Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính, đánh giá việc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta giai đoạn vừa qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.72 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Contents

MỤC LỤC...............................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................2
I – CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH.................................................................................................2
1. Nguyên tắc pháp chế.............................................................2
2. Nguyên tắc khách quan.........................................................3
3. Nguyên tắc công khai, minh bạch.......................................4
4. Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời 5
5. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên
tham gia thủ tục hành chính.....................................................6
II – ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN VỪA QUA..........................................................................7
1. Thực tiễn cải cách thủ tục hành chính ở nước ta...........7
2. Một số đề xuất cải thiện...................................................10
KẾT THÚC.............................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................12


MỞ ĐẦU
Trong khoa học luật hành chính không có quan điểm th ống nh ất về
phạm vi cụ thể của khái niệm thủ tục hành chính. Nhưng trên th ực tế ở
nước ta, thủ tục hành chính vẫn được hiểu là cách th ức tổ ch ức th ực hiện
hoạt động quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các quy ph ạm
pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, m ục đích, cách th ức ti ến
hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc c ủa
quản lí hành chính nhà nước. Để tìm hiểu sâu hơn về v ấn đề này, em xin
chọn đề tài: “Phân tích các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành


chính, đánh giá việc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta giai đoạn vừa
qua”.

NỘI DUNG
Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động qu ản lý
hành chính nhà nước theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm
vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy đ ịnh c ủa pháp
luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lí hành chính nhà
nước.
I – CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1. Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế thể hiện trước hết là chỉ cơ quan nhà nước có
thẩm quyền do luật định mới có quyết định ra thủ tục hành chính. Hiện
nay, thẩm quyền quy định thủ tục hành chính tập trung vào các c ơ quan ở
trung ương. Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quy ền
của bộ, ngành trung ương nhưng cần phải có quy đ ịnh riêng để phù h ợp
với đặc điểm của một số địa phương thì các bộ, ngành có văn bản ủy
quyền cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy đ ịnh. Các quy
định này phải có sự thống nhất của bộ, ngành quản lí về lĩnh v ực đó và


phải được công bố công khai như quy định hành chính của bộ, ngành.
Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi có sự thống nhất tương đối gi ữa các th ủ t ục
hành chính của những hoạt động quản lí tương tự nhau. Các hoạt động
quản lí tương tự nên có thủ tục tiến hành tương tự nhau. Ví dụ, theo Pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995 thì th ủ tục gi ải quy ết khi ếu n ại
trong xử phạt vi phạm hành chính có nhiều điểm khác thủ t ục gi ải quy ết
khiếu nại nói chung được quy định trong Luật khiếu n ại, tố cáo. Chính vì
vậy, khi ban hành Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 ủy ban

thường vụ Quốc hội quy định việc khiếu nại trong xử lí vi ph ạm hành
chính thực hiện theo Luật khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quy ền
thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trong phạm
vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Xét dưới góc độ quyền lực, th ực hiện
thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà n ước. Quy ền l ực
nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được sử dụng bởi nh ững ch ủ th ể do
pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu quyền lực nói chung. M ỗi ch ủ th ể
chỉ sử dụng quyền lực trong một giới hạn nhất định. T ương ứng v ới gi ới
hạn thẩm quyền pháp luật trao cho, mỗi chủ thể có những phương tiện và
điều kiện nhất định đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quy ền (điều kiện
vật chất, nhân sự, bộ máy...). Do đó, các thủ tục đ ược th ực hi ện không đúng
thẩm quyền thì không những việc thực hiện thủ tục đó không h ợp pháp
mà hiệu quả quản lí cũng bị ảnh hưởng.
Thứ ba, thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật; v ới
những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Ví
dụ, theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì trong s ố các c ơ
quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không có các “đội quy
tắc” hoặc tổ chức tương tự của cơ quan Đoàn thanh niên mà các đ ịa
phương tổ chức. Vì vậy, việc một số địa phương giao cho đ ội này x ử ph ạt
hành chính là trái với nguyên tắc pháp chế. Về mặt lí thuyết, tất c ả các th ủ
tục hành chính được pháp luật quy định đều là cần thiết và là quy trình
hợp lí nhất để thực hiện các hoạt động quản lí trên thực tế. Hơn n ữa, mỗi
thủ tục hành chính được thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác
nhau, bởi các chủ thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt các th ủ tục hành


chính tạo nên tính khoa học, đồng bộ, thống nh ất trong quản lí hành chính
nhà nước. Một thủ tục hành chính cụ thể chỉ mất giá trị pháp lí khi b ị c ơ
quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ.


2. Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở việc định ra th ủ tục hành chính
phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lí nhằm đ ưa ra
quy trình hợp lí, thuận tiện nhất, mang lại kết quả cao nh ất cho qu ản lí.
Những hoạt động quản lí phức tạp, có ý nghĩa quan tr ọng, tác đ ộng tr ực
tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, cộng đồng, tổ ch ức, cá
nhân mà những sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả bất lợi cho xã h ội thì
thủ tục cần chặt chẽ, chi tiết để định ra từng khâu, từng bước, t ừng giai
đoạn cụ thể của hoạt động đó. Ví dụ, thủ tục ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, th ủ tục gi ải quy ết khiếu
nại... Những hoạt động quản lí đơn giản, gián tiếp tác động đến nh ững l ợi
ích khác nhau thì các thủ tục hành chính không cần quy đ ịnh ở m ức chi ti ết.
Ví dụ, đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật...
Nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi khi thực hiện thủ tục hành chính ở
tất cả các khâu, các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên nh ững căn c ứ
khoa học. Những kết luận, quyết định được đưa ra phải phù h ợp v ới quy
luật khách quan về sự tồn tại, vận động của các sự việc, các hiện t ượng,
các lĩnh vực xã hội. Thực hiện thủ tục hành chính phải đặt lợi ích c ủa qu ản
lí lên hàng đầu, không được tuyệt đối hóa lợi ích của chủ th ể qu ản lí cũng
như đối tượng quản lí. Thủ tục hành chính càng không đ ược s ử dụng đ ể
phục vụ những mục đích mang tính chủ quan của chủ thể quản lí.
Nguyên tắc khách quan, ở mức độ, phạm vi và bằng ph ương pháp khác
nhau, đã được cụ thể hóa, được đảm bảo bởi các quy định về trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ tài liệu, ch ứng c ứ, về th ủ
tục lập biên bản và nội dung của nó, về người làm ch ứng và ng ười ch ứng
kiến, về quyền của các cơ quan này được yêu cầu người có trách nhiệm


giải trình, cung cấp thêm thông tin, tạo điều kiện cho hoạt đ ộng c ủa mình,

quyền áp dụng các biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế hành chính
(niêm phong, kê biên tài sản, tài liệu...). Đồng th ời c ơ quan, t ổ ch ức, cá nhân
có trách nhiệm trong những trường hợp nhất định phải tạo điều ki ện,
không được cản trở, phải cung cấp thông tin, tài liệu... c ần thi ết đ ể việc
thực hiện thủ tục hành chính được thuận lợi ( Ví dụ, Điều 7 Luật khiếu nại,
tố cáo (2/12/1998).

