Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

NGÔN NGỮ hội THOẠI của NHÂN vật TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.31 KB, 115 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp – các công trình nghiên cứu chưa nhiều,
đặc biệt là dưới góc độ ngôn ngữ. Bởi vậy, “Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là một đề tài mới và khó nhưng cũng
không ít lý thú. Những hạn chế nhất định là điều không tránh khỏi. Chúng tôi
mong nhận được sự góp ý của những người quan tâm đến đề tài.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS
Đỗ Thị Kim Liên cũng như những ý kiến đóng góp thiết thực của các thầy giáo
trong tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa đào tạo Sau Đại học, Đại học Vinh. Nhân đây,
cho phép chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn cùng tập
thể thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa đào tạo Sau Đại học nói chung, và tổ Ngôn
ngữ nói riêng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận văn.
Tác giả
Lê Thị Trang

1


MỤC LỤC
Trang
1
3
3
4
5
9
9

LỜI NÓI ĐẦU
MỞ ĐẦU



I. Lý do chọn đề tài
II. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Cái mới của đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: HOÀN CẢNH GIAO TIẾP VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

10

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP.

I. Lý thuyết hội thoại và các dạng thức hội thoại trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
II. Hoàn cảnh giao tiếp của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp.
III. Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

10

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ HỘI THOẠI CỦA NHÂN VẬT

36

20
30

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP


I. Đặc điểm cấu trúc
II. Đặc điểm ngữ nghĩa

36
58

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

73

TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HỘI THOẠI.

I. Sử dụng ngôn ngữ hành động trong hội thoại của nhân vật.
II. Sử dụng ý nghĩa hàm ngôn trong hội thoại của nhân vật.
III. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại tạo tính âm vang cho tác phẩm.

73
84
102

KẾT LUẬN

110
112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2



MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1. Thời kỳ đổi mới đã tạo điều kiện cho đất nước phát triển, con người và các
mối quan hệ xã hội trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Cùng với sự phát triển đó,
văn học cũng chuyển mình với tất cả sự đa chiều và phức tạp của nó. Và có thể
nói một hướng kết tinh đầy ấn tượng của văn học thời kỳ đổi mới là các sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp – “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” là thành quả của văn
học thời kỳ đổi mới.
Tướng về hưu xuất hiện đã tạo nên một bầu không khí mới trong văn chương
và Sang sông lại được giải thưởng cao của báo Văn nghệ (vào những năm 80 của
thế kỷ XX) đã gây xôn xao trong dư luận. Người đọc, người phê bình, làng văn
đang lạ lẫm về tác giả này thì Nguyễn Huy Thiệp lại tiếp tục trình làng: Con gái
thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Những
người thợ xẻ, Những bài học nông thôn…Nhà văn này càng viết, càng trình làng
thì lại càng có nhiều ý kiến bàn luận. Người ta cứ đổ xô nhau đọc truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, đổ xô nhau… “bình”, “đánh giá”, “thẩm định” tác phẩm và
con người Nguyễn Huy Thiệp. Không chỉ thế, tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp còn
hấp dẫn các nhà làm phim: đầu tiên là “Tướng về hưu”, sau là “Thương nhớ
đồng quê”, “Những người thợ xẻ”… Và chính Nguyễn Huy Thiệp lại phải
chuyển đổi truyện ngắn “Không có vua” thành kịch “Gia đình” để đưa lên sân
khấu. Hấp dẫn và căng thẳng… Đó là những ấn tượng khi đọc Nguyễn Huy
Thiệp.
2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cảm giác mới và lạ cho người
thưởng thức. “Nguyễn Huy Thiệp – hai lần kỳ lạ” (Vương Trí Nhàn, 25, 406). Lạ
ở chỗ nào?. Nội dung lạ và nghệ thuật lạ. “Ông đã sử dụng tối đa các khả năng
của ngôn ngữ để đạt cao nhất điều mình muốn biểu đạt. Tức khắc, sáng tác của
ông trở thành một thứ “hóa chất” gây phản ứng, và tất nhiên sau phản ứng bao
giờ cũng có một chất mới tạo thành”(Phạm Xuân Nguyên, 25,1). Có truyện thế
sự, truyện giả cổ tích, truyện giả lịch sử, truyện kể nội dung và truyện viết nội

dung. Tất cả phải được đọc như thế nào?. Hiểu như thế nào cho ra nhẽ?. Chung
quy lại là sự đòi hỏi về “cách đọc” nơi độc giả. Cứ thế, các ý kiến trái ngược
nhau, đối chọi nhau của các nhà phê bình (với đủ mọi giới, mọi ngành) soi chiếu
3


tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều khía cạnh
khác nhau. Khen thì khen hết lời. Chê thì chê hết mực. Âu cũng chuyện thường
tình của việc đánh giá, phê bình một hiện tượng văn học mới.
Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dẫn người đọc vào một thế giới vừa hư, vừa
thực, vừa bỏng rát với hiện tại, trăn trở với quá khứ lại thôi thúc, giục giã tới
tương lai. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mở ra một kho ngôn ngữ trong đó
tính đa nghĩa của từ được phát huy với tần số tối đa. Nghiên cứu về ông, nhận
diện ra ngôn ngữ của ông cũng là điều hết sức thú vị và có ý nghĩa. Ông đã bắt
người đọc không được tiếp cận theo lối thụ động ăn sẵn với những gì mà nhà văn
trình bày. Điều mà ông đã tạo nên một sự kỳ lạ nữa là độc giả phải là những
người “đồng sáng tạo” cùng tác phẩm, cùng nhà văn để suy ngẫm và đạt đến
chiều sâu của tác phẩm.
3. Dễ nhận thấy rằng: phương tiện mà Nguyễn Huy Thiệp dùng để chuyển tải
nội dung là một hình thức ngôn ngữ thô ráp, không trau chuốt, thứ ngôn ngữ như
bị “bốc đá ném vào mặt”.Nguyễn Huy Thiệp có tàn nhẫn quá không khi đưa lên
trang sách những vấn đề nóng bỏng của thời đại như sự xuống cấp về đạo đức,
sự tha hóa về nhân cách, lối sống thực dụng và một thứ văn hóa “lá cải” đang
được thịnh hành trong xã hội Việt Nam. Tất cả đều được diễn đạt bằng một thứ
ngôn ngữ rất đắt, sắc sảo, có khi là thô tục. Nhưng đằng sau đó là mạch ngầm –
dòng chảy của những triết lý nhân bản mà tác giả muốn gửi gắm.
Để nghiên cứu đầy đủ các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta phải nhìn
nhận dưới nhiều bình diện, nhiều góc độ. Trong đó yếu tố ngôn ngữ là một mặt
rất quan trọng khi đánh giá xu hướng nghệ thuật của nhà văn. Lời thoại nhân vật
trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp là đối tượng tiếp cận của đề tài này với hy

vọng phần nào giãi bày được cái tâm của người viết để cùng hiểu, cùng cảm
phục một nhà văn có tài mà lắm tiếng - Nguyễn Huy Thiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

1. Đối tượng.
Chúng tôi vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học và kiến thức lý luận văn học để
nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của 21 truyện ngắn trong tập “Như những ngọn
gió” do Anh Trúc biên soạn (NXB VH, 1998). Cụ thể chúng tôi nghiên cứu:
- Các dạng thức hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Yếu tố không gian và thời gian chi phối lời thoại nhân
vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa lời thoại nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp.
4


- Những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong việc sử dụng ngôn ngữ hội
thoại.
2. Mục đích.
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những đặc điểm của lời thoại nhân vật, chúng tôi
mong muốn góp thêm cái nhìn về phong cách độc đáo giàu sức sáng tạo của
Nguyễn Huy Thiệp trên bình diện ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Đồng thời,
chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ làm phong phú thêm vấn đề nghiên cứu ngôn
ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học theo lý thuyết hội thoại.
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn nước ta khá muộn. Năm 1986 mới
rải rác in một vài truyện ngắn nhưng những truyện đó không gây được tiếng
vang. Phải kể từ khi “Tướng về hưu” xuất hiện và sau đó là hàng loạt các truyện
được hư cấu từ lịch sử thì Nguyễn Huy Thiệp mới thực sự đặt dấu ấn trong lòng

