Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

LÊ THỊ NGA

PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ PHI NGÔN NGỮ CHO
TRẺ THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2018

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

LÊ THỊ NGA

PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ PHI NGÔN NGỮ CHO
TRẺ THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI, 2018



HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp đại học. Đây cũng là kết quả phấn đấu trong suốt bốn năm học tập
và rèn luyện dưới giảng đường đại học của tôi và công sức giảng dạy của biết bao
thấy cô trong suốt thời gian qua.
Để có được kết quả và những thành công đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Lê Thị Lan Anh người đã khuyến khích, chỉ bảo
và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Qua đây, tôi xin đựơc gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, gia đình, các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 nói chung và các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non nói riêng. Xin kính
chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong
cuộc sống. Chắc chắn rằng khóa luận này còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự
góp ý của Hội Đồng khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xuân Hòa, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Lan Anh , khóa luận
tốt nghiệp: “Phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi đóng
vai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành theo sự nhận thức vấn
đề của riêng tác giả, không trùng với bất kì luận văn nào khác.
Xuân Hòa, ngày 03 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Lê Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận.............................................................................................. 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄNCỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN CÁC YẾU TỐ PHI NGÔN NGỮCHO TRẺ THÔNG QUA TRÒ
CHƠI ĐÓNG VAI ................................................................................................... 7
1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ thông qua
trò chơi đóng vai ...................................................................................................... 7
1.1.1 Một số khái niệm ............................................................................................. 7
1.1.2. Cơ sở tâm lí ................................................................................................... 10
1.1.3. Cơ sở sinh lí .................................................................................................. 11
1.1.4. Trò chơi ......................................................................................................... 13
1.2 Thực trạng việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ .......................... 14
1.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 14
1.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ..................................................................... 14
1.2.3. Nội dung khảo sát......................................................................................... 16
1.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 16
1.2.5. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 17
1.2.6. Nguyên nhân của thực trạng ....................................................................... 24

Chƣơng 2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ PHI NGÔN NGỮ
CHO TRẺ THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI .......................................... 26
2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ
thông qua hoạt động đóng vai .............................................................................. 26
2.1.1. Đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm ................................................. 26


2.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức và phát triển của trẻ .............. 26
2.1.3. Đảm bảo tôn trọng nét đặc thù vui chơi của trong hoạt động học tập
của trẻ ..................................................................................................................... 26
2.1.4. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ............................................................... 26
2.2. Một số biện pháp phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò
chơi đóng vai .......................................................................................................... 27
2.2.1. Một số biện pháp tổ chức các hoạt động đóng vai theo chủ đề ................. 27
2.2.2. Tổ chức hoạt động đóng vai theo chủ đề .................................................... 29
2.2.3. Dạy trẻ các yếu tố phi ngôn ngữ khi tham gia hoạt động đóng vai ........... 30
2.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố phi ngôn
ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ............................................... 33
2.3.1. Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực của giáo viên ........................... 33
2.3.2. Tích cực tổ chức trò chơi đóng vai cho trẻ chơi và tích cực cho trẻ giao
tiếp với bạn bè, cô giáo, người thân ...................................................................... 33
2.3.3. Nâng cao cở sở vật chất trong lớp học ........................................................ 33
2.3.4. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và cách sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ
của những người xung quanh trẻ ......................................................................... 34
2.4. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 35
2.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 35
2.4.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian và điều kiện thực nghiệm ........................... 35
2.4.3 Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 35
2.4.4. Cách thức thực hiện ..................................................................................... 36
2.4.5. Tiêu chí đánh giá.......................................................................................... 36

2.4.6. Quy trình tổ chức thực nghiệm ................................................................... 37
2.4.7. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 37
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 46
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ bằng lời là phương tiện giao tiếp trọng yếu
nhất của con người nhưng không phải là duy nhất. Trong nhiều hoàn cảnh giao
tiếp, đặc biệt là giao tiếp đối mặt, người ta có thể dùng các phương tiện như cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt, hành động,.. . của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật
thể phụ trợ cho lời. Thậm chí các yếu tố phi ngôn ngữ này còn có khả năng dùng
độc lập để giao tiếp. Trong đó phổ biến nhất, được sử dụng thường xuyên nhất phải
kể đến các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… của cơ thể.
Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và
cũng còn có thể che giấu đánh lạc hướng ngừơi khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý
thức, nó đã được sử dụng một cách có chủ đích của ý thức trong giao tiếp.Trong đó
phương tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng dù ít hoặc không gắn
liền với ý thức, nó có thể biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác chưa
chắc đã hiểu và được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… trong quá trình giao
tiếp và có hệ mã riêng.
Người ta đã gọi những phương tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ như trên bằng
nhiều thuật ngữ khác nhau như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu kèm
ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, các phương tiện á ngữ học,... Sau đây tôi xin
gọi chúng là các các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Thực tế khi trẻ bắt đầu giao tiếp bằng ngôn ngữ chúng bắt đầu nhìn biểu cảm
khuôn mặt, âm điệu của giọng nói và những yếu tố phi ngôn ngữ một cách vô thức
hơn và càng lớn thì trẻ sử dụng càng nhiều các yếu tố phi ngôn ngữ khi giao tiếp.

