Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, phát dục và giai đoạn đầu sinh sản của vịt chuyên trứng TC nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––

PHẠM VĂN CHINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, SINH TRƢỞNG,
PHÁT DỤC VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU SINH SẢN CỦA VỊT
CHUYÊN TRỨNG TC NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khoá học:

2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––

PHẠM VĂN CHINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, SINH TRƢỞNG,
PHÁT DỤC VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU SINH SẢN CỦA VỊT
CHUYÊN TRỨNG TC NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K45 - CNTY - N03

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khoá học:

2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trƣờng, thực tập tốt nghiệp là
khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho
tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu đƣợc trên ghế nhà
trƣờng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu nay
tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành đƣợc bản khóa luận
này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây
tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, Ban lãnh
đạo và cán bộ xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn tới gia đình thầy PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ , đã tận tình quan tâm, giúp đỡ chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng
chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Em Xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Sinh viên


Phạm Văn Chinh


ii
LỜI NÓI ĐẦU
Với phƣơng châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”,
thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chƣơng trình đào tạo của các
trƣờng đại nói chung và Trƣờng Đại Học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên nói
riêng. Và mỗi sinh viên đều phải trải qua đợt thực tập tốt nghiệp, đây là khoảng
thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm nâng cao kiến thức
đã đƣợc học trong nhà trƣờng đồng thời giúp sinh viên có đƣợc những kinh
nghiệm thực tế. Từ đó nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh
viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc đúng đắn, đáp
ứng đƣợc nhu cầu xã hội góp phần xây dựng nền nông nghiệp nƣớc nhà ngày
càng phát triển.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, đƣợc sự đồng ý của trƣờng, Ban
Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y – Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
cùng với sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của thầy cô giáo PGS. TS. Trần
Thanh Vân và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, chúng tôi đã tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, phát dục và giai đoạn đầu
sinh sản của vịt chuyên trứng TC nuôi tại Thái Nguyên”. Do bƣớc đầu làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chƣa sâu, kinh
nghiệm thực tế chƣa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận
của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017

Sinh viên
Phạm Văn Chinh


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi .................................................................................... 24
Bảng 4.1a. Lịch phòng bệnh cho vịt tại Trại ....................................................... 32
Bảng 4.1b. Lịch phòng bệnh cho gà nuôi thịt tại Trại ........................................ 32
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ..................................................... 34
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn qua các giai đoạn của vịt TC .................... 35
Bảng 4.4. Đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông, da chân, mỏ của vịt TC trƣởng thành .. 37
Bảng 4.5. Kích thƣớc một số chiều đo cơ thể của vịt TC ở 70 ngày tuổi ........... 39
Bảng 4.6. Chiều dài lông cánh thứ 4 hàng 1 của vịt TC ..................................... 40
Bảng 4.7. Khối lƣợng cơ thể vịt TC qua các tuần tuổi ....................................... 42
Bảng 4.8. Tuổi đẻ đầu, khối lƣợng vịt mái TC vào đẻ........................................ 44
Bảng 4.9a. Tiêu tốn thức ăn cho 1 vịt mái TC chuyển đẻ ................................... 45
Bảng 4.9b. Chi phí cho 1 vịt mái TC chuyển đẻ ................................................. 46
Bảng 4.10. Năng suất trứng của vịt TC qua các tuần đẻ ..................................... 47
Bảng 4.11. Tỷ lệ đẻ của đàn vịt TC qua các tuần đẻ và cộng dồn ...................... 47
Bảng 4.12. Khối lƣợng trứng vịt TC qua các thời điểm ..................................... 49
Bảng 4.13. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng ....... 51
Bảng 4.14. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt TC trong giai đoạn đẻ
trứng (kg/10 quả) ................................................................................................. 53


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Hình 4.1. Ngoại hình của vịt con TC lúc 01 ngày tuổi ....................................... 36
Hình 4.2. Ngoại hình của vịt TC lúc 20 tuần tuổi ............................................... 37
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy của vịt TC .............................................. 43
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ đẻ của vịt TC qua các tuần tuổi ..................................... 48


v
Hình 4.5. Biểu đồ khối lƣợng trứng trứng vịt TC qua các thời điểm ................. 50


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

CRD

Bệnh viêm đƣờng hô hấp mãn tính ở gà

CP

Protein thô

Cs

cộng sự


đ

đồng

E

Eimeria

g

gam

KC

Khaki Campbell

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

ME

Năng lƣợng trao đổi

Nxb

Nhà xuất bản




Thức ăn

TC

Triết Giang x Cỏ cánh sẻ

TT

Tuần tuổi

TTTA

Tiêu tốn thức ăn


vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2

Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 3
2.1.1. Đặc điểm ngoại hình của thủy cầm ............................................................. 3
2.1.2. Sinh trƣởng .................................................................................................. 4
2.1.3. Phát dục ....................................................................................................... 7
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ..................................... 8
2.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát dục và sinh sản ở vịt .......... 11
2.1.6. Vài nét về giống vịt TC ............................................................................. 17
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .................................................. 18
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 18
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................. 20
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ....................................... 23
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. 23


viii
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 24
3.4.3. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................................ 25
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 28
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 30
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ............................................................................. 30
4.1.1. Công tác chăn nuôi .................................................................................... 30
4.1.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm tại trại ........................................ 33
4.1.3. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất ...................................................... 35
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học ..................................................... 35
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt TC qua các giai đoạn ........................................... 35

