Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHIẾN THẮNG 90% TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VỚI ICHIMOKU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 26 trang )

Phần 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỒ THỊ ICHIMOKU KINKO HYO

1. Giới thiệu
- Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng
viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các
nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho
currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được
công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi
ích mà nó đem lại.
- Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và
thời gian", phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có
một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế
sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp
đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.
2.Cấu tạo

Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng
cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.
1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng
cho 9 phiên
2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26


phiên
3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên
sau
4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho
26 phiên đầu
5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng
cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.
Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo”


hay “Cloud”.
Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku
được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn
tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao
dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.


Phần 2:Công cụ Ichimoku kinko Hyo

1. Tenkan Sen : đường tín hiệu
Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho
9 phiên
Trong khi nhiều người xem Tekan Sen như một đường trung bình đơn giản
SMA9 của giá đóng cửa, thì thực ra nó lại được tính toán dựa trên tỷ lệ trung
bình của giá cao nhất và thấp nhất cho 9 phiên.
Xem xét biểu đồ dưới đây:

Hình 1 - Tenkan Sen vs. 9 Period SMA
Như có thể thấy trên biểu đồ, Tekan Sen thường “Flat” hơn so với SMA9. Thực
tế này là bởi vì Tekan Sen được tính theo trung bình của giá cao nhất và thấp
nhất chứ không phải trung bình của giá đóng cửa.
Ngoài ra, Tekan Sen cũng cho nhiều mức hỗ trợ vững chắc hơn so với SMA9 :
tại vùng đánh dấu ( màu vàng ), giá không vượt qua được Tekan Sen trong khi
nó đã phá vỡ và xuyên qua SMA9.


Trong một xu hướng giảm giá, Tekan Sen sẽ đóng vai trò như một mức kháng
cự.
Các góc của Tekan Sen ( so với giá ) cũng có thể cho chúng ta một ý tưởng : Một
Tekan Sen dốc góc cạnh sẽ cho biết giá tăng gần như thẳng đứng trong một thời

gian ngắn hoặc động lực mạnh mẽ, trong khi một Tekan Sen phẳng ( Flat Tekan
Sen ) sẽ cho biết động lực thấp hoặc không có động lực khoảng thời gian tương
tự.
Tekan Sen đo lường biến động giá trong một xu hướng ngắn hạn, và cho tín hiệu
sớm nhất nên cũng vì vậy mà nó kém tin cậy nhất trong 5 đường của hệ thống
Ichimoku. Tuy nhiên, khi giá vi phạm Tekan Sen có thể cho một dấu hiệu ban đầu
của một sự thay đổi xu hướng, dù vậy, giống như tất cả các tín hiệu khác, điều này
cần phải được xác nhận bởi các thành phần khác trước khi đưa ra quyết định
kinh doanh.
Một trong những ứng dụng chính của Tekan Sen chính là sự giao cắt của nó qua
Kijun Sen.
Nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên, thì đó là một tín hiệu tăng giá. Tương
tự, nếu Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống, đó là một tín hiệu giảm giá.

2.Kijun Sen : đường xu hướng
Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
Kijun Sen là một chỉ báo rất quan trọng trong hệ thống Ichimoku và nó có rất
nhiều ứng dụng. Giống như Tekan Sen, Kijun Sen được tính dựa trên trung bình
của giá cao nhất và thấp nhất, nhưng cho 26 phiên (khung thời gian dài hơn). Do
vậy, Kijun Sen cũng mang tất cả các tính chất của Tekan Sen.
Ngoài ra, do được tính trên một khoảng thời gian dài hơn, nên tín hiệu được cho
bởi Kijun Sen trở nên vững chắc và đáng tin cậy hơn so với Tekan Sen .
Một khi giá vượt quá một trong hai điểm cao nhất hoặc thấp nhất ( trong 26
phiên ), Kijun Sen sẽ phản ánh bằng cách câu lên hoặc xuống tương ứng. Như
vậy, xu hướng ngắn hạn có thể được xác định bởi hướng của Kijun Sen. Ngoài ra,
các góc độ tương đối của Kijun Sen ( so với đường giá ) sẽ cho biết sức mạnh hay
động lực của xu hướng này.
Sự cân bằng về giá được thể hiện bởi Kijun Sen trên biểu đồ cũng chính xác hơn
so với Tekan Sen. Do đó, các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Kijun Sen
cũng đáng tin cậy hơn (xem những vùng được đánh dấu trong hình II dưới đây).



