Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Một số biện pháp nâng cao năng lực sử dụng Internet nhằm tăng hứng thú, kết quả học tập học tập phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 môn Ngữ văn lớp 11( Ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 43 trang )

1. Lí do chọn sáng kiến
Hiện nay, với mọi người Internet không còn xa lạ mà hết sức gần gũi và
thiết thực. Internet trở thành một công cụ hữu dụng trong cuộc sống. Nó giúp
chúng ta có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thông tin
cách nhanh chóng, tiện lợi. Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng
lồ mà trong đó có sẵn mọi kiến thức của nhân loại. Đây có thể là một công cụ trợ
giúp tích cực nếu người dùng biết cách chọn lựa và tiếp nhận thông tin. Qua
Internet chúng ta có thể học tập ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Bằng việc thường
xuyên lên mạng, tham gia các mạng xã hội, các diễn đàn lành mạnh, ta có thể
tăng cường khả năng giao tiếp, trở nên năng động, tự tin, hứng thú và say mê học
tập từ đó kết quả học tập cũng được nâng cao, hình thành nhiều kỹ năng và tri
thức mới bổ ích.
Không nằm ngoài xu thế chung đó, đối với HS những năm gần đây cũng đã
từng bước sử dụng Internet vào phục vụ quá trình học tập của mình. Cho đến
nay, Internet đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập của HS. Internet
được HS sử dụng trong việc cập nhật thông tin, trao đổi thông tin trong học tập,
tìm kiếm tài liệu và học qua mạng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác những lợi ích to lớn từ mạng internet,
HS thường gặp phải những khó khăn, những mặt trái khi sử dụng như lượng
thông tin trên mạng vô cùng lớn dẫn đến tra cứu thông tin còn mất nhiều thời
gian; nhiều nguồn thông tin khác nhau nên thông tin có thể bị sai lệch, thiếu lành
mạnh; nhiều HS sử dụng mạng nhằm mục đích giải trí, tán ngẫu mà chưa có thói
quen khai thác tài liệu, thông tin trên mạng để phục vụ cho học tập...
Những khó khăn trên cũng xuất phát từ chính những đặc điểm của mạng
Internet là một hệ thống thông tin mở, mà ở đó, bất kì ai cũng có thể đưa những
thông tin lên mạng, ai cũng có thể trở thành nhà xuất bản. Chính vì thế, ta thấy tốt
có, xấu có, tích cực có, tiêu cực, thiếu lành mạnh cũng không ít. Nếu cha mẹ,
thầy cô giáo không hướng dẫn HS để các em có kĩ năng, phương pháp tra cứu,
đọc, phân tích và tổng hợp thông tin, tài liệu thì thật khó để tìm được thông tin
một cách nhanh chóng, chuẩn xác, đúng hướng.
1




Từ những lẽ trên, tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao năng
lực sử dụng Internet nhằm tăng hứng thú, kết quả học tập học tập phần văn
học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 môn Ngữ
văn lớp 11( Ban cơ bản)”.

2


2. Nội dung sáng kiến:
2.1. Cơ sở lý luận:
Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so
với các nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Trong lĩnh vực giáo dục, CNTT đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ
bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học.
Nghị quyết số 36 - NQ/TW, ngay 01-7-2014 của Bộ Chính trị khóa XI về
đẩy mạng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế đã khẳng định “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục và đào tạo, số hóa tài liệu học tập, sách giáo khoa gắn
với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; tạo mọi điều kiện cho mọi lứa tuổi
được học và đào tạo”. Triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15-4/2015 trong đó chỉ rõ:
“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức quản lý, nội
dung và chương trình đào tạo, phương thức dạy và học nhằm tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu
cầu phát triển đất nước”. Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28/9/2015 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015
– 2016, trong đó có nội dung “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”.

Như vậy, Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục đã chỉ rõ trọng tâm của ngành
giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. CNTT mở ra triển vọng to lớn
trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học
như dạy học tập thể lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới
trong môi trường CNTT và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới
phương pháp dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình
thành và phát triển cho HS các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người
3


ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng
vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của HS.
Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm
trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học
bằng CNTT so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa
phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera với âm thanh, văn bản…
được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua
một quá trình học đa giác quan. Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của
con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia
lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau; Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và
đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính
đặc biệt là mạng Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực
kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng
hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao
lưu. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT và truyền thông
ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả
khả quan và là một xu hướng tất yếu.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi:

Cho đến nay, từ nông thôn đến thành phố, từ vùng sâu, vùng xa mạng
Internet đã được các Công ty viễn thông lắp đặt hệ thống truyền dẫn, phát sóng
với diện rộng, đường truyền ổn định, tốc độ cao. Với một khả năng kết nối mở,
internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất
hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: thương mại, chính trị, quân sự,
nghiên cứu, khoa học, văn hóa, xã hội đặc biệt là trên lĩnh vực giáo dục.
Hiện nay, việc lắp đặt mạng internet được ngành giáo dục đặc biệt quan
tâm. Các nhà trường được sự quan tâm của các cấp nên cơ sở vật chất, hệ thống
các phòng đa năng, chức năng được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học hiện đại
phục vụ cho công tác dạy và học của HS nhà trường. Qua khảo sát cho thấy trên
địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và tại huyện Sốp Cộp nói riêng, đa số các nhà
4


