Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Quản lý mua bán hàng trực tuyến Jsp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 37 trang )

1

Mục lục

Đề tài: Quản Lý Nước Giải KhátGVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


2

Chương 1: LỜI MỞ ĐẦU
1.1.

Tổng quan
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin đang phát triển rất

mạnh, các ứng dụng vào kinh doanh ngày càng trở nên hiệu quả, lợi ích. Nhất là các
công ty bán hàng, số lượng khách có nhu cầu mua hàng trực tuyến ngày càng tăng
bởi các tiện ích, lợi ích nhanh chóng, đỡ tốn thời gian, chỉ cần ngồi ở nhà mà vẫn
mua được hàng.
Công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả trong
công tác quản lý hành chính nói chung và quản lý ngành kinh doanh trực tuyến nói
riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Website mua bán
hàng trực tuyến là một yêu cầu rất cần thiết cho mỗi công ty, nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ, góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

1.2.

Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc tạo ra sản phẩm tin học mang tính đặc thù của Việt Nam là

một điều được quan tâm, đặc biệt các phần mềm, Website mang lại hiệu quả trong


các hoạt động quản lý kinh doanh. Việc quản lý số lượng hàng hóa lớn, theo dõi tiến
trình mua bán với khách hàng, thống kê doanh thu là một trong những công việc
quản lý kinh doanh.

Chọn đề tài viết ứng dụng về quản lý bán hàng với nhiều ưu điểm:
 Khách hàng có thể thực hiện giao dịch ở bất cứ nơi nào mà có

internet.
 Có thể liên kết nhiều Website bán hàng trực tuyến dễ dàng thông

qua internet.
 Tìm kiếm thông tin sản phẩm nhanh chóng.
 Quản lý dễ dàng và tiện lợi.

1.3.

Mục tiêu của đề tài.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


3

Quản lý mua bán hàng trực tuyến, hiện đại hóa qui trình mua và nhận hàng.
Xây dựng hệ thống thông tin tự động nhằm quản lý tất cả các khách
hàng từ lúc đăng nhập cho đến khi đăng xuất ở Website.
Xây dựng cơ sở dữ liệu cho Website nhằm lưu trữ hóa đơn, hồ sơ
khách hàng dễ dàng và an toàn.

Tự động hóa quy trình quản lý khách hàng từ lúc đăng nhập cho tới
khi đăng xuất tại Website nhằm:
• Truy tìm thông tin khách hàng nhanh chóng, chính xác.
• Hỗ trợ các quản lý trong việc kiểm kê doanh thu.
• Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý mua bán.
• Tăng hiệu quả kinh doanh.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


4

Chương 2: TÌM HIỂU VỀ JSP VÀ SERVLET
2.1.

Tổng quan về JSP và Servlet

2.1.1. Giới thiệu về Servlet:
Servlet là các thành phần máy chủ nhúng trên trình chủ Web server thực hiện
xử lý yêu cầu và phát sinh ra các trang Web động trả về máy khách. Để sử dụng
được Servlet cần có các trình chủ Java và hỗ trợ triệu gọi Servlet như Apache, JRun,
Web Logic… mặc dù vậy biên dịch và tạo Servlet chúng ta chỉ cần đến trình biên
dịch JDK mà không cần đến các trình chủ.
Servlet là trung tâm của công nghệ Web trong Java. Servlet thay thế cho các
ứng dụng CGI truyền thống. Muốn hiểu rõ về lập trình Web trong Java trước hết
nên tìm hiểu rõ cơ chế hoạt động của Servlet.

