Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quảng Nam 0918755356

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 157 trang )

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2
Địa chỉ: nằm trên dòng chính sông Tranh, thuộc huyện Bắc Trà My và
Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2
MỤC LỤC.
Chương I

Trang

MỞ ĐẦU

7

I.1

Sự cần thiết phải xây dựng dự án

7

I.2



Mục đích báo cáo

7

I.3

Các tài liệu, cơ sơ pháp lý để nghiên cứu .

7

I.4

Các phương pháp nghiên cứu ĐTM

9

I.5

Tổ chức, thành viên tham gia thực hiện

9

Chương II
MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN.

12

II.1


Tên dự án

12

II.2

Cơ quan chủ quản.

12

II.3

Vị trí công trình

12

II.4

Phạm vi nghiên cứu của dự án

12

II.5

Mục tiêu kinh tế – xã hội, chính trị của dự án,

12

II.6


Qui mô, các hạng mục công trình và công nghệ của dự án

13

I1.7

Tiến độ thực hiện dự án

23

I1.8

Tổng dự toán vốn đầu tư công trình

24

Chương III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

25

III.1

Đặc điẻm môi trường vật lý

25

III.1.1


Địa hình, địa mạo

25

III.1.2

Đặc điểm khí hậu, khí tượng & chất lượng không khí .

25

III.1.3

Đặc điểm thủy văn.

29

III.1.4

Đặc điểm Địa chất công trình

III.1.5

Hiện trạng khoáng sản lòng hồ

33
37

III.1.6

Động đất


37

III.1.7

Đặc điểm thổ nhưỡng

37

III.1.8

Hiện trạng chất lượng nước vùng dự án

40

III.2

Đặc điểm môi trường sinh thái

42

III.3
III.3.1

Đặc điểm KT-XH khu vực dự án.
Khái quát tình hình phát triển kinh tế, hạ tầng vùng dự án .

42

III.3.2


Đặc điểm Văn hoá - xã hội .

44

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

42

2


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2
Chương IV

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

45

IV.1

Giai đoạn chuẩn bị và thi công dự án

45

VI.1.1
a


Môi trường vật lý
Thay đổi bề mặt địa hình khu vực

45

b

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

46

c

Ô nhiễm chất lượng nước

49

IV.1.2
IV.1.2.1

Tác động đến môi trường sinh thái
Tác động đến hệ thực vật và thảm phủ thực vật

52

IV.1.2.2

Tác động đến khu hệ động vật hoang dã


53

IV.1.2.3

Tác động đến hệ thủy sinh và cá

55

IV.1.3
IV.1.3.1

Tác động đến đến kinh - tế xã hội khu dự án
Tác động tiêu cực

55

IV.1.3.2

Tác động tích cực

57

IV.2

Giai đoạn vận hành hồ chứa và nhà máy.

58

IV.2.1
IV.2.1.1


Môi trường vật lý
Tác động tích cực

58

IV.2.1.2

Tác động tiêu cực

61

IV.2.1.4

Tác động tới khả năng xâm thực và tái tạo bờ hồ

68

IV.2.1.5

Đánh giá động đất kích thích khi xây dựng dự án

69

IV.2.2

Tác động đến môi trường sinh thái

69


IV.2.2.1

Tác động tích cực

69

IV.2.2.2

Tác động tiêu cực

71

IV.3
IV.3.1

Kinh tế - xã hội
Tác động tích cực

73

IV.3.2

Tác động tiêu cực

74

IV.2.4

ĐTM khi thực hiện công tác TĐC


45

52

55

58

73
(Phụ lục 3)

Chương V
BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN SÔNG
TRANH 2

76

V.1
V.1.1
V.1.2

Giảm thiểu trong gia đoạn thi công dự án
Địa hình
Giảm thiểu ô nhiễm chất lượng không khí

76
76

V.1.3


Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung

77

V.1.4

Giảm thiểu chất lượng nước

77

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

76

3


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

V.1.5

Do chất thải rắn

78

V.1.6


Giảm thiểu đối với hệ sinh thái

79

V.1.7

Giảm thiểu rủi ro, mất an toàn khi thi công dự án

80

V.1.8

Giảm thiểu tổn thất khoáng sản lòng hồ

82

V.1.9

Công tác đền bù và TĐC

(Phụ lục 4)

83

V.1.10

Giảm thiểu ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng

83


V.2
V.2.1

Giảm thiểu giai đoạn hồ tích nước & vận hành nhà máy

84
84

V.2.2

Giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước hồ & hạ du
Giảm thiểu mất nước hồ qua đập

84

Bổ sung dòng chảy đoạn sông Tranh sau đập đến ngã ba sông
Trường
Giảm thiểu sự rủi ro môi trường, sự cố đập

85

Giảm thiểu đến hệ sinh thái

87

Giảm thiểu tổn thất di chỉ khảo cổ

88

V.2.3

V.2.4
V.2.5
V.2.6
V.2.7

Hạn chế xói mòn lưu vực

85

85

Chương VI
GIÁM SÁT & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

89

VI.1

Quqn trắc, giám sát môi trường

89

VI.1.1

Giai đoạn thi công

89

VI.1.1


Giai đoạn hồ tích nước và vận hành nhà máy

92

VI.2

Kinh phí quan trắc, giám sát

94

VI.3

Tổ chức hoạt động quản lý & giám sát môi trường
Chương VII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
97

1

Kết luận chung

97

1.1

Các tác động tích cực

97


1.2

Các tác động tiêu cực

98

2

Một số kiến nghị

98
TÀI LIỆU THAM KHẢO

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

100

4


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

PHẦN CÁC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1: Đánh giá tổn thất khoáng sản hồ chứa thủy điện Sông

Tranh 2


103

Phụ lục 2: Hiện trạng hệ sinh thái khu vực Thủy điện Sông Tranh 2

112

Phụ lục 3: Công tác đền bù, di dân & TĐC thủy điện Sông Tranh 2

120

Phụ lục 4: Vệ sinh, thu dọn lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2

150

Phụ lục 5: Phần các văn bản pháp lý liên quan.

158

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

5


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
TK&QHNN:

ST&TNSV:
EVN:
PECC1
NN&PTNT:
KHCN:
GTVT:
BTTN:
QLDA:
MBCT:
UBND:
ĐTM:
TĐC:
TKKT:
MBCT:
QL:
CTTĐ:
TVXD:
MNDBT:
MNC
QHTT:
TTCN:
KT-XH:
KHHGĐ:
TCVN:
CN-TTCN
TT:
TVN:
ĐVN:
ĐVĐ
tb/l:


Thiết kế & Qui hoạch Nông nghiệp
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Khoa học công nghệ
Giao thông vận tải
Bảo tồn thiên nhiên
Quản lý dự án
Mặt bằng công trình
Uỷ ban nhân dân
Đánh giá Tác động môi trường
Tái định cư
Thiết kế kỹ thuật
Mặt bằng công trình
Quốc lộ
Công trình thủy điện
Tư vấn xây dựng
Mực nước dâng bình thường
Mực nước chết
Qui hoạch tổng thể
Tiểu thủ công nghiệp
Kinh tế xã hội
Kế hoạch hoá gia đình
Tiêu chuẩn Việt Nam
Công nghiệp-Tiểu thủ Công nghiệp
Thị trấn
Thực vật nổi
Động vật nổi

Động vật đáy
Tế bào /lít

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

6


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1a: Vị trí thủy điện Sông Tranh 2.
Hình 1b: Sơ đồ vị trí TĐ Sông Tranh 2 trên bậc thang thủy điện sông Vũ Gia –
Thu Bồn.
Hình 2: Sơ đồ giao thông ngoài công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Hình 3: Sơ đồ tổng thể mặt bằng công trình.
Hình 4: Sơ đồ vị trí các mỏ vật liệu khai thác xây dựng TĐ Sông Tranh 2.
Hình 5: Sơ đồ cấu trúc kiến tạo & địa động lực thủy điện Sông Tranh 2.
Hình 6: Vị trí lấy mẫu nước phục vụ ĐTM thủy điện Sông Tranh 2 .
Hình 7: Vị trí các nơi dự kiến trồng bù rừng ven hồ .
Hình 8: Sơ đồ vị trí giám sát môi trường giai đoạn thi công
Hình 9: Sơ đồ vị trí giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình

Hình 10 : Hiện trạng thảm rừng vùng thủy điện Sông Tranh 2.
Hình 11: Sơ đồ qui hoạch các điểm TĐC thủy điện Sông Tranh 2

Hình 12: Hiện trạng sử dụng đất các vùng dự kiến TĐC thủy điện Sông Tranh 2.


EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

7


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

Chương I
MỞ ĐẦU
I.1.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG DỰ ÁN.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của các ngành kinh tế và sinh
hoạt của nhân dân trong cả nước, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã xây dựng Qui
hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 có xét triển vọng đến năm
2020, gọi tắt là Qui hoạch điện V đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết
định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22.6.2001. Để phù hợp hơn với sự phát triển nhu cầu sử
dụng điện, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21.3.2003
về việc hiệu chỉnh một số nội dung thuộc Qui hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai
đoạn 2001 2010 có xét triển vọng đến năm 2020. Theo Qui hoạch điện V đã được phê
duyệt, đến hết năm 2005, các nhà máy điện trong cả nước sản xuất đạt sản lượng từ
48,3 đến 53,0 tỉ kWh, năm 2010 đạt sản lượng 88,5 đến 93 tỉ kWh. Nhằm đảm bảo mức
tăng trưởng cao trong từng giai đoạn, qui hoạch điện V đã đưa ra dự kiến các nguồn điện
vận hành giai đoạn 2003 - 2005, giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng các nguồn điện
vận hành giai đoạn 2011- 2020.
Trong Qui hoạch điện V, công trình thủy điện Sông Tranh 2 trên sông Tranh
được dự kiến đưa vào vận hành năm 2009. Tiến độ phát điện tổ máy vào năm 2009,

hoàn thành công trình vào năm 2009. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư
trực tiếp quản lý dự án.
Vì thế việc đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 hoàn toàn phù
hợp với qui hoạch bậc thang thủy điện trên sông Vu Gia -Thu Bồn cũng như qui hoạch
phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 có xét triển vọng đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Công trình xây dựng hoàn thành sẽ góp phần
tăng thêm lượng điện cho quốc gia, tạo nguồn cho các mục đích sử dụng nước khác dưới
hạ lưu sông Tranh.
I.2

MỤC ĐÍCH BÁO CÁO

Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) công trình thủy điện Sông Tranh 2
nhằm đánh giá hiện trạng môi trường & dự báo tác động do việc thực hiện dự án gây ra
đối với các yếu tố môi trường. Qua đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tới mức tối đa
tác động tiêu cực lên môi trường. Thiết kế và thực hiện công tác giảm thiểu & bảo vệ
môi trường, giám sát, quan trắc và quản lý môi trường khu vực.
I.3.

TÀI LIỆU, VĂN BẢN LÀM CĂN CỨ BÁO CÁO

I.3.1 Các tài liệu cơ bản.
 Tài liệu liên quan trong báo cáo dự án đầu tư xây dựng
 Số liệu thống kê, báo cáo thường niên của các ngành Lâm-Nông nghiệp của huyện
Trà My, báo cáo Hiện trạng môi trường của tỉnh Quảng Nam năm 2003.
 Kết quả khảo sát và thu thập tài liệu cơ bản do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện I thực
hiện năm 2005
 Báo cáo nghiên cứu các chuyên ngành thủy điện Sông Tranh 2 liên quan như:
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1


8


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

 Báo cáo điều tra thiệt hại vùng hồ và TĐC thủy điện Sông Tranh 2 .
 Báo cáo nghiên cứu điều tra đánh giá tài nguyên khoáng sản lòng hồ thủy điện
Sông Tranh 2 .
 Báo cáo đánh giá hiệu ích sử dụng nước hạ du thủy điện Sông Tranh 2 .
 Báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 .
 Báo cáo địa chất thủy điện Sông Tranh 2 .
 Báo cáo thủy văn CTTĐ thủy điện Sông Tranh 2 .
 Đánh giá đa dạng sinh học khu vực thủy điện Sông Tranh 2 .
I.3.2 Các văn bản pháp qui liên quan đến công tác ĐTM.
- Luật Tài nguyên nước được Chính Phủ ban hành ngày 20 tháng 5 năm 1998.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.
- Luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14-7-1993.
- Luật khoáng sản của nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20-3-1996.
- Nghị định của Chính phủ 80 CP/2006/NĐ/CP về việc qui định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của luật Bảo vệ môi trường tháng 9/8/2006
về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 490/1998 TT-BKHCNMT ngày 9 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập thẩm định báo cáo ĐGTĐMT đối với các dự
án đầu tư.
- Nghị định 197/NĐ-CP ngày 7/12/2004, về bồi thường hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu
hồi đất..
- Quyết định số 229 QĐ/TĐC ngày 25/3/1997 của Bộ trưởng Bộ khoa học Công nghệ và

Môi trường về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường.
- Liên quan đến việc sử dụng tài nguyên nước và việc TĐC cho nhân dân bị ảnh hưởng
do vùng hồ nhà máy thủy điện chúng tôi căn cứ vào các văn bản về luật Tài nguyên
nước được Chính Phủ ban hành ngày 20 tháng 5 năm 1998. Nghị định 179/1999 NĐ-CP
của Chính Phủ ngày 30/12/1991.
- Liên quan đến tiêu chuẩn ĐTM; báo cáo đã căn cứ vào bộ tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) do Bộ KHCN&MT năm 1995 qui định
- Bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) do Bộ KHCN&MT năm 1995 qui định.
- Bộ TCVN ban hành năm 2001.
- Bộ TCVN ban hành năm 2001:
+ TCVN 5942: 1995 - Chất lượng nước: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
+ TCVN 5942: 1995 – Nước thải: Tiêu chuẩn thải.
+ TCVN 6772-2000 - Chất lượng nước: Nước thải sinh hoạt.
+ TCVN 6980: 2001 - Chất lượng nước: Tiêu chuẩn nước thải công thải vào lưu vực
nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
+ TCVN 6984: 2001 - Chất lượng nước: Tiêu chuẩn nước thải công thải vào lưu vực
nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.
+ TCVN 5937-1995 – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
Các văn bản khác liên quan đến dự án.
(Xem phụ lục 5)
I.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐTM
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

