Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GIẢI PHÁP THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.6 KB, 12 trang )

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
I.

KHÁI NIỆM
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp.

II.

THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
Những thành tựu kinh tế tư nhân đạt được trong những năm đổi mới là rất
to lớn. Kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ là một bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân đã tạo thêm nhiều
việc làm mới cho người lao động, cung cấp được nhiều hàng hóa phục vụ
nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, góp phần làm tăng trưởng
sản phẩm quốc nội. “Năm 2005, kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh,
hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP đóng góp
quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là giải quyết vấn đề việc
làm và cải thiện đời sống cho nhân dân”.Đến năm 2008, khu vực kinh tế
ngoài nhà nước đã đóng góp 46,97% GDP, trong đó có phần đóng góp
quan trọng của kinh tế tư nhân. Tỷ trọng thu ngân sách từ khu vực kinh tế
tư nhân tăng từ 6% năm 2002 lên 10,44% năm 2008. Giai đoạn 2002 –
2008, cả nước có 330 490 doanh nghiệp đăng kí hoạt động. Tổng số vốn
đăng kí giai đoạn 2002 – 2008 là 2.110 tỷ đồng, lớn hơn cả vốn FDI cùng
kỳ, vốn đăng ký bình quân tăng 61,5. Theo số liệụ do Bộ Tài chính công
bố tại Hà Nội, hiện cả nước có gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động
và có nhiều đóng góp cho sự phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực.
Ngoài đóng góp và nguồn thu ngân sách, các doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân còn có sự đóng góp nổi bật vào việc xây dựng các
công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nhiều hệ thống


trường học đạt chuẩn Quốc tế, xây dựng đường sá cầu cống nhanh, hiện
đại, nhà tình nghĩa, tình thương và các công trình phúc lợi khác... trên
mọi miền tổ quốc.
Thời gian qua bất chấp những khó khăn và những hệ lụy liên quan bởi
tình hình căng thẳng trên Biển Đông, bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều
diễn biến phức tạp, song nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn phát triển mạnh
mẽ. Đã hình thành nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân có thương hiệu, có uy


tín trong nước và quốc tế, như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn
Masan, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Vingroup (chủ tịch
Hội đồng quản trị của tập đoàn Vingroup là Phạm Nhật Vượng, tỷ phú
Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forber, đồng thời
có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forber năm 2103), Sài Gòn
Invest, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Phú Thái… Theo Tổng cục Thống kê, dự
kiến khu vực kinh tế này sẽ đóng góp 30% tổng thu ngân sách nhà nước
vào năm 2015; sẽ tạo thêm khoảng 3,5-4 triệu chỗ làm việc mới trong
giai đoạn 2011-2015, sau khi đã tạo khoảng 3,2 triệu việc làm giai đoạn
2006-2010.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như đã nói ở trên, nhưng khu vực
KTTN vẫn còn nhiều yếu kém, tính chung 6 tháng đầu năm 2014, cả
nước có 37.315 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký
230,9 nghìn tỷ đồng, giảm 4,1% về doanh nghiệp đăng ký thành lập và
tăng 19,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Số doanh
nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có
đăng ký hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không
đăng ký là 33.454 doanh nghiệp, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước,
bao gồm: 6.066 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký; 22.637
doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không
đăng ký và 4.751 doanh nghiệp giải thế. Số doanh nghiệp rơi vào tình

trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm
là 8.322 doanh nghiệp, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2013, trong số
các doanh nghiệp giải thể, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân.
Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2014 (theo
giá hiện hành ước tính đạt 502,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ
năm trước và bằng 30,1% GDP) bao gồm: vốn khu vực nhà nước đạt
198,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% tổng vốn và tăng 9,5% so với cùng kỳ
năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 178 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,4%,
tăng 7,9%, mức tăng này chỉ cao hơn 6 tháng đầu năm 2013 là 7,8% (như
vậy chỉ tăng được 0,1%). Đây là một mức tăng rất chậm, nếu không
muốn nói là dậm chân tại chỗ. Bên cạnh đó, khu vực có vốn đầu tư trực


