Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích cổ loa, đông anh, hà nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

TẠ MINH HẰNG

SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
VÀO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
CỦA KHU DI TÍCH CỔ LOA, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học

TS. TRẦN THỊ HỒNG LOAN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới TS. Trần Thị Hồng Loan - người cô đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính
trị cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng
dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã góp ý,
ủng hộ em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như


kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Tạ Minh Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
TS. Trần Thị Hồng Loan.
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận là
trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Tạ Minh Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ CỦA KHU DI TÍCH ..................................................................................1
1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm
toàn diện..........................................................................................................1
1.2. Một số lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội................................................................................11

1.3. Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc nâng cao hiệu quả
của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích ........................28
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC
GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH CỔ LOA, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI HIỆN NAY
VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG .................................................31
2.1. Sơ lược về khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ..............................31
2.2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Cổ Loa ..........................................................................................................36
2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy các
giá trị của khu di tích Cổ Loa .......................................................................44
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA KHU
DI TÍCH CỔ LOA, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ....................48
3.1. Thực hiện gắn liền việc bảo tồn, tôn tạo với phát huy các giá trị của khu
di tích Cổ Loa ...............................................................................................48
3.2. Tạo ra sự kết hợp chặt chẽ trong công tác đánh giá - quy hoạch - huy
động vốn - quảng cáo việc bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Cổ Loa ..........................................................................................................52


3.3. Tạo ra sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các tổ
chức có liên quan trong việc thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị của
khu di tích Cổ Loa ........................................................................................58
3.4. Tăng cường giáo dục ý thức về sự cần thiết phải tham gia bảo tồn và
phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa cho tất cả dân cư trong
khu vực .........................................................................................................60
KẾT LUẬN ......................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................68



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã để lại bài học
kinh nghiệm đó là việc xây dựng đất nước hùng mạnh về mọi mặt là yếu tố
quan trọng để chống lại các thế lực thù địch. Đặc biệt hơn thế, có thể nói, sức
mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết,
quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người
Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên
trong suốt quá trình lịch sử. Mỗi triều đại, mỗi thời kì khác nhau, con người
lại có lối sống khác nhau, có cách nhìn về kiến trúc, về vẻ đẹp không giống
nhau, mỗi nơi đặt đô đều được chọn lựa kĩ càng và xây dựng tỉ mỉ; Trong lịch
sử, với việc lập đô ở Cổ Loa dưới thời vua An Dương Vương đã đánh dấu
bước ngoặt nhất định - một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớn
mạnh. Thật vậy, vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác
châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường
bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Tại
đây vua An Dương Vương đã cho xây dựng lên thành Cổ Loa - là tòa thành
mà được các nhà khảo cổ học đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào
bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành
lũy của người Việt cổ. Nó chứa đựng nhiều giá trị về mặt quân sự, xã hội
cũng như văn hóa. Cho đến ngày nay, tòa thành ấy vẫn còn những dấu tích tại
Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội cùng với những di chỉ, những lễ hội, phong tục
tập quán vẫn được lưu truyền. Nó chính là món ăn tinh thần của người dân
bản địa nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hiện tại thành
này đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp, một vài vòng thành đã mờ dần và mất
hẳn; chưa kể đến trong xã hội hiện đại, sự du nhập của những nền văn hóa
mới bên ngoài khiến cho một vài bản sắc riêng đang dần bị bào mòn và mất đi

