Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG mại HÀNG hóa ỞVIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 34 trang )

1

MỞ ĐẦU


2

Thương mại hàng hóa có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
với các thành phần kinh tế tương đối giống nhau về bản chất, hoạt động thương
mại hàng hóa được diễn ra trong khuôn khổ hạn hẹp với việc điều chỉnh bằng một
hệ thống các quy định có tính hiệu lực pháp lý thấp, nhằm giải quyết những vấn
đề do thực tiễn cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp phát sinh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội hoạch định đường lối đổi mới, khởi xướng công cuộc đổi mới kinh tế
- đã tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng pháp luật ở Việt Nam, trong
đó hệ thống pháp luật thương mại đã được chú trọng đặc biệt.
Luật Thương mại được Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 10/05/1997 đã đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống
pháp luật thương mại Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật thương mại đồng bộ, khoa học phù hợp với định hướng xây dựng
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập làm giảm
hiệu quả, thậm chí còn cản trở hoạt động thương mại hàng hóa ở nước ta. Vì
vậy, trong Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Khóa XI (tháng 6 năm 2005) đã sửa đổi luật thương mại năm 1997 và
ban hành luật thương mại 2005.
Có thể nói, luật thương mại 2005, trong đó có các quy định về thương
mại hàng hóa đã thực sự tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng cho hoạt động
thương mại phát triển, trên cơ sở bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tự do
hợp đồng của các thương nhân, tương đối phù hợp với pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế. Song cũng như luật thương mại 1997, đến lượt nó, luật
thương mại 2005 cũng không tránh khỏi những hạn chế. Thực tiễn những năm


qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu rất quan trọng mà pháp luật thương
mại Việt Nam, trong đó có pháp luật thương mại hàng hóa đã đạt được, vẫn


3

còn những hạn chế, bất cập chưa tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát
triển nền kinh tế thị trường; chưa thực sự thể hiện được đầy đủ chính sách đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Đặc biệt, trong bối cảnh
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hội nhập ngày
càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì pháp luật thương mại
nói chung, thương mại hàng hóa nói riêng phải tiếp tục được hoàn thiện cho
phù hợp hơn với luật pháp thương mại quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
phương hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở
nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.


4

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA

1. Sự cần thiết khách quan của việc điều chỉnh thương mại hàng
hóa bằng pháp luật
Thương mại hàng hóa ra đời là kết quả của quá trình phân công lao
động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất cao dẫn đến việc hình thành các ngành
kinh tế độc lập trong đó có sự hình thành của nền sản xuất hàng hóa. Khi nền
sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định, trong xã hội xuất hiện
một tầng lớp trung gian chuyên làm chức năng mua bán hàng hóa như một

nghề nghiệp thường xuyên để kiếm sống. Đó chính là nghề thương mại,
những người làm nghề thương mại được gọi là các thương nhân (hay thương
gia). Việc xuất hiện hoạt động thương mại của tầng lớp thương nhân này đòi
hỏi phải có những quy tắc điều chỉnh riêng. Các quy tắc dân sự tuy đã tồn tại
khá lâu đời nhằm điều chỉnh các giao dịch mua bán, song những nguyên tắc cơ
bản này, ở một chừng mực nào đó không thỏa mãn được việc điều chỉnh hoạt
động thương mại hàng hóa ngày càng đa dạng của đối tượng thương nhân nảy
sinh trong xã hội. Do vậy, các quy tắc đặc biệt áp dụng cho hoạt động của các
thương nhân đã tất yếu ra đời sớm, nhằm ổn định cũng như tạo điều kiện cho
các hoạt động này phát triển. Ngay từ khi Nhà nước chưa ra đời, một số các
quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại hàng hóa đã xuất hiện như các quy
tắc từ tập quán buôn bán của các hiệp hội buôn bán, của các tổ chức tôn giáo,
thậm chí của cả các quy phạm đạo đức... Có thể nói, các quy tắc này là mầm
mống cho các quy định pháp luật thương mại hàng hóa sau này.
Ở một số nước Châu Âu với điều kiện địa lý kinh tế thuận lợi cho việc
phát triển thương mại và giao lưu buôn bán, các tập quán, thông lệ thương
mại đã xuất hiện rất sớm để điều chỉnh các hoạt động này. Các quy tắc thương
mại đã được hình thành từ thế kỷ XII và XIII tại miền Bắc Cộng hòa Italy
(các xứ Venise, Gênes, Pise) nơi mà thương mại và hàng hải rất phát triển.
Cùng thời, Châu Âu đã hình thành một trung tâm thương mại thứ hai trong


5

thành phố Flandre như Bruges, Anwers, Amsterdam nơi mà nghề sản xuất len
và vải theo kiểu thủ công được ưa chuộng, theo đó các quy tắc thương mại
cũng được hình thành. Các tập quán, thông lệ ở Pháp cũng được hình thành
ngay từ khoảng thế kỷ thứ XIV - XV dưới hình thức các tục lệ áp dụng bởi
các thương nhân thay cho luật viết. Có thể nói, những tục lệ này ngay từ khi
mới ra đời đã đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong hoạt động thương