9


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2


Dưới đây là một số phương pháp chúng tôi đã sử dụng để lập báo cáo ĐTM công
trình thủy điện Sông Tranh 2.
I.4.1 Phương pháp điều tra thực địa
Tiến hành khảo sát, điều tra thực địa, phỏng vấn quần chúng nhân dân kết hợp
với thu thập các tài liệu liên quan trong vùng nghiên cứu. Từ đó phân tích và đánh giá
hiện trạng môi trường khu vực, dự báo và đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đối
với các yếu tố môi trường.
I.4.2 Phương pháp thống kê số liệu môi trường:
Phương pháp này chọn ra một số tham số tiêu biểu về môi trường có liên quan đến
quá trình phát triển của dự án để phân tích, ví dụ thống kê và đánh giá số liệu hiện trạng
về dân sinh, kinh tế, sinh thái của vùng thực hiện dự án. Từ đó so sánh và đánh giá được
sự ảnh hưởng của dự án thủy điện Sông Tranh 2 tới đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất
rừng, dân cư, kinh tế xã hội của nhân dân vùng xây dựng dự án.
I.4.3 Phương pháp chập bản đồ.
Đây là một biện pháp khá thông dụng, dễ thực hiện, có hiệu quả và chi phí thấp.
Dùng bản đồ thiết kế dự án cùng tỷ lệ (cả vùng MBCT và khu vực lòng hồ) chập lên bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, từ đó đánh giá được sự tổn thất đất các loại, tổn thất thảm phủ
thực vật, xác định các khu vực có nguy cơ bị xói mòn đất mạnh do việc xây dựng dự
án…
I.4.4 Phương pháp phán đoán của chuyên gia
Kinh nghiệm của chuyên gia có ảnh hưởng khá lớn đến phương pháp dự báo. Các
phương pháp hỗ trợ dự báo như phỏng vấn, đánh giá nhanh, tổ chức hội thảo đặc biệt
quan trọng đối với việc phán đoán các tác động xã hội.
I.4.5 Phương pháp so sánh tương tự.
Dùng các vùng có đặc điểm tương tự về tự nhiên của các dự án thủy điện đã được
xây dựng và đang hoạt động, đã đánh giá và được phê duyệt để dự báo các vấn đề về
môi trường cho thủy điện Sông Tranh 2.
I.5. CÁC TỔ CHỨC, THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN

I.5.1 Cơ quan chủ quản và các thành viên thực hiện.

Tổng Công Ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư dự án, Ban QLDA thủy điện 3
là đơn vị thay mặt Tổng Công ty Điện lực Việt Nam quản lý công tác xây dựng dự án.
Công ty TVXD Điện1 là đơn vị Tư vấn cho Ban QLDA Thủy điện 3 lập báo cáo ĐTM
và các báo cáo khác của dự án thủy điện Sông Tranh 2.
* Tổng hợp và lập báo cáo ĐTM .
CN. Lê Kim Anh, Địa lý – Sinh thái Môi trường
* Các thành viên tham gia:
TS. Nguyễn Huy Hoạch .
KS. Nguyễn Lan Anh .
KS. Vũ Thị Tươi.
* Các thành viên thuộc chuyên ngành khác.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

10


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

- Chuyên ngành thủy văn:
Chủ trì:
TS. Doãn Kế Ruân .
Tham gia: KS . Vũ Văn Dương.
- Chuyên ngành Địa chất:
Chủ trì:
KSC Nguyễn Công Chiểu .
Tham gia:
KS .Phùng Văn Hoài .
-


Nghiên cứu thuỷ năng – Kinh tế năng lượng.

Chủ trì:
KS. Nguyễn Xuân Phong.
I.5.2 Các cơ quan và thành viên phối hợp thực hiện.
* Báo cáo chuyên ngành Hiệu quả chống lũ và cấp nước hạ du.
Do Viện Qui hoạch Thủy lợi – Bộ NN&PTNT thực hiện
- Chủ trì:
KS. Vũ Đức Sửu
- Tham gia: Ths. Phạm thị Minh Nguyệt
Ths. Nguyễn Xuân Phùng.
KS. Phạm Xuân Nghiêm.
* Đánh giá Tác động Môi trường Sinh thái CTTĐ Sông Tranh 2
Do Viện Nghiên cứu Sinh Thái & Tài nguyên sinh vật – TTKHTN & CNQG.
Gồm nhóm các tác giả:
TS.Hồ Thanh Hải; TS Đặng Huy Huỳnh và TS. Đỗ Hữu Thư.
* Đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh2
Do Viện Vật lý địa cầu - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam thực hiện tháng
8/20005.
- Chủ trì:
PGS-TS Nguyễn Ngọc Thủy - Viện trưởng Viện Vật lý Địa Cầu.
- Tham gia: TS. Phùng Văn Phách.
TS. Vũ Văn Chinh.
TS. Lê Huy Minh
Th.s Phạm Đình Nguyên, Phạm Quang Hùng
CN: Nguyễn Ánh Dương
KS: Nguyễn Văn Yêm, Trịnh Hồng Nam, Phạm Văn Hiếu ….
* Nghiên cứu điều tra đánh giá tài nguyên khoáng sản lòng hồ thủy điện Sông Tranh
2.

Do Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản – Bộ Tài nguyên & Môi trường thực hiện
tháng 8 năm 2005.
- Chủ trì:
KS. Nguyễn Văn Chung.
- Tham gia: KS. Lê Tuấn Lộc.
KS. Kiều Trung Chính.
KS. Vũ Đình Tải.
KS. La Mai Sơn.
* Đền bù thiệt hại vùng hồ và Qui hoạch TĐC
Do Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN&PTNT thực hiện
- Chủ trì:
Ths. Phạm Văn Thành.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

11


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

-

Tham gia:

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

KS. Phan Xuân Hải

* Đánh giá hiệu ích sử dụng nước cho nhà máy thủy điện Sông Tranh 2.
Do Viện Qui hoạch thủy lợi - Bộ NN&PTNT thực hiện tháng 11 năm 2003.
- Chủ trì: TS. Đặng Ngọc Vinh

- Tham gia:
KS. Nguyễn Đình Chung.
KS. Phạm Lệ Quyên.
KS. Bùi Quang Tuấn.
KS. Thái Gia Khánh.
1.5.3 Các cơ quan phối hợp khác:
- Ban Quản lý dự án Thuỷ điện 3.
- UBND tỉnh Quảng Nam các Ban Ngành liên quan trong tỉnh ;
- UBND huyện Bắc Trà My, Nam Trà My và các phòng ban chức năng trong hai
huyện trên.
- Các xã ảnh hưởng khi xây dựng dự án thuộc hai huyện Bắc & Nam Trà My.

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

12


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

Chương II

MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN
II.1 TÊN DỰ ÁN
"Công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 - Tỉnh Quảng Nam"
II.2 CƠ QUAN CHỦ QUẢN.
II.2.1 - Chủ đầu tư:

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN).


Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:

18 - phố Trần Nguyên Hãn – TP Hà Nội.
04.2200992.
04.9349941.

II.2.2 – Đại diện chủ đầu tư: Ban Quán lý Dự án Thủy điện 3.
Địa chỉ:
Tây cầu Tuyên Sơn - Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511.642267.
Fax :
0511.642266.
II.3 VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH
(Hình1a; 1b – Vị trí công trình thủy điện Sông Tranh 2 )
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên dòng chính sông Tranh, thuộc huyện
Bắc Trà My và Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Khu vực công trình chính của dự án thủy
điện Sông Tranh 2 nằm địa phận xã Trà Tân và Trà Đốc. Vùng hồ chứa nằm trên địa
phận các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác của huyện Bắc Trà My và các xã Trà Dơn, Trà
Leng, Trà Mai, Trà Tập thuộc huyện Nam Trà My. Diện tích lưu vực đến tuyến công
trình là 1100 km2. Chiều dài sông chính đến tuyến công trình là 64km.
II.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
Đánh giá Tác động Môi trường dự án thủy điện Sông tranh 2 sẽ được thực hiện
trên phạm vi mà dự án gây tác động khi xây dựng và trong quá trình vận hành. Cụ thể
bao gồm: vùng hồ và phụ cận (từ đập dâng ngược sông Tranh về thượng lưu đến các xã
Trà Bui,Trà Leng huyện Bắc và Nam Trà My tỉnh uảng Nam); vùng MBCT chính gồm:
đập chính, đập phụ, các hạng mục phụ trợ, tuyến năng lượng & nhà máy (thuộc địa phận
2 xã Trà Tân và Trà Bui huyện Bắc Trà My); vùng hạ du sau đập và nhà máy (từ sau

