Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÂU HỎI THI SÁT HẠCH GIÁO VIÊN MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.07 KB, 10 trang )

CÂU HỎI THI SÁT HẠCH GIÁO VIÊN
I. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON
1. Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc-giáo dục trẻ từ độ tuổi nào?
Trả lời: Theo Điều lệ trường Mầm non, nhà trường sẽ thực hiện việc nuôi dưỡng
chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non.
2. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một nhóm đối với nhóm trẻ
từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi?
Trả lời: - Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi là 15 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi là 20 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi là 25 trẻ/ nhóm
3. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một lớp đối với trẻ mẫu
giáo từ 3 - 5 tuổi?
Trả lời: - Lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi là 25 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi là 30 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi là 35 trẻ/ lớp
4. Theo quy định hiện hành một lớp bán trú có bao nhiêu giáo viên phụ trách?
Trả lời: Một lớp bán trú có từ hai giáo viên trở lên thì phải có một giáo viên phụ
trách chính.
5. Trong trường mầm non, Mẫu giáo được quy định tại Điều lệ có bao nhiêu tổ?
Trả lời: Trong trường mầm non theo quy định có hai tổ: Tổ chuyên môn và Tổ
văn phòng
+ Tổ chuyên môn gồm: Giáo viên, người làm công tác thiết bị và cấp dưỡng. Tổ
chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
+ Tổ văn phòng gồm: Nhân viên y tế, văn thư, kế toán và nhân viên khác.
6. Qui định trong Điều lệ sinh hoạt ở tổ chuyên môn mấy lần/ tháng?
Trả lời: Sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
7. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà
trẻ, lớp MG trên địa bàn do ai thực hiện ?
Trả lời: Phòng GD-ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với
mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.


8. Em hãy cho biết thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, chia tách, giải
thể nhà trường, nhà trẻ công lập, nhà trẻ dân lập, tư thục ?
Trả lời:
+ Chủ tịch UBND cấp Huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ
công lập và cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.
+ Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục,
đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.

1


9. Hãy nêu nhiệm vụ của giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em trong trường mầm non?
Trả lời: Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương
trình giáo dục mầm non. Lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các
hoạt động; Đánh giá và quản lý trẻ em, chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em , tham gia hoạt động của tổ chuyên môn.
10. Em hãy cho biết trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên Mầm non theo quy
định trong Điều lệ ?
Trả lời: Theo điều lệ trình độ chuẩn của giáo viên mầm non là có bằng tốt
nghiệp trung cấp Sư phạm mầm non
11. Theo Luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non cấp thẩm quyền nào
bổ nhiệm hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và tư
thục?
Trả lời: Theo luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non Hiệu trưởng và
phó hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường,
nhà trẻ công lập và tư thục.
12. Hãy nêu các hành vi giáo viên không nên làm đối với trẻ trong trường mầm
non?
Trả lời: Xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Bỏ giờ

bỏ lớp, tùy tiện cắt xén chương trình, đối xử không công bằng với trẻ em, bớt xén khẩu
phần ăn, làm việc riêng khi đang tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.
13. Trẻ mầm non có độ tuổi và sức khỏe như thế nào thì được nhận vào trường?
Trả lời:
+ Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi được nhận vào trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập.
+ Không tiếp nhận trẻ em đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy
hiểm vào học trong các cơ sở giáo dục mầm non.
14. Trẻ em có nhiệm vụ gì khi đang theo học trong các trường mầm non?
Trả lời:
+ Đi học đều, tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
dành cho trẻ em, thực hiện các quy định của nhà trường
+ Có lời nói, cử chỉ, thói quen vệ sinh văn minh phù hợp với lứa tuổi. Trang
phục gọn gàng, sạch sẽ thuận tiện cho các hoạt động học và chơi.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp, nơi công cộng.
15. Trẻ em được hưởng quyền lợi và chính sách gì khi đang học trong trường
mầm non?
Trả lời:

