Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng và năng suất giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2016 tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGÔ THỊ HÒA
Tên đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ
NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƢƠNG ĐT51 VỤ HÈ THU 2016 TẠI
HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Khoa
Chuyên ngành
Khóa học

: Chính quy
: Nông học
: Trồng trọt
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGÔ THỊ HÒA
Tên đề tài:


ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ
NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƢƠNG ĐT51 VỤ HÈ THU 2016 TẠI
HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Lớp
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: 45TT - N03
: Trồng trọt
: Nông học
: 2013 - 2017
: Ths. Nguyễn Thị Phƣơng Oanh
Ths. Phạm Thị Thu Huyền

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Với phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế” thực
tập tốt nghiệp là quá trình giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ
kiến thức đã học, áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt kiến thức ấy vào trong
thực tế, sinh viên được làm quen với thực tế sản xuất và từ đó giúp sinh viên
học hỏi, rút ra những kinh nghiệm trong thực tế, nhằm nâng cao năng lực

chuyên môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Nông học, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ đến khả
năng sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu 2016 tại
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
giáo viên hướng dẫn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô
giáo khoa Nông học và các thầy cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Nguyễn Thị Phương
Oanh và Ths. Phạm Thị Thu Huyền đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong
quá trình nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong
nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Ngô Thị Hòa


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây ...... 5
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ những năm gần đây................. 7
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil những năm gần đây ............ 8
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc những năm gần đây ........ 9
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam những năm gần đây .... 10

Bảng 2.6: Tình hình sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên những năm gần đây ... 12
Bảng 4.1: Tình hình thời tiết khí hậu vụ hè thu 2016 tại Thái Nguyên ............ 1
Bảng 4.2: Bảng theo dõi thời gian sinh trưởng của các công thức mật độ ..... 25
Bảng 4.3: Chiều cao cây trung bình ở các giai đoạn sinh trưởng của giống
đậu tương ĐT51 trồng ở các mật độ khác nhau.............................. 29
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 ở các mật độ khác
nhau ................................................................................................. 31
Bảng 4.5: Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống
đậu tương ĐT51 ở các mật độ khác nhau ....................................... 34
Bảng 4.6: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của giống đậu tương
ĐT51 khi trồng với các mật độ khác nhau...................................... 36
Bảng 4.7: Một số sâu hại chính và khả năng chống đổ của giống đậu tương
ĐT51 khi trồng với các mật độ khác nhau...................................... 38
Bảng 4.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương
ĐT51 khi trồng với các mật độ khác nhau...................................... 41


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: NSLT và NSTT của giống đậu tương ĐT51 khi trồng với các mật
độ khác nhau trong thí nghiệm ....................................................... 41


iv
KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BCN

: Ban chủ nhiệm


BGH

: Ban giám hiệu

CS

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CT

: Công thức

CV

: Hệ số biến động

Đ/C

: Đối chứng

KHCN

: Khoa học công nghệ

KNTLVCK


: Khả năng tích lũy vật chất khô

KLCK

: Khối lượng chất khô

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

LSD05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

P1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

Ths.

: Thạc sĩ

TLCK

: Tỷ lệ chất khô


TS.

: Tiến sĩ


v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
PHẦN I MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn đề tài ............................................................. 4
2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam ....................... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ............................................. 5
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ............................................ 10
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ...................................... 12
2.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương trên thế giới và ở Việt
Nam ......................................................................................................... 13
2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 13

2.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 14
PHẦN III ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................. 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 17


vi
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 17
3.1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 17
3.2.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 19
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi..................................... 20
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 24
4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống đậu
tương ĐT51 vụ hè thu 2016 tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ... 24
4.1.1. Giai đoạn từ gieo hạt đến mọc .............................................................. 25
4.1.2. Giai đoạn phân cành .............................................................................. 25
4.1.3. Thời kỳ cây ra hoa và tạo quả ............................................................... 26
4.1.4. Thời kỳ chắc xanh ................................................................................. 27
4.1.5. Thời kỳ quả chín ................................................................................... 28
4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái giống đậu
tương ĐT51 vụ hè thu 2016 tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ... 28
4.2.1. Chiều cao cây của giống đậu tương ĐT51 khi trồng với các mật độ
khác nhau .............................................................................................. 29
4.2.2. Một số đặc điểm hình thái khác của giống đậu tương ĐT51 khi trồng
ở các mật độ khác nhau ......................................................................... 30
4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống đậu