mại hàng hóa ở phạm vi quốc gia mà còn mang ý nghĩa là các tục lệ quốc tế.
Thí dụ như tục lệ về chợ phiên được áp dụng ở Pháp, đồng thời cũng được áp
dụng cả ở Đức hay tục lệ về mua bán hàng hóa bằng đường biển cũng được
các quốc gia dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương áp dụng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại hàng hóa, các
thông lệ và tập quán thương mại không đủ sức đáp ứng được hoạt động ngày
càng đa dạng của thương nhân. Các quy tắc ứng xử trên đòi hỏi phải được khẳng
định trong các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động thương
mại hàng hóa ngày càng trở nên phức tạp. Đối với hầu hết các nước trên thế giới,
nơi mà Bộ luật Dân sự được ra đời khá sớm, các nguyên tắc cơ bản trong giao
dịch dân sự trong đó có giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa được thiết lập.
Song sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân và nghề nghiệp thương mại của họ
trong lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có luật lệ riêng nhằm xác định địa vị
pháp lý của các thương nhân và điều chỉnh hành vi thương mại hàng hóa. Ở
Pháp, bên cạnh Bộ luật Dân sự, có rất nhiều văn bản pháp luật riêng cho
thương nhân và thương vụ, ví dụ như: Dụ về thương mại tháng ba năm 1673;
Dụ về hàng hải tháng tám năm 1681 và sau đó là Bộ luật thương mại Pháp
được ban hành vào năm 1807. Ở Anh, Nghị viện đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại như Luật Công bằng,
Luật về thương phiếu (năm 1882) xuất phát từ các tập quán thương mại... Ở
Đức, Bộ luật Thương mại được ban hành gần như đồng thời với Bộ luật Dân sự
(Bộ luật Dân sự được ban hành ngày 18/08/1896, Bộ luật Thương mại được


6

ban hành ngày 10/05/1897). Ở một số nước tư bản khác như Thụy Sĩ, Ý...,
một Bộ luật Thương mại riêng không được xây dựng, mà các quy định về
hoạt động thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa được coi như là một
bộ phận của luật dân sự, nghĩa là các quy định liên quan đến hoạt động thương

mại được quy định ngay trong Bộ luật Dân sự.
Có thể nói, dù hoạt động thương mại hàng hóa được quy định trong một
văn bản pháp luật độc lập là một Đạo luật (hay Bộ luật) hoặc được cấu thành
như một bộ phận của Bộ luật Dân sự thì hoạt động thương mại hàng hóa tuy
được dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong giao dịch dân sự, song với sự ra
đời của thương nhân đã đặt ra yêu cầu phải có các quy định điều chỉnh phù
hợp.
Những quy định pháp luật về thương mại hàng hóa được ra đời khá
sớm ở một số quốc gia có nền thương mại phát triển như Pháp, Đức. Có thể
nói, những quy phạm pháp luật đầu tiên về thương mại hàng hóa được xác lập
ở Pháp khi nhà vua Charle IX thành lập các tòa án thương mại vào năm 1565,
bao gồm đại diện của các thương nhân. Pháp luật thương mại hàng hóa ra đời
nhằm giải quyết được mối quan hệ giữa các thương nhân trong các giao dịch
mua bán hàng hóa với nhau, cũng như xác lập tính chất các giao dịch thương
mại này một cách mềm dẻo, trong khi các quy định của luật dân sự không đáp
ứng được. Ví dụ như pháp luật dân sự Pháp quy định những nghĩa vụ trên 500F
không cho phép dùng nhân chứng nhưng pháp luật thương mại lại cho phép
dùng nhân chứng. Hay theo pháp luật dân sự Đức, việc bảo lãnh trong dân sự
bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức văn bản nhưng trong pháp luật thương
mại thì hợp đồng bảo lãnh không nhất thiết phải thực hiện bằng văn bản...
Trên thực tế, trong quá trình giao dịch thương mại, hoạt động về thương
mại hàng hóa đã phát sinh những đòi hỏi pháp lý mang tính chất mềm dẻo,
linh hoạt hơn so với các quy định trong pháp luật dân sự. Song mặt khác cũng


7

đặt ra những yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo uy tín trong hoạt
động thương mại. Điều đó có nghĩa là pháp luật thương mại ra đời không chỉ
nhằm xác định tư cách thương nhân trong giao dịch, điều chỉnh các hoạt động

của họ một cách linh hoạt, nhanh chóng mà còn phải đáp ứng tính chất kinh
doanh của các thương nhân nhằm bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc
trong luật dân sự. Chẳng hạn, cần phải bổ sung, xác lập trong Luật Thương
mại các quy định như: thương nhân vay tiền để kinh doanh phải trả đúng hạn;
thương nhân phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất trong dân sự... Pháp luật dân sự
Đức đã quy định lãi suất là 4%/năm, nhưng pháp luật thương mại cần quy định
cao hơn là 5%. Cũng theo pháp luật thương mại của Đức, lãi suất quá hạn đối
với các giao dịch trong thương mại được tính ngay từ ngày nghĩa vụ đến hạn
mà người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ trong khi pháp luật dân sự
quy định lãi suất quá hạn trong các giao dịch dân sự chỉ phát sinh sau khi
nghĩa vụ đáo hạn và sau khi có sự đốc thúc của bên trái chủ mà bên thụ trái
vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trái lại, khi thương nhân kinh doanh
thua lỗ mà không thanh toán được nợ thì việc đòi nợ lại phải tuân theo những
thủ tục nghiêm ngặt hơn.
Các giao dịch thương mại hàng hóa phát sinh và phát triển tất yếu phải
xảy ra các tranh chấp giữa các thương nhân. Các tranh chấp này đòi hỏi phải
được xử lý theo một thủ tục hoàn toàn khác với thủ tục dân sự: đơn giản, gọn
nhẹ, tránh làm gián đoạn công việc kinh doanh. Do vậy, pháp luật thương mại
hàng hóa cần phải ra đời để xác lập một cơ quan tài phán chuyên trách thông
thạo công việc kinh doanh và xét xử theo một thủ tục riêng biệt. Trên thực tế,
một số nước có nền thương mại hàng hóa phát triển đã sớm thành lập tòa án
thương mại mà những thẩm phán là chính các thương nhân có kinh nghiệm
xét xử những vụ việc một cách nhanh chóng, đảm bảo tiến độ kinh doanh cho
các thương nhân. Bên cạnh đó, pháp luật thương mại hàng hóa cũng cần được
ra đời để đưa ra các quy định về thời hạn khiếu nại và thời hạn tố tụng theo