2


+ Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục
mầm non của Bộ GDĐT ban hành. Trẻ em khuyết tật hào nhập theo quy định và được
lập hồ sơ cá nhân.
+ Được cân đo, khám sức khỏe, chữa bệnh không phải trẻ tiền ở các cơ sở y tế
công lập…
16. Gia đình có trách nhiệm gì đối với trẻ đang học trong trường mầm non?
Trả lời: Gia đình thường xuyên quan hệ với nhà trường để được thông báo kịp

thời tình hình của trẻ, nhằm phối hợp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Tham gia các hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, góp phần nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
17. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ gồm những hoạt động nào?
Trả lời:
+ Các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngũ,
vệ sinh, sức khỏe và đảm bảo an toàn.
+ Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động học, chơi, lao động, hoạt động ngày
hội, ngày lễ.
+ Tuyên truyền phổ biến nuôi con theo khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ cho các cha mẹ và cộng đồng.
18. Trách nhiệm nhà trường phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương và xã
hội để làm gì?
Trả lời: Nhà trường chủ động đề xuất các biện pháp với cấp ủy, chính quyền địa
phương với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô phát triển của nhà trường, các
biện pháp giáo dục và quan tâm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
19. Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non lớp mẫu giáo cần
chuẩn bị những gì?
Trả lời: Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non lớp học mẫu
giáo cần có thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm
non, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện đại để nâng cao chương
trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
20. Trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo
Điều lệ có mấy loại hình?
Trả lời: Theo điều lệ trường mầm non có 3 loại hình: Công lập, dân lập và tư
thục.

21. Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc giáo dục trẻ từ độ tuổi nào?

Trả lời: Theo Điều lệ trường Mầm non, nhà trường sẽ thực hiện việc nuôi dưỡng chăm
sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non.
3


22. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một nhóm đối với nhóm trẻ
từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi?
Trả lời: - Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi là 15 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi là 20 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi là 25 trẻ/ nhóm
23. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một lớp đối với trẻ mẫu
giáo từ 3 - 5 tuổi?
Trả lời: - Lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi là 25 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi là 30 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi là 35 trẻ/ lớp
24. Theo quy định hiện hành một lớp bán trú có bao nhiêu giáo viên phụ trách?
Trả lời: Một lớp bán trú có từ hai giáo viên trở lên thì phải có một giáo viên phụ trách
chính.
25. Trong trường mầm non, Mẫu giáo được quy định tại Điều lệ có bao nhiêu tổ?
Trả lời: Trong trường mầm non theo quy định có hai tổ: Tổ chuyên môn và Tổ văn
phòng
+ Tổ chuyên môn gồm: Giáo viên, người làm công tác thiết bị và cấp dưỡng. Tổ
chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
+ Tổ văn phòng gồm: Nhân viên y tế, văn thư, kế toán và nhân viên khác.
26. Qui định trong Điều lệ sinh hoạt ở tổ chuyên môn mấy lần/ tháng?
Trả lời: Sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
27. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà
trẻ, lớp MG trên địa bàn do ai thực hiện ?
Trả lời: Phòng GD-ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi
loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.

28. Em hãy cho biết thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, chia tách, giải
thể nhà trường, nhà trẻ công lập, nhà trẻ dân lập, tư thục ?
Trả lời:
+ Chủ tịch UBND cấp Huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công
lập và cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.
+ Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ
hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.
29. Hãy nêu nhiệm vụ của giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em trong trường mầm non?
Trả lời: Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình
giáo dục mầm non. Lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt
động; Đánh giá và quản lý trẻ em, chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em , tham gia hoạt động của tổ chuyên môn.
30. Em hãy cho biết trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên Mầm non theo quy định
trong Điều lệ ?
4


