Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực hiện quy trình sản xuất rau sạch, an toàn tại nhà 1367, gosyodaira, kawakami – mura, minamisaku – gun, nagano, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ SEO CHÂU

THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCH, AN TOÀN TẠI NHÀ
1367, GOSYODAIRA, KAWAKAMI – MURA, MINAMISAKU – GUN,
NAGANO, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ SEO CHÂU

THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCH, AN TOÀN TẠI NHÀ
1367, GOSYODAIRA, KAWAKAMI – MURA, MINAMISAKU – GUN,
NAGANO, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Lớp

: K45 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là nội dung thực hành quan trọng đối với
sinh viên chuẩn bị ra trƣờng, thực tập tốt nghiệp là yếu tố đánh giá
năng lực của sinh viên thông qua việc vận dụng các kiếm thức,
kỹnăng, trình độ chuyên môn vào thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Chƣơng trình thực tập nông nghiệp tại Nhật Bản là một khóa
thực tập dành cho sinh viên. Đây là một chƣơng trình có sự hợp tác
giữa trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên với Ủy ban nhân dân
Làng Kawakami Nhật Bản về lĩnh vực chuyển giao khoa học – công
nghệ, đào tạo sinh viên có trình độ phát triển, ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp, khóa thực tập này giúp cho em đƣợc
tiếp cận với một nền nông nghiệp khoa học tiên tiến ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất. Từ đó giúp cho em có cái nhìn, nhận thức
khác về nền nông nghiệp trong nƣớc cần có những thay đổi trong
canh tác, quản lý, tạo hƣớng phát triển sau này.
Để hoàn thành khóa thực tập này em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
tận tình của các kỹ sƣ nông nghiệp, chủ hộ gia đình tại làng
Kawakami, các thầy cô giáo tại Trung tâm đào tạo và phát triển Quốc
tế, các thầy khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hƣớng dẫn chỉ bảo tận
tình của thầy giáo hƣớng dẫn: ThS.Nuyễn Văn Mạn đã giúp đỡ em
trong suốt quá trình làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa

Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáoThS. Nguyễn Văn Mạnđã giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Độ dẫn điện (EC) phù hợp của một số loại đất ứng với một số loại
rau (mS) ........................................................................................................... 20
Bảng 4.2 Sản lƣợng thực tế bán ra thị trƣờng (đơn vị: hộp) ........................... 33


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Phân tích các thành phần dinh dƣỡng trong đất ............................... 15
Hình 4.2 máy trộn đất với phân ..................................................................... 21
Hình 4.3 Bạt Maruchi ...................................................................................... 23
Hình 4.4 Máy phủ bạt nilong (Maruchi) ......................................................... 24
Hình 4.5 Tác dụng của bạt Maruchi ................................................................ 25
Hình 4.6 Phủ tráng hạt xà lách ........................................................................ 26
Hình 4.7 Khay gieo hạt ................................................................................... 27
Hình 4.8 Thành phần NPK trong đất gieo hạt ............................................... 27
Hình 4.9 Tƣới nƣớc, phủ giấy sau khi gieo hạt trong nhà kính ...................... 28
Hình 4.10 Khoảng cách trồng rau ................................................................... 29
Hình 4.11 Bệnh u bƣớu ở rễ rau..................................................................... 31
Hình 4.12 Máy hút chân không ...................................................................... 34



iv

DANH MỤC CÁC TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT

HTX: Hợp tác xã……………………………………………..………4
JA

: Hiệp hội nông nghiệp………………………...………………15

EC : Độ dẫn điện của đất………………………….………………10
Maruchi: Bạt nilong Maruchi……………………………….....………22
VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices.................................4
ALIC : Agricultural and Livestock corporation....................................6


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của công việc sinh viên trực tiếp thực hiện ........................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện ..................... 3
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 3
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Tổng quan tài liệu các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................ 4

2.2. Tổng quan về cở sở thực tập .................................................................... 7
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................ 9
3.1. Thời gian và pham vi thực hiện ................................................................. 9
3.2. Nội dung thực hiện ..................................................................................... 9
3.3. Các bƣớc thực hiện.................................................................................... 9
Phần4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ..................................... 11
4.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất rau rạch, rau an toàn tại làng kawakami...... 11
4.2. Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau xà lách, cải thảo sạch, an toàn
......................................................................................................................... 13
4.2.1. Xử lý đất và bón phân ........................................................................... 13
4.2.2. Giai đoạn phủ bạt nilong (Maruchi)...................................................... 21
4.2.3. Giai đoạn gieo hạt và ƣơm giống .......................................................... 25
4.2.4. Giai đoạn chăm sóc và quản lý cây trồng ............................................. 29
4.2.5. Quá trình thu hoạch và vận chuyển....................................................... 31
4.2.6. Xử lý cải tạo đất và dọn dẹp sau mùa vụ .............................................. 34


vi

4.3. Bài học ứng dụng vào thực tiễn ............................................................... 35
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 37
5.1. Kết luận .................................................................................................... 37
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU


1.1.Tính cấp thiết của công việc sinh viên trực tiếp thực hiện
Rau là một trong những sản phẩm của ngành nông nghiệp không thể
thiếu trong thực đơn khẩu phần thức ăn của con ngƣời. Chính vì vậy nghề sản
xuất rau đã phát triển ở hầu hết các quốc gia ở cả quy mô tập trung cũng nhƣ
quy mô nhỏ lẻ.
Ở Việt Nam rau đƣợc sản xuất tập trung ở các nhiều nhất là ở vùng
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu long, duyên hải miềm trung, tây
nguyên,.... ngoài ra rau còn đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ rải rác trên khắp cả
nƣớc với mục đích sản xuất hàng hóa và tựu cung tự cấp. Tuy nhiên việc sản
xuất rau chủ yếu vẫn theo phƣơng pháp truyền thống nên chất lƣợng rau
không đảm bảo đặc biệt là cho xuất khẩu.
Trong những năm gần đây chất lƣợng rau bắt đầu đƣợc quan tâm, sản
xuất rau đã và đang chuyển từ sản xuất theo phƣơng pháp truyền thống sang
sản xuất rau sạch, rau an toàn theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều
vùng rau an toàn đã đƣợc hình thành, đem lại thu nhập cao và an toàn cho
ngƣời sử dụng đang đƣợc nhiều địa phƣơng trú trọng đầu tƣ xây dụng và mở
rộng nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng. Sản xuất
rau theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao đã bƣớc đầu đƣợc hình thành nhƣ:
sản xuất trong nhà màn, nhà lƣới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic
không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trƣờng bất lợi, trồng rau
bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dƣỡng, nhân giống và sản xuất các loại
cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển
kiểm soát các yếu tố môi trƣờng,...


2

Sản xuất rau sạch và an toàn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống
sinh hoạt, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho ngƣời sử dụng, tạo uy tín

cho ngƣời sản xuất, tránh đƣợc tình trạng ngộ độc thực phẩm do không đảm
bảo chất lƣợng, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí
sản xuất và nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải
trong sản xuất rau hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang đƣợc
ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình
còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của ngƣời sản xuất
đã cho ra các sản phẩm không an toàn, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu
dùng, giảm sức cạnh tranh của nông sản.
Từ năm 2016, Trung tâm Đào tạo & Phát triển Quốc tế thuộcTrƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Nhật bản
về chƣơng trình đƣa sinh viên sang thực tập nghề tại Nhật Bản. Đây là một
chƣơng trình có sự liên kết chặt chẽ giữa và hợp tác trên nhiều lĩnh vực giáo
dục đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ, kỹ thuật, phƣơng thức sản
xuất. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nông nghiệp đang đƣợc chú
trọng quan tâm.
Là một sinh viên năm cuối ngành Nông lâm kết hợp thuộc khoa Lâm
nghiệp – Trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ngoài kiến thức, kỹ năng
đã đƣợc học và tích lũy tại trƣờng thì việc tiếp cận các hoạt động sản xuất
nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, sản xuất an toàn đặc biệt là các công nghệ
của nƣớc ngoài để tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm trang bị cho hành
trang của sƣ kỹ sƣ sau khi rời ghế nhà trƣờng là việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó em thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình
sản xuất rau sạch, an toàn tại nhà 1367, Gosyodaira, Kawakami – mura,
Minamisaku – gun, Nagano, Nhật Bản”.


3

1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện

1.2.1 Mục tiêu
- Thực hiện đƣợc các bƣớc trong sản xuất rau xà lách và cải thảo theo
quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch, an toàn tại nhà 1367, Gosyodaira,
Kawakami – mura, Minamisaku – gun, Nagano, Nhật Bản
- Rút các bài học kinh nghiệm trong thực hiện quy trìnhkỹ thuật sản
xuất rau sạch, an toàn tại nhà 1367, Gosyodaira, Kawakami – mura,
Minamisaku – gun, Nagano, Nhật Bản.
1.2.2 Yêu cầu
- Cần có cái nhìn khách quan về nền nông nghiệp trong và ngoài nƣớc,
tìm ra điểm chung và riêng trong sản xuất nông nghiệp để áp dụng các biện
phù hợp nhất.
- Nắm đƣợc các quy trình trồng rau, quy tắc phủ bạt, kỹ thuật cải tạo đất,
bón phân và quản lý đất sau canh tác.
- Biết đƣợc tình trạng sinh trƣởng, phát triển của rau các loại bệnh và sâu
gây hại cho rau để có những dự đoán phòng chống dịch bệnh hại thích hợp.
- Đánh giá đƣợc tác dụng của việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào đời sống sản xuất
- Nhìn nhận về tình hình sản xuất rau tại làng Kawakami, rút ra các bài
học kinh nghiệm cho bản thân


