Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Bổ sung một số bài bản nhạc múa Cung đình Huế vào chương trình giảng dạy đàn Bầu hệ đại học tại khoa Âm nhạc truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.63 KB, 36 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ
NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Bổ sung một số bài bản nhạc múa Cung đình Huế

vào chương trình giảng dạy đàn Bầu
hệ đại học tại khoa Âm nhạc truyền thống –
Học viện Âm nhạc Huế
HUẾ, 12/2014


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đàn Bầu là một nhạc cụ độc đáo của Việt Nam. Cây Đàn Bầu
ngoài khả năng là một nhạc cụ có thể độc tấu các bài bản
từ âm nhạc cổ truyền dân tộc đến các tác phẩm âm nhạc
đương đại và các tác phẩm âm nhạc nước ngồi chuyển
soạn, nó cịn đóng vai trị quan trọng trong các dàn nhạc
hịa tấu thính phịng cũng như các dàn nhạc ở các thể
loại sân khấu như Chèo, Cải lương, ca nhạc Huế...
Tuy nhiên trong các dàn nhạc của cung đình Huế thời phong
kiến cây Đàn Bầu khơng có mặt trong biên chế của dàn
nhạc. Sau ngày giải phóng đất nước năm 1975, với
phương châm "Bảo tồn và phát huy các di sản âm nhạc
truyền thống" của Đảng và Nhà nước ta, cây đàn Bầu đã
có mặt và chiếm một vị trí chủ chốt trong các dàn nhạc
truyền thống ở Huế đặc biệt là trong dàn nhạc múa
Cung đình Huế tại Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung
đình Huế .




Mục tiêu đào tạo của Học viện là học sinh sau khi ra trường sẽ có khả năng
tham gia các dàn nhạc, có đủ trình độ, năng lực để đảm nhận tốt cơng
việc ở các trung tâm văn hóa, các đồn nghệ thuật. Tuy nhiên trong
thực tế khi nhận cơng tác ở các đơn vị nghệ thuật, phần lớn học sinh
không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và phải được đào
tạo lại cho phù hợp với nơi họ làm việc, nhất là tại Nhà hát Nghệ thuật
truyền thống Cung đình Huế. Bởi vì, trong chương trình giảng dạy
nhạc phong cách Huế cho Đàn Bầu tại khoa Âm nhạc Truyền thống
chưa có phần giảng dạy các bài bản nhạc đệm cho múa Cung đình.
Việc bổ sung hoặc thay đổi chương trình, giáo trình đào tạo cho phù hợp
với nhu cầu của xã hội là việc làm mang tính cấp thiết đối với ngành
giáo dục nói chung và ngành nghệ thuật nói riêng. Chính thế, việc bổ
sung phần Nhạc đệm cho múa Cung đình Huế vào chương trình giảng
dạy đàn Bầu tại khoa Âm nhạc Truyền thống - Học viện Âm nhạc
Huế là rất cần thiết. Do vậy chúng tôi chọn đề tài Bổ sung một số bài
bản nhạc múa Cung đình Huế vào chương trình giảng dạy đàn Bầu hệ
đại học tại khoa Âm nhạc truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế cho
luận văn của mình.


2. Lịch sử đề tài

Từ những năm 1963 đến 1969, cũng có một vài cơng trình nghiên
cứu về cây đàn Bầu nhưng chỉ ở dạng bản thảo viết tay. Cây
đàn Bầu đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu, các bài
báo, các luận văn cao học được công bố.
Tuy nhiên, có thể thấy số lượng bài viết và cơng trình nghiên cứu
cịn q ít ỏi, thậm chí có thể đếm được trên đầu ngón tay.