trường từ mầm non đến THPT đều lắp đặt mạng internet. Mạng internet không
chỉ được kết nối với hệ thống máy tính cố định của Ban giám hiệu, bộ phận văn
thư, thư viện, phòng học tin học mà còn qua hệ thống phát sóng không dây Wifi.
Đó là những điều kiện cơ bản, thiết yếu và thuận lợi nhất để GV, HS có thể khai
thác internet phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
Về phía GV, Nhìn chung đội ngũ GV có trình độ chuyên môn vững vàng,
tâm huyết với nghề, tuổi đời còn trẻ tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ được
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện đã phát huy khả năng sáng tạo
và năng lực của bản thân. Hơn nữa, công tác tự học, tự rèn cho đội ngũ để tiếp
cận kịp thời theo yêu cầu đổi mới của ngành được tăng cường quan tâm. Mặt
khác đội ngũ GV trong các nhà trường phần lớn có máy tính bàn, máy tính xách
tay hoặc có di động kết nối mạng Internet. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho
giáo viên có điều kiện tự học, tự rèn về kỹ năng CNTT khai thác tài nguyên mạng
phục vụ cho công tác soạn giảng, hướng dẫn HS tự học.
Với HS, mạng Internet không còn xa lạ. Trong chương trình THPT, bộ môn
tin học đã cung cấp cho các em những kiến thức về Internet. Tại gia đình nhiều

em được bố mẹ trang bị máy tính để bàn, máy tính xách tay hoặc các phương tiện
điện tử khác như smatphons, Ipad có thể truy cập mạng Internet. Chính vì thế đa
số học sinh THPT có những hiểu biết cơ bản về mạng Internet và biết cách truy
cập, khai thác mạng. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để GV hướng dẫn các em
hình thành kỹ năng khai thác mạng internet phục vụ trong học tập.
Tóm lại, hiện nay các điều kiện và yếu tố giúp HS khai thác, sử dụng
Internet vào trong học tập là rất thuận lợi. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ xã hội,
gia đình, nhà trường đến HS ngày càng được đầu từ, phát triển. Nhận thức của
phụ huynh, GV và HS về vai trò, tác dụng mạng internet đối với đời sống, học
tập ngày được nâng cao. Đây là những điều kiện tốt nhất để GV rèn luyện kỹ
năng khai tháng mạng internet cho HS.
2.2.2. Khó khăn:
Mặc dù lợi ích đối với học tập từ Internet là rất lớn. HS có nhiều thuận lợi
trong khai thác ứng dụng mạng Internet vào trong học tập như đã kể trên. Nhưng
5


những khó khăn mà các em gặp phải cũng không nhỏ. Đó có thể từ nhận thức của
cha mẹ, thầy cô, là những thiếu thốn về cơ sở vật chất, những kỹ năng khai thác
mạng để đạt hiệu quả cao nhât…
Đối với phụ huynh HS: Ngày nay không ít bậc phụ huynh cho rằng máy
tính với mạng internet chỉ là những trò tiêu khiển, trò giải trí mất thời gian tiền
bạc mà không đem lại lợi ích gì. Họ thường gắn với quan niệm HS ngồi vào máy
tính là sẽ chơi game, chat chít, facebook và sẽ sao nhãng việc học hành. Với suy
nghĩ Internet tiềm ẩn nhiều rủi ro cho con mình, nhiều phụ huynh đã cấm con em
mình sử dụng máy tính, truy cập Internet. Một số phụ huynh thì có nhận thức
đúng đắn, tích cực biết được lợi ích của Internet trong học tập, tuy nhiên lại lúng
túng trong việc định hướng, hướng dẫn con trong việc khai thác, sử dụng mạng
có hiệu quả. Và đây là trở ngại không nhỏ trên con đường tiếp cận Internet của
các em HS.

Đối với nhà trường, các thầy cô giao: Tuy nhiều GV đã nhận thức được
vai trò của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập Ngữ văn.
Nhưng phần lớn các tiết dạy học Ngữ văn, GV vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp
truyền thống: thuyết trình, diễn giảng… dẫn đến một bộ phận HS cảm thấy
không có hứng thú với môn học, hoạt động học tập trở nên khó khăn, vất vả hơn.
Việc GV chưa thường xuyên khai thác và sử dụng tài liệu trên internet vào giảng
dạy cũng khiến cho hoạt động hướng dẫn HS sử dụng khai thác mạng vào học tập
chưa được quan tâm chú trọng đúng mức. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều lý
do: chưa được đào tạo kỹ năng khai thác mạng bài bản nên chưa biết cách khai
thác hiệu quả nhất, việc sử dụng những công cụ tìm kiếm, tra cứu như Google,
Yahoo, Altavista, hay kĩ năng chọn lọc từ khóa tìm kiếm phù hợp với mục đích
chưa được thành thạo; không có đủ thời gian; điều kiện cơ sở vật chất còn hạn
chế; cho rằng không nhất thiết phải khai thác và sử dụng thông tin trên mạng; cá
nhân không thấy hứng thú… Mặt khác, khi hướng dẫn HS khai thác và sử dụng
tài liệu trên internet, đa phần GV áp dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân.
Kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet của HS chưa được GV chú ý
hình thành và rèn luyện thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, trong
6


khâu kiểm tra đánh giá, bản thân nhiều GV mới chỉ chú ý đến việc nắm kiến thức
của HS mà chưa tập trung đánh giá các kỹ năng thực hành, phát triển tư duy cho
các em.
Đối với học sinh: Đa số HS ở cấp học THPT biết đến Internet. Nhiều em
biết đến Internet từ cấp I, cấp II. Tuy nhiên việc HS sử dụng mạng internet để làm
gì? Thời gian truy cấp bao lâu trong một ngày? Các em gặp những khó khăn gì
trong việc sử dung mạng Internet? Để trả lời cho những câu hỏi đó tôi tiến hành
khảo sát ba lớp ( 11b5, 11b6, 11b7) do tôi trực tiếp giảng dạy với tổng số HS
được hỏi 103 HS. Kết qua như sau:
Bảng 1. Thời gian truy cập mạng Internet của học sinh

