Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Mẫu phương án đảm bảo an toàn hàng hải với dự án đê biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 37 trang )

PHƯƠNG ÁN BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI CHI TIẾT
TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG GÓI THẦU ….
(TÊN DỰ ÁN….)

(Đã cập nhật kết quả cuộc họp thống nhất Phương án BĐATHH tại
Cảng vụ hàng hải ….)
Tháng 5 - 2015

CHỦ ĐẦU TƯ

Công việc

TÊN HẠNG MỤC

Tiêu đề

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG HẢI


Số Văn bản.

Sửa đổi.

Chuẩn bị

Kiểm tra

Chấp thuận


20/05/2015



..
20/05/2015

…..
20/05/2015

Chữ ký
Tên
Ngày

TÊN NHÀ THẦU
MỤC LỤC




Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải


…...

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH.........................................4
1. Thông tin chung về dự án......................................................................................................4
1.1. Tên dự án:.........................................................................................................................4
1.2. Chủ đầu tư:.......................................................................................................................4
1.3. Vị trí xây dựng:.................................................................................................................4
1.4. Quy mô xây dựng..............................................................................................................4
2. Thông tin về gói thầu..............................................................................................................5
2.1. Tên gói thầu......................................................................................................................5
2.2. Nhà thầu thi công.............................................................................................................5
2.3. Quy mô thực hiện.............................................................................................................5

CHƯƠNG II: THỜI GIAN THI CÔNG GÓI THẦU SỐ 10....................................8
1. Thời gian thi công gói thầu số 10:........................................................................................8
2. Thời gian thi công của các hạng mục công trình:..............................................................8
3. Thời gian thi công của các phương tiện thi công, phục vục thi công:.............................8

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT GÓI THẦU SỐ 10................9
1. Trình tự thi công tổng thể:....................................................................................................9
2. Công tác chuẩn bị...................................................................................................................9
3. Công tác thi công đê chắn sóng (đoạn B)..........................................................................10
4. Công tác thi công đê chắn cát.............................................................................................11
5. Công tác thi công đèn báo hiệu...........................................................................................12
6. Phương tiện tham gia thi công và phục vụ thi công:.......................................................12
7. Phương án vận chuyển vật tư, thiết bị và vận chuyển bùn cát nạo vét........................13

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI...........................16
1. Các căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo.........................................................................16

1.1. Các căn cứ pháp lý..........................................................................................................16
1.2. Tài liệu tham khảo..........................................................................................................17
2. Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải tổng thể của dự án..............................................17
3. Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải trong quá trình thi công gói thầu số 10...........17
3.1. Hệ thống báo hiệu hàng hải giới hạn phạm vi thi công và cảnh báo vùng có hoạt
động xây dựng..............................................................................................................18
3.2. Tổ chức điều tiết bảo đảm giao thông hàng hải............................................................20
3.3. Đối với các phương tiện tham gia thi công và phương tiện phục vụ thi công.............24
3.4. Thông tin liên lạc trong quá trình thực hiện.................................................................25

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN...............29
1. Phương án tổ chức:..............................................................................................................29
2. Phương án phối hợp thực hiện:..........................................................................................30
3. Phương án phối hợp với các cơ quan hữu quan:.............................................................32

CHƯƠNG VI: KIẾN NGHỊ........................................................................................34

2


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..


……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

Phụ lục 1 Mặt bằng bố trí hệ thống báo hiệu hàng hải và trạm điều tiết
Phụ lục 2 Biện pháp thi công chi tiết của một số hạng mục
Phụ lục 3 Danh mục phương tiện thiết bị thi công dự kiến huy động

3


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

1. Thông tin chung về dự án
1.1. Tên dự án:
Dự án…..
1.2. Chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải
Địa chỉ: ….;
- Đại diện chủ đầu tư: …..
Địa chỉ: …..;
1.3. Vị trí xây dựng:
- ….tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Khu vực xây dựng cảng nằm bờ
phải ở cửa sông Lạch Huyện. Tổng chiều dài theo quy hoạch của cảng cửa ngõ là trên
10 km chạy dọc theo bờ sông. Khu vực của dự án nằm dọc theo bờ phía Tây của vịnh
Hải Phòng ở phía Đông Nam đảo Cát Hải. Khu vực xây dựng cảng là vùng nước nửa
kín, phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây được che chắn bởi đảo Cát Bà, Cát Hải.
1.4. Quy mô xây dựng
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện)
nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận tàu container, tàu tổng hợp có trọng tải 50.000 DWT
đến 100.000DWT, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, đồng thời đảm
bảo điều kiện quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường của khu vực phía Bắc.
- Đầu tư xây dựng 02 bến giai đoạn khởi động cho tàu container, tàu tổng hợp
có trọng tải 50.000 DWT đến 100.000DWT, thông qua lượng hàng tăng trưởng của
khu vực theo dự báo ở giai đoạn 2010 ÷ 2015 khoảng 6 triệu tấn (gồm 5,5 triệu tấn
hàng container và 0,5 triệu tấn hàng tổng hợp).

4


Dự án:

Nhà thầu:


Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

Vị trí đổ đất

Hình 1: Vị trí xây dựng của dự án
2. Thông tin về gói thầu
2.1. Tên gói thầu
…..
2.2. Nhà thầu thi công
-

….