tương ĐT51 vụ hè thu 2016 tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ... 32
4.3.1. Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô ........................... 33
4.3.2. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu.................................................. 35


vii
4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh và khả năng chống
đổ của giống ĐT51 vụ hè thu tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 37
4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu 2016 tại huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 40
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
PHỤ LỤC 1
THỜI TIẾT KHÍ HẬU VỤ HÈ THU 2016 TẠI THÁI NGUYÊN .................. 1


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đậu tương (đỗ tương, đậu nành) tên khoa học là Glycine Max (L) Merr.
là cây trồng cạn ngắn ngày, có giá trị cao về nhiều mặt.
Đậu tương là cây trồng luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây
trồng khác và là cây cải tạo đất rất tốt (Ngô Thế Dân và cs,1999)[3]; là một
trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng protein
trung bình 35,5 - 40%, cao hơn trong ngô (9,8 - 13,2%), gạo (6 - 12%), thịt bò

(21%)…; hàm lượng lipit từ 15 - 20%; hydratcacbon từ 15 - 16%, … và nhiều
loại muối khoáng quan trọng cho sự sống (Trần Văn Điền, giáo trình Cây đậu
tương)[4], hàm lượng axit quan trọng chứa lưu huỳnh như methionine, cysteine
trong đậu tương cao gần bằng trong trứng gà; hàm lượng lysine cao gấp 1,5
lần trong trứng…Trong đậu tương còn có nhiều loại vitamin như A, B, C, D,
PP… đặc biệt trong hạt đậu tương đang nảy mầm có rất nhiều vitamin C.
Trong y học, đậu tương được coi như một loại thực phẩm cứu tinh cho bệnh
nhân xơ vữa động mạch và cao huyết áp; các chất genistein, isoflavone có
nhiều trong hạt đậu nành có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát
triển của các tế bào ung thư và ở phụ nữ, nó sẽ có tác động trong việc phòng
ngừa ung thư vú trong khi ở nam giới là ung thư tuyến tiền
liệt,…( Trong công nghiệp, đậu tương là nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp như ép dầu, chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, chất
đốt lỏng, dầu bôi trơn… (Trần Văn Điền, giáo trình Cây đậu tương)[4].
Năm 1960 diện tích trồng đậu tương trên thế giới là 21 triệu ha thì đến
năm 2013 đã tăng lên, đạt 111,27 triệu ha, năng suất đạt 24,84 tạ/ha, sản lượng
đạt 276,41 triệu tấn (FAOSTAT, 2017)[11]. Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng


2

có vai trò quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải tạo đất, cung cấp
nguyên liệu cho nhiều ngành chế biến. Hơn nữa, cây đậu tương lại thích nghi
tốt với khí hậu nhiệt đới nước ta, do đó, chúng ta nên xem xét để khai thác lợi
thế này trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên theo thống kê, diện tích
trồng đậu tương của nước ta đang giảm dần đi: năm 2000, cả nước có 124,1
nghìn ha trồng đậu tương, năm 2004 diện tích trồng tăng lên 183,8 nghìn ha, và
đến năm 2014 sơ bộ trên cả nước còn 110,2 nghìn ha trồng đậu tương (Tổng
cục Thống kê,2017)[7]. Đặc biệt, Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung
du miền núi phía Bắc, có những điều kiện thuận lợi cho phát triển cây đậu

tương nhưng diện tích trồng đậu tương lại giảm mạnh: năm 2004, diện tích đậu
tương trên toàn tỉnh là 3,6 nghìn ha, đến năm 2014, trên toàn tỉnh chỉ còn 1,2
nghìn ha gieo trồng đậu tương. Nguyên nhân chính là do năng suất đậu tương
chưa cao.
Giống đậu tương ĐT51 là một giống mới được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận, cho sản xuất thử ở các tỉnh phía Bắc, theo quyết định số
218/QĐ-TT-CCN ngày 15 tháng 6 năm 2012, được coi là giống có tiềm năng
năng suất cao và cần có những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật cho giống
trên đất địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ những yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh
trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu 2016 tại huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được mật độ trồng thích hợp cho sinh trưởng và năng suất giống
đậu tương ĐT51 trong vụ hè thu tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống đậu tương ĐT51 qua các
mật độ khác nhau.


