Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng động vật thí nghiệm tại khu chăn nuôi động vật thí nghiệm của công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.31 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------

VŨ HỒI NHI

THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC VÀ NI DƢỠNG
ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y

MARPHAVET, PHỔ N, THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni thú y

Khoa:

Chăn ni thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------

VŨ HỒI NHI
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC VÀ NI DƢỠNG
ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y

MARPHAVET, PHỔ N, THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni thú y

Lớp:

N04-K45-CNTY

Khoa:

Chăn ni thú y

Khóa học:


2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: GS.TS.NGUYỄN DUY HOAN

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hồn thành khóa
luận thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên với tên đề tài: “Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc và ni
dưỡng động vật thí nghiệm tại khu chăn ni động vật thí nghiệm của cơng
ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet”.
Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm
ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cơ trong khoa Chăn nuôi Thú y đã truyền
đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học
ở trường để em có những kiến thức nền tảng phục vụ cho công việc thực tập,
cũng như công việc thực tế của em sau khi ra trường.
Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo GS. TS
Nguyễn Duy Hoan – giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy
đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế
cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai
lầm của mình, để em hồn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả
tốt nhất. Thầy luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là
người truyền động lực cho em, giúp em hồn thành tốt đợt thực tập của mình.

Qua đây cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo
cùng tồn thể cán bộ của cơng ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã
nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để
phục vụ cho bài báo cáo. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy
PGS.TS Cù Hữu Phú – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Nhà máy Vắc xin
Công ty Marphavet đã giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, chia sẻ


ii

những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập, đó là những kiến thức
hết sức bổ ích cho em sau khi ra trường.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên khóa luận này khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cơ và
các bạn để khố luận tốt nghiệp của em đạt được kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày... tháng ... năm 2017
Sinh viên
Vũ Hoài Nhi


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ thí nghiệm nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi
sống của chuột................................................................................. 23
Bảng 3.2. Sơ đồ thí nghiệm lượng thức ăn ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống
của chuột ......................................................................................... 23
Bảng 3.3. Sơ đồ thử nghiệm vaccine trên lợn ................................................. 25
Bảng 4.1. Kết quả công việc làm tại kho ........................................................ 28

Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống chuột ..................................................................... 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường khác nhau đến tỷ lệ nuôi
sống và khả năng sinh sản của chuột .............................................. 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng thức ăn khác nhau đến tỷ lệ nuôi sống và
khả năng sinh sản của chuột ........................................................... 32
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi về triệu chứng lâm sàng 7 ngày sau khi tiêm an
toàn vaccine..................................................................................... 33
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra nhiệt độ của lợn ................................................... 34
Bảng 4.7 Các triệu chứng lâm sang ở lợn thí nghiệm sau khi công cường
độc trong 7 ngày.............................................................................. 35
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra nhiệt độ của lợn thí nghiệm trong 21 ngày ......... 37
Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể ................................................... 38
Bảng 4.10. Tỷ lệ ni sống lợn ....................................................................... 39


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBNV

: Cán bộ nhân viên

CNTY

: Chăn nuôi thú y

CP

: Cổ phần


Cs

: Cộng sự

ĐH

: Đại học

GMP

: Good Manufacturing Practices

PRRS

: Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome

TĂCN

: Thức Ăn Chăn Nuôi

WHO

: World Health Organization


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu về công ty ............................................................................... 3
2.1.2. Những thành tựu đạt được....................................................................... 5
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.2.1. Đối với động vật dùng làm thí nghiệm là lợn ......................................... 6
2.2.2. Đối với động vật dùng làm thí nghiệm là chuột bạch. .......................... 12
2.2.3. Chăm sóc và ni dưỡng chuột bạch sinh sản phục vụ thí nghiệm ...... 16
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 19
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 22
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 22
3.4. Chỉ tiêu và phương pháp tiến hành .......................................................... 22
3.4.1. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 22
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định .................................... 27