1



giá trị nguyên sơ của nó. Vì vậy, công tác bảo tồn thành Cổ Loa cũng như
phát triển các giá trị tại ngôi thành cổ này là vấn đề đang được Đảng và Nhà
nước quan tâm đặc biệt. Làm thế nào để vừa trùng tu, tôn tạo mà vẫn phải giữ
được sự nguyên bản của di tích? Và làm thế nào để giữ gìn được nét đặc trưng
về văn hóa trong lễ hội Cổ Loa trong thời đại mới? Để giải đáp phần nào vấn
đề trên em đã lựa chọn đề tài: “Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo
tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thành Cổ Loa là thành có lịch sử lâu đời nhất cũng như kiến trúc độc
đáo và kì bí nhất ở Đông Nam Á. Vì vậy, nó luôn là đề tài thu hút các nhà
nghiên cứu khoa học quan tâm. Mỗi thời kì khác nhau nhu cầu tìm hiểu và
khai thác về giá trị của Loa thành cũng khác nhau. Có thể thống kê một vài
công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
“Quy hoạch bảo tồn di tích Hoàng Thành- Thăng Long và thành Cổ Loa
trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội” của TS.Tạ Hoàng Vân bàn
về việc quy hoạch và phát triển đổ thị theo hướng hiện đại song không được
quên đi những giá trị truyền thống, cũng như cấu trúc đặc trưng của khu vực
thành cổ này.
“Địa chí Cổ Loa” của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; PGS.TS. Vũ Văn
Quân (Đồng chủ biên) - Nxb Hà Nội (2010) là công trình khoa học mang tính
tổng hợp và liên ngành cao, trình bày một cách hệ thống và toàn diện về địa lý
tự nhiên nhân văn vùng đất Cổ Loa (những biến đổi trong quá trình lịch sử;
hiện trạng); về lịch sử (từ khởi nguồn cho đến hiện nay); về kinh tế (trong lịch
sử, hiện trạng và những dự báo trong tương lai); về văn hoá (văn hoá vật thể và
phi vật thể). Công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết
một trong những vấn đề quan trọng của lịch sử Cổ Loa: đó là kết hợp giữa công


2


tác bảo tồn, gắn với phát triển theo hướng bền vững; những giá trị của công
trình được xuất bản sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch
định chính sách, là tài liệu khoa học cho học sinh, sinh viên đồng thời nâng cao
nhận thức, sự hiểu biết của nhân dân cả nước về Cổ Loa nói chung, về lịch sử
Thủ đô Hà Nội nói riêng, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá cho
các thế hệ, nâng cao nhận thức của người dân địa phương, …
“Đền Thượng Cổ Loa và những bí ẩn trong lòng đất” của TS Lại Văn
Tới, Nxb Chính trị Quốc gia đã cập nhật những phát hiện khảo cổ học mới
nhất cùng những giá trị văn hóa, lịch sử tại đền Thượng Cổ Loa.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những nghiên cứu khác bàn về các giá trị tại
khu di tích Cổ Loa như:
Tác giả Hoàng Văn Khoán (2002) với tác phẩm “Cổ Loa trung tâm hội
tụ văn minh Sông Hồng”, Nxb Văn hóa Thông tin.
Tác giả Nguyễn Doãn Tuân (2003) với tác phẩm “Khu di tích Cổ Loa
lịch sử văn vật”, Nxb Hà Nội.
Tác giả Phạm Văn Kỉnh (1969) với bài viết “Thời kỳ An Dương Vương
và thành Cổ Loa”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3-4.
Tác giả Nguyễn Thùy Linh (2012) với đề tài luận văn “Vấn đề cộng
đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tại Khu
di tích Cổ Loa, Hà Nội và một số đề xuất”, Luận văn Việt Nam học, Viện
Việt Nam học khoa học và phát triển.
Các tác phẩm trên đã cung cấp cho tôi những thông tin về khu di tích Cổ
Loa, về các giá trị tại thành Cổ Loa và đó là tiền đề để tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quan điểm toàn diện trong công tác bảo

tồn các giá trị của khu di tích và làm rõ thực trạng công tác bảo tồn các giá trị