tiếp nước ngoài dạt 126,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,1%, mức tăng này so
với cùng kỳ năm trước (5,2%) tăng với tỷ lệ 1,3%.
Trong bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam năm 2013 thì doanh nghiệp tư nhân đang mất dần vị
thế của mình trên bảng xếp hạng V1000. Trong khi khối doanh nghiệp tư
nhân chiếm tới 50% số doanh nghiệp mới xuất hiện trong bảng V1000
năm 2012, thì con số tương tự của năm nay còn 37%. Đây là một bước
thụt lùi so với năm 2012. Bên cạnh đó, trong tổng số thuế mà 1000 doanh
nghiệp trong bảng xếp hạng đã nộp, số thuế của nhóm doanh nghiệp tư
nhân đạt được chỉ chiếm 23,4% thấp hơn cả nhóm doanh nghiệp nước
ngoài. Nếu chỉ xét riêng TOP 100 của bảng xếp hạng, con số đóng góp
thuế thu nhập doanh nghiệp 18,8% đó là điều đáng tiếc khi đặt cạnh mốc
64,5% của nhóm doanh nghiệp nhà nước. Với những con số trên, nói lên
rằng sự năng động, linh hoạt, tính tự chủ của các doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân đang bị dậm chân tại chỗ. Bởi vì trong rất nhiều chỉ
số thể hiện khả năng của doanh nghiệp thì việc đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp là tiêu chí lớn nhất.

Trích nguồn: Đại học kinh tế Nghệ An
III.

ĐẶC ĐIỂM
- DNTN là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và
làm chủ. Cá nhân vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng
thời cũng là người quản lý hoạt động doanh nghiệp. Thông thường, chủ
doanh nghiệp là giám đốc trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nhưng cũng có trường hợp vì lý do cần thiết, chủ doanh
nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người
khác làm giám đốc. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động
sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động đó. Do tính chất một chủ doanh nghiệp tư
nhân quản lý và chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai.
Đặc điểm này cho phép phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty cổ
phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là những loại hình doanh nghiệp do
nhiều người cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty tương
ứng với phần góp vốn của mình.


- DNTN phải có mức vốn không thấp hơn mức vốn đăng ký.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu tránh nhiệm vô hạn về các khoản nợ
trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là điểm khác nhau giữa DNTN
với công ty TNHH và công ty cổ phần là những cơ sở kinh doanh mà
những người chủ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi phần vốn góp của mình.
IV.

THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
Thuận lợi

- Thủ tục thành lập DNTN đơn giản,
dễ dàng.
- Người chủ sở hữu toàn quyền quyết
định kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh
doanh, do vậy dễ kiểm soát các hoạt
động.
- Tính linh hoạt do Người chủ có thể
thay đổi ngành hàng kinh doanh của
mình theo ý muốn.
- Tính bí mật, mọi khoản lợi nhuận do
doanh nghiệp đem lại đều thuộc về
họ, họ không phải chia sẻ bí quyết
nghề nghiệp hay kinh doanh với
người khác, trừ khi họ muốn làm như
vậy.
- Giải thể dễ dàng, DNTN có thể bán
cơ sở kinh doanh của mình cho bất kỳ
Người nào họ muốn với bất cứ lúc
nào theo giá họ chấp nhận.
- Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là
đại diện theo pháp luật cho doanh
nghiệp.
- Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành
lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng
buộc hơn
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư
nhân tương đối đơn giản.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn được
pháp luật quy định giúp doanh nghiệp