bạn đọc. Từ bấy đến giờ là những cuộc tranh luận không có hồi kết của mọi giới:
nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình, độc giả… Sự không có hồi kết đó quả là đáng
mừng, đáng tin cậy bởi một tác phẩm nghệ thuật, nhất là những tác phẩm nghệ
thuật mới thì không thể có kết luận cuối cùng trong một sớm một chiều được.
Tựu trung các ý kiến đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp như sau:
- Loại ý kiến thứ nhất: đánh giá cao tài năng văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
- Loại ý kiến thứ hai: đòi “khởi tố’ hoặc “bỏ tù” Nguyễn Huy Thiệp.
- Loại ý kiến thứ ba: vừa phê phán vừa ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp.
Nhưng dù đứng ở loại ý kiến nào đi nữa thì tất cả đều khẳng định: Nguyễn
Huy Thiệp là một nhà văn có tài, văn chương của ông có lực hấp dẫn “ma quái”
siêu hình đối với đông đảo bạn đọc: “Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo
đủ sức làm sống dậy mặt hồ văn chương vốn lâu nay im lặng” (Nguyễn Văn
Lưu, 21, 7), “Trường hợp văn chương Nguyễn Huy Thiệp là một trường hợp thú
vị đáng chú ý” (Đoàn Hương, 15, 150).
Nhìn lại những công trình viết về Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy có ba
hướng sau:
1. Đi sâu vào những nội dung chính mà Nguyễn Huy Thiệp thể hiện.
a. Đề tài:
Hoàng Ngọc Hiến với “Tôi không chúc cho bạn thuận buồm xuôi gió” cho
rằng: “Dẫu là kể chuyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau viết về cuộc sống
hôm nay và tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật của đời sống hiện tại, không ngần
ngại nêu lên những sự bê tha nhếch nhác trong hiện tại…”. Và đó là sự xuất
5


hiện tất yếu khi mà “văn học ta lâu nay nặng về ngợi ca, biểu dương những
phẩm chất tốt đẹp của con người”. Nguyễn Huy Thiệp đã đi ngược với vòng
quay đó, chủ nghĩa hiện thực trong truyện ngắn của ông không chỉ là “những
điều trông thấy” mà còn “đau đớn lòng”. Kế đó là sự phát hiện bản năng đẹp đẽ
của người phụ nữ thánh thiện mà tác giả gọi tên là “thiên tính nữ” đặt bên cạnh

những người đàn ông vô tích sự, không ra gì (37, 102).
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh lý giải “sức hấp dẫn khó cưỡng lại được của
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở chỗ có một “cốt truyện ly kỳ”; Tác giả viết:
“Anh thường dựng lên những cuộc phiêu lưu của nhân vật này, nhân vật nọ để
mượn cớ đưa người đọc vào những thế giới đầy cảnh lạ, chuyện lạ. Chẳng hạn
anh đưa người ta vào rừng để xem săn khỉ, xem gấu quần nhau với người; hoặc
về nông thôn xem thả diều, bắt cá, đánh vật, v.v… Anh lại đưa người ta vào quá
khứ, vào lịch sử. Lịch sử nước ta thì còn đầy những sự lẫn lộn giữa chính sử với
dã sử, huyền bí, anh tha hồ mà bịa đặt thêm thắt vào cho thành thật ly kỳ” (25,
458).
b. Số phận con người (nhân vật).
Nhà phê bình văn học trẻ Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ ra: “Những con người”
đầy những thành kiến ngộ nhận” (nhân vật trong truyện) đã đánh mất những gì
làm nên niềm vui sống của cuộc đời, cuộc sống đối với họ chỉ còn là cuộc đấu
tranh sinh tồn để kiếm miếng ăn, vui lòng với thứ văn hóa lá cải dành cho họ.
Một đám đông mất dần ý thức công dân cũng như lương tâm của mình. Sự
nghèo nàn cả về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần chính là bóng đen nuôi dưỡng
cái ác. Những “mảnh đất cằn đã làm cho con người trở nên ti tiện”, “những đố
ky, hằn thù, ganh ghét, những định kiến hẹp hòi và đạo đức giả” đã làm thoái
hóa bản chất của con người lương thiện, của phần người trong mỗi một con
người” (25, 120).
Nguyễn Văn Lưu sau khi khẳng định tài năng văn chương Nguyễn Huy Thiệp
đã lên án Nguyễn Huy Thiệp “phơi bày trên những trang viết của mình cái gai
góc, dữ dằn, những con người quái hình dị dạng. Cuộc sống và con người trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất đáng thương, đáng ghét, hãi hùng, quái dị.
Không khí trong “Tướng về hưu” sắc cạnh như một rừng chông nhọn. “Con gái
thủy thần” là một trò đùa tai ác, con người ở đây không có tài năng trí tuệ,
không thể tiếp thu được những học vấn, những lý luận và học thuyết. Trong
“Muối của rừng”, con người hiện lên cô đơn, trần truồng và đáng buồn cười,
còn con khỉ lại trở thành con người ghê gớm tinh quái…”. Văn của Nguyễn Huy

Thiệp không phải là không có lòng thương con người, không có cái tâm khi cầm

6


bút nhưng đó là “lòng thương của một vũ phu già đòn non nhẽ, như một kẻ lọc
lõi sự đời, về già ngồi phán những câu thế thái nhân tình cho con cháu…” (21,
15).
c. Cuộc sống hiện tại và đạo lý cần vươn đến.
TS Đoàn Hương trong “Người kể chuyện cổ tích hiện đại” cho rằng: Văn
chương của Nguyễn Huy Thiệp không phải là một cô gái đẹp không trang điểm
mà là một cô gái xấu không trang điểm vì biết mình có một vẻ đẹp khác thường,
nhưng vẻ đẹp ấy đắng và chát lắm. Lõi vẻ đẹp ấy là ở sự thật, ở hiện thực.
Đó là vẻ đẹp trong “Muối của rừng”. Đẹp một cái đẹp giản dị, với cốt truyện
đơn giản: truyện kể về một cuộc đi săn trong rừng, nhân vật gồm có một con
người và một gia đình khỉ. Con người với sự mạnh mẽ và khôn ngoan, được
trang bị vũ khí hiện đại lại thua một gia đình khỉ. Qua truyện ngắn, Nguyễn Huy
Thiệp đã chỉ ra một sức mạnh ghê gớm: sức mạnh của qui luật tự nhiên. Kết
thúc truyện đầy nhân ái: con người tự nhận ra cái ác của mình mà rời bỏ sau
khi đã nhận được bài học đích đáng của tự nhiên. Cả câu chuyện là một bài học
được rút ra từ thiên nhiên. Thiên nhiên là người thầy lớn nhất của cuộc sống và
con người” (15, 154).
2. Đi sâu phân tích kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Văn Giá cho rằng: “truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không có kết thúc rành
mạch theo những giải pháp dễ dãi. Anh luôn đưa ra những giả định có thể thế
này, có thể thế kia, hối thúc người đọc suy nghĩ tự tìm ra lối kết thúc theo cách
riêng của mình, không cho phép họ lười biếng ăn sẵn” (25, 497).
Đông La nhận xét: “Cấu trúc chuyện của anh dường như còn rất ít bóng dáng
các kết cấu chặt chẽ, khuôn mẫu như trong truyện ngắn cổ điển (…) Truyện
ngắn của anh không vậy, nó có kết cấu như kết cấu của tiểu thuyết, nó lỏng lẻo

như chính cái lỏng lẻo của cuộc sống (…) Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất
dài, nhưng không dài dòng, lê thê. Văn anh có kể nhưng không có kể lể, có tả
nhưng không quá chi tiết, rườm rà; anh chỉ nhấn những nét chính, ấn tượng
nhất từ xa đến gần, từ thấp thoáng đến chi tiết, li ti, sát sạt…” (25, 139).
Tác giả Diệp Minh Tuyền chỉ ra nét mới trong cách dựng truyện của Nguyễn
Huy Thiệp: Nguyễn Huy Thiệp đã kết hợp được truyền thống và hiện đại; biệt tài
kể chuyện theo kiểu chương hồi Á Đông đã kết hợp chặt chẽ, hài hòa với lối
hành văn ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu dồn dập của nghệ thuật hiện đại.
Nguyễn Huy Thiệp đã kết hợp giữa hiện thực và huyền thoại (…). Năng lực
tưởng tượng mạnh mẽ, tài chọn lựa chi tiết độc đáo, sống động, tính logic trong
7


cách bố cục đã giúp nhiều cho cách dựng truyện đầy biến hóa của anh…(25,
399).