đập đến nhập lưu sông Tranh & sông Thu Bồn tại Ái Nghĩa ).
II. 5 MỤC TIÊU KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.
II.5.1 Nhiệm vụ công trình, mục tiêu kinh tế xã hội.
Nhiệm vụ chính của dự án thủy điện Sông Tranh 2 là phát điện cho hệ thống điện
Quốc gia với công suất lắp máy 190MW với điện lượng bình quân 679,6 triệu kWh.
Ngoài ra công trình thủy điện Sông Tranh 2 còn có vai trò tạo nguồn để phục vụ
cho các mục đích sử dụng nước khác ở hạ lưu. Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Sau khi kết thúc xây dựng công trình,
khu vực dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 sẽ có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, một số
tuyến đường trong hệ thống đường giao thông phục vụ thi công vận, hành công trình sẽ
tạo ra khả năng giao lưu kinh tế xã hội của địa phương với các khu vực lân cận và ngoại
vùng.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

13


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

II.5.2 Ý nghĩa chính trị của dự án.
Đời sống nhân dân ở khu vực dự án thủy điện Sông tranh 2 nhìn chung kém phát
triển. Trình độ dân trí và điều kiện sống của dân cư ở khu vực này còn được xem là
vùng sâu, vùng xa và khó khăn về kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Quảng Nam. Việc
xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế xã hội cho tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My.
Khi công trình thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng hoàn thành, điện lượng của nhà
máy sẽ hoà chung vào lưới điện quốc gia, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện cho
các tỉnh miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, cùng các thành phần kinh tế khác

thực hiện hoàn thành chiến lược hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước.
II.6 QUI MÔ, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN.
II.6.1 Thông số chính của công trình.
(xem bảng II.1)
II.6.2 Đường giao thông đến công trình
(Hình 2 - Sơ đồ giao thông ngoài công trình)
Hiện tại đã có tỉnh lộ 616 từ Tam Kỳ đi Trà My qua công trình và đến Đắc Tô.
Tỉnh lộ có cấp kỹ thuật là đường cấp VI miền núi, có chiều rộng mặt đường là 3.50m và
chiều rộng nền đường là 6,50 m. Đoạn từ Tam Kỳ đến Trà My có hai ngầm và 18 cầu,
cống.
Trong thời gian tới tuyến đường này trở thành đường Nam Quảng Nam đoạn
Tam Thanh - Tam Kỳ - Trà My - Tắc Pỏ - Đăc Tô và sẽ được nâng cấp lên theo tiêu
chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt & nền đường được mở rộng và trải thảm bê tông át
phan, một số cầu cống nhỏ và yếu được xây dựng lại. Dự kiến công tác sửa chữa nâng
cấp sẽ hoàn thành trong năm 2007. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp các
tuyến giao thông ngoài công trình của dự án.

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

14


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

Bảng II.1

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

MỘT VÀI THÔNG SỐ CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH
Thuỷ điện Sông Tranh 2


ST
T

Thông số

Đơn vị

Trị số

I

Đặc trưng lưu vực

1

Diện tích lưu vực

FLV

km2

1100

2

Dòng chảy trung bình năm

Qo


m3/s

110,5

3

Tổng lượng dòng chảy năm

Wo

106m3/s

3500

4

Lưu lượng dòng chảy lũ P = 0,1%

m3/s

14100

II

Hồ chứa

1

Mực nước dâng bình thường MNDBT


m

175

2

Mực nước xả thường xuyên MNXTX

m

155

2

Mực nước chết MNC

m

140

3

Mực nước gia cường khi lũ P = 0,1%

m

178,51

4


Diện tích mặt hồ
- ứng với MNDBT

km2

21,52

- ứng với MN lớn nhất

km2

23,01

- Dung tích toàn bộ

106m3

733,4

- Dung tích hữu ích

106m3

521,1

- Dung tích chết

106m3

212,3


5

Dung tích hồ chứa

Mực nước hạ lưu nhà máy

m

1

Mực nước lớn nhất

m

91,8

2

Mực nước khi chạy 1 tổ máy định mức

m

70,9

3

Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy

m3/s


245,52

IV

Chỉ tiêu năng lượng

1

Công suất đảm bảo

Nđb

MW

41,0

2

Công suất lắp máy

NLM

MW

190

3

Điện lượng trung bình nhiều năm


Eo

106kWh

679,6

V

Thông số công trình:

1

Đập dâng

III

Loại đập

BT đầm lăn

Cao trình đỉnh đập

m

180

Cao trình đỉnh tường chắn sóng

m


180,5

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

15


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định
ST
T

2

Thông số

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2
Đơn vị

Trị số

Chiều dài theo đỉnh

m

640

Chiều cao đập lớn nhất

m


97

Cửa lấy nước
Kiểu kết cấu cửa lấy nước

VI

VI
I

BTCT hở

Cao trình đỉnh

m

181

Cao trình ngưỡng

m

122

Số cửa

1

Số khoang


2

Kích thước mỗi khoang b x h

m

4,75 x 8,5

Chiều dài cửa lấy nước

m

24,9

Chiều cao cửa lấy nước

m

63

Tổng giá thành xây dựng

106đ

3 963 402,68

Xây dựng

106đ


1 661 454, 32

Thiết bị

106đ

941 710, 13

Chi phí đền bù tái định cư

106đ

488 488, 94

Chi phí quản lý dự án và chi phí khác

106đ

535 187, 64

+ Chi phí quản lý dự án

106đ

63 826, 03

+ Chi phí khác

106đ


210 137, 13

+ Lãi vay trong thời gian xây dựng

106đ

261 224, 48

Dự phòng 10%

106đ

336 561, 66

Tiến độ thi công

năm

4

Năm phát điện

2009

II.6.3. Các hạng mục công trình chính .
(Hình 3 - Sơ đồ tổng thể mặt bằng công trình thủy điện Sông Tranh 2)
II.6.3.1 Côm ®Çu mèi c«ng tr×nh
a. Hồ chứa.
Hồ thủy điện Sông Tranh được thiết kế ứng với MNDBT=175,0m, MNC=140m.

Ở MNDBT hồ chứa có diện tích mặt thoáng là 21,52 km2, ở mực nước lớn nhất hồ có
diện tích 23,01 km2 với dung tích toàn bộ đạt 733,4 triệu m3 và dung tích hữu ích đạt
521,1 triệu m3, dung tích chết là 212,3 triệu m3.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

16


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

Mực nước xả hàng năm MNXHN=155m
Mực nước lũ thiết kế ứng với p = 0.5% là 175,76m ,
Mực nước lũ kiểm tra ứng với p = 0.1% là 178,51m
Có thể nói rằng với dung tích thiết kế, hồ thủy điện Sông Tranh 2 vừa đáp ứng nhiệm vụ
chính là phát điện, đồng thời góp phần tăng nguồn nước tưới và tham gia đẩy mặn cho
hạ du sông Vũ Gia – Thu Bồn.
b. Đập dâng nước.
- Loại đập ;
Được xây dựng cấu tạo là loại đập bê tông đầm lăn
- Cao trình đỉnh đập và tường chắn sóng
+ Trường hợp hồ ở MNDBT : Cao trình đỉnh đập = 177,51m
+ Trường hợp hồ có lũ thiết kế với tần suất p=0,5%: Cao trình đỉnh
đập=178,28m.
+ Trường hợp hồ có lũ kiểm tra với tần suất p=0,1%: Cao trình đỉnh
đập=180,49m.
Cao trình đỉnh đập được kiến nghị lựa chọn là cao độ 180m và đỉnh tường chắn
sóng 180,5m.
- Chiều dài theo đỉnh đập : dài 640m

