Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận quan điểm của m weber về tôn giáo rút ra những hiểu biết về môn học XHH tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.51 KB, 17 trang )

Họ và tên:
Lớp:
Môn:
Đề bài: “Quan điểm của M.weber về tôn giáo - rút ra những hiểu biết về
môn học này?

BÀI LÀM

I. Quan điểm của M.Weber về tôn giáo
1. Một vài đóng góp lớn của M.Weber về tôn giáo
1.1. Tôn giáo và phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo
M.Weber đặt vấn đề nghiên cứu tôn giáo trong xhh tổng quá với phương
pháp luận của nó. Một trong những nguyên tắc đầu tiên mà xhh phải tuân theo là
sự tập trung về mặt giá trị (neutralité axiologique) khi nghiên cứu các hiện tượng
xã hội. Nhưng mặc khác, với quan niệm xhh nghiên cứu hành động xã hội. Có
nghĩa là tìm hiểu ý nghĩa trong hành vi của con người trong các quan hệ với
người khác, nhà xhh phải cố gắng xem cá nhân đã nội tâm hóa các lí tưởng, giá
trị như thế nào trong hành động của mình. Chính vì thế, M. Weber đã phân biện
phán đoán giá trị (jugement de valeur, Werturteil) và quan hệ với giá trị (rapport
axu valeurs, Wertbeziehung) trong nghiên cứu xhh. Trong một bức thư cho Fr.
Neuman vào năm 1909, ông viết: “Tuyệt đối là tôi không có thính giác tôn giá
và tôi cũng không có nhu cầu, không có khả năng dựng nên cho tôi một thiết kế
tinh thần nào. Nhưng tự xét mình một cách nghiêm túc, tôi không chống tôn
giáo, cũng không phi tôn giáo”. Như vậy, khi nghiên cứu tôn giáo ông chọn lựa
một thái độ bất khả tri về mặt phương pháp luận (agnosticisme
méthodologique). Nghiên cứu giá trị là để hiểu được, lĩnh hội, nắm chắc được ý
nghĩa trong hành động của con người. Lĩnh hội là một giai đoạn quan trọng
1


trong việc giải thích: “chúng tôi gọi xhh là một khoa học nhằm hiểu được hành


động xã hội bằng sự lý giải và qua đó giải thích nhân quả về diễn tiến và ảnh
hưởng của hành động xã hội”. Nhưng M.Weber luôn nhấn mạnh hành động xã
hội chịu tác động của nhiều yếu tố chứ không phải của một yếu tố duy nhất.
Cũng trên bình diện phương pháp luận, với phương pháp “loại hình lý
tưởng” – là một “loại hình thuần túy” được xây dựng bằng cách nhấn mạnh một
số nét của một hiện tượng xã hội nhất định. Các nét này không nhất thiết phải
tồn tại ở nơi nào đó trong thực tại. Các đặc trưng này đang hình thành, không
nhất thiết là những nét mong muốn” – mà M.Weber đã dùng để phân loại các
hành động xã hội, các loại hình quyền lực, ông cũng đã sử dụng để phân tích các
hình thái cộng đồng tôn giáo và đưa ra sự phan loại: giáo hội và giáo phái mà
ngày nay các nhà xhh vẫn sử dụng.
Trong lối tiếp cận của M.Weber còn phải lưu ý đến tính nghịch lí trong
các kết quả của hành động và sự phân biệt giữa đạo đức xác tín và đạo đức trách
nhiệm. Kết quả hành động có thể hoàn toàn khác với ý hướng của các tác nhân
xã hội hay nói cách khác hậu quả của hành động không phải có thể hoàn toàn
tiên đoán được. Quan điểm này đã chi phối sâu sắc A.Giddens khi ông quan
niệm một trong các nhiệm vụ của xhh là tìm hiểu những hậu quả không mong
muốn.
1.2. Tương quan giữa tôn giáo và những lĩnh vực xã hội, những giai
tầng xã hội khác nhau
Khi nghiên cứu mối tương quan giữa tôn giáo và các lĩnh vực khác của xã
hội, M.Weber rất chú trọng đến cái logic bên trong của mỗi lĩnh vực. Giữa các
lĩnh vực đều có các mối liên minh, thỏa hiệp, cạnh tranh. Nhưng rõ ràng mối
tương quan giữa tôn giáo và các lĩnh vực khác tùy thuộc loại hình tôn giáo, có
tôn giáo đưa đến căng thẳng, có tôn giáo không. Các tôn giáo cứu độ dựa trên
đạo đức xá tín thường dẫn đến căng thẳng với các thực tại xã hội. tôn giáo hình
thành những mối quan hệ rất khác nhau với thế giới xung quan. Con người có
hai thái độ tôn giái, thái đọ khổ hạnh và thái độ huyền bí. Huyền bí chiêm niệm
thoát khỏi cuộc đời là thái độ cá nhân ít quan tâm đến cuộc đời này, chỉ mê say
2



