Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bao quả đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ HIẾN
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI GIAN BAO QUẢ ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG THANH LONG RUỘT ĐỎ
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG THỊ HIẾN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI GIAN BAO QUẢ ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG THANH LONG RUỘT ĐỎ
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Trồng trọt
Lớp
: TTN01 - K45
Khoa
: Nông học
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, em luôn nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, bạn bè, chính quyền địa phương nơi thực tập.

Là sinh viên năm cuối của khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên thực hiện phương châm đào tạo của nhà trường, được sự nhất trí
của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm
khoa nông học em đã tiến hành nghiên cứu đề tài với chuyên đề: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của thời gian bao quả đến năng suất, chất lượng thanh long ruột
đỏ tại huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng”.
Hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn giáo viên khoa Nông Học trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em những bước đi đầu tiên trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thầy luôn động viên và mang lại niềm tin, lòng
say mê nghiên cứu khoa học, em xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong
trường nói chung và trong khoa Nông học nói riêng đã tạo giúp đỡ, dìu dắt em
trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình
bác Hoàng Văn Duy đã tạo mọi điều kiện cho em tiến hành thí nghiệm tại
vườn nhà để hoàn thành đề tài của mình.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè trong tập thể lớp KHCT-N01-K45 khoa
Nông Học đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá thực hiện
đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè gần
xa đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Hiến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của trái thanh longtrong 100g thịt trái .... 7

Bảng 2.2: Chiều dài cành thanh long .............................................................. 9
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu thanh long của Thái Lan từ năm 2013 đến
tháng 9 năm 2015............................................................................. 13
Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng Thanh long của Việt Nam và các tỉnh năm
2013 ................................................................................................. 16
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh long ở các tỉnh phía Bắc năm
2015 ................................................................................................. 18
Bảng 2.6: Một số yếu tố khí hậu tỉnh Cao Bằng năm 2016 ............................ 31
Bảng 4.1: Thời gian ra hoa đậu quả và thu hoạch của thanh long ruột đỏ H14 .....35
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến động thái tăng trưởng chiều
dài quả của thanh long ruột đỏ H14 ................................................. 36
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến động thái tăng trưởng đường
kính quả của giống thanh long ruột đỏ H14 .................................... 38
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến một số đặc điểm quả của
giống thanh long ruột đỏ H14 .......................................................... 40
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến tỷ lệ cấp quả của thanh long
ruột đỏ H14 ...................................................................................... 43
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến một số yếu tố chất lượng và
tỷ lệ sâu bệnh hại của thanh long ruột đỏ H14 ................................ 45


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian bao quả đến động thái tăng trưởng
chiều dài quả của thanh long ruột đỏ H14 ..................................... 37
Hình 4.2: Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến động thái tăng trưởng đường
kính quả của thanh long ruột đỏ H14 ............................................ 39
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian bao quả đến khối lượng quả của
thanh long ruột đỏ H14 .................................................................. 41

Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian bao quả đến kích thước quả của
thanh long ruột đỏ H14 .................................................................. 42
Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian bao quả đến tỷ lệ các cấp quả của
thanh long ruột đỏ H14 .................................................................. 44


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BT

: Bình Thuận

Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

Ctv

: Cộng tác viên


GAP

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

LA

: Long An

NL

: Nhắc lại

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
P

: Xác suất

TG

: Tiền Giang

TP.HCM

: thành phố Hố Chí Minh


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa ....................................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc phân bố .................................................................................... 5
2.3. Giá trị dinh dưỡng ...................................................................................... 6
2.4. Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long ........................................... 7
2.4.1.Yêu cầu về sinh thái của cây thanh long .................................................. 7
2.4.2. Một số đặc điểm thực vật học của cây thanh long .................................. 8
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long Việt Nam và thế giới ............. 10
2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới ........................ 10
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở Việt Nam ......................... 15
2.5.3. Tình hình sản xuất thanh long ở Nguyên Bình ..................................... 22
2.6. Tình hình nghiên cứu thanh long trong nước và thế giới ........................ 24
2.6.1. Tình hình nghiên cứu về bao quả trên thế giới ..................................... 24


vi

2.6.2. Nghiên cứu về bao quả ở Việt Nam ...................................................... 26
2.6.3. Tình hình áp dụng bao quả thanh long ở Nguyên Bình ........................ 29

