Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Nghi lễ Mỡi của người Mường (Nghiên cứu trường hợp người Mường ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Bùi Văn Hộ

NGHI LỄ MỠI CỦA NGƢỜI MƢỜNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN LẠC SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Bùi Văn Hộ

NGHI LỄ MỠI CỦA NGƢỜI MƢỜNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN LẠC SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH)

Chuyên ngành: Văn hóa dân gian
Mã số: 9229041



LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Hiền
TS Hoàng Sơn

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ liệu
đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những phát hiện đƣa
ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.

Tác giả

Bùi Văn Hộ


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.. 13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 13
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 34

Tiểu kết ................................................................................................................ 50
Chƣơng 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, NGƢỜI MƢỜNG, VĂN HÓA VÀ TÍN
NGƢỠNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG........................................................................... 52
2.1. Giới thiệu về địa bàn và tộc ngƣời nghiên cứu ............................................ 52
2.2. Văn hóa của ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn ......................................................... 59
Tiểu kết ................................................................................................................ 66
Chƣơng 3: THẦY MỠI VÀ VIỆC THỰC HÀNH NGHI LỄ MỠI CỦA
NGƢỜI MƢỜNG Ở LẠC SƠN......... ..................... ..................................................68
3.1. Thầy Mỡi và sự hành nghề của họ ............................................................... 68
3.2. Số phận và quá trình trở thành thầy Mỡi ..................................................... 74
3.3. Đời sống và truyền nghề của các thầy Mỡi.................................................. 80
3.4. Điện thờ Mỡi ................................................................................................ 85
3.5. Các loại nghi lễ Mỡi ..................................................................................... 89
Tiểu kết .............................................................................................................. 106
Chƣơng 4: NGHI Ễ MỠI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG
CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở LẠC SƠN.............................. ............................ ...........108
4.1. Nghi lễ Mỡi phản ánh hệ thống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ................. 108
4.2. Quy trình thực hành nghi lễ Mỡi trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng................................................................................................................ 115
4.3. Vị trí của nghi lễ Mỡi trong đời sống tinh thần của ngƣời Mƣờng ở huyện
Lạc Sơn .............................................................................................................. 125
4.4. Sự biến đổi của nghi lễ Mỡi trong văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng hiện nay .138
Tiểu kết………… ..............................……………………………………………..147
KẾT LUẬN........................................................................................ ................ .........149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ............... ..............157
TÀI IỆU THAM HẢO......................... .......................... .....................................158
PHỤ LỤC................... ..................................................................................................167


3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
NCS

-

Nghiên cứu sinh

Nxb

-

Nhà xuất bản

KT

-

Kinh tế

Tp. HCM

-

Thành phố Hồ Chí Minh


Tr

-

Trang

VH

-

Văn hóa

VHXH

-

Văn hóa xã hội

XH

-

Xã hội


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngƣời Mƣờng nói chung và ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa

Bình nói riêng có một kho tàng văn hóa dân gian, trong đó các sinh hoạt về tín
ngƣỡng, nghi lễ rất phong phú và đa dạng. Các nghi lễ, tín ngƣỡng đƣợc tổ
chức nhằm để cầu cúng chữa bệnh, trấn an, cầu yên và trong các phong tục
tang lễ, cƣới xin, lễ hội, nghi lễ ở cộng đồng. Các nghi lễ thể hiện quan niệm
vũ trụ quan, nhân sinh quan về “ba tầng - bốn thế giới”, trong đó con ngƣời có
vía và vạn vật hữu linh. Trong tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng, những việc rủi ro,
gặp hạn, ốm đau, bệnh tật, trắc trở duyên phận .v.v. phần nào đó là nguyên
nhân mang tính tự nhiên, là do con ngƣời bị mất vía, hoặc do ma quỷ quấy
rầy. Trên nền tảng của hệ thống tín ngƣỡng này, mọi nghi lễ của ngƣời
Mƣờng đƣợc sinh ra, việc thực hành các nghi lễ để giải quyết những vấn đề
mang tính đức tin và thể hiện những quan điểm nhân sinh quan, vũ trụ quan
của ngƣời Mƣờng đƣợc nảy sinh.
Trong đời sống ngƣời Mƣờng nói chung và ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình nói riêng, thầy Mo, Trƣợng, Mỡi là ngƣời tổ chức tất cả
các nghi lễ liên quan về vòng đời ngƣời, từ khi sinh ra cho đến klhi sang thế
giới bên kia, nghi lễ cầu yên, giải hạn .v.v. Các thầy Mỡi, theo số phận, phải
làm lễ nhập môn, hay còn gọi là “Nổ”, để hành nghề, tổ chức nghi lễ chữa
bệnh cho các thành viên trong cộng đồng. Theo tín ngƣỡng, họ có khả năng
đặc biệt có thể giao tiếp với thần linh với thế giới vô hình. Họ là cầu nối giữa
thế giới trần gian với một thế giới khác, ở đó có các vị thần tối linh, các hồn
ma, và nơi mà vía đi lang thang bị lạc lối. Thế giới vô hình có tác động đến
đời sống con ngƣời, sức khỏe, bệnh tật, ốm đau, công danh, sự nghiệp. Trong
đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng, Mỡi là một trong những nghi lễ hình
thành từ lâu đời. Tuy mục đích và hình thức tổ chức nghi lễ có những nét


5

khác nhau, các nghi lễ Mỡi nói chung nhằm truyền tải ƣớc muốn của con
ngƣời về sức khỏe, sống lâu, gia đình đƣợc bình an, mùa màng, vạn vật tƣơi

tốt, ƣớc vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Trong thực tế, các nghi lễ Mỡi là một
bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng.
Trƣớc thời kỳ Đổi mới (1986), nghi lễ Mỡi cũng nhƣ nhiều thực hành
tín ngƣỡng của các tộc ngƣời bị coi là mê tín dị đoan và cấm đoán. Đây là
điều bất khả thi, bởi lẽ các nghi lễ là một phần trong cuộc sống tâm linh, tinh
thần của con ngƣời. Chúng không hề mất đi, vẫn luôn tồn tại và biến đổi cho
phù hợp với nhu cầu của con ngƣời trong thời đại mới. Đến nay, nghi lễ Mỡi
có chiều hƣớng phát triển và trở nên phổ biến trong sinh hoạt tín ngƣỡng của
cá nhân, gia đình, cộng đồng ngƣời Mƣờng. Thực hành nghi lễ Mỡi trƣớc kia
cũng nhƣ bây giờ, là một điểm tựa về tinh thần, giúp con ngƣời vƣợt qua
những khó khăn bất trắc, nhất là trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng với
nhiều rủi ro trong kinh doanh, trong cuộc sống nói chung. Vậy, nghi lễ Mỡi là
gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng nhƣ vậy trong đời sống văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng?
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng, trong đó có các nghi lễ của thầy Mỡi, nhƣng các
công trình mới chỉ mô tả khái quát và chƣa nêu bật đƣợc vai trò, chức năng,
giá trị cũng nhƣ bản chất Shaman giáo của nghi lễ nhƣ công trình của tác giả:
Bùi Huy Vọng (2016) [62]; Bạch Mỹ Trinh (2015) [51 . Các công trình này
chƣa làm r đƣợc chức năng, vai trò, và khả năng của các thầy Mỡi nhƣ là
thầy cúng tâm linh, là ngƣời tƣ vấn tinh thần và góp phần không nhỏ trong
việc lƣu giữ những giá trị văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng. NCS thấy
rằng cần tìm hiểu sâu về nghi lễ Mỡi để làm rõ vai trò và chức năng của nó
trong cuộc sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn,


