Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo thực tập tại trường đại học nội vụ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 43 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành
kèm theo quyết định số 25/2006 QĐ-BGĐT ngày 26.6.2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và đào tạo;
- Căn cứ Quyết định số 06 QĐ-HVBCTT- ĐH ngày 05/01/2015 của
Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền về việc cử đoàn sinh viên đi thực tập;
- Căn cứ chương trình, kế hoạch đào tạo năm 2014 – 2015 của HVBC-TT;
- Căn cứ Kế hoạch giảng dạy của trường chính đại học Nội vụ Hà Nội,
đoàn sinh viên thực tập tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội xây dựng kế hoạch
thực tập tại trường như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Rèn luyện năng lực giảng dạy và nâng cao lòng yêu nghề để trở thành
giảng viên lý luận của các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đại
học, cao đẳng.
-

Nắm vững chức năng, nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chủ yếu

của nhà trường để quen thuộc với hệ thống tổ chức và môi trường nghề
nghiệp.
-

Nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề

nghiệp đối với ngành đào tạo của mình.
2. Yêu cầu
-

Xây dựng kế hoạch thực tập chi tiết nhằm đảm bảo yêu cầu đào tạo


của Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền cũng như trường đại học Nội vụ Hà
Nội
-

Tìm hiểu nhiệm vụ và hoạt động của Khoa và của Nhà trường: chức

năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ và bộ máy, chương trình và kế hoạch đào tạo,
nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện cơ sở vật
chất.
1


-

Tìm hiểu việc học tập, rèn luyện của học viên, đặc điểm phẩm chất

chính trị, đạo đức, tinh thần, thái độ học tập trên lớp, tự nghiên cứu, sinh hoạt
tập thể.
-

Tìm hiểu thực tiễn tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa

phương , tích lũy kiến thức nhằm phục vụ cho việc viết báo cáo thực tập và
khóa luận tốt nghiệp.
Các sinh viên trong đoàn thực tập được bố trí vào sinh hoạt như một
thành viên tại các khoa chuyên môn trong thời gian thực tập. Sinh viên phải
chịu sự điều hành của khoa chuyên môn, của Ban Giám hiệu nhà trường mà
trực tiếp là Ban chỉ đạo thực tập.Tiếp cận thực tế giảng dạy trên lớp và các
hoạt động chuyên môn của giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố,
trường Đại học, Cao đẳng; tìm hiểu các hoạt động của khoa và nhà trường để

hiểu biết về nhiệm vụ và các quan hệ công tác của giảng viên tạo cơ sở cho
đợt thực tập nghiệp vụ cuối khóa vào năm tới và công tác sau khi tốt nghiệp;
nâng cao ý thức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp
đồng thời tạo điều kiện để sinh viên chúng em nắm vững được chức năng,
nhiệm vụ và tham gia vào các hoạt động của nhà trường, để làm quen với hệ
thống tổ chức và môi trường nghề nghiệp sau này.
Theo Quyết định số 06 QĐ-HVBCTT- ĐH ngày 05/01/2015 về việc cử
đoàn sinh viên đi thực tập, các đoàn sinh viên thuộc các lớp Triết học K31,
Kinh tế chính trị K31, Quản lý kinh tế k31A1, Quản lý kinh tế K31A2, Chủ
nghĩa xã hội khoa học K31, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước K31,
Lịch sử Đảng K31, Tư tưởng Hồ Chí Minh K31, Giáo dục lý luận chính trị
K31A1, Giáo dục lý luận chính trị K31A2, Xây dựng Đảng và chính quyền
nhà nước K33B, Kinh tế chính trị K33B năm học 2014- 2015 đi thực tập tại
các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đại học, cao đẳng từ ngày
02/3/2015 đến ngày 24/4/2015. Trong đó, đoàn sinh viên Học Viện Báo Chí
và Tuyên Truyền về thực tập tại trường đại học nội vụ Hà Nội gồm 11 sinh
viên của 2 khoa: Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2


