Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IBA (indol bytyric acid ) phương pháp dâm hom hình thành cây thanh táo (justicia gendarussa) tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 73 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CAO VĂN NAM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC KÍCH THÍCH
RA RỄ IBA (Indol bytyric acid) BẰNG PHƢƠNG PHÁP GIÂM HOM
HÌNH THÀNH CÂY THANH TÁO (Justicia gendarussa) TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm Nghiệp
: 2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CAO VĂN NAM


NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC KÍCH THÍCH
RA RỄ IBA (Indol bytyric acid) BẰNG PHƢƠNG PHÁP GIÂM HOM
HÌNH THÀNH CÂY THANH TÁO (Justicia gendarussa) TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Lớp
: K45 – QLTNR (N03)
Khoa
: Lâm Nghiệp
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Thu Hà

Thái Nguyên - năm 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã sửa theo ý kiến
hội đồng va giáo viên phản biện. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 6 năm 2017
Giảng viên hƣớng dẫn


Sinh viên

Cao văn Nam

Th.S Phạm thu Hà
Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
sinh viên được tham gia tiến hành làm đề tài nghiên cứu việc này giúp cho
sinh viên củng cố lại kiến thức đã và đang học ở nhà trường và biết vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, từ đó mỗi sinh viên khi ra trường sẽ có nhiều kinh
nghiệm phục vụ cho việc hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp và hoàn thiện
hơn kiến thức lý luận và nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp làm
việc, thái độ và năng lực công tác khi ra trường.
Xuất phát từ phương châm đó, được sự nhất chí của Trường Đại học
Nông lâm Thái nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và nguyện vọng của
bản thân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
kích thích ra rễ IBA (Indol bytyric acid ) phương pháp dâm hom hình
thành cây Thanh Táo (Justicia gendarussa) tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
Trong suốt thời gian tiến hành đề tài tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy giáo, cô giáo trong khoa và bạn bè.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp.
Đặc biệt là cô giáo ThS. Phạm Thu Hà đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện

đề tài trong thời gian nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực học tập, nghiên cứu, nhưng do trình độ
và thời gian còn hạn chế, nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những
thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của thầy giáo, cô
giáo, và các bạn bè để bản đề tài tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Cao Văn Nam


iv
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở tế bào học ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở di truyền học ...................................................................................... 5
2.1.3. Sự hình thành rễ bất định ............................................................................. 6

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom ................................... 7
2.2. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 18
2.3. Những kết quả nghiên cứu trong nước.......................................................... 19
2.4. Đặc điểm chung của Thanh táo ..................................................................... 22
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................... 24
2.5.1. Đặc điểm - vị trí địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu.............................. 24
2.5.2. Một số chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí trong thời gian
thí nghiệm ............................................................................................... 25
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 26


v
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 26
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 27
3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 27

3.4.4. Phương pháp khác ...................................................................................... 35
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 36
4.1. Kết quả về ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ sống của hom cây Thanh táo
................................................................................................................ 36
4.2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Thanh táo
................................................................................................................ 38
4.2.1. Kết quả tỷ lệ ra rễ trung bình của hom cây Thanh táo ở các CTTN .......... 38
4.2.2. Kết quả về số rễ trung bình/hom của hom cây Thanh táo ........................ 39
4.2.3. Kết quả về chiều dài rễ trung bình của hom cây Thanh táo ....................... 40

4.2.4. Kết quả về chỉ số ra rễ của hom cây Thanh táo ......................................... 41
4.3. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra chồi của hom cây Thanh
táo ........................................................................................................... 44
4.3.1.

Kết quả tỷ lệ ra chồi của hom cây Thanh táo ........................................ 44

4.3.2.

Kết quả về số chồi trung bình trên hom cây Thanh táo .......................... 45

4.3.3.

Kết quả về chiều dài chồi trung bình của cây homThanh táo ................ 46

4.3.4.

Kết quả về chỉ số ra chồi của hom cây Thanh táo .................................. 47

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 51
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 54


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT


: Công thức

Đ/C

: Đối chứng

ĐHNLTN

: Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

IBA

: Indol butyric acid

NST

: Nhiễm sắc thể


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí tháng 2-5/2017 ............. 26
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom câyThanh táo ở các công thức thí nghiệm ........ 37
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Thanh táo ở các công thức thí
nghiệm ................................................................................................... 39
Bảng 4.3: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ảnh hưởng của nồng độ
thuốc IBA đến chỉ số ra rễ của hom cây Thanh táo ......................... 44
Bảng 4.4: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA đến khả năng ra chồi

của hom cây Thanh táo ở các công thức thí nghiệm ........................ 45
Bảng 4.5: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ảnh hưởng của nồng độ
thuốc IBA đến chỉ số ra chồi của hom cây Thanh táo ..................... 50