vi

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 28

4.1. Tìm hiểu các sản phẩm của công ty tại kho thành phẩm ......................... 28
4.2. Kết quả thực hiện ni động vật thí nghiệm ............................................ 30
4.2.1. Ni chuột thí nghiệm ........................................................................... 30
4.2.2. Thử nghiệm vaccine PRRS trên lợn...................................................... 29
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 40
5.1. Kết luận .................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nơng nghiệp. Nơng nghiệp giữ một vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành Chăn nuôi
đang trên đà phát triển và dần trở thành ngành chính trong nền kinh tế nơng
nghiệp. Trong những năm gần đây ngành Chăn nuôi đã cung cấp một lượng
thịt lớn cho tiêu dùng trong nước và đóng góp một phần đáng kể cho xuất
khẩu. Đồng thời cũng thúc đẩy các ngành khác phát triển như: Công nghiệp
chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷ sản,… Trong tình hình Chăn nuôi đang
phát triển mạnh như hiện nay ở nước ta, đặc biệt là chăn ni ở các nơng hộ
thì việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong chăn nuôi để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết cần được
thực hiện ngay.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có những
bước phát triển vượt bậc và đạt được thành tựu to lớn đưa đất nước ngày càng
đi lên, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Vì thế mà các nhu cầu

về sản phẩm chất lượng cao được người dân quan tâm, đặc biệt là nhu cầu
thực phẩm, không chỉ là số lượng mà còn cả về chất lượng.
Tuy nhiên, một trở ngại lớn cho ngành chăn ni lợn là tình trạng dịch
bệnh. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn bị thiệt hại bởi một số bệnh
như: Ecoli sưng phù đầu, tai xanh, phó thương hàn… Từ nhu cầu thực tế,
nhiều công ty đã cho ra đời nhiều loại thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh
học nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Để đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì khơng
thể thiếu được khâu thử ngiệm và kiểm tra hiệu lực của thuốc trên động vật
thí nghiệm.
Từ lâu việc sử dụng động vật để thử nghiệm và kiểm tra hiệu lực vaccine
cho người hay cho động vật khơng cịn xa lạ. Các động vật hay được sử dụng
để làm thí nghiệm như: Thỏ, lợn, gà, chuột bạch…


2

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa CNTY - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của
giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập chúng tơi thực hiện chun đề:
“Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc và ni dưỡng động vật thí
nghiệm tại khu chăn ni động vật thí nghiệm của cơng ty CP thuốc thú y
Đức Hạnh Marphavet”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chun đề
1.2.1. Mục đích
Nắm được quy trình chăm sóc và ni dưỡng động vật để phục vụ thí
nghiệm là lợn và chuột bạch.
Nắm được các loại thức ăn dành cho động vật thí nghiệm, khẩu phần ăn
và cách cho lợn và chuột bạch để phục vụ thí nghiệm.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá tình hình chăm sóc ni dưỡng động vật thí nghiệm tại trại

Cơng ty Cổ phần thuốc thú y Marphavet, Phổ Yên, Thái Nguyên.
Hiểu biết về động vật sử dụng làm thí nghiệm (đặc điểm, tập tính sinh
hoạt, điều kiện chăm sóc).
Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của động vật thí
nghiệm như: nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh.
Theo dõi sát sao, nghiêm túc, trung thực và chính xác.
Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho động vật thí nghiệm
tại trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng
12 năm 2002, hoạt động kinh doanh chính trong các lĩnh vực: Sản xuất vắc
xin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm
chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi…
Nhận thức sâu sắc vấn đề tầm nhìn, sứ mệnh và tạo giá trị cốt lõi cho
xã hội, định hướng phát triển sản phẩm chất lượng cao, lựa chọn phân khúc
khách hàng chăn ni có kĩ thuật, chuyên nghiệp, theo hướng công nghiệp
quy mô lớn. Ngay từ những ngày đầu, HĐQT đã định hướng cần phải đổi mới
cơng nghệ, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, lấy
phương châm “Hiệu quả sử dụng của bạn là sức mạnh của chúng tôi” là kim
chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động và là tiền đề để Công ty vươn lên phát
triển trở thành một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam sản xuất vắc xin,
thuốc thú y chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến xuất khẩu và cạnh
tranh bền vững thời kỳ hội nhập. Sản phẩm của Marphavet mang lại giá trị

kinh tế và hiệu quả điều trị bệnh cao, hợp với hình thức chăn ni trang trại
cơng nghiệp quy mơ lớn, kỹ thuật hiện đại, đầu năm 2010, Ban Giám đốc
công ty đã đầu tư hơn 195 tỷ đồng xây dựng nhà máy thuốc thú y đạt tiêu
chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP/WHO với 3 dây chuyền: Thuốc tiêm,
thuốc dung dịch uống và thuốc bột, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Đến
nay, Công ty tiếp tục đầu tư thêm trên 250 tỷ đồng xây dựng nhà máy vắc xin
với 3 dây chuyền sản xuất vắc xin vi khuẩn, dây truyền vắc xin vi rút trên tế
bào và dây chuyền sản xuất vắc xin vi rút trên phôi trứng, cả 3 dây chuyền
công nghệ Châu Âu đang đi vào hoạt động và cho kết quả tốt.


