Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đề cương ôn tập luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.68 KB, 7 trang )

Đề cương ôn tập luật Dân sự
Sunday, 25. July 2010, 05:58
Lý thuyết.
1. Đối tượng điều chỉnh cuả Luật dân sự? Đặc trưng của từng nhóm quan hệ?
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự? Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của Luật dân
sự ?
3. Trình bày các nguyên tắc của Luật dân sự ?
4. Quan hệ pháp luật là gì? Đặc điểm quan hệ pháp luật dân sự?
5. Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự? Sự kiện pháp lý là gi? Các loại sự kiện pháp lý?
6. Tại sao nói quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có quy phạm
pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh?
7. Trình bày năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân?
8. So sánh năng lực chủ thể của người chưa thành niên và người hạn chế năng lực hành vi dân
sự, người không có năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành vi dân sự?
9. Trình bày giám hộ?
10. Khái niệm đặc điểm các loại pháp nhân?
11. Trình bày địa vị pháp lý và các yểu tố lí lịch của pháp nhân? Trình bày thành lập và chấm dứt
pháp nhân?
12. Trình bày khái quát đặc điểm hộ gia đình, tổ hợp tác?
13. Trình bày khái niệm thời hạn, ý nghĩa, các loại thời hạn và thời điểm xác định thời hạn, cách
tính thời hạn?
14. Trình bày khái niệm thời hiệu, ý nghĩa của thời hiệu, cách tính thời hiệu?
15. Quyền sở hữu là gì? Trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở
hữu?
16. Phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và bất hợp pháp không ngay tình?
17. Trình bày các căn cứ xác lập quyền sở hữu? Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu?
18. Bảo vệ quyền sở hữu là gì? Trình bày các phương thức bảo vệ quyền sở hữu?
19. Trình bày khái niệm chung về quyền thừa kế? Các nguyên tắc chung về quyền thừa kế?
Trình bày các quy định chung về quyền thừa kế?
20. Trình bày thanh toán và phân chia di sản? Thừa kế theo di chúc? Thừa kế theo Pháp luật?
21. So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo Pháp luật?


a) Thừa kế theo di chúc.
=>Là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác còn sống theo quy định của người
đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
=>Cở sở : là ý chí đơn phương của người để lại di chúc.
=>Người được nhận di sản có quyền từ chối việc nhận di sản, trừ trường hợp Pháp luật cấm.
=>Trường hợp ý chí của người để lại di chúc bị hạn chế. Điều 669 thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc.
a) Thừa kế theo Pháp luật.
=>Là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác không còn sồng theo quy định của
Pháp luật khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
=>Cơ sở: Là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.
=>Người được nhận di sản có quyền từ chố việc nhận di sản, trừ trường hợp Pháp luật cấm.
=>Tất cả các trường hợp đều phân chia di sản theo hàng thừa kế.
I. Nhận định.
1. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt
Nam?
Trả lời: Sai. Theo điều 2 BLDS 2005 ngoài được áp dụng trên lãnh thổ nước CHXHCNVN còn
được áp dụng đối với quan hệ dân sự thuộc yếu tố nước ngoài.
2. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản, thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự?
Trả lời: Đúng. Vì đối tượng của quan hệ thừa kế là tài sản nên vì vậy thuộc đối tượng điều chỉnh
của Luật dân sự.
3. Năng lực Pháp luật dân sự của cá nhân luôn không bị hạn chế?
Trả lời: Sai. Năng lực cá nhân không thể bị hạn chế trừ trường hợp pháp luật có quy định là hạn
chế.
4. Cá nhân có quyền Pháp luật từ khi còn thai nhi?
Trả lời: Sai. Vì phải được sinh ra và còn sống.
5. Người có năng lực dân sự chưa đầy đủ không được tham gia các giao dịch dân sự?
Trả lời: Sai. Vì theo điều 20 BLDS 2005 có thể tham gia các giao dịch dân sự nhỏ phục vụ cho
sinh hoạt hàng ngày, giao dịch trao tay.
6. Người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ là người dưới 6 tuổi?