Thời gian thực tập là quá trình sinh viên được tiếp cận và thực hành hoạt
động giảng dạy trong thực tế. Đồng thời, nó là cơ hội quý báu để mỗi sinh
viên tự trau dồi kiến thức, kỹ năng ngề nghiệp...cho bản thân mình. Với tư
cách là một thành viên của đoàn thực tập, em đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ
trong quá trình thực tập theo yêu cầu của Học viện và yêu cầu của trường đại
học Nội vụ Hà Nội. Sau thời gian thực tập, em đã học tập và rút ra được
những kết quả nhất định. Dưới đây, em xin được trình bày những kết quả
chính mà em đã tích lũy và rút ra được sau quá trình thực tập.
II. Nhiệm vụ và phạm vi báo cáo.
1. Nhiệm vụ:

- Báo cáo những vấn đề hoạt động dạy và học tập trong thời gian thực
tập tại trường.
- Những công việc chính trong đợt thực tập:
Tìm hiểu thực tế giáo dục tại địa phương và của trường Đại Học Nội
Vụ Hà Nội .
Dự giảng
Chuẩn bị đề cương và bài giảng
Thi giảng
 Tham gia hoạt động ngoại khóa của khoa.
 Tham gia quản lý lớp học.
 Trực khoa.
2. Phạm vi viết báo cáo:
- Phạm vi viết báo cáo thu hoạch rất ngắn vì thời gian kiến tập ở trường
Đại Học Nội vụ Hà Nội chỉ có 8 tuần. Với quy mô chỉ trong 8 tuần em dự
giảng 10 buổi của giảng viên trong khoa, và trực khoa 8 buổi, tham gia hoạt
động ngoại khóa của khoa 1 buổi.

3


3. Lịch trình thực tập .
Tuần lễ

Nội dung công việc

- Ra mắt ban chủ nhiệm
Khoa.
Từ ngày 02/03/2015 - Dự giảng của các thầy cô
đến ngày 08/03/2015
trong khoa, tham gia quản lý

lớp học.
- Trực khoa.
- Tham gia hoạt động ngoại
khóa
- Tìm hiểu hoạt động của
trường, của khoa.
- Trực khoa.
Từ ngày 09/03/2015 - Tham gia dự giảng.
đến ngày 15/03/2015.
- Chuẩn bị đề cương bài
giảng, soạn giảng
-Tìm hiểu địa phương.
- Trực khoa.
Từ ngày 16/ 03/ 2015 - Tham gia dự giảng.
đến ngày
- Chuẩn bị đề cương bài
22/ 03/2015
giảng, soạn giảng
- Tập giảng

Từ ngày 23/03/2015
đến ngày 29/03/2015

- Trực khoa
- Tham gia dự giảng
- Soạn giảng
- Tập giảng
- Tham gia quản lý lớp học

4


Ghi chú

Buổi sáng : Thời
gian từ 7 giờ 00 đến
11 giờ .
Buổi chiều : từ 13
giờ đến 17 giờ.

Buổi sáng : Thời
gian từ 7 giờ 00 đến
11 giờ .
Buổi chiều : từ 13
giờ đến 17 giờ.


- Trực khoa
- Tham gia dự giảng
Từ ngày 30/03/2015 - Soạn giảng
đến ngày 05/04/2015
- Tập giảng
- Tham gia quản lý lớp học

- Trực khoa
- Tham gia dự giảng
- Soạn giảng
Từ ngày 06/04/2015 - Tập giảng
đến ngày 12/04/2015
- Tham gia quản lý lớp học


- Trực khoa
- Tham gia dự giảng
Từ ngày 13/04/2015 - Soạn giảng
đến ngày 19/04/2015
- Tập giảng
- Tham gia quản lý lớp học
- Chuẩn bị tài liệu viết báo
cáo thực tập
- Trực khoa
Từ ngày 20/04/2015 - Tập giảng
đến ngày 24/04/2015
- Thi giảng
- Viết báo cáo thực tập

5


4. Kế hoạch cho từng nội dung thực tập.
- Tìm hiểu thực tế của địa phương Hà Nội.
- Nghe báo cáo về tình hình hoạt động của trường, và địa phương nơi
trường đóng.
* Kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin:
Thu thập thông tin qua báo cáo về tình hình hoạt động của trường và
công tác quản lý của khoa.
Tìm hiểu qua giảng viên hướng dẫn, nắm tình hình sinh hoạt, đặc điểm
của từng lớp dự giảng đề ra kế hoạch phù hợp cụ thể.
* Kế hoạch công tác
- Những công việc hàng ngày.
- Lên kế hoạch cụ thể cho từng phần.


