Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Dạy trẻ 5 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non hoa mai yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

PHẠM THỊ CHINH

DẠY TRẺ 5-6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO
TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON
HOA MAI – YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Hà Nội, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

PHẠM THỊ CHINH

DẠY TRẺ 5-6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO
TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON
HOA MAI – YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH


Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để có đủ điều kiện làm bài tập khóa luận này, tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi được
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Lan
Anh, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin
được bày tỏ lòng biết ơn tới Cô!
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Mầm non
Hoa Mai – Yên Bái và các cô giáo trong trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình tiến hành điều tra thực trạng cũng như thể nghiệm
thành công.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình, bạn bè, người thân
đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã cố ghắng hết sức xong đây là lần đầu
tiên tôi tập nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến để đề
tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân trành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác Giả

Phạm Thị Chinh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Lan Anh, khóa

luận tốt nghiệm: “Dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non
Hoa Mai – Yên Bái” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành
theo sự nhận thức vấn đề của riêng tác giả, không trùng với bất kỳ khóa luận
nào khác.
Xuân Hòa, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác Giả

Phạm Thị Chinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
7. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................ 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 -6 TUỔI KỂ
CHUYỆN THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI – YÊN BÁI
........................................................................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về kể chuyện .......................................................................... 7
1.1.2. Kể chuyện theo tranh .............................................................................. 8
1.1.3. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh .................................................................. 9
1.2. Cơ sở tâm lý học, sinh lý học và giáo dục học ........................................ 10
1.2.1. Cơ sở tâm lý .......................................................................................... 10
1.2.1.1. Tư duy ................................................................................................ 10

1.2.1.2. Tưởng tượng ....................................................................................... 11
1.2.1.3. Ngôn ngữ ............................................................................................ 12
1.2.1.4. Chú ý – ghi nhớ .................................................................................. 13
1.2.2. Cơ sở sinh lý.......................................................................................... 14
1.2.3. Cơ sở giáo dục học ................................................................................ 16
1.3. Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở
trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái.............................................................. 18


1.3.1. Yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của các bức tranh được sử dụng trong
hoạt động kể chuyện của trẻ. ........................................................................... 18
1.3.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức hoạt động cho trẻ
kể chuyện theo tranh ....................................................................................... 19
1.3.3. Yêu cầu đối với giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo
tranh ................................................................................................................. 19
1.4. Những vấn đề cơ bản về tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở
trường Mầm non .............................................................................................. 20
1.4.1. Nguyên tắc, hình thức tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở
trường Mầm non .............................................................................................. 20
1.4.2. Yêu cầu về chuyện kể của trẻ................................................................ 22
1.4.3. Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện
theo tranh ......................................................................................................... 22
1.5. Vai trò của việc dạy trẻ kể chuyện theo tranh .......................................... 23
1.5.1. Vai trò phát triển tư duy ........................................................................ 23
1.5.2. Vai trò phát triển ngôn ngữ ................................................................... 24
1.5.3. Vai trò phát triển tình cảm – thẩm mỹ .................................................. 24
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 – 6 TUỔI KỂ
CHUYỆN THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI – YÊN BÁI
......................................................................................................................... 26

2.1. Vài nét khái quát về trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái ..................... 26
2.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo
tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái ................................................. 27
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể
chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái ............................. 27


2.2.2. Thực trạng các hoạt động giáo viên tổ chức dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện
theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai - Yên Bái .......................................... 33
2.2.3. Thực trạng trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa
Mai – Yên Bái ................................................................................................. 36
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 45
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 - 6 TUỔI KỂ CHUYỆN THEO
TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI - YÊN BÁI VÀ THỂ
NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................................... 47
3.1. Biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non Hoa
Mai – Yên Bái ................................................................................................. 47
3.1.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo
tranh ................................................................................................................. 47
3.1.2. Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh .................... 49
3.1.2.1. Biện pháp xây dựng môi trường kể chuyện trong lớp học ................ 49
3.1.2.2. Biện pháp cô sử dụng lời kể mẫu ....................................................... 51
3.1.2.3. Biện pháp sử dụng tranh kết hợp trò chuyện theo hệ thống câu hỏi.. 53
3.1.2.4. Biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh trẻ tự tạo ............................. 54
3.1.2.5. Biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo dàn ý ............................................ 55
3.1.2.6. Biện pháp trẻ tự kể chuyện theo tranh ............................................... 56
3.2. Thể nghiệm sư phạm ................................................................................ 58
3.2.1. Mục đích thể nghiệm............................................................................. 58
3.2.2. Đối tượng, thời gian thể nghiệm ........................................................... 58
3.2.3. Một số giáo án thể nghiệm sư phạm ..................................................... 58