- Chiều cao đập lớn nhất là 96m
- Mái thượng lưu/mái hạ lưu: 0.0 và 0.2/0.65
- Chiều rộng đỉnh đập
Đỉnh đập được thiết kế với chiều rộng 8m & được thiết kế với kết cấu bằng bê
tông M300 trên lớp thân đập M150. Mặt đập có độ dốc ngang 2% từ thượng lưu về hạ
lưu.
- Nền đập : bao gồm cả nền đập dâng, đập tràn và nền cửa lấy nước vào nhà máy thủy
điện, được thiết kế trên đá lớp IIA . Để hạn chế ảnh hưởng làm tăng nứt nẻ của đá ở mặt
nền đập lớp đá 0,3m trên mặt nền phải được cậy dọn bằng thủ công và búa chèn để đảm
bảo đào hết đá long rời cho tới mặt đá gốc cứng chắc.
Tất cả các thông số kỹ thuật của đập với chiều cao lớn nhất là 97m đã được thiết
kế trên tiêu chuẩn của một số nước tiên tiến. Kết hợp với một số yếu tố khác như dung
tích hồ chứa, đứt gãy địa chất vùng hồ, trên quan điểm môi trường có thể đánh giá các
thông số kỹ thuật trên đảm bảo tránh được các tác động rủi ro môi trường, vấn đề an
toàn đập tốt.
II.6.3.2 Cụm tuyến năng lượng
a. Cửa lấy nước.
Cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép được bố trí bên bờ trái hồ chứa. Cao độ
ngưỡng được thiết kế là 122m để đảm bảo lấy được lưu lượng tính toán lớn nhất của hai
tổ máy Q = 245,52m3/s khi mực nước trong hồ ở MNC cao độ 140m.
Cửa lấy nước gồm 1 khoang chia thành hai buồng lấy nước vào 1 đường hầm.
Mỗi buồng cửa bố trí một cửa van phẳng sửa chữa kích thước b x h = 4,75 x 8,5m. Phía
ngoài của cửa lấy nước bố trí lưới chắn rác. Để giảm kích thước của lưới chắn rác, tại
phần bố trí lưới chắn rác, các khoang cửa lấy nước sẽ được chia làm 2 phần nhỏ với trụ
pin ở giữa. Mỗi khoang cửa lấy nước sẽ gồm 2 tấm lưới chắn rác. Lưới chắn rác được
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

17



Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

đặt trong các khe thẳng đứng, nâng hạ bằng cần trục chân dê. Đỉnh cửa lấy nước được
thiết kế ở cao độ 181m.
b. Đường hầm dẫn nước
Đường dẫn nước vào nhà máy có kết cấu là đường hầm áp lực đào trong đá và
bọc bê tông cốt thép đoạn chuyển tiếp giáp cửa lấy nước có kết cấu bê tông cốt thép có
thép lót. Đường kính trong của đường dẫn nước vào nhà máy là 8,5m.
Chiều dài toàn tuyến 1800,45m, kết cấu hầm bọc bê tông cốt thép, gồm hai đoạn
hầm có độ dốc khác nhau đoạn đầu dốc 6,1% đoạn cuối dốc 0.16%, đường kính hầm là
8,5m. Chạc ba chia nước được bố trí ngầm ở cuối đường hầm để chuyển từ đuờng hầm
đường kính D=8,5m xuống hai đường ống đường kính D=5m, đoạn chạc ba chia nước là
kết cấu bê tông cốt thép có thép lót để tạo côpa, đoạn đường ống đường kính D=5m có
kết cấu đường ống áp lực bằng thép và bọc bê tông.
c. Nhà máy thủy điện
Có kết cấu bằng bê tông cốt thép đặt ở bên bờ trái và gồm 2 tổ máy trục đứng
với tua bin loại Francis buồng xoắn bằng kim loại. Với mực nước vận hành thấp nhất ở
hạ lưu là 70,9m, cao độ đặt tua bin là 65,10m. Khoảng cách tim tổ máy là 16 m, chiều rộng
gian máy 25,2m . Cao độ gian máy là 75,6m
Sàn lắp máy với kích thước 20,46m x 25,2m, cao độ sàn lắp máy là 93,5m, bằng cao
độ chống lũ thiết kế của nhà máy. Các máy biến thế được bố trí thành một hàng phía
thượng lưu nhà máy trên cao độ 93,5m dọc theo tường nhà máy. Các máy biến thế có
thể đưa vào sàn lắp máy để sửa chữa trên một hệ thống đường ray.
Cầu trục trong gian máy được bố trí trên cao độ 105,0m, đảm bảo việc tổ hợp thiết bị
nặng trên sàn lắp máy và nâng chuyển vào vị trí lắp đặt tại các tổ máy.
Cửa ra của các tổ máy có bố trí khe van sửa chữa với 1 bộ cửa van phẳng dùng
chung cho 2 tổ máy. Tại cao độ 93,5m ở hạ lưu nhà máy bố trí 1 cần trục chân dê phục
vụ cho việc nâng hạ cửa van hạ lưu. Đáy cửa ra trên cao độ 54,8m được nối tiếp với

đoạn dốc ngược 1:10 của kênh xả ra tại cao độ 65m .
Nhà máy thủy điện có kết cấu bằng bê tông cốt thép. Để đảm bảo chống thấm bêtông
bản đáy và tường nhà máy co mác M300, các phần còn lại là M250.
d. Kênh xả ra của nhà máy thủy điện
Tuyến kênh đi từ cửa nhà máy thủy điện nối thẳng với sông Tranh. Lưu lượng
tính toán lớn nhất trong kênh Q = 245,52m3/s. Đáy và mái kênh xả trong đoạn đầu giáp
nhà máy dốc ngược 1:10. Đoạn phía ngoài, đáy kênh ở cao độ 65m, kênh có mặt cắt
hình thang với chiều rộng đáy 24m, mái kênh đào trong đá có độ dốc 2:1. Mái đào trong
đá của bờ kênh sẽ phải được đào với việc khoan nổ đường viền tạo độ phẳng tương đối
để giảm độ nhám, tăng khả năng xả của kênh.
e. Trạm phân phối điện ngoài trời
Trạm phân phối đặt cao độ 145m tại tháp điều áp về phía thượng lưu nhà máy,
cách vị trí nhà máy khoảng 380m. Trạm phân phối điện ngoài trời có kích thước
dài
x rộng = (88 x 128,5)m, tại trạm có bố trí nhà vận hành, bảo vệ. Bên ngoài trạm có bố trí
rãnh thoát nước xung quanh, cổng và hàng rào bảo vệ.
f. Hệ thống đường vận hành
Đường vận hành trong khu vực công trình bao gồm 3 tuyến chính :
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

18


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

+ Từ tỉnh lộ 616 đi qua cầu giao thông qua sông Tranh tới nhà máy trên tuyến
đường đi qua đập phụ và có đường nhánh rẽ vào các hạng mục cửa lấy nước, trạm phân
phối , tháp điều áp.