2.7. Điều kiện tư nhiên vùng nghiên cứu ........................................................ 29
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 32
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 32
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 32
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 32
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 32
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................. 32
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 33
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 35
4.1. Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến thời gian chín của quả thanh long
ruột đỏ H14...................................................................................................... 35
4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng quả thanh long ruột đỏ H14 ......................... 36
4.2.1. Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến động thái tăng trưởng chiều dài
quả của giống thanh long ruột đỏ H14 ............................................................ 36
4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến động thái tăng trưởng đường kính
quả ................................................................................................................... 38
4.3. Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến một số đặc điểm quả của giống
thanh long ruột đỏ H14 ................................................................................... 40
4.5. Đánh giá một số yếu tố chất lượng và tỷ lệ sâu bệnh hại của thanh long
ruột đỏ H14...................................................................................................... 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47


vii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 48

II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 50
III. Tài liệu internet ......................................................................................... 50
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thanhlong (Hylocerus undatus. Haw) là loại cây ăn quả có giá trị cao
về nhiều mặt, đối với người tiêu dùng quả thanh long được biết đến là loại
quả có giá trị về dinh dưỡng cao và là loại quả đẹp rất phù hợp để thờ cúng tổ
tiên trong những ngày lễ tết, còn đối với người trồng thanh long thì đây là loại
cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người trồng có thu nhập ổn
định trên đơn vị diện tích.
Giống cây thanh long ruột đỏ được viện nghiên cứu Nông nghiệp Đài
Loan tạo ra bằng cách lại hữu tính giữa thanh long ruột trắng và một số thanh
long của Mehico. Thanh long ruột đỏ là loại trái cây có thành phần dinh
dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn vóc dáng và sắc đẹp của người phụ nữ.
Ngoài ra, nó còn có nhiều vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể giải nhiệt
ngày nắng nóng. Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ đơn giản nên mọi người có
thể trồng ngay tại nhà.
Thanh long là loại cây trái cây nổi tiếng của Việt Nam, đã có thương
hiệu và thị trường nhiều năm nay (Trần Yến, 2010) [13]. Nó đem lại hiệu quả
kinh tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân ở các vùng trồng
thanh long. Thanh long là loại cây ăn trái nhiệt đới được ưa thích bởi có hình
dáng và màu sắc đẹp, thành phần dinh dưỡng cao, vị ngọt, ăn mát và bổ
dưỡng. Cây thanh long được xem là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh
đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta (Nguyễn Hữu Thơ và ctv, 2008)

[8]. Đặc biệt, Việt Nam là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới (Lê
Xuân Đính, 2006) [2].
Đến nay, nhân dân các xã cả huyện Nguyên Bình đã trồng được 20,81
ha cây thanh long. Trong đó, thị trấn Nguyên Bình trồng 0,8 ha, các xã Thể


2

Dục 0,46 ha, Bắc Hợp 1,33 ha, Thái Học 3,29 ha, Minh Thanh 9,4 ha, Minh
Tâm 4,9 ha.
Trong những năm gần đây thanh long được trồng và tăng diện tích khá
nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình). Mở ra triển vọng có giá trị
kinh tế cao bởi cây dễ trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm
được thị trường ưa chuộng. Theo bà con, cây thanh long chỉ phát triển tốt và
có chất lượng ở phạm vi hẹp cả xã, bà con các xã lân cận cũng đang trồng và
mở rộng diện tích nhưng quả không ngọt và thơm như ở Minh Thanh.
Hiện nay diện tích trồng thanh long ở Nguyên Bình đang phát triển
mạnh mẽ, cây thanh long là một loại cây ăn quả dễ trồng, có thể sinh trưởng
phát triển trên mọi loại đất nhưng để góp phần tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm, ngoài việc mở rộng diện tích, tăng cường về giống thì vấn đề về các
biện pháp kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Nhằm đưa ra khuyến cáo cho bà
con nông dân, để người trồng thanh long hiểu rõ hơn về loại cây trồng mới
này nhằm tạo quả có màu sắc đẹp ngăn ngừa vết chích hút của côn trùng có
thể dùng bao nilon để bao quả thanh long. Để việc bao quả có tác dụng thì cần
chọn ra thời gian bao quả thích hợp, vì vậy cần phải bao quả để tạo ra sản
phẩm đạt năng suất có hiệu quả, chất lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng và cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển cây thanh long cùng công
tác nghiên cứu chúng em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thời gian bao quả đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tại
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Lựa chọn được thời gian thích hợp cho việc bao quả nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tai huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.