3


tại khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay; từ đó, đưa ra một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy các
giá trị của khu di tích này trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ sau:
- Trình bày một số vấn đề lý luận chung về quan điểm toàn diện và nội
dung của sự vận dụng quan điểm toàn diện trong việc bảo tồn và phát huy các
giá trị của khu di tích.
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích
Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
hiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về quan điểm toàn diện trong triết
học Mác - Lênin và sự vận dụng quan điểm đó vào công tác bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh,
Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo tồn và phát
huy các giá trị tại khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận chung của Chủ nghĩa duy vật biện

chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, lịch sử - logic, thống kê, so sánh, phương pháp điền dã, …

4


Trong quá trình điền dã ở địa bàn nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cơ bản như quan sát, tham gia phỏng vấn để sưu tầm tài liệu.
Ngoài ra, tôi cũng khai thác nhiều nguồn tài liệu văn bản lịch sử, khảo cổ học,
văn hóa dân gian về khu di tích Cổ Loa để hiểu rõ hơn về lịch sử, về các kết
quả nghiên cứu cũng như lý giải của các khoa học về khu di tích lịch sử quan
trọng này.
6. Ý nghĩa của đề tài
Khóa luận nhằm làm rõ sự vận dụng quan điểm toàn diện trong công tác
bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất những biện pháp nhằm khắc
phục những thiếu sót trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tại khu di
tích Cổ Loa.
Ngoài ra, khóa luận còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, học tập của sinh viên Khoa Giáo dục chính trị và các khoa, ngành
có liên quan.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về sự vận dụng quan điểm toàn
diện trong bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích.
Chương 2: Thực trạng công tác bảo tồn các giá trị của khu di tích Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của thực trạng.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
hiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện.


5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH

1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm
toàn diện
1.1.1. Khái quát về phép biện chứng duy vật
Với tư cách là học thuyết triết học, phép biện chứng khái quát những mối
liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động,
phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy từ đó
xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận định hướng hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Ăngghen đã đưa ra định
nghĩa phép biện chứng: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy” [20; tr.201].
Phép biện chứng ra đời từ thời cổ đại có lịch sử phát triển trên 2000 năm
và đã phát triển qua ba hình thức cơ bản thể hiện ba trình độ phát triển của
phép biện chứng trong lịch sử triết học: phép biện chứng chất phác thời cổ
đại, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép
biện chứng trong lịch sử triết học. Thời cổ đại, do trình độ tư duy chưa cao,
khoa học chưa phát triển nên các nhà triết học cả phương Đông lẫn phương
Tây chỉ dựa trên quan sát trực tiếp mang tính trực quan cảm tính để khái quát
bức tranh chung của thế giới. Ở phương Đông, nó được thể hiện rõ trong
“Thuyết âm dương - ngũ hành”. Ở phương Tây, dưới con mắt của Hêracơlít

mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều thay đổi vận động phát triển không
ngừng, không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới là đứng im tuyệt đối, mà

1


trái lại tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hóa. Luận điểm bất hủ
của ông “Chúng ta không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”; “Ngay cả
mặt trời cũng mỗi ngày một mới”. Phép biện chứng chất phác cổ đại nhận
thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài,
bằng trực quan chất phác, ngây thơ, còn thiếu những căn cứ khoa học. Vì vậy,
nó đã bị phép siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế.
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học Cantơ và hoàn thiện
nhất trong triết học Hêghen - một đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức ở
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của
Hêghen thể hiện ở chỗ: ông coi “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên
và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần. Thực chất phép
biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là phép biện chứng của ý niệm sản
sinh ra biện chứng của sự vật. Phép biện chứng cổ điển Đức có những đóng
góp to lớn vào sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại, thúc đẩy tư
duy biện chứng phát triển lên một trình độ cao nhưng với hạn chế duy tâm, nó
chưa thể trở thành cơ sở lý luận cho một phương pháp luận khoa học.
Giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật
biện chứng và phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp thu có
phê phán triết học Hêghen và chủ nghĩa duy vật Phoiơbăc. Đối với Hêghen,
trong tác phẩm Bộ tư bản, Mác viết: “Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn
ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân
hợp lý đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [20; tr.35]. Mác đã tiếp thu có chọn lọc
triết học cũ và phát triển cao hơn, do vậy bản chất phép biện chứng của Mác
cao hơn về bản chất so với phép biện chứng của Hêghen, ông nói: “Phương

pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp biện chứng của
Hêghen về cơ bản, mà nó còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Theo
Hêghen thì sự vận động của tư duy mà ông đặt cho cái tên là ý niệm và biến