4

Hiện nay, Tập đoàn BMG đang sở hữu 3 nhà máy thức ăn chăn ni tại
n Bái, Ninh Bình, Hà Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng 2 nhà máy TĂCN
ở Thái Nguyên và Đồng Nai. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong
lĩnh vực thuốc thú y, Tập đồn BMG có lợi thế về các loại men, mix, các
cơng thức về bổ sung khống đa lượng, vi lượng giúp vật nuôi tăng trọng
nhanh, giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bệnh. Bên cạnh đó, BMG cịn có các
chương trình khuyến mãi tặng men trên mỗi đầu bao cám, tặng kèm vắc xin…
Với chất lượng sản phẩm ổn định, đội ngũ nhân sự trình độ chun mơn cao,
nhiệt tình, cơng nghệ sản xuất hiện đại, Happy feed nói riêng và các nhãn hiệu
khác trong tập đoàn như Nano feed, BMG feed nói chung đang dần chiếm
lĩnh thị phần phân phối TĂCN tồn quốc.
Tính đến thời điểm hiện tại các sản phẩm TĂCN mang các nhãn hiệu
Happy feed (Marphavet), Nano feed (Nanovet), BMG feed (BMG) của Tập
đoàn Đức Hạnh BMG đã sản xuất và phân phối được 29.000 tấn/1 tháng. Đây
được đánh giá là bước thành công đầu tiên của Tập đoàn trong lĩnh vực
TĂCN. Với định hướng phấn đấu trong 5 năm sẽ thuộc Tốp 5 về thị phần
TĂCN trên toàn Quốc, đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái

Nguyên với 5 dây chuyền sản xuất: 3 dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp, 1
dây chuyền thức ăn thủy sản, 1 dây chuyền thức ăn tập ăn cho lợn con; công
suất 45 tấn/1h. Dự kiến Quý 4/2017 sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng. Các
dây chuyền này được lắp đặt và giám sát bởi các chuyên gia đến từ Đức, Ý.
Trụ sở nhà máy của công ty đặt tại Xã Trung Thành- Phổ Yên- Thái
Nguyên và 12 chi nhánh khác trên cả Nước như: Chi nhánh Cần Thơ, Chi
nhánh Quận 9 - TPHCM, Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Đắk Lắc, Chi
nhánh Nha Trang, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Huế, Chi nhánh Hải Phịng
và Chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội.


5

2.1.2. Những thành tựu đạt được
Sau hơn 12 năm hoạt động, Marphavet đã có những bước phát triển
vượt bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán bộ
chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị. Hiện tại,
Marphavet có 4 công ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn
gồm: Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty cổ phần
Nanovet, Công ty cổ phần BMG, Cơng ty cổ phần Hồng Đức Hiền. Với tổng
diện tích hơn 12,5 ha và 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP/WHO trên cả 6 dây
chuyền thuốc và vắc xin công nghệ cao (Nguồn marphavet.com) [17].
Thương hiệu Tổng công ty Marphavet đã đi vào lòng hàng triệu người
trong xã hội. Thương hiệu Marphavet dành được nhiều giải thưởng cao quý
của Đảng và Nhà Nước như : Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Thương hiệu
Việt uy tín, Cúp vàng chất lượng sản phẩm do người tiêu dùng bình chọn,
Thương hiệu-Nhãn hiệu chất lượng uy tín các nước ASEAN, Chứng nhận nhà
cung cấp dịch vụ sản phẩm chất lượng uy tín. Tổng công ty hiện đang quan hệ
hợp tác với 500 Đại lý phân phối cấp I và 36000 trang trại chăn nuôi quy mô
trên cả nước.

