Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

De dan an thi HSG mon dia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.36 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

ĐỀ MINH HỌA

Môn: Địa lí

Đề thi có 05 trang

Năm học 2017 - 2018
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm)
Gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan có một hoặc nhiều lựa chọn. Hãy chọn các
phương án đúng và viết vào tờ giấy thi
Câu 1: Giải pháp hữu hiệu nhất để giảm dần trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa
các dân tộc là:
A.
B.
C.
D.

Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
Đẩy mạnh giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng
Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng cao, vùng sâu, vùng
xa.

Câu 2: “ Bùng nổ dân số” là hiện tượng diễn ra khi:


A. Tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử cao.
B. Tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử giảm nhanh.
C. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đều giảm.
D. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên vượt quá 2.1%.
Câu 3: Ý nào sau đây là không đúng?
A. Nước ta thuộc nhóm nước có mật độ dân số cao trên thế giới.
B. Trong khu vực Đông Nam Á nước ta có mật độ dân số cao thứ hai sau
Indonesia.
C. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao hơn các vùng lãnh thổ
khác ở nước ta.
D. Đến năm 1999, mật độ dân số nước ta đã đạt trên 230 người/km2
Câu 4: Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta
trong những năm gần đây là:
A.
B.
C.
D.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Thị trường tiêu thụ

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây vừa là thế mạnh vừa là hạn chế của vùng Bắc Trung
Bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
A. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.


B. Đường biên giới kéo dài.
C. Giáp vùng biển rộng lớn.

D. Các địa phương trong vùng đều có địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ
biển.
Câu 6: Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có sự giống nhau về:
A.
B.
C.
D.

Thời tiết và khí hậu
Bờ biển bị các nhánh núi chia cắt tạo thành vũng, vịnh sâu
Địa hình phân hóa theo hướng Tây - Đông
Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa đạng

Câu 7: Sông bắt nguồn ở Tây nguyên chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là:
A.
B.
C.
D.

Sông Ba
Sông Đồng Nai
Sông Xê - xan
Sông Xê- rê – pôk

Câu 8: Ở Đông Nam Bộ chăn nuôi bò sữa phân bố chủ yếu ở:
A.
B.
C.
D.


Các đồng cỏ trên các đồi Bazan
Vùng ngoại thành TP Hồ Chí Minh
Ven các thành phố, thị xã
Các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước

Câu 9: Đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm:
A. Phân bố ở giữa và ven hai sông Tiền, Hậu, ngoài phạm vi tác động của thủy
chiều
B. Tập trung phần lớn diện tích trồng cây ăn quả của đồng bằng
C. Có nghề nuôi cá bè rất phát triển
D. Đất phù sa ngọt có diện tích nhỏ hơn đất mặn, đất phèn.
Câu 10: Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý tính từ:
A.
B.
C.
D.

Bờ biển
Đường cơ sở
Ranh giới phía ngoài của lãnh hải
Ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải

Câu 11: Môi trường biển nước ta bị suy thoái chủ yếu do:
A.
B.
C.
D.

Chất thải của các thành phố, thị xã ven biển
Hoạt động giao thông vận tải biển

Khai thác dầu khí
Nuôi trồng thủy sản

Câu 12: Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ tai nạn giao thông cao trên thế
giới do:


A. Tình trạng quá tải các phương tiện giao thông trên các tuyến đường quan
trọng và trong các đô thị lớn
B. Chấp hành luật giao thông chưa tốt của nhiều người tham gia giao thông
C. Sự xuống cấp của nhiều tuyến giao thông
D. Số lượng xe quá nhiều
Câu 13: Điểm nào sau đây không đúng ở Đồng bằng sông Hồng:
A. Đồng bằng sông Hồng tập trung hơn ½ số lượng cán bộ khoa học và công
nghệ của cả nước
B. Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng cao gấp gần 4 lần mức trung bình của
cả nước
C. Ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp vần chủ yếu là thuần nông
D. Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất
cả nước
Câu 14: Điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu Tây Nguyên
A. Khí hậu cận nhiệt đới, có mùa khô kéo dài sâu sắc
B. Khí hậu phân hóa theo đai cao
C. Mùa khô kéo dài 4-5 tháng
D. Trên các cao nguyên cao quanh năm mát mẻ
Câu 15 : Hiện nay, độ che phủ rừng ở trung du và miền núi Bắc Bộ đạt:
A. Hơn 20%
C. Hơn 40%
B. Hơn 30%
D. Hơn 50%