3. Nguyên tắc công khai, minh bạch
Nguyên tắc này có thể gọi là nguyên tắc chung c ủa th ủ tục hành chính
hiểu theo nghĩa rộng. Nghĩa là, từ việc giải quy ết các công việc cụ th ể nh ư
thủ tục đăng ký hộ khẩu, cấp giấy phép xây dựng, đ ến c ấp th ị th ực xu ất
nhập cảnh, cấp giấy phép kinh doanh... thủ tục ban hành các quy ết đ ịnh
quản lí nhà nước quan trọng... đều phải công khai thông báo r ộng rãi,
hướng dẫn tỉ mỉ cho đương sự biết.
Nếu thừa nhận thủ tục là cách thức tổ chức hoạt động quản lí thì yêu
cầu về sựu công khai, minh bạch của thủ tục hành chính là t ất y ếu khách
quan. Trong xây dựng thủ tục, nguyên tắc này thể hiện: Thứ nhất, trong
trường hợp cần thiết Nhà nước tạo điều kiện cho nh ững đ ối t ượng th ực
hiện thủ tục đóng góp ý kiến. Thứ hai, các thủ tục hành chính phải được
công bố cho người thực hiện thủ tục biết để có thể thực hiện dễ dàng.
Công bố thủ tục hành chính bao gồm công bố các th ủ tục m ới xây d ựng,
công bố các thủ tục đã có nhưng chưa công bố. Vi ệc công b ố các th ủ t ục
hành chính không chỉ là cần thiết mà là bắt buộc vì
nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực của thủ tục.
Trong thực hiện thủ tục hành chính, nguyên tắc công khai, minh b ạch
đòi hỏi công khai hóa quá trình th ực hiện th ủ tục. Công khai hóa quá trình
thực hiện thủ tục có những lợi ích rõ rệt trong quản lí: Về phía cá nhân, tổ
chức, những chủ thể này biết thủ tục hành chính đã được th ực hi ện đến
giai đoạn nào, theo đó có thể chủ động thực hiện những quy ền và nghĩa vụ
pháp luật quy định để thủ tục được tiến hành nhanh chóng, thuận l ợi,



đồng thời họ cũng dễ dàng giám sát hoạt động của Nhà nước, giảm tình
trạng cơ quan, cán bộ, công chức vô trách nhiệm, sách nhiễu người dân. Về
phía Nhà nước, công khai hóa quá trình thực hiện thủ tục cũng tạo điều
kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà n ước thu ận l ợi,
phân định trách nhiệm rõ ràng.
4. Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời
Nguyên tắc này có quan hệ mật thiết với nguyên tắc khách quan. Các th ủ
tục hành chính cần được xây dựng và th ực hiện xuất phát t ừ yêu c ầu khách
quan của hoạt động quản lí. Mỗi thủ tục hành chính ch ỉ bao gồm nh ững
khâu, những bước, những giai đoạn với sự tham gia của nh ững ch ủ th ể
thực sự cần thiết để cho việc thực hiện thủ tục không bị lãng phí th ời gian,
trí tuệ, công sức vào những hoạt động không thiết th ực. Nh ư v ậy, th ủ tục
hành chính vừa dễ thực hiện vừa góp phần nâng cao hiệu quả quản lí.
Không nên tuyệt đối hóa nguyên tắc đơn giản vì sự đơn giản hóa quá mức
các thủ tục hành chính có thể khiến cho thủ tục thiếu đi nh ững hoạt động
cần thiết hay gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát của Nhà n ước.
Hiện nay, điều kiện, hoàn cảnh, môi trường, nhiệm vụ quản lí th ường
xuyên thay đổi nên khả năng thích ứng của nền hành chính tr ước nh ững
biến đổi mau lẹ của cuộc sống là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng,
hiệu quả của quản lí.
Trong các thủ tục hành chính có những khoảng th ời gian pháp lu ật quy
định cho các hoạt động tiến hành. Có nhiều khoảng thời gian khác nhau
(thời hạn, thời hiệu). Nhưng tựu trung lại những khoảng thời gian đó
thường nhằm ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể của th ủ tục, tạo đi ều
kiện đồng thời bắt buộc các chủ thể giải quy ết dứt điểm t ừng v ụ việc c ụ
thể. Thủ tục hành chính đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp th ời đã tr ở
thành mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
5. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên tham gia th ủ

tục hành chính
Nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng trong thủ tục giải quy ết các tranh
chấp về quyền hoặc các vi phạm pháp luật.


