Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

On tap luat hinh su 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.19 KB, 5 trang )

ÔN TẬP LUẬT HÌNH SỰ 1
Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi bổ sung Luật Hình sự 2017
Đối tượng điều chỉnh (Chủ thể): là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với:
- Cá nhân phạm tội
- Pháp nhân thương mại phạm tội (mới quy định 2017)
 Luật Hình sự chỉ điều chỉnh 2 mối quan hệ này, nếu có nảy sinh quan hệ pháp luật khác thì
Luật khác điều chỉnh
Phát sinh pháp luật hình sự: có hành vi phạm tội xảy ra (khách quan, không nhất thiết
bị phát hiện  Khởi tố vụ án, tìm kiếm tội phạm, thực hiện trách nhiệm hình sự, chấm dứt
quan hệ hình sự)
Phương pháp điều chỉnh:
- Quyền uy: dùng quyền lực Nhà nước tác động đối tượng, không bị hạn chế bởi bất kỳ
nhân tố nào (ngoại trừ việc bảo vệ lợi ích bên bị hại (bảo vệ danh dự)  không khởi tố
theo yêu cầu người bị hại)
+ Truy bắt
+ Điều tra: lời khai, bằng chứng, chứng minh
+ Kết án
+ Lĩnh án
- Chấp hành: có thể xin giảm nhẹ (tùy trường hợp)
Nguồn của Luật Hình sự: là tất cả những biểu hiện về mặt nội dung để chi phối quan hệ
hình sự. Nguồn của Luật Hình sự ở mỗi nước khác nhau là khác nhau.
- Trước năm 1985: Đạo Luật Hình sự: sắc lệnh, pháp lệnh,
- Năm 1985: ra đời Bộ Luật Hình sự (là nguồn chính của Luật Hình sự VN) là căn cứ
pháp lý chính.
Bộ Luật Hình sự:
- Cấu trúc: hình thức (Mluc: Chương, Điều..)
- Hiệu lực: gtri pháp lý (với ai? ở đâu? Khi nào?..)
+ Không gian: Với ai? Ở đâu? (Điều 5, 6) Bất kỳ ai phạm tội trên lãnh thổ VN
 Giai đoạn bắt đầu và kết thúc diễn ra trên lãnh thổ VN (Lãnh thổ cố định: đất liền, hải
đảo, phần lãnh hải, không gian, lòng đất. Lãnh thổ di động: máy bay, tàu thuyền đang
trên vùng biển hay vùng trời quốc tế; tàu, máy bay quân sự được phép đóng trên quốc gia


nào đó; lãnh sự quán ).
 Có những trường hợp phạm tội trên lãnh thổ VN nhưng không áp dụng Luật Hình sự VN:
……;
 Không phạm tội trên lãnh thổ VN nhưng có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân
VN  áp dụng Luật Hình sự VN để điều chỉnh.
+ Thời gian: Bộ luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm phạm tội.


 Ngoại lệ: Hiệu lực hồi toán được áp dụng khi luật đang áp dụng có lợi cho chủ thể phạm
tội.
TỘI PHẠM :
I. Đặc điểm:
1. Tính nguy hiểm: tính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ
xã hội.
- Đã gây thiệt hại
- Đe dọa gây thiệt hại
2. Tính pháp chế trái pháp luật hình sự: phải được quy định trong Luật Hình sự
- Bắt buộc thực hiện: Vd: chấp hành quy định cơ quan Nhà nước, cứu người khi có điều
kiện cứu giúp, tố cáo người đang bị truy nã…
- Cấm thực hiện: Vd: giết người, cướp của, ….
3. Tính có lỗi: khi nó là kết quả sai trái của người thực hiện trong điều kiện có thể tránh
mắc lỗi nhưng vẫn chọn thực hiện.
 Hành vi gây thiệt hại nhưng không có lỗi thì không thể coi là tội phạm
4. Tính chịu hình phạt: có phạm tội là có hình phạt tương ứng, thể hiện hậu quả pháp lý
của hành vi phạm tội.
Phân loại tội phạm: dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Được tính
theo khung hình phạt. Phân loại không chỉ tính mức độ hình phạt mà còn liên quan đến
việc tố tụng (Vd: tạm giam? Thời hạn điều tra? …)
1. Tội ít nghiêm trọng: dưới 3 năm tù
2. Tội nghiêm trọng: trên 3 năm  7 năm

3. Tội rất nghiêm trọng: trên 7 năm  15 năm
4. Tội đặc biệt nghiêm trọng: trên 15năm  20 năm, chung thân hoặc tử hình
* Phân loại tội phạm pháp nhân: dựa trên mức tương ứng phân loại cá nhân để quy định
hình phạt tiền (hoặc hình phạt khác) tương ứng mức phạm tội được phân loại.
CẤU THÀNH TỘI PHẠM
- Là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự:
- Là cơ sở để định tội
Cấu thành tội phạm cơ bản:
Cấu thành tội phạm tăng nặng:
KHÁCH THỂ: là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
* Phân loại:
- Khách thể chung của tội phạm:
- Khách thể loại của tội phạm:
- Khách thể trực tiếp: là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ
thể xâm hại.