Trả lời: Theo điều lệ trình độ chuẩn của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp
trung cấp Sư phạm mầm non
31. Theo Luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non cấp thẩm quyền nào
bổ nhiệm hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và tư
thục?
Trả lời: Theo luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non Hiệu trưởng và phó
hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà
trẻ công lập và tư thục.
32. Hãy nêu các hành vi giáo viên không nên làm đối với trẻ trong trường mầm
non?
Trả lời: Xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Bỏ giờ bỏ
lớp, tùy tiện cắt xén chương trình, đối xử không công bằng với trẻ em, bớt xén khẩu

phần ăn, làm việc riêng khi đang tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.
33. Trẻ mầm non có độ tuổi và sức khỏe như thế nào thì được nhận vào trường?
Trả lời:
+ Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi được nhận vào trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo
34. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ gồm nhưng hoạt động nào?
Trả lời:
+ Các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng, giiacs ngủ,
vệ sinh, sức khỏe và đảm bảo an toàn
+ Các hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động học, chơi, lao động, hoạt động ngày
hội, ngày lễ
+ Tuyên truyền phổ biến nuôi con theo khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ cho các cha mẹ cộng đồng
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đánh giá trẻ hàng ngày qua những nội dung nào?(1 điểm)
a. Tình trạng sức khỏe của trẻ; Trạng thái cảm xúc và những khả năng của trẻ; Kiến
thức và kỹ năng của trẻ.
b. Tình trạng sức khỏe của trẻ; Trạng thái cảm xúc thái và hành vi của trẻ; Kiến thức,
kỹ năng của trẻ.
c. Tình trạng sức khỏe của trẻ; Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi; Kiến thức và kỹ
năng của trẻ.
Câu 2: Theo thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ban hành quy chế BDTX giáo viên
phải thực hiện tổng thời lượng BDTX là bao nhiêu tiết/năm học?(0,5 điểm)
a. Tổng thời lượng 60 tiết
b. Tổng thời lượng 120 tiết
c. Tổng thời lượng 90 tiết
Câu 3. Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động gồm? (1 điểm)
a. Môi trường vật chất, môi trường xã hội, môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng
nhóm/lớp, môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời.

5


b. Mô trường vật chất, môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp, môi
trường cho trẻ hoạt động ngoài trời.
c. Môi trường vật chất (môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp, môi
trường cho trẻ hoạt động ngoài trời), môi trường xã hội.
Câu 4. Theo quy định tại chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ mẫu giáo có
những loại đánh giá nào? (0,5 điểm)
a. Đánh giá trẻ hàng ngày, Đánh giá trẻ cuối chủ đề và theo giai đoạn.
b. Đánh giá trẻ hàng ngày, Đánh giá trẻ cuối độ tuổi và theo giai đoạn.
c. Đánh giá trẻ hàng ngày, Đánh giá trẻ theo giai đoạn
Câu 5. Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân được thực hiện trên mấy loại biểu đồ? (0,5
điểm)
a. 1 biểu đồ
b. 2 biểu đồ
c. 3 biểu đồ
Câu 6. Đồng chí hãy cho biết mục đích của việc đánh giá trẻ hàng ngày? (0,5
điểm)
a. Đánh giá những diễn biến tâm- sinh lý của trẻ hàng ngày trong các hoạt động, nhằm
phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt
động chăm sóc giáo dục.
b. Đánh giá kết quả các hoạt động học tập của trẻ, nhằm phát hiện những biểu hiện tích
cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh mục tiêu giáo dục.
c. Đánh giá kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
Câu 7. Đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng xử trẻ mầm non có
những mục tiêu nào sau đây? (1 điểm)
a. Nắm được các vấn đề cơ bản về đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng
xử với trẻ mầm non; Có ý thức tự học tập bồi dưỡng để nâng cao đạo đức của người
giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non.