Mặt khác, vấn đề mang tính cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo
âm nhạc chuyên nghiệp hiện nay là nội dung chương trình,
phương pháp giảng dạy gắn với đặc thù vùng miền chưa có
những cơng trình đột phá đáng kể. Cụ thể cho đến thời điểm
hiện nay chưa có cơng trình nào đã cơng bố về việc đưa nhạc
múa Cung đình Huế vào giảng dạy cho đàn Bầu.
Luận văn của chúng tôi là nhằm vào việc bổ sung chương trình,
giáo trình giảng dạy chuyên ngành đàn Bầu hàng năm tại Học
viện âm nhạc Huế để việc học và dạy có hiệu quả tốt phù hợp
với nhu cầu của xã hội là điều thiết thực và cần được quan
tâm.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc giảng dạy nhạc múa cung
đình Huế cho đàn Bầu.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, khảo
sát và ứng dụng giảng dạy nhạc múa Cung đình Huế cho sinh
viên tại khoa Âm nhạc truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cho mình vốn kiến thức cơ bản, trọng tâm và tương đối tồn
diện về cây đàn Bầu. Tiếp đó tìm hiểu về tính đặc thù vùng miền
của đối tượng học sinh, sinh viên ở Huế cũng như vốn âm nhạc
truyền thống để bổ sung phần Nhạc múa Cung đình Huế vào
chương trình, giáo trình dạy đàn Bầu cho sinh viên tại khoa Âm
nhạc truyền thống – Học viện âm nhạc Huế. Định hướng lâu dài
nhằm nâng cao và đổi mới chương trình, giáo trình dạy chuyên
ngành đàn Bầu cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Cụ thể là
giảng dạy các bài bản nhạc múa Cung đình Huế trên đàn Bầu.



5. Phương pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu lý thuyết: - Sưu tầm tài liệu sách báo phân tích và tổng hợp
các cơng trình nghiên cứu, kết hợp vốn kiến thức của bản thân
trong quá trình giảng dạy và biểu diễn, từ đó có những đánh giá so
sánh rút ra nhận định của mình. - Trao đổi thu thập ý kiến của các
nhà nghiên cứu, các bậc thầy cô đi trước và bạn bè đồng nghiệp
b. Giảng dạy thực hành: - Giảng dạy thử trực tiếp cho học sinh; - Tổng
kết các phương pháp truyền đạt; lựa chọn phương pháp tốt nhất để
áp dụng đưa vào giảng dạy chính thức.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu nhạc múa Cung đình Huế; Đưa vai trò đàn Bầu vào diễn tấu
nhạc múa Cung đình Huế.
Luận văn thành cơng sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá
trị của âm nhạc Cung đình Huế. Luận văn là tài liệu tham khảo tìm
hiểu về cách dạy nhạc phong cách Huế cho đàn Bầu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, Luận
văn gồm có hai chương, sáu tiết.


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MÚA CUNG ĐÌNH HUẾ VÀ VAI TRỊ ĐÀN BẦU
TRONG DÀN NHẠC MÚA CUNG ĐÌNH HUẾ NGÀY NAY
1.1. Khái quát lịch sử múa cung đình Huế và một số thể loại trong âm nhạc
cung đình triều Nguyễn
1.1.1. Những vũ khúc trong cung vua chúa

Múa cung đình Việt Nam có từ đời Tiền Lê. Đến giai đoạn Trịnh –
Nguyễn phân tranh, Đào Duy Từ là người đầu tiên xây dựng cho

múa cung đình Huế (Thuận Hóa) và những cơ sở đào tạo nghệ
thuật múa đầu tiên. Từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 –
1635), đoàn múa cung đình Huế là một bộ phận được huấn luyện
trong Hịa Thanh thự. Đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
và đời Gia Long (1802- 1820), đồn có tên là Tiểu Hầu trong Việt
Tường đội. Đến đời Minh Mạng, đoàn ở trong biên chế của
Thanh Bình Thự. Năm Thành Thái nguyên niên (1889), đoàn ở
trong Võ Can Thự. Đến đời Khải Định, đoàn lại có tên là đồn
Ba Vũ.


Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1954, Đoàn vẫn được duy trì dưới
sự giúp đỡ thường xuyên của bà Từ Cung và hưởng quỹ lương của
Hội đồng Nguyễn Phước tộc. Từ năm 1970 đến năm 1975, Đoàn lại
thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa. Sau năm 1975, đoàn
Ba Vũ đổi tên là đoàn múa hát truyền thống với hai nhiệm vụ Múa và
diễn Tuồng.
Mười một vũ khúc đó được trình diễn trong những ngày lễ lớn: Thánh thọ
(sinh nhật Hoàng thái hậu). Tiên thọ (sinh nhật Hoàng thái phi). Vạn
thọ (sinh nhật Vua). Thiên xuân (sinh nhật Thái tử). Thiên thu (sinh
nhật Hoàng hậu). Ngoài những lễ kể trên, còn diễn vào lễ Hưng quốc
khánh niệm, tết Ngun đán, lễ kết hơn của Hồng tử hoặc Công
chúa và các dịp tiếp đãi sứ thần ngoại quốc.
Các điệu múa cịn lưu truyền có thể chia làm ba nhóm: Múa nghi lễ ( Múa
bát dật. - Múa lục cúng. - Múa song quang), múa chúc tụng (Múa
Tam tinh chúc thọ. - Múa Bát tiên hiến thọ. - Múa trình tường tập
khánh. - Vũ phiến (múa quạt). - Lục triệt hoa mã đăng. - Múa Tứ
linh), và múa theo tích, sử, truyện (Múa Nữ tướng xuất quân. - Múa
Tam quốc - Tây Du).



Múa cung đình Huế chú trọng đến lễ thức và chúc tụng, khơng có hình
thức vũ hội như ở Châu Âu. Dưới thời Lý, Trần, vua và các quan
đều cùng tham gia múa hát, song triều Nguyễn vua quan chỉ là
người thưởng lãm. Tính chất dân tộc vẫn được coi trọng và bảo
tồn; Tuy vay mượn đề tài, nội dung nhưng đã được sáng tạo thành
những tác phẩm múa độc đáo Việt Nam, là những chứng minh cụ
thể.
Động tác múa cung đình Huế có quan hệ hỗ tương với động tác múa
Tuồng. Mười tám khúc hát múa trong Tam quốc - Tây du đã cách
điệu hóa động tác sinh hoạt, võ thuật Việt Nam, làm phong phú
thêm về mặt tạo hình và luật động. Tương truyền, Đào Duy Từ là
người có cơng sữa lại các điệu múa Song quang, Nữ tướng xuất
quân và Tam quốc - Tây du.
1.1.2. Một số thể loại trong âm nhạc cung đình triều Nguyễn
Kế thừa truyền thống âm nhạc của các triều đại phong kiến Việt Nam
trước đây, nghệ thuật hịa tấu nhạc cung đình triều Nguyễn được
xây dựng và hoàn thiện thành bảy thể loại như sau: Giao nhạc;
Miếu nhạc; Tế Ngũ Tự nhạc; Đại Triều nhạc; Thường Triều nhạc;
Yến nhạc; Cung nhạc.


Mỗi thể loại nhạc trên đều có những bài bản riêng biệt, các bài bản được sắp
xếp theo quy định thứ tự của bộ Lễ trong các buổi tế lễ. Giai đoạn cuối
triều Nguyễn, các bài bản âm nhạc cung đình chỉ cịn lại rất ít và được
sử dụng chung trong nhiều dịp khác nhau, khơng phân chia rạch rịi
như giai đoạn trước nữa.
Các thể loại và bài bản âm nhạc cung đình triều Nguyễn từ đầu thế kỷ 19 trở
đi bao gồm:
a. Giao nhạc: Âm nhạc cử hành trong lễ tế Giao gọi là Giao nhạc, gồm có