Bất kỳ thủ tục hành chính nào cũng có s ự tham gia c ủa ch ủ th ể s ử dụng
quyền lực Nhà nước và chủ thể phục tùng quyền lực Nhà n ước. Xét d ưới
góc độ quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ thủ tục hành chính là quan
hệ giữa chủ thể bắt buộc – chủ thể sử dụng quy ền lực Nhà n ước và chủ
thể thường – chủ thể phục tùng quyền lực, trong đó chủ th ể bắt buộc có
quyền nhân danh Nhà nước để áp đặt ý chí đối v ới bên kia. Đó là s ự b ất
bình đẳng về ý chí giữa hai bên tham gia quan hệ.
Tuy nhiên, cả hai bên tham gia quan hệ đều bình đẳng tr ước pháp lu ật.
Mỗi bên đều có thể làm xuất hiện thủ tục hành chính. Việc đưa ra yêu cầu
hợp pháp, mỗi bên đều phải đáp ứng yêu cầu hợp pháp bên kia. Trong
quan hệ, mỗi bên đều có những quyền và nghĩa vụ do pháp lu ật quy đ ịnh.
Nhà nước tạo điều kiện và đưa ra những bảo đảm nh ư nhau cho các bên
thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nếu xảy ra vi phạm pháp luật trong khi th ực
hiện thủ tục thì chủ thể vi phạm pháp luật, bất kể là ch ủ th ể nào trong
thủ tục đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
II – ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN VỪA QUA
Cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh
nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến
trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát tri ển và h ội
nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu
thủ tục hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung không đ ược hay
chậm cải cách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát tri ển kinh t ế-xã h ội
của đất nước ta.
1. Thực tiễn cải cách thủ tục hành chính ở nước ta

Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đ ạo các c ấp, các ngành
đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách về thủ tục hành chính, nh ư
ban hành các công văn, chỉ thị hay quyết định từ Chính Phủ về cải cách
hành chính ví dụ như Công văn số 915 ngày 11-7-2007; Quy ết định s ố 127
ngày 1-8-2007; Công văn số 5279 ngày 19-9-2007; Ch ỉ th ị s ố 29 ngày 1112-2007… hay Ngày 4-1-2008, Thủ tướng Chính phủ có quy ết đ ịnh phê
duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các


lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 , nêu rõ những nội dung
nhiệm vụ cần làm để thực hiện cải cách thủ tục hành chính đến năm 2010.
Nhìn chung, hoạt động cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những
kết quả bước đầu:
Thứ nhất, rà soát, sửa đổi và bãi bỏ nhiều thủ tục bất hợp lý cản trở
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, đơn giản hóa nhiều quy trình và thủ tục hành chính
Thứ ba, thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính, quy chế làm
việc của các cơ quan hành chính để người dân biết th ực hiện và giám sát
Thứ tư, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải
quyết các thủ tục hành chính. Theo thống kê, cho đến nay, h ầu hết các c ơ
quan hành chính các cấp có quan hệ trực tiếp đến việc giải quyết các thủ
tục hành chính đối với tổ chức, doanh nghiệp và ng ười dân đã th ực hi ện c ơ
chế “một cửa”. Cùng với quá trình mở rộng, việc nâng cao chất lượng và
hoàn thiện cơ chế “một cửa”, hình thành cơ chế “một cửa liên thông” cũng
được nghiên cứu áp dụng.
Theo đó, nhiều thủ tục trước kia như việc đăng ký kinh doanh, mã s ố
thuế và lấy dấu, doanh nghiệp phải đến nhiều cơ quan, nay được th ực
hiện tại một cơ quan, một địa điểm. Nhờ đó nên th ời gian gi ải quy ết các
thủ tục hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân đã giảm xuống.
Thứ năm, áp dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các th ủ tục
hành chính. Các thủ tục hành chính được đăng tải công khai trên các trang

điện tử của các bộ, ngành và của nhiều tỉnh, thành ph ố tr ực thu ộc trung
ương.
Thứ sáu, nâng cao thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công ch ức trong vi ệc
giải quyết các thủ tục cho tổ chức và công dân.
Bên cạnh những quy định về tinh thần trách nhiệm, Chính ph ủ đã chú ý
đến các chế độ đãi ngộ cho những cán bộ, công ch ức trực tiếp tham gia gi ải
quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân, nh ư


có chế độ phụ cấp cho những cán bộ, công chức làm việc ở bộ ph ận “m ột
cửa”, thực hiện trả lương cho làm việc thêm giờ phục vụ người dân...
Những cải cách liên tục và quy ết liệt về th ủ tục hành chính trong th ời
gian vừa qua bước đầu đã làm thay đổi mối quan hệ gi ữa cơ quan hành
chính với tổ chức, doanh nghiệp và công dân theo h ướng ph ục v ụ t ốt h ơn,
nâng cao tính công khai, minh bạch của nền hành chính. Điều đó đã c ải
thiện tích cực môi trường kinh doanh trong n ước, giảm chi phí th ời gian,
tiền bạc của doanh nghiệp và người dân.