Trả lời
SL

Thời gian sử dụng Internet

(103 HS)
31
38
19
15

Rất thường xuyên ( 6-8h/tuần)
Thường xuyên (3-5h/tuần)
Thỉnh thoảng
(1 –2h/tuần)
Chưa bao giờ ( 0 giờ/tuần)

%
30.1
37.9
18.4
15.6

Có thể thấy tỉ lệ HS có truy cập mạng internet khá cao. Trong 103 em được
hỏi có tới 88 (85,4%) em cho biết là có sử dụng mạng Internet. Trong đó các em
sử dụng thường xuyên từ 5h -7h/tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (38HS, 37,9%), tiếp
theo là rất thường xuyên với 31 em chiếm 30,1%. Tuy nhiên số em không thường
xuyên và chưa bao giờ sử dụng mạng cũng chiếm không nhỏ 34 em chiếm 34%.
Qua trao đổi tôi thấy phần lớn các em trong nhóm này gia đình có điều kiện kinh
tế khó khăn vì thế chưa có điều kiện mua sắm phương tiện kết nối mạng cũng

như vào các quán Internet.
Bảng 2. Khảo sát mục đích sử dụng internet.
Trả lời
SL

Mục đích sử dụng Internet
Cho học tập
Nghe nhạc, xem phim
Chơi gem online
Xem tin tức, liên lạc, trò chuyện với bạn bè
7

(88HS)
11
23
13
41

%
12.5
26.1
14.8
46.6


trên các trang mạng xã hội (facebook, Zalo…)
Bảng thống kê cho thấy, dù chỉ khảo sát 88 HS trong gần một nghìn HS
của nhà trường nhưng có thể thấy: Phần lớn thời gian các em truy cập mạng
Internet với mục đích nghe nhạc, xem phim, đọc những tin giật gân, chat, chơi
gem onlin, kết bạn, trò chuyện qua các trang mạng xã hội facebook, Zalo…Cụ

thể nghe nhạc có 23 em, chiếm 26.1 %, chơi gem online có 13 em chiến 14.8%,
tỷ lệ sử dụng mạng với mục đích xem tin tức, liên lạc, trò chuyện với bạn bè trên
các trang mạng xã hội (facebook, Zalo…) là cao nhất chiếm 41/88 em chiếm 46.6
%. Việc truy cập mạng Internet có phục vụ cho học tập là rất ít chỉ có 11/88 em
chiếm 12.5 %.

Bảng 3. Khó khắn khi tiến hành khai thác thông tin trên internet?
Trả lời
Những khó khăn khi sử dụng Internet

SL
(88HS)

%

58

65.8

76

86.4

63

71.6

86

97.7


Không có phương tiện, cơ sở vật chất, tài chính
( Tiền vào quán Internet, Máy tính,
Smartphone…)
Chưa ý thức được vai trò của công nghệ thông tin
trong học tập.
Không có thời gian tìm kiếm thông tin trên mạng
Đã được thầy cô, bố mẹ hướng dẫn sử dụng
internet để học tập.

Có thể thấy HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác, sử dụng
Internet vào trong học tập. Trước hết là phần lớn các em không có điều kiện cơ sở
8


vật chất tài chính ( Tiền vào quán Internet, Máy tính, Smartphone…), có tới 58
(65.8%) em trả lời là không có hoặc có ít hay phương tiện không đảm bảo. Đây là
khó khăn chung của các em học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn; Khó khăn thứ
hai là nhiều HS chưa ý thức được vai trò của Internet trong học tập ( 76HS,
86.4%); thứ ba là “không có thời gian vào mạng tìm thông tin” nhiều em cho
rằng hiện nay khối lượng học tập một số ngày cả sáng, chiều, tham gia các hoạt
động đoàn thể chiếm nhiều thời gian. Và một khó khăn không nhỏ nhiều em gặp
phải đó là kỹ năng khai thác, sử dụng mạng internet trong học tập. Phần lớn các
em chưa được thầy cô, bố mẹ hướng dẫn sử dụng internet để học tập (86 em
chiếm 97.7%)
Tìm hiểu những nguyên ảnh hưởng tới hiệu quả của việc khai thác thông
tin trên mạng internet trong học tập có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng các
biện pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS
trong học tập môn Ngữ văn ở trường THPT.
2.3. Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu

trên internet trong học tập Ngữ Văn 11.
2.3.1. Trọng tâm kiến thức những tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở chương trình ngữ văn 11 ( Cơ
bản).
Những tác phầm văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng
tháng Tám năm 1945 trong chương trình ngữ Văn 11 (ban cơ bản) được chia đều
ở cả hai học kỳ với tổng số bài học và số tiết khá lớn. Học kỳ I học chính thức 3
tác phẩm : Hai đứa trẻ - Thạnh Lam, Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân, Chí Phèo –
Nam Cao, đoạn trích Hạnh phúc một tang gia – trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
và 03 tác phẩm đọc thêm Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu Tránh, Vi hành –
Nguyễn Ái Quốc, Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan. Những tác phẩm này
đều thuộc thể loại tự sự, có dung lượng lớn, dạy từ hai tiết trở lên với tổng số tiết
dạy cho phần này là 12 tiết. Ở học kỳ II, với thời lượng 10 tiết học sinh tìm hiểu 7
tác phẩm chính Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu, Hầu trời-Tản Đà, Vội
Vàng - Xuân Diệu, Tràng giang - Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ-Hàn Mặc Tử, Chiều
9


tối – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu) và 04 tác phẩm đọc thêm Nhớ đồng-Tố
Hữu, Tương tư – Nguyễn Bính, Lai Tân – Hồ Chí Minh, Chiều xn – Anh Thơ.
Nội dung trọng tâm kiến thức của những tác phẩm học chính khóa như sau:
1. Hai đứa trẻ - Thạnh Lam:
Với tác phẩm Hai đứa trẻ GV cần hướng dẫn học sinh cảm nhận được bức
tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận
của hai đứa trẻ; niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh
tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu
những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ. Đây cũng là tác phẩm vừa đậm
đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ, là truyện tâm tình với
lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự. Qua tìm hiểu tác phẩm học sinh thấy được nét
độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.