Hình 2 - Kijun Sen Support
Khi giá di chuyển quá xa và quá nhanh trong một thời gian ngắn ( mất cân
bằng ) , nó có khuynh hướng quay trở lại Kijun Sen. Do đó, Kijun Sen được ví
như “ trung tâm của lực hấp dẫn “ – thu hút giá về chính nó và đưa giá trở lại
trạng thái cân bằng.
Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng khi Kijun Sen là phẳng ( Flat ) hoặc trendless,
như có thể thấy trong hình III dưới đây:


3. Chikou Span: đường trễ
Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
Chikou Span đại diện cho một trong những tính năng độc đáo nhất của hệ thống
Ichimoku, biểu thị giá đóng cửa hiện tại là thời gian chuyển dịch ngược về 26
phiên đã qua – cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về hành động giá, có thể
giúp xác định xu hướng sắp tới.
Nếu giá đóng cửa hiện tại ( được mô tả bởi Chikou Span ) thấp hơn so với giá
của 26 phiên trước đây, nhiều khả năng giá sẽ giảm.
Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá của 26 phiên trước đây,
nhiều khả năng giá sẽ tăng.
Xem xét các biểu đồ trong hình IV và V dưới đây:

Hình 4 : Chikou Span trong một xu hướng tăng giá


Hình 5 : Chikou Span trong một xu hướng giảm giá
Ngoài việc cho chúng ta xác định các khả năng tăng/giảm của giá, Chikou Span
cũng cung cấp các mức độ hỗ trợ và kháng cự ( có thể vẽ đường nằm ngang qua
điểm được tạo ra bởi Chikou Span để xem các cấp chính và sử dụng chúng trong

phân tích )
Xem hình VI dưới đây:

Hình 6 : Các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Chikou Span
4. Senkou Span A


Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26
phiên đầu
Senkou Span A là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span B tạo thành
mây “ Kumo “ hay còn gọi là “ Ichimoku Cloud “ - nền tảng của hệ thống
Ichimoku.
Senkou Span A được tính toán dựa trên tỉ lệ trung bình của Tekan Sen và Kijun
Sen ( trong 26 phiên ) và được thể hiện trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về
phía trước 26 phiên.

Giá cả có xu hướng tôn trọng các mức hỗ trợ và kháng cự, như vậy, việc biểu
diễn ( vẽ ) Senkou Span A bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên sẽ giúp
chúng ta nhanh chóng nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự từ 26 phiên trước
(1 tháng cách đây trên một biểu đồ hàng ngày) so với giá hiện tại.

5. Senkou Span B
Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử
dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.
Senkou Span B cũng là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou
Span A tạo thành mây “ Kumo “ hay còn gọi là “ Ichimoku Cloud “ nền tảng của hệ thống Ichimoku.
Senkou Span B đại diện cho một cái nhìn dài hạn nhất về trạng thái
cân bằng của giá trong hệ thống Ichimoku. Thay vì chỉ xem xét 26
phiên cuối ( 1 tháng cuối ) dựa trên trung bình của Tekan Sen và
Kijun Sen ( Senkou Span A ), Senkou Span B được tính toán dựa trên



trung bình của giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên ( 2 tháng
cuối )
, được biểu diễn ( vẽ ) trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về
phía trước 26 phiên, như Senkou Span A. Điều này sẽ giúp các
nhà đầu tư có được một cái nhìn toàn diện hơn về sự cân bằng
của giá, giúp họ xác định các chiến lược kinh doanh tương lai.


Phần 3 : KUMO CLOUD

1. Giới thiệu
Kumo là trái tim và linh hồn của hệ thống Ichimoku, cho phép ta gần như ngay
lập tức có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh về xu hướng của thị trường và
mối quan hệ giữa giá với xu hướng đó.
Kumo cũng là một thành phần độc đáo nhất trong hệ thống Ichimoku, vì nó cung
cấp một cái nhìn đa chiều ( đa điểm ) về các mức hỗ trợ và kháng cự trong một
khu vực mở rộng; trái ngược với các hệ thống khác, nơi các mức hỗ trợ và
kháng cự chỉ đơn thuần là một điểm duy nhất trên biểu đồ.
Kumo được cấu thành bởi 2 đường là Senkou Span A và Senkou Span B, trong
đó mỗi đường lại cung cấp cho ta một cái nhìn toàn cảnh về sự cân bằng giá
cũng như các cấp độ hỗ trợ và kháng cự trong một thời gian dài.
Kumo – một vùng không gian mà khi giá lọt vào trong nó ( nơi mức giá cân
bằng – thị trường gần như không có xu hướng rõ ràng ) có thể làm cho hành
động giá không thể đoán trước được. Việc giao dịch trong vùng này là rất mạo
hiểm.
2. Hỗ trợ và kháng cự
Như đã nói ở trên, một trong những tính năng rất độc đáo của Kumo là cung cấp
các mức hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy hơn so với những hệ thống khác. Như