3. Đi sâu phân tích nghệ thuật viết văn của Nguyễn Huy Thiệp.
Trước khi đưa ra kết luận về lối viết truyện mới lạ của Nguyễn Huy Thiệp,
Đặng Anh Đào trong “Thị hiếu và lối đọc truyện hiện nay qua một cuộc tranh
luận” đã đưa ra một giả thuyết:
Gần đây, có ba người viết truyện được nói tới nhiều: Lê Lựu, Dương Thu
Hương và Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng “Thời xa vắng” không gây được cuộc
tranh luận, cuộc trao đổi về “Bên kia bờ ảo vọng” sớm chấm dứt. Chỉ có truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp là có quy mô tranh luận rộng và dai dẳng nhất. Vì sao
vậy? Vì sao lại là Nguyễn Huy Thiệp chứ không phải là ai khác? Vì sao truyện
của Nguyễn Huy Thiệp vẫn là mắt bão trong khi những truyện khác đụng chạm
đến những khủng hoảng và mặc cảm xã hội vẫn bị gạt ra ngoài?. (37, 202).
Tác giả lý giải: Có nhiều nguyên nhân (đơn giản là hai truyện của Lê Lựu và
Dương Thu Hương không dễ phổ cập…), nhưng nguyên nhân chính, theo tác giả
là truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp vừa dễ tiếp cận với người đọc trung bình

– lại vừa mới, vừa lạ, ở đây chúng tôi nhấn mạnh gạch nối giữa hai vế, chỉ một
vế tạo thành lực thu hút. Một lối viết bề ngoài giản dị, trong sáng nhưng bên
trong lại phức tạp, nhiều tầng lớp. Nó giữ được độ căng giữa truyện và người
đọc, phù hợp với thị hiếu hiện nay, bởi những người chê Nguyễn Huy Thiệp vẫn
là những người thích đọc Nguyễn Huy Thiệp cũng không có gì là mâu thuẫn.
Khi “tưởng tượng” về Nguyễn Huy Thiệp, Vương Trí Nhàn đã hào hứng khi
cho rằng: “Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng được nhận “Cây bút vàng”. Bởi lẽ:
“Sự độc đáo kỳ lạ là một yêu cầu cần thiết với văn học, thế nhưng một phong
cách như Nguyễn Huy Thiệp hai lần kỳ lạ vì nó mang tới cái chất mà lâu nay
trong văn học Việt Nam hơi thiếu – chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng. Bằng một
lối kể của một kẻ vừa trải đời, vừa chán đời, và không còn những hy vọng dễ dãi
vào đời…”(25, 405).
Qua phân tích ý kiến của các tác giả đi trước, chúng tôi thấy phần lớn họ mới
chỉ dừng lại ở nhận xét tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp dưới góc độ lý luận phê
bình chứ chưa có công trình nào dài hơi đi sâu tìm hiểu ở bình diện ngôn ngữ
học, mà chỉ có một số bài viết ngắn nhận xét đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Huy
Thiệp qua một số truyện tiêu biểu như Nguyễn Thị Hương với “Hiệu quả nghệ

8


thuật của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy
Thiệp” (42, 171). Một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ tuy không trực tiếp đề
cập đến tác giả Nguyễn Huy Thiệp, nhưng đã đề cập đến lời thoại nhân vật trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du; trong truyện ngắn của một số tác giả như Nam
Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Ma Văn
Kháng… đã tạo cơ sở và tính định hướng về lý luận và thực tiễn cho đề tài của
chúng tôi. Đó chính là lý do chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề: “Ngôn ngữ hội
thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp thống kê phân loại.
Chúng tôi đã thống kê các cuộc thoại trong 21 truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp từ tập “Như những ngọn gió”, trên cơ sở đó đi vào phân loại các kiểu
nhóm cấu trúc và ngữ nghĩa, khái quát thành những dạng thức hội thoại khác
nhau.
2. Phương pháp so sánh đối chiếu.
Để tiến hành phân loại các nhóm nghĩa một cách phù hợp, chúng tôi đã sử
dụng phương pháp so sánh đối chiếu các dạng thoại trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp như ngôn ngữ đối thoại xen độc thoại giữa các nhân vật, các dạng
thoại cụ thể của từng nhân vật, cũng như so sánh ngôn ngữ hội thoại truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và ngôn ngữ hội thoại của một số tác giả khác (Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao, Phạm Thị Hoài).
3. Phương pháp phân tích và tổng phân hợp.
Trên cơ sở thống kê tư liệu, so sánh đối chiếu, chúng tôi phân tích cụ thể
những đặc điểm ngôn ngữ hội thoại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đó là những
đặc điểm về cấu trúc, về ngữ nghĩa, đặc biệt là các dạng hành động của lời thoại
nhân vật trong mối quan hệ với xã hội, với thời gian vận động và không gian
sinh tồn, và mạch ngầm về ước mơ, khát vọng của tác giả.
V. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI.

Đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học có kết hợp với một
số kiến thức lý luận có tính liên ngành như: Lý luận văn học, Thi pháp học, nó
khác với sự nghiên cứu của một số người chỉ dừng lại đánh giá khái quát ngôn
ngữ nhân vật ở bình diện lý luận phê bình văn học. Từ đó, chúng tôi lý giải quy
luật hành chức của ngôn ngữ hội thoại nói chung và những đóng góp của
9



Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trên phương diện ngôn
ngữ, chỉ ra cái mạch ngữ nghĩa hàm ẩn – dòng chảy cảm xúc trữ tình chi phối
mạch văn của Nguyễn Huy Thiệp.

CHƯƠNG I
HOÀN CẢNH GIAO TIẾP VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
I. LÝ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ CÁC DẠNG THỨC HỘI THOẠI TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP.

1. Lý thuyết hội thoại.
1.1 Khái niệm hội thoại.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ
thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định
mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức
nhằm đi đến một đích nhất định” (20, 18).
Ở đây, chúng tôi đề cập đến lời trao - đáp của nhân vật đã được chủ thể nhà
văn tái tạo lại và thể hiện trong tác phẩm văn học, vì vậy bên cạnh các yếu tố
ngôn từ của nhân vật còn có sự tham gia của yếu tố phi ngôn ngữ (như nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ…) được nhà văn miêu tả bằng lời chú giải nhằm bộc lộ cảm xúc
chủ quan của người tham gia hội thoại:
Ví dụ 1:
“Có tiếng gõ cửa. Bà Thiều nhỏm dậy nhìn ra:
- Ai đấy?
- Hạnh đây… - Tiếng ho húng hắng có vẻ bồn chồn.

- Đi đâu mà bảnh thế cháu?

- Nhớ cô quá ! – Hạnh cười cầu tài. Ánh mắt ve vuốt người đàn bà. – Cô có
một sức thu hút mọi người đến khiếp ! Em Thoa có nhà không cô?
- Em nó đi học tiếng Anh. Ngoài giờ buổi tối, ban ngày thỉnh thoảng nó đi học
nhóm”
(Huyền thoại phố phường, 80).

10


Ở đoạn thoại trên, sau mỗi lời đáp của Hạnh, tác giả chú thích thêm về thái độ
biểu hiện bằng dấu hiệu “ngang nối” (-).
Trong hội thoại, sự xuất hiện của số lượng nhân vật tham gia đã quy định các
dạng thoại (đơn thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại – Chúng tôi sẽ đề cập sau).
1.2. Vận động hội thoại.
Vận động giao tiếp của ngôn ngữ thông thường gồm ba vận động: sự trao lời,
sự trao đáp và sự tương tác.
1.2.1. Sự trao lời.
Trao lời là “vận động người nói A nói ra và hướng lời nói của mình về phía
người nhận B”. Tình thế giao tiếp trao lời ngầm ẩn rằng người nhận B tất yếu
phải có mặt, “đi vào” trong lời của A. Vì thế “ngay trước khi B đáp lời thì B đã
được vào trong lời trao của A và thường xuyên kiểm tra, điều hành lời nói của A.
Cũng chính vì thế, ở phía người nói – người trao lời, nói năng có nghĩa là “lấn
trước” vào người nghe B, phải dự kiến trước phản ứng của người nghe để chọn
lời thích hợp, để làm sao có thể “áp đặt” điều mình muốn nói vào B” (3, 41).
Khi trao lời, có các vận động cơ thể (điệu bộ, nét mặt, cử chỉ,…) hướng tới
người nhận hoặc hướng về phía mình (gãi đầu, gãi tai, đấm ngực…) bổ sung cho
lời trao:
Ví dụ 2: Hắn hầm hầm chĩa vào mặt mụ mà bảo rằng:
- Cái giống nhà mày không ưa nhẹ ! Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu !
Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao

giờ không? Ông thiếu tiền ! Ông còn gửi đằng cụ Bá, chiều nay ông đi lấy về
ông trả.
(Chí Phèo, Nam Cao)
Ở ví dụ trên, câu trao của Chí hướng tới người nhận là “con mẹ hàng rượu”
bằng các từ: “cái giống nhà mày”, “mày”. Trong câu trao đã có sự hiện hữu của
người nhận. Thái độ của Chí Phèo được tác giả miêu tả bằng câu dẫn “Hắn hầm
hầm chĩa vào mặt mụ” cho thấy sự lên gân, chì chiết của Chí.
1.2.2. Sự trao đáp.
Hội thoại chính thức hình thành khi người nghe B đáp lại lượt lời của người
nói A.
Trở lại ví dụ 2, sau lời đe doạ, lên gân của Chí Phèo, mụ bán rượu đáp lại lời
của Chí tạo thành một cặp trao - đáp.
“Mụ vừa kéo vạt áo lên quệt nước mũi, vừa bảo:
11