2


nó thành một chủ thể độc lập chính là chúa sáng tạo ra giới hiện thực và giới
hiện thực này chẳng qua chỉ là hiện tượng bên ngoài của ý niệm mà thôi. Trái
lại, theo tôi thì sự vận động của tư duy là sự phản ánh sự vận động hiện thực
di chuyển và biến hình trong đầu óc con người.” [17; tr.27]. Nhờ đó, chủ
nghĩa Mác mang giá trị to lớn đó là tính phê phán đối với mọi quan điểm sai
lầm, những quan điểm siêu hình, chủ trương phát động. Một trong những kẻ
xuyên tạc chủ nghĩa Mác là Đuyrinh - giáo sư môn cơ học người Đức, nhà
triết học và kinh tế học. Ăngghen đã phản đối và kịch liệt phê phán quan niệm
của Đuyrinh trong cuốn sách “Chống Đuyrinh”. Chính trong tác phẩm này,
Ăngghen đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về phép biện chứng “Phép biện
chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy”. [3; tr.455].
Như vậy, đến C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin thế giới quan duy vật biện
chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau
trong phép biện chứng ấy. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế
của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện
chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Phép biện chứng duy vật trở thành
môn khoa học và là hình thức phát triển cao nhất, hoàn bị nhất trong lịch sử
phép biện chứng. Nó bao gồm một hệ thống các nguyên lý (nguyên lý về sự
phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến), những cặp phạm trù cơ bản
(cái riêng, cái chung và cái đơn nhất; nguyên nhân và kết quả; bản chất và
hiện tượng; tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; khả năng và hiện
thực), những quy luật (quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng

thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định). Trong hệ thống
đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai
nguyên lý khái quát nhất trong phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên, trong

3


phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến.
1.1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản
Khi giải thích về sự tồn tại của thế giới, những câu hỏi được đặt ra là:
Các sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua
lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?
Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định những mối liên hệ đó?
Để trả lời các câu hỏi này, những người theo quan điểm siêu hình và theo
quan điểm biện chứng có những cách lý giải khác nhau.
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho
rằng: Các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên
cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định
lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định chỉ là sự quy định lẫn nhau thì cũng
chỉ là sự quy định bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những
người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật,
hiện tượng có mối quan hệ rất đa dạng, phong phú song các hình thức liên hệ
khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Hạn chế của quan điểm
siêu hình là sai lầm về thế giới quan triết học, dựng lên ranh giới giả tạo giữa
các sự vật, hiện tượng. Hạn chế này có nguồn gốc bởi phương pháp tư duy siêu
hình, nghiên cứu tách rời các lĩnh vực, các bộ phận riêng rẽ của thế giới gắn với
trình độ tư duy khoa học còn ở giai đoạn sưu tập tài liệu.Phương pháp đó

không có khả năng phát hiện ra được cái chung, cái bản chất, quy luật của sự
tồn tại, vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sự
vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác
động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ như vấn đề bảo vệ môi trường
không chỉ là việc làm của một quốc gia nào đó mà là việc làm chung của mọi

4


quốc gia và toàn nhân loại vì tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay gây ảnh
hưởng đến tất cả mọi người.
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan
và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng tinh thần
siêu nhiên hoặc là cảm giác, ý thức của con người.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế
giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất chúng
không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định.
Như vậy, theo quan điểm của các nhà biện chứng duy vật, có thể hiểu:
Thứ nhất, Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu
tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Thứ hai, Mối liên hệ phổ biến là khái niệm được sử dụng với hai hàm nghĩa:
 Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ.
 Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ những liên hệ tồn tại