có thể thấy trong biểu đồ dưới đây ( Hình 1 ) cho USD/CAD, nơi giá đã tìm đến
các mức S & R trên 5 lần nhưng vẫn không thể phá vỡ được trong khoảng thời
gian 30 ngày.


Sức mạnh của Kumo trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta so sánh các mức hỗ trợ và
kháng cự truyền thống ( trendline ) với các mức hỗ trợ và kháng cự được cho
bởi Kumo.
Trong biểu đồ ( hình 2 ) dưới đây, chúng tôi đã vẽ một Down Trend truyền
thống A và một kháng cự truyền thống B ( tại giá 1.1867 ). Khi giá phá vỡ và
đóng cửa trên 2 đường này, những Trader giao dịch theo trường phái Breakout
nhiều khả năng sẽ đặt một lệnh Buy ngay tại đây ( điểm C ). Nhưng những
Trader sử dụng Ichimoku sẽ nhìn vào vị trí của giá ngay mép dưới của Kumo và
dễ dàng nhận ra rằng, sẽ là cực kỳ mạo hiểm cho một lệnh Buy tại vị trí này –
một vị trí mà giá đã gặp phải một kháng cự mạnh từ Kumo.


Hình 2
Thật vậy, giá đã giảm khoảng 250 pips sau đó trước khi qua đầu. Đối với những
Trader có tài khoản nhỏ thì đây sẽ là một thất bại khá nặng nề.
Và, lại một lần nữa, giá phá vỡ và đóng cửa trên mức kháng cự B. Đối với nhiều
Trader có thể đây là một cơ hội khác để vào một lệnh Buy tại điểm D, nhưng với
những Trader sử dụng Ichimoku sẽ thấy rằng : thật ra giá vẫn nằm trong Kumo,
và đây là khu vực nhạy cảm, không có gì là chắc chắn để thực hiện một giao
dịch. Họ cũng nhận thức được rằng, ranh giới trên của Kumo ( điểm E ), đường
Senkou Span B có thể là một mức kháng cự đáng kể, do đó, họ sẽ đứng ngoài và
chờ đợi một cơ hội tốt hơn.
Nhìn mà xem, sau khi gặp ranh giới Kumo và giảm khiêm tốn khoảng 50 pips,
giá đã lao dốc và trượt dài một đoạn gần 500 pips.
3. Mối quan hệ giữa giá và Kumo

Về cơ bản :
- Giá trên Kumo ( giá hiện tại cao hơn mức giá trung bình trong quá
khứ ) => giá có thể tăng
- Giá dưới Kumo ( giá hiện tại thấp hơn mức giá trung bình trong quá
khứ ) => giá có thể giảm
- Giá trong Kumo => thị trường không có xu hướng rõ ràng / sideway
trong biên độ Kumo.
Nhà đầu tư không nên thực hiện bất kỳ một giao dịch nào vào lúc này, mà hãy
chờ đợi cho đến khi giá đóng cửa trên hoặc dưới Kumo.


4. Quan hệ giữa Senkou Span A & Senkou Span B của Kumo
Kumo được tạo thành từ 2 đường Senkou Span A và Senkou Span B, do vậy,
ngoài mối quan hệ giữa giá và Kumo, tự bên trong Kumo còn một mối quan hệ
khác nữa là quan hệ giữa 2 đường cấu thành nên nó :

- Nếu Senkou A nằm trên Senkou B : giá có thể tăng
- Nếu Senkou A nằm dưới Senkou B : giá có thể giảm
- Nếu Senkou A và Senkou B hoán đổi vị trí cho nhau => xu hướng cũng
có thể thay đổi.
* Một cách diễn giải khác :
- Nếu Senkou A cắt Senkou B từ dưới lên : giá có thể tăng
- Nếu Senkou A cắt Senkou B từ trên xuống : giá có thể giảm
Tính chất này sẽ được nói rõ hơn ở phần 5 : Chiến lược kinh doanh
Ichimoku 5. Độ dày ( chiều sâu) của Kumo
Khi nghiên cứu một biểu đồ Ichimoku, bạn sẽ thấy độ sâu hoặc độ dày của
Kumo có thể thay đổi liên tục. Độ dày của Kumo là một dấu hiệu của thị trường
bất ổn: với một Kumo dày cho thấy giá trong lịch sử biến động cao hơn và
Kumo mỏng chỉ một biến động thấp hơn.
ð Độ sâu ( độ dày ) của Kumo là thước đo của biến động giá.