Trả lời: Sai. Theo điều 21 BLDS 2005 người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự,
giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dấn sự. Giao dịch dân sự
của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo Pháp luật xác lập thực hiện.
7. Tất cả các giao dịch dân sự của người chưa đủ 16 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật
xác lập thực hiện?
Trả lời: Sai. Theo điều 20 BLDS “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác ’’.
8. Người bị bệnh tâm thần hoặc bị các bệnh không có khả năng nhận thức là người mất năng lực
hành vi dân sự ?
Trả lời: Sai. Vì người bị mất năng lực hành vi dân sự phải được sự giám định y khoa và được
Tòa án tuyên bố.
9. Người mất năng lực hành vi dân sự, giao dịch dân sự do người đại diện Pháp luật xác lập?
Trả lời: Đúng. Theo K2. Điều 22 BLDS 2005 “ Giao dịch dân sự do người đại diện Pháp luật xác
lập thực hiện “.
10. Nội dung giao dịch dân sự do đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác
lập?
Trả lời: Sai. Người đại diện chỉ có quyền cho hay không cho chứ không có quyền quyết định. Nội
dung giao dịch do người bị hạn chế năng lực hành vi quyết định.
11. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có trí tuệ bình thường mới có quyền lập di chúc?
Trả lời: Sai. Chỉ đúng trong trường hợp người đó có đủ năng lực hành vi Pháp luật dân sự và có
tài sản.
12. Những người từ đủ 15 tuổi trở lên đến 18 tuổi có quyền lập di chúc nếu có tài sản và được
sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ?
Trả lời: Sai. Phải lập di chúc bằng văn bản, không được lập di chúc bằng miệng ( K2. Điều 652).
13. Những người bị khuyết tật về thể xác có thể lập di chúc bằng văn bản?
Trả lời: Đúng.( Theo K3. Điều 652).
14. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?
Trả lời: Sai. Vì cha mẹ là người đại diện cho con khi chưa thành niên.
15. Người được ủy quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt là người chủ sở hữu ?

Trả lời: Sai. Nếu trong trường hợp không có hai chữ ủy quyền mới được đứng tên chủ sở hữu,
còn đã có chữ ủy quyền thì không được.
16. Căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu này là phát sinh quyền sở hữu kia?
Trả lời: Sai vì tài sản có từ hoa lợi, lợi tức và lao động sản xuất kinh doanh không làm chấm dứt
quyền sở hữu của ai cả?
17. Khi một hành vi pháp lý đơn phương là một giao dịch dân sự?
Trả lời: Sai. Vì có thể một người từ bỏ quyền sở hữu với tài sản của mình, một người khác lại
xác lập giao dịch dân sự bằng cách nhặt về.
18. Người được hưởng di sản phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế?
Trả lời: Sai. Vì thai nhi đã hình thành trước khi mở thừa kế và được sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế.
19. Người lập di chúc là người phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
Trả lời: Sai. Vì theo K6. Điều 660 BLDS 2005 về vấn đề giá trị của di chúc bằng văn bản thì
người bị hạn chế năng lực vẫn có quyền lập di chúc.
20. Người bị tước quyền thừa kế không được thừa hưởng di sản thừa kế theo Pháp luật?
Trả lời: Sai. Vì họ vẫn được hưởng thừa kế nếu di chúc không có chỉ định.
21. Nhà nước là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc?
Trả lời: Đúng. Vì theo điều 644 BLDS 2005 .
22. Năng lực pháp luật dân sự của người bị mất năng lực hành vi dân sự và người bình thường
và khác nhau?
Trả lời: Sai. Bởi vì theo K2. Điều 14 – BLDS 2005 quy định:
Mọi cá nhân đều có năng lực Pháp luật dân sự như nhau . Điều đó có nghĩa là năng lực Pháp
luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, nó có từ khi sinh ra cho tới chết.
23. Nơi cư trú là nơi có hộ khẩu thường trú?
Trả lời: Sai.Bởi vì theo điều 52 – BLDS 2005 quy định:
Nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trong trường hợp không xác định được nơi
cư trú của cá nhân theo điều kiện trên thì nơi cư trú được xác định là nơi người đó đang sinh
sống.
24. Tất cả tài sản của cá nhân tuyên bố mất tích được chia theo Pháp luật thừa kế?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Khi một người bị tuyên bố mất tích thì năng lực chủ thể của người này chỉ