3

+ Đánh giá một số đặc điểm sinh lý của giống đậu tương ĐT51 qua các
mật độ khác nhau.
+ Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của
giống đậu tương ĐT51 qua các mật độ khác nhau.
+ Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu
tương ĐT51 qua các mật độ khác nhau.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
+ Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố và hệ thống

hóa kiến thức để áp dụng vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành và tích lũy
kinh nghiệm trong sản xuất.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được mật độ trồng thích
hợp cho giống đậu tương ĐT51 tại Thái Nguyên; là tài liệu khoa học để giáo
viên và sinh viên trong ngành tham khảo.
+ Qua kết quả của việc nghiên cứu sẽ đưa ra được mật độ thích hợp để
giống cho năng suất cao, phù hợp với vụ hè thu tại Thái Nguyên, từ đó bố cáo
cho nông dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lấy nước và dinh dưỡng; khả
năng nhận ánh sáng để quang hợp và phát triển của cây, do đó trực tiếp chi
phối đến năng suất cây trồng nói chung cũng như năng suất đậu tương nói
riêng. Bên cạnh đó, những giống cây khác nhau lại chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh khác nhau, bị chi phối bởi mật độ khác nhau. Mật độ thích
hợp đối với từng giống cây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây
trồng, hiệu quả kinh tế mà cây trồng mang lại.
Để có được mật độ thích hợp đối với từng giống đậu tương trong từng
vùng sản xuất thì công tác nghiên cứu, thử nghiệm mật độ là vô cùng quan
trọng. Đó là một cuộc thí nghiệm đưa ra nhiều mật độ khác nhau nhằm xác
định ảnh hưởng của yếu tố đó lên giống khác nhau như thế nào trong cùng
một điều kiện của địa phương, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất của một giống đậu tương.
Nếu không nghiên cứu về mật độ thích hợp đối với giống đậu tương thì

ta không thể tìm ra biện pháp phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất đậu
tương, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên chưa phát triển mạnh do hiệu quả
sản xuất chưa cao. Có nhiều nguyên nhân như năng suất thấp, đầu tư cao mà
giá bán không cao, giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp, sâu bệnh hại …
Trong đó nguyên nhân chính là mật độ trồng chưa thích hợp để tạo điều kiện
cho cây đậu tương có điều kiện sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao


5

nhất, giảm đi chi phí về đầu tư giống, dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh, nâng
cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, giống đậu tương ĐT51 là một giống mới
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, cho sản xuất thử ở các tỉnh phía
Bắc nên chưa có nhiều nghiên cứu về mật độ thích hợp cho giống.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng ta cần nghiên cứu mật độ thích hợp
đối với giống đậu tương ĐT51 sao cho phù hợp với điều kiện của vùng, nhằm
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.
2.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng có giá trị cao về nhiều mặt, đem lại hiệu quả
kinh tế cao nên được trồng rất phổ biến và rộng rãi trên khắp các châu lục.
Cây đậu tương có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Trung Quốc, có nguyên sản
tại Châu Á nhưng được gieo trồng chủ yếu tập trung ở Châu Mỹ với 86,4%
diện tích, ở Châu Á có 10,6% diện tích và 3% còn lại ở Châu Âu và Châu Phi
(FAOSTAT, 2017)[11]. Cây đậu tương đã trở thành cây trồng quan trọng thứ 4
sau lúa nước, ngô và lúa mì. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong
những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới những năm gần đây

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

102,8

25,8

265,0

2011

103,9

25,2

261,6

2012


105,5

22,9

241,7

2013

111,2

25,0

277,7

2014

117,5

26,1

306,5

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn:FAOSTAT, 2017)[11]


