Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bổ sung một số bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc cho đàn tam thập lục vào giảng dạy hệ trung cấp 6 năm tại trường đại học hạ long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.4 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đàn Tam thập lục là nhạc cụ được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX.
Trải qua bao thăng trầm cùng với thời gian, cây đàn ngày càng khẳng định
được vị trí của mình trong nền âm nhạc nước nhà. Tam thập lục có thể
vừa độc tấu lại có thể đệm cho tất cả các loại nhạc cụ truyền thống khác
như : Bầu, Nhị, Sáo...và hòa tấu trong các dàn nhạc dân tộc.
Trong chương trình đào tạo chuyên ngành đàn Tam thập lục trên toàn
quốc, ngoài những bài bản nhạc phong cách Chèo, Huế, Cải lương…
chúng ta không thể không nhắc đến các bài chuyển soạn từ dân ca và ca
khúc. Đây là nguồn tài liệu học tập quan trọng. Có thể nói, do sự thiếu
vắng các tác phẩm mới viết riêng cho cây đàn nên các bài chuyển soạn từ
dân ca và ca khúc đóng vai trò lớn trong chương trình đào tạo và biểu diễn
đối với chuyên ngành đàn Tam thập lục. Cho đến nay, số lượng các bài
chuyển soạn từ dân ca và ca khúc của Tam thập lục rất phong phú về bài
bản, trong đó có những bài độc tấu, hòa tấu…
Tại trường Đại học Hạ Long những năm vừa quá, bộ môn đàn Tam thập
lục đã chú trọng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập nhưng việc bổ sung một số bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc vào
chương trình giảng dạy còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, giáo trình
của bộ môn còn nhiều thiếu sót, số lượng các bài chuyển soạn trong
chương trình học còn rất khiêm tốn và chưa cân đối với những bài bản cổ.
HSSV còn gặp nhiều trở ngại khi làm quen với kĩ thuật diễn tấu,cách xử lí
ngôn ngữ âm nhạc trong các bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc, chưa
có phương pháp luyên tập một cách khoa học.GV giảng dạy theo kinh
nghiệm và lối tư duy truyền nghề trong các bài bản cổ hưởng khá nhiều
đến việc giảng dạy các bài chuyển soạn, các bài bản chưa thực sự đồng
nhất. Những bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc viết cho cây đàn Tam
thập lục rất phong phú về thể loại, hình thức và nội dung, có nhiều bài đạt
chất lượng cao thể hiện nhiều kĩ thuật phong phú.Vì vậy, cần bổ sung một
số bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc cho đàn Tam thập lục để cân


bằng với các bài bản cổ, qua đó sẽ làm phong phú thêm bài bản trong các
chương trình biểu diễn nghệ thuật. Đây là yêu cầu khoa học tất yếu, khách
quan cần được quan tâm bởi các giáo sư đầu ngành, nghệ sĩ, GV để từng
bước nâng cao, tìm một chỗ đứng mới cho cây đàn.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Bổ sung một số bài chuyển
soạn từ dân ca và ca khúc cho đàn Tam thập lục vào giảng dạy hệ
Trung cấp 6 năm tại trường Đại học Hạ Long” làm đối tượng nghiên


cứu của luận văn. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp
nhất định cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành Tam thập
lục.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Một số công trình nghiên cứu viết về đàn Tam thập lục và phương pháp
giảng dạy đàn Tam thập lục mà chúng tôi được tiếp cận, có thể kể đến
như :
- Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu . - Luận văn thạc
sĩ Một số vấn đề giảng dạy đàn Tam thập lục tại Nhạc viện Hà Nội của
Nguyễn Thị Phúc, Nhạc viện Hà Nội(2000).
- Luận văn thạc sĩ Một số nghiên cứu kĩ năng hòa tấu- đệm của đàn
Tam thập lục của Nguyễn Thị Thanh Hằng, Nhạc viện Hà Nội (2000)
- Luận văn thạc sĩ Quá trình phát triển của đàn Tam thập lục trong bối
cảnh nhạc cụ dân tộc Việt – Trung của Nguyễn Thị Hoa Đăng, Học viện
âm nhạc trung ương Bắc Kinh – Trung Quốc (2008).)
- Luận văn thạc sĩ Giảng dạy tác phẩm mới cho đàn Tam thập lục tại
Học viện âm nhạc Huế của Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Học viện âm nhạc
Huế (2014).
- Luận văn thạc sĩ Giảng dạy các tác phẩm chuyển soạn cho đàn Tam
thập lục hệ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội của
Nguyễn Hồng Ánh, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (2016). Bên cạnh

