BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********
HUỲNH CƠNG MINH
KINH TẾ NGẦM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI FDI, CHẤT LƯỢNG THỂ
CHẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TỪ CÁC NƯỚC CHÂU Á
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
Cơng trình này được hồn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Hoàng Bảo
2. TS. Nguyễn Vũ Hồng Thái
Phản biện 1 :
...............................................................................
...............................................................................
Phản biện 2 :
...............................................................................
...............................................................................
Phản biện 3 :
...............................................................................
...............................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại:: ......................................................
...............................................................................
Vào hồi …………giờ …………ngày............tháng …………năm …………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Đại học Kinh
tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Trong những thập niên gần đây, kinh tế ngầm, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chất lượng thể
chế và bất bình đẳng thu nhập đã thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới học thuật, vì những
biến số này đều liên quan đến tăng trưởng kinh tế (Borensztein et al, 1998; Kandil, 2009; Schneider &
Bajada, 2003); Barro, 2000). Đặc biệt, những biến số này và mối quan hệ của chúng càng trở nên đáng
được nghiên cứu trong bối cảnh châu Á bởi những vấn đề đang nổi lên của nó, đó là: dịng vốn FDI cao
nhưng chất lượng thể chế thấp, quy mô kinh tế ngầm lớn và bất bình đẳng thu nhập tăng. Châu Á hiện
thu hút 1/3 tổng tổng số dòng vốn FDI trên thế giới (UNCTAD, 2017), nhưng chất lượng thể chế vẫn
cịn thấp (WB, 2017b)- một trong những ngun nhân có thể gây bẫy thu nhập trung bình trong khu
vực (Dollar, 2015). Trong khi đó, sự gia tăng quy mơ của nền kinh tế ngầm bóp méo việc phân bổ
nguồn lực, làm thay đổi phân phối thu nhập và giảm nguồn thu từ thuế của chính phủ (Alm & Embaye,
2013). Ngồi ra, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở châu Á đã góp phần giảm nghèo nhưng lại mở
rộng khoảng cách thu nhập ở nhiều nước (Zhuang và cộng sự, 2014)- điều này làm cản trở tốc độ giảm
nghèo nhờ tăng trưởng (Ravallion, 2004) hoặc có thể tác động tiêu cực đến chất lượng thể chế (Chong
& Gradstein, 2007b; và Zhuang et al., 2010).
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết
FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm
Sự thất bại trong việc giải thích các hiện tượng kinh tế bằng một lý thuyết đã dẫn đến xu hướng sử
dụng cách tiếp cận tích hợp để giải quyết vấn đề trong những thập kỷ gần đây (Torgler & Schneider,
2009). Mối quan hệ giữa FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm có thể được chia thành ba hướng
nghiên cứu. Hướng đầu tiên tập trung vào mối quan hệ giữa FDI và chất lượng thể chế, dựa vào các lý
thuyết về thương mại quốc tế (Dunning, 1980; Westney, 1993) và thể chế (North, 1990). Hầu hết các
nghiên cứu đều cho thấy vai trò của chất lượng thể chế trong việc thu hút dòng vốn FDI, nhưng tác
động phản hồi của FDI lên chất lượng thể chế lại ít được quan tâm nghiên cứu. Hướng thứ hai tập
trung vào chất lượng thể chế thấp như một nhân tố chính của nền kinh tế ngầm, dựa trên trường phái
Chủ nghĩa Pháp lý (Legalism) về nền kinh tế phi chính thức (Johnson và cộng sự, 1998; Hassan &
Schneider, 2016). Tuy nhiên, khơng có nghiên cứu nào về tác động phản hồi của nền kinh tế ngầm lên
chất lượng thể chế. Hướng thứ ba nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và kinh tế ngầm, đây vẫn còn là
2
một khoảng trống. Bằng cách xem xét chất lượng thể chế trong mối quan hệ hai chiều giữa FDI và kinh
tế ngầm là sự đóng góp của luận án vào học thuật bằng cách kết hợp ba lý thuyết bao gồm thương mại
quốc tế, thể chế hóa và chủ nghĩa pháp lý. Theo đó, FDI có thể làm giảm quy mô kinh tế ngầm thông
qua kênh cải thiện chất lượng thể chế do FDI mang lại; và quy mô kinh tế ngầm cao sẽ làm giảm chất
lượng thể chế và chất lượng thể chế thấp có thể ngăn cản dịng vốn FDI. Bên cạnh đó, dịng vốn FDI có
thể làm giảm quy mô kinh tế ngầm thông qua các kênh khác như tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng
khu vực kinh tế chính thức.
Kinh tế ngầm và bất bình đẳng thu nhập
Rosser et al. (2000, 2003) cho thấy rằng mức độ bất bình đẳng thu nhập và quy mơ của nền kinh tế
phi chính thức có mối quan hệ cùng chiều. Bất bình đẳng tăng sẽ gây ra nhiều hoạt động khơng chính
thức hơn do sự đồn kết và tin tưởng xã hội giảm; trong khi đó việc mở rộng các hoạt động phi chính
thức dẫn đến bất bình đẳng tăng do nguồn thu thuế giảm sẽ làm yếu các chính sách phân phối lại thu
nhập. Tuy nhiên trong luận án này, bằng cách kết hợp ba trường tư tưởng về kinh tế ngầm - bao gồm
Dualism, Legalism và Voluntarism, tác giả đề xuất một lập luận mới: kinh tế ngầm làm giảm bất bình
đẳng thu nhập.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có hai mục tiêu nghiên cứu chính: (1) kiểm tra mối quan hệ nhân quả ba chiều giữa
FDI, chất lượng thể chế và nền kinh tế ngầm ở các nước châu Á; (2) nghiên cứu tác động của nền kinh
tế ngầm lên bất bình đẳng thu nhập và kênh tác động ở châu Á.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Mối quan hệ hai chiều giữa dòng vốn FDI và chất lượng thể chế là gì?
2. Mối liên kết hai chiều giữa chất lượng thể chế và kinh tế ngầm có tồn tại khơng?
3. Mối quan hệ hai chiều giữa nền kinh tế ngầm và FDI là gì?
4. Sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI tác động lên nền kinh tế ngầm như thế nào?
5. Kinh tế ngầm ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập ra sao và thông qua các kênh nào?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận án này, đối tượng nghiên cứu là: các mối quan hệ ba chiều giữa FDI, chất lượng thể
chế và kinh tế ngầm; và tác động của kinh tế ngầm lên bất bình đẳng thu nhập. Những khái niệm này
được định nghĩa rõ ràng trong chương 2. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở 19 quốc gia châu Á được phân
3
thành 4 khu vực: i) Đông Á: Trung Quốc, Mông Cổ; ii) Nam Á: Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan,
Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka; iii) Đông Nam Á: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam; iv) Trung Á: Kazakhstan, Kyrgyzstan. Dữ liệu cho các
biến trong luận án được thu thập hàng năm trong giai đoạn 1999-2015.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu
Phương pháp định lượng được sử dụng cho cả hai mục tiêu nghiên cứu. Để kiểm tra mối quan
hệ ba chiều giữa FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm ở các nước châu Á, tác giả sử dụng mơ hình
hệ phương trình đồng thời (SEM) với hai phương pháp ước lượng bao gồm Bình phương tối thiểu ba
giai đoạn (3SLS) và Moment tổng quát hóa hệ thống hai bước (Two Steps SGMM). Trong khi đó, mơ
hình phương trình tuyến tính được áp dụng để nghiên cứu tác động của kinh tế ngầm lên bình đẳng thu
nhập, sử dụng 3 phương ước lượng: Tác động cố định (FE), tác động ngẫu nhiên (RE) và SGMM hai
bước.
Tất cả các biến trong luận án được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Medina &
Schneider (2018); World Development Indicators (WDI), World Bank (WB); Worldwide Governance
Indicators (WGIs), WB; The International Country Risk Guide (ICRG), Political Risk Services (PRS)
Group; UNESCO Institute for Statistics; Global Wage Report 2017, International Labor Organization
(ILO); Freedom in the World, Freedom House; Index of Economic Freedom, The Heritage Foundation;
Economic Freedom Report 2016, the Fraser Institute; Global Competitiveness Index (GCI), World
Economic Forum; KOF Globalization Index, KOF Swiss Economic Institute; International Monetary
Fund (IMF); Human Development Report, United Nations Conference on Trade and Development
(UNCTAD).