3.2.3.1.Giáo án thể nghiệm 1 .......................................................................... 58
3.2.3.2.Giáo án thể nghiệm 2 .......................................................................... 60
3.2.4. Nhận xét kết quả thể nghiệm................................................................. 63
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 66


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 67
1. Kết luận ....................................................................................................... 67
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục, hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ. Do đó bậc học Mầm non ngày nay luôn được Đảng và xã
hội quan tâm.
Trẻ thơ là lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh
liệt, giữa các em và những câu chuyện, các nhân vật trong truyện có sự đồng
điệu về tâm hồn về tính cách, các em thích nghe kể chuyện và thích được kể
chuyện. Các em đến với những câu chuyện, những nhân vật trong truyện với
tất cả những tình cảm, những rung động ngọt ngào nhất, say mê nhất, đồng
cảm nhất. Ngay từ rất sớm, trẻ em đã thích được nghe kể chuyện và được kể
lại những chuyện mà mắt thấy tai nghe. Trẻ rất thích được xem tranh nhất là
những bức tranh có nội dung gần gũi với cuộc sống của trẻ và có màu sắc tươi
sáng. Vì những ký hiệu về màu sắc, hình ảnh rất phù hợp với đặc điểm nhận
thức của trẻ. Chính vì thế những câu chuyện có vai trò rất lớn góp phần hình
thành và phát triển nhân cách trẻ. Những câu chuyện là một phần của cuộc

sống gợi lên cho trẻ những xúc cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận biết thế giới
xung quanh, những mối quan hệ giữa con người với con người góp phần giáo
dục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ.
Dạy trẻ kể chuyện theo tranh ở trường Mầm non đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học của ngành trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ mầm non với những câu chuyện kể
theo tranh sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, góp phần hình thành tình
cảm đạo đức cho trẻ.
Dạy trẻ kể chuyện theo tranh còn giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn
ngữ, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp với

1


mọi người xung quanh. Đồng thời nó là phương tiện để phát triển tư duy, khả
năng ghi nhớ và sáng tạo, thông qua kể chuyện theo tranh trẻ sẽ tự tin, thoải
mái tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập nhằm phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ.
Thực tế cho thấy trẻ đặc biệt hứng thú với hình thức kể chuyện này, và
hoàn toàn có thể kể chuyện theo tranh một cách rõ ràng, mạch lạc với bố cục
tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, do chưa hiểu thật đầy đủ cơ sở khoa học của
môn học, do chương trình còn chưa hướng dẫn một cách cụ thể, hay do ở một
số trường cơ sở vật chất chưa đủ, thiếu phương tiện dạy học hay các phương
tiện chưa phù hợp, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động
dạy trẻ kể chuyện theo tranh, hay do hạn chế về mặt thời gian, phương pháp
tổ chức chưa phù hợp,…làm cho việc tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện
theo tranh còn nhiều hạn chế, và chưa đạt được hiểu quả như mong muốn.
Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Chưa đáp ứng được yêu
cầu và mục đích giáo dục.
Bản thân chúng tôi đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Mầm non,

là người giáo viên tương lai, chúng tôi nhận thấy rằng trẻ mầm non rất thích
tranh, đặc biệt là những bức tranh gần gũi, gắn với chủ đề mà trẻ đang học.
Học qua tranh trẻ sẽ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, và nhớ được lâu hơn. Vậy
nên chúng tôi nhận thấy hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh là phù hợp
với trẻ ở lứa tuổi này, tuy nhiên hoạt động này ở một số trường mầm non còn
nhiều bất cập nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy chúng tôi
chọn đề tài Dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa
Mai - Yên Bái làm đề tài nghiên cứu. Việc xác định rõ thực trạng của vấn đề
này là cơ sở để đề suất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của
việc dạy trẻ kể chuyện theo tranh, để hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh
đạt được hiểu quả tốt nhất.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bước đầu tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã được tiếp xúc với một số
công trình nghiên cứu và nhận thấy rằng một số tác giả trong và ngoài nước
đã quan tâm về vấn đề này:
Trong cuốn sách Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi học đường
[14] của E.ltiKhiêva (1917) tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của việc thực
hiện nhiệm vụ kể chuyện, dạy trẻ kể lại chuyện đối với sự phát triển ngôn ngữ
ở trẻ - Hình thức dạy trẻ kể chuyện chính là con đường đúng đắn nhất để dạy
ngôn ngữ cho trẻ.
Cuốn Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ của tác giả Nguyễn Thu
Thủy xuất bản năm 1976, tác giả đã dành chương II để nói về kể và đọc
truyện cho trẻ mẫu giáo. Trong chương II tác giả đã đề cập đến một số vấn đề:
Kể và đọc truyện cho trẻ nghe; dạy trẻ kể chuyện. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại
ở một số phương pháp chung [19].
E.I.Chikhiêva với tác phẩm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi

học đã đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hệ thống.
Trong đó bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới
xung quanh, thông qua các hoạt động dao chơi, xem tranh ảnh, kể chuyện cho
trẻ nghe… để hình thành các kỹ năng kể chuyện cho trẻ [2].
Trong giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ [23] của
Trần Thị Hoàng Yến gồm có 7 chương, trong chương VI tác giả đã đề cập đến
vấn đề phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trong đó có nhắc đến dạy
trẻ kể chuyện theo tranh.
Trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo [11]
của tác giả Nguyễn Xuân Khoa (2003) có 12 chương, trong chương III tác giả
đã dành 30 trang sách để nói về dạy trẻ lời nói độc thoại, trong đó có nhắc đến
các hình thức dạy trẻ kể chuyện theo tranh.

3


Cuốn Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học
[16] của Cao Đức Tiến, Nguyễn Đắc Diệu Lam, Lê Thị Ánh Tuyết (NXBHN
– 1993). Trong chương VI: Phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn
học đã nhắc đến dạy trẻ kể chuyện, tuy nhiên vấn đề mà chúng tôi quan tâm là
dạy trẻ kể chuyện theo tranh và các biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh thì
hầu như chỉ thoáng qua trong tác phẩm.
Tập đề cương bài giảng Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo của tác giả Lê Thị Kim Anh đã đề cập đến việc cần phải phát triển ngôn
ngữ cho trẻ theo một hệ thống ngay từ lứa tuổi nhà trẻ thông qua dạy trẻ phát
âm, qua dạy trẻ kể lại chuyện. ngoài ra tác giả còn đề cập đến phát triển văn
hóa giao tiếp cho trẻ một cách thường xuyên.
Cuốn Tiếng Việt – Văn học và phương pháp giáo dục [15] của tác giả
Lương Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thủy (NXBGD - 1988),
trong chương IV tác giả đã đề cập đến cách dạy trẻ đọc thuộc thơ, kể lại

chuyện và tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Hay trong khóa luận tốt nghiệp Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua kể chuyện có tranh minh họa của tác giả Nguyễn
Thị Hồng Nhung (2013) đã đề cập đến việc nghiên cứu để tìm ra các biện
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua kể chuyện có tranh
minh họa.
Trong khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi kể lại chuyện diễn cảm của tác giả Phạm Thị Hải (3- 2005) đã đề cập đến
một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể lại chuyện diễn cảm, trong đó có nhắc
đến sử dụng tranh minh họa.
Ở các công trình này, chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả đã có phần
quan tâm đến vấn đề dạy trẻ kể chuyện theo tranh và đề cập đến ở nhiều khía
cạnh khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào đi sâu tìm hiểu về

4


Dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên
Bái. Đây chính là một vấn đề cần được các nhà sư phạm nói chung và ngành
sư phạm mầm non nói riêng quan tâm. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này để
nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy trẻ
kể chuyện theo tranh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Cách thức tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo tranh.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về lứa tuổi: 5 – 6 tuổi.
- Phạm vi về không gian: Trường Mầm non Hoa Mai – Yên Bái.
- Thể nghiệm sư phạm ở Trường Mầm non Hoa Mai – Yên Bái.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo
tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái.
b. Tìm hiểu thực trạng về việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở
trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái.
c. Đề xuất ra các biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của việc
dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái
và thể nghiệm sư phạm.
7. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
pháp sau:
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.

5


- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo
tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái.
Chương 2: Thực trạng của việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh
ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái.
Chương 3: Các biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện theo tranh ở
trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái và thể nghiệm sư phạm.