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tài liệu các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
 Tình hình sản sạch xuất rau sạch ở Việt Nam
Sản xuất rau sạch, rau an toàn theo VietGAP (Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam) đã tiến hành nhiều nơi từ Bắc vào Nam thu đƣợc
nhiều kết quả tốt. Lƣợng rau xanh sạch và an toàn cung cấp ra thị trƣờng ngày

một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nƣớc ta chƣa có nhãn mác dùng chung cho
sản phẩm rau sạch nhƣ của Mỹ hay của Châu Âu. Việc tiêu thụ sản phẩm rau
sạch còn nhiều khó khăn và giá bán chƣa hấp dẫn ngƣời sản xuất vì đầu tƣ
cao mà giá ngang bằng giá sản phẩm tự do trên thị trƣờng.
Việc này theo Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Bền vững (2010), cho rằng
rau sạch ở thành phố Hồ Chí Minh từng đƣợc xem là loại cây trồng trọng
điểm với nhiều sự hỗ trợ từ các ban ngành và đƣợc phát động rầm rộ nhƣ một
phong trào, nay cứ ngày một teo tóp lại. Nhiều HTX (hợp tác xã) rau sạch
hiện nay chỉ sản xuất cầm chừng hoặc giải thể do giá cả quá “bèo”, không đủ
tái đầu tƣ sản xuất. Điển hình nhƣ, HTX Ngã Ba Giồng, Xuân Thới Thƣợng
(huyện Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh) sản xuất từ 15-20 tấn/ngày nhƣng lƣợng
hàng có hợp đồng đƣa vào các siêu thị chƣa tới 1 tấn.
Khu vực ấp Đình, xã Tân Phú Trung và xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh) sản xuất 20-25 tấn rau/ngày, nhƣng cũng chỉ giao hàng, có
hợp đồng 2-3 tấn. HTX rau sạch Tân Phú Trung (huyện Củ Chi - TP Hồ Chí
Minh) là mô hình trồng rau sạch trọng điểm của thành phố trong chủ trƣơng
phát triển rau sạch đƣợc lập ra cách nay 3 năm, nhƣng đến nay chỉ lay lắt hoạt
động, chờ ngày giải tán.
Cùng với khó khăn đó, theo Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, ngày
28/05/2011 viết Đề án phát triển vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn của


5

thành phố Hà Nội có kinh phí thực hiện lên tới gần 1.000 tỷ đồng với mục
tiêu đến năm 2015, toàn thành phố có 5.000 ha rau an toàn. Tuy nhiên, sau 6
năm triển khai, việc thực hiện vẫn ì ạch, nhiều vùng sản xuất rau an toàn của
Hà Nội gần nhƣ bị xóa bỏ dù đã nằm trong quy hoạch phát triển của nhiều
quận, huyện. Lý do chính là ngƣời trồng rau không tìm đƣợc đầu ra cho sản
phẩm trong khi vai trò của Hợp tác xã rau sạch hầu nhƣ quá mờ nhạt trong vai
trò là bà đỡ cho xã viên.

 Tình hình sản xuất rau sạch tại Nhật Bản.
- Tổ chức sản xuất
Sản xuất rau, dù là các hộ nông dân hay các hợp tác xã, việc lập kế
hoạch sản xuất dựa trên các đơn đặt hàng đƣợc làm rất cẩn trọng và chu đáo.
Nông dân không hề sản xuất chạy theo phong trào, tất cả nhất định phải theo
kế hoạch, mà kế hoạch này gắn với tiêu thụ ở trong vùng và liên vùng, đƣợc
các cơ quan quản lý của ngành hƣớng dẫn và giám sát. Đây là những lý do
không hề có chuyện “đƣợc mùa, mất giá” ở Nhật Bản.
Hợp tác xã đƣợc tổ chức chặt chẽ và họ tham gia sản xuất kinh doanh đa
ngành, kể cả tín dụng và du lịch.
Sản xuất ở Nhật cũng chuyên môn hóa sâu, vì vậy nó tạo đƣợc thƣơng
hiệu sản phẩm cho từng vùng, ví dụ dƣa hấu là vùng Hokkaido hay Chiba,
hành lá ở Ibaraki… Sản phẩm khi thu hoạch đƣa vào siêu thị phải đảm bảo độ
đồng đều cực cao, với hệ thống chế biến phân loại hiện đại; ngay cả cải bắp
khi thu hoạch, những cây bắp cải dù rất bắt mắt, sạch sẽ nhƣng khối lƣợng,
kích thƣớc nhỏ hơn quy định đều bị bỏ lại ruộng cày vùi làm phân bón.
Nhật Bản là quốc gia thuộc "tốp đầu" trong việc nghiên cứu về vi sinh
vật, đặc biệt việc ứng dụng vi sinh trong phân bón. Phân bón cho sản xuất rau
ở đây phần nhiều là hữu cơ vi sinh. Bón nhƣ thế nào, bao nhiêu đều dựa trên
các khảo sát và phân tích dinh dƣỡng đất một cách thƣờng xuyên.