chín khúc nhạc lần lượt tấu trong chín nghi thức khác nhau. Những
khúc nhạc diễn trong lễ tế Giao vào năm 1831 là những bài mang chữ
“Thành”.
Năm 1848, lễ tế Giao triều Nguyễn cũng gồm chín khúc nhạc nhưng có một
số thay đổi so với trước. Các bài tuần tự được ca và tấu trong lễ như
sau: An thành; Triệu thành; Đang thành; Mỹ thành; Thụy thành;
Vĩnh thành; Doãn thành; Hy thành; Hựu thành.
b. Miếu nhạc: Đây là thể loại nhạc dùng trong các cuộc tế miếu. Dưới triều
Nguyễn, các lễ tế miếu có sự tham gia của các đội nhạc cung đình. Ca
khúc dùng trong các dịp tế Miếu có khác nhau.


c. Ngũ tự nhạc: Đây là loại âm nhạc dùng trong các dịp tế Thành hồng,
Xã tắc, tế thần Nơng. Ngũ tự nhạc có bảy bài ca mang chữ “Phong”.
Các dàn nhạc tấu trong ngũ tự nhạc có: Nhạc huyền, Nhã nhạc, Đại
nhạc.
d. Đại triều nhạc: Trong các ngày đại lễ, triều Nguyễn thiết Đại triều nghi
ở điện Thái Hòa. Các dàn nhạc sử dụng trong Đại triều nhạc gồm
Đại nhạc và Tế nhạc (dàn nhạc nhỏ). Có mặt dàn Nhạc huyền nhưng
không tấu.
e. Yến nhạc:
Yến nhạc qua các triều vua Nguyễn có nhiều sự thay đổi ở
các bài ca. Yến nhạc cịn có những bài: 10 bản Ngự (Phẩm tuyết,
Ngun tiêu, Hồ quảng, Liên hồn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền,
Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã), bài Bông, bài Man.
f. Cung nhạc: Âm nhạc tấu trong nội cung gọi là Cung nhạc. Trong Cung
nhạc, ngồi dàn Nhã nhạc cịn có một nhóm nhạc cơng khơng rõ
thành phần.
Nói chung, trong các dịp tế lễ, người ta thường sử dụng những bài như
sau: Ngũ đối thượng; Ngũ đối hạ; Long đăng; Tiểu khúc; Lưu thủy

– kim tiền; Đăng đàn; Vu ma; Phú lục lễ; Xàng xê; Phần hóa; Thái
bình; Đưa linh; Nam ai; Chiến chiến; Bài Kèn thốt; Bài Kèn bóp.


1.2. Các tổ chức dàn nhạc cung đình Huế và vai trị của đàn Bầu trong dàn
nhạc múa cung đình Huế ngày nay
1.2.1. Các tổ chức dàn nhạc cung đình Huế
+ Dàn nhạc huyền: Là dàn nhạc có nhiều nhạc cụ gõ treo lên giá (huyền
treo). Tuy vậy, dàn nhạc này vẫn có sự tham gia của các nhạc cụ
thuộc họ Hơi và họ Dây.
+ Dàn Đại nhạc: Dàn Đại nhạc xuất hiện khá sớm trong các tổ chức hòa
tấu nhạc cung đình Việt Nam. Từ thời Lý (1010 – 1225) cho đến các
triều Trần, Hồ, Lê, Mạc… Dàn Đại nhạc thường dùng phục vụ cho
Binh lệnh từ thời xưa cho đến ngày nay, có thể xếp vào loại dàn nhạc
Võ. Nhìn chung, các tài liệu khảo cứu đều đi đến thống nhất là biên
chế dàn Đại nhạc cung đình triều Nguyễn gồm có hai họ - đó là họ Gõ
và họ Hơi, khơng có họ Dây.
+ Dàn Tiểu nhạc: Nhìn chung, Tiểu nhạc, Ti trúc tế nhạc (hay Tế nhạc) là
loại dàn nhạc gồm hai họ: Họ Hơi (chất liệu tre, nứa) và họ Dây (loại
nhạc cụ sử dụng dây tơ). Cùng với việc trình tấu cịn được dùng trong
ca Huế ngày nay thì có thể xếp tiểu nhạc vào loại dàn nhạc VĂN.
Khi dùng trình tấu trong các nghi thức Đại lễ, dàn Tiểu nhạc thường
kết hợp với họ Gõ (Biên chung, Biên khánh) của Ty chung và Ty
khánh để tăng cường tính chất trang trọng của buổi lễ.