Khi trẻ nói, hát kể chuyện… thì trẻ thường kèm các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh
mắt, nụ cười… để phụ trợ cho lời nói của mình và thậm chí trong nhiều hoàn cảnh
giao tiếp trẻ còn dùng ánh mắt thay lời nói. Có những trẻ sử dụng các yêu tố kèm
ngôn ngữ rất tốt, nhưng có những đứa trẻ việc sử dụng các yếu tố còn rất hạn chế
hoặc sai.
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tương lai tôi rất quan tâm đến vấn đề
này và cảm thấy yếu tố phi ngôn ngữ có vai trò rất quang trọng đối với sự phát
1


triển toàn diện của trẻ.Vấn đề này được thể hiện rất rõ khi trẻ tham gia hoạt động
đóng vai, khi trẻ tham gia vào hoạt động đóng vai trẻ được thể hiện lời thoại của
nhân vật bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động... của cơ thể một cách sinh động
nhất. Qua đó ta có thể thấy được trẻ sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ đúng hay
chưa đúng để kịp thời sửa chữa cho trẻ.
Và đặc biệt hoạt động đóng vai theo là hoạt động trẻ rất yêu thích nên việc
phát hiện giáo dục các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ được thực hiện một cách dễ
dàng. Mà việc phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ chưa được đưa vào giảng
dạy nhiều ở trường mầm non. Vì vậy tôi có mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cách sử
dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ khi trẻ tham gia hoạt động đóng vai để phát
triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ khi giao tiếp. Nên chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu là“ Phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi đóng
vai”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khoa học bắt đầu nghiên cứu giao tiếp và các yếu tố phi ngôn ngữ từ năm
1872 với việc Charles Darwin cho xuất bản cuốn sách mang tên “Sự thể hiện của
cảm xúc ở con người và động vật” (The Expression of the Emotions in Man and
Animals). Trong cuốn sách này, Darwin cho rằng động vật có vú, bao gồm cả con
người và động vật, thể hiện cảm xúc thông qua biểu hiện khuôn mặt [15]. Ông đặt
ra những câu hỏi như là: “Tại sao chúng ta có những nét mặt thể hiện cảm xúc

giống như chúng?” và “Tại sao chúng ta chun mũi khi cảm thấy chán ghét và nhe
răng khi chúng ta tức giận?” Darwin cho rằng những nét mặt này là những thói
quen từ xa xưa, từ sớm đã là những hành vi mang những chức năng đặc trưng và
trực tiếp trong lịch sử tiến hóa của chúng ta[15]. Ví dụ như, một loài dùng cách cắn
để tấn công, thì việc nhe nanh là một hành động quan bắt buộc trước mỗi cuộc tấn
công và nhăn mũi là giảm các mùi hôi bị hít phải[ 7, tr.134 ]. Điều đó lý giải cho
câu hỏi tại sao những nét mặt ấy vẫn tồn tại ngày cả khi chúng không còn phục vụ
cho mục đích ban đầu, những tiền bối của Darwin đã phát triển một lời giải thích
rất có giá trị. Theo Darwin, con người tiếp tục tạo ra những nét mặt ấy vì chúng đã
trở thành giá trị giao tiếp trong suốt lịch sử tiến hóa [15].
2


Mặc dù giao tiếp phi ngôn ngữ hay các yếu tố phi ngôn ngữ đã được biết đến
từ những năm 1800, nhưng sự xuất hiện của thuyết tương đối hành vi vào năm
1920 khiến những nghiên cứu chuyên sâu về giao tiếp phi ngôn ngữ bị chững lại.
Thuyết tương đối hành vi được xem như học thuyết nghiên cứu mô tả hành vi của
con người thông qua những điều kiện. Những nhà nghiên cứu hành vi như B.F.
Skinner huấn luyện chim bồ câu tham gia và nhiều hành vi để chứng minh bằng
cách nào động vật tham gia vào hành vi khi có phần thưởng [10].
Trong khi đa số nhà tâm lý học đang khám phá thuyết tương đối hành vi,
nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ được bắt đầu năm 1955 bởi Adam Kendon,
Albert Scheflen và Ray Birdwhistell. Họ phân tích một bộ phim bằng cách sử dụng
một phương pháp phân tích được gọi là phân tích bối cảnh. Phân tích bối cảnh là
phương pháp sao chép hành vi quan sát được vào một bảng mã hóa [4]. Phương
pháp này sau đó được sử dụng trong nghiên cứu trình tự và cấu trúc trong sự chào
hỏi của con người, những hành vi xã giao trong các buổi tiệc và chức năng của tư
thế con người trong khi tương tác giữa các cá nhân. Birdwhistell là người đi tiên
phong trong việc nghiên cứu giao tiếp phi ngôn ngữ, và ban đầu được ông gọi là ý
nghĩa cử chỉ. Ông ước tính rằng con người có thể tạo ra và nhận dạng được khoảng