4.2.2. Đặc điểm ngoại hình và màu sắc lông, da, chân, mỏ của vịt TC .............. 36
4.2.3. Kích thƣớc chiều đo cơ thể của vịt TC ..................................................... 38
4.2.4. Tốc độ mọc lông của vịt TC ...................................................................... 40
4.2.5. Khả năng sinh trƣởng của vịt TC .............................................................. 41
4.2.6. Tuổi đẻ đầu và khối lƣợng vịt mái TC vào đẻ .......................................... 44
4.2.7. Tiêu tốn thức ăn và chi phí cho 1 vịt mái TC chuyển đẻ .......................... 45
4.2.9. Tỷ lệ đẻ qua các tuần đẻ và cộng dồn của vịt TC ..................................... 47
4.2.10. Khối lƣợng trứng của vịt TC qua các thời điểm (g/quả) ......................... 49
4.2.11. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng.............. 50
4.2.12. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng của vịt TC trong giai đoạn
đẻ trứng................................................................................................................ 52
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 54
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 54
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 62


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trên thế giới hàng năm có khoảng 550 đến 600 triệu vịt đƣợc chăn nuôi,
trong đó ở châu Á chiếm tới 80 – 86 % tổng đàn vịt. Việt Nam là một trong
những nƣớc có đàn thủy cầm lớn, thƣờng đứng thứ 2 – 3 của thế giới. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê 12/2016, năm 2016 nƣớc ta có 361,7 triệu gia cầm,
trong đó có 84,5 triệu thủy cầm, 71,3 triệu vịt [54].
Trong các giống vịt hƣớng trứng cho năng suất trứng cao đang nuôi ở Việt
Nam hiện nay, giống vịt Cỏ, Khaki Campbell, CV Layer 2000, Triết Giang là
những giống truyền thống lâu năm, mỗi giống có những ƣu điểm và nhƣợc điểm

nhất định. Nhằm làm phong phú về giống và nhiều chọn lựa cho ngƣời chăn
nuôi vịt chuyên trứng, ngày 14/6/2011 giống vịt TC – Viện chăn nuôi đƣợc Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận là một giống. Vịt TC đƣợc lai
giữa vịt Triết Giang và vịt Cỏ cánh sẻ và đã qua nhiều thế hệ chọn lọc  tạo
thành nhóm giống, ổn định về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất và đây
là một giống vịt chuyên trứng với năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu
chăn nuôi tại Việt Nam. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) [27] cho biết con
lai F1 TC có tuổi đẻ đầu sớm bình quân là 17 tuần tuổi và là một giống vịt siêu
trứng có sản lƣợng trứng 283 quả/mái/52 tuần đẻ.
Thái Nguyên là tỉnh tập trung nhiều sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng
và công nhân làm việc tại các khu công nghiệp lớn có vốn FDI, nhu cầu về thực
phẩm lớn trong đó có trứng vịt thƣơng phẩm khá lớn, thƣờng phải nhập từ các
tỉnh khác về. Tại Thái Nguyên, vịt TC chƣa đƣợc nuôi phổ biến cũng nhƣ chƣa
có số liệu công bố về khả năng sản xuất của chúng, vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, phát dục
và giai đoạn đầu sinh sản của vịt chuyên trứng TC nuôi tại Thái Nguyên”.


2
1.2. Mục đích của đề tài
– Đánh giá khả năng thích nghi, đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh
trƣởng, sinh sản của vịt TC khi nuôi trên cạn tại Thái Nguyên.
– Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi vịt TC trong sản xuất.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
– Có số liệu nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, sức sống, sinh trƣởng, sinh
sản của vịt TC nuôi hoàn toàn trên cạn tại Thái Nguyên, từ đó góp phần vào làm
phong phú số liệu sức sản xuất của giống vịt này.
– Có thể so sánh sức sản xuất với các giống vịt chuyên trứng khác đã từng
nuôi cùng phƣơng thức ở Thái Nguyên.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
– Kết quả của đề tài là cơ sở để đƣa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm phát
triển giống vịt này với điều kiện ở nơi không có nƣớc cho vịt bơi, tắm.
– Góp phần vào việc phát triển chăn nuôi vịt chuyên trứng TC ở Thái
Nguyên nói riêng và Miền Bắc nói chung.
– Bản thân là sinh viên đƣợc làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.