Trong những năm qua Marphavet luôn là thương hiệu lớn trong thị
phần thuốc thú y và được người tiêu dùng trên cả nước tin dùng, đồng thời
luôn nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ các chuyên gia, nhà khoa học
và các đối tác quốc tế.
Sản phẩm của Marphavet phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước và
xuất khẩu sang trên 10 nước trên Thế giới. Hệ thống nhà phân phối và đại lý
với số lượng hơn 8.000 đại lý. Marphavet có đội ngũ nhân sự chun mơn
trình độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến
sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500 Bác sĩ thú y và Kĩ sư chăn nuôi, 15 Dược sĩ nhân y,
12 Cử nhân Cơng nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành,


6

hơn 250 Cử nhân kinh tế, Kế toán, Luật, Nhân văn, Quản trị kinh doanh,
Marketing, Cơ khí chế tạo máy, Điện lạnh…có trình độ chun mơn thường
xun được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào
tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện,
chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngồi ra Cơng ty đang hợp tác tốt với
các Bộ, Vụ, Cục, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong
và ngoài nước (Nguồn marphavet.com)[17].
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Đối với động vật dùng làm thí nghiệm là lợn
2.2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn
Theo Trần Văn Phùng vs cs (2004) [8] lợn là loài gia súc dạ dày đơn,
cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao gồm miệng, thục quản, dạ dày, ruột non,
ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của lợn với các loại thức
ăn cao thường có tỷ lệ từ 80 – 85% tuỳ từng loại thức ăn.
- Q trình tiêu hóa :



7

+ Miệng
Theo Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương (2002) [6] thức ăn ở
miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn trộn với nước bọt
làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt của lợn là một dịch thể
màu ánh sữa, loãng, pH 7,32, tỷ trọng từ 1,002-1,009, vật chất khô từ 1,01,2%. Thành phần nước bọt chứa phần lớn là nước (tới 99%), muxin trong đó
chứa men amilaza, maltaza có tác dụng tiêu hố tinh bột, tuy nhiên thức ăn
trơi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra nhanh ở miệng,
thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ dày.
+ Dạ dày
Dạ dày của lợn trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng như
là nơi dự trữ và tiêu hố thức ăn. Dịch vị của lợn có HCl, các men pepsin,
chymosin, cathepsin và lipaza. Dịch vị có 95% nước và 5% là vật chất khô.
Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày - chứa chủ yếu là nước với men pepsin và
axit chlohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động trong mơi trường axit, pH
thích hợp từ 1,5-2,5. Men pepsin giúp tiêu hoá protein và sản phẩm tiêu hoá
protein ở dạ dày là polypeptit và ít axit amin.
+ Ruột non
Ruột non có độ dài khoảng 18-20 mét. Thức ăn sau khi đã tiêu hoá ở
dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy
– thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật
và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá
tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có
chứa men trypsin giúp việc tiêu hoá protein, men lipasa giúp cho tiêu hoá mỡ
và men diastasa giúp tiêu hố carbohydrate. Ngồi ra ở phần dưới của ruột
non còn tiết ra các men maltasa, sacharasa và lactasa để tiêu hoá
carbohydrate. Theo Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương (2002) [6] ruột



8

non cũng là nơi hấp thụ các chât dinh dưỡng đã tiêu hố được, nhờ hệ thống
lơng nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh
dưỡng tăng lên đáng kể.
+ Ruột già
Ruột già tiếp tục q trình tiêu hóa những gì chưa tiêu hóa hết. Chủ yếu
tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải, hấp thu lại nước và
chất khoáng. Theo Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương (2002) [6] thức
ăn chỉ dừng lại ở ruột già 12-16 giờ. Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa
men tiêu hố. Chỉ ở manh tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá
carbohydrate, tạo ra các axit béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các
vitamin K, B…
2.2.1.2. Cơ chế tiêu hóa thức ăn ở lợn
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2005) [11] tiêu hố thức ăn ở
lợn là q trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường tiêu hoá như protein,
carbohydrate, mỡ để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hố có thể diễn ra theo
các q trình:
+ Q trình cơ học
Tiêu hóa cơ học với các hoạt động lấy thức ăn nước uống, nhai và tẩm
thức ăn với nước bọt, nuốt thức ăn vào dạ dày. Trong đó các biến đổi cơ học
thức ăn chủ yếu do răng đảm nhiệm.
+ Q trình hố học
Là q trình tiêu hố nhờ các men tiết ra từ các tuyến trong đường
tiêu hoá.
+ Q trình vi sinh vật
Là q trình tiêu hố nhờ bacteria và protozoa.
+ Khả năng tiêu hóa