6

Câu hỏi đƣợc đặt ra là, trƣờng hợp bất thuận, rau mất mùa, năng suất và
sản lƣợng thấp, cung không đáp ứng cầu thì họ xử lý thế nào. Và trƣờng hợp
thời tiết thuận lợi, năng suất sản lƣợng rau cao, cung vƣợt cầu (yếu tố kéo giá)
Chính sách điều tiết liên vùng của Nhật Bản rất tốt và khi vùng nào đó
mất mùa do gặp thiên tai, rau, thực phẩm đƣợc nhà nƣớc điều tiết và huy động
từ các vùng khác, nhập khẩu và từ nguồn dự trữ. Còn trƣờng hợp dƣ thừa, nhà

nƣớc trả tiền cho nông dân để có thể tiêu hủy, cày vùi luôn một phần diện tích
rau làm phân bón. Do vậy mà không có tình trạng “dội chợ” nhƣ Việt Nam.
Họ để đất nghỉ, bỏ hóa và có thể gieo trồng mạch, kê hay cây họ đậu rồi cày
vùi cải tạo đất đƣợc làm luân phiên, vì vậy đất của họ rất tốt, tơi xốp và rất
giầu mùn.
- Quỹ ổn định giá
Để ổn định giá cả thị trƣờng, nhất là với rau, quỹ ổn định giá nông sản
đƣợc chính phủ thành lập và giao cho một đơn vị điều hành có tên
“Agricultural and Livestock corporation” viết tắt là “ALIC” thực hiện.
Quỹ này chịu trách nhiệm ổn định giá không chỉ với rau mà cả các sản
phẩm chăn nuôi. Mục tiêu là ổn định sản xuất cho nông dân, không để xảy ra
tình trạng “khủng hoảng” các sản phẩm nông sản. 60% quỹ đƣợc nhà nƣớc
Trung ƣơng lo liệu; 20% do cấp tỉnh chịu trách nhiệm và 20% đóng góp từ
doanh nghiệp tham gia và nông dân. Sản xuất của các doanh nghiệp hoặc hợp
tác xã tham gia tự nguyện vào quỹ này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ALIC.
- Phân phối sản phẩm
Khâu bán và phân phối sản phẩm của Nhật Bản khá đa dạng. Hệ thống
chợ đầu mối và những phiên đấu giá mang dáng dấp công nghiệp, hiện đại.
Chỉ riêng Tokyo đã có tới vài chục chợ đầu mối với quy mô từ 20 đến trên
50ha và hệ thống kho lạnh kho mát hoàn hảo. Hệ thống phân phối khép kín
với những quy định chặt chẽ từ sản xuất, thu mua và chế biến.


7

Hiện nay nhiều hợp tác xã tổ chức các cửa hàng bán sản phẩm nông sản
cho xã viên, xã viên mang sản phẩm tới bày trên kệ hàng đã đƣợc hợp đồng,
mỗi hộ có mã số, mã vạch riêng để truy nguyên nguồn gốc, và cửa hàng thu
tiền, giúp nông dân, giá tùy thuộc chất lƣợng, mẫu mã để ngƣời tiêu dùng có
thể chấp nhận, đây là hình thức bán hàng ủy thác hiện đang mở rộng.

Một kiểu bán trực tiếp cũng đã xuất hiện và một nhóm ngƣời tiêu dùng
đặt hàng thẳng cho nông hộ, trang trại để lấy nông sản hàng tuần cho nhóm
mình sử dụng. Kiểu này đƣợc đánh giá là có độ tin cậy vì quen biết và địa chỉ
rõ ràng, giám sát đƣợc song lại đỡ công chứng nhận, bao gói.
2.2. Tổng quan về cở sở thực tập
Gới thiệu chung về làng kawakamki
- Diện tích (S): 209,61 km2
Kinh độ: 1380 34′ 54′′
Vĩ độ: 350 58′ 19′′
Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển: 1185 m
Cao nhất: 2595 m
Thấp nhất 1110 m
- Tổng diện tích: 20961 ha
Cao nguyên: 328 ha 1%
Ruộng: 1882 ha 9%
Đất rừng 11864 ha 56,6%
Đất ở: 155 ha 0,9%
Đất khác: 6732 ha 32,5%
- Nhiệt độ
Nhiệt độ cao nhất tháng 8: > 30 độ
Nhiệt độ thấp nhất tháng 2: - 18 độ
Nhiệt độ trung bình cao nhất: 20,6 độ