1.6 Đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án kết hợp ba học thuyết về thương mại quốc tế, thể chể hóa và kinh tế ngầm thơng
qua cách tiếp cận tích hợp để nghiên cứu mối quan hệ ba chiều giữa FDI, chất lượng thể chế và kinh tế
ngầm lần đầu tiên ở các quốc gia châu Á, hình thành cơ chế các biến này tương tác để thúc đẩy tăng
trưởng.
Thứ hai, lần đầu tiên phương pháp tiếp cận bằng mơ hình hệ phương trình đồng thời được sử dụng
để nghiên cứu mối quan hệ ba chiều giữa FDI, chất lượng thể chế và nền kinh tế ngầm. Cụ thể, cả hai
phương pháp 3SLS và SGMM hai bước được áp dụng để ước lượng các hiệu ứng nhân quả ba chiều,
4
bao gồm: i) tác động của chất lượng thể chế và kinh tế ngầm lên FDI; ii) tác động của FDI và kinh tế
ngầm lên chất lượng thể chế; và iii) tác động của FDI và chất lượng thể chế lên kinh tế ngầm.
Thứ ba, nghiên cứu phát hiện ra rằng nền kinh tế ngầm góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập
thơng qua 2 kênh chính, đó là: tăng tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất, và
giảm tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất. Kết quả này trái ngược với các nghiên
cứu trước đây (Rosser và cộng sự, 2000, 2003), mở ra thêm tranh luận cho giới nghiên cứu, nhất là
củng cố quan điểm về tác động có lợi của nền kinh tế ngầm đặc biệt đối với người nghèo. Phát hiện
này có thể được giải thích bằng cách kết hợp ba trường phái tư tưởng về kinh tế ngầm bao gồm
Dualism, Legalism và Voluntarism.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cho các nhà hoạch định chính
sách ở châu Á cho việc ra quyết định chính sách theo hai khía cạnh: i) các chính sách thúc đẩy đồng
thời FDI và chất lượng thể chế cũng là giải pháp giảm quy mô nền kinh tế ngầm và ngược lại; ii) các
chính sách nhằm giảm quy mơ kinh tế ngầm nên xem xét thêm các giải pháp đồng thời khác để xóa đói
giảm nghèo và giảm bất bình đẳng thu nhập, vì dù sao kinh tế ngầm cũng là một kênh giúp người
nghèo cải thiện thu nhập của họ.
1.7 Bố cục luận án
Luận án bao gồm 6 chương. Chương 1 giới thiêu nghiên cứu. Chương 2 tổng quan lý thuyết,
các nghiên cứu trước và phát triển các giả thuyết. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, mơ
hình, dữ liệu và thông tin chung về các nước trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của mục tiêu thứ
nhất và mục tiêu thứ hai được trình bày lần lượt trong hai chương 4 và 5. Chương 6 kết luận và gợi ý
chính sách.
5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1. Kinh tế ngầm
2.1.1. Lý thuyết về kinh tế ngầm
2.1.1.1. Định nghĩa
Schneider (2007, 2010, 2016) định nghĩa nền kinh tế ngầm bao gồm “tất cả hàng hóa và dịch vụ
sản xuất và cung ứng trên thị trường nhưng cố ý che dấu các cơ quan công quyền để tránh trả thuế thu
nhập, thuế giá trị gia tăng hoặc các loại thuế khác; tránh các khoản đóng góp an sinh xã hội; để tránh
phải đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý trên thị trường lao động như tiền lương tối thiểu, giờ làm việc tối
đa, tiêu chuẩn an toàn…; và tránh tuân thủ các thủ tục hành chính nhất định”. Bằng cách sử dụng định
nghĩa này, Medina và Schneider (2018), đã ước lượng quy mô kinh tế ngầm của 158 quốc gia trên tồn
thế giới trong một nghiên cứu của mình vừa được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố. Định nghĩa kinh
tế ngầm trên cũng sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này do ý nghĩa toàn diện và cụ thể của nó.
2.1.1.2. Các trường phái lý thuyết
2.1.1.2.1. Trường phái Nhị nguyên (Dualism) với Lý thuyết phần dư (Residue Theory): Mơ hình hai
khu vực, Mơ hình Harris-Todaro, và Lý thuyết thị trường lao động 2 khu vực.
2.1.1.2.2. Trường phái Cấu trúc (Structuralism) với Lý thuyết sản phẩm phụ (By-product theory).
2.1.1.2.3. Trường phái Pháp lý (Legalism) với Lý thuyết thay thế (Alternative theory).
2.1.1.2.4. Trường phái Tự nguyện (Volntarism) với Lý thuyết lựa chọn hợp lý của cá nhân (Theory of
individuals’ rational choice).
2.1.1.2.5. Trường phái Lý thuyết bổ sung và kinh tế ngầm (Complementary theory and shadow
economy).
2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế ngầm
2.1.2.1. Phương pháp ước lượng quy mơ kinh tế ngầm
Có 3 phương pháp đo lường chính. Thứ nhất, phương pháp trực tiếp bao gồm điều tra khảo sát và
kiểm toán thuế (Isachsen et al., 1985; Mogensen et al., 1995; Haigner et al., 2013). Thứ hai, phương
pháp gián tiếp bao gồm phương pháp cầu tiền (Tanzi, 1983, 1999; Alm & Embaye, 2013); chênh lệch
giữa thu nhập và chi tiêu quốc gia (Thomas, 1999); chênh lệch giữa lực lượng lao động chính thức và
thực tế (Contini, 1981)…Thứ ba, phương pháp mơ hình xem xét tồn diện nhiều ngun nhân và tác
động của nền kinh tế ngầm. Một trong những mơ hình phổ biến nhất được sử dụng để ước tính nền
kinh tế ngầm là cách tiếp cận MIMIC ((Multiple Indicators Multiple Causes). Cách tiếp cận MIMIC
6
được nhiều học giả sử dụng để ước lượng quy mô kinh tế ngầm như Giles and Tedds (2002); Schneider
& Bajada (2003); Bajada & Schneider (2005), Buehn & Schneider (2012); Võ & Phạm (2014), Hassan
& Schneider (2016), Schneider & Buehn (2017), Medina & Schneider (2018)…
2.1.2.2. Nguyên nhân của nền kinh tế ngầm
Gánh nặng thuế và đóng góp an sinh xã hội: Mối quan hệ cùng chiều được kết luận bởi các nhà
nghiên cứu theo trường phái Voluntarism như Feige (1989), De Soto (1989), Tanzi (1982,
1999), Gile (1999), Schneider & Bajada (2003), Schneider ( 2007, 2010), Hassan & Schneider
(2016).
Cường độ các quy định: Mối quan hệ dương được xác định bởi các nhà nghiên cứu theo trường
phái Legalism như Loayza (1996), Friedman et al. (2000) và Schneider et al. (2010).
Tham nhũng: Mối quan hệ giữa tham nhũng và nền kinh tế ngầm có thể là bổ sung (Johnson và
cộng sự, 1997; Hindriks và cộng sự, 1999; Hibbs & Piculescu, 2005; và Dreher & Schneider,
2010) hoặc thay thế (Choi & Thum, 2005; Dreher và cộng sự, 2008).
Thất nghiệp, tự kinh doanh và nghỉ hưu: Đây cũng là những nguyên nhân của nền kinh tế
ngầm (Boeri & Garibaldi, 2002; Dell'Anno & Solomon, 2008; Dell'Anno, Gomez-Antonio, &
Pardo, 2007; Williams, Horodnic & Windebank, 2016).
Chất lượng thể chế và dịch vụ khu vực cơng: Nhóm nhân tố này tác động âm đến nền kinh tế
ngầm, được xác nhận bởi các nhà kinh tế theo trường phái Legalism như Johnson và cộng sự.