6

đồng thời nhấn mạnh vai trò của các thầy Mỡi đối với cá nhân, gia đình, cộng

đồng. Do vậy, NCS chọn đề tài
trường hợp n ườ

của n ườ

ườn

n

u

ường ở huyện Lạ Sơn, tỉnh Hòa Bình) làm đề tài nghiên

cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa dân gian.
2. Mục đích nghiên cứu
- Luận án hƣớng tới việc nhận diện một cách rõ ràng về vai trò và chức
năng của thực hành nghi lễ Mỡi trong đời sống tinh thần của ngƣời Mƣờng
nói chung và ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nói riêng hiện
nay.
- Luận án làm r và đề cao vai trò của các thầy Mỡi. Họ không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong cuộc sống tâm linh của cộng đồng, mà còn là những ngƣời
thực hành, lƣu truyền những giá trị văn hóa tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời
Mƣờng ở huyện Lạc Sơn.
- Luận án làm r việc thực hành nghi lễ Mỡi, nhƣ là một thực hành
Shaman giáo mang đậm bản sắc văn hóa của ngƣời Mƣờng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là thực hành nghi lễ Mỡi trong văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng. Để làm r điều này, luận án đi sâu để nhận diện
bản chất, ý nghĩa, chức năng của nghi lễ Mỡi đối với cộng đồng ngƣời Mƣờng

ở Lạc Sơn.
- Nghiên cứu các thầy Mỡi, những thành viên trong cộng đồng đƣợc
thầy Mỡi làm lễ ( n

y). Thầy Mỡi là những ngƣời đáp ứng các nhu cầu về

tinh thần, tâm linh cho cả cộng đồng ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức,
các sinh hoạt nghi lễ của thầy Mỡi, không gian điện thờ trong văn hóa tín


7

ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn và tập trung chủ yếu ở một số xã
nhƣ: Xã Thƣợng Cốc, xã Văn Nghĩa, xã Mỹ Thành, xã Chí Thiện, xã Miền
Đồi, xã Xuất Hóa …
Phạm vi thời gian: Trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung nghiên
cứu nghi lễ Mỡi của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình chủ yếu
là trong thời kỳ hiện nay, tính từ năm 1986 đến nay thời kỳ Đổi mới .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nghi lễ Mỡi nhƣ là một phần trong đời sống văn hóa tín
ngƣỡng của cộng đồng, đáp ứng những nhu cầu và ƣớc vọng về một cuộc
sống đầy đủ, tƣơi đẹp, có sức khỏe, sung túc, bình an.
- Nghiên cứu nghi lễ Mỡi bằng sự thể hiện khả năng của các thầy Mỡi,
sự giao tiếp tâm linh giữa thế giới trần gian và thế giới vô hình. Đó là một thể
loại nguyên hợp, tích hợp trong nó ngôn từ truyền miệng, bùa chú với hiện vật
thiêng mang tính biểu tƣợng và đức tin của ngƣời Mƣờng về thế giới vô hình.
- Nghiên cứu số phận của các thầy Mỡi có ăn số phải hành nghề, xem
xét họ nhƣ là những ngƣời thầy cúng góp phần đáp ứng nhu cầu tâm linh của

cá nhân và cộng đồng. Họ đƣợc coi nhƣ là những ngƣời lƣu giữ n t văn hóa
trong tín ngƣỡng và là ngƣời bảo vệ sức khỏe, sự sống của ngƣời Mƣờng ở
Lạc Sơn.
- Phân tích về quy trình của việc thực hành các nghi lễ Mỡi của ngƣời
Mƣờng trong văn hóa tín ngƣỡng và trong bối cảnh cuộc sống của cộng đồng
hiện nay.
- Tìm hiểu sức sống và sự biến đổi của nghi lễ Mỡi trong bối cảnh cuộc
sống hiện nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Với các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án nhằm trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu sau:


8

- Nghi lễ Mỡi và thầy Mỡi có vị trí nhƣ thế nào trong đời sống tinh thần
của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn hiện nay?
- Tại sao trong bối cảnh đƣơng đại, nghi lễ Mỡi vẫn tồn tại và phát triển
mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn.
6. Cách tiếp cận và phƣơng ph p nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
Nghi lễ Mỡi là một loại hình tín ngƣỡng, hội tụ trong nó những yếu tố
văn hóa dân gian phong phú. Do vậy, để tìm hiểu Mỡi, luận án sử dụng các
cách tiếp cận liên ngành, bao gồm nghiên cứu văn hóa dân gian, nhân học tôn
giáo, tín ngƣỡng.
Trƣớc hết, NCS cũng sử dụng các cách tiếp cận văn hóa dân gian, ghi
âm các câu chuyện, những sự tích, những huyền thoại, những lời cầu cúng,
thần chú liên quan đến hệ thống tín ngƣỡng Mỡi. Với cách tiếp cận này, NCS
đã đƣa ra đƣợc bức tranh sinh động về thế giới quan của ngƣời Mƣờng, những
tín ngƣỡng, đức tin về hệ thống đa thần, về các mƣờng trời, mƣờng đất, về

nguyên nhân của bệnh tật, cái chết. Những hệ thống đức tin này đã hòa quyện
trong những hành động nghi lễ tạo nên một loại hình thực hành nghi lễ dân
gian mang đậm văn hóa truyền thống của ngƣời Mƣờng.
Với cách tiếp cận nhân học tôn giáo, NCS có nhiều thuận lợi. NCS là
ngƣời Mƣờng, sinh ra và lớn lên tại vùng đất Lạc Sơn, tỉnh Hòa ình, đã trực
tiếp trải nghiệm và quan sát nhiều nghi lễ từ khi còn nhỏ. NCS có thể dùng
thứ ngôn ngữ Mƣờng để giao tiếp với những ngƣời trong cuộc, với các thầy
Mỡi ngƣời nắm giữ vai trò nòng cốt trong thực hành nghi lễ và những ngƣời
trong cộng đồng ở Lạc Sơn mà nhiều ngƣời trong số họ là ngƣời thân, thành
viên của gia đình, dòng họ. Là ngƣời trong cuộc, NCS sống trong nền văn hóa
của dân tộc mình, đƣợc trải nghiệm những thực hành nghi lễ Mỡi trong đời
sống của cá nhân và gia đình. NCS hiểu rất rõ bản chất, ý nghĩa của Mỡi trong