2.1.2. Giới thiệu về JSP:

JSP là từ viết tắt của Java Server Pages còn được biết đến bởi một cái tên
khác là Java Scripting Preprocessor – tạm dịch là “Bộ tiền xử lý văn lệnh Java” – là
một công nghệ Java cho phép các nhà phát triển tạo nội dung HTML, XML hay
một số định dạng khác của trang web một cách năng động, trong khi hồi âm yêu cầu
của trình khách. Công nghệ này cho phép người ta nhúng mã Java và một số hành
động xử lý đã được định trước (pre-defined-actions) vào trong nội dung tĩnh của
trang.
JSP là cách đơn giản hóa hơn cho Servlet. Nếu như đối với Servlet phải viết
mã Java và biên dịch bằng tay trước khi sử dụng với trình chủ Web Server thì JSP
không cần điều này. JSP viết mã Java tương tự Servlet những cho phép trộn lẫn Java
với các thẻ HTML để tạo ra các Servlet xử lý các yêu cầu mà trình khách gửi đến
trang.
JSP đơn giản và dễ sử dụng hơn Servlet mặc dù sau khi biên dịch và thực thi
chúng chỉ là một.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


5

2.2.

JSP.

2.2.1. Kiến trúc JSP trong ứng dụng Web

Đây là cách thực nạp, dịch và thực thi trang của một trang JSP khi được triệu
gọi trên Web server.


2.2.2. Chu trình sống của JSP.
Trang JSP có chu trình sống xác định tính từ khi hệ thống đọc biên dịch
trang JSP, gọi thực thi và loại bỏ trang ra khỏi bộ nhớ. Chu trình sống của trang JSP
gồm có 5 giai đoạn sau:

2.2.2.1. Biên dịch trang
Khi trình duyệt yêu cầu trang JSP, Web server sẽ kiể tra xem trang JSP đã
được biên dịch hay chưa. Nếu chưa biên dịch hoặc đã biên dịch nhưng trang JSP
mới vừa thay đổi mã nguồn thì Web server sẽ thực hiện biên dịch trang JSP. Quá
trình biên dịch trang JSP thực tế là chuyển trang JSP thành Servlet. File biên dịch
.class của trang chỉ diễn ra một lần. Nếu trang đã biên dịch và sau đó không bị thay
đổi trong mã nguồn thì quá trình biên dịch sẽ không xảy ra nữa, do đó mà tốc độ
thực thi sẽ nhanh hơn. Sau khi biên dịch, mã trang sẽ được nạp vào bộ nhớ để thực
thi.
Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


6

Quá trình biên dịch trang JSP sẽ được diễn ra như sau:
Bước 1: Kiểm tra xem trang đã được dịch thành mã nguồn tương đương
servlet hay chưa.
Bước 2: Nếu chưa được biên dịch thì trang JSP sẽ được biên dịch theo file
nguồn .java theo cấu trúc của servlet. Gọi trình biên dịch Javac biên dịch file
nguồn .java thành file thực thi của servlet.class.
Bước 3: Nạp servlet đã biên dịch ở bước 2, thực thi tra kết quả về cho trình
khách.

Bước 4: Nếu file JSP đã được biên dịch trước đó: thực hiện kiểm tra xem nội
dung file .jsp có thay đổi không, nếu có thì quay lại bước 2 biên dịch lại trang, nếu
không thì quay lại bước 3.

2.2.2.2. Nạp trang.
Kể từ giai đoạn này, quá trình nạp trang tương tự như servlet (trang JSP sau
khi biên dịch có thể coi như một Servlet). Chỉ có một điểm khác là servlet chỉ được
nạp một lần trong khi mã trang JSP mặc dù đã biên dịch nhưng phải nạp lại nhiều
lần mỗi khi web server nhận được yêu cầu trang từ trình duyệt.

2.2.2.3. Khởi tạo.
Khi nạp mã trang thành công, Web server sẽ gọi đến phương thức khởi tạo
trang. Và mặc dù JSP được biên dịch ra servlet nhưng phương thức khởi tạo cho
trang JSP lại mang tên là jspInit() chứ không phải init() như servlet.

2.2.2.4. Thực thi.
Sau quá trình khởi tạo, Web server sẽ gọi đến phương thức –jspService (khác
với servlet gọi đến doPost(), doGet(), hoặc Service()). Phương thức –jspService sẽ
chuyển đến hai lớp đối tượng HttpServletRequest và HttpServletResponse để đọc và
ghi kết xuất để trả về trình khách.