(được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
1.1.2.2. Các tính chất của mối liên hệ
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có các tính chất:
- Tính khách quan:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn
nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện

5


tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, gắn liền với sự tồn
tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, không do ai sáng tạo ra, nó
tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể
nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phổ biến:
Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến,
tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:
Thứ nhất, không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại
tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Trong thời đại
ngày nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với
các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay trên
thế giới đã và đang xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt của
đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: ô
nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, bệnh tật, đói nghèo…
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thể tùy
theo điều kiện nhất định. Song, dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu
hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Những hình thức liên hệ riêng
rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật
chỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới. Như

Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của
sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
[3; tr.455].Cùng với những lý do trên, triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên
hệ phổ biến.
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sự vật,
hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động
qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ như, tình trạng ô nhiễm môi trường đã
tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển

6


kinh tế - xã hội của đất nước; môi trường ảnh hưởng đến con người và hoạt
động của con người cũng tác động trở lại đến sự biến đổi của môi trường.
- Tính đa dạng:
Có thể phân chia các mối liên hệ đa dạng thành từng loại tùy theo tính
chất: đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, độ nông hay sâu, vai trò
trực tiếp hay gián tiếp mà có thể khái quát thành những mối liên hệ khác
nhau. Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau
theo từng cặp: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ
yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản
chất, mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ riêng bao
quát một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực của thế giới…Chính tính đa dạng
trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và hiện
tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Các mối liên hệ phổ biến của sự
vật, hiện tượng trên thế giới được khái quát trong các cặp phạm trù cơ bản của
phép biện chứng:
Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng.
Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.

Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng.
Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực.
Mỗi loại liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động
và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy
định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính của các mặt sự vật.
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các mối liên
hệ khác nhau cũng có mối quan hệ biện chứng như mối liên hệ biện chứng
của các cặp mối liên hệ đã nêu trên.

7


Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại
mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ.
Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể nghiên cứu chuyển hóa lẫn nhau
tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vì
mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn như, khi xem xét bốn lĩnh vực đức,
trí, thể, mỹ là những lĩnh vực khác nhau thì mối liên hệ qua lại giữa chúng với
nhau là mối liên hệ bên ngoài. Nhưng nếu coi chúng là bốn lĩnh vực cơ bản
của công tác giáo dục trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển cho
người học nhân cách, đạo đức thì những mối liên hệ giữa chúng với nhau lại
trở thành mối liên hệ bên trong. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ
đó để có cách tác động phù hợp, nhằm đưa ra kết quả cao nhất trong hoạt
động của bản thân.
Các mối liên hệ rất đa dạng, phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật,
hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh rơi vào quan điểm
phiến diện chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng

kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng bất kì sự vật, hiện tượng nào trong thế
giới cũng luôn tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các sự vật, hiện tượng
khác. Do đó, muốn tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta phải
đặt nó trong mối liên hệ với xung quanh. Nghĩa là phải xem xét một cách toàn
diện, đó chính là nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến.
1.1.2.3. Một số nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến
* Quan điểm toàn diện:
Từ việc nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ

8


biến và về sự phát triển rút ra từ phương pháp luận khoa học để nhận thức và
cải tạo hiện thực.
Như đã tìm hiểu ở trên, vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới
đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất
đa dạng, phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta
phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xem xét sự vật,
hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính
quy luật của chúng. Ví dụ như khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh có
lực học sa sút, trước hết phải xem xét phương pháp học tập, tiếp đến là điều
kiện học tập, khả năng nhận thức của em đó, … có như vậy mới mong tìm ra
nguyên nhân khắc phục tình trạng học tập cho học sinh.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện trong mọi hoạt động nhận thức
và thực tiễn, quan điểm toàn diện đặt ra các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật, hiện
tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các mặt của

chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật
khác kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Cần tránh quan điểm
phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một hay một vài mối liên hệ đã
vội vàng đi đến kết luận về bản chất sự vật. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận
thức đúng về sự vật.
Thứ hai, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất yếu… để hiểu rõ bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt
động của bản thân. Chúng ta phải xem xét thấu đáo và phân biệt từng mối liên
hệ, tránh cách xem xét lan man, giàn trải và làm nổi bật lên cái cơ bản nhất,
quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó.