9

đời sống của chính bản thân, của gia đình, cũng nhƣ của bà con ngƣời
Mƣờng. Trong nghiên cứu, là ngƣời trong cuộc thì chƣa đủ, NCS đã thực hiện
nhiều đợt điền dã, trực tiếp nói chuyện, phỏng vấn các thầy Mỡi có uy tín ở
huyện Lạc Sơn. NCS cũng trực tiếp phỏng vấn những ngƣời thụ hƣởng nghi lễ
Mỡi, là những bà con trong cộng đồng, làng xóm để có những thông tin đa
chiều về bản chất, về ý nghĩa của Mỡi trong cuộc sống của các cá nhân, gia
đình, cộng đồng. Những thông tin của ngƣời trong cuộc góp phần quan trọng
cho việc phân tích, lý giải bản chất, sức sống, và ý nghĩa của các nghi lễ Mỡi
đối với cộng đồng ngƣời Mƣờng. NCS làm quen và tiếp cận đƣợc với nhiều
thầy Mỡi trên địa bàn huyện Lạc Sơn, ngƣời có ăn số, có những kỹ năng và
khả năng đặc biệt để có thể thâm nhập vào thế giới tâm linh của Mỡi. Các thầy
Mỡi đã nhiệt tình chia sẻ về số phận cuộc đời, về hệ thống tín ngƣỡng của Mỡi,
về loại hình nghi lễ Mỡi, về ý nghĩa biểu tƣợng, về các hành động nghi lễ và
hiện vật thờ cúng. Với sự giúp đỡ của những thầy Mỡi, NCS tham dự nhiều

nghi lễ Mỡi tại điện thờ của họ, và tại gia đình những ngƣời thụ lễ, mà các thầy
Mỡi gọi họ là “con mày”. Những câu chuyện của các “con mày” giúp NCS hiểu
đƣợc nguyên nhân tại sao họ phải đến gặp các thầy Mỡi để xem bói, phán bệnh
để thực hiện nghi lễ cầu cúng, cũng nhƣ công hiệu của việc thực hành nghi lễ
trong việc chữa bệnh, cầu an, cầu phúc, tránh rủi ro, trắc trở trong đƣờng đời.
Với góc nhìn của ngƣời trong cuộc và từ ngƣời làm lễ, thụ lễ, NCS đôi khi sử
dụng chính ngôn ngữ của họ về tín ngƣỡng Mỡi nhƣ “Nổ Mỡi” bắt ra làm
Mỡi , “bị hành”, “các Ngài cho ăn lộc”, và một số thuật ngữ tiếng Mƣờng có
chú thích tiếng Việt. NCS đã thực hiện ghi chép dân tộc học tỉ mỉ quá trình tổ
chức các buổi lễ, đồ thờ cúng, quy trình hành lễ, mục đích của từng loại nghi
lễ, bối cảnh diễn ra nghi lễ, hoàn cảnh của ngƣời thụ lễ. Những ghi chép dân
tộc học giúp cho luận án có những thông tin chi tiết từ các buổi lễ trong đời
sống thƣờng nhật để hiểu r hơn bản chất và nhận diện nghi lễ một cách tƣơng


10

đối xác thực. Những ghi chép dân tộc học là tài liệu quan trọng để có bức tranh
thực trạng về việc tổ chức nghi lễ và việc hành lễ, mối quan hệ giữa thầy Mỡi
và “con mày” một cách sinh động.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu khác nhau:
P ươn p áp quan sát t a

dự: NCS đã tham dự nhiều loại nghi lễ

Mỡi khác nhau trong đời sống của ngƣời Mƣờng kể từ năm 2014 đến nay. Cụ
thể, NCS đã tham dự các nghi lễ nhƣ: Lễ Làm Chay 7 cờ tại xóm Be Ngoài,
xã Chí Thiện, huyện Lạc Sơn, lễ mến mả tại xóm Ấm, xã Văn Nghĩa, huyện

Lạc Sơn, lễ cầu con trai tại xóm Anh 1, xã Thƣợng Cốc, huyện Lạc Sơn, lễ cắt
dây ma nhà tại xóm Trang, xã Thƣợng Cốc, huyện Lạc Sơn, lễ giải căn tại
xóm Ấm, xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn... và nhiều lễ làm mát, buộc dây, gọi
vía... tại Điện thờ Mỡi Bùi Thị Minh tại xóm Anh 1, xã Thƣợng cốc, huyện
Lạc sơn, tỉnh Hòa Bình… Bằng cách tham dự, quan sát, nhìn nhận và đánh
giá các hành động, diễn biến, con ngƣời, bối cảnh thực hành nghi lễ, NCS đã
có những đánh giá, nhận định bằng trực quan. Điều này giúp cho luận án phản
ánh chân thực hơn về nghi lễ và sức sống của nó trong văn hóa Mƣờng.
Phỏng vấn sâu: NCS thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn về các đối tƣợng
khác nhau. Đối tƣợng phỏng vấn tập trung hơn cả là các thầy Mỡi nhằm có
những thông tin về cuộc đời, căn số và công việc của họ. NCS cũng phỏng
vấn những con mày, ngƣời dân tìm gặp thầy Mỡi để nhờ thầy giúp làm lễ để
hiểu lý do họ làm lễ và đức tin, sự trông mong của họ khi làm lễ. Những cuộc
phỏng vấn con mày tìm hiểu về nguyên nhân tổ chức nghi lễ Mỡi của các cá
nhân gia đình ngƣời Mƣờng. Hơn nữa, thông qua phỏng vấn sâu những ngƣời
thực hành và ngƣời thụ lễ, NCS hiểu đƣợc ý nghĩa, hay nói một cách khác
“công năng” và sức sống của nghi lễ Mỡi trong đời sống tín ngƣỡng của