3

1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của thời gian bao quả đến năng suất, chất lượng
thanh long ruột đỏ tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Vận dụng kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên làm quen với
điều kiện thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành, bước đầu làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo để chọn lọc và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất
cây thanh long, góp phần bổ sung thêm tài liệu khoa học cho quá trình nghiên
cứu cây thanh long ở nước ta.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các biện pháp kỹ thuật cũng góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho
người dân thanh long tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và các vùng
lân cận.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật tăng
năng suất cho cây thanh long ruột đỏ trong điều kiện tự nhiên của xã Minh
Thanh huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng có thể áp dụng mở rộng cho các
vùng trồng thanh long cho toàn tỉnh Cao Bằng cũng như miền Bắc.



4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Câythanh long là một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, còn
chưa thực sự phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Việt Nam là một nước có thế
mạnh về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là Thanh long, đang được biết đến
như một trong những mặt hàng tiềm năng để tiếp cận thị trường các nước.
Việc tiếp cận và quảng bá hình ảnh trái thanh long đến các nước là một cơ hội
để xuất khẩu phát triển tăng nguồn thu ngoại tệ.Do đó việc điều chỉnh các
biện pháp kỹ thuật và tìm hướng xây dựng các vùng trồng thanh long mới,
phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương là vô cùng cần thiết.
Thanh long ruột đỏ là một sản phẩm mới, lạ, ngon, bổ dưỡng,ruột đỏ
tươi, cơm giòn, thơm, đặc biệt rất ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy giá
của loại quả này hơi cao so với thanh long ruột trắng nhưng nó lại có vị đặc
biệt thơm ngon, và trở thành món ăn cao cấp vừa ngon vừa lạ đối với người
tiêu dùng trong và ngoài nước.
Để nâng cao chất lượng trái thanh long, sử dụng phương pháp bao trái
thanh long là cần thiết để giảm thiểu một số côn trùng hại quả. Đồng thời giúp
cho trái cây giữ được vỏ quả bóng, đẹp tăng năng suất cây trồng. Các vùng
cây ăn quả ở phía Nam, túi bao trái đã được áp dụng thì ở phía Bắc, nông dân
vẫn khá lạ lẫm với biện pháp kỹ thuật bao trái thanh long.
Trên thực tế hiện nay ở huyện Nguyên Bình chưa áp dụng biện pháp
bao trái cây ăn quả nói chung cũng như sử dụng biện pháp bao trái thanh long,
việc khuyến cáo áp dụng biện pháp bao trái thanh long là cần thiết. Để quả
thanh long đạt năng suất cao, chất lượng mẫu mã đẹp nên lựa chọn thời gian
thích hợp để tiến hành bao quả từ khi cây bắt đầu đậu quả. Biện pháp bao trái



5

vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phòng
ngừa tác ha ̣i của giónhư: bị trầy xước biến dạng, rụng trái...Nâng cao đô ̣ ngo ̣t,
đô ̣ tươi mề m của trái cây, cải thiện chất lượng bên trong của quả.
Việc xây dựng vùng trồng thanh long phải phù hợp với điều kiện khí
hậu thời tiết, đất đai, giống và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Tuy vậy với
các yếu tố trên thì biện pháp kỹ thuật là yếu tố cần thiết nhất.
Điều kiện tiểu khí hậu trong túi chứa trong quả khác biệt so với điều kiện
tự nhiên bên ngoài, nên một số nấm, vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng và phát
triển không thuận lợi. Chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu ánh sáng và quang
hợp bình thường như những quả tự nhiên. Quả trong túi nilon phát triển bình
thường ít sâu bệnh, quả có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng suất, chất lượng quả
được cải thiện rõ rệt.
Nguyên Bình là huyện nằm ở phía bắc vùng núi cao có địa hình trắc trở
đang trồng và phát triển về cây thanh long, đạt hiệu quả kinh tế cao. Để quả
thanh long đạt được năng suất, chất lượng cao hơn nữa các hộ dân trên địa
bàn cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng thanh long, trong đó biện pháp
bao trái cho quả thanh long là điều cần thiết trong việc bảo vệ trái thanh long.
2.2. Nguồn gốc phân bố
Cây thanh long có tên khoa học Hylocereus undatus(Haw), thuộc họ
xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở vùng sa mạc nhiệt đới châu Mỹ
(Mêhicô, Cô-lum-bi-a), về sau có trồng ở một số nước châu Phi và châu Á
như Ma-đa-gas-ca, Sri-lan-ka, Việt Nam… Gần đây ở Thái Lan, Trung Quốc
và Đài Loan đã bắt đầu trồng thanh long (Tạ Minh Tuấn và ctv, 2005) [9].
Theo Mizrahi và ctv 1996 [30], thanh long được người Pháp du nhập
vào Việt Nam cách đây trên 100 năm. Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam
khá lớn vào không ngừng được tăng lên, năm 1999 tổng diện tích trồng thanh
long là 5.221 ha đến năm 2005 là 8.962 ha, năm 2007 là 12.837 ha, chủ yếu ở