3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm ngoại hình của thủy cầm
* Màu sắc lông: Màu sắc lông của thủy cầm nói riêng và gia cầm nói chung
là đặc điểm ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dòng. Hiện nay màu sắc
lông đối với một số gia cầm còn để phân biệt trống mái khi mới nở (autosexing),
các giống gia cầm bản địa, nguyên thủy thƣờng có màu sắc lông đa dạng, phong
phú và pha tạp, còn các giống gia cầm hiện đại năng suất cao ngày nay thƣờng
có màu sắc lông thuần nhất, đặc trƣng. Các giống gia cầm và thủy cầm hƣớng
thịt thƣờng có màu lông trắng tuyền hoặc màu sáng và có giá trị hơn lông màu vì
khi giết thịt không để lại gốc lông, không làm giảm sự hấp dẫn của thịt, giống
gia cầm hƣớng trứng thì thƣờng có màu lông nâu.
Màu sắc của lông là do sắc tố melamin dạng hạt và dạng que cũng nhƣ các
sắc tố của lipit dễ hòa tan tạo thành. Màu sắc của melamin thay đổi từ màu vàng,
nâu, đến màu đen. Sắc tố lipit có màu vàng, đỏ, xanh da trời hay xanh lá cây.
Phần lông lộ ra bên ngoài thƣờng có nhiều màu sắc hơn phần lông bị lấp bên
trong, mặt lông phía trên thƣờng sắc sỡ hơn mặt lông phía dƣới. Màu sắc khác
nhau của lông là do mật độ khác nhau của các hạt sắc tố. Màu đục của lông gà
và vịt là do những tấm mỏng phân bố trong các nhánh tơ dƣới dạng những vảy
sừng. Ở các loài và giống gia cầm khác nhau có màu lông khác nhau. Ở chúng

thƣờng có màu đơn lẻ trắng, đen, đỏ, vàng, tía, xanh da trời. Lông lổ đổ gọi là
màu đƣợc tạo ra từ những lông trắng và đen. Dựa vào màu sắc và dạng lông có
thể xác định tính biệt của vài loài gia cầm. Màu sắc lông của vài loài gia cầm
thay đổi theo tuổi, tính biệt, mùa vụ, điều kiện sống (Freye H. A., 1972 [10]).
* Hình dáng của vịt: Hình dáng của vịt cũng là một yếu tố ngoại hình quan
trọng để phân biệt tính năng sản xuất chuyên biệt của chúng. Vịt hƣớng thịt có


4
hình dáng to, hình chữ nhật, dáng đứng thƣờng gần song song với mặt đất; vịt
hƣớng trứng thƣờng có hình dáng nhỏ, gọn, thanh, mảnh và dáng đứng thƣờng
tạo với mặt đất một góc gần 70 – 75o. Vịt kiêm dụng thƣờng có dáng tạo với mặt
đất một góc khoảng 45o.
* Mỏ và chân: Mỏ và chân là sản phẩm của da, đƣợc tạo ra từ lớp sừng, tại
đó tập trung nhiều nhánh thần kinh, mạch quản. Đối với vịt, mỏ còn chứa nhiều
xúc giác, nhờ đó mà chúng có thể kiếm mồi dƣới nƣớc. Màng bơi là phần cấu
tạo không có lông của da giữa các ngón chân. Màu của chân thƣờng phù hợp với
màu của mỏ, và chúng đặc trƣng cho từng giống thủy cầm.
2.1.2. Sinh trưởng
2.1.2.1. Khái niệm
Sinh trƣởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lƣợng của các bộ phận và toàn bộ cơ
thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trƣớc. Sự sinh trƣởng chính là
sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp protein
cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trƣởng của cơ thể
(Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [18]).
Theo Chamber J. R. (1990) [46], đã định nghĩa sinh trƣởng là sự tổng hợp
các bộ phận nhƣ thịt, xƣơng, da. Những bộ phận này không những khác nhau về
tốc độ sinh trƣởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng. Sự tăng trƣởng thực
sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lƣợng, số lƣợng và các chiều đo. Vì

vậy béo mỡ không phải là tăng trƣởng, nó đƣợc đƣợc gọi là sự tăng trọng của cơ
thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích lũy nƣớc, không có sự phát triển của thân, mô cơ.
Sự sinh trƣởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng đƣợc thụ tinh cho đến lúc
cơ thể trƣởng thành và đƣợc chia hai giai đoạn chính: Giai đoạn trong thai (trong
cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Nhƣ vậy, cơ sở chủ yếu
của sinh trƣởng gồm hai quá trình: Tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó


5
sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [35], trong quá trình sinh
trƣởng thì trƣớc hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo
nên sự sống.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng (1992) [18] cho biết: Theo Driesch
H. (1990) thì sự tăng thể khối của cơ thể là là do các tế bào trong cơ thể tăng về
số lƣợng và kích thƣớc. Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [46] thì Mozan
(1997) định nghĩa sinh trƣởng là tổng hợp sinh trƣởng của các bộ phận nhƣ thịt,
xƣơng, da.
Ganer (1992) cho rằng sinh trƣởng trƣớc hết là kết quả phân chia tế bào,
tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng,
1992 [18]).
Sinh trƣởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp duy trì từ khi phôi
đƣợc hình thành cho đến khi con vật đã trƣởng thành và đƣợc chia làm hai giai
đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ
hậu phôi và thời kỳ trƣởng thành. Để có đƣợc số đo chính xác về sinh trƣởng ở
từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers J. R., 1990 [46]).
2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Sinh trƣởng là một quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến
khi trƣởng thành. Do vậy, việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trƣởng
không phải dễ dàng. Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hƣớng sử
dụng cách đo đơn giản và thực tế, đó là khả năng sinh trƣởng theo 3 hƣớng là

chiều cao, thể tích và khối lƣợng. (Chambers J. R., 1990 [46]).
Khối lƣợng cơ thể: Về mặt sinh học, sinh trƣởng đƣợc xem nhƣ là quá trình
tổng hợp, tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy, có thể lấy việc
tăng khối lƣợng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của gia súc,
gia cầm. Khối lƣợng cơ thể gia súc, gia cầm là những tính trạng di truyền số


6
lƣợng. Sinh trƣởng có khả năng di truyền cao và liên quan chặt chẽ với những
đặc điểm trao đổi chất đặc trƣng cho từng giống và từng cá thể gia cầm.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng (1992) [18] cho rằng, sinh trƣởng là
cƣờng độ tăng các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong
chăn nuôi gia cầm ngƣời ta thƣờng dùng 3 chỉ tiêu để mô tả sinh trƣởng là sinh
trƣởng tích lũy, sinh trƣởng tuyệt đối và sinh trƣởng tƣơng đối.
– Sinh trƣởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc và thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Sinh trƣởng tuyệt đối thƣờng
đƣợc tính bằng gam/con/ngày hoặc gam/con/tuần. Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối
có dạng parabol. Giá trị sinh trƣởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng
lớn (T.C.V.N 2, 1977 [25]).
– Sinh trƣởng tƣơng đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lƣợng, kích thƣớc và
thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N 2, 1977 [25]), đơn
vị tính là %. Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối có dạng Hypebol. Sinh trƣởng tƣơng
đối giảm dần qua các tuần tuổi.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng (1992) [18] cho biết có mối quan hệ
ở cơ thể gia cầm giữa sinh trƣởng và một số tính trạng liên quan. Mối liên quan
giữa sinh trƣởng và tốc độ mọc lông đã đƣợc xác định, cũng có mối quan hệ
giữa sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
– Sinh trƣởng tích lũy: Cân nặng và kích thƣớc có đƣợc trong bất cứ một
giai đoạn nào đều thể hiện kết quả tích lũy kích thƣớc và cân nặng của gia súc,
gia cầm đƣợc xác định trƣớc khi sinh trƣởng và phát dục. Nó là căn cứ để đánh

giá sự sinh trƣởng phát dục tốt hay xấu của vật nuôi trong một độ tuổi nhất định.
Nếu thể hiện bằng phƣơng pháp đồ thị thì độ tuổi là trục hoành, kích thƣớc và
cân nặng là trục tung. Đƣờng đồ thị thông thƣờng là hình chữ S. Nhƣng đƣờng
đƣờng cong sinh trƣởng đo đƣợc thực tế thừng có sự khác nhau do sự khác nhau
trong gây giống, loại giống và quản lí nuôi dƣỡng.


7
2.1.3. Phát dục
Khi nghiên cứu về sinh trƣởng, không thể không nói đến phát dục. Phát dục
là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức
năng của các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng
thụ tinh và trải qua nhiều phức tạp cho đến khi trƣởng thành.
Phát dục là sự phát triển và chuyển hóa của sinh trƣởng, khi một loại tế bào
nào đó phân chia đến một giai đoạn nào đó hoặc số lƣợng nào đó thì sẽ phân hóa
sinh ra những tế bào khác nhau so với tế bào gốc và trên cơ sở đó hình thành tế
bào và cơ quan mới. Tức là quá trình tế bào phân hóa biến đổi về chất cơ bản,
biểu hiện của nó là sự biến đổi bản chất của hình thái và chức năng hữu cơ
(vatnuoimoi.com [53].
Trứng khi đƣợc thụ tinh, trong điều kiện ấp nở tốt điều kiện ấp nở tốt quá trình
biến đổi trong nhiều giai đoạn phân hóa thành các cơ quan và mô khác nhau, hình
thành một phôi thai và phát triển và bóc vỏ ra đời. Từ con non đến lúc trƣởng thành
đây gọi là hiện tƣợng phát dục. Các cơ quan bộ phận trên cơ thể con vật tăng về
kích thƣớc gọi là sinh trƣởng, không có sự biến đổi về bản chất.
Phát dục là một quá trình sinh học phức tạp duy trì từ khi phôi thai đƣợc
hình thành đến khi con vật thành thục về tính. Để có đƣợc số đo chính xác về
sinh trƣởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng. Các nhà làm giống gia cầm có
xu hƣớng đơn giản hóa và thực tế hóa (vatnuoimoi.com [53]).
Khối lƣợng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trƣởng
một cách đúng đắn nhất. Chỉ tiêu này cho phép xác định sự sinh trƣởng ở một

thời điểm nhƣng lại không chỉ ra đƣợc sự khác nhau về tỷ lệ sinh trƣởng của các
thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi. Đồ thị về khối lƣợng cơ thể
còn đƣợc gọi là đồ thị sinh trƣởng tích lũy. Đƣờng biểu diễn này thƣờng thay
đổi theo giống, dòng và điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng, sự sinh trƣởng tích lũy
là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa. Khối lƣợng cơ thể
thƣờng đƣợc theo dõi từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con, gam/con.