vào việc chiêm niệm đời sống ở bên kia, thực tại tối hậu của nhân sinh. Thái độ
khổ hạnh trái lại, lao vào hành động, cố làm chủ, biến đổi cuộc đời. Khổi hạnh
lại chia làm hai loại: khổ hạnh trong cuộc đời và khổ hạnh ngoài cuộc đời. Khổ
hạnh ngoài cuộc đời không tìm cách làm chủ cuộc đời mà làm chủ bản thân của
chính mình, mà các dòng tu Kito giáo thời Trung cổ là thí dụ điển hình. Nhập
thế hay xuất thế, đề cao hành động biến đổi hay hành động chiêm niệm là hai
thông số quan trọng để phân tích ứng xử của cá nhân bị chi phối bởi các hệ
thống biểu trưng tôn giáo. M.Weber rất chú trọng đến đạo đức về mặt kinh tế
của các tôn giáo lớn. Thông thường cái logic kinh tế đối nghịc với logic đạo đức
của tôn giáo, những quan hệ trao đổi buôn bán, tiền bạc thường chống lại những
đòi hỏi liên đới của đạo đức tôn giáo. Do vậy mà tổ chức tôn giáo mà cũng cần
có các phương tiện kinh tế, các phương tiện này đến lượt chúng lại ảnh hưởng
đến tôn giáo. M.Weber nêu lên ví dụ cực đoan về trường hợp sản xuất rượu
trắng trong các tu viện, ngược lại tinh thần chống nghiện rượu của tôn giáo (ES,
593). Việc sản xuất kinh tế trong các tu viện theo mô hình duy lí rất cao. Trên
bình diện tinh thần, các dòng khổ tu thể hiện tính duy lý cao, khi tập trung tất cả
nguồn lực cho cứu cánh tối cao là Thượng Đế.
Trong qua hệ chính trị, M.Weber cho thấy, qua lịch sử các tôn giáo có
những lập trường rất khác nhau: từ thái độ chống đối triệt để, đến việc bị lợi
dụng bởi chính trị trong các cuộc “thánh chiến” hay thái độ vâng lời triệt để
quyền lực chính trị thế tục. Không có sự căng thẳng giữa chính trị và tôn giáo
đối với các tôn giáo ma thuật, tôn giáo địa phương, nhưng ngược lại có thể có
căng thẳng sâu sắc với các tôn giáo cứu rỗi dựa trên đạo đức liên đới, huynh đệ.
Với lĩnh vực mĩ học, các tôn giáo ma thuật đề cao các hoạt động nghệ
thuật như là phương tiện giao tiếp với thần linh, nhưng với tôn giáo đề cao đạo
đức huynh đệ, nghệ thuật bị nghi ngờ do tác động của tình cảm của nó ảnh
hưởng đến quan hệ duy lý với đấng tối cao. Nhưng M.Weber đưa ra nhận định
rất thời sự, các tôn giáo muốn là tôn giáo của quần chúng cần có những hành

động tập thể và tuyên truyền bằng cảm xúc.

3


Trên bình diện tri thức khoa học thực nghiệm, đã tồn tại căng thẳng lớn
với tôn giáo. Tri thức thực nghiệm duy lí đã phi ma thuật hóa, phi thần thánh hóa
thế giới con người. Con người khoa học không còn chấp nhận định đề đạo đực:
thế giới có một ý nghĩa, đi theo một hướng đạo đức. Tôn giáo càng ngày càng bị
đẩy lùi từ lĩnh vực duy lí sang lĩnh vực phi lí. M.Weber cho thấy, tính phi lí của
tôn giáo chính là hậu quả của quá trình duy lí hóa của khoa học về thế giới.
Trong tương quan với các giai tầng xã hội, M.Weber chú trọng những dị
biệt về tính tôn giáo giữa các tầng lớp xã hội, giữa các nghề nghiệp. Tầng lớp
thống trị, hưởng đặc quyền, đặc lợi trong xã hội muốn gắn cho tôn giáo vai trò
hợp thức hóa vị trí và lối sống xã hội của họ. Nhưng những tầng lớp bên dưới,
những tầng lớp bị áp bức họ cũng không muốn sự cứu rỗi dưới hình thức tôn
giáo, mà mong muốn một sự bù đắp trần tục hơn, cụ thể hơn. Tầng lớp thương
nhân sinh sống trong cái “chợ đời” ít hướng về các tôn giáo đạo đức, cứu rỗi.
Tầng lớp tiểu tư sản, thợ thử công, tiểu thương thành thị, ít lệ thuộc thiên nhiên
như nông dân (chịu ảnh hưởng của tôn giáo ma thuật), với điều kiện sinh sống
có tính tính toán, duy lí hơn, họ cảm nghiệm lao động cật lực sẽ được đền bù.
M.Weber nhận định Kitô giáo thoạt tiên là tôn giáo của thợ thủ công trong môi
trường đô thị và thu hút cả phụ nữ, vì nó không kì thị những tôn giáo cứu rỗi
như Kito giáo không đề cao các phẩm chất của tầng lớp chiến binh mà gần gũi
quan tâm đến những tầng lớp bị bóc lột và phụ nữ. M.Weber cũng cho thấy các
giáo phái đáp ứng nhu cầu tôn giáo của một số tầng lớp xã hội khi nó đề cao tính
liên đới cộng đồng. một tầng lớp xã hội nhất định cũng có thể là tiêu biểu cho
một tôn giáo nào đó, như tầng lớp thư lại đói với nho giáo, tầng lớp chiến binh
với Islam giáo, thương nhân với Do Thái giáo…
1.3. Tôn giáo, quá trình hợp lí hóa và tính hiện đại

Một trong những góp ý chính yếu của M.Weber là cho thấy có nhiều loại
hình hợp lí và quá trình hợp lí hóa trong tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc
hình thành tính hiện đại.