+ Ty chung và Ty khánh: Là dàn nhạc thuộc các nhạc khí thuộc họ Gõ
(chất liệu đồng, đá). Dàn nhạc này xuất hiện vào năm 1831, cùng với
dàn Đại nhạc, dưới triều vua Minh Mạng thứ 12.
+ Ty cổ: Đội nhạc công gồm 7 người được phân công đánh trống trong lễ tế

Giao, đội nhạc này chưa thể là một đơn vị dàn nhạc độc lập bởi ngoài
việc đánh trống đội cịn kiêm cả việc cờ xí.
Từ những năm 1980 thì dàn nhạc thính phịng Huế có thêm đàn Bầu và cho
đến nay đàn Bầu là một trong những nhạc cụ chính trong dàn nhạc
thính phịng Huế.
1.2.2. Vai trị của đàn Bầu trong dàn nhạc múa cung đình Huế ngày nay.
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cây đàn Bầu nhưng
chưa có cơng trình nào đưa ra kết quả chính xác về nguồn gốc ra đời
cũng như niên đại về sự có mặt của cây đàn Bầu trong dàn nhạc Cung
đình.
Với nhiều nguyên nhân khác nhau, mà phải vào khoảng đầu thế kỷ XX đàn
Bầu mới có mặt trong dàn nhạc Ngũ tuyệt ở Huế. T ừ năm 2000 cho
đến nay đàn Bầu là một trong những nhạc cụ luôn đảm nhận bè giai
điệu trong dàn nhạc múa Cung đình Huế.


1.3. Thực trạng giảng dạy chuyên ngành đàn Bầu ở Học viện âm nhạc Huế.
Khoa Âm nhạc Truyền thống đã hình thành từ những ngày đầu thành lập
Học viện âm nhạc Huế với các chuyên ngành: Sáo trúc, Tam thập lục,
đàn Tranh, đàn Nhị, đàn Nguyệt, đàn Tỳ bà và đàn Bầu. Mục tiêu đào
tạo của khoa là đào tạo cán bộ âm nhạc chuyên nghiệp có kiến thức và
kỷ năng biểu diễn ở trình độ trung học, đại học; Cung cấp diễn viên
biểu diễn cho các đơn vị hoạt động âm nhạc trong khu vực miền
Trung, Tây nguyên và trên toàn quốc.
Năm 1976, chuyên ngành đàn Bầu được đưa vào giảng dạy tại Học viện âm
nhạc Huế tuy nhiên khơng có giáo viên cơ hữu; Từ năm 1980 đến
1983 khơng có giáo viên dạy đàn Bầu nên việc đào tạo chuyên ngành
đàn Bầu cũng bị gián đoạn; Từ năm 1983 đến nay, từ chỗ chỉ có hệ
trung học 4 năm; 11 năm với bài bản rất hạn chế, đến nay Học viện
đã mở rộng quy mô đào tạo cho cả hệ đại học và cao học với số lượng

bài bản ngày càng nhiều và hoàn chỉnh hơn. Từ năm 2011 mơn học
hịa tấu nhạc phong cách và hịa tấu nhạc thính phịng đương đại (âm
nhạc có tác giả) mới được bổ sung vào chương trình giáo trình.