Câu 16: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là?
A. Giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ
B. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và tăng tỉ trọng ngành nông, lâm,
ngư nghiệp
D. Giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng ngành công
nghiệp- xây dựng, dịch vụ.
Câu 17: Trong giá trị cơ cấu xuất khẩu nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất thuộc nhóm
hàng?
A.
B.
C.
D.

Hàng máy móc và thiết bị.
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Hàng nông, lâm, thủy sản.
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Câu 18: Ý nào sau đây không thuộc mặt mạnh của nguồn lao động nước ta?
A.
B.
C.
D.

Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Lực lượng lao động dồi dào
Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao



Câu 19 : Tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:
A. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh.
B. Hà Nội, Hải Dương, Hạ Long( Quảng Ninh)
C. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long( Quảng Ninh)
D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Câu 20 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu
ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ.
C. Nam Bộ
D. Đông Bắc Bộ.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 12 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
a. Cho đoạn thông tin sau:
"Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế
hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ
cấu dân số đang có sự thay đổi".
(Sách giáo khoa Địa lí 9 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012)
Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.
b, Chứng minh rằng quá trình đô thị hóa nước ta đang theo sát quá trình công nghiệp
hóa.
Câu 2: (3 điểm):
a, Kể tên 2 cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh ở nước ta. Nhận xét và giải
thích sự phân bố của các cây công nghiệp đó.
b, Kể tên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông xuất phát từ đầu mối giao
thông Hà Nội. Nêu ý nghĩa của đầu mối này.
Câu 3: (3,5 điểm)
a, Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc thuộc vùng

Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 1995, 2000 và 2002:


(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
1995

2000

2002

Tây Bắc

320,5

541,1

696,2

Đông Bắc

6179,2

10657,7

14301,3

Tiêu chí

Qua bảng số liệu trên hãy nhận xét và so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của

tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
b, Vì sao ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cử Long?
Câu 4. (3,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
2000 - 2012
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm

2000

2005

2008

2010

2012

Tổng số

441,7

914,0

1.616,1

2.157,8

3.245,4


Nông-Lâm-Ngư nghiệp

108,4

176,4

329,9

407,7

638,4

Công nghiệp xây dựng

162,2

348,5

599,2

824,9

1.253,5

Dịch vụ

171,1

389,1


687,0

925,2

1.353,5

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng sản phẩm trong nước của
tổng số và các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.
………………….HẾT………………
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:.....................


PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9-THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Địa Lí

(Học sinh làm bài theo cách khác tổ chấm thống nhất cho điểm tương ứng với
đáp án)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 20 CÂU 8 ĐIỂM)
CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM


CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

1

D

0.4

11

B

0.4

2

B,D

0.4

12

B

0.4


3

B

0.4

13

B

0.4

4

D

0.4

14

A

0.4

5

D

0.4


15

B

0.4

6

C

0.4

16

D

0.4

7

A

0.4

17

C

0.4


8

B

0.4

18

A

0.4

9

A,B,C,D

0.4

19

C

0.4

10

B

0.4


20

A

0.4

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 12 ĐIỂM)
CÂU

NỘI DUNG

Câu 1

a.
- Việt Nam là nước đông dân (dẫn chứng).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm
dần (dẫn chứng).
- Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa
(dẫn chứng).
- Cơ cấu dân số theo giới thay đổi theo hướng tăng tỉ
lệ nam, giảm tỉ lệ nữ.
b.
- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng

ĐIỂM

0.25
0.25
0.25

0.25

0.5


đang tăng lên là do kết quả tác động từ quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Số lượng các thành phố có qui mô lớn ngày càng
tăng, các đô thị gắn với các trung tâm công nghiệp
giá trị sản xuất lớn, cơ cấu nghành công nghiệp đa
dạng.
Câu 2

0.5

a.
* Hai cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh ở
nước ta: cà phê và cao su.
*- Cây cà phê:

0.25

+ Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra ở
Đông Nam Bộ, Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà
phê lớn nhất cả nước.