8

hướng rút ngắn hơn so với pháp luật dân sự nhằm đảm bảo cho hoạt động

thương mại được tiến hành nhanh chóng, tiện lợi.
Như vậy, pháp luật thương mại hàng hóa ra đời xuất phát từ tính tất
yếu khách quan của việc xuất hiện tầng lớp thương nhân và hoạt động thương
mại hàng hóa. Theo đó, việc xác lập địa vị pháp lý của thương nhân cũng như
xác lập về mặt pháp lý mối quan hệ giao dịch giữa các thương nhân với nhau,
đặc biệt là xây dựng các quy định pháp lý làm nền tảng cho hoạt động thương
mại hàng hóa phát triển được đặt ra như một yêu cầu khách quan.
Cùng với thời gian, thương mại hàng hóa không chỉ giới hạn trong
phạm vi một quốc gia mà nó được mở rộng ra phạm vi khu vực và quốc tế.
Trên cơ sở đó, pháp luật thương mại hàng hóa mỗi quốc gia tất yếu phải có sự
thích ứng với các các nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong lĩnh vực này.
Cũng như các nước trên thế giới, pháp luật thương mại hàng hóa Việt
Nam cũng được ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của tầng lớp
thương nhân và hoạt động mua bán hàng hóa.
Đối với Việt Nam, cho đến giữa thế kỷ XIX, những tư tưởng tự do hóa
thương mại và thống nhất luật pháp điều chỉnh các hành vi thương mại của
thương nhân ở Châu Âu dường như không gây ảnh hưởng. Suốt một thời kỳ
dài trong lịch sử, nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam bị khép kín, giao lưu
buôn bán hàng hóa kém phát triển, nghề thương mại hoàn toàn không được
coi trọng. Tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc, pháp luật phong kiến Việt Nam
bị ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng pháp luật Trung Hoa trên cơ sở lấy nguyên
tắc đạo đức của Khổng Tử làm học thuyết cai trị, luật pháp chỉ có vai trò thứ
yếu, bổ trợ. Từ nửa sau thế kỷ XIX, những tư tưởng tự do hóa thương mại và
pháp luật thương mại Châu Âu đã được du nhập vào Viễn Đông, đặc biệt là
Nhật Bản. Có thể nói, từ cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, thương mại
hàng hóa Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, kéo theo đó là sự đòi hỏi


9


phải có pháp luật thương mại điều chỉnh. Dưới thời Pháp thuộc những trào
lưu canh tân đất nước, tùy theo xu hướng chính trị của tầng lớp cai trị song có
thể nói đã khuyến khích kỹ nghệ và thương mại phát triển đáng kể. Bộ luật
Thương mại Pháp đã được áp dụng ở Nam Kỳ do sắc lệnh ngày 25/07/1864
ban hành kèm theo Nghị định ngày 12/12/1864 và ở Bắc Kỳ do sắc lệnh ngày
08/09/1888 ban hành theo Nghị định ngày 30/12/1888. Năm 1892 Pháp ban
hành sắc lệnh ngày 27/02/1892 quy định sự hành nghề thương mại do người
Á Đông ngoại quốc và người Việt Nam sinh ra ở Nam Kỳ nhượng địa Pháp,
thuộc thẩm quyền xét xử theo Bộ luật Thương mại của Pháp. Trong "dân luật
thi hành tại các Tòa Nam án Bắc kỳ" ban hành năm 1942, chiếu theo Dụ số 46
ngày 12/06/1942 (năm Bảo Đại thứ XVII), chính quyền Bảo Đại đã ban hành
Bộ luật Thương mại áp dụng tại Trung phần. Bộ luật này đã quy định nhiều
hình thức hùn vốn lập hội như Hội hợp danh, Hội hợp tư, Hội đồng lợi, Hội
vô danh, Hội hợp cổ... Nhìn chung, pháp luật của chính quyền Bảo Đại và của
cả chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam không có
ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xây dựng pháp luật thương mại ở Việt Nam
sau này.
Sau năm 1954, ở miền Nam, chính quyền Sài gòn vẫn áp dụng Bộ luật
Thương mại Pháp và Bộ luật Thương mại Trung phần. Cho đến năm 1972,
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa mới ban hành Bộ luật Thương mại cùng
ngày với Bộ luật Dân sự.
Miền Bắc đi theo con đường XHCN, tiến hành xây dựng nền kinh tế
với hai thành phần chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Pháp luật
thương mại hàng hóa trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ cơ chế kinh tế kế
hoạch hóa tập trung. Các giao dịch thương mại phát sinh chủ yếu giữa các xí
nghiệp quốc doanh, sau này gọi là doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ tiêu
pháp lệnh Nhà nước, theo đó quan hệ cấp phát vật tư và giao nộp sản phẩm
giữa các Doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch do Nhà nước định trước.