b. Nắm được các vấn đề cơ bản về đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng
xử với trẻ mầm non; Giáo viên có hành vi đạo đức phù hợp trong giao tiếp ứng xử với
trẻ mầm non; Có ý thức tự học tập bồi dưỡng để nâng cao đạo đức của người giáo viên
mầm non trong giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non.
c. Giáo viên có hành vi đạo đức phù hợp trong giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non; Có ý
thức tự học tập bồi dưỡng để nâng cao đạo đức của người giáo viên mầm non trong
giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non.
Câu 8: Trong điều lệ trường mầm non qui định các hành vi giáo viên mầm non không
được làm:
a. Xuyên tạc nội dung giáo dục, đối xử không công bằng với trẻ em, bớt xén phần ăn
của trẻ.
b. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp, bỏ giờ,
bỏ buổi, tùy tiện cắt xén nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục, ép buộc trẻ học thêm để thu
tiền.
c. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp, xuyên
tạc nội dung giáo dục, bỏ giờ, bỏ buổi, tùy tiện cắt xén chương trình. Đối xử không
công bằng với trẻ em, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền, bớt xén khẩu phần ăn của trẻ.
Làm việc riêng khi đang thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
Câu 9. Những phương pháp nào dưới đây phát huy mạnh hơn tính tích cực nhận thức
của trẻ.
a. Vấn đáp, tìm tòi, khám phá.
6


b. Thuyết minh - giải thích, minh họa.
c. Làm thí nghiệm - giải thích, minh họa.
d. Trẻ thực hành, quan sát, tìm tòi.
Câu 10: Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:
a. Tăng cường thực hành vận dụng kiến thức.
b. Phát huy tính tích cực của trẻ.

c. Dạy kiến thức cơ bản, vững chắc.
Câu 11: Nội dung giáo dục trẻ nhà trẻ lĩnh vực phát triển thể chất phần phát triển vận
động có mấy nội dung?
a. Tập làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe. Tập các vận động cơ
bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô
hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp tay mắt.
b. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập động tác phát
triển các nhóm cơ và hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp với tay –
mắt.
c. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện nền nếp,
thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp. Tập các cử
động của bàn tay ngón tay và phối hợp tay – mắt.
d. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện nề nếp,
thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp. Tập các cử
động của bàn tay ngón tay và phối hợp tay – mắt. Nhận biết và tránh một số nguy cơ
không an toàn.
Câu 12: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng:
a) Trẻ có biểu hiện loét miệng và nổi sần ở lòng bàn chân, bàn tay.
b)Trẻ khó ngủ, giật mình quấy khóc là do bị đau miệng.
c)Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhẹ có thể cho đi học.
d) Trẻ mắc bệnh điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng đơn thuần, đi kèm nổi sần ở lòng
bàn tay, bàn chân, trẻ chỉ giật mình chới với có thể biến chứng viêm não, màng não, trẻ
mắc bệnh cho trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc.
Câu 13: Khi lồng ghép nội dung GDBVMT vào các chủ đề cần đảm bảo:
a. Nội dung GDBVMT có thể xuyên suốt, không cứng nhắc mà linh hoạt, từ nội dung
của chủ đề này có thể đem sang chủ đề khác. Có thể mở rộng kiến thức GDBVMT của
từng lứa tuổi phù hợp sự hiểu biết của trẻ.
b. Nội dung GDBVMT có thể xuyên suốt, không cứng nhắc mà linh hoạt, từ nội dung
chủ đề này có thể đem sang chủ đề khác.
c. Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người. Hình

thành cho trẻ một số hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường.
d. Cả 2 ý b và c.
Câu 14: Nguyên tắc tích hợp nội dung các chuyên đề vào các hoạt động giáo dục trẻ?
a. Nội dung trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày.
b. Nội dung đầu vào có hệ thống, phù hợp thực tế, phù hợp đặc trưng của hoạt động,
không làm thay đổi nội dung và mục tiêu của hoạt động chính, đảm bảo tự nhiên, nhẹ
nhàng, tránh không gây nặng nề, quá tải.
c. Các nội dung giáo dục phải gần gũi với trẻ, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 15: Thế nào là tự tin ở trẻ mẫu giáo?
a. Tự tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình
nghĩ.
7