9


Thứ ba, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi tránh rơi vào những sai lầm
của chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. Thực chất của chủ nghĩa chiết
trung là sự kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ tạo nên một hình ảnh không
đúng về sự vật, hiện tượng. Thực chất của thuật ngụy biện là sự đánh tráo có
dụng ý, phản ánh sai lệch, xuyên tạc sự vật, hiện tượng. Do vậy trong hoạt
động thực tiễn, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta
không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú
ý tới mối liên hệ của những sự vật, hiện tượng khác. Đồng thời, chúng ta phải
biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động của bản thân. Chẳng hạn
như, để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước; mặt khác phải
biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh té đưa lại.

Thực hiện tốt những yêu cầu trên của quan điểm toàn diện giúp chúng ta
có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Song
không chỉ dừng lại ở quan điểm toàn diện, khi nghiên cứu về mối liên hệ phổ
biến của phép biện chứng duy vật, đi liền với quan điểm toàn diện còn là
nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
* Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì mối liên hệ của sự vật và
hình thức phát triển của sự vật khác nhau. Cho nên, phải đặt sự vật vào trong
những bối cảnh lịch sử cụ thể để xem xét. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi
chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý tới điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn
tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là đúng đắn, khoa học trong điều kiện
này nhưng sẽ không còn là đúng đắn trong một điều kiện bối cảnh khác. Vượt

10


ra khỏi những bối cảnh cụ thể xác định, sự vật, hiện tượng sẽ không được
biểu hiện ra trong bản chất cũ, mà có thể biểu hiện ra trong bản chất khác.
Chẳng hạn, để xác định đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng,
của từng thời kì xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phải phân tích tình
hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong
từng giai đoạn và từng thời kì lịch sử đó. Dĩ nhiên, trong khi thực hiện đường
lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn
biến của hoàn cảnh cụ thể.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có những đòi hỏi mang tính tổng hợp, quán
triệt nguyên tắc này trong quá trình vận dụng phương pháp tư duy sẽ đưa
nhận thức của con người tới chân lý. Một khi xa rời những hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể thì chân lý sẽ trở thành sai lầm. Đúng như Lênin từng nói: “Chân
lý luôn luôn là cụ thể”. [13; tr.364].

Tóm lại, qua tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện
chứng duy vật, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ
thể. Đây là những nguyên tắc, phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng trong
mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trong phạm vi bài khóa luận này,
chúng tôi sẽ đi sâu và tìm hiểu rõ hơn và vận dụng quan điểm toàn diện vào
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ Loa, Đông Anh,
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Một số lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm Di tích
* Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa cũng như lịch sử. Ở nước ta, một di tích
cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2014, Việt Nam có
hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di

11


tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng
di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm
khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích
quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới [42].
* Phân loại di tích:
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐCP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:
Di tích lịch sử - văn hóa:
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

 Công

trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong

quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền
Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng...
 Công

trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh

hung dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như đền Đồng Nhân, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, Khu di tích lịch sử
Kim Liên, Lam Kinh, Đền Kiếp Bạc...
 Công

trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các

thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Địa
đạo Củ Chi, Phòng tuyến Tam Điệp, Khu di tích lịch sử Pác Pó, Hành cung
Vũ Lâm, Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Khu rừng Trần Hưng Đạo...
Năm 2010, khu di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng
[42]. Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang
lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.