10

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới 1986 và sau đó là sự ra đời của
Hiến pháp mới (1992): phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN, có thể nói hoạt động thương mại hàng hóa đã được mở
rộng, không chỉ giới hạn là các giao dịch mua bán hàng hóa của các Doanh
nghiệp nhà nước theo cơ chế tập trung bao cấp mà được mở rộng ra các chủ
thể có tư cách pháp nhân khác với nhiều loại hình hoạt động đa dạng hơn như:
môi giới thương mại, ủy thác mua bán xuất khẩu, nhập khẩu ; đại lý mua bán
hàng hóa...
Với nhu cầu phát triển hơn nữa nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài, bên cạnh việc ban hành
các đạo luật như: Luật Công ty 1990 (Luật Doanh nghiệp 1999), Luật Doanh
nghiệp nhà nước 2003, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000…, Luật
Thương mại 1997 cũng được ra đời. Việc ban hành đạo luật này được coi là
cơ sở pháp lý quan trọng để xác định địa vị pháp lý của thương nhân, định
hướng hoạt động thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa phát triển
theo đúng quy luật và góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy hoạt động thương mại
phát triển đặc biệt trong quá trình tự do hóa thương mại. Để đáp ứng sự phát
triển của hoạt động thương mại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng đến
tháng sáu năm 2005 Quốc hội Khóa XI - Kỳ họp thứ 7 đã ban hành Luật Thương
mại năm 2005.
2. Vai trò của pháp luật thương mại hàng hóa trong việc phát
triển kinh tế
Pháp luật thương mại hàng hóa là một bộ phận của pháp luật thương mại
nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung. Trong bất kể xã hội nào, pháp luật luôn
giữ vai trò quan trọng. Xét trên bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện để
thể chế hóa đường lối chính sách của Nhà nước, là phương tiện để Nhà nước
quản lý mọi mặt của đời sống xã hội thông qua việc điều chỉnh các quan hệ nói
chung cũng như tác động đến các yếu tố của thượng tầng chính trị - pháp lý nói



11

riêng.
Theo quy luật chung đó, pháp luật thương mại hàng hóa cũng giữ vai
trò nhất định, được biểu hiện cụ thể trên một số khía cạnh sau:
Trước hết, pháp luật thương mại hàng hóa là công cụ của Nhà nước
để điều chỉnh các hành vi thương mại hàng hóa của chủ thể kinh doanh trên thị
trường là các thương nhân
Sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân trong thương mại hàng hóa đòi
hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật phù hợp. Pháp luật dân sự tuy tồn tại khá lâu
điều chỉnh một phần quan hệ tài sản, song không đáp ứng được hoạt động kinh
doanh mới xuất hiện trên thị trường của các thương nhân. thương mại hàng hóa
có những đặc thù của mình do tính chất của các chủ thể kinh doanh và quan hệ
thương mại hàng hóa đa dạng và phong phú, không chỉ là hành vi mua bán hàng
hóa thông thường và mở rộng ra cả hành vi của các trung gian thương mại như:
môi giới thương mại, đại diện cho thương nhân, đại lý mua bán hàng hóa, ủy
thác mua bán hàng hóa... Pháp luật thương mại hàng hóa đã đóng vai trò xác lập
tư cách pháp lý của các thương nhân trong hoạt động thương mại hàng hóa
cũng như xác lập những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc điều chỉnh một
cách linh hoạt, mềm dẻo các hành vi thương mại hàng hóa cũng như những
hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thương mại hàng hóa phát triển.
Với mục đích tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, nhìn ở tầm
vĩ mô, pháp luật thương mại hàng hóa là cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền
kinh tế thị trường, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các
nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
Thứ hai, pháp luật thương mại hàng hóa đã tạo ra hành lang pháp lý,
định hướng cho các quan hệ thương mại hàng hóa phát triển ổn định và đúng

quy luật
Có thể nói, hoạt động thương mại hàng hóa trong thời kỳ đầu đã phát


12

sinh và phát triển theo hướng tự phát, các thương nhân chủ yếu hướng hành vi
của mình vào lợi nhuận cá nhân. Khi hoạt động thương mại hàng hóa phát
triển thêm một bước nữa, các thương nhân đã mở rộng phạm vi hoạt động của
mình một cách đa dạng và phong phú, không chỉ giới hạn ở việc mua bán
hàng hóa thuần túy, mà nhiều loại hình trung gian thương mại hàng hóa đã
được ra đời như đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, đại lý mua
bán hàng hóa, ủy thác mua bán hàng hóa... nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao lưu
thương mại hàng hóa phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của thương
mại hàng hóa, một số hiện tượng cũng đã nảy sinh trong xã hội làm đảo lộn
trật tự các quan hệ thương mại, chẳng hạn như hiện tượng đầu cơ hàng hóa,
cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, bán phá giá, buôn bán hàng giả, trốn
thuế... Trên thực tế, các hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi
không chỉ của các thương nhân tiến hành các giao dịch thương mại hàng hóa
mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của một chuỗi các chủ thể khác, bao
gồm các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng và ở mức độ khái quát
đã gây ra ảnh hưởng xấu cho hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng và nền
kinh tế nói chung. Trong bối cảnh đó, pháp luật thương mại hàng hóa đã có
vai trò tích cực nhằm điều chỉnh các quan hệ này theo một trật tự nhất định,
đảm bảo sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa trong xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là, xuất phát từ nhu cầu quản lý
xã hội, quản lý hoạt động thương mại hàng hóa theo định hướng có lợi cho
nền kinh tế, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật nhằm hướng các
hoạt động này tuân theo những hành lang đã định sẵn nhằm đạt được những
mục tiêu chung của đất nước.