một số công trình nghiên cứu về cây đàn Tam thập lục và phương pháp
giảng dạy cây đàn này, chúng tôi còn được tiếp cận với một số tư liệu dạy
học như:
- Tuyển tập các tác phẩm Việt Nam soạn cho đàn Tam thập lục của
nhóm giảng viên bộ môn Tam thập lục khoa Âm nhạc dân tộc, Nhạc viện
Hà Nội 1997.
- Tuyển tập dân ca, tác phẩm mới Việt Nam và nước ngoài( hệ trung
học dài hạn). Tác giả : Thạc sĩ- NSUT Nguyễn Thị Hồng Phúc.
Qua những trình bày ở trên, việc lựa chọn đề tài : “Bổ sung một số bài
chuyển soạn từ dân ca và ca khúc cho đàn Tam thập lục vào giảng dạy hệ
Trung cấp 6 năm tại trường Đại học Hạ Long” không bị trùng lặp nội dung


với các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học hay luận văn nào khác,
đồng thời hoàn toàn phù hợp với mã ngành đào tạo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các vấn đề liên quan đến :




Một số bài dân ca, ca khúc chuyển soạn cho đàn Tam thập lục
Chương trình, giáo trình môn đàn Tam thập lục tại trường Đại học
Hạ Long
GV viên và HS bộ môn đàn Tam thập lục tại trường Đại học Hạ
Long

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài dân ca và ca khúc Việt Nam
chuyển soạn cho đàn Tam thập lục sử dụng cho hệ Trung cấp 6 năm tại
trường Đại học Hạ Long.

4. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc bổ sung một số bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc để đưa
vào chương trình giảng dạy bộ môn đàn Tam thập lục hệ Trung cấp 6 năm
tại trường Đại học Hạ Long, chúng tôi mong muốn điều chỉnh - bổ sung nội
dung chương trình giảng dạy và tăng cường sự cân bằng số lượng bài
bản cổ với các bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc. Qua đó sẽ đưa ra
các giải pháp nhằm xử lý những kĩ thuật, ngôn ngữ âm nhạc trong ca
khúc; giữ nguyên cái hồn của bản sắc văn hóa, chuyển soạn phù hợp với
tính năng nhạc cụ trong những làn điệu dân ca và nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn đàn Tam thập lục. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn thông
qua luận văn góp một phần nhỏ vào tư liệu tham khảo trong việc dạy và
học tại trường Đại học Hạ Long cũng như một số trường văn hóa nghệ
thuật trên toàn quốc nhằm góp phần phát triển nghệ thuật diễn tấu của cây
đàn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp được dùng để nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thống kê, phân tích, so sánh, diễn
giải, quy nạp để đưa ra kết luận
- Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu (giáo trình, giáo án, sách, tài liệu
tham khảo, DVD…)


- Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu, trao đổi và tham khảo các nghệ sĩ,
giảng viên trực tiếp giảng dạy và biểu diễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. Đóng góp của đề tài
Việc bổ sung một số bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc cho đàn Tam
thập lục hệ Trung cấp 6 năm tại trường Đại học Hạ Long sẽ làm phong
phú thêm bài bản trong chương trình đào tạo, giúp HS tiếp cận đến những
ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc và góp phần bảo tồn, phát huy tinh hoa

của âm nhạc dân tộc trong những làn điệu dân ca.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn sẽ được trình bày trong hai chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng giảng các bài chuyển soạn từ dân
ca và ca khúc cho đàn Tam thập lục hệ Trung cấp 6 năm tại trường Đại
học Hạ Long.
- Chương 2: Một số giải pháp.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CÁC BÀI CHUYỂN
SOẠN TỪ DÂN CA VÀ CA KHÚC CHO ĐÀN TAM THẬP LỤC HỆ
TRUNG CẤP 6 NĂM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vị trí quan trọng của các tác phẩm chuyển soạn trong đào tạo đàn
Tam thập lục
Tam thập lục theo tiếng Hán Việt có nghĩa là 36 dây. Theo Giáo sư Trần
Văn Khê: “Đàn 36 dây ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau : Cánh
Nguyệt, Dương Cầm, Đả Cầm, Tam thập lục, Đàn bướm”.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dưới bàn tay chế tác của các nhà
nghiên cứu, cây đàn đã dần được việt hóa và mang đậm đà bản sắc văn
hóa Việt Nam.