6


PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
I. Một số nét khái quát về thành phố Hà Nội.
1. Vị trí địa lý,phạm vi lãnh thổ.
Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng.
 Tọa độ: Từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh
độ Đông.
Phía Bắc: giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Phía Nam: giáp Hà Nam, Hòa Bình.
Phía Đông: giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Phía Tây : giáp Hòa Bình, Phú Thọ.
Diện tích : 3.324,92 km²
Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông,
¾ diện tích là đồng bằng, phần đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba
Vì,Quốc Oai, Mỹ Đức.
Bốn điểm cực của thủ đô Hà Nội:
 Cực Bắc: xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
 Cực Tây: xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
 Cực Nam: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
 Cực Đông: xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
2.Sự phân chia hành chính.
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng , Đà Nẵng và Cần Thơ.
Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc
biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng

7



số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ
15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh...
Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân
Thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu lên, là cơ quan quyền
lực nhà nước ở thành phố. Hội đồng nhân dân Hà Nội hiện nay, nhiệm
kỳ 2011–2016, gồm 95 đại biểu.
Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện
có 29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và
584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn. Ngày
27/12/2013, Chính phủ ban hành nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường.
Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội:
Hà nội gồm 12 quận:
1. Quận Ba Đình

7. Quận Hai Bà Trưng

2. Quận Hoàn Kiếm

8. Quận Hoàng Mai

3. Quận Tây Hồ

9. Quận Thanh Xuân

4. Quận Long Biên

10. Quận Hà Đông


5. Quận Cầu Giấy

11. Quận Bắc Từ Liêm

6. Quận Đóng Đa

12. Quận Nam Từ Liêm

Với 17 huyện:
1. Huyện Ba Vì

10. Huyện Phúc Thọ

2. Huyện Chương Mỹ

11. Huyện Quốc Oai

3. Huyện Đan Phượng

12. Huyện Sóc Sơn

4. Huyện Đông Anh

13. Huyện Thạch Thất

5. Huyện Gia Lâm

14. Huyện Thanh Oai


6. Huyện Hoài Đức

15. Huyện Thanh Trì

7. Huyện Mê Linh

16. Huyện Thường Tín

8. Huyện Mý Đức

17. Huyện Ứng Hòa

9. Huyện Phú Xuyên
8


Và 1 thị xã: Sơn Tây.
 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: trụ sở chính đóng tại 36 Xuân La,
phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
3. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
a. Hệ thống giao thông.
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên
cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam
tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy
và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách
trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông,
thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970,
hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng,
gồm cả dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc quận Đống
Đa được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay

quân sự. Ngoài ra, Hà Nội còn cósân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Ba Vì,
sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện Mỹ Đức. Hà Nội là đầu mối giao thông
của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc
Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn
Minh, Trung Quốc. Cácbến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước
Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo
các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 đến Cao
Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 18 đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc
lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, Hà Nội còn có các nhiều tuyến đường cao
tốc trên địa bàn như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân-Cầu Giẽ, ngoài ra các
tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Hải Phòng, Nội Bài-Lào Cai, Hà
Nội-Thái Nguyên cũng đang trong quá trình xây dựng. Về giao thông đường
thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng
Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả lại.

9


Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ
tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn –
đặc biệt là xe máy–, và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Lại thêm
khâu xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông hiện nay chưa nghiêm,
việc quản lý nhà nước và tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, luôn thay đổi
tùy tiện. Giáo sư Seymour Papert – nhà khoa học máy tính từ Học viện Công
nghệ Massachusetts bị tai nạn ở Hà Nội vào cuối năm 2006 – đã miêu tả giao
thông của thành phố như một ví dụ minh họa cho giả thuyết về “hành vi hợp
trội”, phương thức mà các đám đông, tuân theo các nguyên tắc đơn giản và
không cần sự lãnh đạo, tạo ra các vận động và hệ thống phức tạp. Trên những
đường phố Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi
xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5

tới 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa
khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng
thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó
khăn cho người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe
buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố
có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện
cá nhân, chủ yếu là xe máy.
Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới
100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng
nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại. Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng dự báo tới năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ hết
tình trạng ùn tắc giao thông. Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có
7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng
tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản lý hơn 4,3 triệu phương tiện
giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4 triệu. Trong 11 tháng