4


Thời kì lịch sử được gọi là hiện đại bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào thế
kỉ XVI, nhưng phải đến cuối thế kỉ XVIII, thế kỉ “khai sáng” – sự phân biệt
giữa “cổ truyền” và “hiện đại” mới rõ ràng.
Theo M.Weber, “tính hiện đại” xảy ra qua quá trình “hợp lí hóa”. Nhưng
tại sao tính hiện đại, đầu óc duy lí xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu mà không đến
với các nền văn minh lớn đã tồn tại trong lịch sử như: TQ, Ấn Độ, Ai Cập…
Theo M.Weber, đó là yếu tố tôn giáo. Phân biệt đầu tiên của ông là phân ra tôn
giáo ma thuật và tôn giáo đạo đức. Đạo đức hóa tôn giáo gắn liền với một quá
trình duy lí hóa. Theo M.Weber tính tôn giáo của các dân tộc Á Đông trước đây
gắn liền với ma thuật – được ông qun niệm là những tín ngưỡng vào khả năng ép
buộc các thần thánh bằng những phương tiện kĩ thuật để được điều gì đó. Trong
khi Do Thái giáo cổ đại với việc xuất hiện các tiên tri đã giúp con người thoát
khỏi ma thuật, tạo cơ sở cho khoa học hiện đại, kĩ thuật và chủ nghĩa tư bản. Các
vị tiên tri này rao giảng quần chúng đừng có tin vào các hấp dẫn lực tự nhiên,
“thần cây đa, ma cây gạo”. Thần Sấm, Thần Sét nữa mà hãy tin vào một Thượng
Đế duy nhất đã tạo dựng nên trời đất và con người. Đứng về mặt tư tưởng, đây
là một cuộc cách mạng, vì không những nó chi phối quan hệ giữa con người và
Thượng Đế mà cả quan hệ con người với con người, mà sau này lí tưởng bình
đẳng của Kito giáo đã kế thừa: mọi người là anh em vì cùng là con một Cha trên
trời. Do Thái giáo đã lí giải sự tồn tại cái ác trong thế giới là do sự không trung
thành của con người (của dân Do Thái) với giao ước đã thiết lập với Thượng Đế.
Chỉ cần con người biết hối hận, sống đạo đức sẽ được Thượng đế thân nhận lại.
Mặc dù có tính duy lí cao, nhưng đạo đức về kinh tế của Do Thái giáo vẫn

mang tính truyền thống, đánh giá cao sự giàu sang phô trương, những nghi lễ
hiến sinh nặng nề. Chỉ sau này, nền khổ hạnh trong trần thế của đạo Tinh Lành
mới là cú hính quyết định cho quá trình hợp lí hóa nền kinh tế và cho cuộc sống
nói chung.
M.Weber đặt vấn đề tại sao chủ nghĩa tư bản không ra đời ở Ấn Độ, Trung
Quốc mà lại ở Châu Âu. Theo ông, Ấn giáo là “tôn giáo của thế giới bên kia”,
nó nhấn mạnh việc thoát ra khỏi bể khổ của thế giới vật chất để đạt đến một bình
5


diện tồn tại tinh thần cao hơn. Ấn giáo không nhằm vào kiểm soát hay định hình
thế giới vật chất. hơn nữa xã hội xoay quanh hệ thống đẳng cấp, ở đó tầng lớp
đẳng cấp tu sĩ Bà la môn cha truyền con nối độc quyền cái linh thiêng, chân lí,
do đó không tạo khoảng không gian cho biến chuyển xã hội. Khổng giáo cũng
nhấn mạnh sự hòa hợp với vũ trụ hơn là cải tạo nó, triết lí trung dung kiềm hãm
việc lao hết mình vào các hoạt động kinh tế. Một tầng lớp quan lại, viên chức
qua hệ thống thuế má, độc quyền kinh tế, bóp chết sự xuất hiện của tầng lớp sản
với lối tư duy tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa tổ chức xã hội dựa trên dòng họ, trên
sự thờ cúng tổ tiên, đòi hỏi một sự vâng lời, trung thàng vô điều kiện với những
bậc bề trên, như với người cha trong gia đình hay với vua trên lĩnh vự xã hội
chính trị. M.Weber phân tích các quan hệ thống trị để giải thích mối tương quan
với đạo đức kinh tế.
M.Weber cho rằng Tin Lành mang tính hợp lý cao do truyền thống Do
Thái – Kito giáo cộng hưởng với tinh thần của Cải cách, của phái Thanh giáo
với các khuynh hướng khổ hành, nghiêm ngặt- phê phán con đường trung dung
của Anh giáo (vừa theo tinh thần của Tin Lành vừa duy trì tổ chức và việc thờ
chúng tương tự Công giáo) – chủ trương một tôn giáo thuần túy hơn, thanh khiết
hơn dựa trên cam kết cá nhân, loại bỏ các hình thức trung gian (giáo hội, tầng
lớp tú ĩ), loại bỏ lễ nghi rườm rà. Do các chủ trương trên nên Thanh giáo bị bách
hại ở Anh, Hà Lan, nhiều người thuộc Thanh giáo phải di dân sang Châu Mỹ

(1620 – 1640).
Có tương quan (chứ không phải là liên hệ nhân quả một chiều) giữa
những giá trị của đạo Tin Lành phái Calvin và những đặc trưng của chủ nghĩa tư
bản. M.Weber muốn tìm hiểu tại sao các chủ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Tây
Âu vào những năm cuối thế kỉ XIX đã quan niệm bổn phận lớn nhất của họ
trong cuộc đời này là lao động không ngừng một các rất hợp lí và khổ hành.
Những chủ xí nghiệp theo đạo Tin lành có một quan niệm về Thượng Đế như
một đấng siêu việt mà cá nhân phải tin tưởng, phải tiếp cận không qua các trung
gian ( như Giáo hội, các phép “bí tích”). Con người sinh ra đã là tội lỗi, chỉ có
thể được cứu rỗi bằng những hành vi tốt của chính bản thân mình – chứ không
6


thể chuộc lỗi bằng các hành vi từ thiện. Khi nhấn mạnh đến tính tiền định – con
người không biết mình có được lựa chọn lựa để được cứu rồi hay không – niềm
tin Tin Lành muốn nói đến tính toàn năng của Thượng Đế. Niềm tin Tin Lành hệ
tại các cá nhân rằng mình được lựa chọn để sống đạo đức, thánh thiện trong
cuộc đời này chỉ vì vinh quang của Thiên Chúa. Và sự thành công của tín đồ
trong cuộc đời này được xem như là dấu hiệu của sự chúc phúc, lòng nhân từ
của Thượng Đế và là dấu hiệu được lựa chọn. Những người Tin Lành Thanh
giáo cật lực lao động sản xuất nhưng không hưởng thụ phô trương, không tiêu
thụ một cách vô ích, họ sống khổ hạnh để tiếp tục đầu tư, điều này tạo ra việc
tích lũy vốn. Niềm vui của họ là đã thành đạt trong nghề nghiệp. Như vật,
M.Weber đã giải thích như thế nào Thanh giáo xem lao động nghê nghiệp như là
thiên hướng (vocation). Đạo Tin Lành trong khuynh hướng này với chủ trương
khổ hạnh trong cuộc đời mang tính hợp lý ở mức cao nhất, được hiểu là vận
dụng trí óc, sử dụng các phương tiện để đi the chiều hướng nhất định hướng đến
ục tiêu. Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống có mục tiêu là đạt đến lợi nhuận tối đa
bằng cách tổ chức các phương tiện một cách hợp lí nhất: phân chia công việc,
chuyên môn hóa công việc, phân biệt công việc và người làm công việc, kế toán