250.000 biểu cảm trên khuôn mặt [9].
Nghiên cứu về các yếu tố phi ngôn ngữ trở nên bùng nổ vào giữa những năm
1960 với một lượng lớn nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý học. Điển hình như
Argyle và Dean, họ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa giao tiếp bằng mắt và
khoảng cách khi đối thoại. Ralph V. Exline thì đưa ra các hình mẫu của kiểu nhìn
trong khi nghe và nói. Eckhard Hess tạo ra hàng loạt những nghiên cứu liên quan
đến sự giãn nở của đồng tử và được xuất bản trong cuốn Khoa học Hoa Kỳ. Robert
Sommer nghiên cứu mối quan hệ giữa không gian cá nhân và môi trường[9].
Robert Rosenthal khám phá ra rằng sự kỳ vọng tạo ra bởi những giáo viên và nhà
nghiên cứu có thể ảnh hưởng tới kết quả của họ, và hơn thế, những tín hiệu giao
tiếp phi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trọng quá trình này[6]. Albert
Mehrabian nghiên cứu về các yếu tố phi ngôn ngữ của sở thích và sự gần gũi[6].
Vào những năm 1970, rất nhiều cuốn sách học thuật tâm lý đã tổng hợp về nghiên
3


cứu sự phát triển của cơ thể, điển hình là Shirley Weitz với “Giao tiếp phi ngôn
ngữ” và Marianne LaFrance cùng Clara Mayo với “Chuyển động cơ thể”. Những
cuốn sách nổi tiếng bao gồm “Ngôn ngữ cơ thể” (của Fast, 1970), đã tập trung vào
phương thức sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ thu hút những người khác; cuốn
“Làm cách nào để hiểu một người như đọc một cuốn sách” (Nierenberg và Calero,
1971) đã kiểm chứng những yếu tố phi ngôn ngữ trong các tình huống đàm
phán[9]. Tạp chí về Môi trường tâm lý học và hành vi phi ngôn ngữ cũng được
thành lập năm 1978.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ thông qua hoạt
động đóng vai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đóng

vai ở lứa tuổi 5-6 tuổi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giáo dục mầm non
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Việc phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường
mầm non Tân Hưng – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển các yếu tố phi ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động đóng vai.
- Đề xuất các biện pháp phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua hoạt động đóng vai.
- Thử nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

4


- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài
liệu lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát hoạt động tổ chức dạy trẻ mẫu giáo lớn đóng vai theo chủ đề ở
một số trường mầm non.
- Quan sát sự tư duy, hứng thú của trẻ trong các giờ đóng vai theo chủ đề và
cách sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ.
- Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức cho trẻ để phát hiện những
ưu nhược điểm từ đó đề xuất những biện pháp dạy trẻ sử dụng các yếu tố phi ngôn
ngữ một cách có hiệu quả và tốt nhất.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại

- Trao đổi với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về
sự cần thiết của việc dạy trẻ học sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
lớn.
-Trao đổi cùng phụ huynh có con đang ở lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là mẫu
giáo lớn về vấn đề dạy trẻ các yếu tố phi ngôn ngữ.
6.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu
- Phát phiếu cho giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm thăm dò: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các yếu tố phi ngôn
ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang.
- Thực nghiệm tác động: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã xây dựng
đối với nhóm trẻ thực nghiệm.
6.2.5. Phương pháp xử lí số liệu
- Dùng phần mềm Google Form để thu thập thông tin và xử lí các số liệu thu
thập được.

5


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận gồm 2 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển các yếu tố phi
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động đóng vai.
- Chương 2: Các biện phát triển cách giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua hoạt
động đóng vai và thực nghiệm sư phạm.

6


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA

VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ PHI NGÔN NGỮ CHO TRẺ
THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ thông qua
trò chơi đóng vai
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm giao tiếp
- Giao tiếp là quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con người với môi trường
của mình, trong đó nó sử dụng tất cả các phương thức cảm giác, đa kênh truyền.
- Giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kì năng lực nghệ thuật khác, nó
đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật.
1.1.1.2. Khái niệm giao tiếp ngôn ngữ
- Giao tiếp ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng
ngôn ngữ con người con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như
diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của
mỗi người và cũng còn có thể che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ
gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức.
1.1.1.3. Khái niệm giao tiếp phi ngôn ngữ
- Theo K.Neil Foster đã định nghĩa: Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự truyền đạt
thông tin từ cá thể này đến cá thể khác mà không sử dụng hình thức diễn đạt bằng
lời nói. Từ đó việc “hiểu” sẽ được những cá thể nào trao đổi với nhau mà không
cần đến sự chính xác của ngôn ngữ dưới bất kì hình thức nào. Có thể nói rằng
những nhân tố tồn tại trong giao tiếp thông thường như những từ ngữ( viết hoặc
nói không tồn tại trong giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Phân loại: G.W. Porter chia giao tiếp phi ngôn ngữ thành 4 loại:
+ Thể chất: Đây là hình thức giao tiếp mang tính chất cá nhân của giao tiếp
bao gồm sự biểu cảm trên khuôn mặt, âm điệu, cảm giác, mùi vị và sự vận động
của cơ thể.
7