5


Dự án:

Nhà thầu:


Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

2.3. Quy mô thực hiện
Thi công 7,6 km đê chắn cát và 2,48 km đê chắn sóng
2.3.1. Đê chắn sóng (đoạn B):
- Quy mô: Chiều dài 2480m; cao trình đỉnh +6,8m.
- Kết cấu: Đê có kết cấu mái nghiêng đá đổ hai mái.
+ Về phía biển: kết cấu bao gồm lớp đá chống xói trọng lượng từ 1 �30 kg/viên
dày 50cm, tiếp theo là lớp đá lõi trọng lượng 15 �150kg/viên. Phía ngoài là lớp đá lót
có trọng lượng 300kg/viên dày 100cm có mái dốc m=2, đê được gia cố bởi các khối
phủ có trọng lượng 3,2T và 5T được xếp với mái dốc m=4/3.
+ Về phía bờ: kết cấu bao gồm lớp đá chống xói trọng lượng từ 1 �30 kg/viên
dày 50cm; tiếp theo là lớp đá lõi trọng lượng 15 �150kg/viên; đê được gia cố bằng lớp
đá 300kg/khối dày 100cm có mái dốc được vuốt m=2 và lớp đá 700kg/khối dày 130cm
có mái dốc m=1,5; phía trên lớp đá gia cố là tường đỉnh có kết cấu bê tông M250.
+ Nền đê được gia cố bằng biện pháp đệm cát, trong đó bề rộng hố móng nạo
vét để thay cát của đê về phía biển là 10m và phía bờ là 15m. Đáy hố móng được nạo
vét đến cao độ -7,5m; -8m; -9,5m theo điều kiện địa chất của từng phân đoạn.
+ Đầu đê được bố trí 01 đèn báo hiệu.

2.3.2. Đê chắn cát:
- Quy mô: Chiều dài 7600m; cao trình đỉnh +2,0m.
- Kết cấu: Đê có kết cấu dạng trọng lực trong đó lõi đê là các thùng bê tông cốt
thép rỗng, phía trong được đổ đá hộc có trọng lượng từ 15 �150kg/viên.
+ Thùng bê tông cốt thép rỗng được đặt trên lớp đá lõi trọng lượng từ 15 �
150kg/viên dày 100cm; phía dưới là lớp đá lót trọng lượng từ 1 �30 kg/viên có bề dày
thấp nhất 50cm, mái dốc m=2. Đê được gia cố bằng các khối bê tông có kích thước
khác nhau về hai phía của đê.
+ Đầu đê và thân đê được bố trí 05 đèn báo hiệu.
+ Thùng rỗng bê tông cốt thép không đáy có 10 loại: 5x2x1,5m; 5x2x2m;
5x2x2,5m; 5x2x3m; 6x2x1,5m; 6x2x2m; 6x2x2,5m; 4x2x1,5m; 4x2x2m; 6x2x2,5m.
+ Khối bê tông gia cố chân đê có 10 loại: 3x3x0,8m; 2,5x3x0,8m; 2x3x0,8m;
1,5x3x0,8m;
1,25x0,65x0,5m;
1x0,65x0,5m;
0,75x0,65x0,5m;
5x2x0,8m;
1,25x0,65x0,5m; 1x0,65x0,5m.

6


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:


…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

Hình 2: Vị trí xây dựng của gói thầu số 10

7


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

CHƯƠNG II: THỜI GIAN THI CÔNG GÓI THẦU SỐ 10

1. Thời gian thi công gói thầu số 10:
Thời gian thi công khoảng 52 tháng kể từ ngày khởi công (dự kiến từ tháng 5
năm 2015).
2. Thời gian thi công của các hạng mục công trình:
Theo tiến độ cụ thể của mỗi hạng mục khác nhau.
3. Thời gian thi công của các phương tiện thi công, phục vục thi công:

- Phương tiện thi công tại chỗ: trong thời gian 24h trong ngày- phụ thuộc
mực nước thủy triều.
- Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và phương tiện vận chuyển
khác cắt qua luồng Lạch Huyện: từ 06h00 đến 18h00 tối vì không có trang thiết
bị hàng hải để tránh các tàu biển đi ban đêm.
- Thời gian hoạt động phương tiện chở người phục vụ công trường: từ
06h00 sáng đến 18h00 tối hàng ngày; trường hợp đặc biệt cần xin phép Cảng vụ
hàng hải Hải Phòng.
- Thời gian phương tiện vận chuyển vật liệu thải nạo vét: từ 06h00 đến
18h00 tối.

8


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..


……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT GÓI THẦU SỐ 10
1. Trình tự thi công tổng thể:

2. Công tác chuẩn bị
- Khảo sát địa hình trước khi thi công, khảo sát thủy văn và khảo sát giám sát
môi trường thực hiện tại các địa điểm được Kỹ sư tư vấn phê duyệt.
- Thiết lập một số mốc tọa độ tạm thời sử dụng để chuẩn bị cho các công tác
ngoài công trường.
- Khảo sát địa chất được tiến hành căn cứ số lượng và vị trí lỗ khoan được phê
duyệt của Kỹ sư tư vấn.
- Huy động vật liệu, phương tiện, thiết bị, nhân lực và tất cả các hạng mục cần
thiết để chuẩn bị công trường, xây dựng các công trình tạm gồm văn phòng công
trường, bãi tạm (Kho, xưởng, kho chứa…), đường dẫn, cầu tàu tạm và luồng công vụ.
- Bãi tạm (Kho, xưởng, kho chứa) được xây dựng tại Đình Vũ để thuận tiện cho
việc vận chuyển thiết bị và vật liệu như ống thép, ván thép, cốp pha, cốt thép, ván
khuôn, vật liệu đá… bằng đường bộ và đường thủy.