- Chúng cháu không dám chắc lép nhưng quả là ít vốn”
Khi xuất hiện lời đáp của người nhận B thì vận động trao đáp – cái lõi của hội
thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với
sự thay đổi của vai nói – vai nghe. Chẳng hạn ở ví dụ 1 (1.1), trong cặp thoại thứ
nhất, bà Thiều sắm vai người nói dưới hình thức câu hỏi, còn Hạnh sắm vai
nghe- trả lời. Trong cặp thoại thứ hai, bà Thiều vẫn sắm vai người nói ở lời trao,
nhưng ở lời đáp, Hạnh đã có sự chuyển vai thoại sang người trao lời khi xuất
hiện câu hỏi: “Em Thoa có nhà không cô?”, lúc đó bà Thiều lại trở thành người
nhận lời và có sự đáp lời: “Em nó đi học…”. Sự thay đổi vai thoại diễn ra
thường xuyên trong hội thoại và là yếu tố cho sự phát triển hội thoại đạt đến đích
mong muốn.
1.2.3. Sự tương tác.
Trong hội thoại, các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại
với nhau làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại, nhân vật có sự khác biệt,

đối lập về tính cách, tâm lý, hiểu biết, tình cảm… Trong quá trình tham gia vào
hội thoại, nhân vật sẽ tự điều phối những khác biệt này để cùng cộng tác đi đến
thỏa hiệp, hoặc có thể phát triển cao hơn, mở rộng những khác biệt này làm cho
cuộc thoại đi đến xung đột. Đây chính là sự tương tác trong hội thoại. Theo Đỗ
Hữu Châu, sự tương tác được hiểu là: “Các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng lẫn
nhau; tác động lẫn nhau đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội
thoại” (3, 42).
Với văn bản tác phẩm văn học, sự tương tác hội thoại có thể phát triển theo
những chiều hướng khác nhau:
a. Tạo điều kiện cho tâm lý nhân vật phát triển, đưa cuộc thoại đạt đến đích
như cuộc thoại của Hạnh và bà Thiều trong “Huyền thoại phố phường” (81),
đích của hội thoại ở đây là đổi chiếc vé số.
b. Làm cho hội thoại thêm căng thẳng và đi đến xung đột do không hòa phối
được những khác biệt, ví dụ ở cuộc thoại của Chí Phèo và Bá Kiến khi Chí Phèo
đòi Bá Kiến trả lại quyền làm người lương thiện: “Ai cho tao lương thiện” (Chí
Phèo, Nam Cao). Hoặc ở cuộc thoại bố-con, vợ-chồng, anh-em trong Không có
vua xung quanh chiếc nhẫn của chị Sinh bị mất, xung đột xảy ra khi Cấn tát Sinh
và Đoài giơ nắm đấm doạ Cấn: “Cút đi ! Anh mà đụng vào cô ấy là tôi chém liền
!” (101).
c. Hé gợi sự tình của nhân vật như cảm giác “lạc loài” của vị “Tướng về hưu”
(48).

12


Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng cho hội
thoại, trong đó, hai vận động đầu do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với
nhau thành vận động thứ ba. Bằng vận động trao lời và trao đáp, các nhân vật hội
thoại sẽ tự hòa phối để thực hiện sự tương tác trong hội thoại.
2. Các dạng thức hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Qua khảo sát và thống kê truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi bắt gặp
các dạng thức hội thoại sau:
2.1. Đơn thoại.
Là lời thoại của một nhân vật phát ra hướng đến người nghe nhưng không có
lời đáp trực tiếp. Việc tiếp nhận nội dung lời thoại được phản hồi bằng hành
động thực hiện hay cử chỉ không được tác giả trực tiếp mô tả.
Dạng đơn thoại biểu hiện rõ nhất ở kiểu lời trần thuật của nhân vật, có nghĩa là
lời nói của nhân vật có xen một yếu tố kể của mình, của người. Chẳng hạn, ký ức
của “tôi” trong một lần về quê bạn là được nghe chị Hiên kể về những kỉ niệm
của chị trong Những bài học nông thôn:
“Chị Hiên thủ thỉ: “Ở nhà quê buồn lắm. Tôi mới được ra Hà Nội mỗi một
lần. Hồi ấy chưa lấy chồng, vui vui là, nhưng cứ sợ. Người Hà Nội ai trông cũng
ác. Hôm ấy ở bến xe, có ông đeo kính, để râu con kiến, tuổi bằng bố tôi bảo:
“Cô em ơi, cô em đi với anh đi”. Tôi sợ quá tôi bảo: “Ông này hay nhỉ?”. Ông
ấy cười: “Xin lỗi nhé, tôi tưởng em là bò lạc”. Tôi chẳng hiểu bò lạc là gì. Sau
đó anh Tân (tức chồng tôi đấy) đi lại, ông này chuồn mất. Tôi kể với anh Tân.
Anh Tân sầm mặt lại: “Bọn thành phố toàn quân mất dạy”. Tôi không biết thế
nào, nhưng người thành phố ai nói cũng hay, hơi tí thì xin lỗi”.
Chị Hiên lại thủ thỉ: “Ở nhà quê sợ nhất là buồn chán. Công việc chẳng sợ.
Nhiều khi buồn chán quá, cứ bã người ra. Hồi ấy anh Tân đi bộ đội, tôi đã định
tự tử vì buồn chán quá. Tôi nằm một mình ở ruộng ngô, giữa tổ kiến vàng. Tôi
tưởng kiến vàng đốt thì nhất định chết. Thế mà không chết. Nó thương mình hay
sao chứ?. Chắc nó thấy tôi trẻ quá chết thì phí”…(298).
Đáp lại câu chuyện của chị Hiên là khoảng lặng “tê tái” của “tôi” với sự liên
tưởng về bố mẹ. Sự đánh thức khát khao tuổi trẻ của chị Hiên làm “tôi” thẫn thờ
đau xót… Với động từ dẫn: “Chị Hiên thủ thỉ”, “Chị Hiên lại thủ thỉ” cho ta
cảm giác đây không phải là một cuộc thoại nữa mà là lời gửi gắm nỗi lòng chị
với “tôi”. Thực chất đây đã thiên về cuộc đối thoại nội tâm.
Dạng đơn thoại, còn tồn tại ở kiểu cấu trúc mệnh lệnh sai khiến.
“- Cẩn thận !

- Giúp với !
13


- Giúp họ một tay !
Chàng trai cởi áo khoác đưa cho cô gái. Anh đến chỗ chiếc xe đổ”
(Sang sông, 309).
Không có bất cứ lời đồng ý nào đáp lại nhưng vẫn đầy hiệu quả. Thay bằng lời
đáp là hành động sẵn sàng của nhân vật. Vì vậy mà cuộc thoại đạt đến đích.
Dĩ nhiên, dạng đơn thoại là vắng lời đáp, nhưng theo chúng tôi lời đáp nhân
vật nếu không chứa thông tin câu trao thì cũng có thể xếp vào dạng thoại này.
Chẳng hạn như:
“Ông Chưởng bảo: “Cha anh là người đáng trọng”. Tôi hỏi: “Theo nghi lễ
quân đội hả chú”… (Tướng về hưu, 52).
Mỗi nhân vật tự đeo đuổi theo một ý nghĩ riêng của mình. Kiểu nói năng đối
đáp như vậy không tạo được sự hàn gắn về ngữ nghĩa. Điều đó giải thích tại sao
truyện của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều câu thoại bâng quơ đến thế, nhiều câu
thoại không hướng về một cái đích nào cả. Sang sông là một truyện ngắn chứa
nhiều câu thoại kiểu này nhất (13/75 câu). Với Nguyễn Huy Thiệp, ông luôn để
cho độc giả tự suy nghĩ về những vấn đề ông đặt ra trong tác phẩm nên ngôn ngữ
nhân vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục đích này. Ở
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta bắt gặp hiện tượng đối thoại ngầm. Có
một đoạn đối thoại giữa hai người, trong đó những câu đối đáp của người tiếp
chuyện thứ hai bị bỏ trống, nhưng ý nghĩa chung không hề bị suy chuyển. Người
trò chuyện thứ hai hiện diện vô hình, tiếng nói của anh ta cũng vô hình, nhưng
dấu vết sâu sắc của lời đó lại qui định tất cả những lời nói hữu hình của người trò
chuyện thứ nhất.
Trong Những bài học nông thôn, thầy giáo Triệu như là một ẩn dụ cho hình
tượng tác giả. Các phát ngôn của Triệu là những quan niệm nhân sinh, nhân bản,
đầy bức xúc, nhọc nhằn:

“…Anh Triệu thở dài, suy nghĩ một lát rồi chậm rãi nói: “Còn điều này nữa,
đã nói thì nói cho xong. Thời loạn dứt khoát phải có một nền thống trị bá đạo.
Còn thời bình, đường lối chính trị bá đạo sẽ đưa dân tộc đến thảm họa. Chỉ có
một nền chính trị vương đạo, dân chủ, tín nghĩa và văn hóa đạo đức cao mới
làm cho đất nước phồn vinh”.
Chúng tôi lặng im. Anh Triệu bảo: “Hiếu này, chú đừng nghe tôi. Tôi nông
cạn và sai lầm lắm. Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn”. Tôi nhìn anh
thương xót, tự dưng nước mắt tôi ứa cả ra. Tôi úp mặt xuống bờ cỏ để anh khỏi
thấy rằng tôi đang khóc”. (311).