Mặt khác, Kumo càng dày sẽ cho các mức hỗ trợ và kháng cự càng vững chắc.
Đây là một tính chất đặc biệt hữu ích của Kumo, để từ đó, các nhà đầu tư có thể


dễ dàng hơn trong việc quản lý rủi ro, xác định các mức cản cũng như các
mục tiêu dừng lỗ, chốt lời dựa vào 2 biên của Kumo.
6. Kumo phẳng ( Flat Top/Bottom Kumo )
Phẳng trên hoặc phẳng dưới ( flat top/bottom ) là hiện tượng thường được quan
sát ở Kumo. Cũng giống như “ hiệu ứng dây thun “ mà một Flat Kijun Sen có
thể gây ra với giá, một Flat Senkou Span B cũng có tính chất tương tự. Điều này
là bởi vì Senkou Span B chính là đường trung bình của giá cao nhất và thấp
nhất qua 52 thời kỳ - nơi mức giá cân bằng.
Từ khi giá cả luôn luôn có khuynh hướng tìm cách quay trở lại trạng thái cân
bằng, Flat Senkou Span B đại diện cho một lực hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút giá
về gần nó hơn.
Trong một xu hướng tăng, việc Senkou Span B flat sẽ dẫn đến một flat bottom
Kumo. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, việc Senkou Span B flat sẽ dẫn
đến một flat top Kumo. Điều này sẽ rất có ích cho các nhà đầu tư giúp họ có thể
dự đoán được xu thế giá cả sắp tới để có thể xác định điểm vào hợp lý.


Phần 4 : CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH SỬ DỤNG HỆ THỐNG
ICHIMOKU

Trước khi đi vào chi tiết sử dụng hệ thống Ichimoku để đưa ra chiến lược giao
dịch hiệu quả và giảm thiểu tối đa rủi ro, chúng tôi xin lưu ý các bạn
rằng : Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống lớn khá phức tạp, cấu tạo bởi
5 thành phần, trong đó, mỗi thành phần đóng vai trò như một “tiểu hệ
thống” trong một hệ thống lớn, có quan hệ mật thiết và không thể tách
rời. Do vậy, trước khi đưa ra một chiến lược giao dịch cụ thể, cần phải có

sự thống nhất của tất cả các thành phần thuộc hệ thống Ichimoku.
Chúng tôi yêu cầu bạn luôn ghi nhớ điều này khi sử dụng các chiến lược.
1. Tenkan Sen/Kijun Sen cắt nhau
Sự giao cắt giữa Tekan Sen và Kijun Sen là một trong những chiến lược giao
dịch truyền thống nhất trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo. Nếu Tekan Sen cắt
Kijun Sen từ dưới lên, đó là tín hiệu tăng giá. Ngược lại, nếu Tekan Sen cắt
Kijun Sen từ trên xuống, đó là một tín hiệu giảm giá.
Giống như tất cả các chiến lược khác trong hệ thống Ichimoku, tín hiêu
được cho bởi sự giao cắt giữa Tekan Sen và Kijun Sen cần có sự xác nhận
( thống nhất ) từ các thành phần khác của hệ thống.
Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh
mẽ, trung bình và yếu.
* Tín hiệu mạnh:
- BUY : Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía trên Kumo
- SELL : Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt dưới
Kumo * Tín hiệu trung bình :
- BUY : Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía trong Kumo
- SELL : Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt trong
Kumo * Tín hiệu yếu:
- BUY : Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía dưới Kumo
- SELL : Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt trên Kumo