2.2.2.5. Dọn dẹp.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


7


Khi trang JSP đã thực thi xong, trình chủ Web Server sẽ gọi phương thức
jspDestroy() để giải phóng mã trang khỏi bộ nhớ. Tương tự như trong servlet, có thể
cài đặt phương thức jspDestroy() thực hiện giải phóng vùng nhớ hoặc đóng kết nối
trả về tài nguyên cho hệ thống.

2.3.

Servlet.

2.3.1. Kiến trúc Servlet:
Gói javax.servlet cung cấp các giao diện và các lớp để xây dựng các Servlet.
Kiến trúc của chúng được mô tả như sau:
Servlet

GenericServlet

HttpServlet

OurServlet

Trước hết cần tìm hiểu về thư viện javac.servlet (gói thư viện này nằm trong
file Servlet-api.jar nếu sử dụng Tomcat Apache) chứa các lớp cần thiết như
GenericServlet. HttpServlet… để xây dựng servlet kế thừa từ những servlet chuẩn
hiện có.
Việc đầu tiên khi xây dựng một Servlet là chọn một lớp chuẩn Servlet hiện
có. GenericServlet là lớp cơ bản nhất, khở nguồn của mọi Servlet. Khai báo một
GenericServlet như sau:
public class HelloServlet extends GenericServlet{
Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát


GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


8

….
}
Khi khai báo kế thừa GenericServlet, mặcđịnh sẽ có một phương thức kế
thừa duy nhất mang tên Service() theo khuôn mẫu
public class HelloServlet extends GenericServlet{
public

void

service(ServletRequest

request,

ServletResponse response)throw IOException{
…
}
}
Phương thức service() tiếp nhận hai tham số. Một tham số hiểu đối tượng
ServletRequest dùng tiếp nhận dữ liệu do trình duyệt phía máy khách chuyển lên.
Tham số thứ hai kiểu ServletResponse dùng để ghi kết xuất và trả dữ liệu đã xử lý
về cho trình duyệt hiển thị phía máy khách. Yêu cầu của phương thức service() là
phải cho phép phương thức ném ra ngoại lệ IOXception trong trường hợp xuất nhập
dữ liệu gặp lỗi.

2.3.2. Các phương thức xử lý cơ bản của Servlet.

Lớp GenericServlet là lớp cài đặt tổng quát cho đặc tả giao tiếp (interface)
mang tên Servlet do Sun đưa ra gồm có các phương thức phục vụ cho toàn bộ công
việc của Servlet: khởi tạo: init(); phục vụ: service(); hủy: destroy(); trả về thông tin
cấu hình: getServletConfig(); trả về thông tin servlet: getServletInfo().
Lớp giao tiếp được mô tả như sau:
Interface Servlet(){
void destroy()
ServletConfig getServletConfig();
ServletInfo getServletInfo();
Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


9

void init (ServletConfig Config)
void service (ServletRequest request, ServletResponse Response)
}

2.3.3. Chu trình sống của Servlet:
Chu trình sống của Servlet được tính từ lúc khởi tạo nạp bộ nhớ cho đến khi
nó bị Web Server loại bỏ vì không còn dùng đến nữa. Mọi Servlet đều có chu trình
sống như sau:


Nạp Servlet.




Khởi tạo Servlet.



Thực thi Servlet.



Dọn dẹp Servlet.

Trong đó nạp và khởi tạo có thể quy về cùng một quá trình
Mô hình chu trình sống của Servlet:

2.3.3.1. Nạp và khởi tạo Servlet:
Khi có một yêu cầu triệu gọi đến từ Servlet, trình chủ Web Server sẽ xem xét
Servlet đã nạp vào bộ nhớ hay chưa, nếu chưa nó sẽ nạp Servlet vào bộ nhớ. Một
khi Servlet đã nạp, Web Server sẽ tiến đến giai đoạn khởi tạo servlet.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


10

Việc khởi tạo một Servlet được mặc định bởi Httpservlet. Để khởi tạo một
Servlet riêng chỉ cần ghi đè lên phương thức init() đã được cung cấp.
Web server khi khởi tạo sẽ gọi đến init() đầu tiên sau khi đã nạp xong. Server
chỉ gọi init() một lần khi nạp và không gọi lại nữa nếu không phải nạp lại nó.
Servlet không thể được nạp lại nếu nó chưa bị hủy bỏ trên Web Server bởi lời gọi

destroy() của Servlet.