Trong điều kiện tự do hóa thương mại, thương mại hàng hóa không
chỉ được phát triển trong phạm vi một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra
khu vực và quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích cực thu được từ quá trình tự
do hóa, cũng nảy sinh những hạn chế nhất định. Pháp luật thương mại hàng
hóa đóng vai trò rất tích cực trong việc định hướng tự do lưu thông hàng hóa,


13

không những thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước phát triển mà còn là rào
cản hữu hiệu cho việc lưu thông các hàng hóa độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng
xấu đến lợi ích công cộng.
Do vậy, pháp luật thương mại hàng hóa đóng vai trò là cơ sở pháp lý
quan trọng trong việc định hướng các quan hệ thương mại hàng hóa phát triển
ổn định và đúng quy luật. Trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể thực tiễn
đa dạng của thương mại hàng hóa, phát hiện quy luật kinh tế mang tính phổ
biến, quy luật chung của quan hệ hàng hóa tiền tệ, cũng như xu hướng phát
triển của quan hệ này với việc xác lập quy chế của thương nhân, pháp luật
thương mại hàng hóa đã xác lập cho các thương nhân thực hiện phạm vi kinh
doanh một cách đúng hướng, đạt được mục tiêu lợi nhuận cá nhân, song đồng
thời cũng xem xét đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Một vấn đề vô cùng quan trọng nữa là hội nhập khu vực và quốc tế đã
trở thành một nhu cầu tồn tại và phát triển tất yếu của mỗi quốc gia, trong đó
phải kể đến vai trò của thương mại hàng hóa quốc tế. Trước yêu cầu mang
tính khách quan này, mỗi quốc gia phải sử dụng pháp luật thương mại hàng
hóa của mình, cùng với việc tham gia các điều ước thương mại quốc tế như là
công cụ pháp lý quan trọng thể hiện định hướng hội nhập.
Tóm lại, pháp luật thương mại hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra hành lang pháp lý, định hướng cho các quan hệ thương mại hàng
hóa phát triển ổn định và đúng quy luật.

Thứ ba, pháp luật thương mại hàng hóa có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng và nền
kinh tế nói chung
Phát triển thương mại hàng hóa là nhu cầu tất yếu của bất cứ xã hội
nào. Có thể nói, những nước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường,
thương mại hàng hóa là yếu tố rất quan trọng. Pháp luật thương mại hàng hóa ở


14

những nước này đã được ra đời khá sớm không những là cơ sở pháp lý định
hướng cho hoạt động thương mại hàng hóa mà còn là nhân tố quan trọng thúc
đẩy sự phát triển. Đối với những nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, yêu cầu đặt ra đối với việc
phát triển thương mại hàng hóa cũng rất quan trọng, trong đó pháp luật
thương mại hàng hóa đã là nhân tố trọng yếu cho sự chuyển đổi này. Đặc biệt
ngày nay với sự giao lưu các nước trên thế giới ngày càng mở rộng theo xu
hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự hình thành, tồn tại
và phát triển của các tổ chức khu vực và các công ty đa quốc gia trong mấy
thập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của
nền kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới không chỉ bó
hẹp hoạt động thương mại hàng hóa của mình trong phạm vi quốc gia mà còn
phải tham gia vào khu vực và thế giới nhằm tận dụng mọi lợi thế so sánh. Sự
giao lưu thương mại quốc tế của các nước trên thế giới càng mở rộng và phức
tạp thì càng đòi hỏi phải có các quy định pháp luật thích hợp để điều chỉnh các
mối quan hệ đó. Pháp luật thương mại hàng hóa đã đề ra những biện pháp tạo
điều kiện cho các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong
quan hệ thương mại quốc tế đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu
thương mại hàng hóa trong nước cũng như quốc tế không chỉ bằng các quy
phạm pháp luật trong nước mà còn thể hiện ở các điều ước thương mại quốc tế.

Như vậy, pháp luật thương mại hàng hóa có vai trò quan trọng trong
việc xác lập tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh mới xuất hiện trên thị
trường và điều chỉnh các hành vi thương mại hàng hóa, đồng thời tạo ra hành
lang pháp lý, định hướng cho các quan hệ thương mại hàng hóa phát triển ổn
định và đúng quy luật, trên cơ sở đó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng và nền kinh tế nói
chung.


15

II. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Sự cần thiết khách quan của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật
Thương mại hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
a. Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và yêu cầu của nó đối với
việc hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu cho quá
trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế có những điểm đặc thù so với các nước trên thế giới, do
vậy, một trong các yêu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
thương mại nói chung, pháp luật thương mại hàng hóa nói riêng là cần được
nhận thức và tiếp cận theo hướng dựa trên bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam thông qua việc xem xét chúng ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh nền kinh
tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
Đặc thù này đã chỉ ra mức độ cải cách của hệ thống pháp luật nói chung
cũng như yêu cầu, mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói riêng,

trong đó có thương mại hàng hóa nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế.
Quan điểm "đổi mới" của Đảng được khởi xướng từ những năm 1986,
theo đó nền kinh tế đã dần được chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang


16

cơ chế thị trường và chính sự chuyển đổi này đã tạo ra một thị trường thương
mại trong nước phát triển sống động từ trạng thái chia cắt, khép kín kiểu "tự
cung tự cấp" sang tự do lưu thông theo quy luật của nền kinh tế thị trường.
Tuy vậy, có thể nói trong những năm qua, dấu ấn của một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung cao độ vẫn chưa hoàn toàn được xóa bỏ trong hệ thống pháp
luật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa và việc phát triển nền kinh
tế thị trường theo quy luật kinh tế thị trường vẫn chưa thực sự được xác lập ổn
định trong hệ thống pháp luật này. Từ đó đặt ra vấn đề: các chính sách, thể chế
pháp luật được xây dựng và ban hành cần phải quán triệt phương châm nhằm tự
do hóa thương mại thông qua việc xây dựng hàng loạt các chế định pháp lý về
đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, mở rộng phạm vi các chủ thể trong hoạt
động kinh doanh và đảm bảo các quyền tự do kinh doanh. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng không chỉ phục vụ cho việc xây dựng một nền kinh tế theo quy luật
thị trường mà còn là cơ sở cho việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong đó
thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đặc thù này đã đặt ra yêu
cầu hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung, pháp luật thương mại hàng
hóa nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt được tính
hai mặt của các mối quan hệ kinh tế phức tạp. Đó là, một mặt pháp luật
thương mại phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa các thương nhân Việt Nam
với các thương nhân nước ngoài trong hoạt động thương mại trên lãnh thổ