9

Trong q trình tiêu hố và hấp thụ thức ăn, một phần thức ăn ăn vào
nhưng không được hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Hiệu quả
tiêu hoá ở lợn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng và trạng thái
sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn cung cấp, cách chế biến thức ăn.
Lợn rất khó tiêu hố xơ vì vậy lượng xơ trong khẩu phần cần hạn chế.
2.2.1.3. Chăm sóc và ni dưỡng lợn dùng làm thí nghiệm
Lợn sử dụng làm thí nghiệm chủ yếu là từ sau cai sữa đến 56 ngày tuổi
chủ yếu phục vụ cho việc lấy máu và thử an toàn vaccin.
- Thức ăn và cách cho ăn
Theo Nguyễn Hữu Hưng (2009) [4] lợn con sau cai sữa cơ quan tiêu
hóa có nhiều thay đổi, do đó giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, thức
ăn khơng tiêu hóa được gây lên men sinh ra tiêu chảy. Vậy nên, ở giai đoạn
này thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng
cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc… nên dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con
sau cai sữa, có thể phối trộn từ bột ngơ, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay, bột
cá nhạt, bột xương…
Cách cho ăn khi cai sữa:
- Ngày tách mẹ giảm đi ½ lượng thức ăn so với ngày trước.
- Ngày kế sau giảm 1/3 so với ngày trước.
- Ngày kế tiếp sau đó giảm đi ¼ so với ngày trước cai sữa.
- Ngày kế tiếp trở lại lượng thức ăn của ngày trước ngày cai sữa. Nếu
theo dõi khơng có gì rối loạn về tiêu hóa thì từ ngày thứ 5 trở đi mức ăn tăng
dần theo yêu cầu của lợn con.
+ Máng ăn
Dùng máng dài 2m rộng 20m, trên có nắp được chia thành 10 ngăn,
mỗi ngăn có kích thước 20x20cm.
+ Nước uống cho lợn con



10

Được cung cấp qua vòi tự động được gắn cao cách mặt sàn 25cm.
+ Tỷ lệ xơ trong khẩu phần thấp
Theo Hồng Văn Tiến (1995) [10] bộ máy tiêu hóa chất xơ của lợn con còn
kém, tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao thì lợn con sinh trưởng phát triển chậm,
tiêu tốn thức ăn cao, lợn con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến cịi cọc,
tỷ lệ thích hợp là 5 - 6 %.
+ Có tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp
Theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [3] lợn con ở giai đoạn này
cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu
chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao, lợn con sẽ béo
sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn
tinh thích hợp cho lợn con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần.
+ Có tỷ lệ nước thích hợp
Lợn con rất hay khát nước vì q trình đồng hóa các chất dinh dưỡng
rất mạnh. Cơ thể lợn con có hàm lượng nước rất cao nên cần nhiều nước mới
thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Nếu không được cung cấp đủ nước lợn con sẽ
uống nước cống rãnh gây ra các bệnh.
Nếu khẩu phần lợn con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm
khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước
cũng gây nên nền chuồng bẩn, ẩm thấp và lợn con dễ nhiễm bệnh.
Theo Từ Quang Hiển và cs (2004) [5] nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên
thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tỷ lệ thức ăn
tinh: thơ phải thích hợp, cứ 1 kg thức ăn tinh trộn với 0,5 kg nước sạch, tối đa
có thể là tỷ lệ 1:1, ngồi ra người chăn nuôi phải cho lợn con uống nước đầy
đủ theo hình thức tự do.
Ngồi ra chúng ta cịn bổ sung khoáng vi lượng như Mn, Co, Cu, Mg,

Fe, I2… và bổ sung cho lợn những chế phẩm Vitamin - Khoáng.


11

+Phương pháp cho lợn con ăn
- Cho lợn con ăn nhiều bữa trong ngày, có thể chia ra làm 5 - 6
bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn cho ăn 3 bữa/ngày.
- Cho lợn con ăn đúng giờ giấc quy định và tập cho lợn con có những
phản xạ có điều kiện về tiêu hóa.
- Mỗi lần cho lợn con ăn nên cho ăn từng ít một để tránh vung vãy ra
ngoài và hạn chế được việc lợn con ăn thức ăn rơi vãi ở sàn mắc các bệnh về
đường tiêu hóa.
- Cho lợn con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe
để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng.
- Điều kiện chuồng nuôi
Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.
Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương
đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Yêu cầu về điều kiện tiểu
khí hậu: Nhiệt độ chuồng ni từ 23-24oC, độ ẩm từ 65-70%, tốc độ gió lùa
từ 0,3-0,4m/s. Theo Nguyễn Hữu Hưng (2009) [4] thay đổi đột ngột nhiệt
độ chuồng ni sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị
viêm phổi.
Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi.
+ Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.
+ Lợn bị lạnh: Nằm chồng chất lên nhau, lơng dựng, mình mẩy run.
+ Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở và uống
nhiều nước.
- Vệ sinh phòng bệnh
Theo Trần Cừ (1992) [2] lợn con sau cai sữa mẫn cảm với bệnh tật,