6


Nhận xét:
Qua bảng 2.1 trên ta thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây, diện tích trồng đậu tương trên
thế giới đang có xu hướng tăng đều qua các năm, và tăng mạnh từ năm 2012
tới nay, từ 105,5 triệu ha (2012) lên 117,5 triệu ha (2014). Sau 3 năm, diện
tích trồng đậu tương tăng 12,1 triệu ha, tương đương 11,45%, so với những
năm 2012 và mỗi năm trung bình diện tích tăng thêm 9,5% so với năm trước.
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy xu hướng diện tích trồng đậu tương sẽ ngày
càng tăng trong thời gian tới.
Về năng suất: Năng suất không ổn định theo 1 hướng tăng hoặc giảm
mà luôn dao động. Nhìn chung năng suất đậu tương trong 5 năm gần đây nhất
luôn nằm trong khoảng từ 23 đến 26 tạ/ha. Năm 2012 là năm có năng suất
thấp hơn cả, chỉ đạt 22,9 tạ/ha, đến năm 2013 đã có một bước nhảy vọt, năng
suất đậu tương trên thế giới đã tăng 2,1 tạ/ha và duy trì đến năm 2014 tăng 1,1
tạ/ha so với năm trước đó (năm 2013).
Về sản lượng: Do diện tích gieo trồng vẫn tăng nhưng năng suất dao
động nên sản lượng đậu tương trong những năm gần đây cũng có những biến
động đáng kể. Năm 2011, sản lượng đậu tương giảm gần 3 triệu tấn so với
thống kê năm 2010 (từ 265,0 triệu tấn xuống 261,6 triệu tấn), và giảm mạnh
hơn trong năm 2012 (tiếp tục giảm thêm 19,9 triệu tấn so với năm 2011).
Trong năm tiếp theo, năm 2013, sản lượng đã tăng đáng kể, tăng 36,0 triệu
tấn. Sự tăng vọt này cũng là nhờ tăng lên cả về năng suất và diện tích gieo
trồng. Nhìn chung, từ năm 2012 đến năm 2014, sản lượng có hướng tăng đều
theo diện tích gieo trồng và năng suất.
Trên thế giới, đậu tương được trồng nhiều ở Châu Mỹ chiếm tới 86,4%
diện tích trồng đậu tương trên toàn thế giới, tiêu biểu như các nước Mỹ,
Brazil; Châu Á với 10,6% diện tích canh tác đậu tương lại tập trung chủ yếu ở
Trung Quốc.



7

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ những năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ / ha)

(triệu tấn)

2010

31,0

29,2

90,6

2011

29,9

28,2

84,2


2012

30,8

26,9

82,8

2013

30,9

29,6

91,4

2014

33,4

32,0

10,9

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn:FAOSTAT, 2017)[11]
Qua bảng 2.2 ta thấy:

+ Về diện tích: trong những năm gần đây Mỹ có diện tích trồng đậu
tương dao động từ 29,9 – 33,4 triệu ha. Năm 2011, diện tích trồng đậu tương
của Mỹ thấp nhất trong giai đoạn 2010 - 2014, diện tích trồng là 29,9 triệu ha.
Năm 2012, diện tích canh tác đậu tương có tăng lên gần 1 triệu ha. Đến năm
2013, diện tích có tăng lên nhưng không đáng kể, tăng từ 30,8 triệu ha lên
30,9 triệu ha. Năm 2014, diện tích canh tác đậu tương của Mỹ đạt lớn nhất
trong giai đoạn 2010 - 2014 (33,4 triệu ha). Tuy có những biến động nhưng
diện tích gieo trồng đậu tương của Mỹ luôn chiếm khoảng 32% so với toàn
thế giới.
+ Về sản lượng: sản lượng đậu tương của Mỹ cũng có những biến động
không nhỏ, dao động từ 82,8 – 106,9 triệu tấn. Sản lượng đậu tương năm
2012 thấp nhất trong giai đoạn 2010 - 2014 (đạt 82,8 triệu tấn), và cao nhất
vào năm 2014 với 106,8 triệu tấn. Sản lượng giảm mạnh vào năm 2011, giảm
hơn 6 triệu tấn (từ 90,6 triệu tấn năm 2010 còn 84,2 triệu tấn năm 2011). Sản
lượng tiếp tục giảm trong năm 2012 và sau đó mới tăng dần lên trong các năm
tiếp theo. Sản lượng đậu tương của Mỹ chiếm khoảng 30% sản lượng thế giới.