Như đã nói ở trên, các tín hiệu cần sự thống nhất của tất cả các thành phần, và
trong trường hợp này, Chikou Span đóng vai trò để xác nhận tín hiệu :
- Nếu sự giao cắt là tăng giá và Chikou Span phía trên đường giá tại thời
điểm đó, thì đây là tín hiệu tăng mạnh.
- Nếu sự giao cắt là giảm giá và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời
điểm đó, thì đây là tín hiệu giảm mạnh.
- Nếu vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá thì đây

là một tín hiệu ( tăng/giảm ) yếu.
A. Mở giao dịch
Mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt. Tuy nhiên cần để ý các mức hỗ trợ/ kháng
cứ gần đó và chỉ nên vào lệnh ở phía trên/dưới ngưỡng đó ( nếu có ).
B.Đóng giao dịch
Vị trí đóng giao dịch phụ thuộc vào diễn biến cụ thể trên biểu đồ. Thông thường
nên đóng giao dịch khi Tekan/Kijun cắt nhau theo hướng ngược lại, tuy nhiên,
cần kết hợp với kỹ năng quản lý vốn hoặc có thể xem xét các time-frame khác
để thoát sớm hơn, hoặc có tín hiệu khác bất lợi.
C.Điểm dừng lỗ
Xem xét các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự qua các time-frame và qui tắc quản lý vốn
để xác định điểm dừng lỗ.
D.Điểm chốt lời
Khi Tekan/Kijun cắt nhau theo hướng ngược lại hoặc khi đã đạt mục tiêu lợi
nhuận.
* Ví dụ :
Ở biểu đồ H4 trong hình dưới, một tín hiệu cắt tăng giá xảy ra tại điểm A. Điểm
giao cắt nằm phía trong Kumo, nên cường độ tăng giá là trung bình. Chúng ta sẽ


đợi cây nến kết thúc và đóng cửa trên Kumo, sau đó ta đặt một lệnh Buy tại
điểm B ( ở giá 1.5918 ). Vị trí Stop-loss an toàn trong trường hợp này là phía
dưới đường Senkou Span B, tại điểm C ( giá 1.5872 ).

Giá đã tăng liên tục trong khoảng 10 đến 11 ngày. Và vào ngày thứ 15, giá giảm
kèm theo Tekan Sen đã cắt trở lại Kijun Sen từ trên xuống, tại điểm D, cho thấy
một sự đảo chiều của xu hướng. Và đây cũng chính là thời điểm để đóng giao
dịch. Tất toán lệnh ta đã đạt được tổng cộng là 95 pips.
Để giảm thiểu tối đa rủi ro, sau khi giá đã di chuyển được một đoạn đủ xa, ta sẽ
dời Stop-Loss đến gần điểm vào. Sau đó, cùng với hướng di chuyển của giá, ta

tiếp tục dời Stop-Loss sao cho cách đường Kijun khoảng 5 – 10 pips khi no di
chuyển.
2. Giá cắt Kijun Sen
Đây là một chiến lược mang lại hiệu quả cao trong hệ thống chiến lược
Ichimoku. Nó có thể được sử dụng hiệu quả gần như trên tất cả các time-frame,
mặc dù trên các time-frame nhỏ sẽ ít đáng tin cậy hơn. * Các tính chất :
- Nếu Kijun Sen cắt đường giá từ dưới lên : giá có thể tăng
- Nếu Kijun Sen cắt đường giá từ trên xuống : giá có thể giảm
Tuy nhiên cần có sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống.
Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh
mẽ, trung bình và yếu.
* Tín hiệu mạnh:
- BUY : tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía trên Kumo


- SELL : tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt dưới
Kumo * Tín hiệu trung bình :
- BUY : tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía trong Kumo
- SELL : tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt trong Kumo
* Tín hiệu yếu:
- BUY : tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía dưới Kumo
- SELL : tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt trên Kumo

Giống như chiến lược Tekan/Kijun cắt nhau, các tín hiệu cần có sự xác nhận của
Chikou Span :
- Nếu sự giao cắt là tăng giá và Chikou Span phía trên đường giá tại thời
điểm đó, thì đây là tín hiệu tăng mạnh.
- Nếu sự giao cắt là giảm giá và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời
điểm đó, thì đây là tín hiệu giảm mạnh.
- Nếu vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá thì đây

là một tín hiệu ( tăng/giảm ) yếu.
A. Mở giao dịch
Mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt. Tuy nhiên cần để ý các mức hỗ trợ/ kháng
cự gần đó và chỉ nên vào lệnh ở phía trên/dưới ngưỡng đó ( nếu có ).
B.Đóng giao dịch
Thông thường nên đóng giao dịch khi Kijun Sen cắt đường giá theo hướng
ngược lại.
C.Điểm dừng lỗ
Do Kijun Sen đóng vai trò như một mức hỗ trợ/ kháng cự mà ngay tại đó, khi
tiếp cận nó giá sẽ đạt được trạng thái cân bằng. Vì vậy, các ngưỡng hỗ trợ/
kháng cự cung cấp bởi Kijun Sen là khá vững chắc. Tuy vị trí ( khoảng cách )