- Xác định khách thể trực tiếp: một hành vi phạm tội có thể vi phạm một số quan hệ xã
hội nên phải xác định chính xác khách thể trực tiếp, phải xác định quan hệ nào khi bị xâm
hại thể hiện đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm của hành vi (thì phải xem người phạm tội
đang hướng tới tính nguy hiểm nào và và quan trọng là mức độ nguy hiểm ảnh hưởng đến
quan hệ xã hội)
- Phân biệt khách thể trực tiếp và đối tượng tác động: có mối quan hệ với nhau
Khách thể trực tiếp
- Là luôn bị xâm hại

Đối tượng tác động
- Là phương tiện thông qua đó xâm hại
khách thể
- Một khách thể được đại diện bởi nhiều đối - Mỗi đối tượng là đại diện cho một

tượng
khách thể khác nhau
MẶT KHÁCH QUAN:cái biểu hiện vốn có để nhận biết tội phạm.
* Hành vi khách quan: đại diện cho hành vi phạm tội
CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM: Là người thực hiện hành vi tội phạm (thoả mãn 4 ytố)
* Cá nhân: trở thành chủ thể tội phạm khi thỏa mãn điều kiện sau:
- Độ tuổi: là điều kiện cần
+ Đủ 14  chưa 16 tuổi: chủ thể của tội phạm rất nghiêm trọng trở lên do cố ý được liệt
kê theo Điều 12
+ Đủ 16 tuổi: là chủ thể của bất kỳ tội phạm nào
- Khả năng nhận thức: không mắc các bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc mất
khả năng điều khiển hành vi.
- Chủ thể đặc biệt: ngoài 2 điều kiện độ tuổi và khả năng nhận thức còn có những dấu
hiệu riêng tùy tội phạm.
Vd: - Tội phản bội tổ quốc phải là người có quốc tịch VN
- Tội tham ô: phải có chức vụ, quyền hạn
- Tội ngược đãi: phải có quan hệ vck, huyết thống…
- Có những tội quy định trên 18 tuổi (dâm ô, giao cấu với trẻ em, …)
Lưu ý: tội hiếm dâm không phải là chủ thể đặc biệt về giới tính  là chủ thể thường.
* Nhân thân người phạm tội:
* Pháp nhân thương mại: là pháp nhân thành lập vì mục đích kinh doanh, kiếm lời chia
cho các thành viên trong pháp nhân. Pháp nhân thương mại mới có thể là chủ thể tội phạm
(pháp nhân không mục đích kinh doanh không phải là chủ thể tội phạm)
MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
* Lỗi: là 1 đặc điểm của tội phạm, dựa trên trạng thái tâm lý và ý chí. Lỗi là một dấu
hiệu bắt buộc để kết luận tội phạm. Lỗi khác nhau thì ứng với tội khác nhau.
- Lỗi cố ý:
+ Cố ý trực tiếp: lỗi nặng nhất, nguy hiểm nhất. Người phạm tội nhận thức được đây là
hành vi nguy hiểm cho xã hội và biết sẽ xảy ra hậu quả. Về ý chí: là mong muốn cho hậu
quả xảy ra.