6

các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và Tây Ninh (Nguyễn Hữu Thơ và
ctv, 2008) [8].
Giống vỏ đỏ ruột trắng (Hylocerus undatus Britt & Rose): là giống
thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới ẩm của miền Trung và
miền Bắc Nam Mỹ. Trước đây, cây thanh long được coi là hoang dại, sử dụng
như cây cảnh vì có nhiều hoa với kích thước lớn, có mùi thơm và nở vào ban
đêm(Giống cây trồng, 2014) [19].
Hiện nay, giống này được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt ở Israel,
Việt Nam… Bởi vì quả thanh long ăn rất hấp dẫn, có mùi vị khác biệt so với
các loại quả khác. Giống này có thân hình tam giác, ít gai, thường cho quả rất
to, nặng từ 500 g - 1 kg, thậm chí còn cao hơn. Vỏ quả có màu đỏ sáng đẹp,
thịt quả trắng đục và có nhiều hạt nhỏ màu đen như hạt vừng.
Ở Việt Namthanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các
tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình
Thuận. Loạinày sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh
sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Thanh long
ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuận, trong
những năm gần đây thanh long ruột đỏ được trồng ở Nguyên Bình, nơi có đất
đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với các
loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt
dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây hấp thụ dinh dưỡng, hàng
tháng lượng mưa từ 50 - 100 mm cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.
2.3. Giá trị dinh dƣỡng
Thanh long là loại trái cây rất giàu kali, phospho, sorbitol, nhiều vi
lượng; đây là là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có tác dụng chống lão hóa và
rất phù hợp với người có tuổi và béo phì (Nguyễn Thơ và ctv, 2008) [8].
Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long được trình bày trong bảng 2.1.



7

Bảng 2.1: Thành phần dinh dƣỡng của trái thanh long trong 100g thịt
trái
Thành phần

Trong 100g
thịt trái

Thành phần

Trong 100g
thịt trái

Lượng nước (g)

83,75

Phospho (mg)

27,50

Năng lượng (kcal)

67,7

Natri (mg)


8,90

Protein (g)

1,1

Magie (mg)

38,90

Chất bo (g)

0,57

Kali (mg)

2,72

Cacbohydrates (g)

11,2

Sắt (mg)

3,37

Chất xơ (g)

1,34


Kẽm (mg)

0,35

Canxi (mg)

10,2

Sorbitol (mg)

32,70

(Nguồn: Nguyễn Thơ, 2008) [8]
Kết quả bảng dinh dƣỡng của trái thanh long trong 100g thịt trái
Nước 83.75g;Năng lượng: 67.7Kcal; Protein 1.1g; Chất bo 0.57g;
Cacbohydrates 11.2g; Chất xơ 1.34g, Canxi 10.2mg; Phospho 27.5mg; Natri
8.9mg; Magie 38.9mg; Kali 272mg; Sắt 3.37mg; Kẽm 0.35mg; Sorbitol
32.7mg; Vitamin C 6mg (12mg đối với Loại ruột đỏ); Protid 1.1g (1.3g đối
với Loại ruột đỏ); Một số chỉ tiêu như protit, đặc biệt chỉ tiêu Vitamin C ở
thanh long ruột đỏ cao hơn nhiều so với thanh long ruột trắng. Ngoài ra từ
thanh long, người ta đã phân lập được n-hentriancotan (C31H64), β-sitosterol,
và một vài sterol khác
2.4. Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long
2.4.1.Yêu cầu về sinh thái của cây thanh long
* Nhiệt độ
Cây thanh long có nguồn gốc ở vùng sa mạc, là một cây nhiệt đới khô
cho nên nhiệt độ thích hợp cho thanh long tăng trưởng và phát triển là 2129oC và tối đa là 38-40oC (Nguyễn Thơ, 2008) [8].