8

Nhiệt độ trung bình thấp nhất: -3,7 độ
Nhiệt độ trung bình năm: 8,1 độ
- Lƣợng mƣa
Lƣợng mƣa trung bình: 83,4 mm

Lƣợng mƣa cao nhất tháng 9: 260 mm
Lƣợng mƣa thất nhất tháng 11: 20 mm
- Dân số
Năm 2010: 566 hộ
Hộ chuyên sâu sản xuất nông nghiệp: 356 hộ
Chuyên cấp độ 1: 152 hộ
Số khác: 58 hộ
Dân số sản xuất nông nghiệp:
Năm 2010: 2646 ngƣời
Nam 1357 ngƣời
Nữ 1289 ngƣời
Trong đó hơn 60% là ngƣời già
Năm 2017: 2985 ngƣời
Làng Kawakami có tỉ lệ ngƣời già ngoài độ tuổi lao động rất cao, ngƣời
trong độ tuổi lao chiến một con số khá là nhỏ. Sản xuất nông nghiệp lao động
chân tay là chủ yêu cho nên làng Kawakami đang thiếu hụt nguồn lao động,
hàng năm nguồn lao động nƣớc ngoài đều tăng lên. Bên cạnh đấy để khắc
phục tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, họ không ngừng đổi mới, cải tiến,
ứng dụng khoa học – công nghệ vào thực tế sản xuất để tăng năng xuất cây
trồng và giảm thiểu nguồn nhân lực.


9

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và pham vi thực hiện
- Thời gian thực hiện: bắt đầu từ ngày 14/04/2017 đến ngày 6/11/2017
- Phạm vi thực hiện: Quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch, an toàn đối
với rau xà lách và cài thảo tại nhà 1367, Gosyodaira, Kawakami – mura,

Inamisaku – gun, Nagano, Nhật Bản
3.2.Nội dung thực hiện
Để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra, đề tài tiến hành các nôi dung sau:
- Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch, an toàn
- Thực hiện các khâu kỹ thuật trong quy trình kỹ thuật sản xuất rau xà
lách, cải thảo sạch, an toàn:
+ Xử lý đất và bón phân
+ Phủ bạt nilong (Maruchi)
+ Gieo hạt và ƣơm giống
+ Chăm sóc và quản lý cây trồng
+ Thu hoạch và vận chuyển
+ Xử lý cải tạo đất sau mùa vụ
- Bài học kinh trong sản xuất rau sạch, an toàn
3.3.Các bƣớc thực hiện
- Đánh giá, khảo sát thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội tại nơi thực tập bao gồm vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, thời tiết,
đất đai, số liệu về dân số, các hoạt động sản xuất, nguồn thu nhập chính.
- Tìm hiểu nghiên cứu các bƣớc trong quy trình kỹ thuật sản xuất ra
sạch, an toàn, tình tình sản xuất rau sạch, an toàn tại làng Kawakami nhƣ loại
rau, diện tích, sản lƣợng, tình hình tiêu thụ.


10

- Tham gia thực hiện quy trình quy trình kỹ thuật sản xuất rau xà lách,
cải thảo sạch, an toàn, bao gồm tham gia các buổi học trên lớp và các hoạt
động ngoài thực địa nhƣ:
+ Cách thức xác định các thành phần trong phân bón, tỷ lệ phân theo
từng loại đất, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
+ Lấy mẫu đất phân tích các thành phần dinh dƣỡng trong đất. Các

thành phân dinh dƣỡng trong đất nhƣ: N, P, K, CA, Mg, PH, EC.
+ Phƣơng pháp cải tạo đất, bón phân theo từng ruộng và từng loại đất
trồng. Dựa vào việc phân tích các thành phần thừa thiếu trong đất để có
phƣơng pháp bón phân hợp lý.
+ Phƣơng phápchọn và phủ bạt nilong theo từng mùa
+ Kỹ thuật, các bƣớc gieo hạt, ƣơm giống trong nhà kính.
+ Kỹ thuật chăm sóc cây con, luyện cây, tiêu chuẩn cây xuất vƣờn
+ Phƣơng pháp xác định tình hình sinh trƣởng, phát triển của cây trong
thời gian sinh trƣởng ngoài thực địa.
+ Nhận dạng các loại sâu, bệnh hại bằng mắt thƣờng, đề ra biện pháp
phòng trừ tổng hợp có hiệu quả
+ Biện pháp khắc phục điều kiện bất lợi của thời tiết, tƣới nƣớc, bón
phân bổ xung, che chắn khi nhiệt độ xuống thất so với mức quy định.
+ Kỹ thuật thu hoạch rau, phân loại chất lƣợng rau, kỹ thuật xếp rau
vào thùng
+ Tổng hợp sản lƣợng và nơi tiêu thụ, giá cả thị trƣờng của từng loại rau
- Tổng hợp viết báo cáo, rút ra các bài học kinh nghiệm