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Thanh táo ở các công thức thí nghiệm ......... 38
Hình 4.2a: Tỷ lệ ra rễ ở các công thức thí nghiệm trong giâm hom cây
Thanh táo ........................................................................................... 40
Hình 4.2b: Số rễ trung bình/hom của các CTTN giâm hom cây Thanh táo ..........41
Hình 4.2c: Chiều dài rễ trung bình của các công thức thí nghiệm giâm
hom cây Thanh táo ........................................................................... 42
Hình 4.2d: Chỉ số ra rễ của các CTTN giâm hom cây Thanh táo ................... 43
Hình 4.2e: Ảnh cây hom Thanh táo ở các CTTN ............................................ 43
Hình 4.3a: Tỷ lệ ra chồi của các công thức thí nghiệm giâm hom cây
Thanh táo ........................................................................................... 46
Hình 4.3b: Số chồi trung bình trên hom của các công thức thí nghiệm
giâm hom cây Thanh táo.................................................................. 47
Hình 4.3c: Chiều dài chồi trung bình của các công thức thí nghiệm giâm
hom cây Thanh táo ........................................................................... 48
Hình 4.3d: Chỉ số ra rễ của các CTTN giâm hom cây Thanh táo ................... 49
Hình 4.3e: Chỉ số ra rễ của các CTTN giâm hom cây Thanh táo ................... 49


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó mật thiết và
không hề tách rời khỏi thiên nhiên.Dưới sự tác động của con người, các yếu
tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi thời
tiết bất thường cộng với nhiều nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói
bụi, tiếng ồn,…..) gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe đặc biệt
là những yếu tố tinh thần. Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian
sống quanh ta ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễnm thì việc sử
dụng cây xanh có vô cùng quan trọng.
Cây xanh đô thị đã chở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học
quan tâm. Ngày 11/6/2010, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số
64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị. Theo đó nhà nước có trách
nhiệm đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng, đô thị, nhằm mục
đích phục vụ lợi ích cộng đồng. Đồng thời khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc ươm
cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
Việc tạo giống là một công việc rất quan trọng, đối với ngành Lâm
Nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế, xã hội nói chung để xây dựng và tái
thiết những khu cảnh quan môi trường và đời sống con người.
Hiện nay, phổ biến có hai phương pháp tạo giống là: Phương pháp
nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính. Trong đó nhân
giống bằng phương pháp giâm hom là phương thức được áp dụng phổ biến
để nhân giống các dòng vô tính, do các nhiền ưu điểm nổi bật: Có hệ số
nhân giống nhân giống cao, cây giữ được những đặc điểm di truyền quý


2

của cây mẹ, cây đồng đều về hình thái thuận lợi cho việc chăm sóc, sớm ra
hoa kết quả và có thể sản xuất giống trên các quy mô công nghiệp.

Cây Thanh Táo, là loại cây bụi nhỏ, có thân mềm, được trồng làm
cây cảnh cho các khuôn viên trường học và các công trình, cây Thanh táo
là cây không quá kén đất, ưa sáng và chịu được hạn, tốc độ sinh trưởng khá
nhanh, cây có sức sống rất mạnh, cây cần được cung cấp đủ nước trong
suốt vòng đời phát triển của cây. Cây ít được trồng ở chậu vì cây luôn đòi
hỏi đất tốt nên thường được trồng đất bùn. Cây có thể chịu được nước và
nắng tốt.
Cây Thanh Táo là cây sinh trưởng khá nhanh, nên cây đáp ứng
được cho việc gây trồng. Vì vậy ta không cần đẩy mạnh tốc độ sinh trưởng
của cây giống trong giai đoạn vườn ươm. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng
hom chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó việc sử dụng chất kích
thích ra rễ trong nhân giống giâm hom là một yếu tố quan trọng. Nhưng
việc sử dụng loại thuốc nào, nồng độ bao nhiêu là thích hợp nhất thì cần
phải khảo nghiệm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hành đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IBA (Indol butyric
acid) đến sự hình thành cây hom Thanh Táo (Justicia gendarussa) tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần tạo giống Thanh Táo cung cấp cho trồng cây phong cảnh,
cải thiện môi trường sống.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được nồng độ chất kích thích ra rễ IBA phù hợp cho khả
năng ra rễ, ra chồi của cây Thanh táo.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến
thức đã học, đồng thời được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực tiễn để tiếp
thu học hỏi hiểu điều bổ ích mới về đặc điểm. Quá trình sinh trưởng phát
triển của hom, cách lựa chọn, pha liều lượng thuốc, quá trình nhân giống
bằng phương pháp hom, từ đó nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và
tay nghề.
Đề tài nghiên cứu sẽ giới thiệu về loài cây Thanh táo và cung cấp
mẫu cây, loại thuốc và liều lượng thích hợp, quy trình nhân giống phục vụ
cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này.
* Ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất:
Phương pháp nhân bằng hom khắc phục được những nhược điểm
của các phương pháp triết cành (hệ số nhân giống không cao, ảnh hưởng
đến cây mẹ…) và phương pháp ghép cây (dễ nhiễm bệnh, đòi hỏi trình độ
tay nghề, người ghép…) và nhiều phương pháp khác.
Tạo giống cây Thanh táo phục vụ nhu cầu gây trồng nhằm bảo vệ
môi trường, làm đẹp cảnh quan trong các khuôn viên trường học và ở các
công trình.
Đề tài đưa ra được loại thuốc, nồng độ thuốc và kỹ thuật giâm hom
với loài cây Thanh táo. Từ đó có thể ứng dụng trong sản xuất giống cây
Thanh táo những vùng nghiên cứu và những nơi có điều kiện tương tự.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn các đa dạng di truyền cần
thiết cho các loài cây rừng nhằm phục vụ công tác cải thiện, duy trì giống
trước mặt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Một trong nhiều phương

pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là phương pháp giâm hom.
Giâm hom là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh
dưỡng cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi tiến hành giâm hom,
dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin
khi gặp những kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì rễ được hình thành và
chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.
Thực vật có hai hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó kết hợp
giao tử đực và giao tử cái để tạo thành giao tử lưỡng bội. Hợp tử phát triển
thành cá thể mới. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không qua thụ tinh
nó bao gồm sự kết hợp của vô tính và các dạng sinh sản sinh dưỡng.
2.1.1. Cơ sở tế bào học
Theo viện sĩ Maximop, mỗi bộ phận của cây, ngay đến mỗi tế bào,
đều có tính độc lập về mặt sinh lí rất cao. Chúng có khả năng khôi phục lại
các cơ quan, bộ phận không đầy đủ và trở thành một cá thể mới hoàn chỉnh.
Trong cơ thể thực vật, nước và các chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ
rễ lên lá theo mạch gỗ, còn các sản phẩm hữu cơ sản xuất ở lá được chuyển
xuống gốc (rễ, củ, …) theo mạch rây. Khi ta cắt đứt con đường vận chuyển
theo mạch rây, các sản phẩm hữu cơ sẽ tập trung ở các tế bào vỏ của phần
bị cắt. Các chất hữu cơ này cùng với chất điều hoà sinh trưởng Axin nội
sinh (được tổng hợp ở ngọn cây chuyển xuống) sẽ kích thích sự hoạt động


5

của tượng tầng và hình thành mô sẹo, rồi sau đó hình thành rễ từ mô sẹo ở
chỗ bị cắt, khi gặp điều kiện thuận lợi. Quá trình hình thành rễ bất định này
có thể chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tái phân chia tượng tầng.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện mầm rễ.

- Giai đoạn 3: Sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ đâm qua vỏ ra ngoài
Năm 1902 Nhà sinh lý thực vật người Đức Haberladt, đã tiến hành
nuôi cấy mô tế bào thực vật để chứng minh tế bào là toàn năng. Tế bào có
tính toàn năng thể hiện như sau: Bất cứ tế bào nào hoặc mô tế bào nào
thuộc cơ quan như rễ, thân, lá đều chứa hệ gen giống như tất cả các tế bào
sinh dưỡng khác trong cơ thể, đều có khả năng sinh sản vô tính để tạo
thành cây hoàn chỉnh.
2.1.2. Cơ sở di truyền học
Sinh vật bậc cao được phát triển từ một tế bào hợp tử qua nhiều lần
phân bào liên tiếp cùng với quá trình phân hóa các cơ quan. Đặc trưng của
hình thức phân bào trên là số lượng NST của tế bào khởi đầu và tế bào mới
được phân chia như nhau nên được gọi là phân bào nguyên nhiễm hay
nguyên phân. Phân bào nguyên nhiễm là quá trình phân chia tế bào mà kết
quả từ một tế bào ban đầu cho ra hai tế bào con có số lượng NST cũng như
cấu trúc và thành phần hóa học của nó giống như tế bào ban đầu. Nhờ có
quá trình nguyên phân mà các NST được phân phối đồng đều, chính xác
cho các tế bào con. Ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân, NST tự tái bản
trước tiên theo chiều dọc rồi tách theo chiều ngang, sau đó qua các kỳ tiếp
theo NST phân chia về các tế bào con đảm bảo cho các tế bào con đều có
bộ NST như nhau và giống tế bào ban đầu. Nhờ có quá trình nguyên phân
mà khối lượng cơ thể tăng lên, sau đó nhờ có quá trình phân hóa các cơ
quan trong quá trình phát triển cá thể mà tạo thành một cây con hoàn chỉnh.