Khó Khăn
- Khó khăn của DNTN liên quan đến
số lượng tài sản, vốn có giới hạn mà
một người có thể có, thường họ bị
thiếu vốn và bất lợi này có thể gây
cản trở cho sự phát triển.
- Trách nhiệm pháp lý vô hạn, như đã
nêu ở trên chủ sở hữu được hưởng
toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp,
nhưng nếu thua lỗ thì họ cũng gánh
chịu một mình.
- Yếu kém năng lực quản lý toàn diện,
không phải người chủ doanh nghiệp
nào cũng đủ trình độ để xử lý tất cả
những vấn đề về tài chính, sản xuất,
tiêu thụ.
- Giới hạn về sự sinh tồn của doanh
nghiệp, nguyên do là tính chất không
bền vững của hình thức sở hữu này,
mọi sự cố xảy ra đối với chủ doanh
nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp
không tồn tại được nữa.
- Đây là loại hình doanh nghiệp không
có tư cách pháp nhân.
- Không được phát hành bất kì loại
chứng khoán nào trên thị trường.
- Không được góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần trong các loại hình
doanh nghiệp khác.
- Chỉ được quyền thành lập một doanh



tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng
từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và
hợp tác kinh doanh.
nghiệp tư nhân.
Trích nguồn: Dân kinh tế
V.

LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Điều 184. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự
đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác
tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng
tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại
của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng

vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy
đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền
tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu


tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư
nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký
kinh doanh.
Điều 185. Quản lý doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau
khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người
khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các
tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.
Điều 186. Cho thuê doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp
của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp
đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ

quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho
thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp
tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ
sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người
thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định
trong hợp đồng cho thuê.
Điều 187. Bán doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình
cho người khác.
2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh
nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh
nghiệp có thỏa thuận khác.
3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về lao động.


4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp
tư nhân theo quy định của Luật này.
Nguồn: Luật số: 68/2014/QH13
VI.

SO SÁNH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Công ty TNHH

Công ty Cổ phần

- Là Doanh nghiệp do 1
cá nhân bỏ vốn ra thành

lập.
- Chịu trách nhiệm đối
với các hoạt động sản
xuất kinh doanh bằng
toàn bộ tài sản của mình
- Cá nhân bỏ vốn ra
thành lập Doanh nghiệp
có thể tự điều hành hoặc
thuê người khác nhưng
vẫn phải chịu trách
nhiệm các hoạt động
kinh
doanh.
- Tính
linh hoạt cao do

- Là Doanh nghiệp do 1
thành viên hoặc do nhiều
thành viên cùng sở hữu (
có thể là 1 cá nhân hoặc
1 tổ chức)
- Các thành viên chịu
trách nhiệm hữu hạn tùy
theo vốn góp.
- Vốn chia thành nhiều
phần không bằng nhau.
- Các thành viên có quan
hệ với nhau, phụ trách
các mảng khác nhau.
- Các thành viên có thể


- Các cổ đông chịu
trách nhiệm trong
phạm vi vốn góp.
- Vốn chia thành
các phần bằng
nhau.
- Có quyền phát
hành Cổ phiếu.
- Số cổ đông tối
thiểu 3 và ko hạn
chế số lượng (Số
Cổ đông tối đa tại
1 thời điểm = số
Cổ
- Vốnphiếu
dồi dào, phát
quy

Đặc điểm

Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

có quy mô nhỏ, quyền qđ
tập trung vào 1 cá nhân.
- Thành lập dễ dàng,
nhanh chóng -> tự cá
nhân toàn quyền qđ, lựa

chọn h.thức KD, điều lệ,
số vốn…
- Dễ kiểm soát các hđ

- Vốn lớn, quy mô sx-kd
rộng.
- Kỹ năng q.trị tốt,
chuyên môn hóa trong
q.lý -> tạo khả năng
p.triển cho cty.

mô sa-kd lớn.
- Trách nhiệm đv
các khoản nợ là
hữu hạn.
- Giới hạn tồn tại
của cty ko bị hạn
chế.
- Trình độ, kỹ

Công ty Hợp
Danh
- Ít nhất 2 thành
viên hợp danh
ngoài ra là các
thành viên góp
vốn.
- Thành viên hợp
danh là các cá
nhân, có trình độ

chuyên môn cao,
có uy tín với nghề
nghiệp, chịu tách
nhiệm đối với các
khoản nợ = toàn bộ
TS của mình.
- Khi thành lập đã
có uy tín, danh
tiếng của các cá
nhân tạo lập cty.
- Trình độ chuyên
môn cao.