điểm dừng lỗ so với điểm vào còn phụ thuộc vào sự biến động ( nhiều hay ít )
của từng thị trường, nhưng 5 – 10 pips từ Kijun Sen vẫn thích hợp cho hầu hết
các tình huống.
D.Điểm chốt lời
Khi Kijun Sen cắt đường giá theo hướng ngược lại hoặc khi đã đạt mục tiêu lợi
nhuận.
* Ví dụ :
Hãy xem xét biểu đồ D1 trong hình dưới cho cặp tiền USD/CHF, chúng ta có
thể thấy một tín hiệu tăng giá xảy ra tại điểm A. Vị trí giao cắt phía trên Kumo
nên đây là một tín hiệu tăng mạnh, tuy nhiên Chikou Span ( không hiển thị trên
biểu đồ ) vẫn nằm dưới đường giá nên chúng ta sẽ chờ đợi đến khi nó vượt lên
và mở giao dịch tại điểm B. Tại thời điểm này, chúng ta có một lợi thế nữa là
Tekan Sen cắt Kijun Sen phía trên Kumo tại điểm C, càng củng cố thêm cho xu
hướng giá tăng mạnh mẽ.

Về vị trí dừng lỗ, áp dụng lý thuyết trên ta sẽ đặt tại điểm C, cách Kijun Sen 10
pips.

Sau khi giá tăng ta tiếp tục di chuyển Stop-Loss theo hướng giá sao cho luôn
cách Kijun Sen ở phía đối diện một khoảng là 10pips.
Giá tiếp tục tăng khoảng 40 ngày sau đó và luôn nằm phía trên Kijun Sen. Đến
ngày thứ 44, giá bắt đầu giảm, cắt qua Kijun Sen và hit Stop-Loss của chúng ta
tại điểm D. Tất toán lệnh ta đạt được lợi nhuận là 641 pips.
3. Kumo Breakout


Kumo Breakout hay còn gọi là Kumo Trading, là một chiến lược giao dịch có
thể được sử dụng trên đa khung thời gian, tuy nhiên nó sẽ phát huy tối đa
hiệu quả nếu sử dụng trên các khung thời gian cao hơn như D1, W1, 1MN.
Kumo Breakout là chiến lược giao dịch đơn giản nhất bên trong hệ thống
Ichimoku, bởi ta chỉ xét vị trí tương đối giữa nó với đường giá : tín hiệu Buy khi
giá phá vỡ và đóng cửa phía trên Kumo, tín hiệu Sell khi giá phá vỡ và đóng cửa
dưới Kumo.

A. Mở giao dịch
Mở giao dịch khi giá đóng cửa trên/dưới kumo, theo hướng breakout. Tuy nhiên,
cần đảm rằng vị trí breakout không xuất phát từ một Flat top/bottom Kumo ( có
khuynh hướng thu hút giá về phía nó ). Ngoài ra, cũng cần phải có sự xác nhận
của Chikou Span, các mức hỗ trợ / kháng cự cũng như hướng giao cắt của
Senkou Span A và Senkou Span B ( nếu có ). B. Đóng giao dịch
Training stop là một kỹ thuật phổ biến trong giao dịch forex. Và ở đây, chúng ta
sẽ đóng giao dịch khi giá có xu hướng đảo chiều ( có thể là breakout theo hướng
ngược lại ) hoặc hit stoploss. ( khi sử dụng kỹ thuật training stop ) hoặc đã đạt
mục tiêu.
C. Điểm dừng lỗ
Trong chiến lược Kumo Breakout, điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện
bên ngoài Kumo, cách đường bao kumo từ 10 – 20 pips. D. Điểm chốt lời
Xem B. Đóng giao dịch

* Ví dụ :
Trong biểu đồ Weekly ( cặp AUD/USD ) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một
Bearish kumo breakout tại điểm A. Chúng ta cũng thấy rằng Senkou Span


A cắt Senkou Span B từ trên xuống, như một sự xác nhận cho xu hướng giảm.
Tuy nhiên, vị trí breakout lại xuất phát từ một Flat bottom kumo, và bên dưới có
một mức hỗ trợ cung cấp bởi Chikou Span tại giá 0.7597. Cho nên, chúng ta hãy
đợi và chỉ vào lệnh ( Sell ) khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ này
( điểm B ).