6

Đây là một quá trình đảm bảo cho cây con duy trì tính trạng của cây mẹ.
Hom của các loài cây thân gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non
của cây (bao gồm cả chồi vượt). Các loại cành giâm thường gặp là cành
non, cành hóa gỗ chủ yếu, cành nửa hóa gỗ và cành hóa gỗ. Tùy thuộc vào

các yếu tố như đặc tính loài cây, điều kiện thời tiết lúc giâm hom… mà
chọn cành có khả năng ra rễ cao nhất.
2.1.3. Sự hình thành rễ bất định
Nhân giống bằng hom dựa trên khả năng tái sinh hình thành rễ bất
định của một đoạn thân hoặc phụ thuộc cành trong điều kiện thích hợp để
tạo thành cá thể mới.
Rễ bất định là những rễ được hình thành về sau này của các cơ quan
sinh dưỡng như cành, thân, lá... Rễ bất định có thể được hình thành ngay
trên cây nguyên vẹn (cây đa, cây si...), nhưng khi cắt cành khỏi cơ thể mẹ
là điều kiện kích thích sự hình thành rễ và người ta vận dụng để nhân bản
vô tính.
Rễ bất định của hầu hết thực vật được hình thành sau khi cắt cành
khỏi cây mẹ, nhưng cũng có một số loài rễ bất định được hình thành từ
trước dưới dạng các mầm rễ ở trong phần vỏ và chúng nằm yên đến khi cắt
cành thì ngay lập tức đâm ra khỏi vỏ. Với các đối tượng như vậy thì cành
giâm, cành chiết ra rễ một cách dễ dàng. Nhưng đa số trường hợp rễ bất
định được hình thành trong quá trình con người có tác động đến nó nhằm
mục đích nhân giống.
Có hai rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh:
+ Rễ tiềm ẩn: Là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, trong cành cây
nhưng chỉ phát triển khi thân hoặc cành đó tách khỏi thân cây.
+ Rễ mới sinh: Chỉ được hình thành khi cắt hom.
* Sự hình thành rễ bất định có thể chia ra làm ba giai đoạn:


7

- Giai đoạn 1: Các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình
thành lên một lớp tế bào bị thối trên bề mặt.
- Giai đoạn 2: Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân

chia và hình thành lớp mô mềm gọi là mô sẹo.
- Giai đoạn 3: Các tế bào vùng tượng tầng hoặc lân cận và libe bắt
đầu hình thành rễ.
- Mô sẹo là khối tế bào nhu mô có mức độ ligin hóa khác nhau.
Thông thường trước khi xuất hiện rễ thấy xuất hiện một lớp mô sẹo nên
thường tin rằng sự xuất hiện của mô sẹo là sự xuất hiện của rễ hom. Nhưng
ở nhiều loài cây, sự xuất hiện của mô sẹo là một dự báo tốt về khả năng ra
rễ. Mức độ hóa gỗ cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom. Hom hóa gỗ
nhiều, hay phần gỗ chiếm nhiều thì khả năng ra rễ kém. Hiện tượng cực
tính là hiện tượng phổ biến trong giâm hom, do vậy khi giâm hom phải đặt
cho cho đúng chiều [7].
Rễ bất định thường được hình thành bên cạnh và sát sát vào lõi trong
tâm của mô mạch, ăn sâu vào trong thân cành tới gần ống mạch, sát bên
ngoài. Thời gian hình thành rễ của các loại hom giâm ở các loài cây khác
nhau biến động rất lớn từ vài ngày với các loài dễ hình thành tới vài tháng
đối với các loài khó ra rễ.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom
Kết quả của hom giâm được xác định bởi thời gian ngắn và tỷ lệ ra
rễ cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc giâm hom,
nhưng phụ thuộc vào bởi ba yếu tố chính là: Khả năng ra rễ của hom
giâm (cá thể, giai đoạn và vị trí của hom ),môi trường giâm hom và các
chất kích thích ra rễ. Cơ bản 2 nhóm nhân tố gồm nhóm nhân tố ngoại
sinh và nhóm nhân tố nội sinh.