11

Phần4
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN
4.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất rau rạch, rau an toàn tại làng kawakami
Quy trình sản xuất rau sạch tại làng Kawakami đảm bảo đầy đủ các yêu
cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc cung cấp nông sản, đặc biệt là
rau sạch trên thị trƣờng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Vấn đề đảm bảo An toàn – An tâm cho ngƣời tiêu dùng
+ Quản lý ghi chú hàng ngày về phòng chống dịch hại trong trồng trọt.
Những ghi chú hàng ngày của các chủ hộ nông dân về phòng chống dịch

bệnh đƣợc nhập vào kho dữ liệu chung. Căn cứ vào thông tin kho dữ liệu tiến
hành thiết lập phƣơng pháp trồng trọt an toàn.
Để đảm bảo tính an toàn của thực phẩm, luật an toàn thực phẩm đƣợc ra
đời. Việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm rau sạch đƣợc tiến hành cẩn thận nếu
rau không đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.
+ Tiến hành kiểm tra thổ nhƣỡng.
Để giảm giá thành sản xuất cũng nhƣ cung cấp những sản phẩm rau
ngon, sạch, an toàn, phải tiến hành phân tích các thành phần dinh dƣỡng trong
đất từ đó cân bằng lƣợng dinh dƣỡng cần thiết tối thiểu cho đất trồng.
+ Đảm bảo lƣu thông và duy trì chất lƣợng sản phẩm
Để duy trì chất lƣợng sản phẩm: rau đƣợc thu hoạch vào lúc sáng sớm
tránh nhiệt độ mặt trời là héo rau. Sau khi thu hoạch rau nhanh chóng đƣợc
vận chuyển về kho sau đó tiến hành làm lạnh bằng thiết bị làm lạnh chân
không. Hộp rau đƣợc chấp lên xe tải bảo quản lạnh chuyên dụng chuyển đến
nơi tiêu thụ. Trong suất quá trình di chuyển yếu tố nhiệt độ luôn luôn đƣợc
kiểm soát rất chặt chẽ


12

- Đảm bảo rau sạch, vệ sinh
Hiệp định xúc tiến xử lý nhựa thải trong nông nghiệp thực thi từ năm
1995 với mục đích tái sử dụng một cách hợp lý các nguyên liệu nhựa và các
nguyên liệu thay thế.
Thiết đặt các trung tâm kiểm tra tại hợp tác xã. Các ban ngành liên quan
cùng nhau đƣa ra các đối sách phòng trừ sâu, dịch bệnh hại cũng nhƣ cải thiện
chất lƣợng các giống rau mới.
- Đảm bảo thƣơng hiệu hóa
+ Khai thác lai tạo các giống cây trồng mới, đặc biệt là các giống xà lách,
cải thảo mới cho năng suất, chất lƣợng, khả năng chống chịu sâu bệnh cao.

HTX kawakami đã thành công trong việc tạo ra giống rau xà lách mới là
River Green và Sawa UP. Ngoài ra còn nhiều loại giống khác.
+ Quảng cáo tại triển lãm nông nghiệp
Để nhiều khách hàng biết đến độ tƣơi ngon của các sản phẩm rau, các
sản phẩm rau này đƣợc sử dụng làm tặng phẩm trao tặng tại các giải đấu thể
thao và thƣờng xuyên tổ chức các buổi triển lãm nông nghiệp.
+ Cam kết chất lƣợng sản phẩm
HTX Kawakami mang sứ mệnh cung cấp đến ngƣời tiêu dùng các sản
phẩm rau an toàn – chất lƣợng. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cho một môi trƣờng
trồng trọt thuận lợi kết hợp với cơ giới hóa, luôn cố gắng hạn chế tối đa việc
sử dụng các loại thuốc bảo về thực vật trong trồng trọt sản xuất cũng nhƣ tuân
thủ một cách nghiêm ngặt chế độ trồng rau sạch tích cực.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình quản lý họ ban hành các chính sách
giám sát sau:
- Chính sách 1
Ghi chép hàng ngày về phòng chống dịch bệnh. Thiết lập các tiêu chuẩn
về việc theo dõi phòng chống dịch bệnh hàng ngày. Phổ biến, hƣớng dẫn đến