6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 -6 TUỔI KỂ CHUYỆN
THEO TRANH Ở TRƯỜNG MẦM NON
HOA MAI – YÊN BÁI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về kể chuyện
Theo Hà Nguyễn Kim Giang, kể chuyện là một hoạt động nhằm truyền
đạt lại những sự kiện, hành động, xung đột của câu chuyện đã được chứng
kiến cho người khác nghe. Kể chuyện có thể từ ngôn bản (lời kể của người
khác), từ văn bản (đã in thành sách) hoặc từ những sự kiện có thật trong cuộc
sống [4].
Đinh Hồng Thái trong Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non có
xác định: Kể chuyện là một hình thức của dạng lời nói độc thoại. Theo ông,
đây là con đường hữu hiệu để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo
[20].
Nguyễn Xuân Khoa coi: “Kể chuyện là tường thuật về một sự kiện,
miêu tả một đối tượng hoặc sáng tạo ra một câu chuyện nào đó. Đó là một
hình thức trình bày một cách có tình cảm về một trình tự sự kiện theo sự phát
triển của nó” [10]. Để kể lại chuyện trẻ phải tự chọn nội dung và hình thức
ngôn ngữ phù hợp với câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc được biết. Trong
kể chuyện thể hiện chủ yếu là kinh nghiệm và tình cảm của trẻ [10].
Kể chuyện là một dạng hoạt động ngôn ngữ đặc biệt, là ngôn ngữ độc
thoại và là hoạt động tâm lý cá nhân, vì ngôn ngữ bên trong đóng vai trò phác
họa những ý tưởng, ý nghĩ cho lời nói bên ngoài. Những ý tưởng được thể
hiện ra bên ngoài qua các hàng động (cử chỉ, động các của tay chân) các hành
vi biểu cảm (nét mặt, ánh mắt, giọng nói) các hành động ngôn ngữ, qua các


7


phát âm, cách sử dụng từ ngữ, cách xây dựng các câu nói khác nhau và trình
tự lời trình bày. Chuyện kể là sản phẩm của hoạt động tâm lý, bởi nó được
trình bày theo một cấu trúc nhất định, thống nhất một ý tưởng nào đó sao cho
người nghe có thể hiểu được.
Tóm lại, có thể hiểu kể chuyện là một dạng hoạt động ngôn ngữ của trẻ
ngay từ lứa tuổi mầm non. Bước đầu, trẻ truyền đạt ý nghĩ của mình từ một sự
kiện nào đó trẻ được nghe kể lại, được chứng kiến theo một trình tự logic
trong khuôn khổ trình độ ngôn ngữ của trẻ.
1.1.2. Kể chuyện theo tranh
Trong Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non (2013), tác giả
Đinh Hồng Thái đã coi dạy trẻ kể lại chuyện theo tranh là một trong năm hình
thức phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo. Từ những bức tranh, trẻ sẽ
kể một câu chuyện theo ý của trẻ. Có thể từ một bức tranh trẻ kể một câu
chuyện. Cũng có thể từ một bức tranh liên hoàn có một chủ đề nào đó, trẻ
sáng tạo ra một câu chuyện. Tùy mức độ tuổi và khả năng ngôn ngữ của trẻ
mà diễn biến và kết quả câu chuyện sẽ khác nhau. Ở điểm này thì kể chuyện
theo tranh gần với kể chuyện sáng tạo [20].
Theo tác giả Nguyễn Xuân Khoa viết trong cuốn sách Phương pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo năm 1997 thì có rất nhiều hình thức để
dạy trẻ kể chuyện như: Kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo đồ chơi, kể lại
truyện văn học, kể chuyện theo kinh nghiệm, kể chuyện sáng tạo. Trong đó,
kể chuyện theo tranh là dạng hoạt động phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi vì trẻ rất
thích xem tranh. Tranh được sử dụng rộng rãi, phổ biến đặc biệt là những bộ
tranh có chủ đề . Cơ sở để trẻ dựa vào để kể chuyện đó là một bức tranh hoạc
một số bức tranh liên hoàn theo một chủ đề nào đó [10].
Khi kể chuyện theo tranh trẻ phải quan sát, nhận xét các hình ảnh, các
mối quan hệ giữa các hình ảnh để hiểu nội dung của bức tranh. Sau đó, trẻ sẽ