11

ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn.
Câu chuyện cuộ đời: Khai thác những câu chuyện về cuộc đời riêng tƣ
về việc phải ra làm Mỡi của các thầy Mỡi cũng nhƣ mọi câu chuyện về việc
phải làm lễ của những ngƣời thụ lễ ( n

y đây là một trong những cách tiếp

cận hiện đại đƣợc sử dụng trong phân tích một số nhiệm vụ, cùng các nội dung
từ quan điểm của ngƣời trong cuộc. Cách khai thác câu chuyện cuộc đời thực

sự hữu hiệu và là những cứ liệu đáng tin cậy để bàn luận về ý nghĩa, vai trò, và
công năng của nghi lễ Mỡi trong cộng đồng ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn.
P ươn p áp tra

u, p n t

tư ệu th cấp: Luận án chắt lọc thông

tin liên quan, kế thừa những quan điểm, đánh giá từ những công trình đã in ấn
để bổ sung cho những tƣ liệu thu thập từ địa bàn. Các tƣ liệu này giúp cho
luận án có những cơ sở bàn luận về những vấn đề của các học giả đi trƣớc đã
làm đƣợc. Trên cơ sở đó kế thừa và phát triển với những số liệu riêng từ
nghiên cứu điền dã cùng với những phân tích riêng của mình để có nhiều
thông tin đa chiều đồng thời để làm rõ các nhiệm vụ, nội dung của luận án.
P ươn p áp p n t

tổng hợp: Phân tích tổng hợp các nguồn tƣ liệu

khác nhau hƣớng tới đạt đƣợc mục đích mà luận án đƣa ra và đúc kết những
nội dung phân tích mang tính khái quát, góp phần trong nghiên cứu học thuật
về tín ngƣỡng, nghi lễ và văn hóa của ngƣời Mƣờng. Luận án sử dụng phƣơng
pháp diễn giải những số liệu thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu các đối
tƣợng là thầy Mỡi, ngƣời thụ hƣởng nghi lễ là

n

y để làm r hơn những ý

nghĩa biểu tƣợng, bản chất, chức năng của nghi lễ theo cách ngƣời trong cuộc
hiểu, đặc biệt ý nghĩa biểu tƣợng của các hành động nghi lễ và hiện vật nghi lễ.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu về nghi lễ Mỡi trong văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình góp một phần nhỏ vào trong hệ


12

thống lý luận về hiện tƣợng Shaman giáo.
- Luận án cung cấp một cách hiểu r hơn về hệ thống nghi lễ Shaman
giáo, mang tính ma thuật với mục đích chữa bệnh tâm linh, cầu an, cầu những
điều tốt đẹp trong đời sống thƣờng nhật. Thông qua một trƣờng hợp nghiên
cứu cụ thể là Mỡi, luận án góp phần vào bức tranh chung trong khoa học
nghiên cứu về các hiện tƣợng tín ngƣỡng bản địa, thể hiện sự đa dạng về văn
hóa tín ngƣỡng của các cộng đồng ở Việt Nam và trên thế giới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận diện r hơn về vai trò
của nghi lễ Mỡi trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại địa bàn.
- Kết quả của luận án cung cấp những quan điểm khoa học về chức
năng, ý nghĩa, vai trò của nghi lễ Mỡi và thầy Mỡi, có thể ứng dụng trong
việc hoạch định chính sách, các chiến lƣợc phát triển, bảo tồn di sản văn hóa
tín ngƣỡng nhằm đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt tâm linh của cộng đồng bản
địa trong xã hội đƣơng đại.
- Luận án hoàn thiện là một tài liệu tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu về văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Mƣờng và cho ngành nghiên cứu
văn hóa dân gian, nhân học tôn giáo, tín ngƣỡng.
8. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (8
trang) và Phụ lục (20 trang), luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (48 trang)

Chƣơng 2: Văn hóa của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn 16 trang
Chƣơng 3: Thầy Mỡi và việc thực hành nghi lễ Mỡi của ngƣời Mƣờng
ở Lạc Sơn 39 trang
Chƣơng 4: Nghi lễ Mỡi trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng ở Lạc Sơn 43 trang .


13

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu về người Mường và văn hóa tín ngưỡng của
người Mường
- Nghiên c u về n ườ

ường

Về ngƣời Mƣờng và văn hóa Mƣờng, có nhiều công trình nghiên cứu
mang tính tổng hợp về lịch sử, con ngƣời, văn hóa. Một trong những công
trình tiêu biểu phải kể đến là cuốn Địa chí Hòa Bình (2005) [14]; do tỉnh Hòa
Bình xuất bản đã đề cập khá toàn diện các khía cạnh trong đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của các dân tộc sinh sống tại địa bàn
tỉnh Hòa

ình. Công trình cũng đã đề cập đến những n t cơ bản trong đời

sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng và các nghi lễ đƣợc thực hành trong đời
sống, nhƣ: Nghi lễ hôn nhân, sinh đẻ, tang ma. Công trình Văn óa n ười

ường huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình (2009) [7], do Hoàng Hữu Bình làm
chủ biên đã miêu tả khá đầy đủ và sinh động các khía cạnh đời sống của
ngƣời Mƣờng ở huyện Kim ôi về kinh tế, văn hóa, tri thức địa phƣơng, thực
hành nghi lễ.

ườ

ườn v

văn óa ổ truyền

ườn

-

Sơn

n

[11 . Đây là tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều học giả nhằm giới
thiệu vốn văn hóa cổ truyền, tập tục sinh đẻ, cƣới xin, tang ma, nghệ thuật của
ngƣời Mƣờng Bi. Trong

ườ

ường ở Việt Nam (1999) [29 , tác giả

ùi

Tuyết Mai, Vũ Đức Tân đã mang đến một bức tranh sinh động về cuộc sống,

văn hóa, lịch sử của ngƣời Mƣờng qua hơn 100 bức ảnh đƣợc chọn lọc, sắp
xếp một cách lôgíc. Tác giả đã cung cấp cho bạn đọc hình dung đƣợc những
đặc trƣng cơ bản về lối sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của
ngƣời Mƣờng. Gần đây, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh trong bài viết “Dân tộc
Mƣờng” trong cuốn Các dân tộc Việt Nam 2017 cũng đã bổ sung, cập nhật


14

và đƣa ra bức tranh tƣơng đối đầy đủ về nguồn gốc, địa bàn cƣ trú và tập tục,
văn hóa của ngƣời Mƣờng [38].
Một trong những tác giả viết nhiều về ngƣời Mƣờng và văn hóa Mƣờng
là Bùi Huy Vọng. Công trình L n

ường ở Hòa Bình (2014) [58] của tác

giả Bùi Huy Vọng bàn về một số vấn đề văn hóa và cả các nghi lễ thờ tự
chung của làng. Trong công trình Văn óa d n

an

ường: Một góc nhìn

(2015) [61], Bùi Huy Vọng đã đề cập đến các nghi lễ trong đời sống của
ngƣời Mƣờng nhƣ nghi lễ kéo si, tục cắt chốn rau, nghi thức cắt cầu lân, tạ ơn
mƣời hai bà Mụ, lễ hội cầu mùa, lễ hội dân gian Mƣờng. Đáng lƣu ý là trong
công trình này, nghi lễ Mỡi đƣợc tác giả giới thiệu sơ lƣợc nhƣ là một thực
hành quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng.
- Nghiên c u về t n n ư ng, nghi l của n ườ