+ Mỹ học: Hình thức giao tiếp này xuất hiện thông qua các cách diễn đạt
mang tính chất sáng tạo như chơi nhạc cụ, nhảy, vẽ và điêu khắc.
+ Ký hiệu: Là một hình thức máy móc của giao tiếp bao gồm việc sử dụng
cờ hiệu, 21 phát súng chào mừng, còi báo hiệu…
+ Biểu tượng: Là hình thức giao tiếp sử dụng các tín ngưỡng tôn giáo, địa vị,
bản ngã.
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngôn ngữ với ngôn ngữ
1.1.1.4.1. Đặc điểm
- Giao tiếp ngôn ngữ và kèm ngôn ngữ ngôn ngữ đều là phương tiện giao
tiếp của con người.
Ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Đơn kênh

Đa kênh

Không liên tục

Liên tục

Kiểm soát được

KKhó kiểm soát

Rõ ràng

Khó hiểu


Hữa thanh
Giao tiếp phi ngôn ngữ

Vô thanh

Giọng nói( chất giọng, âm Điệu bộ, dáng vẻ, trang
lượng, độ cao,..) tiếng kêu phục, nét mặt, ánh mắt,

Ngôn ngữ

la, thở dài…

di chuyển, mùi…

Từ nói

Từ viết

1.1.1.4.2. Chức năng
- Các yếu tố phi ngôn ngữ thay thế giao tiếp ngôn ngữ.
- Các yếu tố phi ngôn ngữ mâu thuẫn với giao tiếp ngôn ngữ.
- Các yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ giao tiếp ngôn ngữ.
-Để khẳng định các yếu tố phi ngôn ngữ có bao nhiêu chức năng là vấn đề
đang còn bỏ dở và là đề tài tranh cãi của nhiều nhà khoa học.
- Nhưng nhìn chung một trong những chức năng quan trọng nhất là kết hợp
và hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói. Trong quá trình giao tiếp, những thông điệp phi
ngôn ngữ có sự tác động, ảnh hưởng qua lại với những thông điệp bằng lời nói qua
8



6 con đường chính : nhắc lại, phủ định, bổ sung, thay thế, điểu chỉnh, nhấn mạnh
hay giảm nhẹ. Đặt trong mối tương tác với giao tiếp bằng lời nói, đây cũng chính
là 6 chức năng cơ bản sau:
1. Chức năng nhắc lại: Nhắc lại là việc sử dụng điệu bộ, cử chỉ nhằm làm rõ
thêm lời nói, ví dụ như việc chỉ tay vào vật đang nói tới hay khi muốn diễn tả
thông điệp “không đồng ý”, bạn nói “không” kèm theo hành động lắc đầu, tương
tự như vậy đối với thông điệp “đồng ý” kèm với hành động gật đầu.
2. Chức năng bổ sung: thông điệp sẽ được giải thích một cách rõ ràng hơn
nếu như lời nói và hành động bổ sung cho nhau. Những tín hiệu phi ngôn ngữ có
thể được sử dụng để làm rõ thêm ý nghĩa của lời nói nhằm làm tăng thông tin đã
được truyền khi con người cố gắng đạt được mục đích giao tiếp. Người ta đã chỉ ra
rằng, thông điệp sẽ được ghi nhớ tốt hơn khi sử dụng những kí hiệu phi ngôn ngữ.
3. Chức năng phủ định:
Lời nói và hành động trong một hoàn cảnh nào đó có thể gửi đi những thông điệp
trái ngược nhau. Ví dụ, khi một người đang cố gắng trình bày một điều mà anh ta
khẳng định là sự thực nhưng khuôn mặt lại thể hiện sự lo lắng, bồn chồn và tránh
giao tiếp bằng mắt với người nghe thì chính những hành vi vô thức ấy đang tố cáo
„sự thực” của anh ta có vấn đề, hay khi một người nào đó nói “ Chị ấy xinh qúa
nhỉ” với một giọng kéo dài và nhấn vào từ “quá” thì câu nói này không còn mang
nghĩa khen ngợi nữa mà có thể hàm ý chê bai giễu cợt.
Những thông điệp phủ định có thể xuất hiện vì rất nhiều lý do khác nhau và
thường bắt nguồn từ cảm giác bồn chồn, lo lắng, mâu thuẫn hay thất vọng. Khi
những thông điệp mâu thuẫn giữa lời nói và hành động này xuất hiện thì chính
những hành vi phi ngôn ngữ sẽ trở thành công cụ đầu tiên con người sử dụng nhằm
lấy thêm thông tin để làm sáng tỏ hoàn cảnh, người ta sẽ đặc biệt chú ý đến vị trí
và những chuyển động cơ thể khi nhận ra sự xuất hiện của những thông điệp
mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp.
Sigmund Freud đã quan sát loại mâu thuẫn ấy trên một trong những người
bệnh. Người này, vừa mới kết hôn theo lễ cưới đàng hoàng, đã thuật lại với bác sĩ
là mình cực kỳ sung sướng trong tình chồng vợ nhưng trong khi nói, anh ta không