Bên cạnh các bài bản cổ, các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc còn rất ít
ỏi. Do vậy, để phục vụ cho công tác đào tạo, góp phần làm phong phú giáo
trình giảng dạy các cấp học trong các cơ sở đào tạo âm nhạc thì việc sử
dụng các tác phẩm chuyển soạn đóng vai trò rất quan trọng.
Tác phẩm chuyển soạn là một tác phẩm âm nhạc được viết cho một nhạc
cụ nào đó được nhạc sĩ viết lại cho một nhạc cụ khác diễn tấu. So với tác

phẩm nguyên gốc, các tác phẩm sau khi chuyển soạn phải phù hợp với
tính năng của nhạc cụ được chuyển soạn.
1.1.2. Các bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc cho đàn Tam thập lục
trong giáo trình đào tạo hệ Trung cấp 6 năm tại trường Đại học Hạ Long.
Mặc dù hiện nay bộ môn đàn Tam thập lục hệ Trung cấp 6 năm của trường
Đai học Hạ Long đã có một số các tác phẩm chuyển soạn từ dân ca cũng
như các ca khúc mới trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên so với các bài
bản cổ từ nhạc phong cách Chèo, Huế , Cải lương thì còn khá khiêm tốn.
Do vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy, chúng tôi đề xuất bổ sung một
số bài chuyển soạn vào chương trình của từng năm học. Bên cạnh tác
phẩm mới, những bài chuyển soạn phần lớn do giảng viên bộ môn tự sưu
tầm và chuyển soạn, tiêu biểu có các cuốn giáo trình:
- Tuyển tập dân ca tác phẩm mới Việt Nam và nước ngoài biên soạn cho
Tam thập lục, 2004, Thạc sĩ – NSUT Hồng Phúc biên soạn, Nhạc viện Hà
Nội.
- Giáo trình cao đẳng đàn Tam thập lục, 2009, NSUT Lương Thu Hương
biên soạn, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội.
- Tuyển tập các tác phẩm nước ngoài chuyển soạn đàn Tam thập
lục, Nguyễn Hồng Ánh biên soạn, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội.
1.2. Thực trạng giảng dạy các bài chuyển soạn cho HS đàn Tam thập
lục tại trường Đại học Hạ Long
1.2.1. Vài nét về bộ môn đàn Tam thập lục trường Đại học Hạ Long
Trường Đại học Hạ Long là trường Đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh
Quảng Ninh, được thành lập vào năm 2014 trên cơ sở sát nhập 2 trường
Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du
lịch Hạ Long. Trường Đại học Hạ Long đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực .


Khoa Nghệ thuật với nhiệm vụ đào tạo , bồi dưỡng học sinh ở trình độ cao
đẳng, trung cấp các chuyên ngành: Múa, Thanh nhạc, Hội hoa, Nhạc cụ

truyền thống, Nhạc cụ hiện đại, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật và
nghiên cưú khoa học về các lĩnh vực nghệ thuật phục vụ cho sự phát triển
văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Quảng Ninh
Tổ nhạc cụ truyền thống thuộc khoa Nghệ thuật có nhiệm vụ đào tạo học
sinh hệ Trung cấp 6 năm gồm 8 bộ môn : Tranh, Bầu, Sáo, Nhị, Tam thập
lục, Tỳ bà, Nhị , Nguyệt.
1.2.2. Chương trình, giáo trình môn đàn Tam thập lục hệ Trung cấp 6 năm
1.2.2.1. Chương trình
Các em sẽ được học chuyên môn theo hình thức 1 thầy – 1 trò với mỗi lần
lên lớp. 1 học sinh được học 2 tiết/ tuần, 1 kì có 30 tiết. Trong suốt 6 năm
học với 12 học phần, các em được học với tổng số tiết là 360.
Chương trình đào tạo từng năm:
Năm thứ nhất
I. Yêu cầu giảng dạy
- Tư thế ngồi đàn, cách cầm và bật que, học gõ riêng từng tay, kết hợp hai
tay bật que; luyện đánh nốt đơn, nốt đen, nốt trắng, đánh chồng âm quãng
ba.
II. Chương trình cụ thể
- Gam (12 tiết), bài tập kỹ thuật (14 tiết), dân ca và ca khúc chuyển soạn
(16 tiết), tác phẩm trong nước và nước ngoài (12 tiết), ôn tập (4 tiết).
Tổng cộng : 60 tiết
Năm thứ hai
I. Yêu cầu giảng dạy
- Đánh hai tay luân phiên, đánh chồng âm quãng tám, chạy nốt móc kép ở
tốc độ chậm; đánh nốt tô điểm, nốt móc giật, đảo phách.
II. Chương trình cụ thế