hợp lí, tích lũy để đầu tư tiếp. Nhưng khi chủ nghĩa tư bản đi đến thành công,
những của cải vật chất, mà chủ nghĩa khổ hạnh đã tạo ra, trở thành một quyền
lực càng gia tăng đối với con người và tác động này từ nay không còn viện tới
động cơ tôn giáo.
2. Tính thời sự trong xã hội tôn giáo của Max Weber
2.1. Tôn giáo là một biến, yếu tố định hình ứng xử xã hội
Theo M.Weber nghiên cứu tôn giáo là quan trọng bởi lẽ trong ứng xử của
con người các biều tượng tôn giáo có thể chi phối nhận thức của con người trong
nhiều hoạt động từ lao động, đời sống gia đình, đời sống xã hội, hành vi tình
dục, hoạt động nghệ thuật, văn hóa. Trong các tác phẩm của ông về đạo đức
trong lĩnh vực kinh tế của nhiều tôn giáo, ông đã chứng minh các quan niệm tôn
giáo có thể động viên con người tiêu cực hay tích cực trong những hoạt động
kinh tế. Mặc dù rất chú trọng đến những khác biệt giữa các biểu tượng và thái độ
7


tôn giáo trong nhiều môi trường xã hội khác nhau, nhưng ông cho thấy tôn giáo
là một biến định hình các ứng xử xã hội. Nó là một yếu tố chi phối đồng thời
cũng bị chi phối bởi xã hội. Khi chứng minh rằng phân tích xã hội học về tôn
giáo là một đóng góp cơ bản về việc phân tích xã hội, xã hội học của M.Weber
rất có tính thời sự, giúp cho chúng ta lí giải các hiện tượng tôn giáo bùng nổ
trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Theo Jean-Paul Willaime, khác với thập niên 1969-1970 khi bị đẩy ra bên
lề, ngày nay xã hội học tôn giáo là một trong những đóng góp chủ yeesi trong
việc phân tích biến chuyển căn hóa xã hội các xã hội hiện đại. Đối với M.Weber
thực tại xã hội là thực tại văn hóa, do đó cần phân tích các cơ sở biều tượng các
xã hội. Tôn giáo trước hết là các hệ thống biểu tượng cho ta biết cách con người
nhận thức và hành xử trong cuộc sống. Hay nói cash khác chúng ta biết cách con
người định hình một cách biểu trưng tồn tại của mình, cách mà con người quan
niệm về cuộc sống, cái chết, hạnh phúc, bất hạnh, giàu sang, hèn mạt, cách mà

con người ứng xử trước những khác biệt về giới tính, văn hóa, giai tầng kinh tế xã hội.
Ngoài việc tìm hiểu ảnh hưởng xã hội đa dạng của tôn giáo lên ứng xử
của cá nhân trên nhiều lĩnh vực, M.Weber đặt trọng tâm vào hai khía cạnh chủ
yếu trong việc phân tích các hiện tượng xã hội: (1) Các phương cách sống cộng
đồng của tôn giáo (tôn giáo- phương cách hành động bằng cộng đồng) qua sự
phân loại của ông về giáo hội và giáo phái. Giáo phái là những hiệp hội tự
nguyện của những cá nhân có những đặc điểm tôn giáo giúp phân biệt với các
nhóm khác, trong khi Giáo hội là những định chế bàn giáy nhằm đem lại sự cứu
rỗi; (2) Các phương cách hợp thức hóa quyền lực tôn giáo, qua sự phân loại của
ông về “linh mục” ( như là viên chức tôn giáo), “nhà tiên tri” (người có quyền
do hấp lực cá nhân) và “nhà ma thuật” (kỹ thuật viên nắm vững các phương
cách truyền thống để điều khiển cái linh thiêng). Sự phân loại trên ứng với ba
nguồn gốc của quyền lực trong quan niệm của M.Weber: quyền lực hợp lý, hợp
pháp, quyền lực do hấp lực cá nhân và quyền do truyền thống. Mặc dù những
loại hình lý tưởng trên cần được bổ sung và thích nghi với bối cảnh cụ thểm
8


nhưng chúng ta là những công cụ gợi mở rất phong phú trong việc phân tích các
hiện tượng tôn giáo hiện nay.
Cái nhìn khách quan, không thiên kiến của ông về loại hình giáo phái,
việc nhấn mạnh yếu tố tình cảm, hành vi tập thể, tính cộng đồng trong các giáo
phái giúp hiểu được các hiện tượng tôn giáo mới phát triển mạnh ở nhiều nước
trên thế giới ngày nay. Sự phân loại của ông về các thái độ tôn giáo trong cuộc
sống (trong thế giới, ngoài thế giới, thoát khỏi thế giới) đã ảnh hưởng đến sự
phân loại các phong trào tông giáo mới của Roy Wallis về ba loại hình chính:
các phong trào hội nhập với thế giới và thích nghi với thế giới.
2.2. Sống chung giữa tính hiện đại và tôn giáo
Một đóng góp quan trọng khác của ông là tìm hiểu các mối quan hệ phức
tạp giữa tôn giáo và tính hiện đại Tây phương. M.Weber tìm hiểu những đặc thù