12


Di tích kiến trúc nghệ thuật:
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển

nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công
trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc
nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như phố Cổ Hội An,
Chùa Bút Tháp, Chùa Phật tích, nhà thờ Phát Diệm.
Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được
xếp hạng [42].
Di tích khảo cổ:
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các
giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại
này như là: di chỉ Đông Sơn, thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long,
hang Con Moong.
Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.
Di tích thắng cảnh:
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiênvới công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong
các tiêu chí sau đây:
 Cảnh

quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan

thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích
quốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 4 danh lam thắng cảnh Tràng
An - Tam Cốc, động Phong Nha, vịnh Hạ Long, khu danh thắng Tây Thiên.


Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa mạo, địa lý, địa chất, đa

dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng
những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái đất. Các di tích


13


tiêu biểu thuộc loại này như Cao nguyên Đồng Văn, vườn Quốc gia, khu dự
trữ sinh quyển thế giớiở Việt Nam, vịnh Hạ Long.
Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng [42].
Di tích lịch sử cách mạng:
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các
di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn
giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ
thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình
được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí
mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành
di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi,
khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích
sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo
tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.
Một số di tích lịch sử cách mạng như: Khu di tích chiến thắng Điện Biên
Phủ, Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu…
1.2.1.2. Khái niệm Giá trị
Giá trị trước hết là một một phạm trù triết học, chỉ sự đánh giá những
thành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người. Nó có tác
dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm vươn
tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Thuật ngữ “Giá trị” có thể quy chiếu vào những mối quan tâm, những
thích thú, những cái ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách
nhiệm tinh thần, những ước muốn, những đòi hỏi, những nhu cầu, những ác
cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn.
Một trong những định nghĩa được chấp nhận rộng rãi hơn trong các tài

liệu khoa học xã hội là coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong

14


muốn (desirable) ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong định nghĩa hẹp này
có sự phân biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn, chúng
được xem như ngang hàng với cái mà chúng ta phải mong muốn. Đây là một
cách nhìn giá trị đã được xã hội hỏa cao, nó loại trừ, chẳng hạn, những giá trị
thuần túy mang tính hưởng lạc.
Trong cách nhìn rộng hơn, thì bất cứ cái gì tốt hay xấu đều là giá trị hay
giá trị là điều quan tâm của một chủ thể là con người.
Dường như mọi giá trị đều chứa đựng một số yếu tố nhận thức (mặc dù
một số định nghĩa không hàm chứa điều này), chúng có tính chất lựa chọn hay
hướng dẫn và chúng bao gồm một số yếu tố tình cảm. Các giá trị được sử
dụng như là những tiêu chuẩn cho sự chọn lựa khi hành động. Khi đã được
nhận thức một cách công khai và đầy đủ nhất, các giá trị trở thành những tiêu
chuẩn cho sự phán xét, sự ưa thích và lựa chọn.
Giá trị là phạm trù riêng có của loài người, liên quan đến lợi ích vật chất
cũng như tinh thần của con người. Bản chất và ý nghĩa bao quát của giá trị là
tính nhân văn. Chức năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh giá và
điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Giá trị gắn liền với nhu
cầu con người. Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và được biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính nhu cầu là động cơ thúc đẩy
mạnh mẽ hành động của con người, giúp con người tạo nên những giá trị vật
chất và tinh thần. Giá trị là cái ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối
sống của một cá thể, nó được chia sẻ trong một nhóm hay trong toàn xã hội,
nó được cá thể, nhóm hoặc toàn xã hội mong muốn hay được coi là có ý
nghĩa. Đó là phẩm chất cơ bản cần phải có để đảm bảo con đường sống, các
chuẩn tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn. Có những giá trị có thể

định lượng bởi một giá, nhưng cũng có những giá trị không thể định giá - vô
giá: lòng yêu nước, tình yêu tình bạn, các tác phẩm nghệ thuật, ... Những hành

15


×