8


* Ánh sáng
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kỳ ra hoa trong điều
kiện ngày dài cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ,
thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu. Tuy nhiên nếu cường độ ánh sáng quá cao
nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long (Ngô Quang
Yêm, 1992) [11].
* Nước
Cây thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây
phát triển tốt cho nhiều trái, trái to cần cung cấp đầy đủ nước nhất là trong
thời kỳ phân hóa mầm hoa ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa cho cây
là 800-2.000mm/năm, Nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn đến hiện tượng
rụng hoa và thối trái. Có nguồn nước tưới chủ động trong mùa khô vườn trồng
không sử dụng các nguồn nước thải (Trương Thị Đẹp, 1994) [1].
* Đất đai
Cây thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha
đất xám bạc màu đất phèn đến đất phù sa đất đỏ Bazan đất thịt... Tuy nhiên cây
thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp thông thoáng thoát nước
tốt không nhiễm mặn và có pH từ 5-7 (Nguyễn Văn Kế và ctv, 2000) [5].
2.4.2. Một số đặc điểm thực vật học của cây thanh long
* Rễ cây
Khác với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là
nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại rễ: Địa sinh và
khí sinh.
Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 1020 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần
và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt
đường kính từ 1-2 cm. Rễ địa sinh có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất
dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt(0-15 cm). Ở các
nơi đất tơi xốp và có tưới rễ có thể mọc sâu hơn. Khi đất khô các rễ sợi sẽ



9

chết đi, các rễ lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước khoảng 10 lần để
ngăn chặnsự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ lại mọc trở lại
một cách dễ dàng.
Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống
(choái) để giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần
xuống đất (Nguyễn Như Hiến, 1998) [3].
* Thân, cành
Thanh long (một loại xương rồng) trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò
trên trụ đỡ (climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân
cột (columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời
gian dài. Thân, cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Ở các
nước khác có thư 3,4,5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có 2 phần: Bên ngoài là
nhu mô có chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mõi cánh chia ra làm
nhiều thùy có chiều dài 3 - 4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 - 5 gai ngắn. Chúng sử
dụng CO2 trong quang hợp theo hệ CAM (Crassulacean Acid Metabolism) là
một hệ thích hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc. Mỗi năm cây cho từ 3 - 4 đợt
cành. Đợt thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp thành
hàng lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt ra cành
từ 40 - 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây, ở cây 5 - 6 tuổi chỉ
duy trì độ 150 - 170 cành (Nguyễn Văn Kế, 1998) [4].
Bảng 2.2:Chiều dài cành thanh long
Tuổi

Trung bình (cm)

Dài nhất (cm)


Ngắn nhất (cm)

1

73

119

42

2

82

140

52

3

98

180

49

4

108


160

45

5

103

140

53

(Nguồn: Nguyễn Văn Kế, 1998) [4]


10

* Hoa
Thanh long là cây dài ngày (trường quang kỳ). Trung bình từ 4-6 đợt ra
hoa rộ mỗi năm. Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25-35 cm,
nhiều lá dài và cánh hoa dính nhau thành hình ống, nhiều tiêu nhị và 1 nhụy
cái dài 18-24, đường kính 5-8 mm, nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa
thường nở tập trung từ 20-23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn
kéo dài độ 2-3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới hoa tàn độ 20 ngày
(Nguyễn Văn Kế, 1998) [4]. Các đợt nụ đầu tiên nụ rụng từ 30%-40%, về sau
tỷ lệ này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
* Quả và hột
Sau khi hoa thụ, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng (cactus pears),
trong 10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm, su đó tăng rất nhanh về
cả kích thước lẫn trọng lượng. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá

xanh (do phiến hoa còn dài), đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Khi còn
non vỏ quả màu xanh, lúc chín chuyển qua đỏ tím rồi đậm (Nguyễn Văn Kế
và ctv, 2000 [5].
Phân tích thành phần sinh hóa học cho thấy trong 100g thịt quả chín:
Hàm lượng đường tổng số có thể biến động từ 8g đến 12g, vitamin C từ
3,8mg đến 9,4mg. Có sự biến động này là do phân bón, chế độ chăm sóc và
thời gian hái, hễ quả chín trên cây càng lâu càng ngọt.
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long Việt Nam và thế giới
2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới
Trên thế giới thanh long được trồng thương phẩm với các loại khác
nhau là: thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus 2n = 2x = 22) và thanh
long ruột đỏ hay tím (H. Costaricensis) được trồng ở Nicaragua và Guatemala
và thanh long ruột đỏ (H. Polyrhizus2n = 2x = 22) được trồng ở Israel. Giống
thanh long vàng Amarilla (H. Andatus) được trồng ở Mexico và châu Mỹ
Latinh và một số giống thanh long vỏ vàng (Selenicereus megalanthus 2n =


11

4x = 44) nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, được trồng tại Colombia, quả được
xuất khẩu sang châu Âu và Canada)(TCVN 7523:2005) [24].
Thanh long (Hylocereus) có quả to, hấp dẫn nhưng kém ngon đã bị giới
hạn thị trường tiêu thụ, trong khi S. megalanthus có vị rất ngọt và ngon nhưng
cho quả nhỏ, hình thái kém hấp dẫn và vỏ quả có gai. Do vậy, chương trình
cải tiến giống cần thiết kết hợp giữa các ưu điểm trên của hai loài này.
Miền Trung Mêhicô có đa dạng loài và giống xương rồng lê có nhiều
nhất. Diện tích trồng xương rồng lê cả nước khoảng 70.000 ha và đạt sản
lượng 400.000 tấn quả tươi, trong đó 95% sản lượng quả phục vụ thị trường
nội địa. Người tiêu dùng ưa chuộng quả có độ đường cao, thịt quả màu trắng
và có nhiều nước, trong khi thị trường xuất khẩu thích màu thịt quả vàng và

đỏ hơn. Tiêu chuẩn chọn giống xương rồng lê ở Mêhicô là: khối lượng quả
>120g, thịt quả nhiều nước, độ đường cao (hàm lượng>15%), tỷ lệ ăn được
trên 50%, vỏ quả mỏng< 5mm, khối lượng hạt< 6g/quả.
Theo Mizrahi và ctv1996[30], thanh long thường được trồng hàng hoá
với các loại khác nhau là: thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và
thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis) được trồngở Nicaragua và
Guatemala và thanh long ruột đỏ H. polyrhizusđược trồng ở Israel. Giống
thanh long vỏ vàng (H. undatus) được trồng ở Mexico và châu Mỹ Latin và
một giống thanh long vàng khác (Selenicereus magalani) nguồn gốc Trung và
Nam Mỹ được trồng với diện tích không lớn tại Colombia, quả được xuất
khẩu sang châu Âu và Canada (Nguyễn Văn Kế, 1998) [4].
Sản lượng quả thanh long tươi được nhập khẩu tới châu Âu tăng rất
nhanh. Sản lượng này vẫn dựa trên kiểu gen hoang dại, thích nghi trong tự
nhiên và được nhân giống vô tính. Tiêu chuẩn quả chỉ qua chọn lọc các dòng
ưu tú trong tự nhiên và nhân vô tính các dòng tuyển chọn dựa trên đặc tính


12

canh tác, thời gian tồn trữ quả và hương vị của người tiêu thụ. Trong nỗ lực
nhằm cải thiện chất lượng quả và đặc tính canh tác của thanh long được trồng
tai Israel, chương trình lai tạo các khác loài (interspecific) và khác chi
(intergeneric) đã được khởi động trong vài năm qua. Thanh long ruột đỏ chứa
nhiều chất vi lượng và gần đây được nhiều người tiêu thụ quan tâm do quả
thanh long ruột đỏ có thể là nguồn có giá trị trong chống oxi hóa và tác nhân
chống bệnh ung thư.
Trong những năm gần đây, do yêu cầu thực tế của đời sống ngày càng
được nâng cao, tình hình tiêu thụ sản phẩm một số loại quả tươi như thanh
long, táo, lê... gia tăng nhanh chóng. mặt khác, các tiến bộ về khoa học kỹ
thuật giúp nâng cao năng suất sản lượng cây trồng, theo xu hướng này thanh