9


ngừng rút ra rồi lại đẩy vào chiếc nhẫn cưới, Freud không hề ngạc nhiên biết rằng,
ít lâu sau cuộc hôn nhân mạo xưng là rất hạnh phúc ấy bắt đầu rạn vỡ.
4. Chức năng thay thế: những hành vi phi ngôn ngữ đôi khi được sử dụng
như một kênh thông tin hoạt động đơn lẻ trong giao tiếp. Con người học cách nhận
biết những sự biểu cảm trên khuôn mặt, vị trí hay sự chuyển động của cơ thể tương
ứng với những mục đích và xúc cảm cụ thể. Những tín hiệu phi ngôn ngữ có thể
được sử dụng một cách độc lập, không đi cùng với lời nói để truyền tải thông tin.
5. Chức năng điều chỉnh: những hành vi phi ngôn ngữ cũng có thể điều
chỉnh các cuộc trò chuyện, đàm thoại của con người. Ví dụ, khi bạn chạm vào cánh
tay của một người đang nói chuyện thì điều đó truyền tải thông điệp bạn muốn
được là người nói chuyện tiếp theo hoặc cắt ngang cuộc đàm thoại đó.
6. Chức năng nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ: những tín hiệu phi ngôn ngữ cũng
được sử dụng để làm thay đổi ý nghĩa của những thông điệp bằng lời nói. Sự động
chạm, giọng điệu, cử chỉ là một vài cách thức mà con người sử dụng nhằm làm
tăng mạnh hay giảm nhẹ những thông điệp được gửi đi. Ví dụ để biểu lộ sự tức
giận, một người có thể nâng cao giọng nói, mắt mở to...
1.1.2. Cơ sở tâm lí
- Để xử lí tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ là cả một
nghệ thuật, nhất là khi trẻ còn ở độ tuổi thơ dại. Chính vì vậy, để vận dụng khả
năng sư phạm của mình vào trong việc giải quyết tốt các tình huống xảy ra giáo
viên ở các trường mẫu giáo ngoài tình yêu nghề, yêu trẻ, tinh thần trách nhiệm cao,
sự cần mẫn, kiên trì còn cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm lí của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, đặc điểm đầu tiên là hoàn thiện các cấu trúc tâm lí
người. Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm
non” – tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này, những cấu
trúc tâm lí đặc trưng của con người được hình thành trước đây, đặc biệt là trong độ
tuổi mẫu giáo vẫn phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những chức

năng tâm lí đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lí để
hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người.
10


Thứ nhất là sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Một
trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là làm cho trẻ sử dụng
được một cách thuần thục tiếng mẹ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tiếng mẹ
đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với
những người xung quanh, để tư duy, để tiếp thu khoa học, để bồi bổ tâm hồn.Trẻ
em học xong mẫu giáo là đứng trước một nền văn hóa đồ sộ của dân tộc và nhân
loại mà nó có nhiệm vụ phải lĩnh hội những kinh nghiệm của ông cha ta để lại,
đồng thời có sứ mạng xây dựng nền văn hóa dân tộc trong tương lai ngay càng
phát triển. Cho nên việc học tiếng mẹ đẻ cho trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là nhiệm
vụ đặc biệt quan trọng phải được hoàn thành.
Thứ hai là sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm
lí. Do sự xác định ý thức bản ngã được rõ ràng hơn và các quá trình tâm lí không
có chủ định dần chuyển sang quá trình tâm lí mang tính chủ định, làm cho các
hành động ý chí của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ nét trong hoạt động học tập, vui
chơi và trong cuộc sống.
Thứ ba là xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan
sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic. Đặc điểm tâm lí thứ hai là tiến vào
bước ngoặt của trẻ 6 tuổi.
Tuổi mẫu giáo lớn là thời kì trẻ đang phát triển tiến vào bước ngoặt đó với
sự biến đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là vui chơi
nhưng khi bắt đầu tiến vào bước ngoặt 6 tuổi thì những yếu tố của hoạt động học
tập dần nảy sinh và tiến tới vai trò chủ đạo.
1.1.3. Cơ sở sinh lí
Trẻ mẫu giáo lớn thuộc thời kì trước tuổi đến trường phổ thông. Lúc này cơ
thể của trẻ tiếp tục hoàn thiện, bộ xương chắc hơn, các cơ bắp phát triển mạnh, khả

năng vận động của cơ thể tăng cao, các khớp xương cũng linh hoạt hơn rất nhiều.
Cũng nhờ vậy mà trẻ dễ dàng hơn trong việc tham gia các hoạt động học tập, vui
chơi và biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời nói và các yếu tố phi ngôn ngữ.