của văn minh Tây phương so với các nền văn minh khác, và cho thấy đây là cái
nôi xuất phát của tính duy lý kinh tế mà sau đó đã phát triển khắp thế giới. Ông
không chấp nhận sự đối lập giản đơn giữa tôn giáo và tính hiện đại – như thường
thấy trong xã hội có ảnh hưởng văn hóa Công giáo mạnh như Pháp.
Ông đã tìm hiểu phân tích nguồn gốc phát sinh mang tính tôn giáo trong
tính hiện đại của Tây phương và cho rằng các quá trình duy lí hóa, cá thể hóa và
giải mê (giải ma thuật, désenchantement, démagification) đáng lẽ là những quá
trình xa lạ với tôn giáo đã tồn tại, tác động từ bên trong tôn giáo (đặc biệt đạo
Do Thái và Tin Lành), trước khi trở thành những nét chủ yếu của tính hiện đại
Tây phương. Đã tìm hiểu “tận nguồn” tính hiện đại, ông còn tìm hiểu “hạ lưu”
mối tương quan giữa tôn giáo và tính hiện đại. Thuật ngữ “giải mê thế giới”,
thường được giải thích là “thoát ra khỏi tôn giáo”. Thật ra quan điểm của
M.Weber phức tạp hơn. Quá trình “phi ma thuật hóa”, “giải mê thế giới” kéo
theo sự phát triển của khoa học, duy lí hóa hành vi con người, phân biệt hóa
định chế, chuyên môn hóa các hoạt động của con người trong các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, nhưng quá trình này không ngăn cản sự tồn tại,
thậm chí sự phát triển mạnh mẽ của tính đặt trên giá trị, của các loại hình quyền
lực trên hấp lực cá nhân. Và ngược lại, sự “giải mê” tác động lên cả lĩnh vực
9


chính trị, quan niệm “tiến bộ”, cả khoa học – là những tác nhân thế tục hóa.
Chính vì thế mà Ulrich Beck gọi giai đoạn hiện đại hóa hiện nay là “cực hiện
đại” – được hiểu là tính hiện đại bị giải mê và bị đặt thành vấn đề - và đi đôi với
nó trong lĩnh vực tôn giáo là quá trình mà Jean – Paul Willaime gọi là “thế tục
hóa nguyên tắc thế tục” – được hiểu, nguyên tắc thế tục không còn chức năng
như một chọn lựa thay thế cho tôn giáo, mà đúng hơn là một nguyên tắc điều
hòa cho tính đa dạng của các mác tín đồ tôn giáo hay không tôn giáo.
2.3. Luận điểm “ đạo đức Tin Lành” trong thế giới ngày nay
Những nhận định của M.Weber về các tôn giáo lớn, về tương quan giữa

đạo Tin Lành và chủ nghĩa tư bản đã gây nhiều tranh luận, Michio Morishima
cho thấy cho nhiều dạng Nho giáo và Nho giáo Nhật Bản khác Nho giáo Trung
Quốc đã có những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở đảo quốc
này. Nhiều tác giả cho thấy nhiều vùng Công giáo Châu âu đã là những đàu tàu
trong việc phát triển kinh tế, một số tác giả như Trevor-Roper cho rằng chính
Phản Cải cách của Công giáo đối với hoạt động kinh tế đã là nhân tố chứ không
phải những giá trị trong đạo Tin Lành là yếu tố quyết định. Raymond Boudon
kết luận nhẹ nhàng hơn, sự bắt rễ của đạo Tin Lành làm cho viện hiện đại hóa
kinh tế dễ dàng hơn.
Ngày nay, mặc dù có nhiều thay đổi nhưng theo Jean-Paul Willaime
những luận điểm của M.Weber về đạo đức Tin Lành xem ra vẫn còn xác đáng.
Chủ nghĩa tư bản càng mang tính thế tục – nó không còn cần những động cơ tôn
giáo để phát triển. Nhưng vẫn bắt gặp ở tôn giáo này những tín đồ đạo đức, rất
năng động trong các hoạt động thương mại và khoa học, ví như những tín đồ
theo phái Calvin trong ngành kĩ thuật cao ở Hà Lan. Quan điểm đạo đức của
Thanh giáo về lao động kết hợp sự giàu có và khổ hành cá nhân vẫn tồn tại ở
một số viên chức thuộc tầng lớp lãnh đạo. Hiện tượng phát triển hiện nay của
phái Ngũ Tuần ở Mỹ Latinh làm cho luận điển của M.Weber mang tính thời sự.
Các tín đồ của phái này xem việc trở nên giàu có, thành đạt trong cuộc sống là
sự chúc phúc của Thượng Đế. Tuy nhiên quan niệm về sự khổ hạnh trong cuộc
đời này được xét lại. Tín đồ các phái này không uống rượu. ngoại tình, nhưng
10


điều này không có nghĩa là họ từ chối một cuộc sống vật chất tiện nghi, từ chối
những ưu điểm của xã hội hiện đại (người ta còn đề cập đến Tín Mừng về sự
thịnh vượng, để nói đến sự đánh giá cao của tôn giáo về sự thành đạt xã hội và
kinh tế. Tín đồ của các phái này rất ưa thích sử dụng các phương tiện truyền
thông hiện đại. Với các tín đồ truyền đạo bằng phương tiện viễn thông họ cập
nhật luận đề của M.Weber theo cách hiểu của họ: họ hợp thức, xem thông điệp