8

+ Về năng suất: năng suất đậu tương của Mỹ dao động từ 26,9 – 32,0
tạ/ha. Năng suất đạt cao nhất vào năm 2014 và thấp nhất năm 2012. Trong
khoảng từ năm 2010 đến năm 2011, năng suất giảm khoảng 1 tạ/ha, đến năm
2012 giảm mạnh hơn, khoảng 2 tạ/ha. Đến năm 2013, 2014, năng suất tăng
đều qua các năm. Năng suất đậu tương của Mỹ cao hơn hẳn so với năng suất
toàn thế giới.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Brazil những năm gần đây
Chỉ tiêu

Diện tích

(triệu ha)

Năng suất
(tạ / ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2010

23,3

29,5

68,8

2011

24,0

31,2

74,8

2012

25,0

26,4


65,9

2013

28,0

29,3

81,7

2014

30,3

28,7

86,8

Năm

(Nguồn:FAOSTAT, 2017)[11]
Qua bảng 2.3 ta thấy:
+ Về diện tích: diện tích dao động từ 23,3 – 30,3 triệu ha, diện tích gieo
trồng tăng dần đều qua các năm. Diện tích tăng nhiều nhất giai đoạn từ năm
2012 - 2014, bình quân mỗi năm tăng 2,7 triệu ha. Diện tích canh tác đậu
tương của Brazil chiếm khoảng 20% diện tích toàn thế giới.
+ Về sản lượng: sản lượng đậu tương của Brazil luôn biến động qua các
năm, dao động từ 65,9 – 86,8 triệu tấn. Sản lượng đạt cao nhất giai đoạn 2010
- 2014 vào năm 2014 (86,7 triệu tấn), thấp nhất vào năm 2012 (65,9 triệu tấn).
Sản lượng giảm mạnh nhất vào năm 2012, giảm khoảng 9 triệu tấn so với năm

2011, sau đó tăng vọt vào năm 2013, tăng khoảng 15 triệu tấn và có xu hướng
tăng dần lên, duy trì ở mức 20% sản lượng thế giới.


9

+ Về năng suất: Năng suất đậu tương của Brazil dao động từ 26,4 –
31,2 tạ/ha. Nhìn chung có cao hơn so với toàn thế giới. Năng suất cao nhất
vào năm 2011 và thấp nhất vào năm 2012. Năng suất tăng nhiều nhất vào năm
2013, tăng gần 3 tạ/ha.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ / ha)

(triệu tấn)

8,5
7,9
7,2
6,8

6,8

17,7
18,4
18,1
17,6
17,9

15,1
14,5
13,0
12,0
12,1

2010
2011
2012
2013
2014

(Nguồn:FAOSTAT, 2017)[11]
Qua bảng trên ta thấy:
+ Về diện tích: diện tích gieo trồng đậu tương của Trung Quốc dao
động từ 6,8 – 8,5 triệu ha trong giai đoạn từ 2010 - 2014. Diện tích lớn nhất
vào năm 2010 và nhỏ nhất vào năm 2013. Diện tích giảm dần giai đoạn từ
năm 2010 đến 2013. Từ năm 2010 đến năm 2012, bình quân mỗi năm diện
tích giảm khoảng 0,7 triệu ha. Đến năm 2014, diện tích có xu hướng tăng lên
nhưng rất ít, tăng thêm 0,01 triệu ha so với năm 2013.
+ Về sản lượng: Sản lượng đậu tương của Trung Quốc giai đoạn 2010 2014 dao động từ 12,0 – 15,1 triệu tấn. Sản lượng đạt cao nhất năm 2010,
thấp nhất vào năm 2013. Từ năm 2010 - 2013, sản lượng giảm dần qua các

năm, giảm mạnh vào năm 2012 (giảm 1,4 triệu tấn so với năm 2011) và đến
năm 2014 đang có xu hướng tăng lại theo xu hướng của diện tích canh tác
nhưng chưa nhiều.
+ Về năng suất: Năng suất đậu tương của Trung Quốc thấp hơn so với
bình quân thế giới, dao động từ 17,6 – 18,4 tạ/ha. Năng suất cao nhất vào năm