11


Hoạt động thần kinh của trẻ mẫu giáo lớn có cường độ và tính linh hoạt tang
lên giúp cho sự phối hợp giữa các hoạt động của trẻ được tốt hơn. Đồng thời các tế
bào thần kinh của trẻ dễ bị mệt mỏi, bộ não dễ hưng phấn khiến cho trẻ rất hiếu
động, trẻ dễ hứng thú cũng nhanh chán. Vì vậy, khi dạy trẻ cách sử dụng các yếu tố
phi ngôn ngữ giáo viên cần gây được hưng thú ban đầu để kích thích tinh thần học
tập của trẻ và thời gian học thì không quá dài dẫn tới sự nhàm chán cho trẻ.
Với sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và sự hoạt động của não bộ
tương đối ổn định, bền vững nên khả năng ghi nhớ của trẻ tương đối tốt.
Những thành tựu đạt được trong giải phẫu sinh lí người đã giúp chúng ta thấy được
sự ảnh hưởng quan trọng của các vùng trên não bộ tới khả năng ghi nhớ, nghe,
hiểu và phát âm. Các nhà sinh học đã phát hiện ra rằng có hai vùng trên đại não
liên quan đến việc phát triển lời nói là vùng Broca và vùng Wernicke. Vùng Broca
thuộc vùng 44, 55 của thùy trán, đây là vùng chi phối vận động của các cơ quan
tham gia vào động tác phát âm như thanh quản, môi, lưỡi,… Khi vùng này bị tổn
thương sẽ dẫn đến chứng câm nhưng vẫn hiểu lời nói, hiểu chữ viết,, những người
có thể nghe và đọc vẫn hiểu nhưng không thể diễn đạt được ý nghĩ của mình bằng
lời nói, họ chỉ có thể diễn đạt thông qua chữ viết và diễn tả bằng các yếu tố phi
ngôn ngữ. Vùng Wernicke nằm ở thùy thái dương, đây là vùng rất quan trọng trong
việc hình thành tiếng nói và tư duy, còn được gọi là vùng hiểu ngôn ngữ và hiểu
biết. Đây là vùng không chỉ chi phối lời nói mà còn giúp chúng ta hiểu lời, hiểu
nghĩa,… Nếu vùng Wernicke bị tổn thương sẽ dẫn đến chứng câm và không hiểu
lời nói, chữ viết,...
Không chỉ chịu ảnh hưởng của các vùng trên bán cầu đại não, sự hoạt động

bình thường của hệ thần kinh, hoạt động ngôn ngữ muốn thực hiện được cũng cần
phải có sự tham gia của các tế bào địa não hoạt động bình thường của bộ máy phát
âm, sự phát triển tâm lí của cá thể đó: năng lực trương lực cơ, độ tỉnh táo nhất
định, lượng thông tin có thể tiếp nhận,… Chỉ có sự hoạt động hài hòa của các yếu
tố trên mới có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động ngôn ngữ của trẻ và phát triển
các yếu tố phi ngôn ngữ tốt nhất.
12


1.1.4. Trò chơi
1.1.4.1 Khái niệm
- Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí và đôi khi cũng được sử
dụng như một công cụ giáo dục. Nhiều trò chơi đã phát triển thành những môn thể
thao và được tổ chức với quy mô lớn như các Đại hội thể thao. Những đặc điểm
của trò chơi là: vui, độc lập (hạn chế trong một địa điểm và một khoảng thời gian),
may rủi, không sinh lợi (những người chơi không đạt tới một lợi ích vật chất cụ
thể), có luật chơi.
1.1.4.2. Phân loại
- Gồm có loại:
+ Trò chơi vận động.
+ Trò chơi trí tuệ.
+ Trò chơi dân gian.
+ Trò chơi đóng vai
1.1.4.3. Trò chơi đóng vai
1.1.4.3.1. Khái niệm
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề hay còn gọi là trò chơi giả bộ, có tính tượng
trưng độc đáo, mô tả lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ.
Đây là một hoạt động chủ đạo vui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo giúp trẻ hình
thành kỹ năng và phát triển nhân cách.
1.1.4.3.2 Vai trò

- Khi trẻ lên ba tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt
mình với người khác trong cộng đồng nhỏ. Mối quan hệ giữa trẻ với người lớn
mang tính chất mới (hoạt động cùng nhau được thay thế bằng việc thực hiện những
nhiệm vụ độc lập theo lời chỉ dẫn của người lớn). Trẻ bắt đầu để ý và bắt chước
người lớn về mọi mặt. Trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách tập làm người lớn.
Mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là nhu cầu một bên là khả năng của trẻ ba tuổi.
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề ra đời thay thế hoạt động với đồ vật ở lứa
tuổi trẻ nhà trẻ giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn này. Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời
13


sống lao động của người lớn cùng với những mối quan hệ xã hội, làm thỏa mãn
khát vọng được sống như người lớn.
- Trò chơi giúp trẻ được phân những vai khác nhau như: Bác sĩ, bệnh nhân,
cô giáo - học sinh, người bán hàng - người mua hàng,...
1.1.4.3.3. Đặc điểm trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo
- Trẻ thỏa mãn nhu cầu xã hội cơ bản của mình thông qua hoạt động vui
chơi cụ thể là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Đó là khát vọng vươn tới cuộc sống
chung với người lớn – một cuộc sống không thể thỏa mãn trên hiện thực. Trẻ tự
cho mình hợp nhất lại thành các nhóm trẻ và tổ chức trong các nhóm đó một cuộc
sống vui chơi đặc biệt. Trong cuộc sống đó mỗi đứa trẻ tự nhận cho mình một vai
trò. Trò chơi phân vai với tư cách là một hình thức đặc biệt của cuộc sống chung
giữa trẻ em với người lớn, xuất hiện địa vị đặc biệt của trẻ em trong xã hội do sự
phức tạp hóa nền sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Trong vai trò chơi phân vai, sự tái tạo các hành động có đối tượng lùi
xuống hàng thứ yếu, nổi lên hàng đầu là sự tái tạo các mối quan hệ xã hội và chức
năng lao động.
1.2 Thực trạng việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ
1.2.1. Mục đích khảo sát
- Khảo sát thực trạng việc rèn khả năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ cho

trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
1.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
1.2.2.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là 40 giáo viên mầm non ở 2 trường mầm non
trên địa bàn huyện Lạng Giang trong đó: 30 giáo viên mầm non trường mầm non
Tân Hưng, 10 giáo viên mầm non trường mầm non Yên Mỹ.
60 trẻ MGL 5 - 6 tuổi ở 2 trường mầm non trên địa bàn huyện Lạng Giang
trong đó: 40 trẻ trường mầm non Tân Hưng, 20 trẻ trường mầm non Yên Mỹ.
1.2.2.2. Địa bàn khảo sát
1.2.2.2.1. Trường Mầm non Tân Hưng – Huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang
14