8
Tóm lại sinh trƣởng và phát dục là quá trình vừa liên hệ tƣơng hỗ, vừa sinh
lý phức tạp tác động thúc đẩy lẫn nhau trong cùng một cơ thể. Sinh trƣởng thông
qua các loại vật chất tích lũy thành điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho phát dục,
còn phát dục thông qua phân hóa tế bào và sự hình thành các cơ quan và mô lại
thúc đẩy sự sinh trƣởng của cơ thể.
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ
tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lƣợng trứng, hình dáng, chất
lƣợng trứng, khả năng thụ tinh, khả năng ấp nở.
Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: Yếu tố
di truyền, giống, dòng, thức ăn, chăm sóc nuôi dƣỡng, chế độ chiếu sáng,
phƣơng thức nuôi,.v.v.
2.1.4.1. Một số đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục của gia cầm
Khác với với gia súc và các loài động vật khác, các nhà phôi thai học đã
nghiên cứu và chỉ ra rằng: Trứng của gia cầm là một tế bào sinh sản khổng lồ,
bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng hình
thành lòng đỏ. Còn các phần khác đƣợc hình thành trong quá trình trứng theo
ống dẫn trứng ra ngoài, trƣớc hết là lòng trắng tiếp là màng vỏ và cuối cùng là
vỏ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng, ở gia cầm trong quá trình phát triển
của phôi thai thì bên trái và bên phải đều có buồng trứng phát triển, nhƣng sau
khi nở ra buồng trứng bên phải teo đi chỉ còn buồng trứng bên trái. Một số tác

giả cũng cho rằng, ở một số trƣờng hợp cá biệt thì gia cầm mái cao sản có buồng
trứng phát triển ở cả hai bên.
Sau khi trứng chín, trứng rụng vào loa kèn là phần đầu tiên trong ống dẫn
trứng. Ở đây trứng dừng lại khoảng 20 phút, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra quá
trình thụ tinh. Và lớp lòng trắng đầu tiên đƣợc hình thành ở cổ phễu, bao bọc
xung quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp lòng


9
trắng xoắn lại tạo thành dây chằng lòng đỏ và hoàn chỉnh khi đến tử cung. Sau
loa kèn đến đoạn ống tiết lòng trắng, ở đây trứng dừng lại khoảng 3 tiếng để
hình thành tiếp lòng trắng. Sau khi lòng trắng gần hoàn thiện, trứng tiếp tục di
chuyển theo chiều xoay tròn đến bộ phận eo. Tại đây, tế bào trứng tiếp tục đƣợc
hoàn thiện lòng trắng và tạo màng dƣới vỏ. Trứng dừng lại ở đoạn này khoảng
70 – 75 phút. Màng dƣới vỏ đƣợc hình thành, trứng di chuyển xuống tử cung.
Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 – 10 cm. Phía ngoài màng dƣới vỏ bắt đầu
hình thành vỏ cứng, mới bắt đầu là sự lắng đọng những hạt rất nhỏ trên bề mặt
của màng dƣới vỏ, sau đó tăng lên nhờ quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi
lắng đọng đƣợc hòa lẫn với một ít lòng trắng tạo thành những núm gai rất vững.
Những núm gai này gắn chặt với nhau nhƣng giữa chúng có các khoảng trống có
tác dụng trao đổi khí (gọi là lỗ khí). Biểu mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo
thành lớp màng mỏng phủ lên trên vỏ cứng. Thời gian trứng qua tử cung mất 19
– 20 giờ. Sau khi trứng đƣợc hoàn thiện, trứng chuyển động qua âm đạo và qua
lỗ huyệt ra ngoài (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [41]).
2.1.4.2. Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi mà gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên, gia
cầm trống đạp mái có thể cho trứng thụ tinh. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay
muộn do yếu tố di truyền quy định. Tuy vậy, tuổi thành thục sinh dục của gia
cầm trống ít có ý nghĩa còn đối với gia cầm mái lại có ý nghĩa rất quan trọng
trong chăn nuôi. Nhiều nghiên cứu cho rằng một số gen ảnh hƣởng đến tuổi đẻ

trứng và có liên kết tính biệt.
Theo Brandsch A. and Billchel H. (1978) [1] thì hệ số di truyền tính trạng
tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà từ 0,15 – 0,14. Giữa tuổi thành thục sinh dục
và khối lƣợng cơ thể có mối tƣơng quan nghịch. Khi chọn lọc theo hƣớng tăng
khối lƣợng trứng sẽ dẫn đến sự tăng khối lƣợng cơ thể và tuổi đẻ quả trứng đầu
tiên tăng lên.


