Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

SINH lý HUYẾT TƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.13 KB, 2 trang )

Bài 5:

SINH LÝ HUYẾT TƯƠNG

- Huyết tương là phần dịch ngoại bào.
1. Các chất điện giải của huyết tương.
- Bao gồm các muối khoáng: Na+, K+, Ca++,Mg++,Cl-,HCO3-,HPO4--,SO4--, chiếm 0,75%
tổng lượng của huyết tương.
- Áp suát thẩm thấu của cơ thể là 7.5 atmosphere; phần lớn huyết áp thẩm thấu được quyết định
bởi thành phần muối khoáng và protein trong máu.
- Sự phân bổ thành phần các ion tại khu vực nội là ngoại bào:
+ Na+: có vai trò quan trọng, tạo áp suất thẩm thấu, quyết định việc phân bổ nước trong và
ngoài tế bào.
+ K+: Có tác dụng lớn trong quá trình hưng phấn thần kinh và trong quá trình co cơ, nhất là
tim.
+ Ca++: rất cần cho cấu tạo răng và xương, cho quá trình đông máu, quá trình hưng phấn
thần kinh và cơ.
+Cl-: Giống Na
+ Phosphate tồn tại dưới hai dạng: Dạng phosphate vô cơ, hữu cơ gồm: các ester như
diphosphoglycerate, ATP, cephaline, trong máu phosphate có vai trò giữ cân bằng điện giải
trong tế bào, điều hoàn cân bằng toan kiềm.
- Áp suất thẩm thấu keo do thành phần protein quyết định, áp suất keo khoảng 25mmHg, nhưng
đóng vai trò quan trọng trong việc giữ lại nước trong lòng mạch, góp phần trong việc phân phối
nước ở các khu vực trong cơ thể.
2. Các chất hữu cơ của huyết tương:
- Bao gồm: protein, carbonhydrate, lipid.
2.1. Protein huyết tương
2.1.1. Thành phần protein huyết tương:
- Protein chiếm 7-8% huyết tương, gồm albumin, globulin và fibrinogen.
- Albumin: Do gan tổng hợp, hòa tan trong nước, tham gia chính trong vai trò tạo áp suất keo
trong lòng mạch. Ở người lượng albumin huyết tương chiếm khoảng 45g/lít; những bệnh lý ảnh


hưởng chức năng gan sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp albumin, thường làm lượng albumin
huyết thanh giảm, áp suất keo trong lòng mạch giảm, thoát nước khỏi lòng mạch, nước ứ trong
khoảng gian bào, gây tình trạng phù trên lâm sàng, đặc biệt bệnh nhân xơ gan cổ chướng.
- Globulin: Trong huyết tương globulin có khoảng 25g/lít và chia thành 4 thành phần: α1
globulin: 3-5%; α2 globulin 7-10%; β globulin 10-14%; γ globulin: 14-18%.
- Fibrinogen: Chiếm khoảng 3g/lít trong huyết tương.
- Sắp xếp khối lượng phân tử các protein trong huyết tương theo chiều tăng dần:
albumin- Lượng protein trong huyết thanh gấp 4 lần ở gian bào ( huyết tương 7,3mg/100ml; gian bào
2mg/100ml)


-

-

-

-

-

-

2.1.2. Chức năng của protein huyết tương:
Chuyển hóa protein trong cơ thể theo hai hướng:
+ Đồng hóa: tạo các chất và tạo hình.
+ Dị hóa: Sinh năng lượng ATP.
Tạo áp suất keo tham gia việc ổn định sự phân bố nước khu vực nội và ngoại bào.
Bảo vệ cơ thể nhờ vai trò của các γ glubolin miễn dịch ( tìm hiểu thử nó là cái gì).

Đông máu, nhờ fibrinogen và các yếu tố đông máu có trong huyết tương I, II, V, VII, IX, X (
do gan sản xuất).
Giữ thăng bằng toan kiềm cho máu; nhờ protein mang điện tích.
2.2. Carbonhydrate huyết tương:
Thường carbonhydrate trong máu đều ở dạng glucose, với nồng độ thay đổi rất ít trong ngày,
nồng độ glucose trong máu trung bình khoảng 0,8-1,2g/lít; glucose trong máu là nguồn cung cấp
năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Trong máu còn acid lactic, với lượng trung bình khoảng 0,1-0,2g/lít. Acid lactic là sản phẩm của
dạng đường chuyển hóa yếm khí, acid tăng lúc vận động cơ mạnh.
2.3. Lipid huyết tương.
Trong huyết tương lipid không ở dạng tự do, thường kết hợp với protein thành những hợp chất
tan. Nếu lipid ở dạng tự do, không hòa tan trong huyết tương sẽ gây tắt mạch máu. Bình thường
lượng lipid chứa trong huyết tương khoảng 5-8g/lít. Bao gồm: Cholesterol 180 mg/100ml huyết
tương; phospholipid 160 mg/100ml huyết tương; tryglyceride 160 mg/100ml huyết tương;
lipoprotein 200 mg/100ml huyết tương.
Ngoài ra, trong huyết tương còn có chylomicron.
Tùy vào thành phần tryglyceride trong cấu trúc, người ta sắp xếp thành 3 loại:
+ α-lipoprotein hay lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL) có đường kính nhỏ nhất trong tất cả các
lipoprotein huyết tương, trong cấu trúc thường chứ 50% protein và một lượng nhỏ lipid; có tác
dụng vận chuyên phần cholesterol dư thừa từ các mô về gan.
+ β- lipoprotein hay lipoprotein có tỷ trọng thaaos (LDL); chứa ít triglyceride, nhưng lại có
nhiều cholesterol trong cấu trúc của chúng. LDL có liên quan nhiều đến bệnh tim mạch, có
nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ máu về các mô.
+ VLDL hay lipoprotein có tỷ trọng rất thấp; trong cấu trúc chứa nhiều triglyceride,
phospholipid và cholesterol, có vai trò vận chuyển triglyceride từ gan ra máu.
Cholesterol trong cơ thể được bổ sung bằng nguồn thức ăn, cholesterol có nhiều trong thịt, mỡ,
trứng,… hoặc do cơ thể tân tạo ( chiếm 80% tổng lượng cholesterol trong cơ thể) vì gan có khả
năng tổng hợp cholesterol từ đường và đạm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×