Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SÁCH CỦA NHỮNG CÂU HỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 12 trang )

Amelia Nguyen


Có phải nhiễm sắc thể Y quyết định giới
tính?
Chúng ta đều biết rằng con người có một cặp
nhiễm sắc thể (NST) giới tính. Nữ mang NST XX và nam là
XY. Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng viết rằng:
“ tinh trùng của người đàn ông chính là thứ quyết định giới
tính của con đối với con người.” Điều này có đúng không?
Thật ra điều trên chỉ đúng một phần. Cơ chế hình thành giới
tính phức tạp hơn nhiều. Nhiễm sắc thể Y mang một gene
rất quan trọng là SRY (sex-determining region Y – vùng quy
định giới tính trên NST Y) hay còn gọi là TDF (testisdetermining factor - yếu tố tạo thành tinh hoàn). SRY bắt
đầu hoạt động khi bào thai được khoảng 6 tuần. SRY là công
tắc bật những tín hiệu hình thành tinh hoàn. Sau khi tinh
hoàn hình thành, chúng sẽ tạo ra các chất nội tiết
(hormone). Các hormone này sẽ truyền tín hiệu để hình
thành các bộ phận cần thiết cấu thành hệ sinh dục nam.
Nếu tế bào không có nhiễm sắc thể Y, tinh hoàn sẽ không
hình thành và con đường phân định giới tính sẽ rẽ sang
hướng khác, bắt đầu tạo nên các bộ phận sinh dục nữ như
buồng trứng, tử cung, âm đạo.


Nghe qua thì có vẻ NST Y đúng là quyết định giới tính. Tuy
nhiên trong thể thao đã xảy ra một trường hợp thế này.
María Patiño là một cô gái Tây Ban Nha bình thường với
khuôn mặt xinh đẹp và là một vận động viên điền kinh. Ở
tuổi 22, cô tham dự giải Vô địch Điền kinh Thế giới tổ chức
tại Phần Lan. Để tham gia giải này mọi người phải trải qua


thủ tục kiểm tra giới tính và tất nhiên cô nhận được “Giấy
Chứng nhận Nữ tính.”
Một lần tham dự Giải vô địch Thể thao Quốc tế cho các
trường đại học, tổ chức ở Nhật Bản, Patiño bỏ quên Giấy
Chứng nhận Nữ tính của mình ở nhà. Không e ngại cô để
cho bác sỹ làm lại xét nghiệm giới tính cho mình. Kết quả
cho thấy nhiễm sắc thể giới tính của cô là XY và liên đoàn
thể thao cho rằng cô là một người đàn ông. Với kết quả này,
Patiño được “gợi ý” giả chấn thương và rút lui khỏi các giải
thi đấu. Cô bị đuổi khỏi khu nhà ở dành cho vận động viên,
bị tước học bổng, bị xóa thành tích. Cô đã mất tất cả.
María Patiño là một cô gái, tại sao cô có NST Y? Vậy vấn đề
gì đã xảy ra?
Đó là vì SRY không phải là yếu tố duy nhất trong quá trình
quyết định hình thành giới tính. Nó chỉ làm ra tinh hoàn, rồi
tinh hoàn làm ra các hormone, rồi các hormone chỉ đạo cho
các cấu trúc khác. Nhưng để các cấu trúc này hình thành thì


lại do một gene khác đảm nhiệm. Trách nhiệm đó hóa ra
thuộc về một gene có tên AR nằm trên nhiễm sắc thể X có
vai trò tạo ra thụ thể nội tiết tố nam (Androgen Receptor).
Thụ thể đóng vai trò tiếp nhận hormone tương tự như chìa
khóa và ổ khóa. Chìa khóa và ổ khóa khớp nhau thì quá trình
hình thành các bộ phận sinh dục nam khác mới tiếp tục. Khi
AR bị lỗi thì các hormone không thể gắn vào thụ thể và do
đó cơ thể sẽ đi theo hướng trở thành con gái. Cô gái này sẽ
có nhiễm sắc thể Y trong tất cả các tế bào của mình và có
tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Cô đã mắc hội chứng nữ hóa
có tinh hoàn hay hội chứng không nhạy cảm nội tiết tố nam