(1998); Friedman, Johnson, Kaufmann và Zoido-Labton (2000); Fugazza & Jacques (2003),
Torgler & Schneider (2009), Dreher, Kotsogiannis & McCorriston (2009), Dreher & Schneider
(2010), Singh và cộng sự. (2012), Razmi và cộng sự. (2013), và Hassan & Schneider (2016).
Sự phát triển của nền kinh tế chính thức: Tác động của nền kinh tế chính thức lên kinh tế ngầm
có thể là âm theo các trường phái Nhị nguyên, Pháp lý và Tự nguyện (Williams, 2008; La
Porta và Shleifer, 2008, 2014), hoặc dương theo trường phái Lý thuyết bổ sung (Adam &
Ginsburgh, 1985; Jensen và cộng sự, 1995; Williams & Round, 2008; Elgin & Oztunali, 2014).
Độ mở thương mại và tồn cầu hóa: tác động dương đến kinh tế ngầm theo trường phái Pháp
lý (Johnson et al., 1998; Fugazza & Fiess, 2010).
Đơ thị hóa: có thể tác động dương lên kinh tế ngầm (Safa, 1986); hoặc tác động theo hình chữ
U ngược (Elgin & Oyvat, 2013).
2.1.2.3. Tác động của nền kinh tế ngầm
7
Làm biến dạng tài khoản quốc gia, bóp méo phân bổ nguồn lực và giảm doanh thu thuế (Alm
& Embaye, 2013; trường phái Pháp lý và Tự nguyện với quan điểm kinh tế ngầm là sự thay thế
cho nền kinh tế chính thức).
Tạo ra cạnh tranh khơng lành mạnh (Farrell, 2004).
Tác động đến thị trường lao động (Portes & Benton, 1984; Castells & Portes, 1989; Voinea &
Liviu Albu, 2011; Boeri et al., 2011).
Ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu theo
trường phái Pháp lý và Tự nguyện (Friedman và cộng sự, 2000; Ihrig & Moe, 2004; La Porta
& Shleifer, 2014).
Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Đối với các nhà kinh tế theo trường phái Pháp lý và Tự
nguyện, nền kinh tế ngầm làm cản trở tăng trưởng của nền kinh tế chính thức (De Soto, 1989;
Loayza, 1997; Johnson và cộng sự, 1997). Tuy nhiên, theo trường phái của Lý thuyết bổ sung,
đây là một mối quan hệ tích cực (Adam & Ginsburgh, 1985; Nabi & Drine, 2009; Schneider &
Dominik, 2000).
Tác động âm lên nghèo đói (Kim, 2005; Nikopour & Habibullah, 2010; De Martiis, 2014).
2.2. Kinh tế ngầm, FDI và chất lƣợng thể chế
2.2.1. FDI và chất lượng thể chế
2.2.1.1 Lý thuyết về FDI
Theo IMF (1993) và OECD (1996), FDI được định nghĩa là “hoạt động đầu tư được thực hiện
nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một
nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự
doanh nghiệp”. Nhiều lý thuyết đã được hình thành để khám phá sự hiện diện và động cơ của dòng vốn
FDI như Lý thuyết vòng đời sản phẩm (Vernon, 1966); Lý thuyết FDI theo chiều ngang và chiều dọc
(Caves, 1971); Lý thuyết nội bộ hóa (Buckley và Casson, 1976); Lý thuyết chiết trung (Dunning,
1980). Theo hầu hết các lý thuyết trên, động cơ của FDI là tìm kiếm nguồn lực, quy mô thị trường, lực
lượng lao động, chi phí thấp hơn, ổn định chính trị và chất lượng thể chế.
Phần lớn các nghiên cứu về FDI tập trung vào các yếu tố quyết định FDI như quy mơ thị
trường (Kravis và Lipsey, 1982; Liu, 2012; Hồng, 2012); đầu tư trong nước (Anwar và Nguyễn, 2010;
Lautier và Moreaub, 2012); nguồn nhân lực (Schneider & Frey, 1985; Moore, 1993; Wang và Swain,
1995; Brainard, 1997; Wei, 2010); lao động có kỹ năng (Broadman, 1997; Coughlin, 2000); chi phí
8
nhân công (Schneider & Frey, 1985; Wheeler & Mody, 1992; Loree & Guisinger, 1995); cơ sở hạ tầng
(Wheeler và Mody, 1992; Loree và Guisinger, 1995; Asidu, 2002; Lumbila, 2005); độ mở thương mại
(Aizenman và Noy, 2006; Liargovas và Skandalis, 2012); sự ổn định kinh tế vĩ mô (Kamin và Rogers,
2000; Husain và cộng sự, 2005; Anwar và Nguyễn, 2010; Recep Kok, 2009); lãi suất thực (Grosse &
Trevino, 1996; Cavallari & d'Addona, 2013); tỷ giá hối đoái (Grosse và Trevino, 1996; Froot & Stein,
1991; Cavallari & d'Addona, 2013); tài nguyên thiên nhiên (Asiedu, 2006; Aleksynska & Havrylchyk,
2013); và chất lượng thể chế (Campos và Kinoshita, 2003; Kang, 2004).
2.2.1.2 Lý thuyết về chất lượng thể chế
North (1990, 1991 và 1994) là một trong những học giả đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng
của thể chế. Ông định nghĩa các thể chế là thực thể bao gồm các quy tắc chính thức (ví dụ: hiến pháp,
luật và các quy định) và các ràng buộc khơng chính thức (các quy tắc về hành vi, quy ước và các quy
tắc ứng xử tự áp đặt). Một số nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố quyết định chất lượng thể chế bao gồm:
độ mở thương mại (Ades & Tella, 1999; Treisman, 2000; Kandil, 2009; Fukumi & Nishijima, 2010);
dân chủ hóa, bất ổn chính trị (Lederman, Loayza, & Soares, 2005; Adsera, Boix, & Bayne, 2003); thu
nhập (La Porta, Lopea-de-Silanes, Shleifer, & Vishny, 1999); trình độ phát triển (Chong & Zanforlin,
2000; Alonso & Garcimartin, 2013); giáo dục (Glaeser, La Porta, Lopez-de-Silanes, & Shleifer, 2004;
Alonso & Garcimartin, 2013); bất bình đẳng phân phối thu nhập (Alesina & Perotti, 1996; Engerman
& Sokoloff, 1997; You & Sanjeev, 2005); tăng trưởng (Lipset, 1959; Barro, 1997); và tài nguyên thiên
nhiên (Sachs & Warner, 1997; Easterly & Levine, 2003; Alonso & Garcimartin, 2013).
2.2.1.3 Mối quan hệ giữa FDI và chất lượng thể chế
Dựa vào Lý thuyết chiết trung (Dunning, 1980), Lý thuyết thể chế hóa (North, 1990), Lý
thuyết MNCs (Westney, 1993), và các nghiên cứu trước, tác giả hình thành giả thuyết nghiên cứu như
sau:
Giả thuyết 1: Chất lượng thể chế là nhân tố giúp các nước chủ nhà thu hút dòng vốn FDI
và ngược lại dòng vốn FDI nâng cao chất lượng thể chế ở các nước chủ nhà.
2.2.2. Chất lượng thể chế và kinh tế ngầm
Theo trường phái Legalism, động cơ để tham gia vào các hoạt động kinh tế ngầm là nhằm
tránh chi phí, thời gian và nỗ lực cho việc đăng ký và hoạt động chính thức (Demsetz, 1974; De Soto,
1989, 2000; Schneider và Dominik, 2000). Do đó, chất lượng thể chế thấp là một trong những nguyên
nhân chính của việc hoạt động trong nền kinh tế ngầm. Tác động âm của chất lượng thể chế đối với
9
nền kinh tế ngầm, theo lập luận của trường phái Legalism, đã được khẳng định trong một số nghiên
cứu thực nghiệm như Johnson và cộng sự (1998), Friedman và cộng sự (2000), Fugazza & Jacques
(2003), Torgler & Schneider (2009), và Dreher et al (2009).