- Gam (10 tiết), bài tập kỹ thuật (12 tiết),dân ca và ca khúc chuyển
soạn (12 tiết), tác phẩm trong nước và nước nước ngoài (20 tiết), ôn tập

(4 tiết).
Tổng cộng: 60 tiết
Năm thứ ba
I.Yêu cầu giảng dạy
- Luyện tiết tấu móc giật, đảo phách, đánh nốt tô điểm,chồng âm, chạy kép
ở tốc độ nhanh; kỹ thuật vê, ngắt tiếng.
II. Chương trình cụ thế
- Bài tập kỹ thuật (14 tiết), nhạc phong cách Chèo (22 tiết), dân ca và ca
khúc chuyển soạn (10 tiết), tác phẩm trong nước và nước ngoài (10 tiết),
ôn tập (4 tiết)
Tổng cộng : 60 tiết
Năm thứ tư
I.Yêu cầu giảng dạy
- Luyện kỹ thuật vê, chạy kép ở tốc độ nhanh, đánh chồng âm; xử lý sắc
thái âm nhạc
II. Chương trình cụ thể
- Nhạc phong cách Huế (16 tiết), dân ca và ca khúc chuyển soạn (8 tiết),
tác phẩm trong và ngoài nước (32 tiết), ôn tập : 6 tiết
Tổng cộng: 60 tiết
Năm thứ năm
I. Yêu cầu giảng dạy
- Luyện tất cả các kỹ thuật được học và áp dụng vào từng bài, xử lý sắc
thái âm nhạc.
II. Chương trình cụ thể


- Nhạc phong cách Cải lương (14 tiết), dân ca và ca khúc chuyển soạn (14
tiết), tác phẩm trong và ngoài nước (28 tiết), ôn tập: 4 tiết
Tổng cộng : 60 tiết
Năm thứ 6

I. Yêu cầu giảng dạy
- Luyện tất cả các kỹ thuật được học và áp dụng vào từng bài, xử lý sắc
thái âm nhạc.
II. Chương trình cụ thế
- Ôn tập nhạc phong cách Chèo, Huế, Cải lương (16 tiết); ca khúc chuyển
soạn (8 tiết); tác phẩm trong và ngoài nước (14 tiết); dàn dựng chương
trình thi tốt nghiệp (24 tiết)
Tổng cộng: 60 tiết
1.2.2.2. Giáo trình
Như đã trình bày ở mục 1.1.2, hiện nay các bài bản chuyển soạn từ dân
ca và ca khúc để đưa vào giảng dạy được lựa chọn trong cuốn:



Tài liệu giảng dạy môn đàn Tam thập lục (năm thứ nhất), 2016,
Nguyễn Thị Huyền biên soạn, trường Đại học Hạ long.
Tài liệu giảng dạy môn đàn Tam thập lục (năm thứ hai),2016,Chu
Thu Trang biên soạn, trường Đại học Hạ Long.

Ngoài ra , các GV thường sử dụng các bài bản tự sưu tầm và tham khảo
trong cuốn sách:
- Tuyển tập dân ca tác phẩm mới Việt Nam và nước ngoài biên soạn cho
Tam thập lục, 2004, Thạc sĩ – NSUT Hồng Phúc biên soạn, Nhạc viện Hà
Nội.
1.2.3. Thực trạng giảng dạy các bài chuyển soạn viết cho đàn Tam thập
lục
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy trong nội dung chương trình giảng
dạy tuy có dân ca và ca khúc chuyển soạn nhưng số lượng bài bản còn rất
ít và chưa có giáo trình môn học dẫn đến việc HS ít có cơ hội lựa chọn bài