nên ô chuồng của chúng cần được: rửa sạch chuống bằng các vòi phun nước


12

có áp suất cao, làm sạch các dụng cụ chăn nuôi, tiêu độc sát trùng chuồng,
công nhân phải mặc bảo hộ lao động và đi ủng riêng.
Không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt.
Tiêm phịng đầy đủ cho lợn con.
Cọ rửa máng ăn sạch sẽ trước khi cho lợn con ăn.
2.2.2. Đối với động vật dùng làm thí nghiệm là chuột bạch.
Chuột thường được làm vật mẫu trong phịng thí nghiệm. Một số
giống đặc biệt phục vụ cho việc sử dụng trong phịng thí nghiệm. Sinh lí của
chuột giống với hầu hết những động vật có vú khác, bao gồm cả con người.
Sự phản ứng của bộ phận cơ thể chuột cũng giống như người. Những tiến bộ
vượt bậc trong khoa học và y dược là kết quả của quá trình thử nghiệm trên
chuột. Trong thực tế, hầu hết những loại thuốc mà con người hiện đang sử
dụng đã được thử nghiệm đầu tiên trên loài chuột.
Theo Haidarliu S và Ahissar E (1997) [12] với đặc trưng của chuột
bạch là tính hiền, được ni và nhân đàn một cách dễ dàng và quan trọng hơn
là do tính tương đồng cao trong bộ gene của chuột và bộ gene của người nên
hiện nay chuột bạch được coi là đối tượng quan trọng cho các nghiên cứu Y
sinh học. Y sinh học cũng là lĩnh vực nghiên cứu sử dụng chuột bạch làm
mẫu thí nghiệm nhiều nhất. Các gene của chuột bạch được giải mã để làm
giàu ngân hàng gene nhưng với mục đích chính là phục vụ cho con người.
Chuột bạch còn được dùng để thử tác dụng bảo hộ và tác dụng phụ của vacxin, thử tác dụng chữa bệnh của thuốc, của các tia xạ, tác dụng và ảnh hưởng
của một loại thức ăn.
Chuột thường được dùng để làm thí nghiệm vì chúng có kích thước nhỏ
và khá vơ hại. Chuột cũng là lồi động vật dễ ni, khơng cần nhiều khơng
gian sống, có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ nhân giống hàng loạt với giá rẻ.

Tuổi thọ của chuột ngắn, chỉ trong một vài năm. Do đó, các nhà khoa học có


13

thể nghiên cứu những thế hệ khác nhau của chúng dễ dàng. Người và chuột có
hệ gene giống nhau hơn 90%. Điều này khiến chuột trở thành con vật trung
gian thích hợp, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách thức gene người phản
ứng với những nhân tố môi trường tương tự. Theo Calderone và cs (1999)
[13] ngoài yếu tố di truyền, hệ thống sinh học trong cơ thể chuột, chẳng hạn
như các bộ phận cơ thể, cũng hoạt động rất giống con người. Một trong những
lý do quan trọng nhất là chuột dễ biến đổi gene.
2.2.2.1. Giải phẫu chuột
Bề ngồi của mỗi con chuột có thể đa dạng vì số lượng loài của
chúng rất lớn. Tuy nhiên, cơ thể của tất cả loài chuột đều bao gồm phổi,
cơ quan sinh sản và thận cũng như lá lách, não, tủy sống, tim, gan, dạ
dày, cơ hoành, bang, ngực, ruột, bàng quan và túi mật.
2.2.2.2. Đặc điểm hình thái
- Theo rspca.org.uk (2010) [14] hầu hết loài chuột đều là những
động vật nhỏ với cơ thể khỏe mạnh, chân ngắn và đuôi dài. Chúng sử
dụng răng cửa để gặm nhấm thức ăn, đào hang và tự vệ. Hạt giống và
những loại cây trồng khác là nguồn thức ăn yêu thích của chúng, tuy
nhiên một số lồi có sự khác biệt về chế độ ăn uống.
- Đa số các loài đều đi bằng gan bàn chân, đi bằng cả lòng bàn tay
và bàn chân của chúng và có móng vuốt. Móng của lồi đào hang thường
dài và khỏe, trong khi đó lồi chuột trên cây có móng ngắn và sắc hơn.
Lồi chuột sử dụng nhiều phương thức di chuyển như đi, chạy bằng bốn
chân, đào hang và leo trèo, nhảy hai chân, bơi và thậm chí là trượt.
- Đặc điểm dùng để phân biệt lồi chuột với các lồi khác chính là
cặp răng cửa không ngừng phát triển và nhọn. Điều này giúp chúng có