Ở chiều ngược lại, tác động của kinh tế ngầm lên chất lượng thể chế vẫn còn là một khoảng
trong nghiên cứu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy những gợi ý thú vị về tác động tiềm năng
này. Loayza (1997) tìm thấy bằng chứng rằng khi kinh tế ngầm tăng, các dịch vụ công cho tất cả mọi
người trong nền kinh tế giảm và các hoạt động sử dụng các dịch vụ công kém hiệu quả tăng lên. Hơn
nữa, sự gia tăng của nền kinh tế ngầm làm giảm doanh thu thuế (Kodila-Tedika & Mutascu, 2013) và
doanh thu thuế giảm làm giảm thu nhập của chính phủ, dẫn đến khả năng cung cấp hàng hóa cơng với
chất lượng cao của chính phủ giảm (Broms, 2011). Vì thế tác giả hình thành giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 2: Chất lượng thể chế làm giảm quy mô kinh tế ngầm, và quy mô kinh tế ngầm
giảm sẽ cải thiện chất lượng thể chế.
2.2.3. Kinh tế ngầm và FDI
Mối quan hệ giữa FDI và kinh tế ngầm vẫn còn là một khoảng trống trong nghiên cứu. Tuy
nhiên, FDI có thể làm giảm quy mơ kinh tế ngầm thông qua ba kênh. Thứ nhất, FDI giúp cải thiện chất
lượng thể chế (Larrain và Tavares, 2004; Kwok và Tadesse, 2006; Dang, 2013; Long và cộng sự,
2015), và chất lượng thể chế tốt làm giảm quy mô kinh tế ngầm (Johnson et al, 1998; Friedman et al .,
2000; Fugazza & Jacques, 2003; Torgler và Schneider, 2009; Dreher và cộng sự, 2009; Dreher &
Schneider, 2010; Singh và cộng sự, 2012; Razmi và cộng sự, 2013, và Hassan & Schneider, 2016).
Thứ hai, FDI đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế chính thức (Romer, 1994; Choe, 2003; Li &
Liu, 2005) và tăng trưởng kinh tế chính thức làm giảm quy mơ của nền kinh tế ngầm (Williams, 2008;
La Porta và Shleifer, 2008, 2014). Thứ ba, FDI tạo ra việc làm (Lall, 1995; Blomström et al, 1997) và
tăng lương (Heyman và cộng sự, 2007), mà thất nghiệp giảm và thu nhập tăng sẽ làm giảm quy mô
kinh tế ngầm (Boeri & Garibaldi, 2002; và Dell'Anno & Solomon, 2008).
Tác động của kinh tế ngầm lên FDI chỉ mới được đề cập trong hai nghiên cứu. Nikopour et al.
(2009) cho rằng quy mô kinh tế ngầm cao sẽ thu hút FDI nhiều hơn vì quy mô kinh tế ngầm cao đi
kèm với doanh thu thuế thấp và thâm hụt ngân sách cao hơn, và để bù đắp cho khoản thâm hụt này,
chính phủ sẽ có những chính sách ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút FDI. Tương
tự, Ali & Bohara (2017) xác nhận rằng quy mô kinh tế ngầm cao sẽ thu hút FDI nhiều hơn do các
MNCs lợi dụng việc trốn thuế ở các nước chủ nhà có quy mơ nền kinh tế ngầm cao. Tuy nhiên, trong
10
luận án này, tác giả lập luận rằng quy mô hinh tế ngầm cao sẽ làm giảm FDI, bởi vì chất lượng thể chế
thấp do quy mô kinh tế ngầm cao gây ra sẽ cản trở việc thu hút FDI.
Nghiên cứu vai trò của chất lượng thể chế trong mối quan hệ hai chiều giữa FDI và kinh tế ngầm là
một đóng góp của luận án này trong học thuật bằng cách kết hợp ba lý thuyết bao gồm thương mại
quốc tế, thể chế hóa và trường phái Legalism về kinh tế ngầm. Theo đó, FDI làm giảm quy mơ kinh tế
ngầm thông qua kênh cải thiện chất lượng thể chế do FDI mang lại; và khi quy mô kinh tế ngầm giảm,
chất lượng thể chế sẽ được cải thiện và điều này lại giúp tăng thu hút FDI. Ngoài ra, sự tương tác của
FDI và chất lượng thể chế cũng giúp làm giảm quy mô kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, dịng vốn FDI có
thể có tác động tiềm tàng đến nền kinh tế ngầm thông qua một số kênh khác như tạo việc làm và tăng
trưởng trong nền kinh tế chính thức. Vì thế, tác giả hình thành các giả thuyết sau:
Giả thuyết 3: Mối quan hệ hai chiều giữa FDI và quy mô kinh tế ngầm là nghịch biến.
Giả thuyết 4: Sự tương tác giữa FDI và thể chế có tác động âm lên quy mơ kinh tế ngầm.
2.3. Kinh tế ngầm và bất bình đẳng thu nhập
2.3.1. Bất bình đẳng thu nhập
2.3.1.1. Định nghĩa
Theo Ngân hàng Thế giới (2017a), bất bình đẳng thu nhập là “mức độ phân phối thu nhập hoặc
chi tiêu tiêu dùng giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong một nền kinh tế lệch ra khỏi phân phối hồn
tồn bình đẳng” và được đo bằng hệ số Gini. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa trên và hệ số Gini để
đo bất bình đẳng thu nhập từ Ngân hàng Thế giới.
2.3.1.2. Lý thuyết
Lý thuyết phân phối cổ điển (Adam Smith, 1776; David Ricardo , 1817).
Lý thuyết phân phối thu nhập của Karl Marx (Marx, 1867).
Lý thuyết phân bố tân cổ điển (Alfred Marshall, 1890; John Bates Clark, 1889, 1891).
Lý thuyết phân phối thu nhập Hậu-Keynes (Robinson, Kaldor, Pasinetti, 1960; Kregel,
1978).
2.3.1.3. Đo lường
Theo OECD (2017), bất bình đẳng thu nhập có thể được đo bằng năm chỉ số, bao gồm tỷ lệ
Palma (10% thu nhập cao nhất/ 40% thu nhập thấp nhất), S90/ S10 (10% giàu nhất/ 10% nghèo nhất),
11
P90/ P50 (10 % thu nhập cao nhất/ thu nhập trung bình), P50/ P10 (thu nhập trung bình/ 10% thu nhập
thấp nhất) và hệ số Gini. Hệ số Gini đo lường phần trăm diện tích của vùng nằm giữa đường cong
Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối, với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và
đường bất bình đẳng tuyệt đối (Ngân hàng Thế giới, 2017a).
2.3.1.4. Nhân tố ảnh hưởng
Các biến kinh tế vĩ mô: Tăng trưởng GDP (Kuznets, 1955), lạm phát (Mocan, 1999) và thất
nghiệp (Rice và Lozada, 1980; Blejer và Guerrero, 1990). Chính sách tài chính: quy mơ của chính phủ,
chi tiêu chính phủ và trợ cấp… (Tanninen, 1999; Dupont & Martin, 2006). Chất lượng thể chế và các
yếu tố chính trị: tham nhũng, quản trị, dân chủ và tự do chính trị (Reuveny and Li, 2003; Chong và
Gradstein, 2007; và Carmignani, 2009). Các yếu tố kinh tế: tồn cầu hố, cởi mở, và tự do kinh tế
(Wood, 1997; Spilimbergo và cộng sự, 1999; Barro, 2000; Alderson và Nielsen, 2002; Rosas, 2007; và
Chintrakarn và cộng sự, 2012). Giáo dục: số năm đi học, giáo dục trung học và đại học, và bất bình
đẳng về giáo dục (Winegarden, 1979; Knight and Sabot, 1983; Onene, 1995; Gregorio and Lee, 2002).
Các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên: phân bổ đất đai và phân phối tài sản ban đầu (Deininger và
Squire, 1998; Fum và Hodler, 2010; và Bergner, 2016).