bản trong quá trình học tập. Chương trình thi nhiều khi rất nhàm chán vì có
nhiều người chơi trùng bài.
1.2.4. Phương pháp giảng dạy
Từ trước đến nay, trong quá trình giảng dạy chuyên ngành Nhạc cụ truyền
thống có hai phương pháp giảng dạy luôn song hành với nhau . Đó là
phương pháp truyền khẩu, truyền ngón và phương pháp dùng bản phổ ký
âm 5 dòng kẻ phương Tây.
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát quá trình giảng dạy của GV bộ môn đàn
Tam thập lục, cụ thể là:
Giờ lên lớp của GV: NTH
Đối tượng: HS hệ Trung cấp năm thứ 5
* Quá trình dạy:
- GV lên lớp giao bài, chỉ dẫn những yêu cầu về kĩ thuật sau đó hướng
dẫn cho HS thị tấu và cách tự luyện tập. GV đàn mẫu cho HS nghe, nhắc
nhở những đoạn cần chú ý.
- Kiểm tra quá trình luyện tập, chỉnh sửa lỗi về kỹ thuật, nhịp ,đánh đúng
nốt, đàn mẫu, yêu cầu HS đánh lại nhiều lần những chỗ GV đã sửa.
- Dựng sắc thái và yêu cầu HS thuộc bài
1.2.5. Kiểm tra đánh giá
Trong hệ Trung cấp 6 năm môn đàn Tam thập lục ở trường Đại học Hạ
Long, các kỳ thi kiểm tra kết quả học tập được tiến hành ở cuối học kỳ 1
và học kỳ 2 của từng năm học. Là chuyên ngành biểu diễn nhạc cụ, do
vậy phương pháp thi là thực hành biểu diễn.
1.2.6. Kết quả đào tạo
Trong những kì thi cuối năm học, khi chơi các bài chuyển soạn các em còn
tồn tại nhiều hạn chế. Đối với bài chuyển soạn từ dân ca, hầu hết HS chưa
nắm bắt được tính chất, phong cách của từng vùng miền. Đối với các bài
chuyển soạn từ ca khúc, các em chưa nghe bản nguyên gốc trước khi
học, do đó mới chỉ đánh được đúng nốt, đúng tiết tấu mà chưa có sự cảm

thụ sâu sắc về tính chất âm nhạc của từng bài.


Tiểu kết chương 1
Đàn Tam thập lục được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX. Theo
dòng lịch sử, cây đàn đã được Việt hóa dưới bàn tay chế tác của các nhà
nghiên cứu và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.
Trong việc nghiên cứu về thực trạng giảng dạy các bài chuyển soạn từ
dân ca và ca khúc cho HS tại trường Đại học Hạ Long, chúng tôi nhận
thấy vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như sau:
Về chương trình: Số lượng bài bản chuyển soạn từ dân ca và ca khúc đưa
vào giảng dạy còn rất ít, nhiều bài sắp xếp lộn xộn, chưa thực sự phù hợp
với từng năm học, chưa giải quyết được những yêu cầu kĩ thuật cần đạt
được .
Về giáo trình: Chủ yếu sử dụng tài liệu của Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam và các bài bản do chính GV sưu tầm . Giáo trình cho năm học
thứ ba, bốn, năm, sáu vẫn chưa được soạn thảo và ban hành.
Về phương pháp giảng dạy: GV chưa đổi mới trong phương pháp giảng
dạy, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của bản thân, chưa có sự khơi gợi
được tính sáng tạo trong học tập của HS.
Về kết quả đào tạo: Khi chơi các bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc
còn nhiều hạn chế. Các em thiếu hụt sự hiểu biết về âm nhạc dân tộc,
chưa có sự cảm thụ sâu sắc về tính chất âm nhạc của từng bài, yếu kém
về môn nhạc lý, thị tấu chậm, thụ động và hay ỷ lại vào GV.
Những vấn đề đã được trình bày trong chương 1 chính là cơ sở và điều
kiện cần thiết để đưa ra những giải pháp cho nội dung của chương 2.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
2.1. Bổ sung một số bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc vào
chương trình, giáo trình giảng dạy

2.1.1. Điều chỉnh nội dung chương trình
Trong chương 2 chúng tôi xin được bổ sung một số bài chuyển soạn từ
dân ca và ca khúc và sắp xếp lại những bài đã có trong chương trình
giảng dạy.