9


Dự án:

Nhà thầu:


Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

- Lập bến cập phương tiện thủy nội địa khu vực Đình Vũ để tiếp nhận vật tư vật
liệu chuyển tải ra khu vực công trường, vị trí như sơ đồ:

Hình 3: Vị trí bến tạm (dự kiến)
- Luồng công vụ được xây dựng hoàn toàn trong phạm vi thi công của công
trường để phục vụ di chuyển các thiết bị thi công, thiết bị nạo vét vào công trường để
thực hiện công việc. Nhà thầu thi công sẽ bố trí 10 phao báo hiệu giới hạn phạm vi
luồng công vụ để hướng dẫn các phương tiện thi công di chuyển an toàn theo đúng
hướng tuyến luồng công vụ.

Hình 4: Khu vực luồng công vụ
3. Công tác thi công đê chắn sóng (đoạn B)
Những công việc thi công chính bao gồm:
(a) Đo sâu
(b) Khảo sát địa chất
(c) Nạo vét đường công vụ tạm thời
(d) Nạo vét mương

(e) Thay thế nền bằng cát
(f) Công tác đá – Đổ đá và san phẳng

10


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

(g) Lắp đặt khối bê tông tường đỉnh
(h) Lắp đặt khối bê tông phá sóng

4. Công tác thi công đê chắn cát
Những công việc thi công chính bao gồm:
(a) Khảo sát đo sâu
(b) Khảo sát địa chất
(c) Công tác đá – Đổ đá & San gạt (Đá hộc hỗn hợp và đá lõi)

(d) Lắp đặt khối thùng không đáy
(e) Lắp đặt khối bê tông đúc sẵn (Loại 8)
(f) Lắp đặt khối bê tông đúc sẵn (Loại 1, 2, 3 & 4)
(g) Công tác đổ đá
(h) Lắp đặt khối bê tông đúc sẵn (Loại 5, 6, 7, 9 & 10)
(i) Lắp đặt khối bê tông phá sóng

11


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

5. Công tác thi công đèn báo hiệu
Những công việc thi công chính bao gồm:
(a) Cung cấp thân đèn báo hiệu và đèn
(b) Công tác đóng cọc cho móng đèn

(c) Lắp đặt đèn
6. Phương tiện tham gia thi công và phục vụ thi công:
- Các phương tiện tham gia thi công: Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu,
thiết bị công trường, phương tiện thi công trực tiếp, phương tiện nạo vét, vận chuyển
vật liệu thải nạo vét…
- Phương tiện phục vụ thi công: Thiết bị khảo sát, đo đạc, tiếp nhận nước ngọt,
nguyên liệu, chuyên chở đưa đón người ra, vào, hoạt động trong công trường…

12


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

- Các phương tiện tham gia thi công và phục vụ thi công phải đảm bảo yêu cầu:
+ Có cấp vùng hoạt động theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Bằng cấp chứng chỉ thuyền viên phù hợp theo quy định;

+ Trước khi hoạt động phải có chấp thuận của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.
- Danh sách phương tiện thi công, phục vụ thi công sẽ trình Cảng vụ hàng hải
Hải Phòng theo nhu cầu thi công của các hạng mục công trường vào từng thời gian cụ
thể.
7. Phương án vận chuyển vật tư, thiết bị và vận chuyển bùn cát nạo vét
a. Vận chuyển vật tư, thiết bị:
Cọc ván thép, ống thép và vật tư, thiết bị được nhập khẩu thông qua các cảng
khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và những khối bê tông được đúc tạm tại bến tạm ở
Đình Vũ phục vụ thi công gói thầu số 10 sẽ được vận chuyển bằng các xà lan đến công
trình qua kênh Cái Tráp, đến khu vực công trường.

Hình 5: Sơ đồ tuyến vận tải đến công trường (T1)

13


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải


…...

Hiện tại, tuyến vận chuyển vật liệu phục vụ thi công gói thầu số 6 theo tuyến
VC1 đang thực hiện đảm bảo an toàn. Để phù hợp với thực tế, mở thêm tuyến VC2
cho các phương tiện thi công, vận chuyển vật tư, thiết bị vào công trường phục vụ gói
thầu số 10 tại hạ lưu phao 15B hiện hữu khoàng 700m cắt ngang luồng Lạch Huyện
vào công trường Gói thầu số 10.