Việt Nam, đảm bảo quyền bình đẳng giữa thương nhân là các Doanh nghiệp
nhà nước với các loại hình thương nhân khác; mặt khác, pháp luật phải thể
hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong tiến trình hội
nhập. Đây cũng được coi là định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật
thương mại hàng hóa trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được xây dựng và phát triển theo định
hướng XHCN. Đây là một mô hình kinh tế thị trường phù hợp với các điều kiện


17

lịch sử, truyền thống và thực tiễn Việt Nam mà mục tiêu của chế độ kinh tế xã
hội là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh". Xuất phát từ
đặc thù này, một trong các nội dung của việc hoàn thiện pháp luật thương mại
nói chung là phải đảm bảo hai mặt chủ yếu: một mặt, pháp luật phải đảm bảo
quyền bình đẳng của các thương nhân trong hoạt động thương mại, kết hợp với
lợi ích chung vì công bằng và tiến bộ xã hội; mặt khác, đề cao vai trò pháp
luật nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền lợi của các thương nhân tham gia hoạt
động thương mại. Đặc thù này cũng là yếu tố quan trọng trong định hướng
hoàn thiện pháp luật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa trước yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung trong bối cảnh
hội nhập cần phải được xem xét từ đặc thù phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế lại tạo
điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị
trường cũng là cơ sở quan trọng để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đón
bắt những cơ hội và thuận lợi do hội nhập mang lại.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được tiến hành trong bối
cảnh hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật thương mại nói riêng còn nhiều
hạn chế, bất cập.

Những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thương mại, trong đó
có thương mại hàng hóa được thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:
- Về tính toàn diện: Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, trong đó
có pháp luật thương mại chưa tạo ra sự đồng bộ, chưa phản ánh đầy đủ cơ sở
pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập. Trên thực tế, rất
nhiều quan hệ thương mại đã phát sinh và tồn tại song không được điều chỉnh
trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Về tính đồng bộ: Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật


18

thương mại nói riêng còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính hệ thống, dẫn tới việc
áp dụng pháp luật bị chia cắt. Đặc biệt là các quy định liên quan đến phát triển
nền kinh tế hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế còn tản mạn, chưa nhất quán.
- Về tính khả thi và hiệu lực thi hành: Nhiều quy định pháp luật, trong
đó có pháp luật thương mại còn thiếu tính rõ ràng; định hướng về hội nhập
khu vực và quốc tế chủ yếu chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách mà chưa
được thể chế hóa một cách đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiều quy định của pháp luật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa
chưa phù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế.
- Về tính minh bạch: Nhiều quy định pháp luật, trong đó có pháp luật
thương mại được quy định trong các văn bản có tính hiệu lực pháp lý thấp.
Trong nhiều trường hợp các quy định này của pháp luật không rõ ràng dẫn
đến việc hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Xuất phát từ những bất cập, yếu kém nói trên của hệ thống pháp luật,
trong đó có pháp luật thương mại, yêu cầu đặt ra là, việc hoàn thiện pháp luật
thương mại phải được đặt trong tổng thể mối quan hệ với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung, trong đó vai trò của pháp luật thương mại phải
được xác định trong việc đưa ra những nguyên tắc cơ bản nhất về hoạt động

thương mại, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thương mại phát triển,
đồng thời hoàn thiện pháp luật thương mại phải đặt trong sự thích ứng với các
quy định pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hệ thống pháp luật
thương mại quốc tế đã có lịch sử hình thành và phát triển
Đặc thù này đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung
phải được xây dựng trên những chuẩn mực của thương mại quốc tế, hay có
thể nói cách khác, chuẩn mực thương mại quốc tế là một trong những cơ sở


19

quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật thương mại nhằm hướng tới hội
nhập. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật thương mại để thích ứng với các
quy định và tập quán thương mại quốc tế cần phải xem xét mối quan hệ giữa
hội nhập kinh tế thương mại khu vực và hội nhập kinh tế thương mại toàn
cầu. Do vậy có thể nói, trong một chừng mực nhất định, hội nhập kinh tế
thương mại khu vực có ý nghĩa như là "quá trình tập dượt, chuẩn bị, làm
quen" của hội nhập kinh tế thương mại toàn cầu; ngược lại, hội nhập kinh tế
thương mại toàn cầu "là định hướng, là triển vọng tương lai" của hội nhập
kinh tế khu vực. So với hội nhập kinh tế khu vực, hội nhập kinh tế thương mại
toàn cầu có vai trò hình thành thị trường thế giới thống nhất, không có sự phân
biệt đối xử trong buôn bán với mọi quốc gia, san lấp sự khác biệt về lợi ích
quốc gia, lợi ích khu vực; trong khi đó, hội nhập kinh tế thương mại khu vực
lại chia cắt thị trường thế giới thành những mảnh, những mảng khác nhau, duy
trì sự phân biệt đối xử trong buôn bán giữa các thành viên trong và ngoài thị
trường khu vực ... Xuất phát từ đặc thù này, yêu cầu hoàn thiện pháp luật
thương mại phải được tiến hành đồng bộ với việc xây dựng chính sách thương
mại phù hợp với lộ trình hội nhập của Việt Nam.