2.1.2. Tiêu chí chọn bài bổ sung
- Đối với các bài chuyển soạn từ dân ca:
+ Các kỹ thuật ở mức độ đơn giản .
+ Lựa chọn các bài có tính chất trong sáng, vui tươi, gần gũi với lứa tuổi
nhỏ và phù hợp với tính năng diễn tấu của cây đàn.
+ Bổ sung các làn điệu dân ca của những vùng miền còn đang thiếu trong
chương trình giảng dạy như: dân ca các dân tộc ở Tây Nguyên, dân ca
Bắc Bộ, dân ca Bình Trị Thiên.. với nhiều tính chất khác nhau để làm
phong phú thêm số lượng bài bản được học.
-Đối với các bài chuyển soạn từ ca khúc :
+ Khai thác tối đa các kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp.
+ Đưa những bài có nội dung phù hợp với các em
+ Đưa những bài có tính chất vui , sôi nổi và phù hợp với tính năng của
cây đàn.
+Lựa chọn những bài phù hợp với trình độ của từng năm học .
+ Bổ sung một số bài ca khúc về Quảng Ninh mà GV tự sưu tầm và biên
soạn.
2.1.3. Dự kiến đưa các bài vào chương trình
Năm thứ nhất
- Dân ca: Lý con sáo (Dân ca Nam Bộ).
- Ca khúc: Chiến sĩ tí hon (Đinh Nhu).
Năm thứ hai
- Dân ca: Bà rí (Dân ca Phú Thọ), Mưa rơi (Dân ca Khơ mú- Tây Bắc),
Chim sáo (Dân ca Khơ me – Nam Bộ), Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba Na),

Lý ta lý (Dân ca Bình Trị Thiên). Chuyển soạn: Hồng Phúc.


Ca khúc: Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước), Xôn xao nắng tươi
(Nguyễn Hoài Nhân), Quảng Ninh quê em (Xuân Quang), Em yêu vùng
mỏ quê em (Bùi Đức Huyên). Chuyển soạn: Hồng Phúc.
Năm thứ ba
- Dân ca: Đi cấy (Dân ca Thanh hóa), Lý cây bông (Dân ca Nam Bộ).
Chuyển soạn : Phương Thúy.
- Ca khúc : Ngựa phi đường xa (Lê Yên), Xuân chiến khu (Xuân Hồng).
Chuyển soạn: Hồng Phúc
Năm thứ tư
- Ca khúc: Tự nguyện (Trương Quốc Khánh). Chuyển soạn: Hồng Phúc.
Năm thứ năm và sáu
chúng tôi xin bổ sung 2 tác phẩm:
+ Bài ca anh giải phóng quân (Xuân Dung chuyển soạn từ ca khúc “Đoàn
vệ quốc quân”. ST : Phan Huỳnh Điểu)
+ Ca khúc: Chào sông Mã anh hùng. ST: Xuân Giao. Chuyển soạn : Xuân
Dung.
2.1.4.Bổ sung một số bài tập kỹ thuật hỗ trợ.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong chương trình đào tạo bộ môn đàn
Tam thập lục hệ Trung cấp 6 năm tại trường Đại học Hạ Long có đưa vào
rất nhiều bài tập kỹ thuật. Tuy nhiên, GV chưa khéo léo lồng ghép những
bài tập đó để ứng dụng vào các bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc mà
mình chuẩn bị dạy. Chọn các bài tập có kỹ thuật tương đồng với các bài
chuyển soạn sẽ giúp HS làm quen trước với những kỹ năng mới để khi
học không còn nhiều bỡ ngỡ và mất quá nhiều thời gian để luyện tập.
Các kỹ thuật được khai thác trong dân ca và ca khúc chuyển soạn:
- Kỹ thuật gõ hai tay luân phiên
- Kỹ thuật chồng âm

- Kỹ thuật song long


- Kỹ thuật vê
- Kỹ thuật rải nốt
- Kỹ thuật hai tay độc lập
Dưới đây , tôi xin lựa chọn một vài bài tập kỹ thuật trong cuốn “Những bài
tập kĩ thuật cho đàn Tam thập lục”, tác giả: Xuân Dung – Thạc sĩ Hồng
Phúc
- Bài tập số 16, 17: hỗ trợ cho những bài sử dụng kỹ thuật 2 tay luân
phiên, luyện chuyển tay linh hoạt.
- Bài tập số 98, 99 : luyện kỹ thuật đánh chồng âm.
- Bài tập số 125 : Luyện kỹ thuật song long.
- Bài tập số 124 : Luyện kỹ thuật ngắt tiếng.
- Bài tập số 158 : Luyện kỹ thuật vê.
- Bài tập số 172: Luyện kỹ thuật rải nốt.
- Bài tập số 173: Luyện kỹ thuật hai tay độc lập.
2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy.
Sau đây là một số giải pháp mà chúng tôi muốn bổ sung để đổi mới
phương pháp giảng dạy các bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc cho
đàn Tam thập lục hệ Trung cấp 6 năm tại trường Đại học Hạ Long.
2.2.1. Phương pháp thuyết trình.
Trước khi vào bài mới, GV nên giới thiệu về bài (nguồn gốc, tính chất,
những kĩ thuật cần phải giải quyết…) để HS phần nào nắm bắt được nội
dung của bài học. Trong quá trình giảng dạy, GV cần thuộc những bài dân
ca và ca khúc nguyên gốc trước khi hướng dẫn cho HS.
2.2.2.Phương pháp thị phạm
Thị phạm là phương pháp trực quan, truyền nghề, dễ hiểu ở mức độ cao.
Phương pháp này tác động tới các giác quan của người học. Qua đó,
người học nắm bắt được những yếu tố là những tín hiệu việc đó phải làm