2.3.2. Tác động của quy mô kinh tế ngầm lên bất bình đẳng thu nhập
Nghiên cứu về tác động của kinh tế ngầm lên bất bình đẳng thu nhập vẫn còn khan hiếm. Rosser
et al. (2000, 2003) cho rằng các hoạt động phi chính thức gia tăng dẫn đến sự bất bình đẳng nhiều hơn
do doanh thu thuế giảm và các chính sách phân phối lại suy yếu. Tuy nhiên, tác giả luận án đề xuất giả
thuyết về tác động âm của kinh tế ngầm lên bất bình đẳng thu nhập dựa trên hai cơ sở lý thuyết. Thứ
nhất, các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa Nhị nguyên mô tả nền kinh tế ngầm như một tập hợp các hoạt
động được thực hiện trong xã hội bên lề và tạo thu nhập cho người nghèo (Hart, 1973; Sethuraman,
1976; and Tokman, 1978). Thứ hai, các nhà kinh tế theo trường phái Legalism và Voluntarism cho
rằng sự gia tăng quy mô kinh tế ngầm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh cho các doanh nghiệp và
nhân viên giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức. Hơn nữa, theo chủ nghĩa Nhị nguyên, kinh tế
ngầm thu hút hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và người nghèo, chứ không phải là các doanh nghiệp lớn
và người giàu. Do đó, quy mơ kinh tế ngầm tăng lên có thể làm giảm thu nhập của người giàu do sự
cạnh tranh không lành mạnh. Kết quả là, kinh tế ngầm có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Tác giả
đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết 5: Kinh tế ngầm tác động âm lên bất bình đẳng thu
nhập thơng qua hai kênh: tăng tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất, và giảm
tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất.
12
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU
3.1. Khung phân tích
Dựa vào lý thuyết thương mại quốc tế, thể chế, kinh tế ngầm và bất bình đẳng thu nhập, tác giả
luận án đề xuất khung phân tích được trình bày ở hình 3.1 như sau.
CHẤT LƯỢNG
THỂ CHẾ
(2)
(5)
(1)
(4)
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGỒI
(3)
KINH TẾ NGẦM
BẤT BÌNH
ĐẲNG THU
NHẬP
Hình 3.1. Khung phân tích mối quan hệ giữa FDI, chất lƣợng thể chế, kinh tế ngầm và bất bình
đẳng thu nhập. *(1), (2), (3), (4) và (5): các giả thuyết nghiên cứu tương ứng.
3.2. Mơ hình và dữ liệu
3.2.1. FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm
Để nghiên cứu mối liên kết ba chiều giữa FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm ở các nước
châu Á, tác giả sử dụng mơ hình hệ phương trình đồng thời dành cho dữ liệu bảng (Mơ hình 1) như
sau:
FDIit = α0+ α1 INSTQUALITYit + α2 SHADOWit + αj Xi,t + εit (1)
INSTQUALITYit = β0 + β1FDIit + β2SHADOWit + βjYit + uit (2)
SHADOWit = γ0 + γ1FDIit + γ2INSTQUALITYit + γ3FDIit *INSTQUALITYit + γjZit +vit (3)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Dịng vốn FDI được tính bằng tỷ lệ phần trăm của GDP,
được thu thập từ World Development Indicators, World Bank (2017a).
Chất lượng thể chế (INSTQUALITY): được tính bằng chỉ số thể chế tổng hợp, được thu thập
từ Worldwide Governance Indicators, World Bank (2017b).
Nền kinh tế ngầm (SHADOW): Quy mô nền kinh tế ngầm được đo bằng tỷ lệ phần trăm của
GDP chính thức, được thu thập từ nghiên cứu của Medina & Schneider (2018).
13
X là tập hợp vector các nhân tố thu hút FDI, bao gồm: Đầu tư trong nước (DI), Tăng trưởng
GDP (GDPG); Nguồn nhân lực (LABOR); Chất lượng lao động (LABORQUALITY); Chi phí
lao động (WAGE); Cơ sở hạ tầng (TEL); Độ mở thương mại (OPEN); và Nguồn tài nguyên
(FUEL).
Y là tập hợp các biến số khác của chất lượng thể chế, bao gồm: Dân chủ hóa (DEMOC); Tự do
kinh tế (ECO_FREE); Giáo dục (EDU); Độ mở thương mại (OPEN); và Mức độ phát triển và
thu nhập đầu người (GNIPERC).
FDI* INSTQUALITY là biến tương tác giữa FDI và chất lượng thể chế.
Z là một vector của các yếu tố quyết định khác của nền kinh tế ngầm, bao gồm: gánh nặng các
quy định của chính phủ (GOVT_BURDEN); Gánh nặng thuế (TAX); Tồn cầu hóa
(GLOBAL); Nền kinh tế chính thức (GDPG); Tự do kinh tế (ECO_FREE); Tham nhũng
(CORRUPT); Thất nghiệp (U_RATE); Nghỉ hưu (RETIRE); và Đơ thị hóa (URBAN).
3.2.2.
Kinh tế ngầm và bất bình đẳng thu nhập
Để lượng hóa tác động của nền kinh tế ngầm đến bất bình đẳng thu nhập và nhận diện các yếu tố
quyết định bất bình đẳng thu nhập ở 19 quốc gia châu Á, tác giả sử dụng mơ hình tuyến tính sau (Mơ
hình 2):
INEQUALITYit = λ1 SHADOWit + δjVi,t + µi + εit (4)
Bất bình đẳng thu nhập (INEQUALITY) là biến phụ thuộc, được đo bằng ba chỉ số thay thế:
hệ số Gini (Gini), tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất (Lowest20), và tỷ
lệ thu nhập của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất (Highest20).
Nền kinh tế ngầm (SHADOW) là biến độc lập, được tính bằng tỷ lệ phần trăm của nền kinh tế
chính thức.
V là một vectơ của các biến kiểm soát như việc làm, lạm phát, độ mở thương mại, chất lượng
thể chế, tự do kinh tế, giáo dục, tham nhũng và tài nguyên thiên nhiên.
3.2.3.
Dữ liệu
Tất cả các biến trong luận án được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Medina &
Schneider (2018); World Development Indicators (WDI), World Bank (WB); Worldwide Governance
Indicators (WGIs), WB; The International Country Risk Guide (ICRG), Political Risk Services (PRS)
Group; UNESCO Institute for Statistics; Global Wage Report 2017, International Labor Organization
(ILO); Freedom in the World, Freedom House; Index of Economic Freedom, The Heritage Foundation;
14
Economic Freedom Report 2016, the Fraser Institute; Global Competitiveness Index (GCI), World
Economic Forum; KOF Globalization Index, KOF Swiss Economic Institute; International Monetary
Fund (IMF); Human Development Report, United Nations Conference on Trade and Development
(UNCTAD).
3.3. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng
3.3.1.
FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm
Mơ hình 1 được đề xuất ở trên (gồm ba phương trình 1, 2, và 3) là một mơ hình hệ phương
trình đồng thời (SEM) điển hình trong kinh tế vĩ mơ. Về kinh tế lượng, phương pháp bình phương nhỏ
nhất thơng thường (OLS) khơng thể được sử dụng để ước lượng các phương trình riêng lẻ trong SEM
bởi vì nó sẽ bị chệch, khơng vững và không phù hợp (Zellner & Theil, 1962). Zellner & Theil (1962)
đã đề xuất Phương pháp bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn (3SLS) như là một phương pháp ước
lượng thích hợp cho mơ hình phương trình đồng thời. Ngồi ra, phương pháp Moment tổng quát hóa hệ
thống hai bước (2-step SGMM) cũng được sử dụng để ước lượng dạng động của SEM, nhằm giải
quyết các vấn đề về nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan (Blundell và Bond, 1998). Theo
Arellano & Bond (1991), hai loại kiểm định sẽ được sử dụng cho mơ hình thực nghiệm bao gồm: i)
kiểm định Sargan dùng để kiểm tra tính hiệu lực của các biến công cụ và thông số kỹ thuật trong mơ
hình; ii) kiểm định Arellano-Bond sẽ dùng để kiểm tra giả thuyết rằng phần dư có tự tương quan bậc
nhất (AR1) nhưng khơng có tự tương quan bậc hai (AR2).