Trường Mầm non Tân Hưng được thành lập từ năm 1965, là một trong
những trường điểm của Huyện Lạng Giang. Trải qua hơn 50 năm hình thành và
phát triển, hiện nay trường có 35 cán bộ công nhân viên trong trường, trong đó có
3 cán bộ quản lí, 27 giáo viên và 5 nhân viên. Trong nhiều năm nhà trường luôn
đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy cũng như chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ.
Hầu hết các giáo viên trong trường đều ở trình độ Cao đẳng Sư phạm trở lên và có
nhiều giáo viên đang theo Đại học tại chức chuyên ngành Mầm non. Trường đạt
100% trẻ ăn bán trú tại trường. Tính đến thời điểm hiện nay trường có tổng số 468
trẻ được chia thành 17 nhóm lớp, trong đó:
- Nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi: 3 nhóm lớp
- Nhóm lớp Mẫu giáo bé: 5 lớp
- Nhóm lớp Mẫu giáo nhỡ: 5 lớp
- Nhóm lớp Mẫu giáo lớn: 4 lớp
Trường Mầm nonTân Hưng được xây dựng và hình thành, phát triển tại
trung tâm thành phố - nơi tập trung điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hơn nữa,
mầm non Tân Hưng lại là trường điểm của huyện nên có rất nhiều bậc phụ huynh
muốn gửi con em mình học tại trường vì trẻ được sống, học tập và vui chơi trong

một môi trường khá đầy đủ, thân thiện và được đảm bảo phát triển về mọi mặt.
1.2.2.2.2. Trường Mầm non Yên Mỹ
Trường Mầm non Yên Mỹ là trường mầm non tư thục mới được thành lập từ
tháng 8/2012, là trường mầm non chất lượng cao thuộc khu vực Huyện Lạng
Giang. Trường được trang bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện dạy học với phòng ốc
rộng rãi, khang trang. Hiện nay trường có 25 cán bộ công nhân viên trong trường,
trong đó có 2 cán bộ quản lí, 20 giáo viên và 3 nhân viên.
Hầu hết các giáo viên trong trường đều ở trình độ Cao đẳng Sư phạm trở lên.
Trường đạt 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Tính đến thời điểm hiện nay trường có
tổng số 266 trẻ được chia thành 10 nhóm lớp, trong đó:
- Nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi: 2 nhóm lớp
- Nhóm lớp Mẫu giáo bé: 3 lớp
- Nhóm lớp Mẫu giáo nhỡ: 2 lớp
15


- Nhóm lớp Mẫu giáo lớn: 3 lớp
Trường mầm non Yên Mỹ phần lớn là con em của cán bộ giảng viên, nhân
viên các công ty, ngân hàng trong huyện Lạng Giang. Phụ huynh đều có hiểu biết,
quan tâm và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trẻ khỏe mạnh, tâm sinh lí phát triển
bình thường.
1.2.3. Nội dung khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát về:
- Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc rèn khả năng diễn đạt các yếu
tố phi ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai.
- Thực trạng mức độ sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non.
1.2.4. Phương pháp khảo sát
- Chúng tôi tiến hành điều tra dựa trên những phương pháp sau: Thu thập tài
liệu, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa các vấn

đề cần nghiên cứu.
1.2.4.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai của giáo viên ở một số
trường mầm non.
- Quan sát những lỗi sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ trong khi chơi
trò chơi đóng vai.
- Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức trò chơi đóng vai để phát
hiện ra lỗi sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn từ đó đề xuất
những biện phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.
1.2.4.2. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về
sự cần thiết phải phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn và ý nghĩa
của trò chơi đóng vai đối với việc phát triển cách sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ
cho trẻ.

16


1.2.4.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu anket
- Dùng phiếu điều tra thăm dò nhận thức của giáo viên về hiểu biết những
lỗi sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ đồng thời tìm hiểu những biện pháp
của họ để phát triển các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn qua việc sử dụng
trò chơi đóng vai.
1.2.5. Kết quả khảo sát
1.2.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc rèn khả năng sử dụng các yếu
tố phi ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai
1.2.5.1.1. Thực trạng trạng nhận thức của giáo viên về việc rèn khả năng sử dụng
các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai
- Qua trao đổi ý kiến, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo
viên mầm non, chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều nhận thấy được tầm quan