10
Gia cầm đẻ càng sớm thì càng có khả năng đẻ trứng nhiều và hiệu quả kinh
tế càng cao. Nhƣng nếu đẻ quá sớm thì ảnh hƣởng đến khối lƣợng trứng, thời
gian khai thác trứng giảm đi vì khi đó gia cầm chƣa đạt đến khối lƣợng nhất
định. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài yếu tố di
truyền đó là chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng trong giai đoạn hậu bị, cần phải chăm
sóc gia cầm giai đoạn hậu bị sao cho tuổi đẻ quả trứng đầu tiên phù hợp với sự
phát triển của cơ thể, đạt khối lƣợng theo yêu cầu của giống để khi đẻ gia cầm
vừa cho năng suất cao vừa đạt khối lƣợng trứng theo yêu cầu lại có thời gian
khai thác trứng dài. Trong một đàn giống gia cầm quần thể, tuổi thành thục sinh
dục của đàn đƣợc xác định khi trong đàn đẻ quả trứng đầu tiên, còn tuổi đẻ của
đàn đƣợc xác định là lúc đàn đẻ đƣợc 5 % tổng số cá thế mái có mặt trong đàn.
Tuổi đẻ từng giống khác nhau thì khác nhau. Gia cầm hƣớng trứng có tuổi đẻ
sớm hơn gia cầm kiêm dụng và hƣớng thịt.
Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) [30] cho biết vịt Triết Giang có tuổi đẻ
sớm nhất, chúng có thể đẻ ở 14 tuần tuổi, song nhƣ vậy ảnh hƣởng đến khối
lƣợng trứng và thời gian khai thác trứng. Khi nuôi nên cho đẻ ở 16 – 17 tuần
tuổi. Trong điều kiện chăn nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, vịt
Triết Giang có tuổi đẻ ở tuần tuổi 17.
Theo Nguyễn Thị Minh và cs (2006) [20] cho biết giống vịt Cỏ là vịt
chuyên trứng có tuổi đẻ 20 – 21 tuần tuổi. Lê Thị Phiên và cs (2006) [23]
giống vịt Khaki Campbell là giống vịt chuyên trứng cũng có tuổi đẻ 20 – 21

tuần tuổi.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [31] vịt Đốm (Pất Lài) là giống vịt
kiêm dụng có tuổi đẻ 22 – 23 tuần tuổi.
Phùng Đức Tiến và cs (2008) [36] nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt
ông bà Super Heavy nhập nội cho biết: Tuổi đẻ của vịt dòng ông là 175 ngày (25
tuần tuổi), vịt dòng bà là 168 ngày (24 tuần tuổi).


11
2.1.4.3. Năng suất trứng
Năng suất trứng là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với gia cầm hƣớng trứng, và
cũng là chỉ tiêu quan trọng đối với gia cầm kiêm dụng và hƣớng thịt. Đồng thời
đây cũng là đặc điểm sinh vật học quan trọng nhất đối với con mái và là chỉ tiêu
kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi.
Năng suất trứng là số trứng gia cầm mái đẻ ra trong một đơn vị thời gian.
Thông thƣờng ngƣời ta tính năng suất trứng cho một năm, cũng có khi tính năng
suất trứng trong một năm sinh học (365 ngày hoặc 500 ngày kể từ khi gia cầm
nở ra).
Năng suất trứng là một tính trạng di truyền số lƣợng, có hệ số di truyền
không cao, có biên độ dao động lớn. Theo Hutt F. B. (1978) [15] cho biết hệ số
di truyền năng suất trứng của gà Leghorn dao động trong khoảng 0,09 – 0,22;
của gà Plymouth là 0,25 – 0,41. Theo Nguyễn Văn Thiện (1996) [32] hệ số di
truyền năng suất trứng ở gia cầm là 0,12 – 0,3.
Theo Hoàng Thị Lan và cs (2009) [16] hệ số di truyền năng suất trứng
vịt CV Super M của dòng trống T5 là 0,46; T1 là 0,43 và của dòng mái T6 là
0,55; T4 là 0,52.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục và sinh sản ở vịt
* Giống, dòng: Có ảnh hƣởng lớn tới quá trình sinh trƣởng của gia súc, gia
cầm. Thủy cầm có tốc độ sinh trƣởng cao trong những tuần đầu tiên, ở tuổi giết
thịt 7 – 8 tuần tuổi đối với vịt nhà, 9 tuần đối với ngỗng, 10 – 11 tuần đối với

ngan, chúng có thể đạt 70 – 80 % khối lƣợng trƣởng thành, trong khi đó gà chỉ
đạt 40 %. Jaap và Morris (1937) đã phát hiện những sai khác trong cùng một
giống về cƣờng độ sinh trƣởng trƣớc 8 tuần tuổi của gà con ở các bố mẹ khác
nhau. Những nghiên cứu trƣớc đây cho biết có 2 hoặc 4 gen chính. Nhiều tác giả
cho rằng có nhiều hơn 15 cặp gen quy định tốc độ sinh trƣởng. Nhƣ vậy các tác
giả đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ sinh trƣởng do di truyền mà cơ sở di