10


đầu năm 2011, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 533 vụ tai nạn giao thông đường
bộ, đường sắt làm 531 người chết và 144 người bị thương.
b. Hệ thống Y tế-Giáo dục-Thương mại.
- Y Tế : Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì
năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế
thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y
tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng
một phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569
người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3

bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. Cũng theo thống kê năm 2010,
thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá, so với Thành phố
Hồ Chí Minh 6.073 bác sĩ, 1.875 y sĩ và 10.474 y tá. Do sự phát triển không
đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập
trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi
Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng
với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện,
phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Năm 2007, toàn thành phố có 8
bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh. Theo đề án đang được triển
khai, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân. Khi đó,
tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường.
Cũng giống như Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện chăm sóc y tế giữa
nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng
địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua
các chỉ số y tế cơ bản. Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng là 9,7%, thì ở Hà Tây, con số lên tới 17%. Tương tự, tuổi thọ trung
bình tại khu vực Hà Nội cũ khá cao, 79 tuổi, nhưng sau khi mở rộng, con số
này bị giảm xuống còn 75,6 tuổi. Tại không ít khu vực thuộc các huyện ngoại

11


thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch
để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng.
- Giáo Dục: Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà
Nội trở thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Hà Nội ngày nay vẫn là trung
tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học,
581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp
học, 982.579 học sinh. Hệ thống trường trung học phổ thông, Hà Nội có 40
trường công lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và

truyền thống lâu đời, như Trung học Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học
phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú.
Bên cạnh các trường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và 5
trường bán công Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt,
trực thuộc các trường đại học, là Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại
ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường
Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Trung học phổ thông
Chuyên thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các trường trung học chuyên
này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà
còn của toàn Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục
của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.
Sau khi Hà Tây được sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt
Nam về số lượng người không biết chữ. Theo thống kê củaBộ Giáo dục và
Đạo tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 người mù chữ
trên tổng số 1,7 triệu người của cả quốc gia.
Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa
bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết
các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên,
Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trường đại học ở đây như Đại
học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học
12


viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trường đào
tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam
-Thương Mại : Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ
rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang
Than... đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển

mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn
giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2010, Hà Nội
được xếp thành phố toàn cầu loại gamma+.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế
Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng
trưởngGDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ
1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của
Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt
Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia
và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng Trong bảng xếp hạng
về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở
vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành.
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8
triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một
trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất,
với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600
văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản
xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công
nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000
lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công
13


nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút
gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp
22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10%
kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2
triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao
động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo
lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ
cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác.
Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi
trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn
chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ
lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội
không
II. Khái quát về trường Đại Học Nội vụ Hà Nội.
1.Lịch sử của Nhà trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là trường đại học trực thuộc Bộ Nội vụ
được thành lập vào tháng 11 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng
Nội vụ Hà Nội. Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội được thành lập năm 2005
trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Trường
Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I được thành lập năm 1971.

14


Năm 1971 Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được thành lập theo
Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, theo
Quyết định Trường có nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của
ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho
cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước
Ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định
số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư
Lưu trữ Trung ương I trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung
ương I, Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường hoạt động theo điều lệ Trường Cao đẳng.
Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
 Các phần thưởng cao quý Đảng và Nhà nước trao tặng :
Nhìn lại chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của Nhà trường
(18/12/1971-18/12/2011) mặc dù còn nhiều việc phải làm nhưng các thế hệ
cán bộ công chức, viên chức và sinh viên, học sinh có quyền tự hào về thành
tích 40 năm hoạt động. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã được
Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành của Việt Nam tặng nhiều phần thưởng cao quý.

15


Hình ảnh trong lễ kỉ niệm 40 năm ngày truyền thống và đón nhận huân
chương Độc lập hạng Ba, lễ công bố quyết định thành lập trường Đại học nội
vụ Hà Nội


Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011);



Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào

(năm 1983);


Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước CHDCND Lào (năm 2007);




Huân chương Lao động của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam:

hạng Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996;


Bằng khen của Chính phủ năm 2011;



Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;



Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;



Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an;



Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú

(năm 1989);


Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội, Trung ương

Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động.