8


xây dựng câu chuyện theo trình tự logic của các bức tranh. “Đối với nhóm trẻ
mẫu giáo lớn, vì tính tích cực tăng dần, lời nói đang hoàn thiện, có thể có khả
năng trẻ tự đặt ra các các câu chuyện kể theo các bức tranh [20, tr.136].
Như vậy, có thể hiểu kể chuyện theo tranh là hoạt động trẻ sẽ quan sát
bức tranh để hiểu được nội dung bức tranh từ đó trẻ sẽ xây dựng lên nội dung
câu chuyện có mở đầu nội dung và kết thúc phù hợp với bức tranh và diễn dạt
nội dung đó bằng ngôn ngữ nói.
1.1.3. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh
B.A.Erikeva nhà giáo dục Nga cho thấy: Ở tuổi 5 – 6 tuổi trẻ có khả
năng hiểu được một cách sơ đẳng các phương tiện biểu cảm được họa sĩ sử
dụng trong các tác phẩm nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của nhà sư phạm. Trẻ
xác định được đặc tính hình tượng hay ý nghĩa của tác phẩm, nắm được nét
chủ đề một cách có mục đích.
Trong Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non của tác giả Đinh
Hồng Thái năm 2013, tác giả đã nói rằng: Dạy trẻ kể chuyện theo tranh là dạy
cho trẻ không chỉ thấy những gì vẽ ở trong tranh mà còn phải tưởng tượng ra
những sự kiện trước và sau nó nữa. Nghĩa là mở đầu và kết thúc cho những gì
thể hiện trong tranh, để trẻ nắm được kĩ năng cần thiết cho việc tự kể lại
chuyện [20, tr.136].
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản dạy trẻ kể chuyện theo tranh là
dạy trẻ biết quan sát tranh và kể một câu chuyện có nội dung phù hợp với bức
tranh một cách hợp lí, bằng cách diễn tả được thành lời một cách lưu loát và
logic.

9



1.2. Cơ sở tâm lý học, sinh lý học và giáo dục học
1.2.1. Cơ sở tâm lý
1.2.1.1. Tư duy
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim
Thoa đã viết trong cuốn Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non năm 2002 [18]:
Tư duy là một quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ, quan hệ bên trong, có tính quy luật giữa sự vật và hiện tượng
trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh
mẽ đó là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng
nghệ thuật được xây dựng qua những bức tranh để tạo nên những câu chuyện
logic. Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ , trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư
duy trừu tượng. Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên.
Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần, nhường chỗ cho các chi tiết đặc
thù của các sự vật hiện tượng.
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1988) đã viết trong cuốn Tâm lý học
trẻ em trước tuổi đi học đã khẳng định rằng: Sự phát triển năng khiếu của trẻ
trong quá trình học tập thường xảy ra khi chính đứa trẻ nắm được những quy
luật cơ bản của văn học. Việc tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo tranh là điều
kiện tốt để phát huy tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Để tư duy
hình tượng phát triển mạnh mẽ hơn, suy luận được nhiều vấn đề mới hơn, phụ
thuộc vào quá trình tổ chức cho trẻ tự hoạt động. Vì chỉ có trong hoạt động
các phẩm chất tâm lý của trẻ mới được hình thành và phát triển [17].
Dạy trẻ kể chuyện theo tranh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn
ngữ, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp với
mọi người xung quanh. Đồng thời nó là phương tiện để phát triển tư duy, khả
năng ghi nhớ và sáng tạo, thông qua kể chuyện theo tranh trẻ sẽ tự tin, thoải

10



mái tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập nhằm phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ. Việc nghiên cứu hoạt động dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện
theo tranh ở trường mầm non Hoa Mai – Yên Bái sẽ giúp đề ra được những
biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh đạt hiệu quả như mong muốn, và phù
hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn này.
1.2.1.2. Tưởng tượng
Trí tưởng tượng là một năng lực của tư duy góp phần tích cực vào hoạt
động nhận thức.
Trí tưởng tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng
tượng như riêng rẽ, tách biệt nhau thành một mặt thống nhất. Ta biết rằng
tưởng tượng hình thành trong quá trình hoạt động của trẻ dưới sự ảnh hưởng
nhất định của điều kiện sống và giáo dục.
Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là tưởng tượng tái
hiện và tưởng tượng sáng tạo.
Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng lên những hình ảnh mới
chưa có kinh nghiệm cá nhân, cũng như chưa có trong xã hội và nó là thành
phần không thể thiếu được trong hoạt động sáng tạo nói chung, và sáng tạo
văn học nghệ thuật của con người nói riêng.
Đối với đặc điểm sáng tạo của trẻ thì ta phải coi “sáng tạo” là một sự
biến đổi, tạo ra một cái gì mới trên cơ sở những cái mà trẻ đã lĩnh hội được
trong quá trình hoạt động chứ không phải bó hẹp trong những phát minh sáng
tạo ra những tác phẩm vĩ đại của những vĩ nhân. Tức là thông qua hoạt động
kể chuyện theo tranh của cô mà trẻ có thể kể lại theo trí tưởng tượng của riêng
trẻ, chủ yếu là tưởng tượng tái hiện. Trẻ tưởng tượng dựa trên những dấu ấn
đã có trước.