b. Nhu cầu khách quan của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật
thương mại hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Với tư cách là một bộ phận thuộc thượng tầng kiến trúc, bị quyết định
bởi các điều kiện vật chất của hạ tầng cơ sở và chịu sự chi phối của các điều
kiện xã hội khác, pháp luật luôn thực hiện vai trò là công cụ hữu hiệu của Nhà
nước trong việc quản lý và điều tiết các quan hệ xã hội. Mặt khác, cũng như
mọi hiện tượng của đời sống xã hội, pháp luật luôn được xây dựng và ban hành
trong khi các quan hệ xã hội ngày càng vận động và biến đổi, đặc biệt trong
điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế.
Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật thương mại nói riêng,


20

trong đó có pháp luật thương mại hàng hóa được xem như một quá trình tất yếu.
Ở Việt Nam, việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường
đã đánh dấu sự thay đổi lớn lao trong hoạt động lập pháp và nhờ đó hệ thống
pháp luật, trong đó có pháp luật thương mại đã ngày càng được đổi mới và hoàn
thiện. Ngày nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cùng với xu thế toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế thương mại, hợp tác
quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế lại đặt ra yêu cầu bức xúc hoàn thiện pháp
luật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa phù hợp với việc phát triển
nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới và phù hợp với tiến trình của hội nhập.
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra những điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển các quan hệ thương mại. Xu thế các quan hệ thương mại
đang ngày càng trở nên sâu rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một nước
mà được mở rộng trên phạm vi khu vực và quốc tế, điều đó cũng kéo theo
pháp luật thương mại của mỗi quốc gia phải tự hoàn thiện phù hợp với xu thế
hội nhập đó.
Nội hàm của hoạt động thương mại nói chung, thương mại hàng hóa

nói riêng cũng ngày càng được mở rộng theo xu hướng hội nhập này, nó
không chỉ được bó hẹp trong một số lĩnh vực truyền thống như mua bán hàng
hóa là động sản, mà mở rộng ra cả mua bán các tài sản hữu hình, các chứng từ
có giá và phát sinh nhiều phương thức mua bán hàng hóa khác nhau cũng như
các loại hình trung gian thương mại hàng hóa… Điều này đã ảnh hưởng trực
tiếp đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh cũng như nội hàm của pháp luật
thương mại hàng hóa. Quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại tạo điều
kiện để mở rộng các hình thức, phương thức hợp tác kinh tế, đầu tư, kinh
doanh, liên doanh, liên kết trong hoạt động thương mại. Trong quá trình tự do
hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều loại hình kinh doanh quốc tế
mới ra đời, làm phát sinh, phát triển các quan hệ thương mại mới, điều đó dẫn
đến sự đòi hỏi pháp luật thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa phải tự


21

điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp. Như vậy, tính tất yếu khách quan của
việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa trước yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế có thể được luận giải bởi các lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan đối với bản
thân các quan hệ thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa.
Cũng như các quan hệ xã hội khác, quan hệ thương mại hàng hóa tồn
tại một cách khách quan phù hợp với nhu cầu của các chủ thể kinh doanh.
Quan hệ mua bán hàng hóa cũng như các quan hệ trung gian thương mại hàng
hóa tồn tại một cách tất yếu nhằm đáp ứng mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi
nhuận của các thương nhân đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
tiêu dùng. Với xu thế tự do hóa thương mại, các quan hệ thương mại hàng hóa
ngày càng được mở rộng ra phạm vi quốc tế, điều đó đòi hỏi tất yếu phải có
pháp luật điều chỉnh phù hợp, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ
này phát triển.

Thực tế cho thấy, nếu thiếu vắng sự điều chỉnh của pháp luật, các quan
hệ thương mại có thể phát sinh và phát triển một cách tự phát, gây thiệt hại cho
các chủ thể kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đơn cử như việc đầu
cơ hàng hóa, bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc
tế... Nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật, trong nhiều trường hợp có thể
đẩy mậu dịch thế giới vào tình trạng rối ren, gây thiệt hại cho người sản xuất và
người tiêu dùng, cho các nhà kinh doanh quốc tế, thậm chí cho cả các quốc gia.
Bên cạnh đó, những vướng mắc, tranh chấp phát sinh không được giải quyết cũng
có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các quan hệ thương mại quốc gia và thậm chí cả
quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc từ
ngày càng trở nên sâu rộng.
Hơn nữa, trong quan hệ thương mại, việc tạo ra "sân chơi" bình đẳng cho
các thương nhân là yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt là khi tham gia vào quan hệ
thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới, địa vị pháp


22

lý của các chủ thể tham gia là không hoàn toàn giống nhau. Đối với các quốc
gia, có các quốc gia phát triển, có quốc gia đang phát triển; đối với các thương
nhân, có các thương nhân nhiều tiềm lực, có những thương nhân ít tiềm lực. Do
vậy, vai trò của pháp luật là phải tạo ra sự bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham
gia vào hoạt động thương mại, hạn chế những xung đột, tranh chấp phát sinh,
gây trở ngại đối với sự tồn tại và phát triển của các quan hệ thương mại quốc
tế..
Với ý nghĩa này, pháp luật thương mại nói chung, thương mại hàng
hóa nói riêng của mỗi quốc gia luôn luôn phải được hoàn thiện cùng với việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, đồng thời phải được sửa đổi, bổ
sung thông qua việc tham gia, ký kết các điều ước thương mại quốc tế trong
quá trình hội nhập khu vực và thế giới.