 Một số hạn chế còn tồn đọng:
Vẫn còn tồn tại nhiều quy định, những giấy phép bất hợp lý. Nhi ều bộ,
ngành, địa phương vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng ph ải loại bỏ
các quy định, thủ tục bất hợp lý. Chính phủ đã có ch ỉ th ị về việc ph ải rà
soát giấy phép "con" và loại bỏ chúng, nhưng trong thực tế quản lý, các bộ,
ngành, địa phương không những chưa loại bỏ được hết các thủ tục bất h ợp
lý đã ban hành trước đó mà còn tiếp tục ban hành thêm rất nhiều các văn
bản quản lý mới, thậm chí có bộ, ngành, địa ph ương còn “ch ủ đ ộng” ban
hành ra những quy trình thủ tục mới.
Tình hình đó dẫn đến hiện tượng nhiều quy đ ịnh tiếp t ục ch ồng chéo
lên nhau. Tổng số những giấy phép “con” của các cơ quan hành chính nhà
nước các cấp ban hành khá lớn và vẫn là một ẩn số. Thủ tục vẫn còn

nhiều phức tạp, không rõ, không nhất quán. Không chỉ còn nhi ều th ủ t ục
mà mỗi thủ tục cũng còn rất phức tạp.
Bên cạnh các yêu cầu hiện hành, nhiều thủ tục còn đặt ra thêm các yêu
cầu mới.
Nhiều thủ tục giải thích không rõ ràng, không nh ất quán khi ến cho t ổ
chức, doanh nghiệp, người dân hết sức bức xúc khi phải th ực hiện.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn nh ững bất c ập do h ệ th ống
thông tin của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố ch ưa hoàn chỉnh. Các d ịch v ụ
trực tuyến với người dân mới được bắt đầu. Sự phối hợp giữa việc tin h ọc
hóa, xây dựng chính phủ điện tử với quá trình th ực hiện c ải cách hành


chính chưa Quy chế làm việc, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân
vẫn còn phiền hà.
Quy chế làm việc, tiếp công dân của nhiều cơ quan v ẫn còn nh ững quy
định tạo sự thuận lợi cho cơ quan quản lý mà ít chú ý đến việc tạo thu ận
lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Nhiều quy chế không quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công ch ức khi
giải quyết các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp nên khi th ụ lý công
việc nhiều cán bộ, công chức không nói rõ ngay từ đầu nh ững yêu c ầu h ồ
sơ, tài liệu cần có khiến cho người dân, doanh nghiệp phải đi l ại nhi ều l ần;
tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan ch ưa cao,
còn có biểu hiện quan liêu, sách nhiễu.
Sự tồn tại của tình hình trên là do những nguyên nhân như: các bộ,
ngành, chính quyền địa phương vẫn còn chưa muốn buông việc quản lý
hành chính đối với hoạt động kinh tế. Trong quản lý, các cơ quan nhà nước
vẫn muốn giành thuận lợi cho mình, trong khi chúng ta vẫn ch ưa có quy
định đủ mạnh để buộc các bộ, ngành, địa phương phải thay đ ổi cách qu ản
lý này; tổ chức bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh, ch ức năng nhi ệm v ụ
vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng, một công việc, một đối t ượng vẫn ch ịu