12
truyền là do gen, ít nhất có 1 gen về sinh trƣởng liên kết tính biệt (Phùng Đức
Tiến,1996 [35]).
Ở vịt hầu nhƣ các giống hƣớng trứng nhẹ hơn các giống hƣớng thịt tới 2
lần. Nguyễn Song Hoan (1993) [13], cho biết vịt Anh Đào ở 75 ngày tuổi đạt
khối lƣợng cơ thể 1417 – 1570 g. Trong khi đó vịt Cỏ ở 75 ngày tuổi đạt
1025,28 g – 1042,1 g (Lê Xuân Đồng, Nguyễn Thƣợng Trữ, 1988 [8]; Lê Xuân
Đồng, 1994 [7]). Giống vịt thịt Grimaud Pekin Star 53 nuôi tại thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định có khả năng cho thịt tốt khối lƣợng 8 tuần trung bình đạt
2474 - 2987,60 g (Hoàng Hải Châu, Trần Thanh Sơn, 2016 [4]).
Các giống, dòng gia cầm khác nhau thì năng suất trứng khác nhau. Những
giống, dòng đƣợc chọn lọc một cách nghiêm ngặt cho năng suất trứng cao hơn
các giống, dòng không đƣợc chọn lọc. Những giống gia cầm hƣớng trứng có
năng suất cao hơn các giống gia cầm chuyên thịt và kiêm dụng.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) [30] vịt Triết Giang là vịt chuyên
trứng có năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ ở thế hệ xuất phát là 251,3 quả, thế hệ 1
là 251,89 quả, thế hệ 2 là 259,71 quả; tƣơng ứng tỷ lệ đẻ trung bình là 68,85 %,
69,20 %, 71,35 %.
Theo Nguyễn Thị Minh và cs (2006) [20] năng suất trứng của vịt Cỏ cánh
sẻ là 235,2 quả/mái/52 tuần đẻ. Lê Thị Phiên và cs (2006) [23] cho biết năng
suất trứng của vịt Khaki Campbell đạt 253,8 quả/mái/52 tuần đẻ.
Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [31] cho biết năng suất trứng của vịt kiêm

dụng Đốm (Pất Lài) thế hệ 1 là 164,63 quả/mái/52 tuần đẻ; thế hệ 2 là
167,7quả/mái/52 tuần đẻ và tỷ lệ đẻ bình quân tƣơng ứng là 45,16 % và 46,58 %.
Phùng Đức Tiến và cs (2008) [36] năng suất trứng của vịt Super Heavy
nuôi tại trại Cẩm Bình: Vịt dòng ông là 199,9 quả/mái/48 tuần đẻ với tỷ lệ đẻ
trung bình là 59,48 %; dòng bà là 223,2 quả/mái/48 tuần đẻ với tỷ lệ đẻ bình
quân là 66,44 %.


13
Theo Hoàng Thị Lan và cs (2009) [16] cho biết năng suất trứng của vịt CV
Super M thế hệ 1 dòng trống T5 là 232,2 quả/mái/68 tuần tuổi, dòng trống T1 là
232 quả/mái/68 tuần tuổi với tỷ lệ đẻ trung bình tƣơng ứng là 75,5 % và 75,9 %;
thế hệ 2 lần lƣợt là 231,4 quả/mái/68 tuần tuổi và 226,7 quả/mái/68 tuần tuổi với
tỷ lệ tƣơng ứng là 72,12 % và 70,67 %.
* Tính biệt: Có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng, các loài thủy cầm khác
nhau thì có tốc độ sinh trƣởng khác nhau, con trống lớn nhanh hơn con mái.
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [35] dẫn theo Jull M. A., 1923 cho biết, gà trống
có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà mái 24 – 32 %. Những sai khác này cũng
đƣợc biểu hiện ở cƣờng độ sinh trƣởng, đƣợc quy định không phải do hoocmone
sinh học mà do các gen liên kết tính biệt. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh
trƣởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng
phát triển chậm.
Hoàng Toàn Thắng (1996) [39] đã khuyến cáo với ngƣời chăn nuôi gia cầm
lấy thịt, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi gia cầm cần nuôi tách trống mái.
* Tốc độ mọc lông: Theo Hayer J. F. và cs (1970) [48], cho rằng tốc độ
mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trƣởng, thƣờng gà lớn nhanh thì
mọc lông nhanh và dều hơn gà mọc lông chậm.
Hayer J. F. và cs (1970) [48], đã xác định trong cùng một giống thì gà mái
mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hƣởng của hoocmone có
quan hệ ngƣợc chiều với gen liên kết tính biệt quy định tốc độ mọc lông. Siegel

P. B và Dumington E. A. (1978) [50] cho rằng những alen quy định mọc lông
nhanh phù hợp với tăng trọng cao.
* Tuổi gia cầm: Cũng nhƣ các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trƣởng,
phát dục của gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy
luật sinh trƣởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trƣởng và phát dục
không đồng đều.