thể gặm nhấm các vật cứng. Ngồi ra nó cịn có tác dụng là hút má hoặc


14

môi để che chắn miệng và cổ họng từ vỏ bào và vật liệu không ăn được,
loại bỏ các chất thải từ phía bên miệng của chúng.
- Lồi chuột thường có các giác quan phát triển tốt như thính giác,
khứu giác và thị giác. Lồi sống về đêm thường có mắt bự và một vài
loài rất nhạy cảm với ánh sáng tử ngoại.
2.2.2.3. Dinh dưỡng
- Chuột là loài động vật khá cơ hội. Dãy thức ăn của chúng đa dạng
từ thịt cho đến trái cây rụng. Môi trường sống của con người cung cấp
cho chúng lượng thực phẩm dồi dào. Các lồi chuột phổ biến có khuynh
hướng ăn các loại thức ăn nhất định (Nguồn kithuanuoitrong.com) [15].
- Khi sống cạnh con người, thói quen của một con động vật gặm
nhấm sẽ được hình thành bởi nguồn thức ăn sẵn có. Chúng thường di
chuyển ra vào để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng.
- Qua đó chúng sẽ tận dụng nhiều nguồn thức ăn như thùng rác,
thùng thức ăn khơng được đậy kín, bát thức ăn cho vật ni và thậm chí
chúng sẽ ăn thịt cả đồng loại đã chết.
2.2.2.4. Tập tính của chuột
- Theo Calderone và cs (1999) [13] khi quần thể chuột lớn, hệ
thống phân cấp bắt đầu phát triển trong hang ổ của chúng. Các cá thể
mạnh mẽ hơn sẽ thống trị trong khi đó những con yếu hơn sẽ dưới
trướng chúng. Chuột đực sẽ không bảo vệ chuột cái trong hang. Khi con
cái đến kì động dục, một số con đực sẽ tuần tự giao phối tùy theo giai
cấp trong xã hội.
- Chuột sẽ tấn công khi chúng bị đe dọa. Chúng có thể đánh, đuổi
theo, cắn và cào. Chuột cũng có một số hành vi khác như đi nhẹ và sấp

bụng phòng thủ.


15

- Chuột ẩn nấp ở trong thành phố, vùng ngoại ô và nông thôn.
Chúng có thể phát triển mạnh mẽ trong mơi trường của lồi người, do đó
chúng được xem là động vật gặm nhấm hội sinh. Chuột nổi tiếng trong
việc di chuyển khoảng cách xa và rất cảnh giác với những vật lạ trên
đường di chuyển của mình.
2.2.2.5. Sinh sản
- Chúng là lồi động vật có tính xã hội và phương thức giao tiếp
khá phức tạp.
- Giao phối giữa các lồi gặm nhấm có thể thay đổi từ một vợ một
chồng, đa thê cho đến hỗn tạp.
- Rất nhiều lứa có những con sinh ra khơng phát triển, yếu kém
trong khi số khác phát triển tương đối tốt khi vừa mới sinh ra.
- Chuột sinh sản không ngớt, bất kể mùa và khí hậu.
- Chuột bắt đầu sinh sản vào khoảng 50 ngày tuổi ở chuột đực lẫn
chuột cái, mặc dù chuột cái có thể sinh sản khi 25 – 40 ngày tuổi. Vài cá
thể có thể đẻ con khi đủ 6 tuần.
- Chuột thường sống được khoảng 1 năm. Chuột có rất nhiều kì
sinh sản và xảy ra quanh năm, quá trình rụng trứng là tự phát.
- Trong suốt chu kì động dục 4 – 5 ngày và tự sinh sản khoảng 12
giờ xảy ra vào ban đêm.
- Thời gian mang thai trung bình khoảng 20 ngày.
- Chuột có khả năng sinh sản 14 – 24h sau khi sinh và đồng thời
cho con bú.
- Chuột cái có thể đẻ từ 5 đến 8 con sau khi giao phối.
- Mặc dù con cái có tập tính bảo vệ con mình nhưng chúng cũng có

thể ăn con của mình nếu xảy ra vấn đề nghiêm trọng như nạn đói.