–AIS.
Một triệu chứng khác của AIS là thiếu tử cung. Triệu chứng
này xảy ra khi các nội tiết tố nam có vấn đề trong khi các
chất nội tiết khác vẫn hoạt động bình thường. Một trong số
đó là AMH cũng do tinh hoàn tạo ra, AMH hoạt động bình
thường và ngăn cản sự hình thành tử cung. Nhưng tất cả
những dấu hiệu kể trên của hội chứng AIS đều nằm sâu
trong cơ thể và không dễ nhận ra. Nhìn bên ngoài, một cô
gái mắc AIS trông giống như bất cứ một cô gái bình thường
nào khác. Khi cô sinh ra, bác sỹ sẽ khẳng định đây là một bé
gái. Tới tuổi dậy thì, bầu ngực của cô cũng sẽ phát triển như
các bạn gái cùng trang lứa. Tuy nhiên cô sẽ không có kinh
nguyệt do không có tử cung.


Như vậy chuyện phân định giới tính rạch ròi là nam hay nữ
chưa hoàn toàn chính xác và việc kỳ thị những người liên
giới tính (intersex) là điều vô cùng phi lý vì đây không phải
là lỗi của họ. Hiểu để có cái nhìn thông cảm hơn và tránh
thái độ phán xét là thông điệp quyển sách này muốn gởi đến
mọi người.
Theo />
Tại sao cơ thể người phụ nữ thay đổi khi
có thai?
Sự mang thai là cơ chế hết sức diệu kỳ của sự sống.
Tuy nhiên sự mang thai lại mang đến cho người phụ nữ
những khác biệt lớn, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
Không nói về ngoại hình khi người mẹ phải mang một sinh
linh bé bỏng trong người, những thay đổi về tâm sinh lý và
hormone là do điều gì gây nên?

Về mặt tiến hóa, con người sẽ đẩy mạnh quá trình di truyền
gene và người mẹ sẽ di truyền gene của mình cho con. Tuy
nhiên, bộ gene của con lại không hoàn toàn giống mẹ mà
mang một phân nữa từ bố. Và đó là nguyên nhân xảy ra
xung đột. Thai nhi có khuynh hướng xúc tiến sự tồn tại của
nó bằng cách loại bỏ nguồn gene từ người mẹ. Sự xung đột
này dẫn đến một sự giằng co diễn ra trong tử cung. Một yếu


tố làm nên cuộc chiến này là nhau thai- một cơ quan giúp
bào thai nối với máu người mẹ. Nhau thai sẽ được bao trong
một màng chắn nhằm giúp mẹ kiểm soát lượng dinh dưỡng
cung cấp cho con. Do đó, bào thai có thể liên hệ với mẹ qua
nhau thai và làm thay đổi nồng độ hormone trong máu mẹ.
Dẫn đến một số thay đổi ở người mẹ. Khi phát triển, nhu
cầu dinh dưỡng liên tục của phôi có thể gây ra mệt, căng
thẳng, cao huyết áp, và những tình trạng như tiểu đường và
co giật.
Một số trường hợp nguy hiểm hơn khi nhau thai có thể
thâm nhập thẳng và tiếp cận không hạn chế vào trong hệ
tuần hoàn của mẹ. Thai lúc này có thể sản xuất ra hormone
để tăng lượng đường trong máu của mẹ, làm giãn động
mạch và làm tăng huyết áp của mẹ. Hầu hết các loài động
vật có vú đều có thể đẩy ra và hấp thụ lại phôi thai nếu cần.
Nhưng với con người, một khi phôi thai kết nối với nguồn
cung cấp máu, cắt đứt liên kết đó có thể gây ra xuất huyết
máu. Nếu phôi thai phát triển thiếu thốn hoặc chết, sức
khỏe của người mẹ sẽ bị nguy hiểm.
Nguồn: />