14


Ở đoạn đối thoại trên, chúng ta chỉ thấy anh Triệu phát ngôn, còn nhân vật
“tôi” thì im lặng. Nhưng chính sự im lặng của nhân vật tôi lại tác động sâu sắc
đến nội dung phát ngôn của anh giáo Triệu. Anh giáo Triệu muốn gửi gắm quan
niệm sống của anh vào nhân vật tôi – một trí thức sống ở thành phố hãy cố gắng
đi đến nền chính trị vương đạo.
Ở Muối của rừng ta thấy thực chất đấy là một cuộc chuyện trò, mặc dù chỉ có
một người nói (ông Diểu) nhưng lại là cuộc chuyện trò hết sức căng thẳng, bởi vì
mỗi lời có mặt ở đây bằng toàn bộ cơ thể mình đều nhằm đáp lại phản ứng của
người tiếp chuyện vô hình. Mỗi lời của ông Diểu (dù rất ít) đều hướng đến gia
đình khỉ, tìm cách có thể cứu gia đình khỉ và bảo vệ an toàn tính mạng của mình.
Đây là câu chuyện cảm động, đầy lòng nhân ái, sự nhân ái được đánh thức bởi
thiên nhiên. Cuộc đối thoại này là cuộc đối thoại với thiên nhiên.
2.2. Song thoại.
Đây là dạng thoại chủ yếu và được quan tâm nhiều nhất của lý thuyết hội
thoại. Song thoại làm nền tảng cho việc nghiên cứu đa thoại. Theo Nguyễn Đức
Dân: “Nếu không có chú thích gì đặc biệt thì thuật ngữ hội thoại được hiểu là
song thoại” (8, 77). Song thoại là lời của người trao hướng đến người nghe và có

sự đối đáp bằng hành vi ngôn ngữ - Chúng tôi gọi là hành vi trao lời và hành vi
đáp lời. Ở dạng thoại này, nhân vật trực tiếp đưa lời nói của mình vào hội thoại,
bảo đảm yếu tố lời trao và lời đáp của nhân vật, bảo đảm nguyên tắc luân phiên
lượt lời hội thoại.
Về mặt hình thức, chúng ta có thể nhận ra “tác giả” của lời nói qua hệ thống
tên riêng (hoặc ký hiệu) của nhân vật.
Ví dụ: “…Đoài hỏi: “Sinh biết nhà này tương lai thuộc về ai không?” Sinh
bảo: “Không”. Đoài bảo: “Về tôi”. Sinh hỏi: “Sao thế?”. Đoài bảo: “Bố già bố
chết. Thằng Khiêm trước sau cũng vào tù. Thằng Khảm ra trường không đi Tây
Bắc cũng Tây Nguyên. Thằng Tốn không nói làm gì, vô tích sự?” Sinh hỏi:
“Thế còn anh Cấn?”. Đoài bảo: “Phụ thuộc vào Sinh. Nếu Sinh yêu tôi, tôi sẽ
gây sự tống cổ ra đường”. Sinh bảo: “Dễ thế?”. Đoài bảo: “Sinh còn quyến
luyến cái gì? Lão Cấn vừa ngu, vừa hèn, lại vừa yếu, bác sĩ bảo bị lãnh tinh, lấy
Sinh hai năm mà có con cái gì đâu?” (Không có vua, 104).
Ở đoạn thoại trên, qua lời dẫn, xuất hiện hai nhân vật tham gia vào hội thoại là
Sinh và Đoài, mỗi lời đáp đều hướng vào trọng điểm hỏi, hướng vào nội dung
của câu trao, mỗi một lời trao là một lời đáp, không có hiện tượng đè lên nhau,
mặc dù là một đoạn thoại bộc lộ bản chất xấu xa của Đoài, sự tính toán khốn nạn
của Đoài nhưng Sinh bình tĩnh chất vấn ! Đoài bình tĩnh giải thích !
15


Có thể không có lời dẫn và từ dẫn mà được biểu hiện bằng dấu hiệu hình thức
“gạch ngang đầu dòng”:
“-Này, tớ van mình… Mình đừng yêu hắn.
- Ừ.
- Để tớ kể mình nghe chuyện này. Ngày xưa hắn đã yêu một thiếu nữ. Cô ấy
con nhà gia giáo, mình có biết một thiếu nữ trinh thục là thế nào không? Môi cô
ta lúc nào cũng thắm đỏ. Đáy mắt cô ta ánh xanh như vỏ trứng chim sáo. Cô ta
được nuôi dưỡng bằng chuyện cổ tích và toàn cơm tám giò chả. Một thiếu nữ

được nuôi như thế thì da trắng hồng…
- Thôi mình bỏ trò miêu tả ấy đi. Khó chịu lắm. Một thiếu nữ trinh thục rất là
khó chịu”
(Mưa, 247).
Ở dạng song thoại xuất hiện một hiện tượng: về hình thức nó là đối thoại (có
lời trao và lời đáp hẳn hoi), nhưng về mặt nội dung lại là tự nói với mình, tự suy
ngẫm về mình, chủ yếu cốt để diễn đạt, bày tỏ những suy nghĩ thầm kín của
mình mà không quan tâm lắm đến người tiếp chuyện. Chúng tôi gọi dạng thoại
này là đối thoại xen độc thoại, đây là một dạng thoại được vận dụng do hệ quả
của song thoại.
Ví dụ: “Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một
mình”. Tôi bảo: “Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm”. Cha tôi bảo: “Anh
cho là trò đùa à?”. Tôi bảo: “Không phải trò đùa nhưng cũng không phải
nghiêm trọng”.
“Cha tôi bảo: “Sao tôi cứ như lạc loài”
(Tướng về hưu, 48).
“Sao tôi cứ như lạc loài” là lời tự nói với mình, sự tự ý thức về cuộc sống hiện
tại của vị tướng với những ngày nghỉ hưu đầy sóng gió.
Có khi độc thoại là động cơ cho đối thoại. Bằng hình thức đối thoại nhưng có
sự miêu tả dòng suy nghĩ bên trong nhân vật.
…- “Phật sẽ phù hộ cô thôi -… “Dứt khoát – Hạnh nghĩ – Ta phải lập tức trở
thành tình nhân của mụ bằng mọi giá. Thời giờ chật chội quá. Cần phải đổi
được chiếc vé lập tức bây giờ”…
- Cô độc đáo lắm – Hạnh thả mồi câu – Những người phụ nữ độc đáo bây giờ
rất hiếm !”
(Huyền thoại phố phường, 81)
Hành động tính toán thầm của nhân vật Hạnh “Dứt khoát…” là động cơ mãnh
liệt cho việc “Hạnh thả mồi câu”. Cách nghĩ của Hạnh không chỉ nằm trong dự

16



định nữa mà đã nhanh chóng đi đến quyết định. Đây là độc thoại không thiên về
dằn vặt nội tâm như các nhân vật của Nam Cao mà là độc thoại có chủ đích, chủ
hướng rõ ràng.
Độc thoại còn là sự linh cảm, báo hiệu một điều gì đó dẫn dắt cho lời thoại:
“Sáng hôm sau ngủ dậy thì tôi nghe thấy có tiếng gọi cổng. Tôi ra thấy Khổng
đứng ngoài. Tôi nghĩ: “Mẹ khỉ, cái thằng đểu này là điềm gở nhất của số phận
mình”. Khổng bảo: “Anh Thuần ơi, anh có điện. Ông cụ mất rồi”. (Tướng về
hưu, 51).
Dạng đối thoại xen độc thoại đã tạo cho chúng ta nhận ra khả năng “giấu mặt”
của tác giả, tác giả đã không sắm vai là “người biết tuốt mọi chuyện”, hiểu rõ
mọi số phận nhân vật. Tác giả đã để cho nhân vật tự nói lên tất cả, tự lột mặt
mình.
Song thoại là dạng thức hội thoại cơ bản của lý thuyết hội thoại và cũng là
dạng thức chủ yếu của hội thoại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
2.3. Tam thoại.
Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong tác phẩm văn học luôn
xẩy ra hiện tượng có hơn hai nhân vật giao tiếp trở lên, như cuộc trao đổi giữa
cha mẹ và con cái… Ở hình thức giao tiếp này, chúng ta có thể quy về dạng tam
thoại. Hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện dạng thức hội
thoại này với một số biểu hiện sau:
Có thể tính đếm được một cách rõ nhất số lượng nhân vật tham gia vào hội
thoại:
Ví dụ: “Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc
nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo: “Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha
đừng làm gì quá sức”. Cha tôi cười: “Chẳng có gì đâu cha chỉ viết thư… Thí
dụ… Cha viết như thế được không?”. Tôi bảo: “Được”. Vợ tôi bảo: “Không
được”. Cha tôi gãi cằm: “Người ta nhờ mình” (Tướng về hưu, 37)
Ở cuộc thoại trên xuất hiện ba nhân vật giao tiếp: Cha tôi – Tôi và Vợ tôi, nội