+ Tuyến đường đi trên đỉnh đập phụ tới vai trái đập chính qua đỉnh đập sang bờ
phải và quay trở lại tỉnh lộ 616.
+ Tuyến đường được thiết kế với chiều rộng nền đường 7,5m, chiều rộng mặt
đường 5,5m, trong giai đoạn thi công có kết cấu mặt bằng đá dăm thấm nhập nhựa,
trong giai đoạn vận hành sẽ được làm lại mặt rộng 5,5m.
II.6.3.3 Các công trình phụ trợ
(Hình3 - Sơ đồ tổng thể mặt bằng công trình thủy điện Sông Tranh 2)
a. Các cụm công trình phụ trợ.
Có 2 cụm công phụ trợ trình nằm cách nhau khoảng 5km-7km đó là cụm công trình
đầu mối và cụm tuyến năng lượng. Vì vậy MBTC cũng được bố trí thành 2 cụm tương
ứng là cụm mặt bằng khu vực đầu mối và mặt bằng cụm tuyến năng lượng.
Địa hình khu vực tuyến công trình có hai bờ khá dốc, từ 250 đến 300. Phía vai trái
đập có một khu vực ít dốc hơn, dùng bố trí trạm nghiền sàng và bê tông cho đầu mối.
Khu phụ trợ và nhà ở khu vực đầu mối được bố trí bên bờ phải, phía hạ lưu đập khoảng
1,5km.
Tuyến năng lượng nằm bên bờ trái. Khu phụ trợ và nhà ở cụm tuyến năng lượng
được bố trí phía hạ lưu, cách nhà máy khoảng 1km.
Tổng mặt bằng thi công có diện tích chiếm đất tổng cộng là 87,49 ha, trong đó
khu phụ trợ là 77,06 ha, khu công trình công cộng là 3,93 ha, khu vực nhà làm việc và
nhà ở của Nhà Thầu là 6,5 ha. Riêng khu vực nhà ở nhà làm việc của Ban A, Tư vấn và
khu cán bộ vận hành sẽ được lập thành một hồ sơ riêng, tuy có liệt kê và thể hiện trên
bản vẽ nhằm quy hoạch vị trí, trình bầy các hạng mục của Tổng Mặt bằng thi công.
b. Hệ thống đường phục vụ thi công vận hành
Đường hiện có đến công trình là đường 616 từ thị xã Tam Kỳ dài khoảng 65km,
quy mô đường cấp V miền núi, mặt đường B=3,5m, nền 5,5m. Trong thời gian trước
mắt đường 616 vẫn được sử dụng để phục vụ cho công tác chuẩn bị công trường và cho
năm đầu thi công.
Đường nội bộ trong công trường dài tổng cộng khoảng 26,66 km trong đó đường thi
công vận hành là 10,72km và đường thi công 15,94km. Giao thông giữa 2 bờ nhờ một
cầu cứng có trọng tải H30-XB80, đảm bảo cho việc thi công giữa hai bờ cả mùa lũ và

mùa kiệt. Vào mùa kiệt năm 2006, do chưa có cầu, nêm phải làm một cầu tạm để phục
vụ thi công.
(Hình 3 - Sơ đồ tổng thể mặt bằng công trình thủy điện Sông Tranh 2)
c. Hệ thống cấp điện thi công trong công trường.
Nhu cầu điện cho công trường dự kiến khoảng 8,23MVA. Hiện tại ở địa phương đã
có đường dây 15kV cấp điện sinh hoạt cho dân cư địa phương. Để phục vụ cho thi công,
dự kiến sẽ xây dựng một đường dây 35KV riêng dài khoảng 50km cấp điện cho công
trường.
Tổng cộng đường đây phân phối 35 KV là 11km trong đó 7km dây AC95, 3km dây
AC35 và 1km dây AC120.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

19


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

Tổng cộng có tất cả 23 trạm biến áp 35KV/0,4KV dung lượng từ 50KVA đến
630KVA tại các khu vực. Các biến áp này được thiết kế treo trên cột.
- Đường dây 0,4kV: các phụ tải thi công sử dụng điện áp 0,4kV sẽ được cấp điện từ các
tủ phân phối 0,4kV tại các TBA – 35/0,4kV bằng các đường cáp lực 0,4kV, các cáp này
sẽ được cung cấp bởi nhà thầu xây dựng.
- Máy phát Diesel dự phòng: nguồn điện dự phòng cho thi công công trình thuỷ điện
Sông Tranh 2 sẽ được cấp từ các máy phát điện Diesel do nhà thầu xây dựng cung cấp.
d. Hệ thống cấp nước thi công và phục vụ sinh hoạt trong công trường
Tổng nhu cầu nước cho công trường dự kiến là 2.930 m3/ngàyđêm, trong đó nước
kỹ thuật là 2.605 m3/ngày đêm và nước sinh hoạt là 325 m3/ngày đêm. Nước cứu hoả là
30 l/s. Tại khu vực đầu mối nhu cầu nước là 2.075 m3/ngày đêm trong đó nước kỹ thuật

là 1.970 m3/ngày đêm và nước sinh hoạt là 105m3/ngày đêm. Tại khu vực nhà máy nhu
cầu nước là 855 m3/ngày đêm trong đó nước kỹ thuật là 635 m3/ngày đêm và nước sinh
hoạt là 220m3/ngày đêm.
* Cấp nước kỹ thuật
Cấp nước kỹ thuật cho tuyến đầu mối dự kiến dùng nước mặt bơm từ sông Tranh,
tuyến năng lượng được bơm từ suối gần khu phụ trợ nhà máy. Tại bờ phải khu vực đầu
mối lắp đặt một trạm bơm cấp nước cho khu vực đầu mối. Nước được bơm lên trạm xử
lý ở cao trình 200m, sau khi xử lý xong sẽ được dẫn đến nơi tiêu thụ.
Đường ống từ trạm bơm đến trạm xử lý có D=200mm, dài 500m. Đường ống từ bờ
trái cung cấp nước cho khu phụ trợ bờ phải dài 1500m có đường kính ống D=50mm,
trong khi chưa xây dựng xong cầu vĩnh cửu thì đường ống được đi qua cầu tạm, tháng
8/2009 khi hoàn thành cầu chính thì hệ thống đường ống nước kỹ thuật được chuyển
bám theo cầu chính.
Sẽ lắp một trạm bơm cấp nước cho khu vực nhà máy. Nước được bơm lên trạm xử lý
ở cao trình 200m. Đường ống từ trạm bơm lên trạm xử lý có chiều dài 700m và đường
kính D=100mm. Đường ống cấp nước cho khu vực cửa lấy nước có D=75mm, dài
2000m.
Việc cấp nước cho các cơ sở ở xa nhưng nhu cầu không lớn như mỏ đá, phòng thí
nghiệm thực hiện bằng xe téc đổ vào bể chứa tại các cơ sở đó.
* Cấp nước sinh hoạt
Cấp nước sinh hoạt dự kiến dùng nước ngầm lấy từ giếng khoan sau khi xử lý
được dẫn tự chảy xuống các khu vực dân cư bằng đường ống D=50-100mm. Tại mỗi
khu nhà khoảng 200 người dự kiến bố trí các bể 25 m3.
e. Hệ thống thông tin liên lạc
Việc đảm bảo thông tin trong công trường và từ công trường với bên ngoài do Bưu
điện tỉnh Quảng Nam đảm nhận.