2. Chữ người tử tù- Nguyễn Tn:
Nguyễn Tuân ( 1910-1987 ) nhà văn nổi tiếng của
nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ơng sinh ra trong gia đình nhà nho
khi Hán học đã tàn. Viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, tùy bút, truyện ngắn…
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù có thể thấy nổi bật là hình tượng nhân vật
Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa, khí phách của một trang anh hùng
nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh
tài. Tác phẩm cũng cho thấy quan niệm về cái đẹp và tấm lòng u nước kín đáo
của Nguyễn Tn. Về mặt nghệ thuật Nguyễn Tn đã xây dựng tình huống
truyện độc đáo; tạo khơng khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương
phản, ngơn ngữ giàu tính tạo hình.
3. Chí Phèo – Nam Cao:
Trong những tác giả được chọn giảng ở chương trình ngữ văn 11(cơ bản),
Nam Cao là tác giả duy nhất được giành thời lượng 1 tiết để tìm hiểu. Với phần
tác giả GV cần giúp HS nắm được cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các
đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Về phần
tác phẩm Chí Phèo HS hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ
của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo; Hiểu
10


được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm như xây dựng những nhân vật
điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do
nhưng lại rất chặt chẽ, logic; Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu
kịch tính; Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên; giọng
điệu đan xen, biến hóa, trần thuật linh hoạt….
4. Hạnh phúc một tang gia ( Trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
Ở đoạn trích Hạnh phúc một tang gia ( Trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng, học
sinh thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước

Cách mạng; Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm. Thái độ
phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực
chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại
đạo đức con người. Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của
Vũ Trọng Phụng: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng
chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
5. Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu
Phan Bội Châu là nhà yêu nước và cách mạng lớn, “vị anh hùng, vị thiên
sứ, đấng xả thân vì độc lập đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại
văn chương trữ tình chính trị. Lưu biệt khi xuất dương được viết trong buổi chia
tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản. Cảm nhận được vẻ đẹp của nhà chí sĩ cách
mạng Phan Bội Châu; Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong
buổi ra đi tìm đường cứu nước. Giọng thơ tâm huyết sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ
sánh ngang tầm vũ trụ.
6. Hầu trời – Tản đà:
Tản Đà là thi sĩ mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỉ” cả về
học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương. Ông có vị trí đặc biệt quan trọng
trong nền văn học Việt Nam – gạch nối giữa văn học trung đại và văn học hiện
đại. Khi học Hầu trời học sinh cần hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và
quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà; Những cách tân nghệ thuật trong bài
11


thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái/tự nhiên, ngôn
ngữ sinh động,...
7. Vội vàng – Xuân Diệu:
Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1938 ), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ
khẳng định vị trí của Xuân Diệu - thi sĩ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Bài
thơ đã thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm

mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. Phần đầu bài thơ là niềm ngất ngây trước cảnh sắc
trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Đó là những phát hiện và
say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì
thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất và quyến
rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Trong nỗi băn khoăn về sự ngắn
ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian,
ông nhận thấy thời gian vũ trụ là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Từ đó
nhận thấy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai
tàn, phôi pha, mòn héo. Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường, trong khi
đó thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi, nên chỉ còn một cách là
phải sống vội: chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây
của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn/Sống toàn thân và thức nhọn
giác quan”.
8. Tràng giang – Huy Cận:
Với Tràng giang, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước
thiên nhiên rộng lớn qua đó bài thơ thể hiện niềm khát khao hòa nhập với cuộc
đời và lòng yêu nước thiết tha. Khi tìm hiểu bài thơ GV cần giúp học sinh cảm
nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
Ở khổ thơ một ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền
nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác
buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa. Câu bốn mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời
thường: cánh củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp
người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời. Khổ thơ hai bức tranh tràng giang được hoàn
chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều
đã vãn,... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào
12


tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh. Huy Cận tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang
khi ở khổ thơ thứ ba với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và

những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ đã đẩy nỗi buồn, cảm giác chia lìa nên tột
đỉnh. Hai câu đầu khổ thơ thứ tư cảnh có sự chuyển sắc mạnh mẽ: cảnh kì vĩ, nên
thơ. Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của
Huy Cận. Về nghệ thuật bài thơ đã thể hiện những nét phong cách nghệ thuật thơ
Huy Cận: Sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, tính chất suy tưởng và triết
lí,...
9. Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh. Ông là một trong những nhà
thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới, “ngôi sao chổi trên bầu
trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên). Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ viết năm 1938, in
trong tập Thơ Điên, được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn
Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Đọc bài thơ ta thấy toát nên vẻ đẹp thơ mộng,
đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con
người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. Đây là bài thơ thể hiện rõ phong
cách thơ Hàn Mặc Tử: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau, trí tưởng tượng
phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
10. Chiều tối – Hồ Chí Minh
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, nghị lực kiên cường
vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và
hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
11. Từ ấy – Tố Hữu
Tố Hữu được ví như “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con
người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống Niềm vui
và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm,... của người
thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Bài thơ có ba khổ thơ: Khổ một
là niềm vui lớn khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng
13