của mình mang tính hợp thức khi gia tăng lượng khán thính giả. Tiêu chí của sự
chúc phúc của Thượng Đế trong trường hợp này là sự gia tăng công chúng của
chương trình trên hệ thống viễn thông. Khái quát hơn, đó là sự tăng trưởng của
cộng đồng tín đồ, sự thành công về mặt xã hội này là tiêu chí tính hợp thức của
tôn giáo.
Luận đề của M.Werber về mối tương quan giữa tôn giáo và phát triển kinh
tế vẫn mang tính thời sự khi người ta nhận thấy các “con rồng”, “con hổ” của
các nền kinh tế đang có sự phát triển vượt bực hiện nay ở Châu Á (Singapor,
Hồng Kông, Đài loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam) đều có mẫu số chung
chịu ảnh hưởng Nho giáo, hay một số nước Nam Mỹ hiện nay chịu ảnh hưởng
của các giáo phái mới trong đạo Tin Lành đặt cơ sở trên nền “thần học về sự
thịnh vượng”, với phương châm: “Hãy làm giàu! Hãy làm giàu! Giàu có và
mạnh khỏe là dấu hiệu của sự chúc phúc của Thượng Đế” hay “Người nào
không giàu lên là đang ở trong tình trạng tội lỗi”.
II. Những hiểu biết về môn học
Tôn giáo hay đạo ( religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa
"tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa
con người với thần linh"), xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách
để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho
vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định
nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như
những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm
cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần
tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái
11


siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để
bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng
quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả

lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về
mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo
thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được
xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân
khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều
người theo hơn những tôn giáo khác.
Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi
đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ
phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn
giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối
hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không
có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy
niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người
có tôn giáo).
* Bức tranh tôn giáo trên thế giới hiện nay
Chưa bao giờ bức tranh tôn giáo trên thế giới lại đa dạng, nhiều màu sắc,
pha trộn ánh sáng và bóng tối như hiện nay. Nhiều dự đoán về tương lai của tôn
giáo không chuẩn xác. Chẳng hạn, một số triết gia thời Khai sáng thế kỷ XVXVI nói rằng tôn giáo sẽ diệt vong vào thế kỷ XIX. Song nay đã qua thế kỷ
XXI, tôn giáo vẫn còn. Voltaire, Nietzsche cũng tiên đoán: Thượng đế sẽ chết
vào thế kỷ XX. Điều này cũng sai nốt. Cuối thế kỷ XX, một số nhà tương lai học
lại đưa ra dự đoán: thế kỷ XXI là thế kỷ của tôn giáo. Tiên đoán này chưa thể
kiểm chứng vì chúng ta mới trải qua 11 năm. Song có điều chắc chắn tình hình
tôn giáo trên thế giới hiện nay diễn biến rất phức tạp.
Trước hết, số lượng tôn giáo trên thế giới không ngừng gia tăng. Người ta
ước tính trên thế giới có khoảng 20.000 tôn giáo. Số tôn giáo có lượng tín đồ 1
triệu người trở lên có chừng 2000. Sự xuất hiện các tôn giáo mới ngày càng
12


nhiều. Châu Phi có 8.000 tôn giáo mới. Hoa Kỳ cũng có 3.000 tôn giáo loại này.

Sự cạnh tranh, lôi kéo tín đồ của nhau dẫn tới mâu thuẫn tôn giáo xảy ra ở khắp
nơi và không ít cuộc xung đột đẫm máu trên thế giới cướp đi sinh mạng của
hàng triệu người lại do chính các tôn giáo luôn rao giảng hoà bình và yêu
thương, gây ra. Có những tôn giáo truyền thống mà giáo lý dựa trên bác ái tình
thương, song cũng có những tôn giáo kỳ quái phản văn hoá, kỳ bí và dị đoan
như tôn giáo Đền thờ Mặt trời (Solar Temple) ở châu Âu cùng nhau sống thác
loạn rồi tự sát. Năm 1978, cảnh sát tìm thấy 914 thi thể bị thiêu cháy ở Gaiana,
rồi năm 1995 ở Thuỵ Sĩ có 48 thi thể và ở Pháp cũng có 16 tín đồ bị thiêu cháy.
Có tôn giáo đầy cực đoan như giáo phái Aum ở Nhật, dùng cả chất độc sarin để
tấn công tàu điện ngầm tháng 2/1995 làm 5.000 người nhiễm độc và 20 người
chết…Dịp gần đến năm 2000, một số tôn giáo đưa ra lời cảnh báo ngày tận thế
của vũ trụ nên có tín đồ rủ nhau vào hang núi chạy trốn. Có giáo phái
như Raen ở Pháp với 8.000 tín đồ. Vị giáo chủ này khoe “cùng cha khác mẹ với
Chúa Jesus”. Ai gia nhập phải qua 15 ngày sống khoả thân và quần hôn để “thực
hành cực khóai vũ trụ”. Tín đồ phải nộp 3-7% thu nhập để vị giáo chủ bỏ túi mỗi
năm 1,2- 2,8 triệu Euro. Kỳ dị vậy mà nó vẫn tồn tại 20 năm nay .
Về số lượng tín đồ các tôn giáo cũng gia tăng nhanh chóng. Hiện có hơn
80% dân số thế giới là tín đồ các tôn giáo, trong đó Kitô giáo hơn 2 tỷ (riêng
Công giáo là 1,17 tỷ), Hồi giáo 1,2 tỷ, Ấn giáo 786 triệu, Phật giáo 362 triệu,
các tôn giáo mới 102 triệu (1). Trước đây, không ít nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ
có những người thất học, nghèo đói, khổ đau mới theo tôn giáo. Nhưng điều này
phải xem lại. Đúng như nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng A. Malraux viết: “Vấn
đề tôn giáo đang diễn ra dưới một dạng khác với sự hiểu biết của chúng ta”. Nếu
thế kỷ XIX- XX có nhiều khoa học gia như Newton , Enstein là tín đồ tôn giáo
thì nay ông Tổng thống Goobachop của Nga, Thủ tướng Anh Tony Blair đều đã
gia nhập đạo Công giáo sau khi rời nhiệm sở, Thủ tướng Nga V.Putin là tín đồ
Chính thống nhiệt thành. Bà cựu Tổng thống Phi líp pin Aquino cũng là tín đồ
Công giáo sốt sắng nên khi qua Việt Nam dự hội nghị APEC năm 2006, cũng
như vợ chồng Tổng thống Bush (chồng theo Tin lành, vợ theo Công giáo) đều
không quên đi lễ chủ nhật. Số người trẻ, có học vấn theo các tôn giáo cũng đông.