Hình 6: Sơ đồ các tuyến phương tiện cắt ngang qua luồng Lạch Huyện phục vụ thi công
b. Vận chuyển bùn cát nạo vét
Bùn cát nạo vét được vận chuyển đi đổ tại vị trí cách phao số “0” luồng Lạch
Huyện khoảng 12km tại vị trí đã được UBND thành phố Hải Phòng cấp cho dự án.
Tuyến hành trình của các phương tiện là hành trình bên ngoài hàng phao đỏ đến khu
vực đầu luồng (phao số 0) thì chuyển hướng hành trình về vị trí đổ đất và ngược lại.
Các phương tiện tham gia vận chuyển đất nạo vét phải bảo đảm cấp hoạt động
phù hợp theo quy định của Đăng kiểm SB và lắp đặt các trang thiết bị giám sát hoạt
động nạo vét theo quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014 của Bộ
Giao thông vận tải quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến
luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước.

14


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:


Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

Hình 7: Sơ đồ vị trí đổ đất cho công tác nạo vét (T2)

15


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...


CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
1. Các căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo
1.1. Các căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Nghị định 58/2017/NĐ-CP ngày 10/05/2017 của Chính phủ về quy định chi
tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
- Thông tư số 17/2010/TT-BGTVT ngày 15/7/2010 của Bộ Giao thông vận tải
về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về báo hiệu hàng hải;
- Thông tư số 54/2011/TT-BGTVT ngày 08/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải Quy định báo hiệu và thông báo hàng hải;
- Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2010 quy định về
công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội
địa;
- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển ban hành kèm theo quyết
định số 49/2005/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 04/10/2005.
- Tiêu chuẩn cơ sở “Quy trình khai thác kỹ thuật công trình cảng biển và khu
nước”, ký hiệu: TCCS 03:2010/CHHVN và “Tiêu chuẩn thiết kế công nghệ cảng
biển”, ký hiệu: TCCS 04:2010/CHHVN.
- Văn bản 9458/BGTVT-KHĐT ngày 11/9/2013 của Bộ Giao thông vận tải về
việc “Hạng mục bảo đảm ATGT, ATHH thuộc Dự án ĐTXD cảng cửa ngõ quốc tế Hải
Phòng”
- Văn bản số 10302/BGTVT-CQLXD ngày 04/12/2012 của Bộ Giao thông vận
tải về việc xin ý kiến về việc lập và quản lý chi phí ĐTXD công trình đối với Dự án
ĐTXD cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
- Văn bản số 3036/CHHVN-CTHH ngày 10/9/2013 của Cục Hàng hải Việt
Nam về việc “Hạng mục Bảo đảm ATGT, ATHH trong quá trình thi công dự án ĐTXD
công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng”.
- Quyết định số 428/QĐ-CVHHHP ngày 07/4/2014 của Cảng vụ hàng hải Hải
Phòng phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải trong quá trình thi công Dự án

đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng;
- Hợp đồng số 03/CW/LH-HP/2014 ngày 27/12/2014 giữa Ban QLDA Hàng hải
II và công ty Toa Corporation về việc thi công gói thầu số 10: Đê chắn sóng đoạn B và
Đê chắn cát - Dự án ĐTXD cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, giai đoạn khởi động.

16


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

- Phụ Lục hợp đồng số 01/CW/LH-HP/2015 Gói thầu số 10: Đê chắn sóng đoạn
B và Đê chắn cát - Dự án ĐTXD cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, giai đoạn khởi
động.
- Văn bản số 409/MPMU-TOA ngày 26/3/2015 về việc phê duyệt nhà thầu phụ
VMS-North cho hạng mục Bảo đảm an toàn hàng hải.
1.2. Tài liệu tham khảo

- Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải cho công tác thi công cọc xi măng đất
(tài liệu số PTJV-LHP6-SP-002) do Liên danh PENTA-TOA lập tháng 9/2013.
- Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải cho công tác nạo vét luồng công vụ cho
thi công cọc xi măng đất, nạo vét cho bến tạm và thi công bến tạm (tài liệu số PTJVLHP6-SP-003) do Liên danh PENTA-TOA lập tháng 9/2013.
- Biện pháp thi công chi tiết ….
2. Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải tổng thể của dự án
Thực hiện văn bản số 9458/BGTVT-KHĐT ngày 11/9/2013 của Bộ Giao thông
vận tải về việc “Hạng mục bảo đảm ATGT, ATHH thuộc Dự án ĐTXD cảng cửa ngõ
quốc tế Hải Phòng”, công tác bảo đảm ATGT, ATHH cần được thực hiện cho toàn bộ
dự án (không thực hiện cho từng gói thầu riêng lẻ) và sẽ được đưa vào một gói thầu
triển khai sớm nhất trong các gói thầu 8, 9, 10. Chủ đầu tư đã đưa hạng mục này vào
nội dung gói thầu số 10. Thực tế đã được triển khai thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Từ khi bắt đầu thi công gói thầu số 6 (tháng 4/2013) đến hết
tháng 3/2015, chỉ thực hiện bố trí 04 phao báo hiệu khu vực thi công gói thầu số 6,
chưa có trạm điều tiết hiện trường. Công tác điều động các phương tiện trên công trình
được Cục Hàng hải Việt Nam giao Cảng vụ hàng hải Hải Phòng thực hiện giám sát
theo dõi điều động.
- Giai đoạn 2: Từ khi bắt đầu thi công gói thầu số 10 đến khi kết thúc công trình
công tác tổ chức thực hiện phương án bảo đảm ATGT, ATHH do nhà thầu thực hiện
gói thầu số 10 chịu trách nhiệm.
3. Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải trong quá trình thi công gói thầu số 10
Trên cơ sở Phương án bảo đảm ATHH tổng thể của dự án đã được Cảng vụ
hàng hải Hải Phòng phê duyệt, nội dung biện pháp bảo đảm ATHH trong quá trình thi
công gói thầu số 10 là cụ thể hóa và chi tiết hơn. Về số lượng và vị trí các phao báo
hiệu công trường không nằm ngoài các báo hiệu đã được phê duyệt tổng thể. Các phao
báo hiệu công trường Gói số 10 là một phần của các phao báo hiệu công trường của
tổng thể Dự án.