13

các hộ nông dân về các tiêu chuẩn này. Các hộ nông dân sẽ căn cứ trên các tiêu
chuẩn, hàng ngày theo dõi, ghi chú, vào sổ phòng chống dịch bệnh. Sổ phòng
chống dịch bệnh này sẽ đƣợc kiểm tra bởi HTX.
- Chính sách 2
Máy tính hóa quản lý lịch gieo trồng. Các hộ nông dân ghi chép lại quá
trình gieo trồng vào bảng theo dõi lịch sử gieo trồng. Các bảng theo dõi lịch
sử gieo trồng này đƣợc quản lý trên hệ thống máy tính. Cơ quan Hiệp hội
nông nghiệp tại HTX Kawakami đã thiết lập thể chế xác nhận trách nhiệm
quản lý gieo trồng đến từng vùng sản xuất.

- Chính sách 3
Kiểm tra lƣợng tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật thông qua cơ quan kiểm tra
bên ngoài.
4.2. Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau xà lách, cải thảo sạch, an
toàn
4.2.1. Xử lý đất và bón phân
4.2.1.1. Xử lý đất
Giữ tháng 4 đầu tháng 5 khi thời tiết ấm dần lên công tác chuẩn bị cho
một mùa vụ mới đƣợc tiến hành.
Đồng ruộng đƣợc làm sạch cỏ dại công tác phòng chống cỏ dại đƣợc
ngƣời dân đặc biệt quan tâm, vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc bón phân và
năng xuất của các nông sản đƣợc trồng trên ruộng. Cỏ dại đƣợc cắt và thu
gom bằng máy cắt cỏ cỡ lớn hoặc nhỏ, sau đó tiến hành dùng máy phun một
lƣợng thuốc diệt cỏ có nồng độ nhất định trên đồng ruộng, đảm bảo an toàn
cho ngƣời không gây ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc và các sinh vật khác.
Quá trình dọn dẹp cỏ song đất sẽ đƣợc cày xới bằng các loại máy móc cỡ
lớn, cày sâu đảo đều đất tầng dƣới lên tầng mặt, độ sâu từ 30 đến 40 cm,


14

nhằm mục đích các tầng dinh dƣỡng trong đất trộn lẫn với nhau tạo ra một
môi trƣờng đất có tính đồng nhất về thành phần.
Đảm bảo nguồn nƣớc tƣới cho đất ngay cả khi tƣới nƣớc, nếu để nƣớc
thoát khỏi đất ngay lập tức thì rau không thể hấp thụ đƣợc lƣợng nƣớc cần
thiết. Chính vì vậy cần giữ nƣớc cho đất. Tuy nhiên trạng thái rễ cây sử dụng
nƣớc trong thời gian dài dễ bị thối vì vậy thoát nƣớc là cần thiết.
Để làm đất tốt cho việc trồng rau, phải thƣờng xuyên trộn lẫn phân, đất
mùn với đất.
Mùn là các xác thịt (vật chất hữu cơ) của thực vật và động vật đã bị phân

hủy để tạo thành đất. Cấu trúc tổng hợp trong đó chất mùn và khoáng chất bị
mắc kẹtđông đặc.
Cát và đất sét đƣợc hình thành từ các khoáng chất tốt đƣợc gọi là cấu
trúc hạt đơn. Các hạt khoáng chất của đất sét là khá nhỏ dính chặt vào nhau
khó thoát nƣớc.
Các hạt khoáng chất cát lớn hơn đất sét và có một khoảng cách giữa các
hạt. Vì vậy, khả năng thoát nƣớc tốt, nhƣng không có khả năng giữ nƣớc.
Đất (cấu trúc hạt đơn) chỉ gồmcó các khoáng chất nhƣ cát và sét quyết
định vai trò giữ nƣớc hay thoát nƣớc tùy thuộc vào kích thƣớc của hạt.
Đất mùn có tác dụng sau:
- Thúc đẩy cấu trúc tổng hợp và tăng khả năng giữ nƣớc, thoát nƣớc,
khả năng thở, và khả năng bón phân.
- Đất mùn có khả năng ổn định độ pH trong đất
- Phân hủy dần dần trong đất và bổ sung chất dinh dƣỡng.
- Kết hợp với nhôm trong đất và cải thiện hiệu quả kém của axit
photphoric bằng cách gắn kết nhôm và axit phosphoric.
- Đất mùn là nguồn thức ăn cho vi sinh vật, tăng lƣợng vi khuẩn hữu ích
trong đất.


