Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận Kinh tế, lao động và việc làm là gì? Phân tích mối quan hệ giữa 3 vấn đề trên và liên hệ với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.58 KB, 13 trang )

Họ và tên học viên:
Lớp: Cao học ………
Tiểu luận: Kinh tế, lao động và việc làm là gì? Phân tích mối quan hệ
giữa 3 vấn đề trên và liên hệ với Việt Nam?

Bài làm
1. Kinh tế
Từ "economies” (nghĩa là: kinh tế học) trong tiếng Anh và các chữ
tương tự như: "économiques" trong tiếng Pháp... bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp với oikos là "nhà" và "nomos" là "quy tắc" hay "quy luật", nghĩa là
"quy tắc quán lí gia đình".
Trong tiếng Việt, "kính tế" là một từ Hán Việt, rút gọn từ cụm từ
“kinh bang tế thế” nghĩa là “trị nước, giúp đời” và từ học là 1 từ Hán việt
có nghĩa là “tiếp thu tri thức” thường được đi kèm theo sau tên các
ngành khoa học như ngôn ngữ học, toán học,...
Nội dung khái niệm “kinh tế” đã mở rộng cùng với sự phát triển xã hội
và nhận thức của con người, Kinh tế được xem là một lĩnh vực hoạt động của
xã hội loài người trong việc tạo ra giá trị, đồng thời với sự tác động của con
người vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội.
- Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất,
phân phối, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ.
Nội dung khái niệm kinh tế đã mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội
và nhận thức con người.
- Kinh tế được xem là lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người trong
việc tạo ra giá trị, đồng thời với sự tác động của con người vào thiên nhiên
nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, xã hội.
- Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội, nghiên cứu sản xuất,

1



tiêu dùng và phân phối, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ.
Kinh tế học, gồm tập hợp các ngành khoa học được chia thành hai
nhóm: Kinh tế học lý luận và Kinh tế học ứng dụng.
Kinh tế học lý luận (lý thuyết kinh tế): nghiên cứu bản chất, nội
dung và quy luật phát triển chung nhất của các quá trình kinh tế. Kinh tế
học lý luận là phần quan trọng nhất của khoa học kinh tế, tạo ra cơ sơ lý
luận để phát triển kinh tế học ứng dụng.
Kinh tế học ứng dụng: nghiên cứu những chức năng riêng biệt trong
quản lý kinh tế, hay nói cách khác, xây dựng những lý thuyết và phương pháp
quản lý để ứng dụng trong các ngành kinh tế riêng biệt.
Những vấn đề kinh tế được đề cập từ lâu, nhưng mãi đến cuối thế
kỳ XVII, nó mới trở thành là một khoa học độc lập. Thuật ngữ kinh tế
hay chính xác là “kinh tế chính trị” được sử dụng vào năm 1776 trong
cuốn sách cải của các dân tộc" của Adam Smith và này đã được thay thế
bằng thuật ngữ "kinh tế học".
Theo John Stuart Mill kỉnh tế là "ứng dụng của sản xuất và phân phối
của cải ". Trong đó của cải được xác định như toàn bộ những vật thể có ích.
Còn Theo Lionel Robbins: "kinh tế học là Khoa học nghiên cứu
hành vi con người cũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực
khan hiếm, trong đó có giải pháp chọn lựa cách sử dụng".
Hệ thống xã hội là tập hợp các quan kinh tế-xã hội. Mục đích của
của nó là tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng xã hội thông qua
sử dụng hiệu quả tài nguyên và cách điều hòa hợp lý cùa nhà nước. Cách
tiếp cận này tạo cơ sở nghiên cứu cho kinh tế học định chế.
Hiện nay, cách tiếp cận về sự khan hiếm tài nguyên, vẫn là cách tiếp
cận phổ biến. Bởi vì các tài nguyên là hũu hạn, cho nên con người buộc
phải lựa chọn cách sử dụng chúng thế nào để đạt lợi ích lớn nhất.
Trong nghiên cứu người ta thường phân kinh tế học thành 4 loại sau
đây:


2


- Một là: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế thế giời là cách chia theo
kinh tế học hiện tại (Modern Economics).
- Hai là: Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn – kinh tế học thực
chứng là nghiên cứu nhằm mục đích giải thích các hậu quả từ những lựa chọn
khác nhau dựa trên một tập hợp các giả định hay các quan sát.
- Ba là: Kinh tế chính thống và kinh tế phi chính thống, chính thống nếu
định hướng nghiên cứu tuân theo tổ hợp giả thuyết "Hợp lý - Chủ nghĩa cá thể
- Cân bằng" và phi chính thống nếu chuyên theo "Định chế - lịch sử - Cơ cấu
xã hội".
- Bốn là: Phân loại theo ngành nếu nghiên cứu kinh tế kết hợp vời các
ngành khoa học khác hoặc vấn đề kinh tế nằm trong phạm vi các lĩnh vực
nghiên cứu khác. Chẳng hạn, địa lý kinh tế, lịch sử kinh tế, kinh tế văn hóa,
kinh tế công cộng, kinh tế tiền tệ, kinh tế quốc tế, kinh tế công nghiệp, kế
toán.
Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế
tổng thể và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm
các doanh nghiệp, hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ.
Kinh tế học có hai bộ phận cấu thành là: kinh tế học vi mô và kinh tế
học vĩ mô
- Kinh tế học vi mô
Nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp và các
tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi mô giải
quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách
thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kỉnh tế.
Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của
một hànq hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các quy định,thuế
của chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa va dịch vụ cụ thể.

- Kinh tế học vĩ mô
Nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cầu, xem xét xu

3


hướng phát triển và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về
cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của
nền kinh tế.
Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả
bình quân, tổng việc làm, tồng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế
học vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của chính phủ như thu ngân sách,
chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và tổng thu
nhập.
Sự phân biệt kinh tế học vi mô và vĩ mô không có nghĩa là phải tách rời
các vấn đề kinh tế một cách riêng biệt. Nhiều vấn đề liên quan đến cả hai.
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành quan trọng
của môn kinh tế học, có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Mối quan hệ này cho thấy rằng, trong thực tiễn quản lý kinh tế, cần
thiết phải giải quyết tốt các vấn đề kinh tế trên cả hai phương diện vi mô
và vĩ mô. Nếu chỉ tập trung vào những vấn đề vi mô như tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp mà không có sự điều tiết của chính phủ, thì
không thể có một nền kinh tế phát triển ổn định, bình đẳng và công bằng.
Kinh tế là một hệ thống phức tạp, nhiều cấp bậc, tự phát
triển. Hai yếu tố quan trọng xây dựng nên hệ thống kinh tế
là chủ thể kinh tế và môi trường dinh chế. Một phương pháp
nghiên cứu hệ thống kinh tế là so sánh kinh tế. Đó là xu
hướng phân tích kinh tế xuất hiện sau thế chiến thứ hai và
gắn liền với tên tuổi các nhà kinh tế học nổi tiếng như
Samuelson, K. Landuaer, V. Oyken, K. Poiany...

3 xu hướng phân tích cơ bản về hệ thống kinh tế
- So sánh những hệ thống kinh tế trước và sau công nghiệp hóa (phân
tích so sánh dọc).
- So sánh những hệ thống kinh tế trong cùng một thời đại (phân tích so
sánh ngang).

4


- So sánh các hệ thống chuyển tiếp. Ví dụ từ kinh tế hành chính-mệnh
lệnh sang kinh tế thị trường, hay kinh tế thị trường tự do sang kinh tế hỗn
hợp.
2. Lao động
Điều 55 Hiến pháp năm 1992 của nước ta quy định: “Lao động là quyền
nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều
việc làm cho người lao động”.
Lao động là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên,
trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác
động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời
sống con người, lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con
người, nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người.
Con người không thể sống khi không có lao động. Qua đó mỗi con
người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định, và từ đây,
con người bắt đầu ý thức được việc làm.
Công dân có sức lao động phải được làm việc để duy trì sự tồn tại của
bản thân và góp phần xây dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với
những người xung quanh trong cộng đồng. Do đó, hơn bao giờ hết, việc làm
có vai trò hết sức quan trọng. Việc tìm hiểu về khái niệm cũng như vai trò, ý
nghĩa của việc làm có ý nghĩa cả trong lí luận và thực tiễn.
Trên thực tế việc làm được thể hiện dưới 3 hình thức:

- Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho
công việc đó.
- Hài là, làm công việc để thu lại cho bản thân mà bản thân lại có quyền
sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến
hành công việc đó.
- Ba là, làm các công việc cho hộ giạ đình mình nhưng không được trả
thù lao dưới hình thức tiền lương, tiên công cho công việc đó. Bao gồm sản