Đảng bộ nhà trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, Công

đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền.

16


2. Cơ sở vật chất.
Hiện nay, Nhà trường có 3 cơ sở đào tạo ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và
miền Trung.
- Hệ thống phòng thực hành với nhiều thiết bị hiện đại.
- Các giảng đường, phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ các thiết bị
hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Trung tâm thư viện điện tử có trên gần 400.000 đầu sách và nhiều loại
phòng đọc khác nhau. Gần 2.500 máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ toàn
trường kết nối Internet phục vụ công tác quản lý điều hành, giảng dạy, học tập
và nghiên cứu khoa học.
- Có khu kí túc xá dành cho sinh viên nội trú.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
a. Ban giám hiệu:
- Bí thư Đảng ủy-Hiệu trưởng nhà trường -Nhà giáo ưu tú- PGS.TS.
Triệu Văn Cường

17


- Các Phó Phó Hiệu trưởng:



TS.Hà Quang Ngọc



PGS.TS.Nguyễn Minh Phương

+ Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng:
- Chủ tịch Công đoàn: đ/c Nguyễn Trung Phát.
- Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường: đ/c Đỗ Thị Thanh Mỹ.
- Nhân sư:


Đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên

của Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người
trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28
học viên cao học và 46 đại học.


Ngoài ra Trường còn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23

giáo sư, phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các
viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện
khác đã có cam kết tham gia giảng dạy.
.

18



Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Nội vụ Hà Nội

b. Các khoa bộ môn:
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gồm 9 khoa:
1.Đào tạo tại chức và bồi dưỡng

6.Văn hóa – Thông tin và xã hội

2.Tổ chức và quản lý nhân lực

7.Nhà nước và pháp luật

3.Hành chính học

8.Khoa học chính trị

4.Văn thư – Lưu trữ

9.Tổ chức và xây dựng chính quyền

5.Quản trị văn phòng
c. Các phòng ban
 Quản lý đào tạo
 Tổ chức cán bộ
 Hành chính – tổng hợp
 Kế hoạch – tài chính
 Quản trị - thiết bị
19



 Khảo thí và đảm bảo chất lượng
 Quản lý khoa học và sau khoa học
 Hợp tác quốc tế
 Công tác sinh viên
 Thanh tra
d. Các cơ sở đào tạo trực thuộc
 Cơ sở trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh
 Viện nghiên cứu & phát triển trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 Cơ sở trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung
 Trung tâm đào tạo nghiệp vụ văn phòng dạy nghề
4. Chức năng, nhiệm vụ, chương trình đào tạo.
a. Chức năng nhiệm vụchính:
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
Chức năng: Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
có trình độ cao đẳng và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành
nghề khác có liên quan; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ:
-

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm

năm và hàng năm phát triểnTrường phù hợp với chiến lược phát triển giáo
dục, quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng của Nhà nước trình cấp có
thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
-

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp và


nghề về các ngành học(hoặc các chuyên ngành) Quản trị nhân lực, Quản lý
văn hóa, Quản trị văn phòng,Văn thư, Lưu trữ, Hành chính văn phòng, Thông
tin thư viện, Thư ký văn phòng, Tin học và các ngành, nghề khác có liên quan
khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và theo qui định của pháp luật.
20


-

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội

ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ và các lĩnh vực khác theo
yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và phù hợp với năng lực đào tạocủa Trường.
-

Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và học tập

đối với ngành nghề Trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
-

Biên soạn và duyệt giáo trình để sử dụng trong Trường trên cơ sở

thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập.
-

Tổ chức đào tạo và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu chương

trình đào tạo ngành, nghề đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý
có thẩm quyền cho phép; công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo

quy định.
-

Triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, kết

hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong
công tác giáo dục và đào tạo nhằm tiếp cận với khoa học hiện đại, tiên tiến
của các nước trên thế giới và khu vực.
-

Tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất phù

hợp với ngành nghề đào tạo của Trường theo qui định của pháp luật.
-

Tổ chức và thực hiện công tác hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu

khoa học theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo qui định của Nhà nước.
-

Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục

tiêu giáo dục, đào tạo; hợp tác, liên kết với các cơ quan, tổ chức hữu quan
nhằm phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế – xã hội;
-

Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên theo qui định.

