Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de cuong ly thuyet sinh ly benh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.14 KB, 5 trang )

CÂU HỎI:
PHẦN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về môn học sinh lý bệnh: sinh lý bệnh là một môn học
về những thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan mô và tế bào khi
chúng bị bệnh.Nội dung môn học gồm sinh lý bệnh đại cương và
sinh lý bệnh cơ quan.
2. Quan niệm hiện nay về sức khõe của WHO
sức khõe là tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp
xã hội, chứ không phải chỉ là vô bệnh vô tật.
3. Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường?
- Nguyên tắc điều trị:
+ Thuốc làm giảm đường huyết.
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
+ Luyện tập thể dục thể thao.
4. Mục đích điều trị bệnh đái tháo đường ? - Mục đích điều trị :
duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như
mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng; giảm cân nặng nhất
là với người béo.
5. Định nghĩa đái tháo đường theo WHO 2002?
Là một bệnh mạn tính do thiếu sản xuất isulin của tụy hoặc tác
dụng isulin không hiệu quả bởi nguyên nhân mắc phải hoặc do di
truyền dẩn đến hậu quả tăng glucose máu.Tăng glucose máu gây
tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần
kinh.
6. Định nghĩa đái tháo đường theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ
2008 ?
Là một bệnh rối loạn mạn tính có các thuộc tính:
1) tăng glucose máu
2) kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid,
và protein
3) có xu hướng phát triển các bệnh lý ở thận, đáy mắt, thần kinh, và


các bệnh tim mạch.
7. Kể 3 dạng tồn tại trong cơ thể của glucid ?
- glycogen
- pentose
- glycoprotein, glycolipid(cấu tạo màng tế bào và các bào quan)


8. Tính chất chung của lipid
Tính chất vật lý: có tỷ trọng nhẹ hơn nước, không tan trong nước
Tính chất hóa học: đều có nhóm rượu(-OH) có thể thực hiện phản
ứng ester hóa với các acid béo.
9. Lipid trong cơ thể người gồm 3 nhóm chính .kể tên
+ triglycerid(hay mỡ trung tính)
+ phospholipid
+ cholesterol
10. đặc trưng về cấu trúc protid trong cơ thể? - Chức năng cấu
trúc: protid là chất tạo nên nhân, nguyên sinh chất và màng của tế
bào, xây dựng các mô, các cơ quan, giúp cho cơ thể vận động
11. Vai trò của protid huyết tương ?
- Cung cấp acid amin cho cơ thể
- Tạo áp lực keo, có tác dụng giữ nước
- Tham gia vận chuyển các nội tiết tố, sản phẩm và nguyên liệu
chuyển hoá, một số yếu tố vi lượng như Fe, Cu,…
- Bảo vệ cơ thể
- Huyết tương còn chứa một số protid có vai trò rất đặc biệt, đó
là một số enzym tham gia chuyển hoá các chất, các yếu tố đông
máu, bổ thể…
12. Vai trò quan trọng nhất của các chất điện giải ?CQ
- Quyết đinh chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể mà vai trò
quan trọng nhất là Na+, K+, Cl -, HPO4 –…

- Tham gia các hệ thống đệm của cơ thể, quyết định sự điều hoà
pH nội môi.
13.
Mất nước ưu trương ( gặp trong, hậu quả): khi mất nước
nhiều hơn mất điện giải. Thường gặp trong đái nhạt, tăng thông khí,
sốt, mồ hôi ra nhiều, tiếp nước không đủ cho người mất nước…hậu
quả là không những giảm khối lượng nước ngoại bào mà giảm cả
nước nội bào (do nước bị kéo ra ngoài tế bào) người bệnh khác dữ
dội.
14. Mất nước đẳng trương (gặp trong, hậu quả): khi mất cả nước
lẫn điện giải, thường do nôn, ỉa lỏng, mất máu,…Tình trạng kéo dài
sẽ dẫn đến truỵ tim mạch, hạ huyết áp và nhiễm độc thần kinh
15.
Mất nước nhược trương (gặp trong, hậu quả) : khi lượng
điện giải mất nhiều hơn mất nước, làm cho dịch cơ thể thành nhược
trương. Gặp trong suy thận trường diễn, bệnh addison, rửa dạ dày
kéo dài bằng dịch nhược trương, mất mồ hôi nhiều mà chỉ bù nước


không kèm muối. Hậu quả sẽ là Na+ ngoại bào giảm, nước gian bào
vào tế bào, màng tế bào sẽ để K+ ra ngoài.
16. Tế bào tự duy trì pH bằng cách nào ? Tế bào phải tự duy trì
pH bằng cách sử dụng một loạt hệ thống đệm nội bào và đào thải
các sản phẩm acid (carbonic, lactic, cetonic…)ra huyết tương nếu
lượng acid này vượt quá khả năng đệm nội bào.
17. Huyết tương tự duy trì pH bằng cách nào ? Tương tự, ở huyết
tương cũng liên tục diễn ra các quá trình điều hòa pH để giữ pH
huyết tương hằng định ở 7,4 ± 0,05 bằng cách sử dụng một loạt hệ
thống đệm, đào thải acid bay hơi (CO2) qua phổi và đào thải các
acid không bay hơi qua thận.