0.25

+ Giải thích: cà phê là cây nhiệt đới ưa khí hậu
nóng, thích hợp với loại đất đỏ badan là loại đất tơi

xốp giàu dinh dưỡng,…nên được trồng nhiều nhất ở
Tây Nguyên, ngoài ra ở Đông Nam Bộ.
- Cây cao su:
+ Phân bố: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây
Nguyên.
+ Giải thích: cao su là cây nhiệt đới ưa khí hậu
nóng, không chịu được gió mạnh, thích hợp với đất
đỏ badan và đất xám trên phù sa cổ, nên được trồng
nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây
Nguyên.
b.
+ Đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6
+Đường sắt: Thống Nhất ( Hà Nội – Thành phố Hồ
Chí Minh), Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai,
Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng
Sơn)
+ Đường sông: đến Sơn Tây, Việt Trì, Vĩnh Yên,
Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

*Ý nghĩa của đầu mối giao thông Hà Nội:

+ Là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Bắc
nước ta, cửa ngõ ra biển của vùng Trung du và miền

0.25


núi Bắc Bộ, vùng Vân Nam (Trung Quốc).
+Tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch tỏa
đi khắp các vùng trong nước và trên thế giới; là
trung tâm vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn
của cả nước.

0.5

0.5

a.
+ Giá trị sản xuất của hai tiểu vùng đều liên tục
tăng: năm 2002, Tât Bắc tăng 2,2 lần so với năm
1995; Đông Bắc tăng gần 2,3 lần.
+ Tốc độ tăng ở Đông Bắc nhanh hơn ở Tây Bắc
( dẫn chứng)
+ Giá trị đóng góp của Đông Bắc lớn hơn so với Tây
Bắc (năm 2002: Đông Bắc hơn Tây Bắc 20,5 lần)
b. Do vùng có nhiều điều kiện thuận lợi:

0.5

0.5


0.5

* Điều kiện tự nhiên:
- Vùng có 3 mặt giáp biển, vùng biển rộng, giàu
nguồn lợi hải sản.
Câu 3

- Có ngư trường trọng điểm Minh Hải – Kiên Giang
và gần các ngư trường khác.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, diện
tích rừng ngập mặn ven biển lớn thuận lợi cho nuôi
trồng thủy sản.
- Điều kiện tự nhiên khác: ...
* Điều kiện kinh tế xã hội:
- Dân cư có kinh nghiệm trong nuôi trồng, chế biến
thủy sản, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.
- Thị trường trong và ngoài nước lớn
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Điều kiện kinh tế xã hội khác: chính sách có nhiều
thuận lợi…..

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25



a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động
tổng sản phẩm trong nước của tổng số và các khu
vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
Biểu đồ: cột chồng số liệu tuyệt đối. (Vẽ biểu đồ
khác không cho điểm).

1.5

Yêu cầu: vẽ biểu đồ cần đảm bảo tính chính xác,
khoa học và thẩm mỹ; Ghi đủ: tên biểu đồ, kí hiệu,
chú giải, số liệu, đơn vị, năm. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi
trừ 0.25 điểm).

Câu 4

Tổng

b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và
giải thích.
* Nhận xét:
Nhìn chung tổng sản phẩm của các khu vực kinh
tế có sự chênh lệch và đều tăng nhưng sự gia tăng
khác nhau.
Cụ thể:
- Tổng số và các khu vực kinh tế có tổng sản
phẩm đều tăng qua các năm (dẫn chứng).
- Giữa ba khu vực kinh tế có sự gia tăng khác
nhau (dẫn chứng).
- Tổng sản phẩm giữa ba khu vực kinh tế có sự

chênh lệch (dẫn chứng).
* Giải thích:
- Tổng sản phẩm đều tăng do nước ta đạt được
nhiều thành tựu trong tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
- Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng mạnh
hơn do nước ta đang trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.

0.25

0.25
0.25
0.25

0.5

0.5

12.0



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×