11



Những hình ảnh mà trẻ hình dung, tưởng tượng đều được thể hiện trong
cách trẻ thể hiện, trong cử chỉ, điệu bộ của trẻ khi kể chuyện, đó là trẻ đã thể
hiện được cách kể chuyện theo tranh, sáng tạo qua lời kể của cô.
Căn cứ vào những đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
chủ yếu là tưởng tượng tái hiện, vì vậy mà việc kể mẫu chuyện theo tranh và
hướng dẫn trẻ hiểu nội dung bức tranh để kể chuyện theo tranh cũng là một
yếu tố quan trọng để đưa trẻ làm chất liệu xây dựng lên những hình tượng
mới, những chi tiết hấp dẫn muôn màu, muôn vẻ… Vì vậy việc dạy trẻ kể
chuyện theo tranh ở thời điểm này là cần thiết.
1.2.1.3. Ngôn ngữ
Ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là thời kỳ trẻ có khả năng nắm vững và lĩnh
hội hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên
trong. Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn
ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra
trước mắt trẻ.
Ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu kết nối giữa những tình huống hiện tại với
quá khứ thành một “văn cảnh”. Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ về số lượng
từ, mà điều quan trọng là lĩnh hội được những cấu trúc ngữ pháp đơn giản.
Trẻ 5 – 6 tuổi đã hình thành những xúc cảm ngôn ngữ qua những giọng
nói, ngữ điệu, âm tiết… Tuy nhiên dưới sự tác động của cảm xác trẻ có thể
nghe nhầm, phát âm nhầm.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạo
hình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục… Và các nhiệm vụ do
người lớn giao cho trẻ, xác định trách nhiệm của trẻ một cách đơn giản, trẻ
lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của chúng, là viền đề quan
trọng giúp trẻ hoạt động và phát triển ngôn ngữ sau này.

12



Cùng với việc nắm ngôn ngữ trong thực hành và khả năng hiểu ngôn
ngữ thì vốn từ của trẻ tăng lên một cách đáng kể (khoảng 2000 – 3000 từ).
Trẻ biết sắp xếp các từ thành một câu, biết dùng các câu nói để diễn đạt
nguyện vọng, bày tỏ mong muốn của mình. Tất cả những đặc điểm đó gợi cho
ta những liên tưởng tới khả năng kể chuyện theo tranh của trẻ.
1.2.1.4. Chú ý – ghi nhớ
Chú ý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chủ yếu là chú ý không chủ định. Trẻ
thường chú ý đến đối tượng khi đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gây
những ấn tượng, cảm xúc mới lạ nhất và tạo cho trẻ một sự hứng thú. Vì vậy
việc tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh cần căn cứ vào đặc điểm này.
Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: Hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được
phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia
tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình, kể chuyện, âm
nhạc…ở trẻ. Lúc này, các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác
nhau.
Việc kể cho trẻ nghe những câu chuyện theo tranh sẽ hấp dẫn trẻ, trẻ sẽ
chú ý và hứng thú tham gia. Khi cho trẻ kể chuyện theo tranh là để trẻ tự thể
hiện mình, điều đó lôi cuốn sự chú ý – ghi nhớ của trẻ. Từ việc ghi nhớ, hiểu
được nội dung bức tranh trẻ sẽ kể một câu chuyện phù hợp về bức tranh.
Trong thực tế chúng ta thấy rằng trẻ ghi nhớ một hình ảnh, một bài thơ nào đó
mà ghi nhớ đó đi sâu vào hứng thú của trẻ thì trẻ sẽ nhớ rất lâu. Ngược lại
những điều đó mô tả khó khăn về các sự vật, hiện tượng trẻ sẽ dễ quên ngay.
Do vậy, căn cứ vào đặc điểm ghi nhớ - chú ý của trẻ thì cô giáo phải là
người tạo ra cho trẻ những hứng thú, nhất là trong quá trình trẻ kể chuyện
theo tranh. Bằng những hình ảnh sắc nét, những gợi ý để trẻ có thể kể chuyện
theo tranh một cách hứng thú và vui tươi.