17



Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

3.1. Hệ thống báo hiệu hàng hải giới hạn phạm vi thi công và cảnh báo vùng có
hoạt động xây dựng
3.1.1. Đặc điểm địa hình và hiện trạng tuyến luồng Lạch Huyện
Đoạn luồng Lạch Huyện là luồng chạy tàu 1 chiều có chiều dài 16,8km (từ lý
trình km0 đến km 16+800), bề rộng luồng là 100m. Theo bình đồ độ sâu luồng Hải
Phòng tỷ lệ 1/2.000 (thực hiện tháng 02/2013) phục vụ thông báo hàng hải cho thấy
cao độ đáy luồng phổ biến trong khoảng -6.8m (hệ HĐ) đến -9.0m (hệ HĐ) chủ yếu
bồi lắng về hai biên luồng. Trên đoạn luồng được bố trí 22 phao báo hiệu biên luồng
(không bao gồm phao “0”), khoảng cách giữa các cặp phao khoảng 1 hải lý.
3.1.2. Bố trí báo hiệu hàng hải chuyên dùng
a. Nguyên tắc bố trí báo hiệu hàng hải chuyên dùng:
- Hệ thống báo hiệu để giới hạn và cảnh báo phạm vi và khu vực công trường
đang thi công

- Khoảng cách giữa các phao phải đảm bảo tầm hiệu lực ánh sáng, các phao cách
nhau khoảng 1 hải lý, các cặp phao báo hiệu khu vực thi công đặt so le với các phao
báo hiệu luồng.
b. Bố trí cụ thể báo hiệu hàng hải chuyên dùng phục vụ thi công gói thầu số 10:
- Báo hiệu giới hạn phạm vi thi công gói 10 gồm 12 phao từ H17 đến H28.
- Ngoài các báo hiệu khu vực công trường H17 đến H28, các báo hiệu thô sơ
nhằm mục đích đánh dấu neo hoặc dải thi công của đơn vị thi công được bố trí bằng cờ
hiệu, đèn hiệu dễ nhận biết và phải thu gọn gàng vào ban đêm đối với các phương tiện
thi công ban ngày.
c. Tọa độ vị trí các phao báo hiệu gói thầu số 10:
Stt

Tên phao

Hệ tọa độ (VN2000, Lo = 105°45';
múi chiếu = 3°)
X (m)

Y (m)

Tác dụng

1

H17

2292607.2

626460.2


Báo hiệu chuyên dùng

2

H18

2293913.9

625536.0

Báo hiệu chuyên dùng

3

H19

2295204.0

624589.6

Báo hiệu chuyên dùng

4

H20

2296494.0

623643.1


Báo hiệu chuyên dùng

5

H21

2297784.1

622696.6

Báo hiệu chuyên dùng

6

H22

2299074.2

621750.1

Báo hiệu chuyên dùng

7

H23

2298520.1

621004.0


Báo hiệu chuyên dùng

18


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

8

H24

2297235.5

621957.9

Báo hiệu chuyên dùng


9

H25

2295951.0

622911.9

Báo hiệu chuyên dùng

10

H26

2294666.5

623865.8

Báo hiệu chuyên dùng

11

H27

2293381.9

624819.7

Báo hiệu chuyên dùng


12

H28

2292097.4

625773.6

Báo hiệu chuyên dùng

d. Thông số kỹ thuật của báo hiệu hàng hải chuyên dùng
Tuân theo quy định về "phao báo hiệu chuyên dùng" tại Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về báo hiệu hàng hải ban hành kèm theo Thông tư số 17/2010/TT-BGTVT
ngày 5/7/2010 của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể như sau :
- Hình dạng: Hình tháp
- Màu sắc: Màu vàng
- Dấu hiệu đỉnh: Một chữ “X” màu vàng
- Số hiệu: là các chữ H17 đến H28 màu đỏ
- Đặc tính ánh sáng: Ánh sáng vàng, chớp nhóm 3+1, chu kỳ 12 giây.
- Đường kính thân phao D ≥ 2,1m
- Chiều cao từ đỉnh phao đến mớn nước H ~ 4,6m
- Rùa neo phao BTCT có trọng lượng G ≥ 8 tấn
3.1.3. Thời gian bố trí cụ thể của các báo hiệu
Thời gian bố trí hoạt động của phao báo hiệu chuyên dùng được chia theo từng
giai đoạn trong tiến độ thi công dự kiến của gói thầu số 10 (thi công lấn dần từ trong
bờ ra đến đầu đê chắn cát phía biển), chi tiết dự kiến như sau:
- Gồm 04 phao H21, H22, H23, H24 thời gian sử dụng khoảng 52 tháng (Dự
kiến từ tháng 5/2015 - hết tháng 8/2019);
- Gồm 04 phao H19, H20, H25, H26 thời gian sử dụng khoảng 32 tháng (Dự