8

- Nhân tố ngoại sinh: Gồm đặc điểm của di truyền của từng xuất xứ,
từng cá thể cây, tuổi cành, phát triển của cành và các chất điều hòa sinh trưởng.
- Nhân tố nội sinh: Các loài hóa chất kích thích ra rễ và các nhân tố

ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…)
2.1.4.1. Các nhân tố nội sinh
- Đặc điểm di truyền của loài: Các nghiên cứu cho thấy không phải
tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau. Nanda (1970) đã dựa theo
khả năng ra rễ để chia các loài cây thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài. Các loài này không cần sử lý bằng chất kích
thích ra rễ mà vẫn ra rễ với tỉ lệ rất cao, gồm các loài thuộc các chi Ficus sp.
+ Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài. Loại này hầu như không ra rễ hoặc là
phải sử dụng chất kích thích ra rễ nhưng tỉ lệ ra rễ rất thấp thuộc các chi
Manlus sp, Prunus sp,… thuộc họ Rosaceae và một số chi khác.
+ Nhóm có khả năng ra rễ trung bình gồm 65 loài. Tuy vậy sự phân
chia này chỉ có ý nghĩa tương đối.
Vì thế theo khả năng giâm hom thì chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành là nhiều loài cây thuộc họ
Dâu tằm (Moraceae): dâu tằm, đa, sung... Một số loài thuộc họ Liễu, một
số loài nông nghiệp như sắn, mía, khoai lang…Đối với loài cây này thì khi
giâm hom không cần xử lý bằng thuốc chúng vẫn ra rễ bình thường.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom bị hạn chế
bởi các mức độ khác nhau: Tuổi cây mẹ, chất kích thích, yếu tố ngoại cảnh…
- Đặc điểm di truyền và xuất xứ, từng cá thể:
Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và cá thể khác nhau cũng có
khả năng ra rễ khác nhau. Ngay cả những loài cây có cùng xuất xứ, cùng
dòng, nhưng các cá thể khác nhau cũng cho tỉ lệ ra rễ khác nhau.


9

- Vị trí lấy cành và tuổi cành:
Hom lấy từ các phần khác nhau thì sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau.
Thông thường thì hom lấy từ các cành dưới dễ ra rễ hơn ở cành trên, cành

cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, 3…
- Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy trong tán cây. Cho nên ở một
số loài cây người ta xử lý sao cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm. Tuy
nhiên khả năng ra rễ của cành chồi vượt cũng phụ thuộc vào vị trí lấy hom.
Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thường thì cành
nửa hóa gỗ có tỷ lệ ra rễ lớn nhất, cành hóa gỗ thường cho tỷ lệ kém hơn.
Như vậy cành non và cành nửa hóa gỗ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.
- Tuổi cây mẹ lấy cành hom và thời gian lấy hom: Khả năng ra rễ do
tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc vào tuổi cây mẹ lấy cành. Hom
lấy từ cây chưa sinh sản bằng hạt dễ nhân giống bằng hom hơn cây đã sinh
sản bằng hạt. Hom lấy từ cây tuổi còn non dễ ra rễ hơn cây tuổi già. Cây
còn non không những ra rễ tốt hơn mà còn ra rễ nhanh hơn.
Sự tồn tại của lá trên hom: Lá là cơ quan hấp thụ ánh sáng trong
quang phổ tạo ra chất cần thiết cho cây. Vì thế khi chuẩn bị hom giâm phải
có 1 - 2 lá và phải cắt bớt một phần phiến lá chỉ để lại 1/3 - 1/2 diện tích lá
là tốt nhất.
- Kích thước hom:
Đường kính và chiều dài hom ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom
giâm. Tùy từng loài cây kích thước hom có thể khác nhau.
- Các chất điều hòa sinh trưởng: Các chất điều hòa sinh trưởng chia
theo hoạt tính sinh lý gồm hai nhóm tác dụng là nhóm kích thích sinh trưởng
và nhóm kìm hãm sinh trưởng. Một số chất kích thích sinh trưởng như Auxin,
Giberellin và Xytokinin. Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì Auxin được
coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom.


10

Rhizocalin bản chất là axit được coi là chất đặc biệt cần thiết trong
quá trình hình thành rễ nhiều loài cây.