ường

Có nhiều công trình miêu tả, nghiên cứu về tín ngƣỡng, một nghi lễ nào
đó trong hệ thống nghi lễ vòng đời của ngƣời Mƣờng nhƣ lễ sinh đẻ, lễ cƣới, lễ
mừng thọ, nghi lễ tang ma. Một số công trình phải kể đến nhƣ: Tập tụ s n đẻ
của n ười Mường, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, (2005) [16] của Nguyễn Thị
Song Hà; Bùi Huy Vọng là một tác giả có nhiều công trình về ngƣời Mƣờng,
nhƣ “L kéo si trong truyền thốn

ường” 2007 [56]. Những công trình của

ông là tài liệu thứ cấp quan trọng cho luận án tham khảo về tập quán, về khái
niệm nghi lễ Mỡi. Nhìn chung các công trình này là những mô tả dân tộc học
quan trọng về các nghi lễ nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng, góp phần
không nhỏ cho các nghiên cứu sau này về thông tin, số liệu để so sánh, đối chiếu.
Trong thập niên gần đây, các công trình nghiên cứu về nghi lễ của
ngƣời Mƣờng khá phong phú và đa dạng. Có thể kể đến nghiên cứu của
Nguyễn Thị Song Hà (2011) với công trình Nghi l trong chu kỳ đờ n ười
của n ườ

ường ở Hòa Bình [17]. Công trình này không chỉ cung cấp cho

ngƣời đọc những tƣ liệu dân tộc học đơn thuần về nghi lễ chu kỳ đời ngƣời


15

mà còn minh chứng cho lý thuyết chuyển đổi của Anorld Van Gennep. Trong
nghiên cứu này, tác giả tƣơng đối thành công trong việc nghiên cứu sự chuyển
đổi vị trí của cá nhân ngƣời tiến hành nghi lễ. Hôn nhân có ý nghĩa đặc biệt

với ngƣời đàn ông, giúp cho anh ta trở thành “Đức cả”. Với ngƣời phụ nữ,
hôn nhân đánh dấu sự trƣởng thành của ngƣời phụ nữ, khẳng định họ có khả
năng quán xuyến các công việc cho gia đình, sinh con để duy trì nòi giống.
Một trong những đóng góp vào nghiên cứu tín ngƣỡng của ngƣời
Mƣờng phải kể đến công trình của tác giả Nguyễn Hữu Thức: T n n ư n
d n

an

ườn tỉn

a

n (2001) [49 . Đây là một bài viết mang tính

tổng hợp về hệ thống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng bao gồm: Tín ngƣỡng thờ
Quốc Mẫu Vua

à, Tín ngƣỡng Thờ thần núi - Đức Thánh Tản Viên; Tín

ngƣỡng thờ Thổ công; Tín ngƣỡng thờ thần nông nghiệp, Tín ngƣỡng thờ tổ
tiên; Tín ngƣỡng thờ thần Chàng Vàng; Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng; Tín
ngƣỡng thờ Táo quân vua

ếp ; Tín ngƣỡng thờ vua Khú; Tín ngƣỡng thờ

Nạ mụ; Tín ngƣỡng thờ Phật; tín ngƣỡng thờ Thần tự nhiên; Tín ngƣỡng thờ
bà Chúa Thác. Tác giả cho rằng những thực hành tín ngƣỡng dân gian “góp
phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mƣờng và là thành tố kết dính với
truyền thống văn hóa Mƣờng để văn hóa Mƣờng “hòa nhập” nhƣng không bị

“hòa tan” trong giao lƣu” [49, tr.321-369].
Bùi Huy Vọng là ngƣời đã dành nhiều công sức, tâm huyết nghiên cứu,
sƣu tầm thực hành các nghi lễ trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng.
Trong những năm gần đây, ông liên tiếp xuất bản các công trình nhƣ: Tục cúng
sao giải hạn của n ườ

ường ở Hòa Bình (2014) [59]; Những biểu tượn đặc

trưn tr n văn óa d n

an ủa n ườ

ường (2016) [63]; Đền ăn v

á

nghi l t n n ư ng dân gian (2015) [60]; Quan niệm và ng xử v i vía trong
đời sống của n ườ
ay ảy ờ ủa n ườ

ường (2016) [64], Phong tụ
ườn

P nd

ay, tập

Tụ

ủ tế (2011) [57]. Các công



16

trình sƣu tầm của Bùi Huy Vọng đã khảo tả và cung cấp thông tin khá chi tiết
về sinh hoạt tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Mƣờng nhƣ: Nghi lễ chu kỳ đời
ngƣời, nghi lễ mùa vụ, nghi lễ thờ cúng cộng đồng, các hình thức thờ tự trong
gia đình và cá nhân. Đồng thời ông cũng đề cập khá chi tiết đối tƣợng ngƣời
thực hành nghi lễ, ngƣời thụ lễ, cách thức tiến hành, lễ vật cũng nhƣ niềm tin
của ngƣời Mƣờng trong việc thực hành nghi lễ tín ngƣỡng.
- Nghiên c u về

ường

Mo Mƣờng là một loại hình văn hóa, tín ngƣỡng dân gian của dân tộc
Mƣờng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả Từ Chi (bút danh Trần Từ)
là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều công trình nổi tiếng viết về
ngƣời Mƣờng. Trong các công trình

ườ

ường ở Hòa Bình (1996) [54],

ông đã đề cập đến thực hành nghi lễ, chủ yếu là vấn đề tang ma, với mục đích
thông qua đó để tìm hiểu về thế giới quan của ngƣời Mƣờng. Nghiên cứu của
ông cung cấp những kiến thức nền tảng để hiểu về nguồn gốc của những thực
hành nghi lễ trong đời sống của ngƣời Mƣờng.
Nghiên cứu về Mo Mƣờng và các thực hành nghi lễ trong tang ma phải
kể đến các tác giả; Đinh Văn Ân sƣu tầm và biên soạn Mo kể chuyện đẻ đất
đẻ nư c [4], là một trong những áng Mo không thể thiếu trong nghi lễ. Còn

công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Kim Phúc (2004), Nghi l Mo trong
đời sống tinh th n của n ườ