15

Để làm cho đất có mùn phải bón phân hữa cơ định kỳ, phân phải đƣợc
trộn đều với đất tạo điều kiện thuận lợi và thời gian thích hợp để quá trình
phân hủy đạt hiệu quả.
4.2.1.2. Bón phân
Bón phân công đoạn quan trọng quết định đến năng suất chất lƣợng
nông sản ở công đoạn này đƣợc triển khai tiến hành một cách tỉ mỉ khoa học.
Không đƣợc bón thừa, thiếu phânmà phải theo một tỉ lệ thích hợp
Tại Hiệp hội nông nghiệp (JA), các thành phần nhƣ: N, P, K, CA, Mg,

pH, EC ở trong đất sẽ đƣợc phân tích miễn phí.

Hình 4.1 Phân tích các thành phần dinh dƣỡng trong đất
Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần
trong đất, từ đó đƣa ra các phƣơng pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành
phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng.
Nếu các thành phần dinh dƣỡng không có trong đất rau sẽ bị suy dinh
dƣỡng. Đó là lý do tại sao cần bón phân bổ xung cho đất, và ngƣợc lại nếu
lƣợng phân hóa học trong đất quá nhiều làm cho đất có tính axit, để trung hòa
môi trƣờng axit đất, vôi cần đƣợc thêm vào cùng với phân trong quá trình bón.
Ngoài ra nếu đất bị axit hóa các tác hại sau sẽ xảy ra:
-

Phosphoric acid kết hợp với nhôm rau không thể hấp thụ.


16

Các chất dinh dƣỡng nhƣ canxi, magiê và kali sẽ không hòa tan trong

-

nƣớc rau sẽ không hấp thụ đƣợc.
Hoạt tính của vi sinh vật hữu ích trong đất giảm, các vi sinh vật

-

phân hủy các chất hữu cơ hoạt động kém.
Khi phân bón cần xem xét lý do sau:
-


Trồng với thời gian canh tác dài (trồng gối vụ) trồng nhiều vụ trên

một năm thì lƣợng phân bón vào đất chia làm hai loại: loại dễ tan và loại có
thời gian phân hủy kéo dài.
Trồng một vụ trên năm thì bón lƣợng phân tập trung dễ tan để cung

-

cấp dinh dƣỡng cần thiết và hiệu quả nhất.
Loại phân bón chính gồm phân bónvô cơ (phân hóa học) và phân bón
hữu cơ:
- Phân bón hữu cơ nguyên liệu thô có nguồn gốc thực vật hoặc động vật,
chất thải của động vật → hiệu quả tác dụng chậm.
Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của
đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nƣớc và giữ nƣớc của
đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lƣợng và khả năng hoạt động
của vi sinh vật trong đất.
Một số loại phân hữu cơ thƣờng đƣợc dùng:
+ Phân hữu cơ truyền thống: chúng đƣợc tạo ra từ nguồn nguyên liệu và
cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của
vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh
+ Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm
than bùn) đƣợc xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự
tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật


17

+ Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp,

nhƣ phân hữu cơ sinh học nhƣng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật
vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi đƣợc bón vào đất
+ Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học đƣợc trộn thêm phân vô
cơ.
- Phần vô cơ là những hoá chất (hoá học), chứa các chất dinh dƣỡng thiết
yếu cho cây. Nó đƣợc bón vào đất để bổ sung hàm lƣợng dinh dƣỡng
trong đất, giúp cây phát triển tốt tăng năng suất cây trồng.
Phân vô cơ gồm có: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân
hỗn hợp, phân vi lƣợng
 Ý nghĩa các thành phần
- Thành phần NPK
Rau là cây trồng ngắn ngày, nhƣng sản lƣợng lại rất lớn nên rau cần
lƣợng chất dinh dƣỡng nhiều cho quá trình sinh trƣởng phát triển, các chất
dinh dƣỡng này rau lấy từ đất không đủ, nên ngƣời trồng rau phải bổ sung
bằng các loại phân bón. Dù là rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả cũng cần đầy đủ
các chất dinh dƣỡng cơ bản nhƣ đạm (N), lân (P), kali (K) và một số nguyên
tố vi lƣợng khác.
+ Đạm (N): là chất cấu tạo nên protein. Thiếu đạm lá cây sẽ vàng, cây
sinh trƣởng kém, khả năng quang hợp thấp, cây nhỏ, rễ mềm, dễ bị sâu
bệnh hại ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng. Thừa đạm lá cây sẽ phát
triển mạnh, cây bị vóng, mềm dễ bị lốp đổ, khả năng chống chịu kém
dễ bị sâu, bệnh hại. Đạm rất cần cho các loại rau ăn lá nhƣ bắp cải, cải
thảo, xà lách, xà lách tía, xà lách xanh. Với các loại rau ăn củ và ăn quả
đạm chỉ có tác dụng ở giai đoạn đầu, khi cây còn sinh trƣởng thân lá.
Không cần đạm nữa khi cây chuẩn bị ra hoa, nếu bón đạm sẽ làm rụng
nụ, rụng hoa và rụng quả non cho năng suất thấp.


×