tạm thời bị đình chỉ mà nó không chấm dứt hẳn. Bởi vậy, tài sản của người này không thể chia
được. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được bảo quản, gìn giữ theo quy định của Pháp
luật.
25. Tất cả các tổ chức đều là pháp nhân?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Tổ chức chỉ được coi là pháp nhân khi tổ chức đủ 4 điều kiện sau:
1 – Được thành lập hợp pháp.
2 – Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
3 – Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
4 – Nhân danh mình tham gia các quan hệ phápluaajt một cách độc lập.
26. Quyền định đoạt tài sản của pháp nhân được đa số thành viên đồng ý?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Do tài sản của pháp nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; và mọi
hoạt động của pháp nhân đều trong phạm vi luật cho phép. Chính vì tính độc lập cá biệt đó mà
quyền định đoạt tài sản của pháp nhân phải được toàn bộ thành viên đồng ý.
27. Năng lực pháp luật dấn sự và năng lực hành vi dân sự của hộ gia đình phát sinh đồng thời
cùng một lúc?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của hộ gia đình phát
sinh đồng thời cùng một lúc. Chỉ khi hộ gia đình đó với tư cách là chủ thể của Luật dân sự khi
tham gia vào trong giao lưu dân sự mà thôi.
28. Tât cả chủ thể quan hệ pháp luật dân sự đều chịu trách nhiệm vô hạn?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Trong giao lưu dân sự chỉ có cá nhân và pháp nhân phải chịu trách nhiệm vô
hạn mà thôi. Còn các chủ thể còn lại chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn.
29. Thời hiệu là thời hạn do Pháp luật quy định?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại điều 154 – BLDS 2005 thì thời hiệu là thời hạn do Pháp luật
quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa
vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
30. Mọi sự thỏa thuận đều là hợp đồng?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên khi tham gia vào giao lưu dân sự.
Nhưng trong trường hợp thỏa thuận giữa 2 người trai và gái để tiến tới hôn nhân lại không được
coi là hợp đồng được.
31. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ,

chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không đủ điều kiên làm người giám hộ?
Trả lời: Đúng. Theo quy định tại K3. Điều 62 – BLDS thì cha mẹ là người giám hộ đương nhiên
cho con mất năng lực hành vi dân sự.
32. Việc ủy quyền cá nhân chấm dứt khi công việc ủy quyền đã hoàn thành?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định của BLDS thì ngoài việc chấm dứt khi công việc ủy quyền đã
hoàn thành thì còn có những trường hợp sau:
- Thời hạn ủy quyền đã hết.
- Người ủy quyền đã hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền.
- Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, mất tích, chết.
33. Cá nhân có năng lực pháp luật dân sự từ khi còn thai nhi?
Trả lời: Sai. Bởi vì năng lực của người này được bảo lưu cho tới thời điểm sinh ra trước đó 300
ngày.
34. Thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên bố một người chết luôn luôn là 5 năm?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo Các điểm a, b,c K.1. Điều 81 – BLDS.
35. Chỉ khi nào các bên trong giao dịch dân sự yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì Tòa
mới tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định của Pháp luật thì ngoài việc khi các bên yêu cầu tòa án tuyên
bố thì các giao dịch mà các bên xác lập do vi phạm những điều Pháp luật cấm, trái với đạo đức
xã hội. Sẽ bị Tòa án tuyên bô vô hiệu mà không cần các bên yêu cầu.
36. Pháp nhân chỉ không được hoạt động trong trường hợp pháp nhân phi pháp nhân?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Pháp nhân chỉ được hoạt động trong lĩnh vực, phạm vi, nhiệm vụ mà pháp
nhân đó được phép hoạt động.
37. Thời hạn không được tính bằng phút?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại K2. Điều 149 – BLDS thì thời hạn có thể được xác lập bằng
phút, ngày, giờ…
38. Người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại điều 20 – BLDS thì ngoài ngoài những người tham gia giao
dịch dân sự phải có năng lực hành vi đầy đủ, thì người chưa đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng
có quyền xác lập, thưc hiện những giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu hàng ngày. Đồng thời