đã mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và
tình cảm. Khổ hai là lẽ sống lớn. Nhà thơ đã tự nguyện và quyết tâm vượt qua
giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung để
thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó khẳng định mối liên hệ sâu
sắc với quần chúng nhân dân. Khổ ba khép lại bài thơ là tình cảm lớn. Từ những
nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới Tố Hữu tự xác định mình là thành viên của đại
gia đình quần chúng lao khổ. Về nghệ thuật, đọc bài thơ ta thấy hình ảnh tươi
sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, giọng thơ sảng
khoái, nhịp điệu thơ hăm hở,...
2.3.2 Định hướng khai thác, sử dụng tài liệu có thể khai thác trên internet
* Phải gắn với mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học:
Tài liệu trên internet là phương tiện hữu hiệu giúp HS đạt được những mục
tiêu cụ thể đã đề ra đối với bài học lịch sử về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Về kiến thức: cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, hệ thống, toàn diện
về tác giả, tác nội dung nhệ thuật tác phẩm phù hợp với yêu cầu và trình độ của
HS.
Về kỹ năng: tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập, có
năng lực tự học, phát hiện, giải quyết vấn đề…
Về thái độ: giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, tình cảm cho HS, góp phần
vào việc đào tạo con người Việt Nam toàn diện.
* Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học:
Vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học đang là một yêu cầu bức thiết.
Việc đưa các phương pháp dạy học tích cực và những kỹ thuật vào giảng dạy chỉ
thực sự có hiệu quả khi cả GV và HS đều chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ
học. Khai thác tài liệu trên internet không chỉ giúp HS chiếm lĩnh nguồn kiến
thức mà còn thúc đẩy phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, tư duy HS. Vì
thế, đòi hỏi người GV phải hình thành cho HS kỹ năng khai thác và sử dụng tài
liệu trên internet. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của HS, góp phần đáp
ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

* Phải góp phần bổ trợ, kết hợp với việc hình thành các kỹ năng khác
14


Khai thác tài liệu trên mạng internet không chỉ nhằm bổ trợ kiến thức bộ
môn Ngữ Văn. Qua đó phải góp phần giúp HS nâng cao kỹ năng hiểu biết về
thông tin, công nghệ và truyền thông (tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng
và có hiệu quả, đánh giá thông tin một cách nhanh chóng có phê phán và xác
đáng, sử dụng thông tin một cách chính xác và sáng tạo cho vấn đề cần tìm hiểu);
hình thành kỹ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề (HS phải đưa ra những lý
lẽ vững chắc cho những gì mình hiểu, đưa ra những lựa chọn và những quyết
định phức tạp thông qua việc sử dụng tài liệu khai thác được); phát triển kỹ năng
phân tích, tổng hợp và so sánh những kiến thức khai thác được; Hoàn thiện kỹ
năng giao tiếp và hợp tác nhóm thông qua việc diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng một
cách rõ ràng và hiệu quả qua hình thức nói và viết, khả năng tương tác, tinh thần
trách nhiệm với công việc của nhóm…
Bảng 1. Định hướng khai thác nguồn tài liệu viết trên mạng Internet.
Tác phẩm

Định hướng nội dung khai thác trên internet:
-Những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác.
- Một số sáng tác của Thạnh Lam
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên; Cảnh

Hai đứa trẻ
-Thạnh Lam

phố huyện nghèo; Cảnh đợi tàu; Chất lãng mạn, chất
thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm

- Nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Phong cách sáng tác của nhà văn.
- Những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một

Chữ người
tử tùNguyễn
Tuân

Chí Phèo –
Nam Cao

số sáng tác tiêu biểu.
- Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao; Viên quản
ngục; Cảnh cho chữ ; Nghệ thuật xây dựng tình huống
truyện độc đáo.
- Tình hiểu những hình ảnh về tác giả, tác phẩm; nghệ
thuật thư pháp Việt Nam
- Những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một
số sáng tác tiêu biểu.
15


- Phân tích tác phẩm, hình tượng nhân vật Chí Phèo;
Giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm
- Tình hiểu những hình ảnh về tác giả, tác phẩm.
Hạnh phúc

- Cảm nhận tác phẩm ở góc độ điện ảnh.
- Những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một


một tang gia

số sáng tác tiêu biểu.

( Trích Số
đỏ)- Vũ Trọng
Phụng
Lưu biệt khi
xuất dương –
Phan Bội
Châu
Hầu trời –
Tản đà

- Nghệ thuật trào phúng của đoạn trích; giá trị hiện thực
của đoạn trích.
- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một số sáng tác tiêu biểu.
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một số sáng tác tiêu biểu.
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; Cái tôi,
chất ngông của Tản Đà
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một số sáng tác tiêu biểu.

Vội vàng –

- Những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm; Chất


Xuân Diệu

thơ, chất lãng mạn trong Vội vàng; Cái tôi của Xuân
Diệu trong Vội vàng; Cái mới trong thơ Xuân Diệu
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một số sáng tác tiêu biểu.

Tràng giang - Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật; Chất cổ điển, hiện đại
– Huy Cận

trong bài thơ;
- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác; Một số sáng tác tiêu biểu.

Đây thôn Vĩ
Dạ - Hàn Mặc
Tử

- Nội dung, nghệ thuật bài thơ; Hồn thơ Hàn Mặc tử
qua Đây thôn Vĩ Dạ
- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác.