dung của nó xoay quanh công việc của ông tướng trong những ngày nghỉ hưu.
Cả ba nhân vật đều bình đẳng, tự do khi đưa ra ý kiến của mình.
Có trường hợp vai phát nói lượt lời của mình hướng đến vai nhận, nhưng ranh
giới giữa người nhận chính yếu và thứ yếu không được xác định rõ ràng và có sự
dao động, từ vai trò của người nhận chính yếu (trực tiếp) có thể chuyển sang vai
trò của người nhận thứ yếu, và ngược lại. Về mặt hình thức, tam thoại kiểu này
đã làm cho vai trò của người nhận trực tiếp bị lu mờ đi:

17


Ví dụ: “…Bố Lâm lên nhà, ông rót nước ra bát mời tôi. Ông bảo: “Không đi
đâu à? Cứ nghe bà lão nhà tôi trò chuyện rồi cậu phát điên có ngày”. Bà Lâm
bảo: “Phải. Tôi ngu ngốc”. Bố Lâm bảo: “Không ngu nhưng ác”. Bà Lâm bảo:
“Ác tâm mới sợ chứ ác khẩu có gì mà sợ”… (Những bài học nông thôn, 302)
Khi người nói (bố Lâm) hướng câu hỏi trực tiếp đến nhân vật tôi, nhưng vai
trò của nhân vật tôi đã bị lu mờ đi, câu trao đã hướng đến người tiếp nhận thứ ba
(bà Lâm) khiến đối tượng tiếp nhận thứ yếu này trở thành chính yếu và lập tức
có sự phản hồi ở câu đáp. Điều đáng nói là Nguyễn Huy Thiệp đã không miêu tả
những tín hiệu phi lời (như hướng nhìn, ánh mắt của người trao hướng vào ai) để
độc giả dễ đoán định ra mục đích của câu trao là gì, “chọc tức” ai, ông dành cho
nhân vật cái giọng tưng tửng bằng chính ngôn ngữ của nhân vật. Có thể nói ở
trường hợp trên tam thoại đã chuyển thành song thoại.
2.4. Đa thoại.
Dạng thức này là lời của nhiều nhân vật đan xen vào nhau trong một ngữ cảnh
hội thoại cụ thể, chúng tôi gọi đây là lời của đám đông (nhân vật). Dạng thức hội
thoại này chúng ta có thể gặp trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ở cảnh đưa
tang cụ cố Hồng. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, lời của đám đông có
xuất hiện, nhưng không nhiều. Tuy vậy, đây là sự sắp đặt đầy dụng ý của tác giả.
Sang sông là một ví dụ tiêu biểu cho dạng đa thoại. Trên một con đò nhỏ nhưng

tác giả đã khéo thu xếp một đám đông với rất nhiều loại nghề nghiệp (chị lái đò,
bà buôn, nhà thơ, ông giáo, nhà sư, tướng cướp) và nhiều loại quan hệ (mẹ con,
đôi tình nhân, bạn bè…). Sau đây là ngôn ngữ của đám đông ấy trên con đò chật
hẹp:
“Nhà thơ ngồi chênh vênh ở bên mạn đò. Anh khỏa tay xuống nước làm đò
chao nghiêng. Tên cao gầy cau mặt vỗ vai nhà thơ:
- Ông anh đừng đùa ! Chết ráo cả bây giờ.
Nhà thơ ngơ ngác:
- Nước trong quá ! Nhìn thấy những con cá thần tiên dưới đáy.
Tên cao gầy bật cười:
- Thật chịu thầy! Tôi chỉ thấy có cá diếc thôi
Chú bé chen vào hùa với nhà thơ:
- Cá thần tiên đấy !
Tên cao gầy lia mắt vào lòng thiếu phụ:
- Con ơi, con hỏi mẹ con xem đấy là cá diếc hay cá thần tiên.” (Sang sông,
401).

18


Hoặc là cuộc thoại khi chú bé không rút tay ra được chiếc bình cổ thì mỗi
nhân vật trên chuyến đò ấy đều góp vào một ý kiến, người thì bông đùa, “Đút
tay vào lịch sử thì còn kẹt ở đấy còn lâu”, người thì đưa ra sáng kiến đùa cợt mà
Nguyễn Huy Thiệp chú thích “không hợp tình cảnh chút nào”: “Chỉ còn cách
chặt tay chú bé để cứu chiếc bình, sau đó lại đập vỡ bình để cứu tay chú bé”
(409). Khi tên cướp đứng ra giải quyết sự việc xong thì xuất hiện những lời thoại
với nội dung mới: “Tình yêu làm con người cao thượng” (412).
Dạng thức đa thoại là vấn đề mà lý thuyết hội thoại đang bắt đầu nghiên cứu.
Tên gọi của nó đã xác định số lượng nhân vật tham gia vào hội thoại: đám đông
nhân vật mà ở đó nhân vật không được miêu tả rõ nét nó nằm trong quan hệ nào,

chỉ biết rằng nó xuất hiện cùng với lượt lời để có thể nhận ra có nhân vật ấy
trong đám đông ấy.
Có khi chỉ bằng một câu dẫn mà chúng ta có thể nhận ra đó chính là ngôn ngữ
của đám đông: “Bạn bè trong lớp đã chế giễu chúng: “Cái Thu là mẹ. Thằng
Đăng là con! Cái gì thằng Đăng cũng đều hỏi mẹ” (Tâm hồn mẹ, 22). Cách nói
này là sự đồng tình của bạn bè trong lớp của hai đứa bé, vì vậy tác giả chỉ cần
dẫn một câu là đủ để miêu tả ngôn ngữ của đám đông. Hoặc là sự hô khích trong
đám đánh vật: “…Rất nhiều tiếng gào, khuyến khích đô Thi: “Đánh đi ! Đánh
cho chết mẹ nó đi” (Con gái thuỷ thần, 134).
2.5. Kết quả khảo sát.
Qua khảo sát 21 truyện trong tổng số 30 truyện ở tập “Như những ngọn gió”
chúng tôi đã thống kê được số lần xuất hiện các dạng thức hội thoại ở bảng sau:
TT
1
2
3
4

Dạng thức hội thoại
Đơn thoại
Song thoại
Tam thoại
Đa thoại

Số lần xuất hiện
58
187
34
8


Tỷ lệ
≈ 22,5%
≈ 64,5%
≈ 11,8%
≈ 2,2%

Như vậy, dạng song thoại và đơn thoại chiếm số lần xuất hiện cao nhất. Trong
phạm vi, giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hai dạng: Song thoại (lời
hai nhân vật) và Đơn thoại (lời một nhân vật). Đối với dạng “độc thoại” thì có
thể xem là một dạng thoại đặc biệt của đơn thoại vì chỉ có một vai phát ngôn
phát ra xuất hiện trên bề mặt, hoặc là của dạng song thoại vì vai đáp chỉ do cùng
một nhân vật tự phân thân. Tiêu chí hình thức của dạng độc thoại có thể được mã
hóa bằng dấu câu như dấu ngoặc kép (“…”), dấu gạch ngang (-) hoặc được báo

19


hiệu bằng các lời dẫn như: nghĩ, nghĩ thầm, tự nhủ, tự bảo, tự hỏi, bụng bảo
dạ…
Ví dụ: “Ăn uống xong, xách cái mâm đồng về, bụng bảo dạ: “Phải đi Kẻ Lủ”
(Giọt máu, 176)
Về hình thức của dạng độc thoại xin xem thêm Lê Thị Sao Chi (7, 16-17-18).
Dạng độc thoại không được chúng tôi đi sâu khảo sát.
Để nhận thức rõ hơn vì sao lúc xuất hiện dạng thoại này, lúc xuất hiện dạng
thoại kia, chúng ta cần phải tìm hiểu hoàn cảnh giao tiếp tác động đến lời thoại
nhân vật.
II. HOÀN CẢNH GIAO TIẾP CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP.