những người từ đủ 15 tuổi => dưới 18 tuổi cũng được xác lập thực hiện các giao dịch nếu có tài
sản riêng. Trừ trường hợp Pháp luật có những quy định khác.
39.Năng lực dân sự vô hiệu không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm Toàn
án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định của BLDS thì khi một giao dịch được coi là vô hiệu sẽ không
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm phát hiện giao dịch đó vô hiệu. Chứ không
cần đến thời điểm Tòa tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu, mới không làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ các bên.
39. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân cách 6 tuổi?
Trả lời: Đúng. Bởi vì: Theo quy định của BLDS 2005 thì năng lực pháp luật của cá nhân có từ
thời điểm cá nhân đó được sinh ra, và năng lực hành vi dân sự của cá nhân có được kể từ khi cá
nhân đó đủ 6 tuổi.
40. Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân căn cứ vào độ tuổi và trình độ nhận
thức. Do đó, cá nhân khác nhau thì có năng lực hành vi là khác nhau.
41. Tất cả mọi sự ủy quyền phải được lập thành văn bản?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Trong trường hợp cha ủy quyền cho con thì không phải thành lập văn bản.
42. Việc định đoạt tài sản của hộ gia đình thì không phải được đa số thành viên đồng ý?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại K2. Điều 109 – BLDS thì việc định đoạt tài sản là tư liệu sản
xuất, tài sản chung có giá trị lớn thì phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý, đối với
các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
43. Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác được đa số thành viên đồng ý?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại K2. Điều 114 – BLDS Thì việc định đoạt tài sản là tư liệu
sản xuất phải đưojc toàn thể tổ viên đồng ý, đối với các loại tài sản khác được đa số tổ viên đồng
ý.
44. Giao dịch dân sự có điều kiện chính là giao dịch dấn sự thỏa mãn các điều các kiện có hiệu
lực của một giao dịch dân sự(GDDS)?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Ngoài những điều kiện có hiệu lực của GDDS, thì GDDS có điều kiện đó xảy
ra (do các bên thỏa thuận với nhau) thì mới phát sinh quyền và nghĩa vụ. Điều đó có nghĩa,
GDDS có điều kiện là giao dịch mà phải có điều kiện xảy ra thì mới có hiệu lực của giao dịch