2.3.3.2. Thực thi Servlet:
Lớp HttpServlet xử lý yêu cầu của Client thông qua phương thức service()
của nó. Các phương thức trong HttpServlet xử lý cắc yêu cầu của Client đều có hai
đối số:
• Một số là đối tượng của HttpServletResponse, bao gồm cả dữ liệu từ
Client. Nó cho phép nhận được các tham số mà Client gửi đến như
một

phần

của

các

yêu

cầu

thông

qua

phương

thức

getParameterName(), getParameterValue() để xác định tên gọi và giá
trị của các tham số.

• Đối số thứ hai là đối tượng của HttServletResponse, bao gồm cả dữ
liệu hồi đáp cho Client. Phương thức getWriter() ghi dữ liệu dưới
dạng văn bản còn getOutputStream() cho lại dữ liệu dạng nhị phân.
Sau khi phục vụ các yêu cầu (doGet(), doPost()) thì Servlet vẫn được giữ lại
trên Web Server để phục vụ cho những dịch vụ kế tiếp. Đây chính là ưu điểm vượt
trội của Servlet trong công nghệ Web.

2.3.3.3. Hủy bỏ Servlet:
Sau khi phục vụ Servlet vẫn được giữ lại trên Web Server nhưng không phải
là mãi mãi. Servlet sẽ được hủy bỏ khi dịch vụ được đóng…..tùy vào mục đích sử
dụng Servlet. Khi đó Servlet sẽ bị hủy bỏ và phải dọn dẹp khỏi bộ nhớ, Servlet sẽ
gọi đến phương thức destroy của lớp cha mặc định. Tuy nhiên mỗi dịch vụ Servlet
sẽ có tài nguyên riêng và cách khởi tạo cũng như sử dụng và hủy bỏ lại khác nhau.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


11

Do đó nếu muốn hủy bỏ các tài nguyen không sử dụng nữa phải thực hiện ghi đè lên
phương thức destroy().

2.3.4. Quan hệ giữa JSP va Servlet.
Servlet và JSP có những mối liên hệ với nhau và cũng có nhưng ưu thế khác
so với nhau.
JSP về bản chất là mở rộng của Servlet nhưng JSP lại không phải là Servlet
mặc dù trước khi một trang JSP được nạp và thực thi, nó phải được dịch thành
Servlet.


2.4.

Những nhược điểm và ưu điểm của Servlet so với JSP.

Do trang JSP trước khi thực hiện nó được biên dịch thành Servlet nên những
gì Servlet làm được chắc chắn JSP cũng có thể là được. Viết một trang JSP đơn giản
hơn dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu với JSP và Servlet vì không phải qua bước
đăng ký (trong trang web.xml) và việc biên dịch rất thủ công. Hơn nữa JSP có thể
trộn lẫn mã Java với các thẻ HTML nên việc thiết kế trang JSP đơn giản và dễ dàng
bổ sung hơn so với Servlet. Đó là một trong những nhược điểm của Servlet.
Tuy nhiên:
-

Nếu tất cả xử lý mã Java được tập trung ở JSP thì việc mở rộng hay
nâng cấp dự án sẽ rất khó khăn, việc phân chia các modun cũng gặp
nhiều khó khăn, phúc tạp hơn so với Servlet. Mã JSP ở dạng thuần
văn bản nên việc che dấu mã nguồn logic thường rất kém.