Về vị trí Stoploss, chúng ta sẽ đặt tại điểm C ( 0.7994 ), cách Senkou Span A
khoảng 20 pips, cũng là phía trên đỉnh gần nhất. Và như vậy, khi giá tiếp tục
giảm được một đoạn, chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật training stop – dời
stoploss theo hướng di chuyển của giá.
Do chúng ta sử dụng biểu đồ Weekly, giao dịch theo xu hướng dài hạn. Trong
trường hợp này, gần 2 năm sau đó, giá đã tăng lên và phá vỡ kumo theo hướng
ngược lại tại điểm D, và đây cũng là thời điểm để đóng lệnh Sell trước đó ( đạt
gần 1.100 pips ).
4. Senkou Span Cross ( giao cắt giữa 2 đường Senkou )
Senkou Span Cross là một kỹ thuật ít được biết đến trong hệ thống giao dịch
Ichimoku, bởi đa số đều chỉ xem nó như một tín hiệu xác nhận cho xu hướng.
Tuy nhiên, dù sao nó cũng là một chiến lược độc đáo mà các nhà đầu tư không
thể bỏ qua.
Cũng như chiến lược giao dịch dựa trên Kumo breakout, chiến lược dựa trên sự
giao cắt giữa 2 đường Senkou sẽ chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi sử dụng trên
những khung thời gian cao hơn, như biểu đổ Daily, Weekly,… * Các tính chất :
- Nếu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên : giá có thể tăng
- Nếu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống : giá có thể giảm



Tuy nhiên cần có sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống.
Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh
mẽ, trung bình và yếu.
* Tín hiệu mạnh: khi đường giá nằm ngoài kumo và ở cùng hướng với
hướng giao cắt
* Tín hiệu trung bình : khi đường giá nằm trong kumo tại thời điểm giao cắt
* Tín hiệu yếu: khi đường giá nằm ngoài kumo nhưng ở hướng ngược
lại với hướng giao cắt
Như biểu đồ ở hình dưới, các đường kẻ dọc đại diện cho mối quan hệ giữa giá
và vị trí giao cắt giữa 2 đường Senkou ( trong 26 phiên ). Và như các bạn thấy,
điểm A đại diện cho một tín hiệu giao cắt tăng giá, và đây là một tín hiệu tăng
mạnh do đường giá nằm phía trên kumo tại điểm B. Tương tự, điểm C đại diện
cho một tín hiệu cắt giảm giá, và đây cũng là một tín hiệu giảm mạnh do đường
giá nằm dưới Kumo ( cùng hướng với hướng giao cắt ) tạo điểm D. Sự giao cắt
tại điểm E lại là một tín hiệu tăng giá trung bình do đường giá tại điểm F nằm
phía trong Kumo.

A. Mở giao dịch
Điểm vào cho chiến lược sử dụng sự giao cắt giữa 2 đường Senkou cũng tương
đối đơn giản. Đầu tiên các nhà đầu tư sẽ quan sát các biểu đồ ở khung thời gian
cao hơn để xác định xu hướng dài hạn, sau đó, họ sẽ mở các biều đồ thấp hơn và
chờ đợi cho đến khi có một tín hiệu giao cắt có cùng hướng với xu hướng dài
hạn và tiến hành mở giao dịch. Tuy nhiên, cần xem xét vị trí tương đối giữa
đường giá và Kumo, cũng như sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ
thống để có được kết quả tối ưu nhất.
B. Đóng giao dịch


Đóng giao dịch khi có tín hiệu giao cắt giữa 2 đường Senkou theo hướng ngược

lại hoặc xuất hiện các tín hiệu khác bất lợi hay đã đạt mục tiêu. C. Điểm dừng
lỗ
Điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện bên ngoài Kumo, cách đường bao
kumo từ 10 – 20 pips.
D. Điểm chốt lời
Xem B. Đóng giao dịch
* Ví dụ :
Ở biểu đồ Daily ( cặp USD/CAD ) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một
tín hiệu giao cắt giảm giá giữa 2 đường Senkou tại điểm A. Tại thời điểm
này giá phá vỡ và đóng cửa bên dưới Kumo tại điểm B ( bên ngoài và
cùng hướng với hướng giao cắt ), nên đây sẽ là một tín hiệu giảm mạnh.
( Cho rằng trên biểu đồ Weekly và Monthly cũng xác nhận xu hướng
này.)