ường [33] tập trung vào nghi lễ Mo trong đời

sống tinh thần của ngƣời Mƣờng, hệ thống tín ngƣỡng, vị trí và vai trò của
thầy Mo trong đời sống tinh thần của ngƣời Mƣờng Bi. Theo tác giả, Mo
đƣợc diễn xƣớng trong 23 nghi lễ đƣợc thực hiện bằng Mo. Một điểm mới
trong cách tiếp cận ở công trình này là tác giả bƣớc đầu quan tâm đến cuộc
sống của những ngƣời thực hành, quá trình học nghề và hành nghề của họ.
Hai tác giả Vƣơng Anh và Hoàng Anh Nhân đã dày công sƣu tầm
những phần Mo kể chuyện của ngƣời Mƣờng vùng Thanh Hóa. Năm 2010,


17

va

Hoàng Anh Nhân,
nghiên cứu

a ủa n ườ

ườn [30 . Năm 1976, nhà

ùi Thiện, Thƣơng Diễm và Quách Giao sƣu tầm, biên dịch và

biên soạn Đẻ đất đẻ nư

T ơd n


an d n tộ

ường [41 . Đây cũng là tác

phẩm sử thi đầu tiên đƣợc sƣu tầm và công bố ở miền Bắc Việt Nam. Tuy
nhiên, các tác giả mới tập trung vào việc sƣu tầm và biên dịch phần Mo kể
chuyện, chủ yếu là sử thi Đẻ đất Đẻ nƣớc.
Nghiên cứu về Mo Mƣờng mới đây phải kể đến tác giả Kiều Trung Sơn
trong Nghệ thuật di n xư n

ường (2016) [35]; tác giả đã đem đến cho

ngƣời đọc một công trình nghiên cứu về diễn xƣớng Mo một cách bài bản và
khoa học. Tác giả đã phân tích diễn xƣớng Mo trong hệ thống lý thuyết về
diễn xƣớng, trong môi trƣờng diễn xƣớng cụ thể là các đám tang. Công trình
của Kiều Trung Sơn đã mang lại những tƣ liệu khoa học có ý nghĩa trong việc
nghiên cứu về tín ngƣỡng này.
1.1.2. Nghiên cứu nghi lễ Mỡi
. .2. . á

ôn tr n tr n nư c về M i

Nghiên c u so sánh về

, Trượn

ượng), M i:

Bùi Thiện là ngƣời dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để sƣu

tầm, biên soạn diễn xƣớng Mo, Trƣợng, Mỡi với công trình Di n xư ng Mo Trượng - M i (2005) [42]. Tác giả bàn về vũ trụ quan của ngƣời Mƣờng,
quan niệm về cõi sống, về cõi chết và nhận diện khái quát về tín ngƣỡng Mo Mỡi - Trƣợng (còn gọi là Clƣợng), về trang phục, đồ nghề hành lễ của ông
Mo. Phần lớn cuốn sách tập trung vào việc công bố các sƣu tầm và ghi lại các
lời khấn của thầy Mo, Trƣợng, Mỡi bằng tiếng Mƣờng, sau đó dịch ra tiếng
Việt và đƣợc biên soạn một cách có hệ thống. Cuốn sách giúp cho NCS hiểu
r hơn về bản chất, sự khác nhau của các thầy Mo, Trƣợng, Mỡi, và quan
điểm nhân sinh quan của ngƣời Mƣờng.


18

Một công trình khá đồ sộ của Bùi Thiện Di n xư ng nghi l : Di sản
văn óa đặc sắc của dân tộ

ường (2015) [43] giới thiệu khối lƣợng lớn các

bài diễn xƣớng liên quan đến nghi lễ vòng đời và các nghi lễ tín ngƣỡng khác.
Ông đã lý giải cho sự ra đời của các diễn xƣớng này xuất phát từ quan niệm
về vũ trụ luận, về tín ngƣỡng “vạn vật hữu linh”. Đối với ngƣời Mƣờng, cái
chết chỉ là về phần thể xác vật chất, còn “hồn vía” là vĩnh hằng, ai cũng có
hồn/vía, và hồn vía cần đƣợc quan tâm chăm sóc. Với quan niệm ấy, ngƣời
Mƣờng đã sáng tạo nên nhiều loại hình nghi lễ cầu phúc, cầu an, làm vía hay
các cuộc tang lễ. Trong công trình trên, tác giả cũng đã đề cập đến những
truyền thuyết, huyền thoại về sự xuất hiện của các loại hình diễn xƣớng.
Trong công trình này, tác giả dành nhiều công sức cho việc sƣu tầm các
bài Mo, ý nghĩa của các bài Mo trong đời sống của ngƣời Mƣờng, thời gian
thực hành và ngƣời thực hành Mo. Theo tác giả, Mo là loại hình diễn xƣớng
sử thi xuất hiện sớm nhất của ngƣời Mƣờng và Mo cũng là nguồn gốc sản
sinh ra các diễn xƣớng khác nhƣ Trƣợng, Mỡi trong đời sống của ngƣời
Mƣờng. Theo tác giả, Mo và Trƣợng có chung một nguồn gốc là Chàng - Trò,

Mo - Trƣợng, tức là đƣợc sinh ra từ trứng thiêng ở núi Hang Hao. Nhiệm vụ
của Trƣợng là cúng lễ cho ngƣời ốm đƣợc khỏe mạnh [43, tr.122]. Bên cạnh
đó, tác giả phân tích những điểm giống nhau cơ bản của ba loại hình tín
ngƣỡng này về giọng điệu, đối tƣợng hành lễ, mục đích cúng tế. Theo đó, Mo,
Trƣợng, Mỡi đều có giai điệu, giọng hát, cách khấn, cầu cúng. Mo, tức tang
ca trong tang lễ và chỉ hành lễ cho ngƣời qua đời (hồn . Trƣợng, Mỡi là hình
thức cúng vía cho ngƣời sống [43]. Còn về nguồn gốc của ba thể loại này, có
thể đề cập đến bài “Mo - Trƣợng - Mỡi trong đời sống tâm linh Mƣờng”
(2007) [24] của tác giả Trƣơng Sỹ Hùng. Tác giả phân tích các truyền thuyết
liên quan đến việc sinh ra của ba thể loại này, cũng nhƣ một vài điểm cơ bản
khác nhau của ba loại hình diễn xƣớng nghi lễ.