18. Một hệ thống đệm trong huyết tương hoặc trong tế bào gồm
những cấu phần nào ? Một hệ thống đệm trong huyết tương hoặc
trong tế bào gồm có hai cấu phần chính, đó là một acid yếu và muối
của acid trên với một kiềm mạnh.
Trong huyết tương, quan trọng nhất là hệ đệm bicarrbonat và được
xem là hệ đệm đại diện cho các hệ đệm ở huyết tương.
Trong tế bào, anion phosphate giàu gấp 70 lần và protein giàu gấp 4
lần ở huyết tương nên hệ đệm phosphate và hệ đệm protein là quan
trọng nhất
Trong hồng cầu, các hệ đệm Hb là có vai trò quan trọng nhất.
19. Định nghĩa sốt ? Là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm
điều hòa thân nhiệt bị rối loạn trước tác động của các chất gây sốt.

20.

Chất gây sốt ngoại sinh là gì ?
- Chất gây sốt ngoại sinh: Được biết rõ nhất là các pyrogen thuộc các thành
phần các độc tố , các sản phẩm của các vi sinh vật .
21. Chất gây sốt nôi sinh là gì ?
Đó là các cytokine do bạch cầu (chủ yếu đại thực bào) sinh ra (hàng đầu là
IL-1, IL-6, TNF-α) thông qua PGE2 tắc động lên thụ thể ở trung tâm điều
nhiệt gây sốt.
22. Ý nghĩa bảo vệ của sốt ?
Sốt là phản ứng toàn thân mang ý nghĩa bảo vệ, nó hạn chế quá trình nhiễm
khuẩn qua đó kích thích hệ miễn dịch và tăng chuyển hóa, tăng khả năng
chống độc.

23. Ba biến đổi chủ yếu tại ổ viêm ?
Tại ổ viêm, có 3 biến đổi chủ yếu sau đây: rối loạn tuần hoàn, rối loạn
chuyển hóa, tổn thương mô và tăng sinh tế bào

24. Nêu khái niệm về viêm ?
Có thể nói viêm là phản ứng mang tính bảo vệ cơ thể, biểu hiện bằng sự thực bào
có tác dụng loại trừ tác nhân gây viêm, tăng sinh tế bào sữa chữa tổn thương.
25.

Nêu khái niệm về viêm cấp ?


Viêm cấp khi thời gian diễn biến ngắn (vài phút- vài ngày), có đặc điểm tiết dịch
chứa nhiều protein huyết tương và xuất ngoại nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.
26. Nêu khái niệm về viêm mạn ?
Viêm mạn nếu diễn biến dài (vài ngày-tháng-năm), biểu hiện về mô học là sự
xâm nhập của lympho bào và đại thực bào, với mức tổn thương ngang mức sửa
chữa (tăng sinh mạch máu và mô xơ).
27. Nêu 4 hiện tượng của rối loạn tuần hoàn thường nhận thấy
tại ổ viêm ?
Rối loạn vận mạch, tạo dịch rỉ viêm, bạch cầu xuyên mạch và hiện tượng thực
bào.
28. Khái niệm về bổ thể?
có sẳn trong huyết thanh, không bên với nhiệt có tác dụng làm tan
vi khuẩn sau khi bị KT làm ngưng kết. Đó là alexin, nay gọi là bổ
thể
29. Nơi sản xuất các thành phần bổ thê:
Khi nuôi cấy in vitro, đai thực bào và bạch cầu đơn nhân sản xuất được hầu
hết các thành phần bổ thể;
Gan là cơ quan được chứng minh là cũng sản xuất mọi thành phần bổ thể
cho máu, trừ C1 do biểu mô đường tiêu hóa và đường tiết niệu sản xuất ra.
30. định nghĩa quá mẫn
phản ứng của một cơ thể(đã có mẫn cảm) trước một kháng nguyên
đặc hiệu không phải luôn luôn tốt đẹp như trong miễn dịch mà từ

lâu người ta vẫn quan niệm.Nó có thể gây ra những hậu quả xấu ,
không mong muốn.
31. Đặc trưng của quá mẫn typ I:
Quá mẫn do IgE( đôi khi kèm cả IgG).
typ này được chia thành 2 typ nhỏ:
+ phản vệ
+ bệnh atopy
32. Đặc trưng của quá mẫn typ II:
Quá mẫn gây tan hủy tế bào, do các IgM và IgG có khả năng hoạt
hóa bổ thể. Cũng có trường hợp tan tế bào do sự gây độc(qua kháng
thể).
33. Đặc trưng của quá mẫn typ III:
Quá mẫn do sự hình thành các phức hợp miễn dịch; chúng lắng
đọng ở các vị trí thuận lợi và gây bệnh tại chỗ.
34. Đặc trưng của quá mẫn typ IV:
Tương ứng với quá mẫn chậm trước đây, do đáp ứng qua trung gian
tế bào lympho T với kháng nguyên, từ đó hoạt hóa đại thực bào.


35. Bốn đặc tính cơ bản cần có của một vacxin
- tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm
- tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể
- hiệu lực
- tính không độc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×