm theo nội dung bài hát. Đặc
điểm trẻ rất hay vừa hát vừa vỗ tay, trẻ thích vận động cùng cô với các bài hát
đã được học. Với trẻ mẫu giáo lớn khả năng tiếp nhận âm nhạc hơn ở những

14



độ tuổi nhỏ hơn. Theo quan sát và đánh giá thì khả năng tiếp nhận ÂN của trẻ
tại trường mầm non Trưng Nhị như sau:
a) Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
Ở độ tuổi này trẻ vừa chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo nên vẫn còn
những đặc điểm của độ tuổi nhà trẻ (từ 1-36 tháng tuổi). Trẻ bắt đầu tăng dần
cảm xúc âm nhạc, có thêm những biểu hiện về thái độ như: thích thú, ngạc
nhiên, vui tươi,… được bộc lộ qua những cử chỉ như: vỗ tay, nhảy lên hay
múa máy chân tay…Trẻ bắt đầu hứng thú với âm nhạc, có thể với một tác
phẩm hay một dạng hoạt động âm nhạc nào đó. Nhưng khả năng chú ý của trẻ
ở độ tuổi này cũng chưa cao. Cho đến 4 tuổi, ở trẻ xuất hiện nhu cầu âm nhạc
và tích cực hoạt động âm nhạc. Trẻ hứng thú với vận động theo nhạc và thích
hát, trẻ biết thực hiện những động tác đơn giản theo nhạc. Do vậy trẻ có thể
vận động trong trò chơi âm nhạc và múa một cách độc lập. Trẻ có thẻ tự hát
hoặc với sự hỗ trợ chút ít của người lớn, để hát được một bài hát đơn giản.
Ở độ tuổi này, trẻ có thể làm quen với nhạc cụ, những nhạc cụ đơn giản
kết hợp với những câu hát ngắn, dễ…
b) Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
Trẻ ở 4 -5 tuổi đã thể hiện tính độc lập cao hơn và ham hiểu biết. Trẻ
rất hay hỏi “vì sao?”, “thế nào?”, “cái gì?”… Trong tư duy trẻ bắt đầu nắm
được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và có thể làm được những thao
tác tổng hợp, trong đó âm nhạc được thể hiện rõ nét nhất.
Trẻ có thể xác định được âm thanh cao, thấp, to nhỏ, thậm chí cả hướng
chuyển động của giai điệu (đi lên hay đi xuống); âm sắc (giọng hát của người
hay tiếng đàn nào đó); biết phân biệt tính chất âm nhạc, vui vẻ, sôi động hay
yên tĩnh, êm ả; nhịp độ nhanh hay chậm…
Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện bài hát, thể hiện các động tác trong điệu
múa. Hứng thú của mỗi trẻ là khác nhau, thể hiện sự phân hóa rõ rệt. Có

15



những trẻ rất thích hát, nhiều trẻ khác thích múa, một số nữa rất thích các trò
chơi âm nhạc, trò chơi với nhạc cụ.
c) Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Trẻ ở nhóm tuổi này có khả năng phân biệt và so sánh những dấu hiệu
của một số phương tiện biểu hiện âm nhạc, mối quan hệ của chúng và tính
chất chung của âm nhạc. Trẻ có thể phân biệt được độ cao thấp của âm thanh,
giai điệu đi lên hoặc đi xuống, độ to nhỏ của âm thanh, thậm chí cả sự thay
đổi cường độ âm thanh (mạnh dần hay yếu dần); âm sắc của một số nhạc cụ,
giọng hát.
Sự cảm thụ âm nhạc của trẻ có tính định hướng hơn, hứng thú và khả
năng âm nhạc thể hiện rõ hơn. Trẻ không chỉ thích một dạng hoạt động âm
nhạc nào đó, mà có thái độ lựa chọn rõ rệt. Một số trẻ thích những bài hát,
điệu múa này, số khác lại thích những bài hát, điệu múa khác.
Trẻ 5 - 6 tuổi đã thể hiện được trong vận động sự mềm dẻo, nhanh
nhẹn, biết di chuyển trong đội hình, định hướng trong không gian. Trẻ biết
phối hợp vận động với tính chất âm nhạc, diễn cảm và đã có yếu tố sáng tạo ở
mức độ nhất định.
1.4.4. Thực trạng dạy các bài hát đồng dao tại trường Mầm non
Trưng Nhị
1.4.4.1. Chương trình giáo dục âm nhạc
Học mà chơi, chơi mà học là đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo. Mọi nội
dung giáo dục âm nhạc đều lấy vui chơi làm hoạt động chủ đạo. Trẻ học mọi
lúc, mọi nơi phù hợp.
Chương trình giáo dục âm nhạc ở trường mẫu giáo được kết hợp chặt
chẽ với chương trình giáo dục ở trường mầm non (phụ lục 1) để giáo dục trẻ
trong và ngoài giờ học, tạo môi trường âm nhạc thường xuyên nhằm phát
triển khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng hoạt động âm nhạc và năng khiếu
cho trẻ.


16


Trong “Âm nhạc và phương pháp giáo dục” tiến sĩ Ngô Thị Nam đã
nêu rõ:
Hoạt động âm nhạc với trẻ mẫu giáo có vai trò vô cùng quan trọng
trong chế độ sinh hoạt chung của trẻ. Chương trình giáo dục âm nhạc có
những hoạt động âm nhạc sau:
- Ca hát
- Nghe nhạc
- Múa và vận động theo nhạc
- Trò chơi âm nhạc.
Nội dung các dạng hoạt động âm nhạc, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi trẻ, căn cứ vào chế độ sinh hoạt chung ở nhà trường mẫu giáo, được
thực hiện dưới các hình thức sau:
- Bài học âm nhạc và tiết học âm nhạc
- Hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ
- Âm nhạc trong các ngày lễ hội ở trường mầm non
a) Bài học âm nhạc và tiết học âm nhạc
Toàn bộ nội dung âm nhạc trong chương trình đều được phân phối, sắp
xếp thành các bài học âm nhạc. Các bài học âm nhạc tùy theo đặc điểm lứa
tuổi từng nhóm trẻ, được cấu tạo bằng các dạng hoạt động âm nhạc. Cấu trúc
bài học âm nhạc đầy đủ bao gồm: ca hát, nghe nhạc, múa và vận động theo
nhạc, trò chơi âm nhạc. Một hoạt động âm nhạc sẽ được triển khai thông qua
các loại tiết học âm nhạc trong chương trình học của trẻ. Trong mỗi tiết học,
giáo viên phải kết hợp hài hòa các dạng hoạt động âm nhạc để chuyền tải nội
dung giáo dục âm nhạc một cách hệ thống giúp trẻ có được tư duy logic về
kiến thức âm nhạc.
Các hoạt động âm nhạc như ca hát, nghe nhạc, múa vận động theo nhạc,

trò chơi âm nhạc trong tiết học âm nhạc ở trường mầm non có những yêu cầu
và mức độ khác nhau, có sự luân phiên ôn lại bài cũ, hát bài mới, nghe giáo

17


×