Một số nhóm chất điều hòa sinh trưởng: Nhóm Auxin gồm NAA (a.
Naphthalene acetic acid), IAA (Indol-3acetic acid), IBA (Indol butyric
acid), IPA (Indol-3yl-Acetonitrile) và một số chất khác; nhóm Cytokinin
gồm Zeatin, Kinetin; nhóm Giberellin gồm: GA3 (Giberellic acid), GA8
(Giberellin - Lije Substances) và nhiều chất giống Giberellin khác; nhóm
chất có khả năng kìm hãm sinh trưởng hoặc thúc đẩy quá trình già hóa
như ABA (Abscisic scid), Ethophone (2-chloroethyl), Phosphonic acid,
các phenol, retedant…
* Các nhân tố kích thích:
- Loại thuốc: Các chất kích thích điều hòa sinh trưởng có vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình hình thành rễ của hom giâm. Một số loại
chất kích thích sinh trưởng như: Auxin, Giberellin, Cytokinin…
Auxin: Có hai loại Auxin là Auxin tự nhiên và Auxin tổng hợp. Auxin tự
nhiên là IAA (acid ß - indol axetic) và Auxin tổng hợp là các chất có bản chất hóa
học khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự như IAA (acid ß - indol axetic).
Các Auxin tổng hợp như: -NAA (acid  - Naphtylaxetic), 2,4D (acid 2.4
Dichlorophenoxyaxetic), 2.4.5T (Acid 2,4,5 Trichlorophenoxyaxetic), IBA (acid
ß-indolbutyric), 2M4C (Acid 2metyl-4 Chlorophenoxyaxetic)… Trong sự hình
thành rễ, đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan dinh dưỡng. Auxin là
hoocmon hình thành rễ.
- Nồng độ:
Cùng một loại thuốc nhưng nồng độ khác nhau có ảnh hưởng khác
nhau đến khả năng ra rễ của hom giâm. Tùy từng loài cây mà hom của
chúng thích ứng với một loại chất cũng như nồng độ thích hợp nhất định.
Nếu nồng độ chất kích thích thấp sẽ không có tác dụng phân hóa tế bào để


11

hình thành rễ, nếu nồng độ quá cao sẽ ức chế quá trình hình thành rễ làm

cho hom thối không ra nữa. Khi lựa chọn nồng độ chất kích thích ra rễ cần
chú ý đến nhiệt độ không khí và mức độ hóa gỗ của hom. Trong quá trình
giâm hom khi điều kiện nhiệt độ quá cao cần phải xử lý với nồng độ thấp
hơn và ngược lại khi nhiệt độ môi trường thấp thì cần xử lý lâu hơn. Nếu
hom quá non (chưa hóa gỗ) phải xử lý với nồng độ thấp và hom hơi già
(hom gần hóa gỗ hoàn toàn) phải xử lý với nồng độ cao hơn.
- Thời gian xử lý thuốc:
Cùng một loại thuốc, cùng một nồng độ nhưng thời gian xử lý khác
nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Khi thực hiện thí nghiệm cần chú ý là giữa
thời gian xử lý, nồng độ, nhiệt độ không khí có mối liên quan nhất định. Với
thuốc kích thích sử dụng với nồng độ cao thì thời gian xử lý ngắn và thuốc
kích thích sử dụng với nồng độ thấp thì thời gian xử lý dài hơn.
- Phương pháp xử lý hom
Thông thường hom được xử lý bằng cách ngâm hom trong dung dịch chất
kích thích ra rễ. Chất kích thích ra rễ là hỗn hợp chất tan thì phần gốc của hom
được nhúng vào nước và chấm vào thuốc, sao cho thuốc bấm vào gốc hom.
2.1.4.2. Các nhân tố ngoại sinh
Điều kiện sinh sống của các cây mẹ lấy cành
Điều kiện sinh ống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ
ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ cây non. TheoEnrght (1959)
thì hom lấy từ cây 3 tuổi của các loài Picea abies, Pinusresinosa, P.strobus
có phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ đã có tỷ ra rễ cao hơn hẳn so với
hom lấy từ cây không được bón phân.
Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng có ảnh hưởng
đến khả năng ra rễ của hom giâm. Và điều kiện lấy hom ở nơi xa nơi giâm
hom cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm.


12


Nhân tố môi trƣờng
Nhóm nhân tố môi trường có tác dụng tổng hợp ảnh hưởng tới quá
trình giâm hom là: Thời vụ, mùa giâm hom, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giá
thể, và môi trường ra rễ.
+ Thời vụ giâm hom
Tỷ lệ ra rễ của hom phụ thuộc vào trạng thái sinh lý trong thời kỳ lấy
hom, vì vậy việc xác định thời kỳ lấy hom rất có ý nghĩa đối với việc giâm
hom. Tỷ lệ ra rễ của hom rất có ý nghĩa đối với việc giâm hom. Tỷ lên ra rễ
của hom còn phụ thuộc vào thời kỳ lấy hom và thời vụ giâm hom. Một số
loài cây có thể giâm hom quanh năm, song ở nhiều loài cây có tính thời vụ
rõ rệt. Theo Frism và Nesterowuo (1967) thì mùa mưa là mùa hom giâm
cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nhiều loại cây, trông khi đó một số loài cây có tỷ
lệ ra rễ cao nhất vào mùa xuân.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu thường gắn liền với thời
tiết, khí hậu, mùa sinh trưởng của cây, trạng thái sinh lý của cành. Thời vụ
giâm hom có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành bại của nhân
giống bằng hom. Theo Ghansen (1958), Hartmonn, Whgriss (1963) cho
rằng mùa giâm hom cành trong năm như một yếu tố chìa khóa và ra kết quả
sau: Đối với loại cây rụng lá, gỗ cứng thường lấy cành giâm lúc cây bắt đầu
bước vào thời kỳ ngủ nghỉ, còn với loài cây gỗ mềm nửa cứng không rụng
lá thời kỳ lấy hom vào mùa sinh trưởng.
+ Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong việc ra rễ của hom giâm
(Tewari 1994). Không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt
động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó không thể có
hoạt động ra rễ. Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh thường
kèm theo nhiệt độ cao nên làm giảm đáng kể tỷ lệ ra rễ. Giâm hom cho