+ Lỗi cố ý gián tiếp: Biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng nhưng hậu quả chỉ có
thể (hoặc không thể) xảy ra. Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra.
- Lỗi vô ý:
+ Vô ý vì quá tự tin: biết hành vi là nguy hiểm cho xã hội và hậu quả có thể xảy ra
nhưng về ý chí là tự tin hậu quả không thể xảy ra.
+ Vô ý do cẩu thả: không thấy được đó là hành vi nguy hiểm và không nhìn thấy hậu
quả.
 Để đánh giá chính xác lỗi phải nắm được những biểu hiện về mặt khách quan của người
thực hiện.
* Động cơ: là động lực thúc đẩy hành vi của người phạm tội
* Mục đích: là mong muốn đạt được của người phạm tội
CÁC GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI
* Chuẩn bị phạm tội: chuẩn bị điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện hành vi
phạm tội (lỗi cố ý trực tiếp)
- Bắt đầu từ khi có suy nghĩ và biểu hiện cho người thứ khác biết
- Hoàn thành khi thực hiện xong hành vi phạm tội.
* Phạm tội chưa đạt: là chưa thỏa mãn và việc dừng lại do:
 Nếu có nguyên nhân khách quan chưa kết thúc hành vi phạm tội vẫn xem là tội phạm
khi bị phát hiện. Về trách nhiệm hình sự: kết tội nhẹ hơn so với hành vi phạm tội hoàn
thành (3/4 mức tối đa của điều luật đó).
 Nếu nguyên nhân dừng lại là do chủ quan thì không phải chịu trách nhiệm về tội định
phạm (nhưng bị truy cứu ở những tội đã phạm tương ứng theo từng giai đoạn chuẩn bị đã
hoàn thành)
ĐỒNG PHẠM là từ 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm
* Dấu hiệu:
- Khách quan:
+ Phải có đầy đủ dấu hiệu của chủ thể
+ Phải là tội cố ý

- Chủ quan:
+ Nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm và hậu quả xảy ra
+ Khi thực hiện tội phạm phải cùng mục đích và cùng động cơ
- Người thực hành: là người đủ dấu hiệu của một chủ thể và trực tiếp (hoặc gián tiếp
thông qua công cụ, phương tiện) thực hiện tội phạm
- Trường hợp người sử dụng công cụ, phương tiện (hoặc thông qua người không đủ dấu
hiệu của một chủ thể) để thực hiện tội phạm (thực hiện gián tiếp)  vẫn tính là người thực
hành.
- Tổ chức thực hiện:
 Tổ chức thực hiện và người thực hành phải chịu hình phạt pháp lý tương đương


- Xúi dục: kích động, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội hoặc dụ dỗ người
khác (thông qua lợi ích) để phạm tội.
- Giúp sức: tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho người khác thực hiện tội phạm, hổ
trợ người khác thực hiện tội phạm.
* Trách nhiệm hình sự:
- Trách nhiệm chung: cùng chung khung hình phạt
- Trách nhiệm riêng: có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ tùy hình thức đồng phạm.
- Tội độc lập: vd: che dấu tội phạm (chủ động), không tố giác tội phạm (khách quan),
tiêu thụ tài sản phạm tội, … các tội này phải được quy định trong Bộ Luật Hình sự.
LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
* Phòng vệ chính đáng: bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội và chống
trả lại người có hành vi xâm phạm những lợi ích đó để ngăn chăn hoặc đẩy lùi hành vi
diễn ra.
Để có quyền phòng vệ chính đáng thì phải có hành vi xâm hại (có tính nguy hại đáng
kể, đang diễn ra và trái pháp luật)
- Phòng vệ quá sớm: chưa có hành vi phạm tội diễn ra (phòng vệ từ xa)
- Phòng vệ quá muộn: hành vi phạm tội đã hoàn thành
 2 trường hợp này thì không phát sinh quyền phòng vệ

Vượt quá giới hạn phòng vệ cho phép: vượt quá giới hạn phòng vệ cần thiết nhưng
trách nhiệm hình sự nhẹ hơn (tương đương mức chuẩn bị tội phạm)
- Các lợi ích được bảo vệ phải là lợi ích hợp pháp
Nếu người tấn công là người không đầy đủ dấu hiệu Chủ thể thì phòng vệ chủ yếu là
ngăn chăn, né tránh của nhờ viện đến nhiều người xung quanh ngăn chặn
* Tình thế cấp thiết: có một nguy cơ đe dọa gây thiệt hại, để tránh nguy cơ thì cần xử lý
và có thể gây ra một thiệt hại khác, nhưng thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn
ngừa.
Việc gây thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết với điều kiện đây là cách giải quyết
cuối cùng và duy nhất.
Tránh nguy cơ vì sự kiện bất ngờ cũng xem là tình thế cấp thiết, nhưng vượt quá cũng
bị truy cứu trách nhiệm hình sự
* Bắt người phạm tội: mọi công dân đều có quyền (dùng vũ lục đúng và cần thiết) truy
bắt hoặc hổ trợ truy bắt và giao lại cho cơ quan chức năng những đối tượng:
- Người phạm tội quả tang
- Người đang bị truy nã
- Người đang bị đuổi bắt
 Đối với trường hợp sử dụng vũ lực quá mức cần thiết cũng bị truy cứu trách nhiệm,
* Thi hành mệnh lệnh, thi hành công vụ: gây ra thiệt hại nhất định với quyết định đúng
đắn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×