-

Servlet tuy phải biên dịch và đăng ký thủ công với Web Server nhưng
lại có tính bảo mật cao hơn. Khi Servlet được triệu gọi, chỉ cần cung
cấp cho Web Server bản servlet nhị phân (byte code) là file .class đã
qua biên dich mà không cần cung cấp mã nguồn servlet ban đầu. Mặt
khác việc tương tác của các servlet là rất dễ dàng ( do sử dụng mã
Java) nên có thể tạo nên có thể tạo nên những tùy biến kết xuất đa
dạng hơn trước khi trả về cho client. Servlet có thể phân rã thành các
modun đơn thể của dự án và việc kết hợp chúng với nhau cũng dễ


Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


12

dàng hơn nhiều so với JSP. Đây là điểm rất ưu thế của Servlet với JSP
mặc dù những điểm này chỉ được chú trọng trong những dự án lớn,
cần nhiều sự phối hợp giữa các thành viên dự án.
-

Mặc dù vậy nếu thực hiện các project nhỏ hay việc thiết kế một web
site đơn giản thì nên lựa chọn JSP vì nó dễ dàng hơn nhiều so với
servlet về mặt xử lý thiết kế, không phải đăng ký và biên dịch thủ
công.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


13

Chương 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỰC TÊ
Trong chương này chúng ta sẽ phân tích các yêu cầu của đề tài như việc tóm
tắt hoạt động của hệ thống mà dự án sẽ được ứng dụng, phạm vi ứng dụng của đề
tài và đối tượng ứng dụng, mục đích của dự án. Xác định yêu cầu của khách hàng:
xuất phát từ hệ thống hiện hành của cửa hàng cùng với yêu cầu của khách hàng đề
vạch ra được yêu cầu hệ thống cần xây dựng như việc thiết kế giao diện, yêu cầu về

chức năng và yêu cầu về bảo mật. Trong chương này chúng ta đi xây dựng một số
biểu đồ Use Case, biểu đồ hoạt động của các chức năng trong hệ thống và thông tin
cơ sở dữ liệu của chương trình.

3.1.

Phân tích yêu cầu đều tài.
3.1.1. Tóm tắt hoạt động của hệ thống mà dự án sẽ được ứng

dụng.
- Là một Website chuyên bán các sản phẩm về nước giải khát, các sản phẩm
thị trường đang bán rất chạy… cho các cá nhân và doanh nghiệp.
- Là một Website động, các thông tin được cập nhật theo định kỳ.
- Người dùng truy cập vào Website có thể xem, tìm kiếm, mua các sản phẩm.
- Các sản phẩm được sắp xếp hợp lý. Vì vậy người dùng sẽ có cái nhìn tổng
quan về tất cả sản phẩm hiện có.
- Người dùng có thể xem chi tiết từng sản phẩm.

3.1.2. Đối tượng sử dụng
Có hai đối tượng sử dụng cơ bản là người quản trị và người dùng:
• Người quản trị:
Nhà quản trị có toàn quyền sử dụng và cập nhật sản phẩm, hóa đơn ,
quản lý khách hàng, đảm bảo tính an toàn cho Website.
• Người dùng:

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng



14

Qua Website, khách hàng có thể xem thông tin sản phẩm, lựa chọn
những sản phẩm ưa thích ở mọi lúc mọi nơi thậm chí ngay tại phòng
làm việc của mình khi có mạng.

3.1.3. Mục đích của dự án.
Đáp ứng nhu cầu mua bán hàng ngày càng phát triển của xã hội, xây dựng
nên một môi trường làm việc hiệu quả.
Thúc đẩy phát triển buôn bán trực tuyến.
Rút ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán, tạo ra một Website trực
tuyến có thể đưa ra nhanh thông tin cũng như việc trao đổi mua bán các loại nước
giải khát qua mạng.
Việc quản lý hàng trở nên dễ dàng.
Sản phẩm được sắp xếp có hệ thống nên người dùng dễ dàng tìm kiếm sản
phẩm.

3.2. Yêu cầu giao diện Website
3.2.1. Giao diện người dùng:
Phải có giao diện thân thiện dễ sử dụng:
• Màu sắc hài hòa làm nổi bật hình ảnh của sản phẩm, font chữ thống
nhất, tiện lợi khi sử dụng.
• Giới thiệu những thông tin về cửa hàng: Địa chỉ liên hệ của cửa hàng
hoặc các đại lý trực thuộc, các số điện thoại liên hệ, email liên hệ.
• Sản phẩm của cửa hàng: sản phẩm đang có, sản phẩm bán chạy, sản
phẩm mới….