Chiều tối –
Hồ Chí Minh

- Một số sáng tác tiêu biểu.
- Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm ; Phân tích các
khia cạnh như chất cổ điển, hiện đại, chất thép trong
bài thơ. Chất thép trong bài thơ...
16



- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác.
- Một số sáng tác tiêu biểu.
Từ ấy –Tố
Hữu

- Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm

2.3.1. Hình thành kỹ năng để khai thác Internet cho học sinh
Với một khả năng kết nối mở, internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên
thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Do khối lượng thông tin khổng lồ trên internet nên tất cả các loại tài liệu đều có
thể tìm thấy trên internet ở dạng văn bản, hoặc hình ảnh, âm thanh, phim…
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy trên internet hàng trăm ngàn các website về
lĩnh vực giáo dục, văn chương của các tổ chức cá nhân ở Việt Nam cũng như trên
thế giới. Những tác phẩm văn học đông tây, kim cổ, những bài viết phê bình, cảm
thụ...đều có thể tìm thấy trên internet. Tóm lại, tất cả các loại tài liệu tham khảo
sử dụng trong học tập văn học (trên lớp hay ngoài giờ), đều có thể khai thác trên
internet. Tuy nhiên với một khối lượng thông tin đồ sộ như vậy, giáo viên phải
hình thành cho HS một số kỹ năng để khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
hợp lý. Hệ thống kỹ năng khai thác và sử dụng nguồn tài liệu trên internet cần
hình thành cho HS trong học tập môn Lịch sử được xác định dựa trên hệ thống
các thao tác cần thực hiện khi khai thác tài liệu (tìm kiếm, chọn lọc, lưu giữ
thông tin), khi sử dụng trong các hoạt động học tập (trao đổi, thảo luận) phù hợp
với đặc trưng môn học và yêu cầu của việc học tập Ngữ văn. Vì vậy, để khai thác
và sử dụng tài liệu trên internet hiệu quả, GV cần hình thành cho HS một số kỹ
năng sau:

2.3.1. Kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm
* Công cụ tìm kiếm:
Về công cụ tìm kiếm thông tin, GV nên hướng dẫn HS sử dụng công cụ tìm
kiếm là Google (www.google.com). Với kết quả tìm kiếm có độ thích hợp cao
nhất, đây thực sự là một công cụ tìm kiếm rất hữu ích cho người sử dụng Internet.
Việc sử dụng các trang web tìm kiếm chuyên dụng sẽ giúp việc tìm kiếm của
người sử dụng nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.
17


Để hình thành cho HS có kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm đòi hỏi
người GV phải hướng dẫn cụ thể theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu tìm kiếm thông tin.
Internet là một pho Từ điển bách khoa đồ sộ, một thư viện khổng lổ được
sắp xếp khoa học. Để việc tìm kiếm có thể đạt hiệu quả như mong muốn, GV
hướng dẫn HS trước khi tìm kiếm có thể tự đặt câu hỏi để làm rõ mục tiêu tìm
kiếm thông tin của mình là gì. Như muốn tìm gì? Chủ đề là gì? Thuộc lĩnh vực
nào? Thông thường mục tiêu tìm kiếm của học sinh là nội dung trả lời các câu
hỏi, bài tập trong SGK, những bài tập thầy cô giáo giao thêm hay những bài viết
văn ở nhà, xem thêm những bài giảng do nghỉ học... Xác định mục tiêu tìm kiếm
là khâu đầu tiên, xác định mục đính sử dụng máy tính hay các thiết bị điện tử
khác nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Chính vì thế giáo viên cần nhấn mạnh và
nhắc các em không được coi nhẹ, bỏ qua khâu này.
Ví dụ: Khi học bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, khi soạn bài ở nhà
với phần tiểu dẫn HS có thể xác định mục tiêu tìm kiếm là: Tiểu sử nhà văn?
Phong cách sáng tác cảu Nguyễn Tuân? Những tác phẩm trong Vang bóng một
thời? Tìm hiểu về tác phẩm HS có thể căn cứ vào phần hướng dẫn học bài trong
SGK trang 114 để xác định mục đích tìm kiếm tài tiệu.
Bước 2: Chuẩn bị các từ khóa cần tìm
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn

tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc
tài liệu đó. Từ khóa là yếu tố then chốt tạo nên hiệu quả của việc tìm kiếm thông
tin. Từ khóa hay còn có thể hiểu là việc chúng ta diễn đạt lệnh tìm kiếm. Về nội
dung từ khóa: Từ khóa thường chứa đựng thông tin khái quát nội dung, vấn đề
đang tìm kiếm.
Ví dụ: Khi tìm kiếm tài liệu liên quan đến câu trả lời 1 trong phần hướng
dẫn học bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân:
Câu hỏi là: Tình huống truyện ngắn của tác phẩm Chữ người tử tù là gì?
Tác dụng của tình hướng này đối với việc thể hiện tích cách nhân vật và kịch tính
của truyện?
18


HS xác định từ khóa để tìm kiếm nội dung câu trả lời trên là: ”Tình
huống truyện Chữ người tử tù”.
Từ khóa: Tình huống
truyện Chữ người tử tù

- Lưu ý khi việc diễn đạt các từ khóa:
+ Phần lớn các trang web tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ
thường.
+ Khi nhập từ khóa vào các cửa sổ tìm kiếm, cần đưa thuật ngữ mà người
sử dụng cho là quan trọng nhất lên đầu lệnh tìm. Có thể thay đổi trật tự các từ
khóa trong quá trình tìm kiếm nếu cần.
+ Từ khóa càng chứa đụng nhiều thông tin, phạm vi tìm kiếm càng thu hẹp
lại.
- Sau khi gõ từ khóa vào và tìm kiếm thì một loạt kết quả sẽ hiển ra. Mỗi
kết quả là một đường link đến trang web có chứa từ khóa hoặc chủ đề mà người
sử dụng đang muốn tìm.