13


Lễ Phục sinh năm 2007, ở Trung Quốc có 15.000 người rửa tội, trong đó 80% là
người trẻ có trình độ đại học.
Mặt khác, cũng có hiện tượng một số tôn giáo tan rã, biến mất vì không
còn tín đồ hay thiếu kinh phí hoạt động. Ngay đạo Công giáo ở châu Âu cũng đã
báo động về sự giảm sút. Tại Roma chỉ có 15-20% giáo dân đi lễ chúa nhật. Tại
Đức năm 1993 có chừng 150.000 người xin ra khỏi đạo Công giáo và 300.000 ra
khỏi đạo Tin lành để khỏi đóng thuế. Giáo hội Hoa Kỳ phải đóng cửa nhiều nhà
thờ vì thiếu tiền và thiếu con chiên. Nhất là sau vụ tai tiếng 400 giáo sĩ bị tố cáo
lạm dụng tình dục năm 1993 và bị toà phạt nhiều triệu đô la. Số linh mục ở Pháp
giảm ghê gớm. Năm 1948 có 42.500 vị thì năm 1985 chỉ còn 28.009 vị mà tuổi
đời bình quân là 70 (2). Tại Braxin, nơi có đông giáo dân nhất thế giới (140
triệu), sau 20 năm đã giảm đi 1/4. Tín đồ Tin lành cũng mất khoảng 17%. Đài
Veritas Asia ngày 16/2/1996 nói ở châu Mỹ Latinh mỗi ngày có 8.000 tín đồ
Công giáo chạy theo các giáo phái.
Để đối phó với tình hình trên, các tôn giáo đều có thay đổi để thích ứng
với tình hình. Hầu hết các tôn giáo đều có chủ trương hội nhập văn hoá dân tộc
trên những quy mô khác nhau. Ví dụ Công giáo chuyển hướng sang truyền giáo
ở châu Á chứ không phải châu Âu hay châu Phi. Anh giáo năm 1993 truyền
chức linh mục cho 30 phụ nữ. Đạo Công giáo không cho nữ giới nhận chức
thánh nhưng bù lại đã phát triển mạnh mẽ Phó tế vĩnh viễn (năm 2002 có 28.600
vị) và có một số người có gia đình, cao tuổi cũng được đặc cách phong chức linh
mục ở châu Mỹ. Tin lành là tôn giáo của thời đại công nghiệp nên theo sát các
nhà đầu tư, kinh doanh để truyền đạo. Phật giáo tìm cách thâm nhập vào châu
Âu. Pháp luân công truyền bá qua cách tập thiền, dưỡng sinh. Hồi giáo lại thông
qua luật pháp để duy trì tín đồ. Không tôn giáo nào không tận dụng công nghệ
thông tin, hoạt động từ thiện để truyền đạo.
* Tình hình và xu hướng phát triển của các tôn giáo tại Việt Nam

Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới. Ở
đây có đủ từ các tín ngưỡng truyền thống như đồng, cốt, xem bài, xóc thẻ đến
các tôn giáo hiện đại. Có tôn giáo ngoại nhập như Công giáo, Hồi giáo, Tin lành,
14


Phật giáo, Baha’i. Có tôn giáo nội sinh như Cao đài, Hoà hảo, Tứ ân hiếu nghĩa,
Bửu sơn kỳ hương… Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước
ta có hơn 25 triệu tín đồ (chiếm hơn1/4 dân số), trong đó Phật giáo khoảng 10
triệu người, Công giáo 6,1 triệu, Cao đài 2,4 triệu, Hoà hảo 1,2 triệu, Tin lành
1,5 triệu và Hồi giáo khoảng 100.000 tín đồ. Song nếu kể các hành vi thờ cúng
tổ tiên, thành hoàng, vua Hùng… thì hầu hết người Việt có tâm linh tôn giáo.
Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân của 13 tôn giáo với 33 tổ chức
tôn giáo và đang xem xét hồ sơ một số tôn giáo nữa. Sau khi Việt Nam mở cửa,
hội nhập với thế giới, nhiều tôn giáo mới đã du nhập vào. Nhiều nhất là các tổ
chức đạo Tin lành đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Miền Nam trước giải phóng chỉ có
12 hệ phái Tin lành, nay có tới 30 phái. Tôn giáo này có sức lôi cuốn học sinh,
sinh viên và giới trẻ. Những năm trước 1990, ở phía Bắc hầu như không có tín
đồ Tin lành nhưng với đài “Nguồn sống” phát đi từ Hồng Kông, Manila bằng 16
thứ tiếng dân tộc và các đạo truyền nhiệt thành mà nay đã có hàng vạn người
theo đạo. Có nơi lập tôn giáo thờ anh hùng dân tộc. Có người lại “mô phỏng”
theo nước ngoài như trường hợp ông Lương Văn Ty ở Nghệ An, năm 1990 cũng
theo giáo phái Raen lập ra thứ đạo lạ mà ai nhập đạo phải khoả thân nhảy múa
điên loạn cả đêm. Lại có trường hợp do không có công ăn việc làm mà lập đạo
để kiếm tiền như Trần Thị Ngư ở Đồng Nai. Sau mấy năm, bà ta đã chiếm được
127, 7 lạng vàng và 165 triệu đồng của tín đồ. Bà ta khai với nhà chức trách: Tôi
nhảy tưng tưng, nói huyên thiên chứ có biết bùa phép gì đâu. Tại Hà Tuyên,
tháng 4/1990 Sùng Seo Pao cũng tung tin: Tháng 9 trời sẽ sập, người Mông phải
bỏ tổ tiên, dựng cột cũng vua Vàng Chứ, nộp tiền và thuốc lá sám hối để được
bay lên trời! đã có 1129 hộ ở Bảo Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng nộp 8 triệu/hộ “để