-


Phối hợp với gia đình, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục,

đào tạo học sinh, sinh viên.
-

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng

viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường.
21


-

Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, đất đai được giao

theo qui định.
-

Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý Nhà

nước về các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật.
-

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo nhiệm vụ, quyền hạn của Trường

và qui định của pháp luật
b. Các cấp trình độ đào tạo:
 Đại học
 Cao đẳng

 Trung cấp chuyên nghiệp
 Sơ cấp
c. Các loại hình đào tạo:
 Chính quy
 Vừa làm vừa học
 Liên thông
5. Địa chỉ
Trụ sở chính: sô 36 Xuân La, Phường Xuân La, Quận Tây hồ, TP hà Nội
Điện thoại: 84-04 37533659 - 37532864.
Fax: 84-04 37532955
Website: />Email:
III. Vài nét về khoa Khoa học chính trị
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 24/4/2012, Hiệu trưởng trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ký
quyết định số 216/QĐ-ĐHNV thành lập Khoa Khoa học Chính trị thuộc
trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Khoa Khoa học chính trị là đơn vị thuộc
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

22


2. Chức năng nhiệm vụ:
 Chức năng:
- Khoa Khoa học chính trị có chức năng giảng dạy các môn khoa học MácLênin, Đường lối cách mạng Việt Nam, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử các học
thuyết kinh tế, các môn pháp luật đại cương và chuyên ngành, môn Lôgíc học và
một số môn khoa học khác… cho hầu hết các hệ đào đạo trong trường.
- Song song với công tác giảng dạy, Khoa Mác - Lênin còn có nhiệm vụ
tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho HS-SV trong nhà trường.
- Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài Trường, góp

phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ giáo viên trong khoa.
 Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; bố trí và
điều hành tiến trình giảng dạy, học tập cho các lớp thuộc Khoa quản lý. Chủ
trì, tổ chức quá trình đào tạo ngành học được giao và các hoạt động giáo dục
khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
2. Đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo
các trình độ, các chuyên ngành đào tạo. Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo
xây dựng và bảo vệ chương trình mở ngành học mới;
3. Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự trong Khoa;
4. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học theo kế hoạch do
Hiệu trưởng giao; xây dựng ngân hàng đề thi; tổ chức nghiên cứu cải tiến
phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì
thiết bị dạy - học thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
5. Chủ trì, tìm kiếm đối tác và xây dựng các chương trình liên kết về đào
tạo các bậc, hệ đào tạo;
6. Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên
môn nghiệp vụ thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch hàng năm được Hiệu
trưởng phê duyệt;
23


7. Tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả thi kết thúc học phần cho các
lớp.Tổ chức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, cấp bảng điểm toàn khóa cho
sinh viên thuộc Khoa quản lý.
8. Quản lý và cấp giấy chứng nhận kết quả học tập của sinh viên thuộc
khoa. Quản lý và cấp chứng chỉ học phần do Khoa quản lý. Thực hiện việc xét
học tiếp đối với sinh viên thuộc Khoa quản lý quy định tại Điều 6 Quy chế đào
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số
25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

9. Chuyển giao kết quả học tập cho các đơn vị liên quan. Lập bảng điểm
toàn khóa chuyển về Phòng Quản lý đào tạo theo quy định của Trường;
10. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và ngắn hạn, phát
triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều
kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
11. Quản lý viên chức và người học thuộc Khoa theo sự phân cấp của
Hiệu trưởng;
12. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các
dự án hợp tác trong nước và quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và
công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học,
sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
13. Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng
hoạt động khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Khoa;
14. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc Khoa;
15. Tổ chức đánh giá viên chức và người học trong Khoa; tham gia đánh giá
cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Nhà trường;
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.

24


3.Cơ cấu tổ chức:
 Ban lãnh đạo:


Trưởng khoa: TS.Lê Thị Vân Anh




Phó trưởng khoa:TS. Nguyễn Nghị Thanh.

Sơ đồ tổ chức khoa

- Bộ môn Nguyên lý Chủ nghĩa Mác-Lênin:
Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Nghị Thanh
- Bộ môn Đường lối CMVN-TTHCM:
Trưởng bộ môn: Ths.Nguyễn Quốc Khương
- Giáo vụ: Trương Quyết Thắng

25


×