13



1.2.2. Cơ sở sinh lý
Lứa tuổi này sự hình thành của não bộ đang trên đà phát triển mạnh, sự
nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ rất đa dạng và phong phú, với trên
một tỷ rưỡi tế bào thần kinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong bán cầu đại
não.
Trong đó, bán cầu não trái có chức năng ngôn ngữ, chịu trách nghiệm
xử lý những thông tin mà con người nghe được và đưa ra những câu trả lời
phù hợp, ngoài ra bán cầu não trái còn giúp con người giải quyết những vấn
đề liên quan đến logic và tính toán chính xác. Bán cầu não phải thì chủ yếu
chịu trách nghiệm về khả năng không gian, nhận diện khuôn mặt và cảm thụ
âm nhạc. Nó cũng có thể xử lý các thông tin liên quan tới toán học, nhưng
chủ yếu là ước lượng sơ bộ và so sánh. Bên cạnh đó, não phải giúp chúng
ta hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh. Nó đóng một phần vai trò đặc
biệt trong ngôn ngữ, giúp ta giải thích bối cảnh trò chuyện và âm điệu của
người đối diện [3].
Trẻ đã thể hiện năng lực qua tổng hợp lời nói, quan sát, chú ý, ghi nhớ,
tưởng tượng, tư duy. Chính vì thế việc dạy cho trẻ kể chuyện theo tranh trong
thời điểm này là thích hợp, bởi trẻ cảm nhận được những nội dung được
truyền tải phong phú qua những bức tranh để từ đó trẻ cảm nhận và thể hiện
các tác phẩm chuyện một cách phong phú nhất theo sự cảm nhận của trẻ.
Tất cả những sự vật hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng
được gọi là tín hiệu thứ nhất. Những tín hiệu đó cùng các dấu vết của chúng ở
vỏ não, hợp thành tín hệu thứ nhất. Hệ thống tín hiệu thứ hai gồm những lời
nói và chữ viết cùng hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ
não do loại kích thích này gây lên [18].
Theo các nhà nghiên cứu, những năm đầu tiên của cuộc sống là thời kỳ
rất quan trọng đối với sự phát triển của não. Đây là thời điểm các tế bào não

14



được nối kết lại với nhau. Các nghiên cứu cho thấy các sợi nhánh phát triển
nhanh trong ba năm đầu nếu não nhận được kích thích tương ứng. Trẻ từ hai
đến mười tuổi, sự liên kết tăng nhanh hơn ở người lớn đến 50% trên nguyên
tắc “dùng hay là mất” (có kích thích nhiều, liên kết sợi nhánh tăng nhanh, còn
ngược lại sẽ bị mất) [16].
Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang đã nói: Sự lớn khôn, phát triển và
trưởng thành ở trẻ phụ thuộc vào hoạt động thích nghi với môi trường và thế
giới hiện thực theo cơ chế đồng hóa và điều ứng của con người. Cơ chế này
có mối liên hệ với hoạt động phản xạ diễn ra ở trẻ: Phản xạ có điều kiện và
phản xạ không điều kiện [4].
Hệ thống tín hiệu thứ hai chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng là một tác
nhân kích thích có điều kiện tương đương với mọi tác nhân kích thích có điều
kiện khác. Hoạt động phân tích của các bán cầu đại não phát triển rất mạnh.
Sự thành lập các đường liên hệ tạm thời diễn ra nhanh chóng khi trẻ 5 – 6 tuổi
và sự phân hóa các tín hiệu nhận thức được cũng chính xác hơn. Trẻ đã biểu
hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ, quan
sát, tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả năng
giải quyết những nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo
[3].
Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ triệt để. Trong tiếp nhận văn
học trẻ thường vận dụng trực tiếp vào tác phẩm văn học mà trẻ đang thể hiện,
không phân biệt giữa chúng. Trẻ không đòi hỏi lí lẽ mà đòi hỏi sự hợp lí về
tình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình. Cho nên giáo viên khi giải thích
và hướng dẫn trẻ trong hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh cần nhất quán
và tạo dựng niềm tin đối với trẻ.
Tiếp nhận văn học của trẻ ít bị dằng buộc bởi lý trí và chứa đựng tưởng
tượng mạnh mẽ. Ở trẻ em, trẻ tượng tượng về cái có thật. Như vậy, trí tưởng