Hiện nay việc giảng dạy theo chương trình giáo trình
của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam rất
hiệu quả, tuy nhiên nếu dạy theo giáo trình đó
thì tính đặc thù vùng miền trong đào tạo chưa
được chú trọng lắm. Trên thực tế, sự kết hợp
giữa đào tạo chính quy và truyền nghề, truyền
ngón đã từng tồn tại rất lâu và hiệu quả trong
dân gian vẫn chưa được phát huy triệt để. Do đó,
việc thay đổi, bổ sung chương trình giáo trình
hằng năm là một trong những điều kiện rất cần
thiết cho việc đào tạo chính quy của nhà trường.


TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Âm nhạc truyền thống Huế nói chung và nhạc múa cung đình Huế nói
riêng vốn là một di sản văn hóa tinh thần hết sức quý báu của
nhân dân Cố đô. Ngày nay, khi dịch vụ du lịch văn hóa phát
triển, nhạc múa cung đình Huế chính thức được sống lại.
Đối với một người đang giảng dạy trực tiếp bộ môn đàn Bầu, tôi luôn
trăn trở phải làm được một cái gì đó để góp phần vào công cuộc
bảo tồn vốn cổ này. Một trong những phương thức để lưu giữ
nền âm nhạc cổ truyền này là bước đầu tìm tịi bài bản và ghi âm
lại một cách có hệ thống để từ đó bổ sung vào chương trình giảng
dạy đàn bầu nhằm lưu truyền cho thế hệ sau một cách khoa học
và không bị mai một vốn cổ mà cha ông ta đã sáng tạo ra, sau đó

đưa vào giảng dạy như thế nào để thế hệ sau tiếp thu dễ dàng và
khi ra trường đem vốn cổ này phục vụ cho xã hội với hiệu quả
cao.


CHƯƠNG 2: BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM ĐƯA NHẠC MÚA CUNG ĐÌNH HUẾ
VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY ĐÀN BẦU TẠI KHOA ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG – HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

2.1. Cơ sở lý luận và một số tiêu chí
- Tại khoa Âm nhạc truyền thống – Học viện âm nhạc Huế đa số học
sinh sinh viên tốt nghiệp đều về công tác tại các đồn nghệ thuật
khu vực trong đó có đoàn nghệ thuật thuộc nhà hát Nghệ thuật
truyền thống Cung đình Huế. Hiện nay đàn Bầu là một trong
các nhạc cụ dân tộc thuộc biên chế của dàn nhạc múa cung đình
Huế.
- Huế là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, hàng
năm đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Huế. Đây
là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc bảo tồn và
phát huy vốn di sản âm nhạc truyền thống hiện nay.
Theo quan điểm của chúng tôi về bảo tồn, phục hồi và phát huy các
giá trị nghệ thuật cổ truyền nói chung và âm nhạc cổ truyền nói
riêng nhất thiết phải có những mục tiêu sau:


Một là, sưu tầm, nghiên cứu và xây dựng một đề án bảo
tồn nguyên dạng các giá trị âm nhạc cổ truyền và gắn
với nó là mơi trường diễn xướng của bản thân thể
loại đó.
Hai là, đối với những nhà soạn nhạc cũng cần phải sáng

tác nhiều tác phẩm khí nhạc dựa trên chất liệu lấy từ
nhạc cổ truyền để từ đó có những sáng tạo mới nhằm
phát huy các giá trị âm nhạc cổ truyền phù hợp với
cuộc sống đương đại.
Ba là, đối với những người làm công tác đào tạo như
chúng tôi là phải xây dựng được các chương trình và
giáo trình đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật
truyền thống đặc biệt là những bài bản mang đậm
tính chất vùng miền.