Nhược điểm

- Khó phát triển thành 1 - Việc kiểm soát cty khó
DN lớn do quy mô nhỏ, khăn do quy mô lớn,
vốn ít.
mỗi người phụ trách 1
- Rủi ro trong KD cao do mảng.
phải chịu trách nhiệm với - Giới hạn tồn tại bị hạn
các hđ sx-kd = toàn bộ chế ( Đ.với cty TNHH 2
TS của mình.
tv, nếu 1 ng rút vốn thì
- Ko chuyên môn hóa do cty có thể bị xóa sổ)
chỉ có 1 người toàn
quyền qđ mọi công việc
Nguồn: 123doc.org


- Ko đảm bảo tính
bí mật trg KD ( do
slg cổ đông rất
lớn, cổ đông đưcọ - Chịu trách nhiệm
quyền biết các hoạt độn kd bằng
thông tin về TC, toàn bộ TS.
hđg sx-kd của cty.
Cty niêm yết trên
sàn GDCK -> phải
minh bạch thông

VII. GIẢI PHÁP
Chính sách của Đảng và nhà nước về khu vực kinh tế tư nhân đã rõ ràng
khi coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế,
nhưng sự phát triển của khu vực kinh tế này vẫn chưa đủ lớn mạnh. Để
khu vực này phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì cần có nhiều
giải pháp, trong đó có các giải pháp sau.
Thứ nhất, cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi về cơ chế cho kinh tế tư nhân
được đễ dàng tiếp cận vốn, lãi suất, nợ xấu, mặt bằng sản xuất, thị
trường, phân bổ nguồn lực, tiếp cận tài nguyên....
Hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân của các ngành chủ chốt ở Việt Nam
còn gặp nhiều khó khăn như doanh nghiệp nhựa, dệt may, da giày, bất
động sản và một số mặt hàng nông, thủy sản, cà phê, sắn, tôm, cá ba sa...
Những mặt hàng này là thế mạnh của Việt Nam, song do thiếu sáng tạo,
chậm đổi mới công nghệ sản xuất, thiếu vốn, thiếu đầu ra nên từ lợi thế
các mặt hàng ấy đã biến thành “lệ thuộc”, “bị động”. Việt Nam phải xem
xét lại thị trường xuất khẩu tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
như hiện nay (chẳng hạn như : lúa gạo, cao su thị trường Trung Quốc
chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, còn thanh long,
vải, bột sắn thị trường này chiếm 90%), cần phải mở rộng thị trường

trong nước để các mặt hàng của doanh nghiệp tư nhân có cơ hội cạnh
tranh. Về năng lực cạnh tranh thì khu vực kinh tế tư nhân rất khác với
kinh tế nhà nước. Nếu kinh tế Nhà nước được Nhà nước hỗ trợ và tạo
điều kiện thuận lơi về mọi mặt (như thị trường, giá, thuế...; thậm chí
nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, hoặc đã phá sản như Vinashin,