5


xuát nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành
viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
3. Việc làm
Dưới góc độ kinh tế - xã hội
Việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao
động được xã hội thừa nhận. Cụ thể, về khía cạnh này thì tất cả hoạt động
kiếm sống hay mưu sinh cùa con người được gọi chung là việc làm.
Việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mưu
sinh của từng cá nhân. Con người muốn thỏa mãn các nhu cầu của bản thân
nên cải tiến thành các hoạt động nhất định. Người có việc làm là khái niệm để
chỉ những người hiện đang tham gia các hoạt động đó. Tùy theo mức độ tham
gia và thu nhập từ những hoạt động này mà có thể chia đối tượng này thành 2
loại là: người có việc làm đầy đủ và người có việc làm không đầy đủ hay
thiếu việc làm.
Tuy nhiên, con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động của mỗi
cá nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất xã
hội. Dọ đó bên cạnh ý nghĩa là vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của
cộng đồng, của xã hội. Điều này đòi hòi phải có các chính sách và biện pháp
nhất định phù hợp từ phía nhà nước nhằm tăng số lượng việc làm và chất

lượng việc làm, bảo đảm đời sống dân cư, kìm chế nạn thất nghiệp và thông
qua đó giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Dưới góc độ pháp lý: Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn
thu nhập không bị pháp luật cấm. ILO coi việc khuyến nghị và xúc tiến việc
làm là một trong những mục tiêu quan trọng trong tôn chỉ hoạt động của mình
thểhiện qua việc ILO đã có nhiều công ước và khuyến nghị liên quan đến việc
làm, trong đó có một số công ước quan trọng như công ước số 47 về duy trì
tuần làm việc 40 giờ, Công số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm; công ước về về
chính sách việc làm. Theo quan niệm của ILO, người có việc làm là người
làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện

6


vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc
làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện
vật. còn người thất nghiệp là người không có việc làm nhưng đang tích cực
tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc.
4. Mối quan hệ giữa 3 vấn đề trên và liên hệ với Việt Nam?
4.1. Mối quán hệ
Từ các khái niệm đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy kinh tế - lao
động - việc làm có mối quan hệ tác động lẫn nhau.
Khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển, được điều chỉnh bởi các
quy luật kinh tế, tầm vi mô và vĩ mô thì đòi hỏi phải có nguồn lao động chất
lượng và đảm bảo cả về số lượng và sẽ có nhiều việc làm được tạo ra cho xã
hội. Qua đó, năng xuất, hiệu quả lao động sẽ tác động trở lại nền kinh tế.
Khi một quốc gia có nền kinh tế, yếu kém thì nguồn lao động sẽ bị dôi
dư kèm theo đó là tỷ lệ thất nghiệp cao tác động xấu tới nền kinh tế cả vĩ mô
và vi mô.
Khi nguồn lao động có trình độ thì đáp ứng được nhu cầu của nền kinh

tế, xã hội tác động tốt đến nền kinh tế, nó sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động. Khi nguồn lao động có trình độ thấp đỏi hỏi phải có chính sách đào
tạo đội ngũ lao động để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế sẽ có tác động tích
cực đến vấn đề việc làm; vì lao động được đào tạo có trình độ cao không chỉ
có việc làm trong 1 quốc gia mà còn các nước khác.
Khi tạo ra nhiều việc làm sẽ tác động trở lại nền kinh tế và nguồn lao
động. Đời sống của nhân dân nói chung sẽ được đảm bảo, tác động tích cực
đến kinh tế.
4.2. Liên hệ tại Việt Nam
Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới trong đó có cả kinh tế; luôn
chú trọng kinh tế, bảo đảm sự đúng đắn và nhất quán về quan điểm chính trị
trong lãnh đạo kinh tế, đã giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ xây dựng và
phát triển kinh tế quan trọng ở tầm chiến lược, vĩ mô, tạo ra những đột phá