Tuy vậy, việc bổ sung những bài bản nhạc múa cung đình đưa vào
giảng dạy trong chương trình phải dựa trên các tiêu chí sau:
Thứ nhất, Các bài bản nhạc múa hiện đang được phục dựng tại nhà
hát Nghệ thuật cung đình Huế.
Thứ hai, bài bản nhạc múa phải có giai điệu phù hợp với tính năng
của đàn Bầu.
Thứ ba, các bài bản nhạc múa đang biểu diễn tại nhà hát Nghệ thuật
cung đình Huế có sử dụng đàn Bầu trong dàn nhạc.
Với những cơ sở và tiêu chí trên, chúng tôi thấy việc bổ sung thêm
những bài bản nhạc múa Cung đình Huế vào chương trình, giáo
trình cho chuyên ngành đàn Bầu là rất cần thiết, tạo điều kiện
thuận lợi cho sinh viên khi tham gia vào dàn nhạc múa cung
đình Huế đạt hiệu quả cao.


2.2. Bước đầu thử nghiệm giảng dạy nhạc múa cung đình Huế cho đàn Bầu

Nhạc múa cung đình Huế ngày nay chủ yếu do các nghệ nhân sưu tầm
và phục dựng; Bài bản hoàn toàn nguyên thủy nhưng khi phục

dựng lại các nghệ nhân có thêm bớt những câu Rao (tức là dạo
đầu), Trộn trống, Trộn nhạc (tức là giang tấu) hay đệm tịng
(khơng có hát) để phù hợp và có sự liên kết giữa các làn điệu khi
đệm cho một vũ khúc. Tiết tấu và hơi, điệu cũng thay đổi tùy từng
phần trong một vũ khúc.
Đàn Bầu khi thể hiện tác phẩm thường lấy dây bắt đầu bằng C có cao
độ bằng cao độ của nốt C trên đàn Piano, cịn khi thể hiện nhạc
phong cách thì tùy theo tính chất âm nhạc vùng miền và mỗi một
phong cách đều có cách lấy giây khác nhau, như nhạc phong cách
Chèo thì thường cũng lấy cao độ nốt C bằng C Piano; khi thể hiện
nhạc phong cách Cải lương thì thường lấy dây C của đàn Bầu
bằng cao độ nốt D của đàn Piano, còn với nhạc cổ Huế cũng như
nhạc múa cung đình đều lấy dây có cao độ nốt C của đàn Bầu
bằng cao độ nốt Bb của đàn Piano.


Đàn Bầu cũng như những nhạc cụ truyền thống khác khi xử lý
đều phải tuân thủ theo nguyên tắc chung về các kỹ thuật tay
phải và tay trái. Đàn Bầu khi diễn tấu nhạc phong cách thì
tay trái đóng vai trị chủ đạo, nếu tay trái khơng thuần thục
trong các kỹ thuật rung, nhấn, luyến, vỗ, láy, giật thì bản
nhạc cổ đó sẽ khơng tài nào thể hiện được đúng chất của nó.
Ví dụ như cùng một làn điệu, nếu rung nốt D, A; vỗ nốt G, C
thì tính chất âm nhạc sẽ mang hơi Khách (Cổ bản); Nhưng
nếu rung nốt F, C; láy nốt A, D thì tính chất âm nhạc sẽ
mang hơi Dựng (Cổ bản dựng).
Trong nhạc múa cung đình, phần nhạc mở đầu cho điệu múa
thường sử dụng câu rao, mỗi câu rao cho mỗi bài bản đều
mang tính chất và hơi điệu của riêng bài bản đó, khi rao
người diễn tấu phải biết gửi gắm tất cả phần hồn vào câu rao

và mỗi lần rao là mỗi lần dựa theo câu rao cũ mà sáng tác
câu mới tùy theo cảm hứng nhưng vẫn giữ đúng hơi, điệu.