3.3.2.
Kinh tế ngầm và bất bình đẳng thu nhập
Trong luận án này, phương trình (4) sẽ được ước lượng bằng ba phương pháp: Bình phương nhỏ
nhất dữ liệu bảng (POLS), Tác động cố định (FE) và Tác động ngẫu nhiên (RE) để xem xét tác động
của kinh tế ngầm lên bất bình đẳng thu nhập. Để loại bỏ ảnh hưởng của các đặc điểm không được quan
sát của các quốc gia (µi), tác giả dùng các phương pháp FE và RE. Bên cạnh đó, phần dư (εit) có thể có
phương sai thay đổi và tương quan chuỗi; do đó, tác giả sử dụng likelihood ratio test và kiểm định
Wooldridge để kiểm tra phương sai thay đổi và tự tương quan (Wooldridge, 2002). Sau đó, tác giả thực
hiện kiểm định F và Hausman để chọn mơ hình ước lượng thích hợp nhất cho từng biến đại diện cho
bất bình đẳng thu nhập. Cuối cùng, phương pháp 2-step SGMM được sử dụng để kiểm tra tính vững
của ước lượng và kiểm sốt hiện tượng nội sinh, vốn có thể được gây ra bởi tác động phản hồi của bất
bình đẳng thu nhập lên kinh tế ngầm.
15
CHƢƠNG 4: FDI, CHẤT LƢỢNG THỂ CHẾ VÀ KINH TẾ NGẦM:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NƢỚC CHÂU Á
4.1. Giới thiệu
Chương này nhằm mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm từ các nước châu Á về mối liên
kết ba chiều giữa FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm thơng qua một mơ hình hệ phương trình
đồng thời (được thảo luận trong chương 3).
4.2. Phân tích dữ liệu
4.2.1. Kiểm tra nghiệm đơn vị
Kiểm tra nghiệm đơn vị do Phillips & Perron (1988) đề xuất được sử dụng để kiểm định tính dừng
của dữ liệu với giả thuyết H0 là biến khơng dừng (có nghiệm đơn vị). Kết quả cho thấy giả thuyết H0
được bác bỏ cho các biến FDI, SHADOW, INSTQUALITY, DI, GDPG, LABOR, LABORQUALIT,
FUEL, DEMOC, ECO_FREE, GOVT_BURDEN, TAX, GLOBAL, CORRUPT, U_RATE, RETIRE
và URBAN. Điều này ngụ ý rằng các biến trên đều dừng ở cấp độ I(0) – chưa lấy sai phân – và không
cần chuyển đổi để phân tích thống kê xa hơn. Trong khi đó, kiểm định Phillips-Perron (1988) không
thể bác bỏ giả thuyết H0 cho các biến còn lại (bao gồm WAGE, OPEN, TEL, EDU và GNIPERC),
nghĩa là các biến này không dừng cấp độ I(0). Vì thế, những biến này đã được lấy sai phân bậc nhất và
đảm bảo tính dừng ở cấp độ I(1).
4.2.2. Phân tích tương quan
Kết quả kiểm tra hệ số tương quan Pearson cho thấy hầu hết mối quan hệ giữa các cặp dữ liệu
có ý nghĩa thống kê (P-value ≤ 5%). Theo Evans (1996), các hệ số tương quan giữa các cặp biến độc
lập được chấp nhận nếu chúng nhỏ hơn 0,8. Tất cả các cặp biến độc lập trong mơ hình thực nghiệm
thỏa điều kiện về khơng có đa động tuyến.
4.3. Kết quả thực nghiệm và thảo luận
Kết quả ước tính theo phương pháp 3SLS (đối với mơ hình khơng động) và SGMM hai bước
(đối với mơ hình động) được trình bày trong bảng 4.3.
Trong mơ hình (1.1), mối quan hệ giữa FDI, chất lượng thể chế và nền kinh tế ngầm được ước
lượng không bao gồm biến kiểm soát. Đây là ước lượng cơ bản cho mối quan hệ ba chiều giữa ba biến
số này. Tính vững được kiểm tra khi lần lượt các biến kiểm sốt được đưa vào mơ hình (1.2) và (1.3).
16
Phương pháp SGMM hai bước được dùng để ước lượng mơ hình (1.1), (1.2) và (1.3). Trong khi đó,
phương pháp 3SLS được sử dụng để ước lượng cho mơ hình (1.2) và (1.3), vì mơ hình (1.1) khơng
thỏa mãn điều kiện thứ bậc cho ước lượng bằng 3SLS. Trong ước lượng 3SLS, các biến giả của các
quốc gia và năm được sử dụng cho các tác động cố định.
Bảng 4.3. Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình SEM bằng hai phƣơng pháp 3SLS và SGMM hai bƣớc.
Variables
Specification 1.1
SGMM
Specification 1.2
3SLS
SGMM
Specification 1.3
3SLS
SGMM
Dependent variable: FDI
FDI (-1)
INSTQUALITY
SHADOW
0.360***
0.131**
0.045
(32.89)
(2.10)
(0.49)
2.445***
0.991***
1.592***
4.826***
1.190***
(13.41)
(6.00)
(7.71)
(11.89)
(2.62)
-0.024*
-0.035**
-0.064**
-0.036*
-0.072*
(-1.74)
(-2.40)
(-2.12)
(-1.75)
(-1.89)
0.092***
0.110***
0.023*
0.110***
(4.15)
(10.74)
(1.85)
(10.5)
0.068*
0.047***
0.022
0.041***
(1.75)
(4.28)
(0.78)
(3.85)
0.107***
0.201***
0.125***
0.177***
(6.79)
(3.39)
(4.33)
(2.80)
0.077***
0.063***
0.056***
0.034
(7.36)
(3.84)
(2.87
(1.63)
-0.001***
-0.001
-0.0003
-0.0001
(-4.15)
(-1.43)
(0.61)
(-0.22)
0.004*
0.037***
0.014*
0.039***
(1.65)
(2.96)
(1.97)
(2.85)
0.006
0.006
(1.05)
(1.21)
0.003
0.007
(1.05)
(1.25)
-1.11**
-10.675***
DI
GDPG
LABOR
LABORQUALITY
WAGE
FUEL
OPEN
TEL
Intercept
4.47***
-6.140***
-12.164***
17
(6.25)
(-4.68)
(-3.50)
(-2.16)
(-2.64)
Obs
304
323
304
323
304
Number of groups
19
19
19
Parms
28
44
R-square
0.575
0.831
Arellano-Bond test
0.020
0.018
0.049
0.647
0.377
0.913
0.756
0.673
0.692
for AR(1)-Pvalue
Arellano-Bond test
for AR(2)-Pvalue
Sargan test of
overid.
Wald test
(3394.81)***
(433.10)***
(698.4)***
(2245.97)***
(789.17)***
Dependent variable: INSTQUALITY
INSTQUALITY(-1)
FDI
SHADOW
0.106**
0.133**
0.149*
(2.55)
(2.05)
(1.66)
0.087***
0.038***
0.095***
0.040***
0.096***
(4.37)
(3.69)
(4.96)
(3.98)
(4.64)
-0.031***
-0.016***
-0.028***
-0.20***
-0.029***
(-9.67)
(-5.79)
(-7.83)
(-6.81)
(-6.48)
0.012
0.079*
0.01*
0.107*
(0.68)
(1.56)
(1.57)
(1.65)
0.009***
0.007***
0.008***
0.006**
(12.44)
(4.19)
(11.64)
(2.41)
0.0001***
0.0002***
0.0001***
0.0001**
(8.95)
(3.49)
(7.93)
(2.27)
-0.166***
-0.030
(-7.77)
(-0.86)
0.016***
0.0003
(3.10)
(0.11)
EDU
OPEN
GNIPERC
DEMOC
ECO_FREE
Intercept
0.170**
-0.606***
-2.030***
-1.327***
-2.123***
(-2.80)
(-2.89)
(-4.04)
(-2.61)
18
Obs
304
Number of groups
19
323
304
323
19
19
Parms
36
37
R-square
0.762
0.771
Arellano-Bond test
304
0.131
0.174
0.179
0.250
0.418
0.394
0.475
0.632
0.738
for AR(1)-Pvalue
Arellano-Bond test
for AR(2)-Pvalue
Sargan test of
overid.