Thứ hai, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu
tất yếu khách quan của mỗi quốc gia.
Dưới góc độ pháp lý, hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là quá trình
tất yếu khách quan của việc thích ứng các quy định pháp luật trong nước,
trong đó có pháp luật thương mại với các quy định và tập quán thương mại
quốc tế. Điều này được thể hiện:
Một là, các nước phải ban hành văn bản pháp luật quốc gia để cụ thể
hóa các chính sách thương mại của mình, tạo cơ sở pháp lý bắt buộc cho các
thương nhân nước mình khi tham gia quan hệ với nước ngoài trong các lĩnh vực
như: mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, ủy thác mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài… Nếu thiếu vắng sự điều chỉnh của pháp luật
trong nước thì các quan hệ thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa phát
triển một cách tự phát, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của mỗi quốc
gia.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đặt ra yêu cầu tất yếu của


23

việc điều chỉnh pháp luật thương mại trong nước mà còn thông qua việc ký
kết các điều ước quốc tế về thương mại.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, đường lối, chính sách hội nhập của
mỗi quốc gia được thể hiện rõ nét ở việc tham gia, ký kết các hiệp định
thương mại song phương và đa phương. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để
các quốc gia, các thương nhân điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia vào
hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc giải quyết các bất đồng phát sinh.
Thêm nữa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại có mối
quan hệ chặt chẽ. Thực chất của tự do hóa thương mại là việc dỡ bỏ hàng rào
thương mại trong chính sách bảo hộ mậu dịch, là cơ sở quan trọng cho quá

trình hội nhập. Để thực hiện tự do hóa thương mại song phương và đa
phương, các quốc gia phải ký kết các hiệp ước, hiệp định, trong đó quy định
các nguyên tắc, các chế độ áp dụng cho các lĩnh vực của tự do hóa thương
mại. Các điều ước quốc tế này được coi là nguồn luật điều chỉnh tiến trình và
nội dung của tự do hóa thương mại, điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế
trong điều kiện tự do hóa thương mại . Trên cơ sở các điều ước quốc tế đó,
các quốc gia phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản
pháp luật thương mại trong nước nhằm đáp ứng xu thế tự do hóa thương mại,
tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, có thể nói, thực chất của hội nhập
kinh tế quốc tế, về mặt pháp lý, là việc gia nhập các điều ước quốc tế và tiếp
tục đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế mới.
Như vậy, hoàn thiện pháp luật thương mại, trong đó có thương mại
hàng hóa xuất phát từ bản thân sự phát triển của các quan hệ thương mại hàng
hóa và xuất phát từ nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.
2. Phương hướng cơ bản tiếp tục hoàn thiện pháp luật thương mại
hàng hóa trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế


24

a. Quán triệt phương châm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối,
chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
Công cuộc đổi mới được Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng đã mở đường cho sự chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN. Song song với sự đổi mới về chiến lược kinh tế xã hội trong nước là
sự chuyển hướng chiến lược chính trị và kinh tế đối ngoại. Đặc biệt từ Đại hội
VII, đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ trương hội
nhập kinh tế quốc tế đã được xác định ở một bước phát triển mới. Nội dung

chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế được Đại hội VII khẳng định ở việc "gắn
thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản xuất nội địa".
Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với kinh
tế khu vực và thế giới, chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hội nhập
ngày càng rõ hơn, cụ thể hơn. Đại hội VIII của Đảng (1996) đã khẳng định
nhiệm vụ đối ngoại là "củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi
hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước", "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới".
Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII đã nêu nguyên tắc hội nhập quốc tế là "tích
cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế" và nhấn mạnh
nhiệm vụ "chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp, và
nhất là các sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường
khu vực và quốc tế". Đại hội còn khẳng định và cụ thể hóa chủ trương xây dựng
một nền kinh tế mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, mở
rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. Đại hội Đảng IX, X, XI đã
tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập và phát triển kinh tế phù hợp với xu thế


25

toàn cầu hóa với mục tiêu "chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN...".
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
nêu trên, việc hoàn thiện pháp luật thương mại, trong đó có thương mại hàng
hóa cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định

hướng XHCN có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó,
hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện, tiền đề hàng đầu đối với việc phát triển
kinh tế thị trường và ngược lại, phát triển kinh tế thị trường cũng được coi là yếu
tố cơ sở để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đón bắt những cơ hội thuận lợi
do hội nhập mang lại.
Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn của công cuộc
đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Tuy vậy, cho
đến nay, cơ chế thị trường vẫn chưa hoàn toàn được vận hành trôi chảy, nhiều
dấu ấn của cơ chế tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại, trong khi yêu cầu đặt ra ở
Việt Nam là, hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời với việc xây dựng một nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy, cả về chủ trương và thể chế
cần tạo ra những thiết chế pháp lý để xây dựng một hệ thống pháp luật thương
mại, trong đó pháp luật thương mại hàng hóa đáp ứng được sự phát triển của
nền kinh tế thị trường XHCN đồng thời thích ứng được với yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
Hai là, xây dựng pháp luật thương mại, trong đó có thương mại hàng
hóa phù hợp với thông lệ chung của quốc tế nhưng vẫn đảm bảo tính định
hướng XHCN của Việt Nam.
Định hướng XHCN nhằm đảm bảo thiết lập một môi trường pháp lý
bình đẳng trong hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh nói chung,


×