Vinalines được Nhà nước khoanh nợ rồi xóa nợ thậm chí chuyển nợ xấu
ròi đảo nợ, còn đối với doanh nghiệp tư nhân để tồn tại và phát triển đều
là quá trình tự thân). Sự hỗ trợ của Nhà nước về lãi suất, tín dụng, đất đai,
thị trường đầu ra.... sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tìm
được cơ hội kinh doanh và có được điều kiện thuận lợi để đầu tư và phát
triển vào các nghành và lĩnh vực có giá trị kinh tế cao và bền vững, để
không chỉ cung ứng hàng trong nước mà tiến xa xuất khẩu hàng hóa ra
nhiều thị trường nước ngoài. Việt Nam, đúng như Chủ tịch Ngân hàng
thế giới Jim Yong Kim từng khuyến cáo, cần tạo ra những điều kiện cần
thiết để đảm bảo rằng khu vực KTTN chính là động cơ của sự đổi mới, từ
đó thúc đẩy năng suất và nâng cao hiệu quả.
Thứ hai: cần có sự quyết tâm cao hơn nữa từ mọi cấp,ngành trong việc
nỗ lực cải thiện môi trường thu hút đầu tư, cải cách hành chính và giải
quyết nhanh chóng các khó khăn cho doanh nghiệp,
Có thể nói trong thời điểm hiện nay, điều cần làm nhanh để khu vực kinh
tế tư nhân có cơ hội vươn lên tự chủ là cải cách thể chế, quan trọng nhất
là tạo ra khung khổ pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng và nhiều lĩnh vực cơ sở hạ tầng và được tham
gia vào nhiều tổ chức chính trị -xã hội, cung cấp dịch vụ công cho đất
nước.Vì chưa có những quy chế, chính sách rõ ràng, nên Việt Nam đang
để lỡ nhiều tiềm năng còn ẩn trong dân như: nguồn tiền,vàng, ngoại tệ dữ
trữ, nhân lực, trí tuệ, ý tưởng, khát vọng xây dựng kiến thiết và phát triển
đất nước. Điều cơ bản nhất hiện nay cần làm là xóa bỏ nhanh chóng tình

trạng doanh nghiệp tư nhân phải vay vốn luôn cao hơn so với khối doanh
nghiệp khác từ 1 – 4%,. Cần có chế tài, lãi suất ngân hàng ưu đãi khi cho
doanh nghiệp tư nhân vay vốn để mua máy móc, thiết bị của các nước tư
bản phát triển để tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, có khả
năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần phải nhất quán, tạo ra một môi trường
cạnh tranh bình đẳng, tạo nên một cơ chế dân chủ ngay giữa và trong các
khu vực kinh tế. Ngay cả đối với doanh nghiệp FDI, cần phải xem đó
như là doanh nghiệp Việt Nam, cần xóa bỏ sự phân biệt về giá đất, thủ
tục đầu tư, thời gian thẩm định dự án để khơi dậy ở các doanh nghiệp ấy
động lực cống hiến lâu dài và chân chính.
Chấm dứt sớm tình trạng phân biệt đối xử trong việc tính các loại thuế
như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất, nhâp khẩu, thuế VAT trong
các loại hình doanh nghiệp. Khuyến khích những doanh nghiệp tư nhân
đầu tư, phát triển sản xuất các ngành công nghiệp công nghệ cao, công


nghiệp cơ khí, công nghệ thông tin. Đặc biệt cần khuyến khích công
nghiệp phụ trợ, bởi vì ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vào thời điểm
hiện nay sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp nhanh
vào tăng trưởng GDP cho đất nước. Trung Quốc trước khi trở thành một
cường quốc thứ hai trên thế giới cũng xuất phát từ phát triển công nghiệp
phụ trợ và hiện nay cũng rất ưu tiên phát triển lĩnh vực này. Thế nhưng ở
Việt Nam, lợi nhuận mà khu vực này mang lại ở nước ta hiện nay chủ yếu
do doanh nghiệp FDI nắm giữ. Nhà nước cần tạo điều kiện để nâng tỷ lệ
nội địa nguyên, nhiên vật liệu qua những chính sách khuyến khích, bảo
hộ khi doanh nghiệp gặp khó khăn vì chủ yếu do điều kiện đem lại. Ông
Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, đã nêu lên
một thực tế rằng nửa đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lợi
nhuận và hiệu quả giảm do cạnh tranh lớn. Nhà nước cần phải khai thác
lợi thế sau khi Việt Nam gia nhập từ TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến

lược Xuyên Thái Bình Dương) và FTA(Hiệp định Thương mại tự do) tập
trung phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.
Thứ ba: Đảng, Nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách cho khu
vực KTTN có tầm chiến lược lâu dài ít nhất từ 15 – 20 năm
Khi nắm bắt được chiến lược, doanh nghiệp sẽ ổn định phát triển trên cơ
sở đường lối, chính sách mới, để doanh nghiệp có kế hoạch, lộ trình, đầu
tư khai thác vận dụng một cách triệt để vào từng ngành, lĩnh vực, địa
phương nhằm phát huy phát triển một cách hiệu quả, bền vững.
Thứ tư: Bản thân các doanh nghiệp cần nỗ lực tối đa để vượt qua được
sự trì trệ hiện có, không nên quá trông chờ, dựa dẫm vào những thuận
lợi từ cơ chế, chính sách của nhà nước.
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, bản thân doanh nghiệp cần phải
nỗ lực tối đa, phải chủ động khắc phục khó khăn, không thể cứ mãi trông
chờ vào các cơ hội thuận lợi của Nhà nước, cần phải nỗ lực vươn lên để
khẳng định mình, có ý chí phấn đấu, chủ động tìm kiếm thị trường, áp
dụng những thành tựu công nghệ mới vào sản xuất, có tầm nhìn chiến
lược, chú trọng sản xuất hàng hóa đạt chất lượng quốc tế, chuẩn bị cho
việc hội nhập sâu rộng vào thời điểm 01/01/2016 sắp tới. Doanh nghiệp
phải lấy chữ TÂM, chữ TÍN, THƯƠNG HIỆU làm đầu. Nếu giữ được
hình ảnh đó, dưới góc độ nào họ cũng rất dễ tin cậy trong bước đường
kinh doanh và trong tương lai sẽ sớm khẳng định là lực lượng trụ cột của
nền kinh tế đất nước.


Thứ năm: Để đưa Doanh nghiêp Tư nhân phát triển vượt trội, vươn tầm
quốc tế cần có sự liên kết giữa bản thân các doanh nghiệp với các tổ
chức lớn hơn và điều chỉnh thời gian và thủ tục thực hiện một cách
nhanh chóng
Đối với các doanh nghiệp quy mô vừa hoặc lớn có thực hiện hoạt động
xuất khẩu, nhìn chung, tiềm lực kinh tế cũng chưa đủ mạnh, công tác

quảng bá thương hiệu sản phẩm còn yếu nên rất dễ bị xáo trộn trước các
biến động của kinh tế thế giới cũng như trong nước. Vì vậy, để nâng cao
năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, cần chú trọng các liên kết kinh tế,
tận dụng lợi thế từ liên kết trong kinh doanh, đồng thời cũng cần tạo cơ
chế chính sách sáp nhập, mua bán DN một cách thuận lợi. Qua đó, tăng
cường được số lượng DN có quy mô vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân có
năng lực về quản trị, năng lực tài chính và công nghệ được thành lập,
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo vị thế khách hàng
mục tiêu, là đối tác quan trọng trong mắt các ngân hàng.
Trích nguồn: Đại học kinh tế Nghệ An
Danh sách thành viên nhóm 4 - Phân nhóm doanh nghiệp tư nhân
Đánh
Nội dung,
giá,
Điểm
Đánh giá
Điểm
STT
Họ tên
MSV
công
nhận
giáo
thảo luận
nhóm
việc cá nhân xét
viên

1 Hà Đình
61329 Tổng hợp,

100%
Thông (NT)
9
xem xét đánh
giá tổng quát,
làm power
point.

N/x
chung


2

Trần Đức
Vượng

62239
9

3

Nguyễn
Quốc Hoàng

62236
7

4


Nguyễn
Đăng Vũ

62239
8

5

Đỗ Minh
Hoàn

62236
5

Thực trạng,
tình hình,
hình thức
hoạt động
(trích nguồn)
(Số liệu
doanh nghiệp
thống kê mới
nhất, các lĩnh
vực,
ví dụ một số
công ty điểm
hình – kèm
địa chỉ và
logo cty)


65%

Ưu điểm,
nhược điểm
(trích nguồn)

80%

Luật, khái
niệm (trích
nguồn)

70%

65%
So sách với
doanh nghiệp
khác



×