19

Những nghiên cứu của các tác giả Bùi Thiện, Trƣơng Sỹ Hùng,
Nguyễn Hữu Thức,

ùi Huy Vọng… đã cung cấp cho ngƣời đọc những tƣ

liệu quan trọng về ba loại hình tín ngƣỡng Mo - Trƣợng - Mỡi trong văn hóa
tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng, cũng nhƣ sự giống và khác nhau của ba thể loại
này trong thực hành tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn, Hòa ình. Các
tác giả mới chỉ cung cấp những tƣ liệu mang tính chất giới thiệu, sƣu tầm về ba
loại hình tín ngƣỡng mà chƣa có sự phân tích chuyên sâu về vị trí, vai trò, chức
năng của nghi lễ trong cộng đồng, cũng nhƣ chức năng của các thầy làm lễ.
- Nhận diện nghi l và th y M i:
Một bài viết đáng chú ý của tác giả Nguyễn Hữu Thức, “Trƣợng và
Mỡi trong đời sống tâm linh của ngƣời Mƣờng” (2001) [48]. Tác giả phân
biệt hoạt động của Trƣợng là “chỉ ngƣời đàn ông làm nghề cúng bói, giúp

ngƣời ốm khỏi bệnh, còn hoạt động của Mỡi là nghi thức cầu cúng chữa bệnh
cho ngƣời ốm do phụ nữ Mƣờng đảm nhận”. Tác giả còn nói rõ việc ra hành
nghề của Mỡi, là những ngƣời bị một vài trận ốm, bị điên. Tác giả cho rằng
Mỡi và Trƣợng đều có một đối tƣợng tác động là ngƣời ốm đau. Hình thức tác
động khác nhau nhƣng đều chung một phƣơng tiện là thông qua cái áo của
ngƣời ốm, dùng phù chú để thôi miên, ám thị tạo ra tác động về tâm lý để
chuyển biến bệnh tình. Trƣợng và Mỡi đều đóng một vai trò nhƣ một liều
thuốc an thần giải tỏa tâm lý sợ hãi về thân phận nhỏ b của ngƣời Mƣờng
trong một thế giới mông lung, huyền bí và không lƣờng trƣớc đƣợc. Đây là
những quan điểm khá hiện đại về vai trò tâm linh của thầy Trƣợng và Mỡi mà
NCS tiếp thu và lý giải, phân tích sâu hơn trong luận án này.
Bùi Thiện, Di n xư ng Mo - Trượng - M i (2005) [42 . Trong công
trình có một phần nói về Mỡi, nhƣng chủ yếu cuốn sách tập trung vào việc
công bố các sƣu tầm và ghi lại các lời khấn của thầy Mỡi bằng tiếng Mƣờng,
sau đó dịch ra tiếng Việt và đƣợc biên soạn một cách có hệ thống, bài bản.


20

Đây là một công trình để NCS kế thừa tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa và những
lời khấn của Mỡi.
Nguyễn Từ Chi trong công trình Góp ph n nghiên c u văn óa v tộc
n ười 2003 [10 ; đề cập đến đặc điểm công việc của những ngƣời hành
nghề tín ngƣỡng. Ông cho rằng “Các bà Mỡi chỉ phụ trách về linh hồn của trẻ
con”. Mỡi không phải là trọng tâm nghiên cứu của công trình này, nhƣng
đƣợc tác giả nhắc đến nhƣ một nghi lễ quan trọng trong văn hóa tín ngƣỡng
của ngƣời Mƣờng. Vũ Ngọc Khánh trong L hội trong cộn đồng các dân tộc
Việt Nam 2004 [27 ; đã đề cập tới “Mỡi rớ ma” của dân tộc Mƣờng là một
trong nhiều hoạt động của lễ hội truyền thống. Theo ông, Mỡi là một hình thái
diễn xƣớng mang đậm yếu tố sinh hoạt tâm linh của ngƣời Mƣờng ở Hòa

Bình. Mỡi có nhiều loại nhƣ Đổ reng, cúng vía kéo si, trả của rớ ma. Tác giả
đi sâu vào nghiên cứu lời đối đáp giữa bà Mỡi và mọi ngƣời trong một buổi
làm lễ, chứ chƣa đi sâu nghiên cứu bản chất của Mỡi và sự phát triển, nở rộ
của nghi lễ trong thời kỳ đƣơng đại. Bùi Văn Nợi cũng là tác giả đã dành thời
gian nghiên cứu và sƣu tầm về Mỡi. Trong công trình M

ường (2015) [31],

ông đề cập đến vai trò của Mỡi trong đời sống tâm linh của ngƣời Mƣờng. Tác
giả cũng đề cập đến những thay đổi của ngƣời hành nghề Mỡi trong đời sống
hiện nay nhƣng phần lớn tâm huyết của tác giả lại để tâm sƣu tầm những bài
Mỡi thực hiện trong các nghi lễ mà chƣa khám phá chức năng của nghi lễ trong
đời sống hiện nay của cộng đồng.
Gần đây nhất, công trình M i và vai trò của M
th n của n ườ

tr n đời sống tinh

ường ở Hòa Bình (2017) [52] do Bạch Mỹ Trinh chủ biên.

Cuốn sách tập trung nhận diện nghi lễ Mỡi là hiện tƣợng văn hóa trong đời
sống ngƣời Mƣờng, mang tính Shaman giáo. Các hoạt động của Mỡi truyền
tải các ƣớc muốn của ngƣời Mƣờng về một cuộc sống tốt đẹp. Công trình này
làm rõ sắc thái ý nghĩa của thuật ngữ “Mỡi”, theo đó, Mỡi là danh từ riêng,


21

chỉ thực hành cầu cúng, trấn an, trừ tà ma. Các thầy Mỡi có vai trò nhƣ ngƣời
chăm sóc đời sống tâm linh, đời sống tinh thần, điểm tựa tinh thần của ngƣời

Mƣờng. Thầy Mỡi chính là những ngƣời lƣu giữ các di sản văn hóa phi vật
thể truyền khẩu đặc sắc của dân tộc. Các tác giả làm r các tiêu chí, tƣ cách và
khả năng của ngƣời làm Mỡi, quy trình trở thành thầy Mỡi bao gồm sắm sửa
bàn thờ, đồ nghề; đấm thiếp - tẩy trần, ra Mỡi, tập đi làm vía làm ma; làm
Mỡi, khao quân, lễ ra mắt. Công trình cũng đề cập đến các loại nghi lễ nhƣ
bùa yêu, hóa giải bùa yêu, lễ tạ mả. Cuốn sách còn phê phán một số thầy Mỡi
mới “nổ”, đạo đức kém, bị đồng tiền chi phối. Họ hành nghề không vì mục
đích cứu ngƣời, mà vì lợi nhuận và kiếm tiền làm ảnh hƣởng đến vai trò, chức
năng của thầy Mỡi trong xã hội ngƣời Mƣờng. Tuy nhiên, cuốn sách này chƣa
phân tích sâu chức năng, ý nghĩa của nghi lễ Mỡi và vai trò của thầy Mỡi
trong xã hội đƣơng đại từ quan điểm của ngƣời trong cuộc. Đồng thời, công
trình cũng chƣa đặt nghi lễ Mỡi trong tổng thể cuộc sống và hệ thống tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng.
Luận án cũng làm r những vấn đề mà trong công trình M
sốn n ườ

tr n đời

ường ở Lạ Sơn - Hòa Bình (2016) [62] của tác giả Bùi Huy

Vọng, công trình này có tên gần với luận án. Tác giả Bùi Huy Vọng mô tả
khái quát những vấn đề cơ bản của tín ngƣỡng và nghi lễ Mỡi. Mỡi đƣợc ông
đề cập đến từ vấn đề về nguồn gốc, tên gọi, lịch sử ra đời, vai trò của Mỡi
trong đời sống, đến môi trƣờng thực hành, một số nghi lễ về Mỡi. Phần lớn
công trình là ghi ch p và sƣu tầm những bài cúng Mỡi. Có thể nói, đây là
công trình đầu tiên nghiên cứu tƣơng đối sâu về Mỡi trong đời sống tín
ngƣỡng của ngƣời Mƣờng ở Lạc Sơn, Hòa