kiến từ tháng 1/2017 - hết tháng 8/2019);
- Gồm 04 phao H17, H18, H27, H28 thời gian sử dụng 12 tháng ( Dự kiến từ
tháng 9/2018 - hết tháng 8/2019)
Thời gian bố trí cụ thể của các báo hiệu sẽ được điều chỉnh phù hợp theo tiến độ
thực tế của nhà thầu theo nguyên tắc bảo đảm các phao báo hiệu khống chế được toàn
bộ khu vực thi công của gói thầu số 10.

19


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

3.1.4. Công tác lắp đặt, quản lý và vận hành hệ thống phao báo hiệu chuyên dùng:
- Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc thực hiện bố trí phao.
- Phao báo hiệu chuyên dùng sau khi được thả và công bố thông báo hàng hải
theo quy định, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc quản lý vận hành,

sơn bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo đúng quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ
thuật chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
3.2. Tổ chức điều tiết bảo đảm giao thông hàng hải
Công tác điều tiết khống chế đảm bảo ATGT, ATHH do nhà thầu thực hiện
thông qua 02 trạm điều tiết cơ động với chức năng, nhiệm vụ như sau:
3.2.1. Sơ đồ bố trí trạm điều tiết:

Hình 8: Sơ đồ bố trí trạm chỉ huy và trạm điều tiết
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Trạm chỉ huy (C1)
Trạm chỉ huy C1 có nhiệm vụ thực hiện chỉ huy chung, đồng thời thực hiện
điều tiết và chỉ huy trạm C2 điều tiết có hiệu quả.
Trách nhiệm các trạm điều tiết là đảm bảo cho các tàu thuyền hành hải trên
luồng, phương tiện hoạt động thi công trong khu vực đảm bảo hành hải bình thường,
không gây ùn tác giao thông, không gây tiềm ẩn đâm va, không gây mất an toàn hàng
hải, gây tai nạn hàng hải trong khu vực.
Nhận kế hoạch điều động tàu từ Trực ban Cảng vụ hoặc Đại diện Cảng vụ hàng
hải Hải Phòng tại Cát Hải; kế hoạch thi công của nhà thầu để lên kế hoạch điều tiết,

20


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..


……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

thông báo cho trạm điều tiết C2 thực hiện điều tiết và thông báo cho các cơ quan, đơn
vị liên quan biết, tuân thủ theo đúng kế hoạch điều tiết.
Khi có thông tin về trường hợp tàu biển, phương tiện thi công và các phương
tiện thuỷ khác có nguy cơ đi không đúng tuyến hành trình, chạy quá tốc độ cho phép,
đi vào phạm vi cảnh báo công trường thì kịp thời bằng các phương tiện thông tin liên
lạc hoặc trực tiếp chỉ dẫn, yêu cầu các phương tiện hành hải đúng quy định, đồng thời
thông tin đến trạm điều tiết C2, điều động phương tiện di chuyển đến hướng dẫn, và
liên hệ với các cơ quan đơn vị liên quan (Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, hoa tiêu hàng
hải, cảnh sát thủy, bộ đội biên phòng) để có biện pháp xử lý và ngăn chặn không để
xảy ra mất an toàn hàng hải.
Khi có sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra, Trạm chỉ huy yêu cầu nhà thầu thi công ở
vị trí gần nhất, điều động phương tiện, con người đến để trợ giúp sự cố; đồng thời kịp
thời thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Đại diện Cát Hải và các cơ quan,
đơn vị liên quan giải quyết sự cố theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu các đơn vị thi công sơ tán các phương tiện tham gia thi công đến nơi
trú ẩn an toàn trong trường hợp thời tiết xấu theo kế hoạch ứng phó của nhà thầu thi
công đã được chủ đầu tư phê duyệt.
Yêu cầu bộ phận lắp đặt, quản lý vận hành báo hiệu hàng hải thực hiện lắp đặt,
di chuyển, bảo dưỡng… các báo hiệu hàng hải theo đúng phương án được phê duyệt
và đặc điểm thi công của công trình tại từng thời điểm.
Khi phát hiện phương tiện chở quá tải, hoặc phương tiện đưa đón người ra vào
công trường chở quá số người cho phép, hoặc trong điều kiện thời tiết xấu bất thường
thì hướng dẫn, yêu cầu các phương tiện này không vào công trường thi công, yêu cầu

về neo tại vị trí đảm bảo an toàn gần bờ.
Trạm chỉ huy điều tiết phải thường xuyên thông tin liên lạc với các cơ quan hữu
quan như Đại diện Cát Hải của cảng vụ hàng hải Hải Phòng, Công ty hoa tiêu hàng hải
khu vực II để nắm bắt toàn bộ thông tin về hoạt động của tàu thuyền qua khu vực để
chuẩn bị sẵn sàng phương án điều tiết. Trong trường hợp có sự cố khẩn cấp xảy ra,
phải thông tin ngay cho Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, đại diện cảng vụ Hải Phòng tại
Cát Hải và hoa tiêu hàng hải để phối hợp và hỗ trợ thực hiện công tác điều tiết và ứng
cứu.
3.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Trạm điều tiết (C1, C2)
Phạm vi điều tiết của trạm C1 là từ khu vực Bến Gót đến hết khu vực gói thầu
số 6; Phạm vi điều tiết của trạm C2 là từ gói thầu số 6 đến hết khu vực nạo vét của
tuyến luồng và các khu vực khác (Gói số 8,9) gói số 10.