Vì sao nước biển xanh?
Có bao giờ bạn hỏi vì sao nước biển xanh. Chắc
hẳn là vì nước biển phản chiếu màu xanh của bầu
trời. Yeah nó khá đúng nhưng chưa đủ.
Trước hết ta hãy tìm hiểu về màu sắc. Ánh sáng mặt trời hay
ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên
liên tục từ đỏ đến tím với bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng,
lục, lam, chàm, tím mà ta nhìn thấy được. Các bước sóng
ánh sáng không được hấp thụ bởi phân tử của một vật tập
hợp lại thành màu mà ta nhìn thấy. Trong trường hợp của
nước, các phân tử nước tinh khiết có khuynh hướng hấp thụ
ánh sáng màu đỏ tốt hơn là ánh sáng màu xanh. Bởi vậy khi
nhìn mặt biển ta thấy có màu xanh vì đa số các ánh sáng
xanh không được hấp thụ phản chiếu vào mắt ta, càng
xuống sâu vùng ánh sáng đỏ càng bị hấp thụ nhiều nên dưới
biển sâu luôn có màu xanh đậm, sâu hơn nữa các ánh sáng
xanh lúc này bị hấp thụ hết nên ta sẽ nhìn thấy vùng tối đen.
Đối với một cốc nước bình thường, do lượng phân tử nước
quá nhỏ nên ánh sáng không bị hấp thụ nhiều do đó vẫn còn
màu trắng, tuy nhiên vẫn có xu hướng các ánh sáng màu
xanh bị hấp thụ nhiều hơn.
Vậy còn trường hợp của nước sông thì sao? Nước sông còn
nhiều hơn nước bể bơi nữa, tại sao lại không xanh? Đó là vì


trong nước sông có nhiều phù sa cũng như các vật chất khác
như bùn đất, khoáng. Một số sông còn có tảo nữa nên có
màu xanh lá hay màu nâu, đỏ.

ENTOPTIC PHENOMENON –

Hiện tượng nội thị (ruồi bay và lam
trường nội thị)
Có bao giờ bạn nhìn lên bầu trời và thấy những vật thể lơ
lửng như thế này? Chúng từ đâu đến vậy? Có phải đó là
hạt bụi hay là sinh vật lạ nào đấy?!

Chúng không phải là những vật thể ngoại lai đâu mà là
những gì trong cơ thể chúng ta.


Nguyên nhân tạo nên những hình ảnh này là do 2 hiện
tượng phổ biến
Hiện tượng thứ nhất là Muscae Volitantes hay Flying
flies (ruồi bay) hoặc floaters. Đó là bóng của những vật thể
nhỏ như những mãnh mô, tế bào hồng cầu hay protein đổ
trên võng mạc (là mô cảm nhận ánh sáng nằm sau mắt). Vì
những vật thể này trôi lơ lững trong dịch thuỷ tinh thể nên
nó sẽ trôi theo chuyển động của mắt bạn. Thường chúng rất
khó nhận thấy và trở nên rõ ràng hơn khi đến càng gần võng
mạc. Điều này giống như khi bạn đặt bàn tay che ánh sáng
bóng đèn, khi bạn dịch chuyển tay đến gần mặt bàn hơn thì
cái bóng sẽ càng to hơn. Và hình ảnh càng sắc nét hơn khi
nhìn lên bầu trời trong vì sự nhất quán của hình nền làm nổi
rõ hình ảnh này. Ánh sáng càng mạnh đồng tử càng co và
hình ảnh càng sắc nét.
Hiện tượng thứ hai cho hình ảnh tương tự nhưng là một
hiện tượng hoàn toàn khác biệt - Blue field entoptic
phenomenon- lam trường nội thị. Bạn sẽ thấy những đốm
sáng nhỏ tủa ra khi nhìn lên bầu trời xanh. Đó chính là các
tế bào bạch cầu di chuyển qua các mao mạch trên bề mặt