Wald test
(728.78)***
(1016.4)***
(1310.96)***
(1081.17)***
(2057.11)***
Dependent variable: SHADOW
SHADOW(-1)
FDI
INSTQUALITY
FDI*INSTQUALITY
GOVT_BURDEN
TAX
GLOBAL
GDPG
U_RATE
RETIRE
0.275***
0.197*
0.097*
(8.02)
(2.0)
(1.52)
-0.748***
-1.248**
-0.56*
-0.432*
-1.163*
(-8.28)
(-2.12)
(-1.75)
(-1.74)
(-1.75)
-4.09***
-1.249*
-3.717***
-9.432***
-8.881***
(-4.69)
(-1.63)
(-2.07)
(-2.78)
(-2.97)
-0.896***
-0.065*
-0.687*
-0.633**
-3.537*
(-3.66)
(-1.62)
(-1.47)
(-2.13)
(-1.78)
-3.174***
-2.457
- 2.642***
-2.007
(-4.74)
(-0.82)
0.239**
0.332*
0.157*
0.669**
(2.28)
(1.64)
(1.81)
(1.99)
0.017
0.045
0.006
0.471
(0.26)
(0.29)
(0.11)
(1.05)
-0.087
-0.352***
-0.119*
-0.595***
(-1.13)
(-3.51)
(-1.83)
(-3.02)
0.770***
0.808**
0.523***
0.021
(5.91)
(2.37)
(3.97)
(0.03)
0.940***
2.361*
0.345*
6.015***
(3.44)
(1.57)
(1.56)
(2.95)
(-0.78)
19
URBAN
-0.214**
-0.218*
-0.247***
-0.748**
(-2.43)
(-1.68)
(-3.33)
(-2.22)
0.519***
0.855***
(3.07)
(2.73)
0.168***
0.317**
(3.48)
(1.96)
CORRUPT
ECO_FREE
Intercept
22.694***
44.177***
7.943*
22.735***
-23.626**
(12.2)
(4.80)
(1.70)
(3.97)
(1.83)
323
304
Obs
304
304
Number of groups
19
19
19
Parms
46
46
R-square
0.902
0.931
Arellano-Bond test
0.028
0.0128
0.0004
0.729
0.653
0.451
0.635
0.528
0.733
for AR(1)-Pvalue
Arellano-Bond test
for AR(2)-Pvalue
Sargan test of
overid.
Wald test
(1342)***
(3324.4)***
(827.37)***
(4565.25)***
(711.7)***
T-statistics appear in parentheses; ***, ** and * indicate the significant levels at 1%, 5% and 10%
respectively.
Sau khi ước lượng bằng phương pháp 3SLS, các kiểm định Breusch-Pagan và Hausman được
thực hiện để kiểm tra phương sai thay đổi và nội sinh. Các kết quả cho thấy phương sai không đổi
trong tất cả các mơ hình; và tính nhất qn và hiệu quả đạt được từ phương pháp 3SLS. Kiểm định
Wald (chi-square) cũng bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số của các biến hồi quy đều bằng
zero.
Sau khi ước lượng bằng phương pháp SGMM hai bước, ba loại kiểm định sẽ được sử dụng cho
mơ hình thực nghiệm (Arellano và Bond, 1991). Đầu tiên, các kiểm định Sargan với giá trị P-value cao
cho tất cả các mơ hình khơng loại bỏ giả thuyết H0 rằng khơng có ràng buộc xác định quá mức, cho
thấy rằng các biến cơng cụ phù hợp và mơ hình được định rõ. Thứ hai, kiểm định Arellano-Bond được
thực hiện để kiểm tra giả thuyết rằng các phần dư từ ước lượng có tự tương quan bậc nhất (AR1)
20
nhưng khơng có tự tương quan bậc hai (AR2). Kết quả từ các kiểm định Arellano-Bond cho thấy giả
thuyết H0 rằng khơng có tự tương quan bậc nhất (AR1) ở các phần dư bị bác bỏ, và giả thuyết H0 rằng
khơng có tự tương quan bậc 2 (AR2) giữa các phần dư không bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% trong tất cả
các mơ hình. Thứ ba, kiểm định Wald cũng bác bỏ giả thuyết H0 rằng tất cả các hệ số của các biến hồi
quy đều bằng zero. Tất cả kết quả các kiểm định sau ước lượng bằng hai phương pháp 3SLS và
SGMM hai bước được trình bày trong bảng 4.3.
Kết quả thực nghiệm từ bảng 4.3 cho thấy những phát hiện chính như sau:
Thứ nhất, tồn tại mối quan hệ hai chiều đồng biến giữa FDI và chất lượng thể chế trong tất cả
các mơ hình với cả hai phương pháp ước lượng 3SLS và SGMM hai bước ở mức ý nghĩa 1%, khẳng
định giả thuyết đầu tiên rằng chất lượng thể chế tốt hơn ở nước sở tại giúp thu hút dòng vốn FDI tốt
hơn, và dòng vốn FDI vào nhiều sẽ cải thiện chất lượng thể chế ở các nước chủ nhà. Kết quả này phù
hợp với một số nghiên cứu trước đây như những nghiên cứu của Hyun (2006), Fukumi & Nishijima
(2010) và Shah, Ahmad, & Ahmed (2015). Phát hiện này bổ sung thêm cho học thuật bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ hai chiều tích cực giữa FDI và chất lượng thể chế trong bối cảnh các nước châu
Á.
Thứ hai, luận án đã tìm ra mối quan hệ hai chiều nghịch biến giữa chất lượng thể chế và nền
kinh tế ngầm trong tất cả các mơ hình theo cả hai phương pháp ước lượng 3SLS và SGMM hai bước ở
mức ý nghĩa 1%, khẳng định giả thuyết thứ hai của nghiên cứu. Kết quả về tác động âm của chất lượng
thể chế đối với nền kinh tế ngầm được hỗ trợ bởi trường phái Legalism (Johnson và cộng sự, 1998;
Friedman, Johnson, Kaufmann, & Zoido-Labton, 2000; Fugazza & Jacques, 2003; Dreher,
Kotsogiannis & McCorriston, 2009; Dreher & Schneider, 2010; Singh và cộng sự, 2012; Razmi và
cộng sự, 2013; và Hassan & Schneider, 2016). Tuy nhiên, tác động phản hồi của nền kinh tế ngầm lên
chất lượng thể chế vẫn là một khe hở nghiên cứu trong lý luận và học thuật. Và kết quả về tác động
ngược chiều của kinh tế ngầm lên thể chế được phát hiện trong luận án đã góp phần lấp đầy khe hở
nghiên cứu này. Theo đó, phát hiện mới này có thể được giải thích bằng cách kết hợp các nghiên cứu
riêng lẻ trước đây theo hai điểm chính: i) sự gia tăng của nền kinh tế ngầm làm giảm sự hiện diện của
các dịch vụ công vì khơng có nhiều người sử dụng dịch vụ cơng khi họ tham gia các hoạt động kinh tế
ngầm (Loayza, 1997); ii) quy mô kinh tế ngầm tăng sẽ làm giảm doanh thu thuế (Kodila-Tedika &
Mutascu, 2013) và doanh thu thuế giảm sẽ làm giảm thu nhập của chính phủ, dẫn đến năng lực cung
cấp hàng hóa cơng chất lượng cao giảm (Broms, 2011). Kết quả này đóng góp vào lý luận và học thuật
theo hai cách: i) Bổ sung cơ sở lý thuyết cho trường phái Legalism theo quan điểm rằng chất lượng thể
chế không những chỉ là nguyên nhân mà còn là hậu quả của nền kinh tế ngầm; và ii) các nghiên cứu về
21
mối quan hệ này nên xem xét vấn đề nội sinh – một vấn đề mà các nghiên cứu trước theo trường phái
Legalism chưa đề cập đến khi chỉ nghiên cứu tác động một chiều của chất lượng thể chế lên kinh tế
ngầm.