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại điểm B xuất hiện Flat bottom kumo ( có khuynh
hướng thu hút giá về phía nó ) và một mức hỗ trợ bên dưới cung cấp bởi Chikou
Span tại giá 1.2290. Do vậy, chúng ta sẽ chờ đợi đến khi giá phá vỡ và đóng cửa
dưới mức này và đặt một lệnh Sell tại điểm C.
Về điểm dừng lỗ, ta sẽ đặt tại phía đối diện của Kumo cách đường Senkou Span
A khoảng 20pips tại điểm D.
Hơn 4 tháng sau, Senkou Span A và Senkou Span B cắt nhau một lần nữa theo
hướng ngược lại tại điểm E, và đây cũng là thới điểm để đóng giao dịch này
( đạt trên 380 pips ).
5. Chikou Span Cross ( giao cắt giữa đường giá và Chikou Span )


Chikou Span thường được dùng như một công cụ để xác nhận xu hướng
trong hệ thống Ichimoku. Tuy nhiên, việc sử dụng Chikou Span như một
chiến lược độc lập cũng mang lại những kết quả rất khả quan. * Các tính
chất :

- Nếu Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên : giá có thể tăng
- Nếu Chikou Span cắt đường giá từ trên xuống : giá có thể giảm
Giống như các thành phần khác trong hệ thống Ichimoku, sự giao cắt giữa
Chikou Span với đường giá trong mối quan hệ với Kumo cũng được chia
thành 3 cường độ tín hiệu chính :
* Tín hiệu mạnh:
- BUY : tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo
- SELL : tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía dưới
Kumo * Tín hiệu trung bình :
- BUY : tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trong Kumo
- SELL : tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trong
Kumo * Tín hiệu yếu:
- BUY : tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía dưới Kumo
- SELL : tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo
Biểu đồ trong hình dưới cung cấp nhiều tín hiệu giao cắt giữa Chikou Span
với đường giá.
Điểm A1 là điểm mà tại đó Chikou Span cắt đường giá, điểm A2 ( giá hiện hành
) là một cây nến đóng cửa trong một xu hướng giảm. Tuy nhiên, điểm A2 lại
nằm trên Kumo nên tín hiệu giảm giá là yếu. Một tín hiệu tăng mạnh có thể
được thấy tại điểm B1 và B2, nơi Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên
( B1 ) và giá hiện hành ( B2 ) đóng cửa trên Kumo. Điểm C1 và C2 cũng
đại diện cho xu hướng giảm yếu khi vị trí giao cắt và giá hiện hành đều
phía trên Kumo.


A. Mở giao dịch
Sau khi xem xét vị trí tương đối giữa đường giá và Kumo để xác định cường độ
của tín hiệu, cũng như quan sát các biểu đồ lớn hơn nhằm tìm kiếm một sự xác
nhận của xu hướng, nhà đầu tư sẽ mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt giữa
Chikou Span với đường giá.

B. Đóng giao dịch
Hầu hết các nhà đầu tư sẽ đóng giao dịch khi Chikou Span cắt đường giá một
lần nữa theo hướng ngược lại, hoặc khi đã đạt mục tiêu. C. Điểm dừng lỗ
Chiến lược sử dụng kỹ thuật giao cắt giữa Chikou Span và đường giá không có
bất kỳ một quy tắc đặt điểm dừng lỗ nào như một số chiến lược khác. Thay vào
đó nhà đầu tư cần xác định các mức cản quan trọng cũng như kỹ năng quản lý
vốn để đặt điểm dừng lỗ.
D. Điểm chốt lời
Xem B.Đóng giao dịch
* Ví dụ :
Trong biểu đồ Daily ( cặp USD/CHF ) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một
tín hiệu cắt tăng giá tại điểm A. Tuy đây là một tín hiệu tăng mạnh ( giá hiện hành
nằm trên Kumo ), nhưng Chikou Span vẫn còn nằm bên dưới mức kháng cự của
chính nó tại 1.2090. Thêm vào đó, Tekan Sen và Kijun Sen Flat, nên không cung
cấp bất kỳ một tín hiệu xác nhận nào. Vì vậy, chúng ta hãy đợi.
Và sang ngày thứ 5, Chikou Span cắt đường giá một lần nữa tại điểm B1, chúng
ta sẽ đợi cây nến của ngày hôm đó kết thúc và vào một lệnh Buy tại điểm B2
( 1.2164 ), vì khi đó đã có tín hiệu xác nhận từ sự giao cắt tăng giá từ
Tekan Sen và Kijun Sen.


×