3.2.2. Giao diện người quản trị:
Giao diện đơn giản, dễ quản lý dữ liệu.
Phải được bảo vệ bằng Username và password riêng của Admin.


Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


15

3.3. Chức năng của admin.
3.3.1. Chức năng quản lý sản phẩm
• Activity Diagram cho Use-case Quản lý sản phẩm:
Thêm sản phẩm:

Hình 1: Active diagram thêm sản phẩm
+ Description: Giúp Admin có thể thêm sản phẩm mới.
+ Input: Admin nhập vào những thông tin cần thiết của sản phẩm mới.
+ Process: Kiểm tra xem những trường nào không được để trống. Nếu tất cả
đềuphù hợp thì thêm vào database. Ngược lại thì không thêm vào database.
+ Output: Load lại danh sách sản phẩm để xem sản phẩm mới đã được thêm
vào CSDL
Xóa,sửa thông tin sản phẩm:
-

Chức năng xoá sản phẩm:

+ Description: Giúp Admin có thể xoá sản phẩm
+ Input: Chọn sản phẩm cần xoá
Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng



16

+ Process: Xoá trong CSDL
+ Output: Load lại danh sách sản phẩm
-

Chức năng chỉnh sửa thông tin sản phẩm:

+ Description: Giúp Admin thay đổi thông tin của sản phẩm đã có trong
CSDL.
+ Input: Admin nhập thông tin mới của sản phẩm.
+ Process: Cập nhật thông tin mới cho sản phẩm.
+ Output: Hiển thị thông báo đã cập nhật sản phẩm.

3.3.2. Quản lý User.
Cũng có các chức năng thêm xóa sửa như bên quản lý sản phẩm
• Xem thông tin người dùng:
-

Description: Giúp Admin có thể xem được thông tin của người dùng.

-

Input: Chọn tình trạng active/deactive hoặc quyền hệ thống.
Process: Lấy toàn bộ danh sách người dùng có trong CSDL thoả mãn
điều kiện tìm

-


Output: Load danh sách người dùng để xem thông tin vừa tìm thấy.

• Chức năng tìm kiếm sản phẩm:
-

Input: Nhập vào hoặc lựa chọn thông tin tìm kiếm theo tên sản
phẩm…

-

Process: Lấy thông tin sản phẩm từ CSDL theo các trường tìm kiếm.

-

Output: Hiện chi tiết thông tin sản phẩm thỏa mãn yêu cầu tìm kiếm.

• Chức năng xem thông tin sản phẩm:
-

Description: Cho phép xem chi tiết thông tin của sản phẩm.

-

Input: Chọn sản phẩm cần xem.

-

Process: Lấy thông tin sản phẩm từ CSDL thông qua ID.


Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


17

-

Output: Hiện chi tiết thông tin sản phẩm.

• Chức năng xóa người dùng:
-

Description: Giúp Admin có thể xoá người dùng.

-

Input: Tìm User cần xoá và chọn biểu tượng xoá .

-

Process: Xoá User ra khỏi CSDL

-

Output: Load lại danh sách người dùng để xem thông tin vừa thay
đổi.

3.3.3. Quản lý danh mục.

Trong phần quản lý danh mục gồm có các tên của danh mục, chức năng và
mã danh mục.
Chức năng thêm danh mục:
-

Description: Giúp Admin có thể thêm các tên danh mục.

-

Input: Admin nhập vào những thông tin về danh mục.

-

Process: Kiểm tra xem những trường nào không được để trống. Nếu
tất cả đều phù hợp thì thêm vào database. Ngược lại thì không thêm
vào database.

-

Output: Load lại danh sách tên danh mục để xem tên danh mục mới
đã được thêm vào CSDL
Chức năng xóa danh mục:
-

Description: Giúp Admin có thể xoá danh mục.

-

Input: Tìm tên danh mục cần xoá và chọn biểu tượng xoá .