như thế nào như: nhìn, nghe, cảm xúc khi nghe những âm thanh . Tất cả


những điều đó làm hưng phấn, động viên để người học vượt qua những
nhiệm vụ phức tạp. Sử dụng phương pháp này, GV sẽ truyền dạy cho HS
thông qua con đường làm mẫu.
2.3. Một số giải pháp khác
2.3.1. Tạo sự say mê, sáng tạo trong học tập
Lối dạy học dựa trên kinh nghiệm cá nhân của GV cần được thay thế bằng
việc gợi mở, tạo cho HS có sự say mê, sáng tạo trên nền tảng những kiến
thứ có sẵn nhằm tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động.
Ở cuối buổi học trước khi vào bài mới, GV có thể giao nhiệm vụ cho các
em khi về nhà tìm hiểu về dân ca từng vùng miền của dân tộc, nội dung ca
khúc và tác giả sáng tác hoặc những câu hỏi về cấu trúc tác phẩm, chia
câu , chia đoạn…
Ngoài ra, GV có thể đưa ra 1 bài dân ca hoặc ca khúc vừa sức với HS và
hướng dẫn các em có thể tự chuyển soạn cho cây đàn của mình với sự
kết hợp của các kỹ thuật diễn tấu đã học.
2.3.2. Nâng cao phong cách biểu diễn
Phong cách biểu diễn là cách thể hiện tác phẩm nghệ thuật thông qua
ngôn ngữ hình thể (nét mặt, ánh mắt,sự chuyển động của cơ thể ). Một
bản khi vang lên bởi người chơi ngoài việc đánh đúng nốt, đúng tính chất
thôi thì chưa đủ mà khi diễn tấu, phong cách biểu diễn như thế nào quyết
định rất nhiều cho sự thành công của tác phẩm đó. Trong quá trình giảng
dạy hiện nay, tôi nhận thấy hầu như HS chưa có ý thức về điều này. Hầu
hết các em chỉ đánh đúng nốt, đúng yêu cầu của cô giáo, còn việc sử
dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp với bài còn nhiều hạn chế. Vì vậy, khi giảng
dạy, GV cần chỉ cho HS thêm về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể vào việc
diễn tấu cây đàn.
2.4. Thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm

2.4.1. Thực nghiệm giảng dạy
Tên bài học: Xuân chiến khu. ST: Xuân Hồng. Chuyển soạn: Hồng Phúc.
Đối tượng: HS Trung cấp (năm thứ 3)
Người hướng dẫn: GV Nguyễn Thị Huyền


Mục đích bài giảng: Nâng cao các kỹ năng diễn tấu và xử lý bài chuyển
soạn từ ca khúc cho HS
Hình thức tổ chức lớp học : Cá nhân (1 thầy/ 1 trò)
Chuẩn bị: GV giao bài và yêu cầu HS tìm hiểu trước về tác giả, tác phẩm.
Bước 1:
GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về ca khúc “Xuân
chiến khu” và tác giả Xuân Hồng. GV lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý
kiến cho các em. GV tiến hành phân tích bài, chỉ ra những yêu cầu kỹ
thuật và thực hành thị phạm cho HS những đoạn có kỹ thuật khó.
Bước 2: Xử lý phần kỹ thuật
Bước 3: Xử lý các yếu tố nghệ thuật..
Bước 4:
- Bổ sung và nhận xét, cho ý kiến sau khi HS hoàn thiện bài.
- GV có thể đệm cho HS hoặc cho các em hòa tấu 2- 3 cây Tam thập lục
với nhau.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm
Sau 3 tháng tiến hành dạy thực nghiệm cho HS, tôi nhận thấy các em
được học theo phương pháp mới đã có sự thay đổi về chất lượng học tập.
Phần lớn HS thấy hứng thú hơn, đã chịu khó tìm tòi những kiến thức liên
quan đến bài học. Việc được tập những bài tập hỗ trợ cho những kỹ thuật
khó trong bài đã đem lại hiệu quả cao, bớt gây khó khăn hơn cho các em.
HS đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc xử lý bài và thể hiện phong cách biểu
diễn của riêng mình, bước đầu các em đã biết tư duy trong việc biểu cảm,
xử lý sắc thái âm nhạc. Bên cạnh đó có những em còn hơi lúng túng và bỡ