10

2011 và thấp nhất vào năm 2013. Năng suất đậu tương năm 2011- 2013 có xu
hướng giảm và tăng lên vào năm 2014.
Trung Quốc đóng góp khoảng 4% toàn thế giới, khoảng 50% của Châu
Á cả về sản lượng và diện tích canh tác.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời.
Từ thời Hùng Vương xa xưa, nhân dân Văn Lang đã biết đến trồng khoai và
đậu nành, và rồi biết chế biến đậu tương thành món ăn dân gian, cung cấp
thêm dinh dưỡng trong bữa ăn “ Còn ao rau muống, còn chum tương đầy ”.
Cho tới nay, với những giá trị mà cây đậu tương mang lại từ nông nghiệp,
công nghiệp chế biến, tới dinh dưỡng, giá trị văn hóa…, cây đậu tương đã trở
thành một cây trồng quan trọng, đáng được chú tâm phát triển. Điều này được
thể hiện trong Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội V: “ Đậu
tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, gia súc, đất
đai và trở thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”.
Tuy nhiên tình hình sản xuất đậu tương ở nước ta lại đang mang lại những
con số chưa thật tích cực. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình sản xuất
đậu tương của nước ta trong những năm gần đây:
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam những năm gần đây
Chỉ tiêu


Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2010

197,8

15,1

298,6

2011

181,4

14,7

266,5

2012

119,6

14,5


173,7

2013

117,2

14,4

168,3

2014

109,4

14,3

156,6

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)[11]


11

Qua bảng 2.5 ta thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây, diện tích trồng đậu tương của
nước ta đang có xu hướng giảm dần từ 197,8 nghìn ha (2010) xuống còn
109,4 nghìn ha (2014). Đặc biệt giảm mạnh giai đoạn năm 2011 - 2012 (giảm

từ 181,4 nghìn ha xuống còn 109,4 nghìn ha). Việc giảm mạnh về diện tích
trồng đậu tương như vậy là do năng suất đậu tương có xu hướng giảm, diện
tích đất nông nghiệp đang dần thu hẹp.
Về năng suất: Nhìn chung năng suất dao động từ 14,3 tạ/ha đến 15,1
tạ/ha. Năng suất đậu tương có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010,
năng suất đậu tương là 15,1 tạ/ha, năm 2014, năng suất giảm còn 14,3 tạ/ha.
Năng suất đậu tương liên tục giảm trong những năm gần đây là do diễn biến
khó lường của thời tiết, dịch bệnh… và cũng 1 phần không nhỏ là do biện
pháp kỹ thuật của người dân chưa đúng.
Về sản lượng: Cùng với sự giảm không ngừng của diện tích và năng
suất, sản lượng đậu tương của nước ta trong những năm gần đây cũng không
ngừng giảm xuống. Năm 2010, sản lượng đạt con số 298,6 triệu tấn thì tới
năm 2014, tổng sản lượng đậu tương trên cả nước chỉ còn lại 156,6 triệu tấn.
Sau 4 năm, sản lượng đã giảm 142,1 triệu tấn. Đây quả là biến chuyển thiếu
tích cực, đi ngược lại hướng chỉ đạo của Đảng ta.
Nhìn chung việc sản xuất đậu tương của nước ta những năm gần đây đã
có những biến động rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng. Nguyên nhân là do:
- Thiếu sự quan tâm đúng mức, sự lãnh đạo của các địa phương đối với
cây đậu tương.
- Chưa có được biện pháp kỹ thuật, kiến thức gieo trồng đúng cho giống
đậu tương.
- Diện tích đất trồng đậu tương tập trung ở miền núi, cơ sở vật chất
còn nghèo.