nhiều thủ tục quản lý của nhiều cơ quan khác nhau; đội ngũ cán bộ, công
chức vẫn chưa ngang tầm, chưa dám chịu trách nhiệm; chế độ đãi ngộ
chưa tương xứng...
2. Một số đề xuất cải thiện
Một là, đẩy mạnh đổi mới tư duy trong công tác quản lý nhà n ước. C ần
phải chuyển mạnh hơn nữa tư duy quản lý sang tư duy ph ục v ụ theo
hướng nhân dân được làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm và c ơ
quan nhà nước, công chức chỉ được làm những gì mà luật pháp quy định , để
tránh việc các cơ quan quản lý, cán bộ, công ch ức tùy ti ện đ ặt ra các yêu
cầu đối với cá nhân, doanh nghiệp trong quan hệ với Nhà n ước; cải cách v ề
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh
vực, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành, mỗi cấp hành
chính, tránh sự chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm quyền, gi ảm b ớt đầu m ối
quản lý đối với một việc, qua đó giảm bớt các th ủ tục không c ần thi ết; rà


soát, loại bỏ các thủ tục bất hợp lý, th ực hiện đơn giản hóa th ủ t ục hành
chính. Các thủ tục hành chính được ban hành phải dễ hi ểu, dễ th ực hiện.
Các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc Đề án đ ơn gi ản hóa
các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà n ước c ủa Chính ph ủ,
đẩy nhanh tiến độ về thời gian.
Hai là, công bố công khai các thủ tục (các biểu mẫu, các loại giấy t ờ) và
quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và l ệ phí theo quy
định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi, đồng thời giúp cho việc đấu
tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả; hoàn thiện c ơ ch ế
“một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà n ước và m ở
rộng sang áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp công nh ư bệnh vi ện, tr ường
học...
Trong quá trình hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông” c ần xem xét đ ể
giảm bớt đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành các cơ quan quản lý có

tính chất tổng hợp liên ngành, bảo đảm cơ sở vững chắc đ ể th ực hi ện c ơ
chế “một cửa liên thông” thực sự hiệu quả.
Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các c ơ
quan nhà nước, nhằm bảo đảm thông tin về nh ững thủ tục hành chính đ ến
tổ chức, doanh nghiệp và người dân một cách nhanh nhất, rõ ràng, công
khai, đồng thời tạo cơ sở tiến tới mở rộng việc th ực hiện cung cấp các th ủ
tục hành chính qua mạng điện tử.
Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ giải quyết công việc của cán bộ công
chức. Nâng cao thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công ch ức trong
việc giải quyết công việc theo tinh thần phục vụ người dân. Đồng thời có
chế độ thỏa đáng cho những người chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục
hành chính để khuyến khích họ giải quyết các thủ tục hành chính nhanh
gọn, không gây phiền hà; xử lý nghiêm những công ch ức, c ơ quan hành
chính các cấp tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, trái th ẩm quy ền,
gây khó khăn, phiền nhiễu cho người dân.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc
cải cách thủ tục hành chính và quản lý, giáo dục cán bộ, công ch ức cung cấp
dịch vụ hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân; có nh ững hình


thức thích hợp để tiếp xúc, trao đổi, đối thoại v ới tổ ch ức, doanh nghi ệp và
người dân qua đó có thể lắng nghe, tiếp thu những đánh giá, phản ánh về
các thủ tục hành chính liên quan đến họ, cũng như tinh th ần thái đ ộ ph ục
vụ của cơ quan hành chính, của cán bộ, công chức để có nh ững biện pháp,
giải pháp khắc phục.

KẾT THÚC
Thủ tục hành chính cũng như hoạt động quản lí nói chung, đ ược xây
dựng và thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc được Hiến pháp quy định
trực tiếp hoặc gián tiếp, và được cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung trong

các văn bản pháp luật khác về từng lĩnh v ực. Trên đây là nh ững phân tích
của em về đề tài.Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng do nhận th ức còn hạn
chế nên bài làm có những thiếu sót nhất định, em rất mong các th ầy cô chỉ
bảo.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, Nxb.
CAND
2. Công văn số 915/TTg-CCHC ngày 11/7/2007 về tăng cường kỷ luật,
kỷ cương hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính
3. Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ t ướng
Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp
nhận, giải quyết thủ tục hành chính
4. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ : Về tiếp nh ận, x ử lý
phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính



×