bay lên trời”(3). Rồi ở Tây Bắc vừa qua, người ta cũng loan báo, ngày
21/5/2011, Đức Giêsu sẽ xuống thế lần cuối để đưa con cái lên trời trước khi huỷ
diệt thế giới…
Cùng với việc Nhà nước cho tu sửa nhiều đình chùa, lăng, miếu và hồi
phục các lễ hội tôn giáo truyền thống trong đó có lễ hội Đền Hùng được tổ chức
theo quy mô quốc gia thì nhiều nơi cũng phát sinh các hình thức mê tín dị đoan.
Rõ nhất là cảnh xin lộc rơi, lộc vãi ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Rồi xin thẻ,
15


bói toán ở ngay trước cửa Phật. Chuyện chen chúc xin ấn ở hội đền Trần
(Nam Định). Tại Hà Nội (cũ), có một thống kê của Viện Nghiên cứu Tôn giáo
năm 2003 nói có chừng 600 thày bói.
Nhiều tôn giáo xuất hiện cũng đồng nghĩa với sự gia tăng số lượng tín đồ
các tôn giáo. Năm 1999, ở ta có 14,7 triệu tín đồ chiếm 19,4% dân số. Năm
2001, riêng 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo, Cao đài
đã là 18,3 triệu tín đồ. Một số địa phương có số lượng phát triển nhanh không
bình thường. Tin lành ở Đắc Lắc trong các năm từ 1975-2001 tăng 10 lần, Gia
Lai tăng 25 lần, Kon Tum tăng 4 lần. Tại Lai Châu năm 1996 có 26.419 người
theo đạo Vàng Chứ, năm 2001 tăng lên 36.102 người. Tín đồ Công giáo ở Tây
Nguyên cũng tăng mạnh. Trước năm 1975 chỉ có chưa đầy 130.000 tín hữu mà
năm 2005 đã tới hơn 300.000. Số liệu của giáo phận Kon Tum cho biết tỷ lệ tăng
trưởng số tín hữu từ năm 1977-2001 là 17,6%. Năm 1988 là 137,7%. Có những
nơi như An Mỹ năm 1990 tăng 369,2%. Trong 9 năm (1995- 2004) tín hữu
người Gia rai tăng 473%.
Trong số các tín đồ tôn giáo có cả tầng lớp trí thức, cán bộ công chức, học
sinh, sinh viên. Cứ nhìn vào số người đi chùa Hương, đền Bà Chúa Kho, trẩy
hội đền Trần, Phủ Giày…và số bàn thờ ở tư gia, công sở sẽ thấy sự phức tạp của
việc sinh hoạt tôn giáo hiện nay ở nước ta.
Cách truyền giáo bây giờ cũng khác xưa. Đài phát thanh, internet, băng

đĩa đều có thể truyền đạo. Chương trình từ thiện, dự án đầu tư cũng dễ đi kèm
với phát triển tôn giáo. Một linh mục ở Nha Trang cho biết, 40 năm giảng đạo
chẳng khuyên bảo được ai trở lại đạo nhưng khi mở phòng khám từ thiện, có
ngày 2-3 người đến xin rửa tội.
Các tôn giáo ở Việt Nam dù khác nhau về nguồn gốc, giáo lý nhưng lại
không thuần nhất mà đan xen, vay mượn nghi lễ của nhau. Đạo Tổ tiên vừa cúng
khấn như đạo Lão nhưng chọn ngày rằm, mùng một như đạo Phật. Trên bàn thờ
của đạo Cao đài có thờ đủ Khổng Tử, Lão Tử, Đức Phật, Chúa Giêsu và Khương
Tử Nha. Đạo Công giáo bây giờ cũng thắp hương trước ảnh người quá cố và ghi
điều khấn nguyện ra giấy rồi đốt đi trước bàn thờ Đức Mẹ. Tâm lý người Việt
16


cũng chi phối cả niềm tin tôn giáo. Trong đạo Công giáo, Chúa là trên hết và chỉ
thờ một Chúa nhưng ở Việt Nam, Đức Mẹ được sùng bái hơn. Nhiều nhà thờ,
đền thánh dâng kính Đức Mẹ. Nhiều nữ giáo dân lấy quan thày là Maria. Phật
giáo cũng thế. Phật Bà Quan âm được dựng tượng nhiều hơn và sùng bái hơn ở
các chùa chiền. Tín đồ tôn giáo này nhưng cũng tham gia nhiều sinh hoạt của
tôn giáo khác. Ví dụ, người Công giáo vẫn thắp hương ngày rằm, mùng 1 và đi
xem bói. Một số tín đồ Phật tử vẫn đến xin khấn ở các nhà thờ Công giáo.
Tóm lại, Các tôn giáo ở Việt Nam xuất hiện sớm muộn khác nhau và đều
trải qua lịch sử thăng trầm, cũng đã từng ít nhiều bị thế lực bên ngoài chi phối
nhưng có thể khẳng định, đa số đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam có tinh thần
yêu nước bởi trước khi là tín đồ các tôn giáo họ đã là người Việt mang trong
mình dòng máu Lạc- Hồng. Gắn bó với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam, những yếu tố tiêu cực của tôn giáo bị hạn chế hay triệt tiêu,
những yếu tố tích cực được phát huy, triển nở. Vì vậy có thể thấy xu hướng gắn
bó với dân tộc, đi với dân tộc là xu hướng chung của các tôn giáo ở Việt Nam.
Những đường hướng tốt lành của các tôn giáo như “Sống Phúc âm giữa lòng dân
tộc” của Công giáo, “Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo,

“Nước vinh, đạo sáng” của Cao đài, “Sống Phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục
vụ Tổ quốc và Dân tộc’ của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)…là kết
quả nhận thức và hành động thực tiễn lâu dài của các tôn giáo tại Việt Nam. Hơn
nữa, chỉ có gắn bó với dân tộc, văn hoá Việt Nam, các tôn giáo mới có cơ hội
tồn tại và phát triển.

17



×