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

20



Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

II.6.3.4 Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng dự án.
(Hình 4 - Sơ đồ tổng vị trí các mỏ vật liệu khai thác phục vụ thi công thủy điện Sông
Tranh 2)
a Vật liệu đá :
Trong giai đoạn dự án đầu tư xây dựng công trình đã tiến hành thăm dò 2 mỏ đá: mỏ Trà
Tân và mỏ đá số IV.
* Mỏ đá Trà Tân:
Ở bờ phải sông Tranh, cách tuyến đập chính khoảng 4-5 km về phía thượng lưu,
diện tích mỏ 170 000 m2, lớp đất bóc trung bình là 6m, khối lượng khoảng 01 triệu m3,
lớp bóc bỏ đá trung bình 7m, khối lượng 1,2 triệu m3, tầng có ích dày trung bình 50m,
trữ lượng 9 triệu m3. Đá ở đây có độ khoáng nén, hệ số bền vững đều thấp hơn đá ở
vùng tuyến (cường độ nén tự nhiên 590 kG/cm2, bão hoà 560 kG/cm2). Do khoảng cách
mỏ xa, chất lượng đá không cao nên không đưa vào xem xét khai thác.
* Mỏ đá IV:
Mỏ nằm ở bờ phải sông Tranh, cách tuyến đập chính khoảng 3-4,5 km về phía
thượng lưu. Mỏ là sườn núi phía sông, sát tỉnh lộ Bắc Trà My đi Tắc Pỏ, có cao độ từ
120-250m, diện tích mỏ là 194 000 m2. Tầng đất bóc bỏ edQ, IA1, IA2 (á cát, á sét chứa
dăm sạn, tảng lăn) dày trung bình 5,7m, khối lượng bóc bỏ 1,1 triệu m3.
Tầng đá bóc bỏ là đới IB: đá phiến kết tinh, granit bị nén ép, màu xám sáng, sám
vân sọc trắng, phong hoá mạnh, độ cứng chắc yếu, bề dày trung bình 1,5m. Khối lượng
đá bóc bỏ 300.000 m3.
Tầng có ích là đới đá nứt nẻ và đới tương đói nguyên vẹn, thành phần gồm đá
phiến kết tinh, granit bị nén ép, màu xám sáng, xám vân sọc trắng, phong hoá yếu, cứng
chắc đến rất cứng chắc. Bề dày khoảng 42,8 m, trữ lượng cấp C1 khoảng 8,3 nghìn m3.

Chất lượng đá tốt, hệ số kháng nén cao, đáp ứng tốt yêu cầu dùng làm đá lát mát,
dăm bê tông thủy công
* Mỏ đá VI:
Mỏ ở bờ trái sông Tranh, gần vai phải đập phụ, cách tuyến đập chính khoảng 23km theo đường thi công. Mỏ thuộc phần cuối dãy núi đá thuộc xã Trà Đốc, có cao độ
130 – 300m, Diện tích của mỏ là 210.000m2.
Tầng đất bóc bỏ edQ, IA1, IA2 (á cát, á sét chứa dăm sạn, tảng lăn) dày trung bình
8m, khối lượng đất bóc bỏ 1,7 triệu m3.
Tầng đá bóc bỏ là đới IB: đá phiến kết tinh, granit bị nén ép, màu xám sáng, sám
vân sọc trắng, phong hoá mạnh, độ cứng chắc yếu, bề dày trung bình 1,5m. Khối lượng
đá bóc bỏ 300.000 m3.
Tầng có ích là đới đá nứt nẻ và đới tương đói nguyên vẹn, thành phần gồm đá
phiến kết tinh, granit bị nén ép, màu xám sáng, xám vân sọc trắng, phong hoá yếu, cứng
chắc đến rất cứng chắc. Bề dày khoảng 42,8 m, trữ lượng cấp A: 10 nghìn m3.
Chất lượng đá tốt, hệ số kháng nén cao (gần 1000 kG/cm2), hệ số bền vững cao,
đáp ứng tốt yêu cầu dùng làm đá lát mát, dăm bê tông thủy công
b. Vật liệu đất dính :
Vật liệu đất dính phân bố rộng rãi trong khu vực vùng hồ , vùng tuyến công trình.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

21


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

Tuy nhiên, các mỏ đất dính có triển vọng hơn trong khu vực vùng tuyến công trình nằm
ở dọc thung lũng suối nhánh Trà Đốc bên bờ trái tuyến đập và cách vị trí tuyến đập từ 13 km.
Để đáp ứng yêu cầu đắp đập đất đá, đã tiến hành thăm dò cấp C1 cho các mỏ đất
dính số IV và số V. Hai mỏ này nằm ở gần ngã ba suối Trà Đốc sông Tranh, có trữ

lượng lớn, chất lượng đảm bảo yêu cầu vật liệu đắp đập trên cạn và dưới nước. Hai mỏ
này khá xa tuyến đập nên làm mỏ dự phòng.
Đã thăm dò thêm mỏ đất dính số VI và đất tận dụng đào hố móng đập. Tính toán
cho thấy mỏ có trữ lượng cấp B và đất tận dụng đào hố móng đập, kiến nghị khai thác
trước 2 vị trí này. Nếu thiếu mới khai thác sang các mỏ số IV và số V nói trên.
* Mỏ đất dính số IV:
Cách tuyến đập 2.5 đến 4.5 km, diện tích 1,5 triệu m2 , bóc bỏ trung bình 0.22m,
khối lượng 330 x103m3, . Tầng có ích dày trung bình 4,3m, trữ lượng cấp C1: 6.760
x106m3.
* Mỏ đất dính số V:
Cách tuyến đập từ 3 đến 4.5 km, diện tích 1,41 triệu m2, bóc bỏ trung bình 0,25m,
khối lượng 352 x103m3. Tầng dày có ích trung bình 3,75m, trữ lượng cấp C1: 5.3
x106m3. Phần phía đông mỏ còn có cơ quan, nhà dân, hoa màu cần di dời trước khi khai
thác.
* Mỏ đất dính số VI:
Nằm giữa đập phụ và cửa nhận nước, cáh tuyến đập 1-3 km. Mỏ là vùng sườn đồi
tương đối thoải, cao độ từ 110-200m, dốc từ 15-20o. Mỏ được chia làm 3 vùng: (i)Vùng
1: là hố móng cửa nhận nước; (ii) vùng 2 và (iii) vùng 3 nằm bên trái đường từ cửa nhận
nước đi về đập phụ. Tổng diện tích 3 vùng là 128.000 m2.
Tầng bóc bỏ là lớp phủ thực vật, đất á sét, sét màu vàng, cứng lẫn dăm sạn và dễ
cây, dày trung bình 0,2m. Khối lượng bóc bỏ khoảng 21.000 m3.
Tầng dày có ích trung bình 4,2m, phân bố trên toàn bộ diện tích mỏ, trữ lượng cấp B:
546 x103m3.
Tầng có ích nằm cao hơn mực nước ngầm về mùa khô nên thuận lợi cho việc thoát
nước. Mỏ có thể khai thác và vận chuyển bằng cơ giới và thủ công tương đối tuận lợi.
* Đất tận dụng đào hố móng đập:
Khi đào hố móng vai trái đập và cửa nhận nước, có thể tận dụng một phần đất
đào làm đất đắp. Qua nghiên cứu cho thấy, vai phải đập có quá nhiều đá lăn, khó lấy
được đất nên chỉ sử dụng đất bóc ở vai trái đập.
Diện tích vùng lấy đất khoảng 23.000 m2, tầng bóc bỏ là lớp phủ thực vật, đất á

sét-sét màu nâu nhạt, nâu ,cứng, lẫn dăm sạn và dễ cây, dày trung bình 0,2m, phân bố
đều trên bề mặt. cây.
Tầng có ích là lớp sườn tàn tích, gồm á sét, sét màu nâu vàng, nâu xám nửa cứng
lẫn 5=-10% sạn dăm gneis, đá phiến kích thước 0,5-5cm. Tầng dày có ích trung bình
6m, trữ lượng cấp B: 138.000m3. Thành phần và chỉ tiêu cơ lý của các mỏ đều đáp ứng
yêu cầu đất đắp trên cạn và dưới nước.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