trọng của việc cách sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ mạch cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai. Có 85% ý kiến giáo viên trường mầm non Tân Hưng và
90% ý kiến giáo viên trường mầm non Yên Mỹ cho rằng rất cần thiết. Còn lại 15
% giáo viên trường mầm non Tân Hưng và 10% giáo viên trường mầm non Yên
Mỹ cho là cần thiết. Đặc biệt không có ý kiến nào phủ nhận sự cần thiết của việc
rèn khả năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi
đóng vai. Họ giải thích rằng tổ chức trò chơi đóng vai cho trẻ giúp trẻ phát triển
các yếu tố phi ngôn ngữ rất tốt, trẻ nói trôi chảy, lưu loát, biểu cảm nét mặt và các
cử chỉ điệu bộ… từ đó khả năng diễn đạt của trẻ trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn nên
trẻ giao tiếp tự tin hơn, tạo tiền đề tốt để trẻ học tập có hiệu quả ở trường phổ
thông sau này cũng như trong cuộc sống. Như vậy, 100% giáo viên đã nhận thức
được vai trò của việc tổ chức trò chơi đóng vai nhằm phát triển các yếu tố phi ngôn
ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi.

17


1.2.5.1.2. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn khả năng sử dụng các
yếu tố kèm ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai
Bảng 1.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn khả năng sử dụng
các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai
Các trò chơi

STT

Số lƣợng

Tỉ lệ %

1


Trò chơi đóng vai theo chủ đề

20

50

2

Trò chơi đóng kịch

12

30

3

Trò chơi học tập

6

15

4

Trò chơi xây dựng – lắp ghép

2

5


5

Trò chơi khác

0

0

Theo kết quả trên, có 50% số ý kiến GV được hỏi cho rằng trong các trò
chơi ở trường mầm non thì trò chơi đóng vai theo chủ đề đem lại hiệu quả cao
trong việc rèn khả năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ. Họ giải thích
rằng, thông qua các vai chơi của trò chơi đóng vai theo chủ đề như bán hàng, cô
giáo, bác sỹ… trẻ phải sử dụng vốn kinh nghiệm tích lũy từ cuộc sống hằng ngày
thông qua lời nói đến cử chỉ, điệu bộ của mình, của bạn để hoàn thành được vai
chơi của mình. Bên cạnh đó thì trò chơi đóng vai theo chủ đề không giới hạn nội
dung mà trẻ muốn nói từ đó vốn từ, biểu cảm, nét mặt và các cử chỉ điệu bộ của trẻ
phát triển. Do đó, trò chơi đóng vai theo chủ đề là môi trường thích hợp giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ nói chung và các yếu tố phi ngôn ngữ nói riêng. Chẳng hạn,
trong trò chơi “bán hàng”, cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn trẻ phân vai chơi từ
đó trẻ chơi một cách vui vẻ thoải mái, tái hiện lại những gì chúng nghe, chúng thấy
trong thực tế ví dụ “Cô bán cho cháu quả bí ạ” kèm theo cử chỉ “chỉ vào quả bí”,
“đắt thế ạ” kèm theo cử chỉ”ngạc nhiên mắt mở to hơn”, “bí của cô ngon lắm
đó”… đi cùng những câu nói đó là sắc thái biểu cảm của nét mặt, điệu bộ phù hợp.
Như vậy, giáo viên mầm non chủ yếu khai thác trò chơi này nhằm phát triển các
yếu tố kèm ngôn ngữ cho trẻ. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, về cơ bản giáo
viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn khả năng sử dụng các yếu tố
phi ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai, tuy nhiên vẫn ở mức
độ chưa cao.
18



1.2.5.1.3. Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện ở trẻ có khả năng sử dụng
các yếu tố phi ngôn ngữ
Bảng 1.2 Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện sử dụng các yếu tố phi
ngôn ngữ
STT

Những biểu hiện

Số

Tỷ lệ

lƣợng

%

1

Có khả năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ tốt

36

90

2

Có khả năng diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, biểu cảm


25

62.5

3

Khả năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin

29

72.5

4

Biết ngừng nghỉ, ngắt giọng phù hợp

22

55

5

Nói truyền cảm, lôi quấn

14

35

6


Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh

9

22.5

- Theo như kết quả điều tra trên thì phần lớn giáo viên đã có nhận thức đúng
về những biểu hiện ở trẻ có khả năng diễn đạt các yếu tố phi ngôn ngữ của trẻ cụ
thể:
+ Có 90% ý kiến giáo viên khi được hỏi đồng ý với biểu hiện “Có khả năng
sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ tốt”.
+ Có 62.5% ý kiến giáo viên đồng ý với biểu hiện “Có khả năng diễn đạt
trôi chảy, rõ ràng, biểu cảm”.
+ Có 72.5% ý kiến giáo viên đồng ý với biểu hiện “Khả năng giao tiếp
mạnh dạn, tự tin”.
+ Có 55% ý kiến giáo viên đồng ý với biểu hiện “Biết ngừng nghỉ, ngắt
giọng phù hợp”.
+ Có 35% ý kiến giáo viên đồng ý với biểu hiện “Lời nói truyền cảm, lôi
cuốn”.
+ Có 22.5% ý kiến giáo viên đồng ý với biểu hiện “Lựa chọn từ ngữ chính
xác, phù hợp với hoàn cảnh”.
Kết quả điều tra cho thấy quan điểm của giáo viên về biểu hiện của các yếu
tố phi ngôn ngữ vẫn chưa được đồng đều và nhất quán. Có nhiều giáo viên khi
19


×