7


trong đổi mới, mở cửa và hội nhập, đưa đất nước phát triển với thế và lực
mới. Đảng và Nhà nước xác định kinh tế - một lĩnh vực trọng yếu, huyết
mạch của xã hội. Quan điểm phát triển kinh tế còn xuất phát từ chính đòi hỏi
của cuộc sống người dân với những lợi ích và nhu cầu thường nhật của họ.
Nhà nước lãnh đạo kinh tế, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chỉ
nhằm mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân; làm cho dân giàu, nước mạnh,
mọi người dân có cơm ăn, áo mặc, có nhà ở, được học hành, được chăm sóc
sức khỏe,…
Chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí, đảm bảo dân quyền để thực hiện dân
chủ và phát huy quyền làm chủ thực chất của nhân dân là định hướng mục
tiêu lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trong đó có lãnh đạo kinh tế. Đó cũng là
những điều kiện để xây dựng nền dân chủ ở nước ta, tất cả đều vì dân, hướng
tới cuộc sống và quyền làm chủ của dân trong một xã hội dân chủ, một nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Để đạt được điều
đó, thì “phát triển kinh tế là trung tâm”.
Mặt khác, kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua
lại, quy định và chế ước lẫn nhau. Vì vậy, Đảng, Nhà nước không chỉ quan
tâm đến chính trị mà còn với kinh tế. Sự lãnh đạo được thể hiện ở cương lĩnh,
chiến lược, đường lối, chủ trương, nghị quyết và các nghị quyết Trung ương.
Nghị định... Trong đó, không chỉ là quan điểm, nguyên tắc chính trị mà còn là
các quyết sách ở tầm chiến lược về xây dựng và phát triển kinh tế, kể cả kinh
tế đối ngoại.
Thu hút và trọng dụng nhân tài, phát huy nguồn lực con người luôn là
một nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm thường xuyên. Mở
rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh
doanh, về quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao
trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho người lao động”. Trong văn kiện Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa VII) đã nêu “Hình thành
từng bước các trường lớp trọng điểm có chất lượng cao trong các ngành học,

8


bậc học, cấp học; mở rộng hệ thống trường, lớp năng khiếu ở phổ thông, xây
dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”.
Hay trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đưa
ra chủ trương mới về sự phát triển, nhấn mạnh nhân tố con người, coi trọng
phát triển bền vững, hài hòa, chủ trương thay đổi mô hình tăng trưởng
(chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ chú trọng số lượng sang chú trọng
chất lượng…). Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (20112020), Đảng ta đã chỉ rõ: “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản
lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và
cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn”.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ định hướng việc phát hiện,
trọng dụng nhân tài của đất nước là: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa
học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề”.
“Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam
và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình
phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020”.
Mới đây nhất, Báo cáo chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình
bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra cuối tháng
1/2016 cũng nêu rõ về vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người: “Các
cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của
văn hóa, con người; phải thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; xây dựng văn
hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Thu hút,
phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo

9


nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết;
tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con
người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền
vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc”.
“Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập
trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực
làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng với sự
cạnh tranh ngày càng quyết liệt đang đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng chiến
lược nhân tài quốc gia, sử dụng đội ngũ trí thức, tạo thành chủ trương, cơ chế
thống nhất. Đó là một giải pháp căn bản của sự nghiệp đổi mới và xây dựng
đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh./.
Mục tiêu của chính sách lao động việc làm của Đảng, Nhà nước là
hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức
lao động, khơi dậy tiềm năng của mỗi người và của cả cộng đồng dân tộc, coi
trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người cùng phát triển.
Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ VI (năm 1986) Đánh dấu bước
chuyển biến trong nhận thức và quan niệm về vấn đề việc làm của Đảng. Đại
hội xác định: “Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người
lao động tự tạo ra việc làm” Nhà nước không bao cấp toàn bộ về việc làm mà
chuyển dần sang Nhà nước kết hợp với người lao động, gia đình và xã hội tạo
việc làm cho người lao động.
Đặc biệt đến đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng và nhà nước
xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm và thấy rõ mối
quan hệ giữa giải quyết việc làm và phát huy nhân tố con người. Đại hội
khẳng định: “Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản
của quốc gia – Bằng nhiều biện pháp, hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm

10


mới, tận dụng số ngày công lao động chưa được sử dụng đến nhất là trên địa
bàn nông nghiệp, nông thôn ” và đưa ra những giải pháp cơ bản giải quyết
việc làm cho người lao động như: Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho
tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mở rộng các cơ sở sản xuất
kinh doanh tạo nhiều việc làm, phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh xuất

khẩu lao động... Như vậy, đến đại hội IX của Đảng vấn đề việc làm đã được
nhận thức sâu sắc và toàn diện trong mối quan hệ với các lĩnh vực của đời
sống kinh tế, xã hội. Chính sách việc làm phải nhằm khai thác tối đa nguồn
lực con người Việt Nam, với trí tuệ và truyền thống của dân tộc đó là nguồn
lực chính của sự phát triển đất nước.
Đảng và Nhà nước đã có những chính sách về việc làm như:
- Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao
động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có
thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
phát triển thị trường lao động.
- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo
hiểm thất nghiệp.
- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc
nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật,
lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Và Trách nhiệm của Nhà nước cũng được quy định rõ như:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.

11


- Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ
năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.

- Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp
hoạt động dịch vụ việc làm.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về việc làm.
- Hợp tác quốc tế về việc làm.

12


13



×