võng mạc. Lúc này hình ảnh nhìn thấy không phải là những
cái bóng nữa mà là ánh sáng xuyên qua tế bào bạch cầu đến
võng mạc. Các tế bào bạch cầu rất lớn và chặn các tế bào
hồng cầu phía sau tạo nên một khoảng trống lớn huyết


tương. Ánh sáng chiếu qua các khoảng trống ấy và ánh sáng
xanh sẽ đi qua tế bào bạch cầu tạo nên hình ảnh các đốm
sáng di chuyển theo đường mạch máu. Trong điều kiện lý
tưởng sẽ thấy những cái đuôi dài đen là các tế bào hồng cầu
dồn lại phía sau hấp thu ánh sáng xanh không cho chúng đi
qua.
Bộ não chúng ta sẽ học cách phớt lờ và mắt sẽ quen với các
hiện tượng này đến nỗi mà bạn sẽ không nhận thấy sự hiện
diện của chúng. Nhưng nếu bạn thấy những vật thể lạ, to
ảnh hưởng đến thị giác thì bạn nên kiểm tra ngay vì đó có
thể là tín hiệu bất thường cho mắt.

Tế bào gốc là gì?
Bạn đã nghe nhiều đến tế bào gốc trong các liệu
trình làm đẹp và chữa bệnh. Vậy tế bào gốc là gì? Một cách
đơn giản tế bào gốc là tế bào không có cấu trúc và chưa có
chức năng. Trong khi tế bào da có chức năng là hàng rào
bảo vệ cơ thể, tế bào cơ có nhiệm vụ co dãn, tế bào thần
kinh truyền tín hiệu thì tế bào gốc lại chẳng có chức năng gì.
Nhưng điểm đặc biệt ở đây là tế bào gốc có khả năng biệt
hóa thành mọi loại tế bào khác. Điều này làm tế bào gốc trở
nên hấp dẫn trong mắt nhà khoa học và cho đến nay tế bào



gốc đã thực sự được ứng dụng rất nhiều trong y học tái tạo
(regenerative medicine). Người ta dùng tế bào gốc da để tái
tạo và trẻ hóa làn da, các tế bào gốc máu tái sinh tế bào máu
cung cấp cho người bị bệnh bạch cầu (ung thư máu). Các
nhà khoa học cũng đang tích cực nghiên cứu tạo ra các cơ
quan trong cơ thể người từ các tế bào gốc nhỏ bé để thay
thế các bộ phận bị hư tổn do tai nạn hoặc bệnh tật. Điều
này có lẽ vẫn còn xa nhưng chúng ta có quyền hy vọng vào
tương lai và sự tiến bộ của khoa học công nghệ.
Về mặt phân loại có thể phân chia tế bào gốc thành ba loại
sau:
1. Tế bào gốc toàn năng (Totipotent cells): tế bào có thể
phân chia thành bất cứ loại tế bào nào. Tế bào này có ở
trứng đã thụ tinh.
2. Tế bào gốc đa năng (Pluripotent cells): tế bào có khả
năng phát triển thành nhiều loại tế bào trừ tế bào cần cho
sự phát triển bào thai như rau thai, túi phôi, bào thai. Tế
bào này có trong khối nội bào của túi phôi. Túi phôi là cấu


trúc hình thành sau khi trứng và tinh trùng đã thụ tinh tạo
thành hợp tử và trải qua vài chu kỳ phân bào. Bên ngoài túi
phôi là lớp tế bào hình thành rau thai và các mô cần thiết
cho sự phát triển của bào thai trong tử cung. Bên trong là
khối nội bào có khả năng tiếp tục biệt hóa thành các cơ quan
của cơ thể.
3. Tế bào gốc bội năng (Multipotent cells): là các tế bào
gốc đa năng tiếp tục biệt hóa thành các tế bào gốc bội năng
có những chức năng biệt hóa chuyên biệt. Ví dụ tế bào gốc
da tạo nên các loại da khác nhau, tế bào gốc máu có thể sinh

hồng cầu, bạch cầu. Tế bào gốc bội năng có thể lấy từ dây
rốn hoặc cơ thể người lớn (chỉ phân lập được ở một số tế
bào).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×