12

- Chưa thay đổi được tập quán canh tác truyền thống của người dân.
- Giá bán chưa ổn định.
Vì vậy để nâng cao năng suất, sản lượng đậu tương thì cần phải có sự

quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học.
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên trong những năm gần đây
được thể hiện qua bảng 2.6
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên những năm gần đây
Chỉ tiêu

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

2010

1,6

14,4

2,3

2011

1,6

15,0


2,4

2012

1,4

15,7

2,2

2013

1,3

15,4

2,0

2014

1,2

14,2

1,7

2015

1,0


15,0

1,5

Năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê,2017)[7]
Qua bảng trên ta thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương tại Thái Nguyên trong những
năm gần đây liên tục giảm. Năm 2010 và năm 2011 diện tích duy trì là 1,6
nghìn ha. Đến năm 2012, diện tích gieo trồng đậu tương giảm 0,2 nghìn ha so
với năm 2010, tương đương giảm 0,125% diện tích. Từ năm 2012 đến năm
2014, diện tích mỗi năm giảm đi 0,1 nghìn ha. Đến năm 2015, diện tích gieo
trồng giảm đi nhiều hơn, giảm 0,2 nghìn ha so với năm 2014, tương đương
0,167% so với năm 2014.
Về năng suất: năng suất đậu tương trên địa bàn tỉnh dao động từ 14,2 đến
15,7 tạ/ha. Năm 2010 đến năm 2012, năng suất đậu tương tăng từ 0,6 – 0,7


13

tạ/ha/năm. Năng suất đậu tương cao nhất vào năm 2012, đạt 15,7 tạ/ha. Đến năm
2013, năng suất bắt đầu giảm, giảm mạnh vào năm 2014, từ 15,4 tạ/ha (năm
2013) xuống còn 14,2 tạ/ha, giảm 1,2 tạ/ha. Đến năm 2015, năng suất đậu tương
trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng lại, tăng 0,8 tạ/ha so với năm trước.
Về sản lượng: sản lượng đậu tương luôn biến động từ 1,5 – 2,4 nghìn
tấn. Năm 2011, sản lượng tăng so với năm 2010, đạt 2,4 nghìn tấn, và cao
nhất trong giai đoạn 2010 - 2015. Giai đoạn 2011 – 2014 , sản lượng đậu
tương của tỉnh giảm dần, bình quân mỗi năm giảm 0,2 nghìn tấn so với năm
trước, giảm nhiều nhất vào năm 2014, giảm 0,3 nghìn tấn so với năm trước.

Trước thực trạng sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong những
năm gần đây, để thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, cùng với
việc chọn giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh thì cũng
cần nâng cao kỹ thuật trồng đậu tương cho nhân dân tỉnh Thái Nguyên, trong
đó mật độ trồng phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng.
2.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng đậu tƣơng trên thế giới và ở
Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Basnet và cộng sự (1974) khi nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách
hàng và khoảng cách cây trên hàng của 5 giống đậu tương trong điều kiện có
tưới ở vùng Kannas cho thấy khoảng c ách 3,8 x 4,6 cm cây cao hơn, đổ cây,
ít phân cành và năng suất cao nhất thu được ở mật độ trồng thấp nhất với
khoảng cách hàng hẹp năm 1969 và ở mật độ cao nhất với khoảng cách hàng
rộng năm 1970. (Ngô Thế Dân và cs,1999)[3]
Taylor và cộng sự (1982) cho rằng đậu tương trồng hàng cách nhau
25cm cho năng suất cao hơn khi trồng với khoảng cách hàng là 1m (Ngô Thế
Dân và cs,1999)[3].


14

Nghiên cứu của Mayer và cs (1991)[10] cho biết: “nếu trồng dày quá thì
số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây hẹp, cây
sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân cành, số hoa, số quả trên cây
ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ; ngược lại nếu trồng thưa quá diện tích dinh
dưỡng của cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa, số quả trên cây nhiều,
khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất không cao”.
Theo nghiên cứu của Cober và các cs (2005) cho biết: “khi gieo đậu
tương ở mật độ cao, cây đậu tương thường tăng chiều cao cây, dễ bị đổ ngã và
chín sớm hơn. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất đậu tương”.