1. Khái niệm hoàn cảnh giao tiếp.

Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh xã hội và tâm lý mà trong đó ở một thời
điểm nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ, nó bao gồm những hiểu biết xã hội
và những quy ước được suy ra bất thành văn của người nói và người nghe. Có
hai loại hoàn cảnh giao tiếp:
- Hoàn cảnh giao tiếp rộng: gồm hoàn cảnh địa lý, xã hội, lịch sử, chính trị,
văn hóa… của một dân tộc.
- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: là không gian, thời gian cụ thể trực tiếp mà cuộc
thoại diễn ra.
Hoàn cảnh giao tiếp có quan hệ mật thiết với quá trình giao tiếp của lời nói
nên chúng tôi thấy cần thiết phải xem xét nhân tố này, từ đó mới lý giải được vì
sao nhân vật lại nói như vậy, cái gì đã tác động lên lời thoại của nhân vật.
Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Trong tác
phẩm văn học, khi một nhân vật xuất hiện cùng với tiếng nói của nhân vật ấy thì
đã bị một nền cảnh về không gian và thời gian chi phối. Sự chi phối của hai yếu
tố này đã tác động đến sự lựa chọn từ xưng hô, yếu tố tình thái, nội dung lời
thoại trong ngôn ngữ nhân vật.
Bên cạnh mảng không gian và thời gian ấy, chúng tôi chỉ ra một số loại không
gian và thời gian khác không trực tiếp tác động lên lời thoại nhân vật mà chỉ tác
động một cách gián tiếp khiến cho nội dung lời thoại được xác lập trong một tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.
2. Hoàn cảnh không gian và thời gian giao tiếp của nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
2.1. Hoàn cảnh không gian.

20


Không gian để cho cuộc thoại diễn ra là không gian sinh tồn gắn với mỗi thời
đại mà cá nhân đó sống. Đó là khoảng không gian rộng lớn như vùng thành thị,
vùng nông thôn, vùng biển, vùng núi, vùng đồng bằng,… hay một không gian

hẹp: sân bay, nhà hàng, lớp học, nhà riêng, mảnh sân, vườn cây, góc bếp, chiếc
giường cá nhân… Những không gian này chi phối nhân vật sử dụng vốn từ ngữ,
cách vào đề, cách nói chuyện, nội dung lời thoại, cách giải quyết sự việc.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta bắt gặp ông thường để cho
nhân vật của mình sử dụng lời thoại trong những không gian chủ yếu sau:
2.1.1. Không gian gia đình.
Tất cả các nhân vật được miêu tả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều
đóng khung trong một quan hệ rõ ràng. Trước hết là quan hệ gia đình, dòng họ.
Quan hệ này chi phối trực tiếp đến không gian hội thoại của nhân vật, chiếm tỷ
lệ lớn trong các truyện ngắn được khảo sát đó là “không gian gia đình”: Tướng
về hưu, Không có vua, Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Giọt
máu, Huyền thoại phố phường, Đời thế mà vui… Trên nền không gian ấy, con
người phải đối mặt với cái thực tại: cái ăn, cái ở, cách kiếm sống…, con người
phải đối mặt với những sinh hoạt rất thường xuyên của mình.
Chẳng hạn, đó là cuộc thoại của gia đình lão Kiền trong một bữa cơm ngày
Sinh mới về làm dâu, Sinh về phải “nhập gia tùy tục”, đối thoại của Đoài và lão
Kiền ở nhà tắm khi thấy lão Kiền “kiễng chân nhìn Sinh tắm”… không gian đó
còn góp phần giúp chúng ta thấy được thèm khát rất đời thường của con người
cần được cảm thông, chia sẻ. Có khi là lời tán tỉnh nhau, “chim chuột” nhau
xung quanh mâm cơm của ngày giỗ vợ lão Kiền, là cách tính toán bộc lộ bản
chất lưu manh của Đoài trong khi nói chuyện với Sinh ở nhà bếp.
Tướng về hưu với đủ mọi quan hệ: cha-con, vợ-chồng, anh-em, chủ-tớ, mọi sự
kiện “hỉ nộ ái ố”. Tất cả quan hệ và sự kiện ấy đều được đặt trong “không gian
gia đình”. Cái lạ của Nguyễn Huy Thiệp là ở chỗ đó. Sự việc chỉ diễn ra trong
một thời gian rất ngắn, không gian rất hẹp nhưng lại phản ánh được nhiều mặt
của cuộc sống hiện tại. Trong nhà bếp, tướng Thuấn đã đau đớn khi thấy công
việc của cô con dâu và cách làm giàu của cô ta là việc xay các thai nhi cho chó,
lợn ăn, ông đã kêu lên đầy chua xót: “Khốn nạn, tao không cần sự giàu có này”.
Xung quanh chiếc giường của người chị dâu sắp mất, thì ông Bổng – người có
thể làm đủ mọi điều phi nhân bất nghĩa bỗng trở nên trẻ con trước mắt anh

Thuần: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là
đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”. Rồi

21


dưới chiếc giường của vợ chồng tôi có tập thơ của Khổng – nguyên nhân làm
cho Thuần ý thức được mình đã “già rồi”…
Trong Huyền thoại phố phường cũng vậy, cuộc thoại của các nhân vật với đủ
thứ quan hệ đều được thực hiện trong gia đình bà Thiều, ở tại ngôi nhà của bà.
Mở đầu là màn chào hỏi rôm rả của đám đông khách khứa đến dự sinh nhật con
gái bà Thiều là Thoa. Sau đó là ở dưới bếp, cụ thể nơi rãnh nước “có cả những
cục phân người” mà Hạnh đã “xắn tay áo rồi đưa tay mò dọc theo cái rãnh nước
bẩn” cố tìm cho bà Thiều chiếc nhẫn của cô con gái và đã trở thành người bạn
thân thiết của gia đình bà Thiều: “Thế nào hôm rằm cũng đến ăn cơm với cô,
cháu nhé !” Bản chất “lấy trục lợi làm cương lĩnh sống” của Hạnh được bộc lộ
rõ nhất nơi phòng khách nhà bà Thiều: quanh bàn uống nước và chiếc ghế đi
văng.
Có một mảng đề tài mà Nguyễn Huy Thiệp khai thác ở nhiều truyện ngắn của
mình, đó là mảng đề tài về nông thôn. Nông thôn trong văn của Nguyễn Huy
Thiệp có một vẻ đẹp lạ, vẻ đẹp khắc khoải đến nao lòng. Một vẻ đẹp buồn nhưng
không kém phần sinh động, những con người ở đây đều tâm niệm rằng: “Mẹ tôi
là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn”, vì vậy nông thôn trong tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp là một nông thôn có bề sâu với những tập tục, nề nếp gia
phong rất rõ ràng. Những bài học nông thôn đã dạy cho chúng ta những điều quý
giá mà chỉ ở nông thôn mới có. Không gian gia đình ở nông thôn tuy có phần bỗ
bã, nhưng ngược lại sự bỗ bã đó đã nói lên sự chân thật của người nông thôn.
Hiếu đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong gia đình bạn Lâm. Đầu
tiên là ăn cơm ở hiên nhà, với hai mâm cơm: mâm dành cho chủ nhà và khách,
mâm dành cho người nhà. Nơi hiên nhà là cuộc trò chuyện chân tình của cả gia

đình bà Lâm với Hiếu (nhân vật kể chuyện). Trong nhà ngang Hiếu giã gạo với
chị Hiên và nghe chị thủ thỉ tâm sự câu chuyện về thời thanh niên của chị, rất
hồn nhiên và rất thật… Con người nhà quê là thế… vẻ đẹp nông thôn hiện ra ngỡ
ngàng trước mắt “tôi”: “…Bầu trời sáng lòa một sắc mỡ gà đẹp lạ lùng. Tất cả
trời, đất, cây cối, đồ vật hiện rõ mồn một dưới một sắc màu huyền ảo rực rỡ.
Màu mỡ gà trùm lên tất cả, đến cả những bông hoa dâm bụt có màu đỏ tía cũng
bạc cả đi, thành thứ màu khác, hồng như môi người…” khi “tôi” đi ra ngoài ngõ
nhà Lâm. Một nông thôn với vẻ đẹp tinh khiết của nó.
Không gian gia đình là không gian gần gũi, thân thuộc với cuộc sống nhân vật,
không gian này tuy nhỏ bé nhưng nó không mang tính chất bó buộc, gò ép mà
ngược lại, nó tạo sự thoải mái, tự do khiến cho nhân vật có thể giao tiếp một
cách dễ dàng nhất với nhau. Từ một góc bếp, chiếc giường cá nhân, từ phòng