21


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải


…...

Hướng dẫn các phương tiện ra vào công trường đi theo tuyến đã định; không
cho phép các phương tiện chạy quá tốc độ; chỉ dẫn, yêu cầu phương tiện thi công
nhường đường cho tàu biển hành trình trên luồng hàng hải; Thông báo bằng VHF cho
các tàu biển qua khu vực thi công tăng cường cảnh giới, giảm tốc độ quan sát tránh va
chạm.
Ngăn chặn không cho phép các phương tiện thi công cố tình cắt mũi tàu biển
gây nguy hiểm đâm va;
Phối hợp chặt chẽ với Đại diện Cát Hải để điều động tàu biển hành trình trên
luồng Lạch huyện hiệu quả an toàn.
Trạm C1 có trách nhiệm điều tiết các phương tiện tham gia thi công ra vào công
trường theo đúng tuyến T1 và ra vào công trường gói thầu số 6 theo đúng tuyến VC1;
điều tiết các hoạt động của phương tiện thuỷ trong phạm vi từ khu vực Bến Gót đến
gói thầu số 6 tuân thủ theo đúng phương án và kế hoạch điều tiết.
Trạm C2 có trách nhiệm điều tiết các phương tiện tham gia thi công theo đúng
tuyến 2 và ra vào công trường gói số 10 theo tuyến VC2; điều tiết các hoạt động của
phương tiện thuỷ trong phạm vi từ gói thầu số 6 đến hết khu vực nạo vét của tuyến
luồng tuân thủ theo đúng phương án và kế hoạch điều tiết.
Khi phát hiện các trường hợp tàu biển, phương tiện thi công và các phương tiện
thuỷ khác có nguy cơ đi không đúng tuyến hành trình, chạy quá tốc độ cho phép, đi
vào phạm vi cảnh báo công trường thì kịp thời bằng các phương tiện thông tin yêu cầu
các phương tiện hành hải đúng quy định, đồng thời kịp thời báo cáo với Trạm chỉ huy
để có phương án giải quyết và các trạm lân cận để phối hợp.
Nếu phát hiện sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra, yêu cầu nhà thầu thi công ở vị trí
gần nhất, điều động phương tiện, con người đến để trợ giúp sự cố; đồng thời kịp thời
báo cáo với Trạm chỉ huy để có phương án giải quyết.
3.2.4. Bố trí phương tiện:
STT


Tên thiết bị

Đơn
vị

Trạm
chỉ
huy
(C1)

Trạm
điều
tiết
(C2)

Ghi chú

22


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..


……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

1

Tàu có cấp vùng hoạt Chiếc
động từ SB trở lên.

1

0

2

Tàu có cấp vùng hoạt Chiếc
động từ SB trở lên.

0

1

3

Canô cao tốc có cấp Chiếc
vùng hoạt động từ SB
trở lên.


1

1

4

Ra đa hàng hải ICOM Chiếc
MR 1000

1

1

5

Máy VHF cầm tay M72

Chiếc

2

2

6

Máy thông tin ICOM Chiếc
M402

1


1

7

1

1

8
9

Đèn pha hàng hải Chiếc
1000W
Ống nhòm
Chiếc
Súng bắn pháo hiệu
Chiếc

1
1

1
1

10
11

Cờ hiệu
Loa điện


1
1

2
1

Chiếc
Chiếc

Lắp đặt các trang thiết bị
cả trạm chỉ huy, làm cơ
sở hậu cần cho trạm C1,
và phối hợp thực hiện
công tác điều tiết trong
phạm vi từ khu vực Bến
Gót đến khu vực gói
thầu số 6.
Thực hiện công tác điều
tiết trong phạm vi từ gói
thầu số 6 đến hết khu
vực nạo vét của tuyến
luồng
- Cano của trạm C1:
Phương tiện thực hiện
công tác điều tiết trong
phạm vi từ khu vực Bến
Gót đến gói thầu số 6
- Cano của trạm C2:
Phương tiện thực hiện
công tác điều tiết trong

phạm vi từ gói thầu số 6
đến hết khu vực nạo vét
của tuyến luồng ra phía
biển.
Phục vụ theo dõi, phát
hiện sớm các phương
tiện, thiết bị
Phục vụ liên lạc giữa
các thành viên tham gia
điều tiết
Phục vụ liên lạc giữa
các thành viên tham gia
điều tiết và với trung
tâm điều hành
Chiếu sáng, cảnh báo
Theo dõi từ xa
Báo hiệu trong các tình
huống cần thiết
Cảnh báo
Thông tin cho các
phương tiện tham gia
hành hải

23


Dự án:

Nhà thầu:


Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải

…...