22


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

c. Vật liệu cát sỏi.
* Tình hình chung:
Đã tiến hành khoan thăm dò mỏ cát sỏi Sông Trường, cách tuyến đập 3-8km. Đã
tiến hành các hành trình tìm kiếm, thăm dò cát cuội sỏi dọc sông Tranh trước và sau
đập 10km.
Ngoài ra đã tiến hành tìm kiếm, thăm dò cát cuội sỏi trên sông Thu Bồn đoạn thị
trấn Tiên Phước - cách công trình 20km, mỏ Tân Thuận gần thị trấn Hiệp Đức - cách
công trình 75km, mỏ Trà Bồng trên sông Trà Bồng - cách công trình 117km, mỏ Hà Tây
- Duyên Phước trên sông Trà Khúc cách công trình >120m.
Đã tiến hành khoan thăm dò tại mỏ cát sỏi Sông Trường, Tân Thuận, Trà Bồng,
Hà Tây, Duyên Phước. Ngoài ra còn tìm kiếm cát tại gần cửa sông Thu bồn, thị xã Tam
Kỳ. Cuội sỏi khá hiếm, chỉ chiếm 20-30% trữ lượng mỏ Sông Trường, Tân Thuận và
các điểm cát sỏi trên sông Tranh, còn lại cuội sỏi ở các mỏ khác chiếm tỷ lệ rất ít.
Kiến nghị khai thác công nghiệp tại các mỏ Tân Thuận, Hà Tây, Duyên Phước.
Tận thu tại các mỏ Sông Trường (kể cả Nước Oa), Trà Bồng, các điểm cát sỏi trên sông

Tranh.
* Các mỏ đã thăm dò
- Mỏ cát Sông Trường:
Mỏ nằm trên bãi bồi và lòng sông Trường, gần thị trấn Bắc Trà My, cách công
trình 3.5-8km. Thăm dò sơ bộ và đánh giá trữ lượng ở cấp B:110.000m3,bề dày bóc bỏ
0-0,2m, thể tích bóc bỏ 4.000 m3, bề dày trung bình 3m, trữ lượng 110.000m3. Thăm dò
trữ lượng cấp C1: trữ lượng 260.000m3, bề dày trung bình bóc bỏ 0,1m, thể tích bóc bỏ
26.000 m3. Bề dày tầng trung bình có ích chừng 1m, trữ lượng ước chừng 260.000m3
(bao gồm cả phần trữ lượng cấp B). Chất lượng cát , theo TCVN 1770-86.
- Mỏ cát Tân Thuận
Mỏ nằm trên bãi bồi bờ phải và lòng sông Thu Bồn, cách thị trấn Hiệp Đức 6km,
cách công trình 75km. Cát sỏi phâ bố thành bãi dài 0,5km, rộng 40m bên bờ phải sông,
2/3 dưới mực nước sông, mỏ không cần bóc bỏ. Thăm dò sơ bộ và đánh giá diện tích
13.000 m2, trữ lượng ở cấp B: 50.000m3.Diện tích tính trữ lượng cấp C1 là 123.000m3,
bề dày tầng trung bình có ích 1,5m. Trữ lượng cấp C1 (bao gồm cả phần cấp B) trữ
lượng 185.000m3. Chất lượng cát , theo TCVN 1770-86.
- Mỏ cát Duyên Phước
Mỏ nằm trên bãi bồi bờ trái và lòng sông Trà Khúc, gần thị xã Quảng Ngãi, cách
công trình 127km. Mỏ phân bố thành bãi dài 0,5km, rộng 100m bên bờ trái sông, nằm
dưới mực nước sông. Thăm dò sơ bộ và đánh giá diện tích trữ lượng cấp C1 là
35.000m2 và trữ lượng cấp C1:180.000m3. Diện tích trữ lượng cấp C2 là 200.000m2, bề
dày trung bình tầng có ích 2,5m và trữ lượng cấp C2 (bao gồm cả phần cấp
C1):180.000m3. Chất lượng cát , theo TCVN 1770-86.
- Mỏ cát Hà Tây
Mỏ nằm trên bãi bồi bờ trái và lòng sông Trà Khúc, gần thị xã Quảng Ngãi, cách
công trình 123km. Cát sỏi phân bố thành bãi dài 0,4km, rộng 100m bên bờ trái sông, 2/3
nằm dưới mực nước sông. Mỏ không cần bóc lớp mặt. Thăm dò sơ bộ và đánh giá diện
tích trữ lượng cấp C1 là 35.000m2 và trữ lượng cấp C1:180.000m3.
EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1


23


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

Diện tích trữ lượng cấp C2 là 130.000m2, bề dày trung bình tầng có ích 0,5m và
trữ lượng cấp C2 (bao gồm cả phần cấp C1):320.000m3.
Chất lượng cát , theo TCVN 1770-86.
- Mỏ cát Trà Bồng
Mỏ nằm trên bãi bồi và bờ phải sông Trà Bồng, cách thị trấn Châu ở Quảng Ngãi
khoảng 17 km, cách công trình 117 km. Mỏ không cần bóc bỏ lớp mặt. Diện tích trữ
lượng cấp C1 là 16.300m2 , bề dày trung bình có ích 4,9m và trữ lượng cấp
C1:80.000m3. Diện tích trữ lượng cấp C2 là 70.000m2, bề dày trung bình tầng có ích
2,5m và trữ lượng cấp C2 (bao gồm cả phần cấp C1):170.000m3. Chất lượng cát , theo
TCVN 1770-86.
* Các mỏ tìm kiếm, chưa thăm dò
Dọc theo sông Tranh, đoạn trước và sau đập khoảng 10km đã tiến hành tìm kiếm
các điểm cát sỏi. Đánh giá sơ bộ trữ lượng ở cấp C2 khoảng 170x103m3 cát, 70x103m3
cuội sỏi. Chất lượng cát sỏi nói chung kém đến trung bình, ít điểm có chất lượng tốt, trữ
lượng lớn. Có thể tận dụng làm cốt liệu bê tông.
d. Sơ đồ, vị trí khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thủy điện Sông Tranh 2.
Các mỏ vật liệu xây dựng trong khu vực như mỏ đá số IV; số VI; mỏ đất số IV, số V và
các mỏ cát, sỏi ... phục vụ xây dựng thủy điện Sông Tranh 2
(Hình 4 - Sơ đồ, vị trí các mỏ vật liệu khai thác xây dựng thủy điện Sông Tranh 2)
II.7 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN .

Trên cơ sở khối lượng các công tác chính và sơ đồ dẫn dòng thi công của phương án
kiến nghị, tiến độ xây dựng như sau : Thi công 3 năm + 1 năm chuẩn bị

- Tháng 12/2005 khởi công công trình.
- Tháng 1/2007 lấp sông Tranh.
- Tháng 8/2009 đóng cống dẫn dòng.
- Tháng 9/2009 khởi động hai tổ máy 1 và 2.
- Năm 2009 hoàn thành xây dựng công trình.
(Chi tiết xem bảng Tổng tiến độ thi công CTTĐ Sông Tranh 2

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

24


Báo cáo sửa đổi, bổ sung thẩm định

ĐTM - Dự án thủy điện Sông Tranh 2

II.7 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH

Tổng giá thành xây dựng công trình xem bảng II.2
Bảng II.2

Tổng mức đầu tư của CTTĐ Sông Tranh 2
Đơn vị: 106đ

Thành phần

TT

Thành tiền


Tổng cộng (1-5)

4 150 445,11

1

Xây dựng

1 734 477,44

2

Thiết bị

957 856, 64

3

Chi phí đền bù tái định cư

488 488, 94

4

Chi phí quản lý dự án và chi phí khác

622 415, 01

+ Chi phí quản lý dự án


65 438, 98

+ Chi phí khác

225 808, 77

+ Lãi vay trong thời gian xây dựng

331 167, 25

Dự phòng 10%

347 207, 08

5

Nguồn: Công ty TVXD Điện 1, năm 2005

EVN- CÔNG TY TVXD ĐIỆN 1

25


×