16

- Kích thước trung bình mỗi lứa 10 – 12 trong q trình sinh sản tối
ưu nhưng mang tính phụ thuộc cao. Như một quy luật chung, chuột
thuần có thời gian mang thai dài hơn và số lứa ít hơn chuột lai.
- Chuột sơ sinh sinh ra nặng khoảng 0.5 – 1.5 g, khơng có lơng,
mắt và tai đóng lại.
- Việc ăn thịt đồng loại khơng phổ biến ở lồi này nhưng chuột cái
không nên bị làm phiền trong quá trình sinh ít nhất 2 ngày sau khi sinh.
- Con non cai sữa khi 3 tuần tuổi, trọng lượng sau khi cai sữa là 10
– 12 g. Nếu sau khi sinh khơng được sử dụng, chuột cái tiếp tục quay
vịng 2 – 5 ngày sau khi cai sữa.
- Chuột đực vừa mới sinh được phân biệt với chuột cái qua khoảng
các giữa hậu môn và cơ quan sinh dục lớn hơn và gai sinh dục lớn hơn ở
con đực. Đây là cách tốt nhất có thể thực hiện bằng cách nâng đuôi của
những con đẻ cùng lứa và so sánh đáy chậu.
2.2.3. Chăm sóc và ni dưỡng chuột bạch sinh sản phục vụ thí nghiệm
- Chuột thường được dùng để làm thí nghiệm vì chúng có kích thước
nhỏ và khá vơ hại.
- Chuột cũng là lồi động vật dễ ni, khơng cần nhiều khơng gian
sống, có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ nhân giống hàng loạt với giá rẻ.
- Tuổi thọ của chuột ngắn, chỉ trong một vài năm. Do đó, các nhà khoa
học có thể nghiên cứu những thế hệ khác nhau của chúng dễ dàng.
Chọn giống:
- Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tồn thân có một màu lông
trắng, sáng màu.
- Không bị dị tật hoặc mắc các bệnh khác.



17

- Trước khi mua giống cần cho chuột ăn thử để kiểm tra xem chuột
có kén ăn hay khơng, chỉ chọn những con ăn tốt

(Nguồn:

kithuatnuoitrong.com) [15].
Thức ăn và cách cho ăn:
- Thức ăn :
Chuột bạch cũng như các giống chuột khác, chúng rất thích một sự lựa
chọn đa dạng các loại thức ăn nên khơng q khó khăn để bạn chọn cho chuột
bạch ăn gì. Nhưng bên cạnh đó, cho chú chuột bạch của bạn những loại thức
ăn thích hợp là rất quan trọng, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ
và sự sinh sản của chúng.
Không nên tự làm thức ăn tổng hợp cho chuột vì thức ăn mình làm
thường khơng đảm bảo đủ dinh dưỡng cũng như điều kiện bảo quản, tốt nhất
là nên mua các túi thức ăn chuyên dùng cho chuột. (Nguồn bacsithuy.org
[16])
Ngoài ra chuột còn được cho ăn thêm giá đỗ để bổ sung vitamin E và
C, nâng cao khả năng sinh sản và phát triển.
- Cách cho nước uống:
Về lượng nước uống, cung cấp nước sạch đầy đủ cho chuột bạch mỗi ngày.
Mặc dù chuột không uống nước nhiều nhưng vào những ngày nóng bức
thì phải có đủ lượng nước sạch cho chúng.
Không nên cho chuột bạch uống nước bằng bát đựng thức ăn vì sẽ dễ bị
đổ nước và mất vệ sinh.
Nên cho chuột bạch uống nước bằng bình nước chun dụng, nên rửa

bình nước ít nhất 1lần/tuần bằng cách súc thật sạch, sau đó dùng một cái bơng
ngốy tai để làm sạch rãnh chỗ tiếp xúc giữa nắp và thân bình.
 Những thức ăn cần lưu ý khơng cho chuột bạch ăn


×