(Cober và các cs, 2005)[8]
Egbe O.M (2010) khi nghiên cứu về mật độ trồng xen đậu tương với
lúa miến tại vùng Otobi Nigieria đã bố trí xen đậu tương với ba mật độ 200,
330, và 400 nghìn cây/ha nhận thấy rằng xen đậu tương với mật độ 330 nghìn
cây/ha năng suất đậu tương đạt được là cao nhất và việc trồng với mật độ 330
và 400 nghìn cây/ha đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với chỉ trồng xen với
mật độ thấp là 200 nghìn cây/ha. (Egbe O.M 2010)[9]
2.3.2. Ở Việt Nam
Mật độ đối với mỗi loại cây trồng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng,
phát triển, năng suất và sự phát sinh các loại sâu bệnh hại trên loại cây trồng
đó. Đối với cây đậu tương, mật độ là một trong những yếu tố câu thành năng
suất quan trọng. Khi tăng mật độ trồng, năng suất tăng nhưng nếu trồng mật
độ cao quá, năng suất có thể giảm, do ở mật độ cao tạo điều kiện cho các loại
sâu bệnh phát sinh phát triển. Do đó, nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương
hợp lý rất quan trọng, và tên thực tế ở nước ta đã có nhiều công trình nhiên
cứu về vấn đề này.
“Đối với cây đậu tương, với nhóm chín cực sớm, mật độ thích hợp cho
năng suất cao nhất là khoảng 35 - 40 cây/m2 và khi tăng mật độ tới 50 cây/m2


15

làm giảm mạnh khả năng phân cành nên giảm số quả trên cây. Tuy nhiên tăng
mật độ tới 60 cây/m2 năng suất vẫn không thay đổi nhiều. Do ở mật độ cao
cây ít phân cành, số mầm hoa ít làm giảm số quả trên cây nhưng năng suất
quần thể đậu tương vẫn không bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng ở mật độ cao đã
làm giảm thời gian sinh trưởng 5 - 7 ngày, điều này có ý nghĩa trong việc bố
trí các công thức luân canh” (Nguyễn Thế Côn, 1996)[2].
Theo Vũ Đình Chính và Ninh Thị Phíp (2000) khi nghiên cứu xác định
mật độ trồng thích hợp cho giống đậu tương D140 ở vùng Đồng bằng Sông

Hồng đã đưa ra kết luận: “giống D140 cho năng suất cao nhất ở mật độ trồng
45 cây/m2 trong vụ xuân và vụ đông ở mật độ trồng 35 cây/ m2 trong vụ hè”
(Vũ Đình Chính và cs, 2000)[1]
Với giống có thời gian sinh trưởng trung bình và số cành 1 - 2, tác giả
Trần Thị Trường cho rằng “vụ xuân nên gieo từ 30 - 35 cây/m2, vụ hè 25 - 30
cây/m2, vụ đông 40 - 45 cây/m2, Còn đối với giống có thời gian sinh trưởng
ngắn, trên chân đất cát pha có thể trồng dày 55 - 65 cây/m2”. (Trần Thị Trường
và CTV, 2005)[6]
Khi xác định mật độ gieo trồng cho đậu tương, nhóm tác giả Ngô Thế
Dân và cs (1999) chỉ ra rằng “cần phải căn cứ vào thời gian sinh trưởng của
giống (chín sớm, chín trung bình hay chín muộn), đặc điểm sinh học của cây
(cao thấp, phân cành nhiều hay ít, tán lá) trồng xen hay trồng thuần, thời vụ
trồng (vụ xuân, vụ hè hay vụ đông) mà quyết định. Nếu giống chín sớm, thấp
cây, tán gọn thì nên trồng dày; giống dài ngày, cây cao to, phân cành nhiều, lá
to thì trồng thưa. Vụ đông ở miền Bắc nên trồng dày hơn vụ xuân, vụ hè”.
(Ngô Thế Dân và cs, 1999) [3]
Khi nghiên cứu mật độ trồng cho giống AK06, tác giả Đỗ Minh Nguyệt
và cs kết luận: “mật độ thích hợp để giống AK06 phát huy năng suất là từ 30
- 35 cây/m2”. (Đỗ Minh Nguyệt và cs, 2002) [5]


16

Với cây đậu tương, quy trình hướng dẫn của bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ở vụ xuân với giống ngắn ngày trồng mật độ 50 - 60 cây/m2,
giống trung ngày 40 - 50 cây/m2, vụ hè với giống ngắn ngày trồng mật độ 40 50 cây/m2, giống trung ngày 30 - 40 cây/m2, giống dài ngày 15 - 20 cây/m2.


×