-

Process: Xoá danh mục ra khỏi CSDL

-

Output: Load lại danh sách danh mục để xem thông tin vừa thay
đổi.

Chức năng sửa:
Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


18

-

Description: Giúp Admin thay đổi thông tin về của danh mục đã có
trong CSDL.

-

Input: Admin nhập thông tin mới của danh mục.

-

Process: Cập nhật thông tin mới cho danh mục.


-

Output: Hiển thị thông báo đã cập nhật danh mục.

3.3.4. Quản lý tin tức:
Trong phần tin tức cũng có các chức năng thêm, xóa, sửa.
Chức năng thêm tin tức:
-

Description: Giúp Admin có thể thêm các tin tức.

-

Input: Admin nhập vào những thông tin về tin tức.

-

Process: Kiểm tra xem những trường nào không được để trống. Nếu
tất cả đều phù hợp thì thêm vào database. Ngược lại thì không thêm
vào database.

-

Output: Load lại danh sách tin tức để xem tin tức mới đã được thêm
vào CSDL
Chức năng xóa tin tức:
-

Description: Giúp Admin có thể xoá tin tức .


-

Input: Tìm tên tin tức cần xoá và chọn biểu tượng xoá .

-

Process: Xoá tin tức ra khỏi CSDL

-

Output: Load lại danh tin tức để xem thông tin vừa thay đổi.

Chức năng sửa:
-

Description: Giúp Admin thay đổi thông tin về tin tức đã có trong
CSDL.

-

Input: Admin nhập thông tin mới của tin tức.

-

Process: Cập nhật thông tin mới cho tin tức.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng



19

-

Output: Hiển thị thông báo đã cập nhật tin tức.

3.4. Biểu đồ phân tích thiết kế hệ thống
3.4.1. Biểu đồ hoạt động.
Mô tả các luồng công việc, quy trình ngiệp vụ.
 Đăng nhập

Hình 2. Biểu đồ hoạt động đăng nhập vào hệ thống

 Đăng xuất:

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


20

Hình 1. Biểu đổ hoạt động thoát ra khỏi hệ thống
 Xem thông tin về sản phẩm:

Hình 4. Biểu đồ hoạt động xem thông tin về sản phẩm
 Thêm sản phẩm
Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát


GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


21

Hình 5. Biểu đồ chức năng thêm sản phẩm
 Sửa thông tin sản phẩm

Hình 6. Biểu đồ chức năng sửa thông tin sản phẩm

 Xóa sản phẩm

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


22

Hình 7. Biểu đồ chức năng xoá sản phẩm

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


23

Chương 4 : GIỚI THIỆU WEBSITE BÁN HÀNG ĐÃ THỰC
HIỆN

4.1. Giao diện chính của Website.

Hình 1: Giao diện website chính của website

Giao diện này thanh nằm ngang ở trên bao gồm có Trang Chủ, Giới Thiệu,
Tin Tức, Liên Hệ và Đăng Nhập.
Thanh dọc bên trái bao gồm giới thiệu về danh mục sản phẩm, phần tìm kiếm
sản phẩm, hỗ trợ trực tuyến và phần quảng cáo.
Thanh ngang phía dưới là ghi địa chỉ của công ty nước giải khát để khách
hàng có thể liên hệ.

4.2. Giao diện đăng nhập của admin

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


24

Hình 2: giao diện đăng nhập của admin
Admin phải đăng nhập vào để có thể quản lý toàn bộ các danh mục có trong
Website

4.3. Giao diện quản lý User.

Hình 3: Giao diện quản lý người dùng
Quản lý toàn bộ tài khoản người dùng Website, có thể thêm hoặc xóa, sửa
user nào đó, mà chỉ có admin mới làm được khi đã đăng nhập vào hệ thống.


4.3.1. Giao diện thêm User.
Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


25

Hình 4: Giao diện thêm người dùng

4.3.2. Giao diện xoá User.

Hình 5: Giao diện xoá người dùng

4.3.3. Giao diện sửa User.

Đề tài: Quản Lý Nước Giải Khát

GVHD: ThS. Văn Thiên Hoàng


×