ngỡ khi tiếp xúc với phương pháp học mới.
Tiểu kết chương 2
Những bài chuyển soạn cho đàn Tam thập lục từ dân ca và ca khúc rất đỗi
quen thuộc trong cuộc sống đã giúp chúng ta hiểu và tiếp cận gần hơn với
cây đàn. Mỗi bài dân ca lại đưa ta đến với những màu sắc đặc trưng của
âm nhạc từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Mỗi ca khúc lại giúp ta


đến với những chủ đề âm nhạc, những tâm tư tình cảm của tác giả muốn
gửi gắm đến người nghe.
Chương 2 là nội dung chính của đề tài nghiên cứu. Trong chương 2,
chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp như sau:
- Điều chỉnh nội dung trong chương trình giảng dạy.
- Bổ sung các bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc vào chương trình.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy để HS có chất lượng học tập tốt hơn.
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm theo các giải pháp trên, chúng tôi nhận
thấy các em HS bước đầu đã có những chuyển biến khả quan hơn. Mỗi
giờ học đều tạo được sự tìm tòi, hăng say, thích thú cho các em. HS được
hiểu sâu hơn về bài học và tự tin hơn khi biểu diễn.
KẾT LUẬN
Đi dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc – Trung – Nam, đi đến đâu ta cũng
được nghe những làn điệu dân ca của từng vùng miền. Đặc điểm chung
của những bài dân ca đó đều miêu tả vẻ đẹp của quê hương đất nước
Việt Nam, chứa đựng tình cảm giữa con người với con người, tình yêu đối
với dân tộc.
Trong bộ môn đàn Tam thập lục hệ Trung cấp 6 năm tại trường Đại học Hạ
Long, những bài chuyển soạn từ dân ca và ca khúc đều là những bài
được đông đảo GV cũng như HS yêu thích, là sự lựa chọn hàng đầu trong
việc giảng dạy và học tập. Bên cạnh những mặt tích cực thì còn tồn tại
nhiều hạn chế trong việc giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn như :

số lượng bài bản còn khá khiêm tốn; chưa có giáo trình năm học thứ
2,3,4,5; chương trình giảng dạy sắp xếp chưa hợp lý; phương pháp giảng
dạy không thống nhất...
Vì vậy, trong chương 2 chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các bài chuyển soạn từ dân ca và ca
khúc. Đó là: điều chỉnh, bổ sung thêm các bài dân ca và ca khúc chuyển
soạn vào chương trình giảng dạy. Ngoài ra , chúng tôi còn có ý kiến nên
đổi mới phương pháp dạy học. Những phương pháp đó là :thuyết trình, thị
phạm; tạo cho HS sự say mê, sáng tạo trong học tập và nâng cao nghệ
thuật biểu diễn trên cây đàn Tam thập lục.


KHUYẾN NGHỊ
Chúng tôi có một vài khuyến nghị trong việc học tập và giảng dạy các bài
chuyển soạn từ dân ca và ca khúc cho đàn Tam thập lục hệ Trung cấp 6
năm tại trường Đại học Hạ long như sau :
- Thứ nhất, bổ sung thêm giờ hòa tấu ca khúc và dân ca các vùng miền,
thành lập các dàn nhạc nhỏ. Từ đó HS có điều kiện được luyện tập cùng
nhau và có môi trường để giao lưu học hỏi.
- Thứ hai, GV bộ môn cần thường xuyên sưu tập, biên tập, tự chuyển
soạn các bài dân ca và ca khúc để làm phong phú thêm bài bản trong
chương trình giảng dạy.
- Thứ ba, khuyến khích HS tham gia biểu diễn. Thường xuyên tổ chức các
buổi biểu diễn trong năm học với những hình thức như biểu diễn trong tổ ,
trong khoa hoặc trong toàn trường để các em có cơ hội được tiếp xúc với
sân khấu.
- Thứ tư, Nhà trường nên quan tâm hơn đến công tác tuyển sinh để thu
hút nhiều HS đến với cây đàn Tam thập lục.




×