Thứ ba, giả thuyết thứ ba và thứ tư được khẳng định khi luận án tìm ra mối quan hệ hai chiều
nghịch biến giữa FDI và kinh tế ngầm, và sự tương tác giữa FDI và chất lượng thể chế tác động âm lên
nền kinh tế ngầm trong tất cả các mơ hình với cả hai phương pháp ước lượng 3SLS và SGMM hai
bước ở mức ý nghĩa 1% - 10%. Các tác động ngược chiều của FDI và tương tác giữa FDI và chất
lượng thể chế lên nền kinh tế ngầm là những đóng góp chính của luận án này- vốn chưa được nghiên
cứu trong học thuật. Theo đó, FDI giúp làm giảm quy mơ của nền kinh tế ngầm thông qua kênh cải
thiện chất lượng thể chế do FDI mang lại. Ngoài ra, tác động phản hồi nghịch biến của nền kinh tế
ngầm lên việc thu hút FDI được tìm thấy trong luận án đã cung cấp một quan điểm mới trong học thuật
khi nó đối lập với các kết quả nghiên cứu của Nikopour et al. (2009) và Ali & Bohara (2017). Theo các
tác giả này, những quốc gia có quy mơ kinh tế ngầm cao sẽ thu hút FDI nhiều hơn vì các MNCs tận
dụng lợi thế trốn thuế ở các nước chủ nhà có quy mơ kinh tế ngầm cao. Ngược lại, kết quả nghiên cứu
trong luận án này khẳng định rằng quy mô kinh tế ngầm cao sẽ làm giảm FDI. Điều này có thể được
giải thích bằng lập luận sau: Quy mô kinh tế ngầm cao sẽ dẫn đến chất lượng thể chế thấp (đã được
khẳng định trong giả thuyết 2), và chất lượng thể chế thấp sẽ ngăn cản FDI (đã được kiểm định trong
giả thuyết 1).
Thứ tư, tác động âm của tăng trưởng kinh tế và tác động dương của tỷ lệ thất nghiệp lên nền
kinh tế ngầm được khẳng định trong luận án cũng đã mở ra thêm các kênh mà thơng qua đó FDI có thể
giúp làm giảm quy mô kinh tế ngầm. Theo trường phái Legalism và Voluntarism, mối quan hệ giữa
nền kinh tế chính thức và kinh tế ngầm mang tính chất thay thế (Johnson et al., 1997; Friedman et al.,
2000). Do đó, đóng góp tích cực của FDI vào tăng trưởng của nền kinh tế chính thức sẽ gián tiếp làm
giảm quy mơ kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm được tạo ra từ FDI làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp, và tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ làm giảm quy mô kinh tế ngầm.
Thứ năm, chuyển sang kết quả nghiên cứu cho từng phương trình trong mơ hình SEM, các yếu
tố quyết định FDI, chất lượng thể chế và kinh tế ngầm đã được nhận diện trong bối cảnh các nước châu
Á.
i)
Các nhân tố như đầu tư trong nước, tăng trưởng GDP, lực lượng lao động, chất lượng lao
động và tài ngun thiên nhiên có tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn FDI như
mong đợi ở mức ý nghĩa thống kê 1% -10%. Tiền lương có tác động tiêu cực đến dịng vốn
FDI. Dịng vốn FDI có liên quan tích cực với độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng.
22
Chất lượng thể chế có mối quan hệ cùng chiều với giáo dục, độ mở thương mại, thu nhập
ii)
bình quân đầu người và tự do kinh tế ở mức ý nghĩa 1% -10%, như đã được khẳng định
trong các nghiên cứu trước. Tác động âm của dân chủ đối với chất lượng thể chế trong
luận án này cho thấy mức độ dân chủ cao hơn dẫn đến chất lượng thể chế tốt hơn vì chỉ số
dân chủ càng thấp trong thang đo thể hiện mức độ dân chủ càng cao.
iii)
Các yếu tố có tác động dương đến nền kinh tế ngầm bao gồm gánh nặng các quy định của
chính phủ, gánh nặng thuế, tự do kinh tế, tham nhũng, thất nghiệp và nghỉ hưu với mức ý
nghĩa 1% -10% như đã được đề cập trong các nghiên cứu trước.
CHƢƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ NGẦM LÊN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NƢỚC CHÂU Á
5.1. Giới thiệu
Chương này xem xét ảnh hưởng của nền kinh tế ngầm đến bất bình đẳng thu nhập ở 19 nước châu
Á, thơng qua mơ hình 2 (phương trình 4) như được đề xuất trong chương 3.
5.2. Thống kê mô tả dữ liệu
Định nghĩa, phương pháp đo lường và thống kê mô tả của tất cả các biến trong phương trình (4) được
trình bày trong bảng 5.1.
Bảng 5.1: Định nghĩa, thang đo và thống kê mô tả các biến
Variables
Definitions and measurements
Mean
St.variation
Min
Max
Obs
Gini
Gini (estimated number)
36.401
6.224
26.330
62.680
214
Lowest20
Income share held by lowest quintile (%)
7.437
1.498
2.510
10.020
196
Highest20
Income share held by lowest quintile (%)
44.443
4.728
36.350
57.030
196
Shadow
Size of shadow economy (% GDP )
34.185
12.867
13.008
68.703
363
Employ
Employment in services to total (%)
38.577
10.555
8.620
68.080
379
23
Inflation
Inflation, CPI (%)
13.603
87.998
-18.109
1877.372
470
Open
Trade openness (% GDP)
76.586
48.077
0
220.407
494
Inst
Institutional quality (estimated number)
3.688
0.544
2.743
5.183
259
Ecofree
Economic
(estimated 6.292
0.839
2.69
7.51
238
freedom
index
number)
Edu
Education index (estimated number)
0.525
0.134
0.198
0.805
256
Corrupt
Control of corruption (estimated number)
-0.582
0.527
-1.698
1.275
342
Land
Land per person (hectare)
0.242
0.403
0.009
2.195
471
5.3. Kết quả thực nghiệm và thảo luận
Sau khi ước lượng mơ hình 2.1 (biến phụ thuộc là Gini), mơ hình 2.2 (biến phụ thuộc là
Lowest20) và mơ hình 2.3 (biến phụ thuộc là Highest20), và thực hiện các kiểm định (Breusch-Pagan,
Cook-Weisberg, Modified Wald, Wooldridge), tác giả thu được kết quả theo ba phương pháp ước
lượng (POLS, FE, RE). Theo đó, quy mô kinh tế ngầm tác động âm lên hệ số Gini và tỷ lệ thu nhập
của nhóm dân số 20% giàu nhất, và tác động dương lên tỷ lệ thu nhập của nhóm dân số 20% nghèo
nhất theo cả ba phương pháp ước lượng. Tuy nhiên, các kiểm định F và Hausman được thực hiện để
lựa chọn phương pháp ước lượng tốt nhất cho từng mơ hình. Đầu tiên, kiểm định F được dùng để lựa
chọn giữa POLS và FE với giả thuyết H0 là khơng có tác động các đặc điểm riêng phần của các quốc
gia ở hệ số chặn (tung độ gốc). Sau đó, kiểm định Hausman được thực hiện để lựa chọn giữa FE và RE
với giả thuyết H0 là sự khác biệt giữa các hệ số hồi quy khơng mang tính hệ thống – hay tác động các
đặc điểm riêng phần của từng quốc gia không tương quan với các biến độc lập (Wooldridge, 2010).
Kết quả ước lượng thích hợp cuối cùng được trình bày trong bảng 5.2.
Bảng 5.2: Kết quả ƣớc lƣợng tác động của kinh tế ngầm lên bất bình đẳng thu nhập
Biến phụ thuộc
Phương pháp ước lượng
Biến độc lập
Shadow
Mơ hình 2.1
Mơ hình 2.2
Mơ hình 2.3
Gini
FE
lowest20
FE
highest20
RE
-0.116***
0.020*
-0.079***