15


tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ trời cho, có tính chất tự nhiên
và trở thành tiền đề để cô giáo tổ chứng hoạt động cho trẻ kể chuyện theo
tranh đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại: Chúng ta có thể dựa vào đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ
trong giai đoạn này để có thể đưa ra biện pháp tối ưu nhất kích thích tối đa sự
phát triển của trẻ, liên kết sự phát triển giữa bán cầu não trái với bán cầu não
phải. Như việc kết hợp giữa kể chuyện với tranh, điều đó sẽ giúp trẻ phát triển
toàn diện, cân đối giữa chức năng của hai bán cầu não.
1.2.3. Cơ sở giáo dục học
Với tư cách là một chuyên ngành của giáo dục học, giáo dục mầm non
là một chuyên ngành nghiên cứu sâu về bản chất, tính quy luật của quá trình
giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi). Từ đó cho thấy
giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.
Nó được xác định bằng mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức quá trình sư
phạm đó nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này. Quá trình
giáo dục mầm non chính là một quá trình tác động sư phạm một cách có mục
đích, có ý thức, có kế hoạch từ phía nhà giáo dục đến trẻ em ở lứa tuổi mầm
non nhằm hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách trẻ [22].
Để trẻ phát triển toàn diện theo mục tiêu chung của Giáo dục mầm non,
cần phải có những tác động sư phạm cần thiết, phải gắn liền hoạt động nhằm
đạt tới “vùng phát triển gần”. Không phải khi nào trẻ cũng có khả năng tự
học, tự thỏa mãn, khát vọng khám phá qua các phương tiện riêng lẻ khi tiếp
xúc với môi trường xung quanh. Trẻ cần sự chỉ bảo ân cần, nghiêm túc của
người lớn, cần khái quát, hệ thống của cô giáo để lĩnh hội thông tin về sự vật
hiện tượng. Theo A.L.Xôrôkina: “Những tri thức trẻ lĩnh hội được bằng kinh
nghiệm, không có sự hướng dẫn thường là những tri thức rời rạc, do đó dễ có
những biểu tượng sai” [22].


16


Trong lý thuyết về vùng phát triển gần, tác giả L.X.Vgôtxki đã khẳng
định rằng: “Với sự giúp đỡ của người lớn tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp,
trẻ có thể thể hiện năng lực cao hơn điểm phát triển dừng trước đó” [21]. Từ
đó ông nhận thấy mối quan hệ qua lại giữa giảng dạy và sự phát triển. Ông
viết rằng: “Một điểm cơ bản của giảng dạy là tạo ra vùng phát triển gần, tức là
kích thích trẻ hoạt động, thức tỉnh một loạt các quá trình phát triển nội tại và
đưa chúng vào cuộc chuyển động. Chỉ có việc giảng dạy nào hơi đi trước sự
phát triển, mới là việc giảng dạy tốt [21].
Nội dung trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi bao gồm:
Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển
nhận thức, giáo dục phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Chương trình giáo
dục mầm non nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển hài hòa về các nội dung
trong chương trình.
Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.
Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng của giáo dục nghệ
thuật, một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ. Văn học nghệ thuật
mang đến cho trẻ sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, làm cho trẻ rung động
trước cái hay, cái đẹp với tình cảm trong sáng của con người và biết lên án, tỏ
thái độ với những cái xấu.
Năng lực hoạt động nghệ thuật của trẻ chịu ảnh hưởng của những tác
động sư phạm. Do vậy để thực hiện được dạng thức tiết học cô giáo phải nắm
vững cơ sở khoa học của môn học, phải biết khiêu gợi hứng thú của trẻ để
kích thích, thu hút trẻ tự tìm tòi, phát hiện sáng tạo nghệ thuật.
Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo tranh giúp trẻ có những kỹ
năng tự thể hiện nghệ thuật độc lập, sáng tạo (kể chuyện theo tranh), chỉ thông
qua các hoạt động giáo dục các phẩm chất tâm lý mới được hình thành và phát

triển đúng đắn. Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu về dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện

17


×