3.2.5. Bố trí nhân sự:
Nhân lực tham gia điều tiết đảm bảo an toàn hàng hải phải có nghiệp vụ, năng
lực, trình độ phù hợp theo quy định. Nhân lực tại các trạm điều tiết phải có chứng chỉ
sử dụng trang thiết bị hàng hải phù hợp.
Trạm chỉ huy kết hợp trạm điều tiết C1: Ngoài nhân lực biên chế của phương
tiện thuỷ theo quy định, mỗi ca làm việc bố trí tổ công tác gồm 02 cán bộ của đơn vị
thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn hàng hải;
Trạm điều tiết C2: Ngoài nhân lực biên chế của phương tiện thuỷ theo quy định,
mỗi ca làm việc bố trí tổ công tác gồm 02 cán bộ của đơn vị thực hiện phương án bảo
đảm an toàn giao thông, an toàn hàng hải;
Trong công tác điều tiết, thường xuyên liên lạc, phối hợp với các cơ quan đơn vị
như Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, đại diện Cát Hải của cảng vụ Hải Phòng, Cảnh sát
thủy, Bộ đội biên phòng để thực hiện công tác điều tiết có hiệu quả tại hiện trường.
Thiết bị cứu sinh trên các trạm được bố trí đầy đủ, phù hợp cho thuyền viên và
cán bộ trên trạm. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cán bộ thuyền viên trên các trạm
phải mặc áo phao đầy đủ.
Khi trạm điều tiết đi vào hoạt động, sẽ có danh sách nhân lực cụ thể để báo cáo
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng theo từng giai đoạn, thời gian thực hiện.

Các phương tiện của trạm điều tiết phải được Cảng vụ hàng hải Phòng chấp
thuận trước khi triển khai thực hiện.
3.2.6. Thời gian hoạt động các trạm điều tiết
Các trạm điều tiết thường trực 24/24 trong đó thời gian điều động, cơ động sẽ
được thực hiện phù hợp với nhiệm vụ điều tiết thực tế trên luồng.
3.3. Đối với các phương tiện tham gia thi công và phương tiện phục vụ thi công
Phải được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải Phòng trước khi hoạt động
Các phương tiện tham gia thi công, phương tiện vận chuyển, phương tiện phục
vụ thi công phải mang cấp VR-SB trở lên hoặc theo chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền.
Trên mỗi phương tiện phải trang bị thiết bị thông tin liên lạc VHF công suất 25
W và thường trực trên kênh 16, làm việc với Cảng vụ HH HP trên kênh 14, với hoa
tiêu hàng hải trên kênh 12;

24


Dự án:

Nhà thầu:

Hồ sơ:

Chủ đầu tư:

…..

……

Biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải


…...

Các phương tiện vận chuyển vật liệu nạo vét phải phải bảo đảm cấp hoạt động
phù hợp theo quy định của Đăng kiểm SB và lắp đặt các trang thiết bị giám sát hoạt
động nạo vét theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, vật liệu nạo vét
không được chở quá trọng tải quy định.
Các phương tiện chở người ra vào công trường không được chở quá số người
theo quy định; Đối với phương tiện này chỉ hoạt động từ 06h00 sáng đến 18h00 tối,
trường hợp đặc biệt đi ban đêm phải được phép của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.
Đối với những phương tiện thi công không tự hành, phải bố trí phương tiện tự
hành phù hợp để thực hiện lai dắt và ứng cứu trong các trường hợp nguy cấp.
Phương tiện thi công không tự ý neo đậu trong phạm vi luồng hàng hải, phương
tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trường không cắt qua mũi tàu biển hành
trình trên luồng, đi đúng tuyến dưới sự chỉ dẫn của các trạm điều tiết.
Các phương tiện thi công, phương tiện phục vụ thi công khi ra vào công trường
phải liên lạc với các trạm điều tiết trên VHF để được hướng dẫn đảm bảo an toàn.
Khi dừng thi công, phải neo đậu vào vị trí an toàn, bố trí âm, tín hiệu theo quy
định, thường xuyên bố trí người cảnh giới.
Trong trường hợp thời tiết xấu, bất thường, giông, lốc địa phương, bão gần
sương mù tầm nhìn hạn chế.. …phải dừng thi công và theo chỉ dẫn của trạm điều tiết,
của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng về vị trí neo đậu an toàn.
Những phương tiện thi công không tự hành thường xuyên phải có phương tiện
tự hành khác để hỗ trợ lai dắt.
Trên mỗi phương tiện thi công, ngoài số thuyền viên theo quy định, nếu có công
nhân, cán bộ làm việc phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, thuyền trưởng
phương tiện phải chịu trách nhiệm đưa người lên làm việc trên phương tiện mà không
đảm bảo an toàn.
3.4. Thông tin liên lạc trong quá trình thực hiện

3.4.1. Kênh thông tin liên lạc
VHF thường trực trên kênh 16; liên lạc với Cảng vụ Hải Phòng trên kênh 14;
liên lạc với hoa tiêu hàng hải khu vực II trên kênh số 12; nội bộ các trạm điều tiết liên
lạc để làm việc với các phương tiện tham gia giao thông và các phương tiện thi công
trên kênh 74.

25


×