13


Bạch Đàn Trắng E.Camaldulensis tại Ba Vì đã thấy rằng về mùa hè khi để
trong nhà kính sau 23 ngày chỉ có tỷ lệ ra rễ 40% khi để dưới dàn che có tỷ
lệ ra rễ là 54%, còn giâm hom trong lều nilon dưới dàn che có tỷ lệ ra rễ
99,2% (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 1998) [3]. Chất lượng ánh sáng
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Theo Kiomisasov (1964) thì
ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh
làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loại cây ưa sáng.
Tuy nhiên ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm
thường mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng – nhiệt độ - độ
ẩm mà không phải là từng nhân tố riêng lẻ. Mặt khác ánh sáng chỉ tác động
đến ra rễ của hom với sự có mặt của lá cây, hom không có lá thì không chịu
ảnh hưởng của ánh sáng và cũng không có hoạt động ra rễ.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom
giâm (Pravindin,1938). Ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn
và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường nhiệt độ và bị hỏng,
từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí
trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 28 - 33ºC và nhiệt độ giá thể
thích hợp là 25 - 30ºC (Longman, 1993). Nếu nhiệt độ không khí trên 35ºC
làm tăng tỷ lệ héo của lá (Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự (1984) Nói chung
nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2-3ºC.
+ Độ ẩm
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng
chia tế bào và chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì
hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá
trình quang hợp bị ngừng trệ.


14


Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất
độ ẩm của hom 15 - 20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với
nhiều loài cây độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 50 - 70%. Yêu cầu
độ ẩm không thay đổi theo loài cây mà còn theo mức độ hóa gỗ của hom
giâm. Để đảm bảo độ ẩm cho hom bắt buộc phải phun sương vừa làm tăng
độ ẩm, vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm sự bốc hơi của lá.
Giá thể giâm hom
Các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ
Dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ tạo ra rễ, sau đó mới
cấy cây hom vào bầu thì giá thể thường là cát tinh, còn khi giâm hom trực
tiếp vào bầu để tạo thành cây hom thì giá thể thường là mùn cưa để mục,
xơ Dừa băm nhỏ, đất vườn ươm hoặc có thể trộn lẫn chúng với cát tinh.
Một giá thể giâm hom tốt là có độ thoáng khí tốt và duy trì được độ ẩm
trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt
đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ PH
khoảng 6 - 7.
Ảnh hƣởng của các chất kích thích ra rễ
Các thuốc kích thích thường dùng là loại hoocmon thực vật như:
IAA(Indol – 3 – axetic – axit); IBA (Indol – Butiric – axit); NAA
(Napthalen – axetic – axit); TTG và 2,4D; … - Loại thuốc kích thích ra rễ:
Loại thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau đến khả năng ra rễ của hom.
Với đa số các loài cây rừng thì IAA và IBA có tác dụng ra rễ tốt hơn, với
cây Sở thì NAA có tác dụng tốt hơn.
+ Nồng độ chất kích thích: Cùng loại thuốc kích thích nhưng nồng
độ khác nhau có tác dụng khác nhau. Nồng độ thuốc kích thích quá thấp sẽ
không có tác dụng phân hóa tế bào để hình thành rễ, nồng độ quá cao hom
sẽ bị thối rữa trước khi hình thành rễ.