14
Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thƣờng năm thứ 2
giảm 15 – 20 % so với năm thứ nhất. Đối với vịt đẻ cao ở năm thứ 2 và giảm
dần ở các năm tiếp theo.
* Mùa vụ: Mùa vụ có ảnh hƣởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm. Ở
nƣớc ta, mùa hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và
mùa thu. Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) [17]: Vào mùa đông
nhiệt độ môi trƣờng xuống thấp (dƣới 15 oC) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 30 oC) sẽ
ảnh hƣởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lƣợng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (1997) [29] khi nuôi vịt thay thế CV Super
M trong vụ xuân hè cho năng suất trứng dòng ông là 165 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ
lệ đẻ cao nhất là 85 %; dòng bà đạt 178,5 quả/mái/40 tuần đẻ tỷ lệ đẻ cao nhất là
90 %. Còn khi nuôi thay thế đàn vịt vào vụ đông xuân năng suất trứng của vịt
dòng ông là 158 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 76,8 %; dòng bà là 170
quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 82 %.
* Phƣơng thức nuôi: Phƣơng thức nuôi đối với gia cầm không có ảnh
hƣởng nhiều, song đối với thủy cầm thì phƣơng thức nuôi lại có ảnh hƣởng lớn
đến năng suất và hiệu quả kinh tế.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (1997) [29] cho biết vịt CV Super M trong
điều kiện nuôi không có nƣớc bơi lội, dòng ông đạt năng suất trứng là 154
quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 82 %; dòng bà đạt 171 quả/mái/40 tuần
đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 91 % trong khi đó khi nuôi trong điều kiện nuôi có nƣớc

bơi lội thì năng suất trứng của dòng ông là 164 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao
nhất đạt 79 %; và dòng bà là 176 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 87 %.
* Thức ăn và dinh dƣỡng: Dinh dƣỡng là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất tới tốc
độ sinh trƣởng. Các chất dinh dƣỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có
tầm quan trọng và ý nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lƣợng, tỷ
lệ năng lƣợng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng, Lê


15
Hồng Mận (2001) [17], cho rằng để phát huy đƣợc khả năng sinh trƣởng cần
phải cung cấp thức ăn tối ƣu, với đầy đủ các chất dinh dƣỡng, đƣợc cân bằng
nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng lƣợng.
Thức ăn và dinh dƣỡng là yếu tố quan trọng có liên quan chặt chẽ đến năng
suất trứng của gia cầm. Để đạt đƣợc năng suất và chất lƣợng trứng tốt nhất
không những phải cung cấp cho gia cầm những khẩu phần ăn đầy đủ mà còn
phải chú ý đến tỷ lệ các chất dinh dƣỡng trong khẩu phần ăn.
Theo Trần Quốc Việt và cs (2009) [44] cho biết nhu cầu năng lƣợng, protein,
lysine và methionine của ngan Pháp và vịt CV Super M trong giai đoạn đẻ trứng
nhƣ sau: Năng lƣợng trao đổi 2700 kcal/kg TĂ, protein thô là 18,0 %, lysine tổng
số là 1,1 %, methionine tổng số là 0,48 % thì cho năng suất trứng cao nhất.
Theo Hoàng Văn Tiệu và ctv (2002) [37] vịt Khaki Campbell cho biết giai
đoạn vịt hậu bị trong 1 kg thức ăn cần đạt 13 % protein thô, 2400 kcal/kg TĂ,
đến giai đoạn vịt đẻ protein thô là 17 % và năng lƣợng là 2800 kcal/kg TĂ.
* Điều kiện ngoại cảnh
Ngoài những yếu tố trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố ngoại cảnh khác nhƣ: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chăm sóc nuôi
dƣỡng,.v.v.
Thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gia cầm đẻ thì chế
độ chiếu sáng có ảnh hƣởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính, ánh sáng ảnh hƣởng
đến bộ máy sinh dục của gia cầm theo cơ chế sau: Ánh sáng tác động lên mắt,

thông qua dây thần kinh lên não bộ từ đó tác động lên vùng dƣới đồi giải phóng
hoocmone LH đồng thời kích thích sự giải phóng hoocmone gonandotropin. Một
mặt các hoocmone này kích thích sự phát triển của nang trứng, mặt khác còn điều
tiết quá trình rụng trứng. Lợi dụng ảnh hƣởng của ánh sáng, ngƣời ta đã áp dụng
các chƣơng trình chiếu sáng thích hợp để nhằm các mục đích sau:


×