được các bên thỏa thuận.
45. Sự thực hiện trong luật Dân sự được gọi là sự thể hiện ý chí và hoài vọng ý chí?
Trả lời: Sai. Bởi vì: sự thựuc hiện trong luật Dân sự được gọi là sự thể hiện ý chí và bày tỏ ý chí.
46. Đại diện chỉ bao gồm đại diện theo Pháp luật và đại diện theo ủy quyền?
Trả lời: Đúng. Bởi vì: theo quy định của BLDS 2005 thì đại diện chỉ bao gồm hai loại:
+ Đại diện theo Pháp luật.
+ Đại diện theo ủy quyền.
47. Mọi giao dịch dân sự của người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ đều được thông
qua hành vi của người đại diện hoặc giám hộ?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Căn cứ điều 20 – BLDS thì người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ
cũng có quyền xác lập, thực hiện một số giao dịch nhằm phục vụ yêu cầu hàng dưới 18 tuổi nếu
có tài sản riêng cũng có quyền◊ngày; đồng thời người tư đủ 15 xác lập, thực hiện giao dịch với
người khác. Trừ trường hợp bắt buộc phải thông qua hành vi của người đại diện hoặc giám hộ.
48. Nội dung giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải do người đại
diện hoặc người giám hộ quyết định?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại K2- Điều 23 - BLDS thì giao dịch dấn sự liên quan đến tài
sản của người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của người đại
diện theo Pháp luật, trừ giao dịch phục vụ đời sống hàng ngày.
49. Chỉ khi nào có sự thỏa thuận thì mới được xem là hợp đồng dân sự?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Có những trường hợp không có sự thỏa thuận mà vẫn được xem là hợp
đồng.
50. Năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) của cá nhân là hành vi ổn định?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Do NLHVDS của cá nhân căn cứ vào độ tuổi và trình độ nhận thức, cho nên
ở từng thời điểm cá nhân có thể thay đổi năng lực hành vi dân sự của mình.
51. Thời hiệu tuyên bố một giao dịch dân sự mất hiệu lực là 1 năm?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại điều 136 – BLDS thì thời hiệu Toàn án tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu là 2 năm; và đối với các giao dịch do vi phạm điều cấm Pháp luật, trái đạo đức xã
hội, do giả tạo là vô hạn.
52. Người bị mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh khác àm không thể nhận thức được hành vi của
mình được gọi là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ( NLHVDS)?

Trả lời: Sai. Bởi vì: Theo quy định tại điều 22 – BLDS thì người đó được gọi là người mất năng
lực hành vi dân sự.
53. Chỉ khi nào một quan hệ xã hội được một quy phạm Pháp luật dân sự điều chỉnh thì quan hệ
xã hội đó được gọi alf quan hệ Pháp luật dân sự?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Đời sống của xã hội ngày càng biến đổi mà các QPPLDS thì ổn định không
tiến kịp với những quan hệ xã hội đó. Bởi vậy, Luật dấn sự điều chỉnh ngay cả trong trường hợp
chưa có QPPL ( áp dụng tương tự luật). Do đó, quan hệ xã hội đó cũng được gọi là quan hệ
Pháp luật dân sự.
54. Uỷ ban nhân dân các cấp có được gọi là pháp nhân không?
Trả lời: Được. Bởi vì: UBND các cấp có đủ 4 điều kiện quy định tại điều 84 – BLDS 2005.
55. Các bên chủ thể trong quan hệ Pháp luật dân sự luôn luôn được xác định?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Trong quan hệ Pháp luật dân sự, chủ thể quyền luôn luôn được xác định, còn
chủ thể nghĩa vụ có thể xác định alf một cá nhân cụ thể, cũng có thể là tất cả những người còn
lại.
56. Trong mọi trường hợp các bên giao dịch dân sự( GDDS) thỏa mãn điều kiện làm phát sinh
hiệu lực hợp đồng thì khi điều kiện đó xảy ra các bên phải thực hiện theo thỏa thuận đó?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Trong trường hợp có sự tác động củ một bên hoặc người thứ 3 cố ý thúc đẩy
cho điều kiện đó xảy ra các bên klhoong phải thực hiện theo sự thỏa thuận đó.
57. Quyền nhân thân gắn với tài sản khác gì với quyền tài sản gắn với quyền nhân thân?
Trả lời:
+ Giống nhau: Đều là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
+ Khác nhau: Quyền nhân thân gắn với tài sản không mang nội dung kinh tế, không tính ra được
thành tiền, và không được chuyển giao trong giao dịch dân sự. Trừ trường hợp luật cho phép.
58. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm?
Trả lời: Sai. Bởi vì: hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm chỉ trong các
giao dịch( giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn
chế năng lực hành vi xác lập, giao dịch do nhầm lẫn, giao dịch do bị lừa dối, đe dọa; giao dịch do
người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, giao dịch do không tuân thủ
quy định về hình thức).
Còn thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là vô hạn trong trường hợp( giao

dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm Pháp luật, trái đạo đức xã hội, giao dịch do giả tạo).
59. Năng lực Pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh đồng thời cùng lúc?
Trả lời: Sai. Bởi vì: NLPL của cá nhân có từ khi sinh ra, nhưng năng lực của cá nhân có khi cá
nhân đó đạt đến một độ tuổi nhất định, và phụ thuộc vào trình độ nhận thức.
60. Năng lực Pháp luật dân sự ( NLPLDS) và năng lực hành vi dân sự ( NLHVDS) của pháp
nhân phát sinh cùng một thời điểm ?
Trả lời: Đúng. Bởi vì: Theo K2. Điều 86 – BLDS 2005 thì NLPL và NLHVDS cảu pháp nhân phát
sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt.
61. Tổ chức phi chính phủ có phải là pháp nhân không?
Trả lời: Không. Bởi vì: Không đủ 4 điều kiện quy định tại điều 84 – BLDS 2005.
62. So sánh tuyên bố mất tích và tuyên bố chết?
=> Giống nhau: Cả hai trường hợp đều phát sinh qusan hệ Pháp luật dân sự và hậu quả Pháp lý.
Đều do Tòa án tuyên bố.
=> Khác nhau:
- Năng lực Pháp luật và năng lực hành vi dân sự của tuyên bố mất tích chỉ bị đình chỉ tạm thời.
- Năng lực Pháp luật và năng lực hành vi dân sự của tuyên bố là chết thì bị chấm dứt luôn.
63. Tại sao nói hộ gia đình là chủ thể hạn chế của Luật dân sự?
Trả lờ: Bởi vì: Hộ gia đình chỉ được tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Nông – Lâm – Ngư
nghiệp mà thôi.
64. Khi một người chiếm hữu một tài sản mà không biết mình chiếm hưũ bất hợp pháp thì họ
được coi là chiếm hữu bất hợp pháp nhưng nagy tình?
Trả lời: Sai. Bởi vì: Người chiếm hữu không biết nhưng Pháp luật buộc họ phải biết.
II. Tình huống.
1. Một em bé 9 tuổi mẹ cho 100.000 đồng. Nó được tham gia vào quan hệ Pháp luật tặng cho đó.
Nó ăn sáng 50.000 đồng, mua đồ chơi 30.000 đ còn lại 20.000 đồng nó mua 1 vé số. Tất cả các
giao dịch dân sự trên đều hợp pháp, sau đó nó lập di chúc trúng thưởng cho một người khác khi
không được giao dịch di chúc này không có giá trị Pháp luật, nếu không có người đại diện hợp
pháp và di chúc này không dược lập thành văn bản,.
2. Một người bị bệnh tâm thần và một người bình thường có năng lực Pháp luật dân sự như
nhau. Các cá nhân khác nhau có năng lực dân sự như nhau.

3. A có vợ là B đáng mang thai, A bị tai nạn chết. Thai nhi có được hưởng thừa kế của A không?
Theo điều 633 khi được bảo lưu năng lực Pháp luật về thừa kế, đứa trẻ được hưởng thừa kế
nếu sinh ra và còn sống.
4. A và B là hai vợ chồng sau đó A mất tích một thời gian và Tòa án tuyên bố A đã chết. Nếu 10
năm sau A quay về và khôi phục nhân thân thì:
- Nếu B chưa kết hôn, A và B có thể khôi phục lại nhân than nếu cả hai tự nguyện đồng ý.
- Nếu B đã kết hôn với C thì : Hôn nhân mới được tồn tại và công nhận.
- Nếu B kết hôn với C nhưng đã ly hôn và đang sống độc thân: Luật chưa quy định.
5. A được Tòa án tuyên bố là đã chết. A để lại số tiền là 100 triệu, B và C được thừa kế nhưng
thực tế A còn sống.
B không biết A còn sống đem 50 triệu đi mua đất, C biết A còn sống nhưng cố tình dấu diếm. Cả
B và C đem số tiền thừa kế đi mua đất. Khi A quay về tài sản của C phải trả 100%, còn B chỉ phải
trả phần tài sản bằng số được hưởng.

×