ình. NCS kế thừa một số khái


niệm, nhận diện về Mỡi trong công trình này. Điều khác biệt cơ bản của luận
án với công trình này của Bùi Huy Vọng là NCS nghiên cứu một cách bài
bản, khoa học trên nền tảng của học thuật, lý luận về nghi lễ Shaman giáo,


22

phân tích về vị trí của nghi lễ đối với cộng đồng từ ngƣời trong cuộc, về vai
trò của các thầy Mỡi, về các giá trị trị liệu, hóa giải các vấn đề về sức khỏe,
cầu an, giải hạn, cắt giải tiền duyên. Hơn nữa, dựa trên những câu chuyện
cuộc đời của các thầy Mỡi cũng nhƣ của những ngƣời thụ lễ, NCS làm rõ ý
nghĩa của nghi lễ đối với cuộc sống của các cá nhân, cộng đồng. Hơn nữa,
trên cơ sở cách tiếp cận diễn xƣớng nghi lễ của ngành văn hóa dân gian, chịu
ảnh hƣởng của nhân học văn hóa, luận án phân tích các yếu tố của một buổi lễ
do Mỡi thực hiện, từ ngƣời hành lễ, ngƣời thụ lễ, đến bối cảnh, mục đích cụ
thể của các nghi lễ. Hơn nữa, luận án bàn luận về sức sống của nghi lễ Mỡi
trong bối cảnh đƣơng đại để làm rõ một quan điểm học thuật về sức sống của
các nghi lễ mang tính ma thuật trong xã hội đƣơng đại.
1.1.2.2. Một số công trình của n ườ nư c ngoài về M i
Nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài về Mỡi ngƣời Mƣờng và hệ thống
tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng nhƣ thể loại Mo Mƣờng là đối tƣợng đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu, sƣu tầm quan tâm đến từ sớm. Từ thời kỳ Pháp thuộc,
ngƣời Mƣờng đã đƣợc biết đến qua những ghi chép của một số Cha cố, sỹ
quan và một số học giả Pháp. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến những công
trình nghiên cứu khá đầy đủ các khía cạnh cuộc sống ngƣời Mƣờng của hai
học giả Pier Grossin và Jeanne Cusinier. Trong các công trình này, có những
ghi ch p ban đầu về nghi lễ chu kỳ đời ngƣời và những thực hành nghi lễ, tín
ngƣỡng trong đời sống của ngƣời Mƣờng. Trong công trình Tỉn

ường Hoà


Bình 1925 , Pierre Grossin đã dành một chƣơng đầu tiên ghi tóm lƣợc nội
dung toàn bộ phần Mo sử thi. Còn trong sách

ườ

ườn , địa ý, n n văn

và xã hội học của Jeanne Cuisinier (1995) [26], tác giả đã đề cập các thực
hành nghi lễ trong đời sống của ngƣời Mƣờng nhƣ: Thờ cúng tổ tiên, thờ cúng
chung của bản làng, thờ cúng trong nhà; nghi lễ trong gia đình, nghi lễ tang
ma, nghi lễ mở đầu năm mới, nghi lễ nông nghiệp. Qua đó, tác giả đã miêu tả


23

ý nghĩa của từng loại nghi lễ thể hiện trong lời Mo. Trong công trình này,
Cuisinier cũng đã dành một chƣơng nói về tang ma. Tuy nhiên, cả hai học giả ít
khi tiếp xúc với cuộc sống của những ngƣời nông dân nên những nghiên cứu
thƣờng nghiêng về tập tục của dòng dõi quý tộc, Lang đạo vì những tài liệu họ
thu thập đƣợc do ông Lang Cun đứng đầu mƣờng cung cấp.
Mỡi và các nghi lễ Mỡi cũng đƣợc các nhà nghiên cứu, sƣu tầm quan
tâm và đề cập đến từ sớm. Jean Cuisinier ngay từ những năm 20 của thế kỷ
XX, đã có những ghi chép về hiện tƣợng Mỡi và đề cập trong cuốn Les
ường -

ườ

ườn , địa ý, n n văn v xã ội học (1995) [26]. Jean


Cuisinier phản ánh bản chất của ngƣời làm Mỡi và hoạt động của thầy Mỡi
trong đời sống sinh hoạt ngƣời Mƣờng. Tuy vẫn gọi tên Mỡi trong tiếng
Mƣờng, song tác giả coi hoạt động Mỡi gần giống nhƣ hành động của phù
thủy ở châu Âu. Theo tác giả, Mỡi là “những hành vi ma thuật rõ ràng, một
mặt là những hành vi bất thƣờng của việc thờ cúng cá nhân, mặt khác là những
tập quán ma thuật kết hợp với kỹ thuật y dƣợc…” [26, tr.707 . Jean Cuisinier
mô tả những đặc tính của các bà Mỡi, cho rằng đa số họ là những ngƣời:
Không lấy chồng, cũng có bà Mỡi lấy chồng và có con cái, cũng có
cả trƣờng hợp thiên bẩm ma thuật truyền từ mẹ cho con gái… các
bà Mỡi bao giờ cũng do một hoặc nhiều thần linh nam giới điều
khiển. Họ thƣờng đội một chiếc khăn của đàn ông mặc ra ngoài
quần áo của họ một chiếc áo ngắn đàn ông, và thắt dây lƣng theo
kiểu đàn ông… [26, tr.707 .
Tác giả phân vân trong việc “phân loại” và tên gọi, coi bà Mỡi là phù thủy
chƣa thực sự phù hợp. Tác giả cho rằng đúng hơn thì gọi họ là “những bà mục
sƣ, nếu nhƣ họ hạn chế hoạt động của họ vào việc cúng lễ các linh hồn sống.
Nhƣng, muốn làm mục sƣ một cách hoàn toàn và thật sự, thì họ cũng phải đƣợc
sự thống nhất lại bằng một truyền thống tôn giáo chung” [26, tr.707 .


×