2.2.1. Bổ sung chương trình
Theo kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi nhận thấy số tiết học bài tập
được phân bổ cho năm thứ hai và năm thứ ba chỉ cần 10 tiết/1 năm
là đủ, 10 tiết còn lại dành cho học nhạc múa cung đình, tức là sẽ có
tổng số 20 tiết cho học nhạc múa cung đình Huế đối với hệ đại học
chuyên ngành đàn Bầu và được phân bổ đều mỗi năm 10 tiết (dành
cho lớp đại học năm thứ hai và năm thứ ba). Riêng năm thứ tư sẽ bổ
sung thêm mơn hịa tấu nhạc múa Cung đình với thời gian là 45 tiết
như số tiết hòa tấu nhạc phong cách Huế, Chèo, Cải lương.
Sở dĩ chương trình được phân bổ như trên bởi các lý do sau: Một là, đối
với trình độ đại học sinh viên đều đã nắm vững các kỹ thuật cơ bản
của đàn Bầu nên thời gian luyện tập kỹ thuật ở nhà là chủ yếu, lên
lớp chỉ cần 10 tiết/1 năm.
Hai là, chúng tôi nhận thấy rằng việc phân bổ chương trình chi tiết mỗi
năm học một nhạc phong cách chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo chúng tôi nên chăng phân bổ nhạc phong cách xen kẽ trong
chương trình của từng năm học.


Ba là, chúng tôi muốn thử nghiệm phân bổ đều mỗi năm với
mục đích đề cao đặc tính bản sắc vùng miền. Bốn là, bổ
sung các bài bản nhạc múa cung đình Huế vào chương
trình giảng dạy vẫn khơng bị ảnh hưởng hay thay đổi số
đơn vị học trình mỗi năm 60 tiết theo quy định của Bộ.
2.2.2. Diễn tấu nhạc múa cung đình Huế trên cây đàn Bầu.
+ Vũ phiến ( Múa quạt ): Vũ khúc múa quạt do Đào Duy Từ đặt

ra, múa vào những buổi yến tiệc tân hơn dành cho Hồng
Thái Hậu, Hồng hậu, Phi tần, Cơng chúa thưởng lãm.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Ví dụ 3:
Ví dụ 4:
Ví dụ 5:
Ví dụ 6:
Ví dụ 7:


Vũ phiến là vũ điệu bao gồm nhiều phần nối tiếp giữa các làn điệu, sự
liên kết mật thiết giữa vũ điệu, âm nhạc và lời ca được thể hiện
rõ nét qua các động tác múa; Lời ca trước những câu giang tấu
đồng thời là sự báo hiệu cho tiêu đề của làn điệu tiếp theo. Lời ca
đi cùng với giai điệu âm nhạc, điều này cũng giúp cho nhạc cơng
khi đệm nhạc múa dễ dàng cảm nhận được chính xác tính chất
âm nhạc trong hơi và điệu.
+ Nữ tướng xuất quân: Tính chất âm nhạc vừa trang nghiêm vừa
hùng mạnh, âm nhạc được sử dụng nối tiếp qua các bài bản sau:
Phá trận – Khảm phá đăng xà – Khách trận – Tẫu mã. Sự kết
hợp giữa động tác múa với âm nhạc và nội dung lời bài hát đã
tạo nên khơng khí múa kiếm với những biến tấu linh hoạt của
đội hình, khi thì dàn hàng ngang, khi thì xếp vịng cung, hoặc với
bốn đơi nữ binh ở bốn góc cùng một đơi ở trung tâm sân khấu.


- Phá trận: Âm nhạc trang nghiêm, chậm rãi, thầm lặng nhưng vẫn có
nét oai hùng. Mở đầu là một câu rao được diễn tả bằng tiếng kèn
phá trận nhịp tự do, nốt G ngân dài nối tiếp là 3 nhịp trống. Sau

trống là câu xướng đồng thanh 5 ô nhịp tiếp theo.
Ví dụ 8:
Ví dụ 9:
Ví dụ 10:
Ví dụ 11:
- Khách trận: Âm điệu chậm rãi, mô tả những thao tác kỹ năng dùng
kiếm phá trận. Nốt F vừa rung vừa láy, nốt F quãng 8 thứ ba thì
nhấn xuống quãng 2 Trưởng từ bậc V, Còn nốt F từ quãng 8 thứ
hai thì nhấn lên quãng 3 từ bậc động, vỗ nhẹ nốt G, nốt C láy
chậm.


×