Kết quả tìm kiếm

Việc người sử dụng cần làm lúc này là xem xét kết quả mà chức năng tìm
kiếm đưa ra:
+ Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm.
19


+ Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/ xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc
tìm từ khác thay thế.
+ Người sử dụng cũng nên thử xem qua những kết quả đầu tiên. Nếu
những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác.
- Một số cách thu hẹp phạm vi tìm kiếm:
+ Giới hạn theo định dạng file (.pdf, .doc, .mp3...)
+ Giới hạn theo ngôn ngữ (Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,...)
+ Giới hạn theo từng loại địa chỉ web ( ví dụ chỉ tìm các tài liệu có đuôi
.gov, .edu, ...)
+ Giới hạn theo địa điểm xuất hiện của từ tìm kiếm ( ở tên tài liệu hoặc
trong nội dung).
Bước 4: Theo dõi quá trình tìm kiếm .
- Liệt kê những trang người sử dụng đã xem qua, thời gian xem.
-Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày, người sử dụng tìm thấy
Bước 5: Kiểm tra và chọn lọc thông tin.
Kỹ năng kiểm tra: Với một lượng lớn thông tin tìm kiếm được, người sử
dụng sẽ không thể nào đủ thời gian và kiên nhẫn để nghiên cứu hết, điều này vô
cùng tốn thời gian một cách vô ích. Vì vậy, HS cần thiết phải có kỹ năng kiểm
tra:
- Xem lướt thông tin: điều này giúp người sử dụng năm được tổng quát
nội dung của tài liệu vừa tìm được.
- Xem kỹ thông tin: Sau khi loại được những tài liệu không đúng ý, người

sử dụng có thể xem kỹ các tài liệu có thông tin mình cần.
Bước 6: Tải và lưu thông tin sau khi đã tìm được.
* Tải thông tin sau khi người sử dụng đã tìm được.
Để lưu hoặc download những tài liệu tìm kiếm được trên mạng internet:
-Với những trang web cho phép tải trực tiếp thì có thể ấn vào mục Tải file.
-Với những trang web không cho tải trực tiếp HS có thể thực hiện các bước
sau: Bôi đen phần nội dung cần tải/kích chuột phải/chép.
Ví dụ:
20


- Ghi tài liệu (Save): Trong trường hợp đang xem một trang trên internet, muốn
ghi lại nội dung đang xem, HS cần thực hiện thao tác như sau:
+ Ghi cả trang: File/Save as/gõ tên/OK.
+ Chỉ ghi nội dung: Bôi đen nội dung cần sao chép, Edit/Copy/Mở MS word
và dán (paste) nội dung lên trang văn bản của MS word.
+ Chỉ ghi nội dung văn bản (Text): Bôi đen nội dung văn bản/Kích phải
chuột/xuất hiện thanh kích hoạt/Copy/mở trang văn bản MS word/Paste.
+ Chỉ muốn lấy riêng hình ảnh tĩnh hoặc động (Gif Animation): Đưa chuật
vào trong ảnh/Kích phải chuột/Xuất hiện thanh kích hoạt/Sử dụng lệnh Save
picture As hay lệnh Copy/Đưa về máy tính dán vào trong Folder nào đó hoặc dán
vào trang MS word.
Ngoài ra, có thể dùng những công cụ tải thông tin. Trên Internet hiện
nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ tải (download) file khá hiệu quả như: Get right,
Mass download, Internet Download Manager, Flashget, Gigaget… là những công
cụ tải file hay Teleport, Webcopyer…là những công cụ tải web.
Ví dụ: D/TÀI LIỆU NGỮ VĂN 11/CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ/TÌNH
HUỐNG…

21



2.3.2. Hình thành kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến
bài học.
A. Đixtervec đã nói rằng: “Người GV tồi cung cấp chân lý, còn người GV
tốt thì dạy người ta tìm ra chân lý”. Người GV trong quá trình dạy học phải nỗ
lực biến hoạt động học tập của HS thành hành động khám phá không ngừng,
phải luôn để HS nhận thấy “Học là một quá trình chủ động và kiến tạo” (Franc
Emanuel Weinert). HS trong quá trình học tập cũng cần phải chủ động, vận dụng
năng lực cá nhân tiếp thu tri thức và cả những kỹ năng cần thiết ứng dụng vào
cuộc sống sau này. Trong đó kiến thức trên internet vốn là một loại kiến thức
tổng hợp, có mối liên hệ với nhiều ngành nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì
vậy, khi khai thác và sử dụng tài liệu trên internet, GV phải là người hướng dẫn
cho HS hình thành được kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan
đến bài học.
Tuy nhiên, việc thu thập tài liệu này hoàn toàn diễn ra ngoài giờ học, đòi
hỏi ở các em tính tự giác cao. Để làm được điều này, GV phải định hướng cho HS
mục đích của việc thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến bài học và
hướng dẫn cho các em xác định nội dung cần sưu tầm, địa chỉ những trang web
đã được kiểm định và có chất lượng, đặc biệt GV cần định hướng cho HS mục
tiêu, nội dung, những cách thức để tìm được nguồn tài liệu trên internet. Để hình
thành kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến bài học, HS cần
thực hiện thao tác như sau:
1- Xác định rõ mục đích thu thập tài liệu, nghĩa là các em phải trả lời được
câu hỏi: thu thập tài liệu để làm gì?
2- Xác định nội dung, chủ đề cần thu thập tài liệu (trả lời câu hỏi: thu thập
tài liệu về nội dung gì?).
22