long cũng như các loại quả tươi khác sẽ trở thành một trong những thực phẩm
không thể thiếu trong đời sống người tiêu dùng trên thế giới.
Trong khu vực, một số quốc gia có diện tích và sản lượng thanh long
lớn như: Đài Loan, Thái Lan, Myanma, Malaysia và Việt Nam.
*Thái lan: Thái Lan đang là đối thủ cạnh tranh lớn của trái thanh long
Việt Nam. Khoảng 6 - 7 năm về trước, Thái Lan chưa có trái thanh long,
nhưng mới đây, nước này xác định thanh long là cây trồng chính, sẽ được tập
trung phát triển thành cây xuất khẩu chủ lực. Trong khi thị phần trái thanh
long Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu mấy năm qua giảm. Từ vị trí gần như
chiếm lĩnh thị trường, nay thị phần trái thanh long Việt Nam xuất khẩu vào
châu Âu giảm chỉ còn hơn 50%. Trong khi thị phần thanh long của Thái Lan
xuất khẩu vào thị trường này từ vị trí cuối bảng đã vươn lên vị trí thứ hai do
tạm nhập, tái xuất thanh long Việt Nam. Có thời điểm 48% lượng thanh long
xuất khẩu của Việt Nam là bán cho Thái Lan. Không chỉ mua thanh long Việt
Nam, Thái Lan cũng mua thanh long ruột đỏ Đài Loan để chào hàng, dọn


13

đường xuất khẩu cho thanh long của chính nhà vườn Thái Lan sản xuất trong
tương lai [31].
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu thanh long của Thái Lan từ năm 2013 đến
tháng 9 năm 2015
2013
Quốc gia

Sản
lƣợng
(tấn)


Giá trị
(Baht)

2014
Sản
lƣợng
(tấn)

Giá trị
(Baht)

2015(hết tháng 9)
Sản
lƣợng
(tấn)

Giá
trị(Baht)

Saudi Arabia

28,146 2,755,413

27,092 3,055,814

22,054 2,526,453

Quata

14,279 1,167,649


19,950 1,818,238

5,183

545,884

Pháp

1,134

7,614

1,431,945

960

157,335

Kuwait

10,451 1,487,434

6,090

1,107,207

2,075

360,560


Laos

188,520

92,972 849,498

47,180 490,350

(Nguồn: Jiang, 2015) [29]
Số liệu thống kê ở bảng 2.3 cho thấy, Thái lan xuất khẩu thanh long vào
5 quốc gia trên thế giới, trong đó có Saudi Arabia, Quata, Pháp, Kuwait, Laos
với tổng sản lượng năm 2013 đạt 54,01 tấn, giá trị đạt 152.767,25 đô la Mỹ,
năm 2014 đạt 130,282 tấn, giá trị 93268,51 đô la Mỹ.
*Đài Loan: Hơn 10 năm qua, thanh long (Hylocereus undatus) đã nổi
lên như một trong những loài cây ăn quả được trồng phổ biến nhất ở Đài
Loan. Nó được trồng trong cả nước trên tổng diện tích hơn 800 ha. Ở trung
tâm và phía nam của đất nước là các nơi trồng thanh long chính với diện tích
lớn nhất. Sản lượng thanh long hàng năm của Đài Loan đạt khoảng 15.158 tấn
và thu về một lượng tệ là $ 420,000,000 (US $ 13.380.000). Về giống, kỹ
thuật trồng trọt và công nghệ quản lý... thì thanh long Đài Loan chiếm ưu thế
cao hơn hẳn những nước trồng thanh long Đông Nam Á. Biểu hiện là hương
vị, màu sắc và kết cấu quả thanh long Đài Loan được đánh giá cao hơn hẳn ở


14

các nước khác. Tuy nhiên trước năm 2000, thanh long Đài Loan chưa được
xuất khẩu rộng khắp, nhất là với các nước có hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt
như Nhật Bản vì trong ruột quả thanh long ở Đài Loan người ta phát hiện ra