b. Tự tin là bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.
c. Tự tin là trẻ nói mạch lạc khi trình bày suy nghĩ của mình, không e dè, sợ sệt trước
đám đông.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 16: Thông tư sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm
non hành kèm thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ
giáo dục và đào tạo là thông tư nào
a. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 11 năm 2016
b. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2016
c. Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2017
Câu 17: Khi xây dựng các góc hoạt động ta căn cứ vào phương án nào?
a. Diện tích phòng học và đồ dùng học liệu.
b. Nội dung cụ thể từng chủ đề
c. Độ tuổi và số trẻ trong lớp.
d. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non số mấy, kí ngày nào?
a. 16/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009
b. 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009
c. 17/2009/TT_BGDĐT, ngày 25/7/2009
Câu 19: Chương trình giáo dục mầm non độ tuổi mẫu giáo phát triển theo mấy lĩnh
vực?
a. 4 lĩnh vực
b. 5 lĩnh vực
c. 6 lĩnh vực
d. 7 lĩnh vực
Câu 20: Lập kế hoạch năm học có mấy nội dung?
a. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học
b. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trọng tâm
trong năm học. Biện pháp. Dự kiến các chủ đề trong năm học
c. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trong năm
học. Chỉ tiêu cụ thể. Biện pháp
d. Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Mục tiêu giáo dục (5 mặt phát
triển). Các chueyen đề trọng tâm trong năm học. Chỉ tiêu cụ thế. Biện pháp. Dự
kiến các chủ đề trong năm học
Câu 21: : Nội dung giáo dục trẻ nhà trẻ lĩnh vực phát triển thể chất phần phát triển vận
động có mấy nội dung?
a. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ. Tập các vận động cơ
bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập động tác phát triển các nhóm cơ
và hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt.
b. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập động tác
phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và
phối hợp tay-mắt
c. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện nền
nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô
hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt

d. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. Tập luyện nền
nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô

8


hấp. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt. Nhận biết và
tránh một số nguy cơ không an toàn
Câu 22: Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực phát triển thể chất phần giáo dục
dinh dưỡng và sức khoẻ gồm có các nội dung nào?
a. Làm quen cách đánh răng lau mặt. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh
hoạt. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông
thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ
b. Làm quen cách đánh răng lau mặt. Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn ngủ vệ
sinh. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông
thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ
c. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với
sức khoẻ. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
d. Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường
và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ
Câu 23: Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực phát triển nhận thức gồm các nội
dung nào?
a. Khám phá khoa học. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán. Khám
phá xã hội
b. Khám phá khoa học. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán. Khám
phá xã hội. Một số nghề trong xã hội
c. Khám phá khoa học các bộ phận con người. Làm quen với một số khái niệm sơ
đẳng về toán. Khám phá xã hội. Một số nghề trong xã hội
d. Khám phá khoa học các bộ phận con người. Làm quen với một số khái niệm sơ

đẳng về toán tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm. Khám phá xã hội. Một số
nghề trong xã hội
Câu 24: Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực phát triển ngôn ngữ gồm các nội
dung nào?
a. Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Nói phát âm rõ trong các tiếng việt.Làm
quen với việc đọc, viết
b. Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Nói phát âm rõ trong các tiếng việt.Làm
quen với việc đọc, viết, làm quen với cách sử dụng sách, bút
c. Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Nói phát âm rõ trong các tiếng việt.Làm
quen với việc đọc, viết, làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc
sống
d. Nghe. Nói.Làm quen với việc đọc, viết
Câu 25: Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội gồm các nội dung nào?
a. . Phát triển tình cảm, ý thức về bản thân. Phát triển kỹ năng xã hội hành vi và
quy tắc ứng xử, quan tâm bảo vệ môi trường
b. Phát triển tình cảm. Phát triển kỹ năng xã hội
c. Phát triển tình cảm, ý thức về bản thân. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm
với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. Phát triển kỹ năng xã hội hành
vi và quy tắc ứng xử, quan tâm bảo vệ môi trường  d. Phát triển tình cảm, ý
thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người
d. . Phát triển tình cảm, ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình
cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. Phát triển kỹ năng xã hội
9


hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường mầm non,
cộng đồng gần gũi, quan tâm bảo vệ môi trường
Câu 26: : Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực phát triển thẩm mĩ gồm các nội
dung nào?

a. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi
xuung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật
b. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và
hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình)
c. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
d. Cả 3 câu trên đều đúng

10



×