3- Lựa chọn những trang web chứa nội dung tài liệu để thu thập (thu thập
tài liệu ở đâu?).
4- Thu thập tài liệu sau đó chọn lọc và sắp xếp nội dung cho phù hợp với
mục tiêu đề ra. Mạnh dạn loại bỏ các tư liệu kém chất lượng, trùng lặp, không rõ
tính xác thực hoặc không hợp pháp. Cập nhật, bổ sung các tư liệu mới, có giá trị
cao hơn cả về nội dung lẫn hình thức. Được vậy thì tư liệu sẽ thực sự phong phú,
có chất lượng.
Ví dụ: Khi học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam GV yêu cầu HS thu thập,
chọn lọc và sắp xếp tài liệu về bài học.
- Hướng dẫn HS cách thu thập, địa chỉ các nguồn tài liệu. GV có thể định
hướng hỗ trợ cho HS như sau:
+ Xác định chủ đề, nội dung cần thu thập: Hai đứa trẻ
+ Lựa chọn những trang web đáng tin cậy: HS vào Google, nhập từ
khóa “ Hai đứa trẻ”, sau đó lựa chọn trang web tìm được nội dung tài liệu:
Có thể thấy thu thập tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ
năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS. Thông qua kết quả điều
tra, phần lớn HS đã hình thành được kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài
liệu liên quan đến bài học. Đây là bước đầu tiên để HS tiến hành những thao tác
tiếp theo: trao đổi, thảo luận, khai thác kiến thức cơ bản…
Trong việc thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu các em cần chú ý tới nội
dung và xuất xứ cũng như độ tin cậy của tài liệu.
2.3.3. Hình thành kỹ năng sử dụng tài liệu trong trao đổi, thảo luận
nhóm
Trao đổi, thảo luận là công việc mà GV nêu ra câu hỏi để HS trả lời. Đồng
thời các em có thể trao đổi với nhau dưới sự chỉ đạo của GV qua đó đạt được mục
đích dạy học. Trong quá trình trao đổi, thảo luận HS có thể đưa ra những thắc
mắc để bạn bè và thầy cô cùng giải đáp. Như vậy, trong quá trình tranh luận giúp
HS kiểm chứng lại tri thức của mình, đồng thời thu nhận nhiều tri thức mới từ
bạn bè, thầy cô. Những tri thức học hỏi được từ các cuộc thảo luận sẽ vô cùng
bền vững và phong phú. Qua các cuộc đối thoại trên lớp HS phát huy được vốn

23


kiến thức cơ bản do mình tích lũy được để học cách làm, học cách giải quyết vấn
đề, từ đó trưởng thành hơn trong quá trình học tập. Hình thành cho HS kỹ năng
trao đổi, thảo luận khi khai thác, sử dụng nguồn tài liệu trên Internet sẽ giúp các
em vươn lên, tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức vào các tình huống cụ thể.
Để hình thành kỹ năng trao đổi, thảo luận trong nhóm, GV lưu ý:
- Lựa chọn các vấn đề trao đổi, thảo luận phù hợp với trình độ HS, kích
thích được nhu cầu học tập của HS.
- Cung cấp nguồn tài liệu hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của HS và có
hướng dẫn cụ thể, ví dụ cung cấp tên trang web, bài viết, số trang cần đọc…
- Xây dựng nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu rõ ràng cho từng sản phẩm nhóm.
- Quản lý giờ học chặt chẽ, khéo léo, huy động được sự tham gia của tất cả
HS trong lớp
- Hỗ trợ các nhóm làm việc: hướng dẫn cách trình bày, cung cấp công cụ
đánh giá
- Là người tổng kết, đánh giá, đưa ra kết luận cần thiết
- Rút kinh nghiệm cho những lần thảo luận sau.
Để làm tốt việc trao đổi, thảo luận trong nhóm, HS cần thực hiện như sau:
- Nhận nhóm, chủ đề thảo luận, nhiệm vụ nhóm
- Tìm kiếm tài liệu, đọc tài liệu, làm đề cương hoặc dàn ý trình bày
- Chuẩn bị câu hỏi gợi mở hoặc câu hỏi nêu vấn đề để sử dụng trong quá
trình trao đổi, thảo luận.
- Cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm, nghe các ý kiến đóng
góp của các nhóm khác, đặt câu hỏi, tranh luận, đánh giá dựa vào công cụ và tiêu
chí đánh giá cho trước.
Ví dụ1: Khi học bài Hạnh phúc một tang gia ( Trích Số đỏ) của Vũ trọng
Phụng, ở mục 2. Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ Cố
tổ mất.

Tôi đã tiến hành chia lướp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu chân dung cụ Cố Hồng – Con trai trưởng?
Nhóm 2: Tìm hiểu chân dung ông Văn Minh – Cháu nội?
24


Nhóm 3: Tìm hiểu chân dung bà Văn Minh- Cháu dâu?
Nhóm 4: Tìm hiểu chân dung cô Tuyết – Cháu gái?
Nhóm 5: Tìm hiểu chân dung cậu Tú Tân- Cháu trai?
Nhóm 6: Tìm hiểu chân dung ông Phán – Cháu rể?
Yêu cầu:
Các nhóm chuẩn bị theo nội dung được giao có tiến hành thảo luận, cử đại
diện trình bày trên lớp.
Hướng dẫn học sinh khai thác, tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet:
+ văn/ngữ văn lớp 11/Hạnh phúc mọt tang gia
+ phung
+ />HS sẽ thực hiện các công việc:
- Hoạt động ở nhà:
+ Xác định chủ đề, nhiệm vụ của nhóm mình được giao để tiến hành
trao
đổi, thảo luận.
+ Sưu tầm, chuẩn bị tài liệu.
+ Nghiên cứu tài liệu khai thác được trên internet, kết hợp với SGK và
các tài liệu khác để xây dựng đề cương, dàn ý trình bày.
- Trình bày trên lớp:
Kết quả của giờ học thực nghiệm cho thấy HS rất hào hứng tham gia trao
đổi, thảo luận quanh chủ đề của nhóm mình và các nhóm khác
Nhóm 1: - Cố Hồng (con trai cả): sướng điên lên vì lần đầu tiên được diễn trò
già yếu trước mọi người cụ mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho
khạc mếu máo “ úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa” : điển hình cho loại

người háo danh.
Nhóm 2: Ông Văn Minh (cháu nội ):thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì
thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa: Bất hiếu, đầy dã tâm.
Nhóm 3: Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục
táo tạo nhất.→ Thực dụng, thiếu tình người.
25


×