15

+ Nồng độ chất kích thích còn phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và
mật độ hóa gỗ của hom. Nếu nhiệt độ không khí cao cần phải xử lý nồng độ
thuốc thấp hơn so với bình thường và ngược lại. Hom chưa hóa gỗ hoặc
hóa gỗ yếu cần phải xử lý nồng độ thấp hơn so với hom già và ngược lại.
+Thời gian xử lý hom: Cùng loại thuốc, cùng nồng độ nhưng thời
gian xử lý khác nhau sẽ cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Giữa nông độ, thời gian,
nhiệt độ không khí có mối quan hệ nhất định. Nồng độ thấp hơn thời gian
xử lý lâu hơn và ngược lại, nhiệt độ cao cần xử lý nồng độ thấp và thời gian
ngắn hơn và ngược lại.
+ Phương pháp xử lý: Hom thường được xử lý bằng hai phương pháp ra
rễ. Nếu nồng độ cao ngâm 5 - 10s, nếu nồng độ thấp ngâm 3 - 6h. Chấm
phần gốc của hom vào hóa chất kích thích dạng bột từ 0,5 - 1 cm.
Xử lí bằng thuốc nƣớc
Khi xử lý hom bằng thuốc nước thì nồng độ và thời gian xử lý ảnh
hưởng rất lớn đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm. Nồng độ xử lý quá thấp, không
có tác dụng phân hóa tế bào để hình thành ra rễ của hom giâm. Nồng độ
quá thấp, không có tác dụng phân hóa tế bào để hình thành rễ, nồng độ quá
cao hom thối rữa trước lúc rễ hình thành, nồng độ thấp phải xử lý thời gian
dài, còn nồng độ cao thì phải xử lý trong thời gian ngắn.
Thí nghiệm nghiên cứu 3 nồng độ: 300ppm, 600ppm, 900ppm. Ví
dụ: Hom Thông đuôi ngựa 2 tuổi được xử lý bằng thuốc nước IBA nồng
độ 75ppm, 100ppm, 150ppm trong 8h có tỷ lệ ra rễ tương ứng là: 60%,
80%, 87%.
Khi lựa chọn nồng độ chất kích thích ra rễ cần chú ý đến nhiệt độ
không khí và mức độ hóa gỗ của hom. Trong quá trình giâm hom khi nhiệt
độ cao cần xử lý với nồng độ thấp hơn và ngược lại. Hom quá non (chưa
hóa gỗ) phải xử lý với nồng độ thấp, ngược lại hom hơi già (cần hóa gỗ



16

hoàn toàn) phải xử lý với nồng độ cao hơn. Cái khéo của người thực hiện là
chọn được nồng độ thích hợp với từng loại hom để nhận được tỷ lệ ra rễ
cao nhất.
Xử lý bằng thuốc bột
Xử lý thuốc nước thường có hiệu quả ra rễ cao, song tốn rất nhiều thời
gian và không thuận lợi, vì thế trong những năm gần đây, nhiều nước đã
chuyển sang sử dụng các dạng thuốc bột thương phẩm để xử lý ra rễ như:
Seradix, Hormodin, Hormex…, đó là các dạng bột thương phẩm có chứa IBA
ở các nồng độ khác nhau. Thuốc bột TTG được sử dụng ở trung tâm giống
cây rừng là một dạng thương phẩm của IBA. Xử lý thuốc bột tuy tỷ lệ ra rễ
thường thấp hơn so với xử lý bằng thuốc nước, song là phương pháp đơn giản,
dễ thao tác, nên rất dễ áp dụng ở các cơ sở sản xuất. Trong một số trường hợp
xử lý thuốc bột TTG cho Bạch đàn trắng không những cho tỷ lệ ra rễ cao mà
mà số rễ và chiều dài rễ còn cao hơn xử lý bằng nước.
Xử lý hỗn hợp các chất điều hòa sinh trưởng Các auxin có vai trò khá
quan trọng trong quá trình hình thành rễ của hom giâm, vì thế khi sử dụng
riêng lẻ có thể chỉ gây hiệu quả từng mặt, còn khi dùng ở dạng hỗn hợp sẽ
tạo được hiệu quả tổng hợp và tăng tỷ lệ ra rễ của giâm hom, biết lựa chọn
các chất với nồng độ thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc và làm giảm
giá thành cây hom (Ví dụ: Thí nghiệm xử lý thuốc nước IBA + NAA cho
Tinia Playphyllos (Komixarov, 1964) và xử lý hỗn hợp thuốc bột IAA +
IBA cho phi lao, đã thấy rằng tỷ lệ ra rễ và số rễ và chiều dài rễ ở các công
thức hỗn hợp đều cao hơn rõ rệt so với xử lý hom bằng chất rễ lẻ, kết quả:
Xử lý thuốc nước IBA + NAA cho hom Tilia Platyllos tỷ lệ ra rễ là
90%, chỉ số rễ: 17,0%, còn xử lý hỗn hợp thuốc bột IAA + IBA cho hom
phi lao có tỷ lệ ra rễ là: 60% và chỉ số ra rễ là: 17,0% còn xử lý riêng lẻ



×