22


khách, bên mâm cơm, trong bữa tiệc gia đình hay mở rộng ra một chút là mảnh
sân, góc vườn, đường làng,… Tất cả đều rất quen thuộc, gần gũi đối với cuộc
sống nhân vật.
2.1.2. Không gian sông nước.
Đọc các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta bắt gặp một hình ảnh
trở đi trở lại nhiều lần - đó là hình ảnh của con sông, bến đò. Đặc biệt hơn nữa là
hình ảnh này lại thường gắn với tuổi thơ, tuổi trẻ của nhân vật – thời khắc mà
con người luôn phải trăn trở vì nó bởi nó chẳng bao giờ trở lại.
Trong các truyện Chảy đi sông ơi, Sang sông, Trương Chi, Hạc vừa bay vừa
kêu thảng thốt thì nền không gian sông nước như một điểm nhấn nghệ thuật của
tác giả. Trên dòng sông ấy, có thể là sự hồi tưởng về quá khứ, có thể là niềm hy
vọng về tương lai, có thể là nỗi đau chưa dứt của cuộc sống hiện tại. Dòng sông
– con thuyền trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là biểu tượng cho số phận
con người giữa sóng nước cuộc đời. Dòng sông – con thuyền trở lại với số phận

buồn đau của chị Thắm cho chúng ta một ý nghĩ về sự trôi nổi và chờ đợi của
người phụ nữ. Là số phận chòng chành của chàng Trương Chi khi hướng về Mị
Nương.
Chảy đi sông ơi mang đậm chất thơ nhân bản. Dòng sông cứ thao thiết trôi,
người lái đò chống đỡ với dòng nước. Nơi đó để cho “tôi” quên hết mọi sự sợ
hãi, quên đi sự ác độc của bọn đánh cá đêm, để cho tôi được tắm mát trong tâm
hồn bao dung và độ lượng của chị Thắm và “tôi” hiểu hơn kiếp sống, kiếp người
của dân làng chài: “Có ai yêu thương họ đâu, họ đói mà ngu muội lắm”. “Tôi”
thanh thản…Con sông quê ngày trở về là cả một nỗi đau, cũng trên bến đò ấy chị
Thắm không còn nữa. “Tôi” bàng hoàng về truyền thuyết trâu đen, “tôi” muốn
gào lên chua xót… “Đò ơi, ơi đò…” là vang vọng của con tim với chốn xưa cũ.
Sang sông trên một chuyến đò chật hẹp là cuộc đối thoại về nhân tình thế thái,
ở đó có lịch sử, có hiện tại, có tướng cướp, ông giáo, có nhà sư, đôi tình nhân và
mẹ con, chị lái đò… Tất cả được dồn vào một khoang đò chật hẹp. “Cõi nhân
gian bé tí” dập dềnh trôi nổi trên dòng sông…
Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt xuyên suốt cả quá khứ – hiện tại – tương lai
trên bến đò Vân. Cái chết của nhà Xoan và sự chuẩn bị đưa đón dâu. Sự chờ đợi
và thất vọng. Kỷ vật cũ của nhà Xoan để lại chính là nỗi đau của thi sĩ: “Ông ơi..
nó chết rồi, nó chết đã bốn năm rồi, còn đâu mà đón đưa dâu… Hồi ở tỉnh về là
nó chết liền. Nó tự vẫn, nó đắm đò…Câu thơ ông viết cho nó, nó xẻ ở vạt áo để
lại đây này”… Để rồi: “Sẽ không có đám cưới nào qua bến đò Vân hôm ấy”.
Câu chuyện của chàng thi sĩ được trở về và lại ra đi lặng yên trên bến đò Vân.
23


Dòng sông là nơi chứng kiến câu chuyện. Dòng sông trôi chảy khôn cùng và
cũng vì thế dòng sông lại là kẻ cướp đi một con người thân yêu mà chàng thi sĩ
chờ đợi. Truyện ngắn để lại một kết thúc ngỏ: một cánh hạc bay qua bến đò Vân
vừa kêu thảng thốt…
Trương Chi được viết theo môtip câu chuyện cổ về chàng Trương Chi “người

thì thậm xấu hát thì thậm hay”. Trên dòng sông, giữa con sông Trương Chi đã
hát hoặc là cho mình, hoặc là cho Mị Nương để thổ lộ tình yêu, kể về cuộc đời
mình và cuộc sống nói chung.
Dòng sông không vui không buồn. Sông chảy ra biển. Biển đi về đâu? Dòng
sông hay chính là dòng suy tưởng lặng lẽ của nhân vật. Không gian sông nước
cứ thế mở ra, dàn trải: “…Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng
im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mải mê suy nghĩ,
chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết xung quanh chộn rộn những gì…” (Chảy đi
sông ơi).
2.1.3. Không gian rừng núi.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, hấp dẫn còn ở chỗ lúc ông đưa ta về
cuộc sống đời thường, lúc lên rừng, lúc xuống biển. Bên cạnh một không gian
sông nước man mác buồn, đầy nỗi niềm thì không gian núi rừng đem con người
đến sự kỳ vĩ của thiên nhiên của tạo hóa: “Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên
nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân” (Muối
của rừng). Thiên nhiên đẹp và lạnh lùng ấy đã làm cho ông Diểu “không nghĩ
gì, không buồn không vui, không lo lắng cũng không tính toán. Sự tĩnh lặng bình
thản của rừng xuyên suốt qua ông” vẻ đẹp tinh khiết ấy đã đưa ông Diểu trở về
với bản năng tính thiện: “Thôi tao phóng sinh cho mày”. Có thể đây là sự vật
lộn, là sự đối thoại với tạo hóa, cái gì ở đâu hãy trả nó về chỗ ấy. Thanh thản của
tâm hồn sẽ gặp được những cơn mưa mùa xuân dịu dàng và sự thanh bình: “loài
hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ
gặp may mắn… khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa
màng phong túc” (125).
Không gian núi rừng là nơi con người phát triển. Rừng muôn đời là thế: vô
tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi
tận cùng ý thức cá nhân của mình. Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, túc
thủ trong phần sinh linh vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, vừa bất lực, nó chớp đôi mắt
phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình là ai? Đang ở đâu thế này?
Mình đang làm gì? Những người thợ xẻ trả lời cho chúng ta câu hỏi đó. Truyện

ngắn đầy thú vị này có lúc cho chúng ta sự dửng dưng với cuộc đời vì những lời
24


sát phạt nhau của toán thợ xẻ. Có lúc đẩy chúng ta lên đến tận cùng của sự quẫy
đạp để bảo vệ sự trong trắng cho một cô gái. Có lúc đem lại cho chúng ta sự
thanh thản của tâm hồn khi nghe chị Thục nói: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình.
Vô sự với tạo hóa. Trung thực đến đáy. Dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không
xứng là người”. Để cho “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc. Bạt ngàn là
hoa ban trắng bên đường, màu trắng đến là khắc khoải nao lòng…”(298).
2.1.4. Không gian đời tư.
Nguyễn Huy Thiệp thường đặt nhân vật của mình đối mặt với chính số phận
của nó. Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không ngừng suy tư về ý
nghĩa cuộc sống, về tình yêu và về sự tồn tại của chính mình ! Những gì có thể
giúp con người vượt lên trên sự vô nghĩa của cuộc sống và sự trống rỗng của tâm
hồn. Chính những giây phút day dứt của tâm hồn, những dằn vặt của lương tâm
“Tâm càng lớn càng nhục” (Tướng về hưu), “Khổ lắm. Nhục lắm. Vừa đau đớn,
vừa chua xót. Nhưng thương lắm” (Không có vua) đã làm cho con người trở nên
Người hơn.
Khoảng không gian tự mổ xẻ, tự lý giải mình của một cá nhân chỉ diễn ra
trong chốc lát, nhỏ và hẹp nhưng đó là khoảng không gian có sức nặng có thể
làm đau trái tim người đọc. Một ông tướng về hưu cô đơn giữa những người ruột
thịt trong ngôi nhà mình dựng lên cho con “Sao tôi cứ như lạc loài” (Tướng về
hưu). Chị lái đò trong Chảy đi sông ơi thì tự nói với chính mình rằng: “Đừng
trách họ thế. Họ đói mà ngu muội lắm…”. Và anh giáo Triệu – nhà hiền triết nơi
thôn quê đã tự tâm niệm suốt cuộc đời mình về gốc gác, lai lịch và bản chất của
mình: “Mẹ tôi là nông dân. Còn tôi sinh ở nông thôn”(Những bài học nông
thôn),v.v…
Không gian đời tư đã tạo cho nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đầy trở trăn, vật
vã, một điều kiện thuận lợi cho nhân vật tự lý giải, mổ xẻ cuộc sống và sự tồn tại

của mình. Khoảng không gian này đã làm cho đối thoại của nhân vật chuyển dần
sang độc thoại, mang màu sắc của không gian tâm lý. Lời thoại nhân vật xuất
hiện cùng với khoảng không gian này thường mang những ý nghĩa triết lý như
chị Thắm (Chảy đi sông ơi), tướng Thuấn (Tướng về hưu), “tôi” (Những người
thợ xẻ)… Đây là một kiểu không gian thường thấy ở những tác phẩm giàu tính
triết lý của Nguyễn Huy Thiệp.
2.2. Hoàn cảnh thời gian.

25


×