có ruồi giấm. Với nỗ lực cải thiện sản phẩm để xuất khẩu, trong năm 2001,
văn phòng kiểm dịch quản lý của Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu, phát
triển công nghệ khử trùng thanh long và tới năm 2003 Đài Loan đã phát triển
thành công công nghệ thấp ở nhiệt độ cao để diệt ruồi giấm trong thanh long.
Năm 2004, Đài Loan đã mạnh dạn nộp đơn với Nhật Bản xin cho xuất khẩu
thanh long sang thị trường này nhưng mãi tới năm 2010 thì thanh long Đài
Loan mới thông qua được các kỳ thi nghiêm ngặt về kiểm định thực vật của
Nhật Bản và chính thức được chấp nhận vào thị trường Nhật. Sản lượng xuất
sang Nhật của Đài Loan trong năm đầu tiên (năm 2010) đạt được là 100 tấn
(Viện nghiên cứu rau quả, 2014) [26].
Các sản phẩm chế biến từ quả thanh long hiện chưa có nhiều ở các
nước có trồng thanh long. Tuy nhiên, gần đây một số sản phẩm chế biến từ
quả thanh long đã bắt đầu hiện diện trên thị trường là Malaysia và Thái Lan.
Ở Malaysia, thanh long đã được chế biến thành nhiều sản phẩm như các loại
nước quả, kem, kẹo và rượu thanh long.
Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, nhiều yếu tố hạn chế năng suất tiềm năng
và long hạ cấp chất lượng quả. Trong số đó, các sự kiện mưa lớn hoặc quản lý
cây trồng kém thực hành như tưới nước có thể gây ra hoa để thả, và trái cây
để chia nhỏ hoặc thối ngoài hạn chế các cây trồng thanh long đạt sản lượng
tiềm năng của nó, phổ biến các công nghệ sản xuất kém cũng dẫn đến sự cố
nghiêm trọng của bệnh và sâu bệnh. Hiện nay bệnh thán thư, ngăn chặn bệnh
thối mục, đốm nâu gốc, và thối trái cây rất phổ biến ở các vùng trồng thanh
long lớn trong châu Á - Thái Bình Dương khu vực. Và các bệnh thối mục gốc
truyền nhiễm mới nổi gần đây đã gây ra sự sụp đổnhiều vườn cây ăn trái


15

thanh long ở khu vực Đông Nam Á. Biện pháp bảo vệ để kiểm soát các bệnh
này với thuốc trừ sâu hóa học không chỉ tốn kém ho nông dân với quy mô

nhỏ, họ cũng có thể làm gián đoạn tự nhiên kiểm soát sinh học, và đang gây
tổn hại đến sứ khỏe con người và môi trường. mặt khác để truy cập vào các
thị trường có giá trị cao hơn, trái cây thanh long địa phương, khu cự hoặc
quốc tế quan trọng sản phẩm cần phải mắc các bệnh, sâu bệnh, nhược điểm và
dư lượng thuốc trừ sâu, cùng với kích thước mong muốn, hình dạng, màu sắc
và hương vị(Trần Thị Oanh Yến và cs (2006) [12].
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở Việt Nam
2.5.2.1. Tình hình sản xuấtthanh long
Việt Nam hiện nay được xem là một trong những nước trồng và xuất
khẩu rau quả hàng đầu. Trong đó, thanh long được xem là một trong những
nông sản xuất khẩu nhiều nhất nước ta vì nó dễ trồng và đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Thanh long Việt Nam không chỉ được thị trường thế giới biết đến mà
còn ưa chuộng. Việt Nam là một trong những nước có diện tích và sản lượng
Thanh Long lớn nhất Châu Á và là nước xuất khẩu Thanh long lớn nhất thế
giới (Công ty T&C, 2012) [17]. Năm 2013, Việt Nam có 28.700 ha diện tích
trồng Thanh long với tổng sản lượng đạt 520.000 tấn. Thanh long hiện đang
được trồng ở 30 tỉnh/thành của Việt Nam nhưng đặc biệt phát triển ở các vùng
chuyên canh quy mô lớn như Bình ThuậnTiền Giang và Long An (Vinafruits,
2013) [27]. Diện tích thanh long trên cả nước năm 2013 ước đạt khoảng
23.000 ha tăng gấp 10 lần so với năm 1995. Trong đó tỉnh Bình Thuận,Long
An và Tiền Giang sản xuất thanh long lớn nhất cả nước, diện tích năm 2011
ước đạt 22.000ha, đạt sản lượng 463.000 tấn chiếm 96% tổng diện tích và
99% tổng sản lượng thanh long của cả nước. Riêng tại Bình Thuận, diện tích
thanh long toàn tỉnh năm 2013 đạt 18.646 ha với sản lượng đạt khoảng
330.000 tấn quả/năm. Diện tích Thanh long của ba tỉnh này chiếm 93,6% tổng


×